Nhôm
Nhôm, 13Al | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Quang phổ vạch của nhôm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất chung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên, ký hiệu | Nhôm, Al | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phiên âm | /ˌæl(j)ʊˈmɪniəm/ ⓘ (AL-(y)uu-MIN-ee-əm) /əˈlumənəm/ ⓘ[1] (ə-LOO-mə-nəm) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tên khác | Aluminum (U.S., Canada) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hình dạng | Ánh kim trắng bạc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhôm trong bảng tuần hoàn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số nguyên tử (Z) | 13 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khối lượng nguyên tử chuẩn (Ar) | 26,9815384(3)[2] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phân loại | kim loại yếu | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhóm, phân lớp | 13, p | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chu kỳ | Chu kỳ 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu hình electron | [Ne] 3s2 3p1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
mỗi lớp | 2, 8, 3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất vật lý | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Màu sắc | Ánh kim trắng bạc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái vật chất | Chất rắn | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt độ nóng chảy | 933,47 K (660,32 °C, 1220,58 °F) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt độ sôi | 2792 K (2519 °C, 4566 °F) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mật độ | 2,70 g·cm−3 (ở 0 °C, 101.325 kPa) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mật độ ở thể lỏng | ở nhiệt độ nóng chảy: 2,375 g·cm−3 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt lượng nóng chảy | 10,71 kJ·mol−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt bay hơi | 294,0 kJ·mol−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệt dung | 24,200 J·mol−1·K−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Áp suất hơi
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất nguyên tử | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trạng thái oxy hóa | 3, 2,[3] 1[4], 0,[5] -1, -2 Lưỡng tính | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ âm điện | 1,61 (Thang Pauling) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Năng lượng ion hóa | Thứ nhất: 577,5 kJ·mol−1 Thứ hai: 1816,7 kJ·mol−1 Thứ ba: 2744,8 kJ·mol−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính cộng hoá trị | thực nghiệm: 143 pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính liên kết cộng hóa trị | 121±4 pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bán kính van der Waals | 184 pm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thông tin khác | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cấu trúc tinh thể | Lập phương tâm mặt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vận tốc âm thanh | que mỏng: (thanh trụ) 5.000 m·s−1 (ở r.t.) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ giãn nở nhiệt | 23,1 µm·m−1·K−1 (ở 25 °C) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ dẫn nhiệt | 237 W·m−1·K−1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Điện trở suất | ở 20 °C: 28.2 n Ω·m | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tính chất từ | Thuận từ[6] | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cảm từ (χmol) | +165×10−6 cm3/mol | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mô đun Young | 70 GPa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mô đun cắt | 26 GPa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mô đun khối | 76 GPa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hệ số Poisson | 0,35 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cứng theo thang Mohs | 2,75 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cứng theo thang Vickers | 167 MPa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Độ cứng theo thang Brinell | 245 MPa | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Số đăng ký CAS | 7429-90-5 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đặt tên | Từ alumine, tên lỗi thời của alumina | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Dự đoán | Antoine Lavoisier (1782) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Phát hiện | Hans Christian Ørsted (1824) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đặt tên chính bởi | Humphry Davy (1812[a]) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Đồng vị ổn định nhất | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bài chính: Đồng vị của Nhôm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Nhôm là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Al và số hiệu nguyên tử bằng 13. Nhôm có khối lượng riêng thấp hơn các kim loại thông thường khác, khoảng một phần ba so với thép. Nhôm có ái lực cao với oxy, từ đó tạo thành một lớp oxide bảo vệ trên bề mặt khi tiếp xúc với không khí. Nhôm có màu giống bạc và có khả năng phản xạ ánh sáng rất tốt. Nhôm là kim loại mềm, dẻo và không có từ tính. Nhôm có một đồng vị ổn định, 27Al; đồng vị này rất phổ biến nên nhôm là nguyên tố phổ biến thứ 12 trong vũ trụ. Tính phóng xạ cao của đồng vị kém bền 26Al khiến nó được áp dụng trong phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị phóng xạ.
Về hóa học, nhôm là kim loại hậu chuyển tiếp trong nhóm bor; như thường thấy trong nhóm, nhôm tạo thành hợp chất chủ yếu ở trạng thái oxy hóa +3. Cation nhôm Al3+ nhỏ và có điện tích lớn; do đó, tính phân cực của nó lớn hơn và các liên kết do nhôm tạo thành có tính chất cộng hóa trị nhiều hơn. Ái lực mạnh của nhôm đối với oxy dẫn đến sự phổ biến của các oxide nhôm trong tự nhiên. Nhôm là nguyên tố phổ biến thứ ba (sau oxy và silic), và là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Nhôm chiếm khoảng 17% khối lớp rắn của Trái Đất. Kim loại nhôm hiếm phản ứng hóa học mạnh với các mẫu quặng và có mặt hạn chế trong các môi trường khử cực mạnh. Tuy vậy, nó vẫn được tìm thấy ở dạng hợp chất trong hơn 2700 loại khoáng vật khác nhau.[8] Quặng chính chứa nhôm là bô xít.
Nhôm được phát hiện vào năm 1825 bởi nhà vật lý người Đan Mạch Hans Christian Ørsted. Nhà hóa học người Pháp Henri Étienne Sainte-Claire Deville là người khởi xướng quá trình sản xuất nhôm công nghiệp đầu tiên vào năm 1856. Nhôm trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng nhờ quy trình Hall–Héroult do kỹ sư người Pháp Paul Héroult và kỹ sư người Mỹ Charles Martin Hall phát triển vào năm 1886, và việc sản xuất nhôm hàng loạt đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và đời sống hàng ngày. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm và hợp kim của nó là rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ và rất quan trọng trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nhôm là nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng cho ngành hàng không. Năm 1954, nhôm vượt đồng để trở thành kim loại màu được sản xuất nhiều nhất. Vào thế kỷ 21, phần lớn nhôm tại Hoa Kỳ, Tây Âu và Nhật Bản được tiêu thụ trong vận tải, kỹ thuật, xây dựng và đóng gói.
Mặc dù nhôm phổ biến trong môi trường nhưng các muối nhôm không được chuyển hóa bởi bất kỳ sinh vật sống nào đã biết. Tuy vậy với sự phổ biến của nó, các hợp chất nhôm được thực vật và động vật dung nạp đáng kể.[9]
Tính chất vật lý
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm là một kim loại mềm, nhẹ với màu trắng bạc ánh kim mờ, vì có một lớp mỏng oxy hóa tạo thành rất nhanh khi nó để trần ngoài không khí. Tỷ trọng riêng của nhôm chỉ khoảng một phần ba sắt hay đồng; nó rất mềm (chỉ sau vàng), dễ uốn (đứng thứ sáu) và dễ dàng gia công trên máy móc hay đúc; nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxide bảo vệ. Nó cũng không nhiễm từ và không cháy khi để ở ngoài không khí ở điều kiện thông thường.
Sức bền của nhôm tinh khiết là 7–11 MPa, trong khi hợp kim nhôm có độ bền từ 200 MPa đến 600 MPa.[10] Các nguyên tử nhôm sắp xếp thành một cấu trúc lập phương tâm mặt (fcc). Nhôm có năng lượng xếp lỗi vào khoảng 200 mJ/m².[11]
Đồng vị
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm có 9 đồng vị, số A của chúng từ 23 đến 30. Chỉ có Al-27 (đồng vị ổn định) và Al-26 (đồng vị phóng xạ, t1/2 = 7,2 × 105 năm) tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên Al-27 có sự phổ biến trong tự nhiên là 100%. Al-26 được sản xuất từ argon trong khí quyển do va chạm sinh ra bởi các tia vũ trụ proton. Các đồng vị của nhôm có ứng dụng thực tế trong việc tính tuổi của trầm tích dưới biển, các vết mangan, nước đóng băng, thạch anh trong đá lộ thiên, và các thiên thạch. Tỷ lệ của Al-26 trên beryli-10 được sử dụng để nghiên cứu vai trò của việc chuyển hóa, lắng đọng, lưu trữ trầm tích, thời gian cháy và sự xói mòn trong thang độ thời gian 105 đến 106 năm (về sai số).
Al-26 nguồn gốc vũ trụ đầu tiên được sử dụng để nghiên cứu Mặt Trăng và các thiên thạch. Các thành phần của thiên thạch, sau khi thoát khỏi nguồn gốc của chúng, trong khi chu du trong không gian bị tấn công bởi các tia vũ trụ, sinh ra các nguyên tử Al-26. Sau khi rơi xuống Trái Đất, tấm chắn khí quyển đã bảo vệ cho các phần tử này không sinh ra thêm Al-26, và sự phân rã của nó có thể sử dụng để xác định tuổi trên Trái Đất của các thiên thạch này. Các nghiên cứu về thiên thạch cho thấy Al-26 là tương đối phổ biến trong thời gian hình thành hệ hành tinh của chúng ta. Có thể là năng lượng được giải phóng bởi sự phân rã Al-26 có liên quan đến sự nấu chảy lại và sự sai biệt của một số tiểu hành tinh sau khi chúng hình thành cách đây 4,55 tỷ năm.[12]
Trong tạp chí Science ngày 14 tháng 1 năm 2005 đã thông báo rằng các cụm 13 nguyên tử nhôm (Al13) được tạo ra có tính chất giống như nguyên tử iod; và 14 nguyên tử nhôm (Al14) có tính chất giống như nguyên tử kim loại kiềm thổ. Các nhà nghiên cứu còn liên kết 12 nguyên tử iod với cụm Al13 để tạo ra một lớp mới của pôlyiodide. Sự phát kiến này được thông báo là mở ra khả năng của các đặc tính mới của bảng tuần hoàn các nguyên tố: "các nguyên tố cụm". Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Shiv N. Khanna (Đại học Virginia Commonwealth) và A. Welford Castleman Jr (Đại học tiểu bang Penn).[13]
Hóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm là một trong những kim loại có tính khử mạnh, chỉ sau các kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ. Nhôm dễ nhường đi 3 electron để trở thành ion dương (cation):
Tác dụng với phi kim
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm dễ dàng khử các nguyên tử phi kim thành các anion:
Tác dụng với acid
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm dễ dàng khử ion trong các dung dịch và loãng tạo thành khí :
Nhôm tác dụng mạnh với dung dịch đặc, nóng và loãng hoặc đặc, nóng. Khi tham gia phản ứng, nhôm khử ion trong hoặc trong xuống thành số oxy hóa thấp hơn. Nhôm không thể phản ứng trong đặc, nguội và đặc, nguội do bị thụ động hóa bởi lớp oxide bao bọc bên ngoài (Al2O3).
Khi tác dụng với dung dịch đặc, nóng, nhôm khử trong thành trong :
Khi tác dụng với dung dịch loãng, nhôm khử trong thành trong :
Khi tác dụng với dung dịch đặc, nóng, nhôm khử trong thành trong :
Tác dụng với oxide kim loại
[sửa | sửa mã nguồn]Ở nhiệt độ cao, nhôm khử được các ion kim loại hoạt động yếu hơn trở thành các đơn chất kim loại. Phản ứng này được gọi là phản ứng nhiệt nhôm.
Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
[sửa | sửa mã nguồn]Ở điều kiện thường, nhôm không phản ứng với nước vì có lớp oxide Al2O3 bên ngoài bảo vệ. Nhưng khi phá bỏ lớp oxide (hoặc tạo hỗn hống Al-Hg, vì hỗn hống sẽ ngăn không cho nhôm tác dụng với oxy tạo oxide), nhôm phản ứng ngay với nước giải phóng hydro và năng lượng:
Tính chất này có thể dùng để sản xuất hydro, tuy nhiên phản ứng này mau chóng dừng lại vì tạo lớp kết tủa keo lắng xuống, ngăn cản phản ứng xảy ra.[14]
Khi ngâm trong dung dịch kiềm đặc, lớp màng này sẽ bị phá hủy theo phản ứng:
Tiếp tục Al lại tác dụng với nước như phản ứng trên. Quá trình này lại diễn ra đến khi Al bị hòa tan hết.
Tác dụng với muối
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm có thể đẩy được kim loại đứng sau trong dãy hoạt động hóa học kim loại ra khỏi dung dịch muối của chúng:
Trạng thái oxy hóa 1
[sửa | sửa mã nguồn]- AlH được điều chế khi nhôm bị nung nóng ở nhiệt độ 1500 °C trong hiđrô.
- Al2O được điều chế bằng cách nung nóng oxide thông thường, hoặc Al2O3 với silic ở nhiệt độ 1800 °C trong chân không.
- Al2S được điều chế bằng cách nung nóng Al2S3 với vỏ nhôm ở nhiệt độ 1300 °C trong chân không. Nó nhanh chóng bị chuyển thành các chất ban đầu. Selenide được điều chế tương tự.
- AlF, AlCl và AlBr tồn tại trong pha khí khi ba halide được nung nóng cùng với nhôm.
Trạng thái oxy hóa 2
[sửa | sửa mã nguồn]- Suboxide nhôm, AlO có thể được tồn tại khi bột nhôm cháy trong oxy.
Trạng thái oxy hóa 3
[sửa | sửa mã nguồn]- Quy tắc Fajans chỉ ra rằng cation hóa trị ba Al3+ là không được mong chờ tìm thấy trong các muối khan hay trong các hợp chất nhị phân như Al2O3. Hiđroxide nhôm là một base yếu và muối nhôm của các acid yếu, chẳng hạn như carbonat, không thể tạo ra. Muối của các acid mạnh, chẳng hạn như nitrat, là ổn định và hòa tan trong nước, tạo thành các hiđrat với ít nhất sáu phân tử nước kết tinh.
- Nhôm hydride, (AlH3)n, có thể sản xuất từ trimêthyl nhôm và hiđrô dư thừa. Nó cháy kèm nổ trong không khí. Nó cũng có thể được điều chế bằng phản ứng của nhôm chloride với lithi hydride trong dung dịch ête, nhưng không thể cô lập thành dạng tự do từ dung dịch.
- Nhôm carbide, Al4C3 được sản xuất bằng cách nung nóng hỗn hợp hai nguyên tố trên 1.000 °C. Các tinh thể màu vàng nhạt có cấu trúc lưới phức tạp,và phản ứng với nước hay acid loãng tạo ra mêtan. Axêtylua, Al2(C2)3, được điều chế bằng cách cho khí axêtylen đi qua nhôm nóng.
- Nhôm nitride, AlN, có thể được sản xuất từ các nguyên tố ở nhiệt độ 800 °C. Nó bị thủy phân bởi nước tạo ra amonia và hiđroxide nhôm.
- Nhôm phosphide, AlP, được sản xuất tương tự, và bị thủy phân thành phốtphin (PH3).
- Nhôm oxit, Al2O3, tìm thấy trong tự nhiên như là corunđum, và có thể điều chế bằng cách đốt nóng nhôm với oxy hay nung nóng hiđroxide, nitrat hoặc sulfat. Như là một loại đá quý, độ cứng của nó chỉ thua có kim cương, nitride bo và carborunđum. Nó gần như không hòa tan trong nước.
- Nhôm hydroxide, Al(OH)3, có thể được điều chế như là một chất kết tủa dạng gelatin bằng cách cho thêm amonia vào trong dung dịch của các muối nhôm. Nó là lưỡng tính, vừa là base yếu vừa là acid yếu, có thể tạo ra các muối aluminat với kim loại kiềm. Nó tồn tại trong các dạng tinh thể khác nhau.
- Nhôm sulfide, Al2S3, có thể điều chế bằng cách cho sulfide hiđrô đi qua bột nhôm. Nó là một chất đa hình.
- Nhôm fluoride, AlF3, có thể điều chế bằng cách cho hai nguyên tố tác dụng với nhau hay cho hiđroxide nhôm tác dụng với HF. Nó tạo thành phân tử lớn, bay hơi không qua pha nóng chảy ở nhiệt độ 1.291 °C (thăng hoa). Nó là một chất rất trơ. Các trihalide khác là các chất dimer, có cấu trúc cầu nối.
- Các hợp chất hữu cơ của nhôm có công thức chung AlR3 tồn tại và nếu không phải là các phân tử lớn, thì là các chất dimer hay trimer. Chúng được sử dụng trong tổng hợp chất hữu cơ, ví dụ trimêtyl nhôm.
- Các chất alumino-hydride của phần lớn các nguyên tố có khả năng tích điện dương đã được biết, trong đó có giá trị nhất là Lithi nhôm hydride, Li[AlH4]. Khi bị đốt nóng, nó phân hủy thành nhôm, hiđrô và hydride lithi, nó bị thủy phân trong nước. Nó có nhiều ứng dụng trong hóa hữu cơ. Các alumino-halide [AlR4] có cấu trúc tương tự.
Nguyên gốc từ
[sửa | sửa mã nguồn]Các từ "aluminium" và "aluminum" xuất phát từ từ "alumine", một thuật ngữ đã cũ để chỉ "alumina",[b] một oxide nhôm tự nhiên.[16] "Alumine" được mượn từ tiếng Pháp, từ đó xuất phát từ "alumen", từ tiếng La-tinh cổ điển để chỉ alum, khoáng chất mà từ đó nó được thu thập.[17] Từ tiếng La-tinh "alumen" bắt nguồn từ nguyên âm gốc Tiếng Ấn-Âu nguyên thủy " *alu-" có nghĩa là "đắng" hoặc "bia".[18]
Xuất xứ
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà hóa học người Anh Humphry Davy, người đã thực hiện một số thí nghiệm nhằm tách riêng kim loại này, được ghi nhận là người đã đặt tên cho nguyên tố này. Tên đầu tiên được đề xuất cho kim loại được tách riêng từ alum là "alumium", mà Davy đề xuất trong một bài viết năm 1808 về nghiên cứu điện hóa của mình, được đăng trên tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society.[19] Dường như tên này được tạo từ từ "alum" tiếng Anh và hậu tố "-ium" tiếng La-tinh; tuy nhiên, vào thời điểm đó, thường quy ước đặt tên các nguyên tố bằng tiếng Latinh, do đó tên này không được áp dụng rộng rãi. Tên này đã bị chỉ trích bởi những nhà hóa học đương thời từ Pháp, Đức và Thụy Điển, người đã yêu cầu kim loại này được đặt theo tên của oxide, alumina, từ đó nó được tách riêng.[20] Tên tiếng Anh "alum" không xuất phát trực tiếp từ tiếng La-tinh, trong khi "alumine"/"alumina" rõ ràng xuất phát từ từ tiếng La-tinh "alumen" (khi biến hóa, "alumen" trở thành "alumin-").
Một ví dụ là Essai sur la Nomenclature chimique (tháng 7 năm 1811), được viết bằng tiếng Pháp bởi nhà hóa học Thụy Điển Jöns Jacob Berzelius, trong đó tên gọi aluminium được đặt cho nguyên tố sẽ được tổng hợp từ alum.[21][c] (Một bài viết khác trong cùng số báo cũng đặt tên aluminium cho kim loại có oxide là cơ sở của sapphire).[23] Một tóm tắt của một bài giảng của Davy tại Royal Society vào tháng Một năm 1811 cũng đề cập đến tên aluminium như một khả năng.[24] Năm sau đó, Davy đã xuất bản một sách giáo trình hóa học trong đó ông sử dụng cách viết aluminum.[25] Cả hai cách viết đã tồn tại song song kể từ đó. Sử dụng của chúng theo khu vực: aluminum phổ biến ở Hoa Kỳ và Canada; aluminium phổ biến ở các nước nói tiếng Anh khác.[26]
Chính tả
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1812, một nhà khoa học người Anh, Thomas Young,[27] đã viết một bài đánh giá ẩn danh về cuốn sách của Davy, trong đó ông đề xuất tên aluminium thay vì aluminum, ông cho rằng tên này có "âm thanh ít cổ điển hơn".[28] Tên này đã trở nên phổ biến: mặc dù chính tả -um được sử dụng đôi khi ở Anh, ngôn ngữ khoa học của Mỹ sử dụng -ium từ đầu.[29] Hầu hết các nhà khoa học trên toàn thế giới đã sử dụng -ium trong thế kỷ 19;[26] và nó đã được củng cố trong nhiều ngôn ngữ châu Âu khác, như tiếng Pháp, tiếng Đức, và tiếng Hà Lan.[d] Năm 1828, một từ điển gia người Mỹ, Noah Webster, chỉ ghi lại chính tả aluminum trong cuốn Từ điển Anh ngữ của Mỹ của ông.[30] Vào những năm 1830, chính tả -um được sử dụng ở Hoa Kỳ; đến những năm 1860, nó đã trở thành chính tả phổ biến hơn ở đó ngoài lĩnh vực khoa học.[29] Năm 1892, Hall sử dụng chính tả -um trong tờ rơi quảng cáo phương pháp điện phân mới của ông để sản xuất kim loại này, mặc dù ông đã liên tục sử dụng chính tả -ium trong tất cả các bằng sáng chế mà ông nộp từ năm 1886 đến 1903: không biết liệu việc chính tả này đã được giới thiệu do lỗi hay cố ý; nhưng Hall ưa thích aluminum kể từ khi nó được giới thiệu vì nó giống với platinum, tên của một kim loại danh giá.[31] Đến năm 1890, cả hai cách viết đã phổ biến ở Hoa Kỳ, nhưng chính tả -ium lại phổ biến hơn một chút; đến năm 1895, tình hình đã đảo ngược; đến năm 1900, aluminum đã trở nên gấp đôi aluminium; trong thập kỷ tiếp theo, chính tả -um đã thống trị việc sử dụng ở Mỹ. Năm 1925, Hội Hóa học Hoa Kỳ(ACS) chấp nhận chính tả này.[26]
Hiểu theo cách khác, vào năm 1990, Liên minh Quốc tế về Hóa học cơ bản và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã chấp nhận aluminium là tên tiêu chuẩn quốc tế cho nguyên tố này.[32] Năm 1993, họ công nhận aluminum là một biến thể chấp nhận được;[32] phiên bản mới nhất phiên bản 2005 của IUPAC về tên hóa học không hữu cơ cũng công nhận cách viết này.[33] Các xuất bản chính thức của IUPAC sử dụng chính tả -ium làm chính, và liệt kê cả hai cách khi phù hợp.[e]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tham chiếu đầu tiên tới nhôm (mặc dù chưa thể chứng minh) là trong Naturalis Historia của Gaius Plinius Secundus:
Có một ngày một người thợ vàng ở Roma được phép cho hoàng đế Tiberius xem một chiếc đĩa ăn làm từ một kim loại mới. Chiếc đĩa rất nhẹ và có màu sáng như bạc. Người thợ vàng nói với hoàng đế rằng ông đã sản xuất kim loại từ đất sét thô. Ông cũng cam đoan với hoàng đế rằng chỉ có ông ta và chúa Trời biết cách sản xuất kim loại này từ đất sét. Hoàng đế rất thích thú, và như một chuyên gia về tài chính ông đã quan tâm tới nó. Tuy nhiên ông nhận ngay ra là mọi tài sản vàng, bạc của ông sẽ mất giá trị nếu như người dân bắt đầu sản xuất kim loại màu sáng này từ đất sét. Vì thế, thay vì cảm ơn người thợ vàng, ông đã ra lệnh chặt đầu ông ta.[35][36]
Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng các loại muối của kim loại này như là thuốc cẩn màu (nhuộm) và chất làm se vết thương, phèn chua vẫn được sử dụng như chất làm se. Năm 1761 Guyton de Morveau đề xuất cách gọi gốc của phèn chua là alumine. Năm 1808, Humphry Davy xác định được gốc kim loại của phèn chua (alum), mà theo đó ông đặt tên cho nhôm là aluminum.
Tên tuổi của Friedrich Wöhler nói chung được gắn liền với việc phân lập nhôm vào năm 1827. Tuy nhiên, kim loại này đã được sản xuất lần đầu tiên trong dạng không nguyên chất hai năm trước bởi nhà vật lý và hóa học Đan Mạch Hans Christian Ørsted.
Nhôm được chọn làm chóp cho đài kỷ niệm Washington vào thời gian khi một ounce (28,35 g) có giá trị bằng hai lần ngày lương của người lao động.[37]
Trước năm 1880, nhôm có giá trị rất cao, hơn cả vàng và bạc. Nguyên do của việc này chính là và thời điểm đó, khoa học chỉ mới có cách tách những mẫu nhôm rất nhỏ. Một vài dẫn chứng cụ thể là việc Napoleon III - tổng thống Pháp cho dùng dụng cụ ăn uống bằng nhôm khi tiếp đón các vị khác quan trọng nhất; vua Đan Mạch đội vương miện bằng nhôm và các quý bà ở Paris thường đeo trang sức và sử dụng ống nhòm bằng nhôm nhằm thể hiện sự giàu có.[38]
Charles Martin Hall nhận được bằng sáng chế (số 400655) năm 1886, về quy trình điện phân để sản xuất nhôm. Henri Saint-Claire Deville (Pháp) đã hoàn thiện phương pháp của Wöhler (năm 1846) và thể hiện nó trong cuốn sách năm 1859 với hai cải tiến trong quy trình. Phát minh của quy trình Hall-Héroult năm 1886 đã làm cho việc sản xuất nhôm từ khoáng chất trở thành không đắt tiền và ngày nay nó được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Đức trở thành nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền. Tuy nhiên, năm 1942, những nhà máy thủy điện mới như Grand Coulee Dam đã cho phép Mỹ những thứ mà nước Đức quốc xã không thể hy vọng cạnh tranh: khả năng sản xuất đủ nhôm để có thể sản xuất 60.000 máy bay chiến đấu trong bốn năm.[39].
Sự phổ biến
[sửa | sửa mã nguồn]Đồng vị bền của nhôm được tạo ra khi hydro hợp hạch với magiê hoặc trong các sao lớn hoặc trong các vụ nổ siêu tân tinh.[40]
Mặc dù nhôm là nguyên tố phổ biến trong vỏ Trái Đất (8,3% theo khối lượng)[41], nó lại hiếm trong dạng tự do và đã từng được cho là kim loại quý có giá trị hơn vàng (Người ta nói rằng Napoleon III của Pháp có các bộ đồ ăn bằng nhôm dự phòng cho những người khách quý nhất của ông. Những người khách khác chỉ có bộ đồ ăn bằng vàng). Vì thế nhôm là kim loại tương đối mới trong công nghiệp và được sản xuất với số lượng công nghiệp chỉ khoảng trên 100 năm.
Nhôm khi mới được phát hiện là cực kỳ khó tách ra khỏi các loại đá có chứa nó. Vì toàn bộ nhôm của Trái Đất tồn tại dưới dạng các hợp chất nên nó là kim loại khó nhận được nhất. Lý do là nhôm bị oxy hóa rất nhanh và nhôm oxide là một hợp chất cực kỳ bền vững, không giống như gỉ sắt, nó không bị bong ra.
Tái chế nhôm từ các phế thải đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng của công nghiệp luyện nhôm. Việc tái chế đơn giản là nấu chảy kim loại, nó rẻ hơn rất nhiều so với sản xuất từ quặng. Việc tinh chế nhôm tiêu hao nhiều điện năng; việc tái chế chỉ tiêu hao khoảng 5% năng lượng để sản xuất ra nó trên cùng một khối lượng sản phẩm. Mặc dù cho đến đầu thập niên 1900, việc tái chế nhôm không còn là một lĩnh vực mới. Tuy nhiên, nó là lĩnh vực hoạt động trầm lắng cho đến tận những năm cuối thập niên 1960 khi sự bùng nổ của việc sử dụng nhôm để làm vỏ của các loại đồ uống, kể từ đó việc tái chế nhôm được đưa vào trong tầm chú ý của cộng đồng. Các nguồn tái chế nhôm bao gồm ô tô cũ, cửa và cửa sổ nhôm cũ, các thiết bị gia đình cũ, contenơ và các sản phẩm khác.
Ứng dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Kim loại
[sửa | sửa mã nguồn]Sản xuất nhôm toàn cầu vào năm 2016 đạt 58,8 triệu tấn (theo hệ đo lường mét khối). Số này vượt qua bất kỳ kim loại nào khác trừ sắt (1.231 triệu tấn).[42][43]
Nhôm hầu như luôn được hợp kim, điều này cải thiện đáng kể tính cơ học của nó, đặc biệt là khi được rèn nhiệt. Ví dụ, các loại bạc nhôm thông thường và lon đựng đồ uống là hợp kim từ 92% đến 99% nhôm.[44] Các tác nhân hợp kim chính là đồng, kẽm, magiê, mangan và silic (ví dụ như duralumin) với mức độ của các kim loại khác là vài phần trăm theo trọng lượng.[45] Nhôm, cả rèn và đúc, đã được hợp kim với mangan, silic, magiê, đồng và kẽm, và còn nhiều hợp kim khác nữa.[46] Ví dụ, gia đình hợp kim Kynal được phát triển bởi công ty hóa chất Anh Quốc Imperial Chemical Industries.
Các ứng dụng chính của kim loại nhôm bao gồm:[47]
- Giao thông (ô tô, máy bay, xe tải, xe lửa, tàu biển, xe đạp, tàu vũ trụ, v.v.). Nhôm được sử dụng vì khối lượng riêng thấp;
- Đóng gói (lon nhôm, bìa nhôm, khung, v.v.). Nhôm được sử dụng vì nó không độc hại (xem phần dưới đây), không thấm nước và không gây vết thương;
- Xây dựng và công trình (cửa sổ, vật liệu bao phủ, dây điện, mái nhà, v.v.). Vì thép rẻ hơn, nhôm được sử dụng khi độ nhẹ, kháng ăn mòn hoặc các tính năng kỹ thuật quan trọng;
- Các ứng dụng liên quan đến điện (hợp kim dẫn, động cơ và máy phát điện, biến áp, tụ điện, v.v.). Nhôm được sử dụng vì nó tương đối rẻ, dẫn điện tốt, có độ cứng cơ học đủ và khối lượng riêng thấp, cũng như kháng ăn mòn;
- Một loạt các vật dụng trong gia đình, từ dụng cụ nấu ăn đến nội thất. Sự nhẹ nhàng, diện mạo đẹp, dễ gia công và độ bền là các yếu tố quan trọng khi sử dụng nhôm;
- Máy móc và thiết bị (thiết bị chế biến, ống, công cụ). Nhôm được sử dụng vì khả năng chống ăn mòn, không cháy và độ cứng cơ học.
- Vỏ máy tính xách tay di động. Hiện tại ít được sử dụng mà không hợp kim,[48] nhưng nhôm có thể tái chế và nhôm sạch vẫn có giá trị thị trường: ví dụ như vỏ bên ngoài của các thành phần điện tử của laptop MacBook Air, điện thoại thông minh Pixel 5 hoặc đồng hồ thông minh Summit Lite của Montblanc.[49][50][51]
Hợp chất
[sửa | sửa mã nguồn]Hầu hết nhôm oxide (khoảng 90%) được chuyển đổi thành nhôm kim loại.[52] Nhôm oxide có độ cứng cao (độ cứng Mohs 9),[53] nên được sử dụng rộng rãi như một chất mài;[54] và rất bền hóa học, nên hữu ích trong môi trường có tính chất phản ứng cao như đèn natri ánh sáng cao áp.[55] Nhôm oxide thường được sử dụng làm chất xúc tác trong các quy trình công nghiệp;[52] ví dụ quá trình Claus để chuyển đổi hydro sunfua thành lưu huỳnh trong nhà máy lọc dầu và để alkyl hoá amine.[56][57] Nhiều chất xúc tác công nghiệp được hỗ trợ bằng nhôm oxide, có nghĩa là chất xúc tác đắt tiền được phân tán trên bề mặt của nhôm oxide không hoạt động.[58] Một ứng dụng chính khác của nhôm oxide là làm chất hấp thụ hoặc chất hút.[52][59]
Một số sulfat của nhôm có ứng dụng công nghiệp và thương mại. Aluminium sulfate (dưới dạng hydrat) được sản xuất hàng triệu tấn mỗi năm.[60] Khoảng hai phần ba được sử dụng trong xử lý nước.[60] Ứng dụng chính tiếp theo là trong sản xuất giấy.[60] Nó cũng được sử dụng làm chất mordant trong quá trình nhuộm, trong việc muối hạt hạt giống, khử mùi dầu khoáng, trong quá trình nhuộm da, và trong sản xuất các hợp chất nhôm khác.[60] Hai loại muối đá, muối đá ammonium và muối đá kali, trước đây được sử dụng làm chất mordant và trong quá trình nhuộm da, nhưng việc sử dụng của chúng đã giảm đáng kể sau khi có sẵn nhôm sulfate tinh khiết cao.[60] Aluminium clorexit không hydrat được sử dụng làm chất xúc tác trong ngành hóa và petro, trong ngành nhuộm và trong quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ và vô cơ khác.[60] Nhôm hydroxyclorexit được sử dụng trong việc làm sạch nước, trong ngành giấy và như chất chống mồ hôi.[60] Natri aluminat được sử dụng trong việc xử lý nước và là một chất tăng tốc quá trình đông cứng của xi măng.[60]
Nhiều hợp chất nhôm có ứng dụng đặc biệt, ví dụ:
- Nhôm acetat trong dung dịch được sử dụng như một chất cái gắt.[61]
- Nhôm phosphate được sử dụng trong sản xuất kính, gốm sứ, giấy gỗ và sản phẩm giấy, mỹ phẩm, sơn, véc ni và trong chứng nhận.[62]
- Nhôm hydroxide được sử dụng như một chất trợ tiêu hóa, và chất mordant; nó cũng được sử dụng trong việc lọc nước, sản xuất kính và gốm sứ, và trong việc chống thấm các loại vải.[63][64]
- Lithi nhôm hydride là một chất chống oxy hóa mạnh được sử dụng trong hoá học hữu cơ.[65][66]
- Hợp chất hữu cơ nhôm được sử dụng như các chất axit Lewis và cộng tác viên.[67]
- Methylaluminoxane là một cộng tác viên cho quá trình polymer hóa olefin Ziegler–Natta để sản xuất các polyme vinyl như polyethen.[68]
- Các ion nhôm trong dung dịch (như sunfat nhôm trong nước) được sử dụng để điều trị chống lại các tác nhân gây bệnh cho cá như Gyrodactylus salaris.[69]
- Trong nhiều loại vaccine, các muối nhôm cụ thể được sử dụng như một adjuvant miễn dịch (tăng cường phản ứng miễn dịch) để cho phép protein trong vaccine đạt đủ hiệu quả làm kích thích miễn dịch.[70] Cho đến năm 2004, hầu hết các adjuvant được sử dụng trong vaccine đều được gắn nhôm.[71]
Sản xuất
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm là một kim loại hoạt động và rất khó phân lập nó ra từ quặng, oxide nhôm (Al2O3). Việc khử trực tiếp, ví dụ với carbon, là không hiệu quả vì oxide nhôm có điểm nóng chảy cao (khoảng 2.000 °C). Vì thế, nó được tách ra bằng cách điện phân – oxide nhôm được hòa tan trong cryôlit nóng chảy và sau đó bị khử bởi dòng điện thành nhôm kim loại. Theo công nghệ này, nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp chỉ còn khoảng 950-980 °C. Phương trình để điều chế nhôm là:
Cryôlit nguyên thủy được tìm thấy như một khoáng chất ở Greenland, nhưng sau đó được thay thế bằng cryôlit tổng hợp. Cryôlit là hỗn hợp của các fluoride nhôm, natri và calci (Na3AlF6). Oxide nhôm trong dạng bột màu trắng thu được từ quặng boxide tinh chế, quặng này có màu đỏ vì chứa khoảng 30-40% oxide sắt. Nó được tinh chế theo công nghệ Bayer. Trước khi có công nghệ này, công nghệ được sử dụng là công nghệ Deville.
Công nghệ điện phân thay thế cho công nghệ Wöhler, là công nghệ khử chloride nhôm khan với kali.
Các điện cực trong điện phân oxide nhôm làm từ carbon. Khi quặng bị nóng chảy, các ion của nó chuyển động tự do. Phản ứng tại cathode mang điện âm là:
Ở đây các ion nhôm bị biến đổi (nhận thêm điện tử). Nhôm kim loại sau đó chìm xuống và được đưa ra khỏi lò điện phân.
Tại cực dương (anode) oxy dạng khí được tạo thành:
Cực dương carbon bị oxy hóa bởi oxy. Cực dương bị hao mòn dần và phải được thay thế thường xuyên, do nó bị tiêu hao theo phản ứng sau:
Ngược lại với anode, các cathode gần như không bị tiêu hao trong quá trình điện phân do không có oxy ở gần nó. Cathode từ carbon được bảo vệ bởi nhôm lỏng trong lò. Các cathode bị ăn mòn chủ yếu là do các phản ứng điện hóa. Sau 5-10 năm, phụ thuộc vào dòng điện sử dụng trong quá trình điện phân, các lò điện phân cần phải sửa chữa toàn bộ do các cathode đã bị ăn mòn hoàn toàn.
Điện phân nhôm bằng công nghệ Hall-Héroult tiêu hao nhiều điện năng, nhưng các công nghệ khác luôn luôn có khuyết điểm về mặt kinh tế hay môi trường hơn công nghệ này. Tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng phổ biến là khoảng 14,5-15,5 kWh/kg nhôm được sản xuất. Các lò hiện đại có mức tiêu thụ điện năng khoảng 12,8 kWh/kg. Dòng điện để thực hiện công việc điện phân này đối với các công nghệ cũ là 100.000-200.000 A. Các lò hiện nay làm việc với cường độ dòng điện khoảng 350.000 A. Các lò thử nghiệm làm việc với dòng điện khoảng 500.000 A.
Năng lượng điện chiếm khoảng 20-40% trong giá thành của sản xuất nhôm, phụ thuộc vào nơi đặt lò nhôm. Các lò luyện nhôm có xu hướng được đặt ở những khu vực mà nguồn cung cấp điện dồi dào với giá điện rẻ, như Nam Phi, đảo miền nam New Zealand, Úc, Trung Quốc, Trung Đông, Nga và Québec ở Canada.
Tính đến năm 2022, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Canada và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là 5 quốc gia có công suất nấu luyện nhôm lớn nhất thế giới[72]
Tái chế
[sửa | sửa mã nguồn]Thu hồi nhôm bằng cách tái chế đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng của ngành công nghiệp nhôm. Hoạt động tái chế nhôm ít được chú ý cho đến cuối những năm 1960, khi việc sử dụng ngày càng nhiều lon đồ uống bằng nhôm bằng nhôm đã đưa nó đến sự chú ý của công chúng.[73] Tái chế bao gồm việc nấu chảy phế liệu, một quá trình chỉ cần 5% năng lượng dùng để sản xuất nhôm từ quặng, mặc dù một phần đáng kể (lên tới 15% nguyên liệu đầu vào) bị mất dưới dạng cặn (oxide giống tro).[74] Máy nấu chảy nhôm xếp chồng tạo ra ít xỉ hơn nhiều, với giá trị được báo cáo thấp hơn 1%.[75]
Xỉ trắng từ quá trình sản xuất nhôm sơ cấp và từ các hoạt động tái chế thứ cấp vẫn chứa một lượng nhôm hữu ích có thể được chiết xuất trong công nghiệp. Quá trình này tạo ra nhôm dưới dạng phôi cùng với một loại vật liệu phế thải có độ phức tạp cao. Chất thải này rất khó quản lý. Nó phản ứng với nước, giải phóng hỗn hợp khí (bao gồm hydro, acetylen và amonia), tự bốc cháy khi tiếp xúc với không khí;[76] tiếp xúc với không khí ẩm tạo ra một lượng lớn khí amonia. Bất chấp những thách thức này, chất thải vẫn được sử dụng làm chất độn trong nhựa đường và bê tông.[77]
An toàn
[sửa | sửa mã nguồn]Nhôm là một trong ít các nguyên tố phổ biến nhất mà không có chức năng có ích nào cho các cơ thể sống, nhưng có một số người bị dị ứng với nó — họ bị các chứng viêm da do tiếp xúc với các dạng khác nhau của nhôm: các vết ngứa do sử dụng các chất làm se da hay hút mồ hôi (phấn rôm), các rối loạn tiêu hóa và giảm hay mất khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn nấu trong các nồi nhôm, nôn mửa hay các triệu chứng khác của ngộ độc nhôm do ăn (uống) các sản phẩm như Kaopectate® (thuốc chống tiêu chảy), Amphojel® và Maalox® (thuốc chống chua). Đối với những người khác, nhôm không bị coi là chất độc như các kim loại nặng, nhưng có dấu hiệu của ngộ độc nếu nó được hấp thụ nhiều, mặc dù việc sử dụng các đồ nhà bếp bằng nhôm (phổ biến do khả năng chống ăn mòn và dẫn nhiệt tốt) nói chung chưa cho thấy dẫn đến tình trạng ngộ độc nhôm. Việc tiêu thụ qua nhiều các thuốc chống chua chứa các hợp chất nhôm và việc sử dụng quá nhiều các chất hút mồ hôi chứa nhôm có lẽ là nguồn duy nhất sinh ra sự ngộ độc nhôm.
Trước đây, mối liên hệ giữa nhôm và bệnh Alzheimer từng được nghiên cứu, nhưng những nghiên cứu gần đây không chứng minh đước mối liên hệ đó.[78]
Cần cẩn thận để không cho nhôm tiếp xúc với một số chất hóa học nào đó có khả năng ăn mòn nó rất nhanh. Ví dụ, chỉ một lượng nhỏ thủy ngân tiếp xúc với bề mặt của miếng nhôm có thể phá hủy lớp oxide nhôm bảo vệ thông thường có trên bề mặt các tấm nhôm. Trong vài giờ, thậm chí cả một cái xà có cấu trúc nặng nề có thể bị làm yếu đi một cách rõ rệt. Vì lý do này, các loại nhiệt kế thủy ngân không được phép xuất hiện trong nhiều sân bay và hãng hàng không, vì nhôm là thành phần cấu trúc cơ bản của các máy bay.
Tác động môi trường
[sửa | sửa mã nguồn]Các tác động môi trường bao gồm việc xảy ra mức độ cao về nhôm gần các khu vực khai thác; một lượng nhỏ nhôm được thải ra môi trường tại các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than hoặc các nhà đốt cháy rác.[79] Nhôm trong không khí được rửa sạch bởi mưa hoặc thường lắng xuống nhưng các hạt nhôm nhỏ vẫn còn trong không khí trong một thời gian dài.[79]
Nước mưa có tính axit là yếu tố tự nhiên chủ yếu gây di chuyển nhôm từ nguồn tự nhiên[80], và cũng là nguyên nhân chính gây tác động môi trường của nhôm;[81] Tuy nhiên, yếu tố chính gây hiện diện nhôm trong nước mặn và nước ngọt là quá trình công nghiệp cũng thải nhôm vào không khí.[80]
Trong nước, nhôm hoạt động như một chất độc đối với các sinh vật hô hấp qua mang như cá khi nước có tính axit, trong đó nhôm có thể kết tủa trên màng mang,[82] gây mất các ion trong huyết tương và hemolymph dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình tự điều hòa nước.[81] Các hợp chất hữu cơ của nhôm có thể dễ dàng được hấp thụ và can thiệp vào quá trình chuyển hóa trong động vật và chim, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra trong thực tế.[81]
Nhôm là một trong những yếu tố chính làm giảm sự phát triển của cây trên đất axit. Mặc dù nó không gây hại đến sự phát triển cây trên đất có pH trung tính, nhưng trên đất axit, nồng độ các ion nhôm Al3+ độc hại tăng lên và làm xáo trộn sự phát triển và chức năng của rễ.[83][84][85][86] Lúa mì đã phát triển khả năng chịu đựng nhôm, giải phóng các hợp chất hữu cơ kết hợp với các ion nhôm gây hại. Tin rằng cơ chế chịu đựng này cũng tồn tại trong cây ngô.[87]
Sản xuất nhôm gặp các thách thức riêng về môi trường ở từng giai đoạn trong quá trình sản xuất. Thách thức chính là khí thải gây hiệu ứng nhà kính.[88] Các khí này là kết quả từ sự tiêu thụ điện của các nhà luyện kim và các sản phẩm phụ của quá trình chế biến. Các khí mạnh nhất trong số này là perfluorocarbons từ quá trình luyện kim.[88] Sulfur dioxide được thải ra là một trong những chất tiên đồ chính của mưa axit.[88]
Quá trình sinh hủy nhôm kim loại rất hiếm; hầu hết các sinh vật gây ăn mòn nhôm không tấn công hoặc tiêu thụ trực tiếp nhôm, mà thay vào đó tạo ra chất thải gây ăn mòn.[89][90] Nấm Geotrichum candidum có thể tiêu thụ nhôm trong các đĩa CD.[91][92][93] Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và nấm Cladosporium resinae thường được phát hiện trong bình nhiên liệu máy bay sử dụng nhiên liệu dựa trên ke-rô-xên (không phải avgas), và các nền văn phòng có thể phân hủy nhôm.[94]
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Từ aluminum bằng văn bản năm 1812 của Davy đã có trước từ aluminium của các tác giả khác. Tuy nhiên, Davy thường được nhắc đến là người đặt tên cho nguyên tố này; ông là người đầu tiên đặt tên cho nhôm: ông sử dụng từ alumium vào năm 1808. Các tác giả khác không chấp nhận tên đó và dùng từ aluminium thay thế. Xem bên dưới để biết thêm chi tiết.
- ^ Cách viết "alumine" xuất phát từ tiếng Pháp, trong khi cách viết "alumina" xuất phát từ tiếng La-tinh.[15]
- ^ Davy phát hiện ra nhiều nguyên tố khác, bao gồm những nguyên tố ông đặt tên là sodium và potassium, theo các từ tiếng Anh soda và potash. Berzelius gọi chúng là natrium và kalium. Đề xuất của Berzelius được mở rộng vào năm 1814[22] với hệ thống ký hiệu hóa học một hoặc hai chữ cái mà vẫn được sử dụng cho đến ngày nay; sodium và potassium có các ký hiệu Na và K tương ứng, theo tên Latin của chúng.
- ^ Một số ngôn ngữ châu Âu, như tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Ý, sử dụng tiền tố khác với -um/-ium tiếng Latinh để tạo thành tên của một kim loại, một số ngôn ngữ, như tiếng Ba Lan hoặc tiếng Séc, có một cơ sở khác cho tên nguyên tố, và một số, như tiếng Nga hoặc tiếng Hy Lạp, không sử dụng chữ viết Latinh nói chung.
- ^ Ví dụ, xem số tháng 11-12 năm 2013 của Chemistry International: trong bảng (một số) nguyên tố, nguyên tố được liệt kê là "aluminium (aluminum)".[34]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “aluminum”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
- ^ “Trọng lượng nguyên tử tiêu chuẩn: Nhôm”.CIAAW.2017
- ^ Tyte, D. C. (1964). “Red (B2Π–A2σ) Band System of Aluminium Monoxide”. Nature. 202 (4930): 383. Bibcode:1964Natur.202..383T. doi:10.1038/202383a0. S2CID 4163250.
- ^ Dohmeier, C.; Loos, D.; Schnöckel, H. (1996). “Aluminum(I) and Gallium(I) Compounds: Syntheses, Structures, and Reactions”. Angewandte Chemie International Edition. 35 (2): 129–149. doi:10.1002/anie.199601291.
- ^ Unstable carbonyl of Al(0) has been detected in reaction of Al2(CH3)6 with carbon monoxide; see Sanchez, Ramiro; Arrington, Caleb; Arrington Jr., C. A. (1 tháng 12 năm 1989). “Reaction of trimethylaluminum with carbon monoxide in low-temperature matrixes”. American Chemical Society. 111 (25): 9110-9111. doi:10.1021/ja00207a023. OSTI 6973516.
- ^ Magnetic susceptibility of the elements and inorganic compounds Lưu trữ 2012-01-12 tại Wayback Machine, in Handbook of Chemistry and Physics 81st edition, CRC press.
- ^ Mougeot, X. (2019). “Towards high-precision calculation of electron capture decays”. Applied Radiation and Isotopes. 154 (108884). doi:10.1016/j.apradiso.2019.108884.
- ^ Shakhashiri, B. Z. (ngày 17 tháng 3 năm 2008). “Chemical of the Week: Aluminum” (PDF). SciFun.org. University of Wisconsin. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2012.
- ^ Frank, W. B. (2009). “Aluminum”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a01_459.pub2.
- ^ Polmear, I. J. (1995). Light Alloys: Metallurgy of the Light Metals (ấn bản thứ 3). Butterworth-Heinemann. ISBN 978-0-340-63207-9.
- ^ Dieter, G. E. (1988). Mechanical Metallurgy. McGraw-Hill. ISBN 0-07-016893-8.
- ^ Dodd, R. T. (1986). Thunderstones and Shooting Stars. Harvard University Press. tr. 89–90. ISBN 0-674-89137-6.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2005.
- ^ “Reaction of Aluminum with Water to Produce Hydrogen” (PDF). U.S. Department of Energy. ngày 1 tháng 1 năm 2008.
- ^ Black, J. (1806). Lectures on the elements of chemistry: delivered in the University of Edinburgh. 2. Graves, B. tr. 291.
Các nhà hóa học Pháp đã đặt một cái tên mới cho chất đất này; alumine trong tiếng Pháp và alumina trong tiếng La-tinh. Thành thật mà nói, tôi không thích cách viết alumina này.
- ^ “aluminium, n.”. Oxford English Dictionary, third edition. Oxford University Press. tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
Gốc: Hình thành trong tiếng Anh, thông qua việc dẫn xuất. Từ gốc: aluminen., -ium hậu tố, aluminum n.
- ^ “alumine, n.”. Oxford English Dictionary, third edition. Oxford University Press. tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2020.
Ngữ gốc: < Tiếng Pháp "alumine" (L. B. Guyton de Morveau 1782, Observ. sur la Physique 19 378) < tiếng La-tinh cổ điển "alūmin-, alūmen alum n.'1, từ tiếng Pháp "ine" -ine hậu tố4.
- ^ Pokorny, Julius (1959). “alu- (-d-, -t-)”. Indogermanisches etymologisches Wörterbuch [Indo-European etymological dictionary] (bằng tiếng Đức). A. Francke Verlag. tr. 33–34. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2017.
- ^ Davy, Humphry (1808). “Electro Chemical Researches, on the Decomposition of the Earths; with Observations on the Metals obtained from the alkaline Earths, and on the Amalgam procured from Ammonia”. Philosophical Transactions of the Royal Society. 98: 353. Bibcode:1808RSPT...98..333D. doi:10.1098/rstl.1808.0023. ISSN 0261-0523. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
- ^ Richards, Theodore W. (1896). The Naming of the Chemical Elements and of Discovered Elements. American Chemical Society. tr. 3–4. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
- ^ Berzelius, J. J. (1811). “Essai sur la nomenclature chimique”. Journal de Physique. 73: 253–286. Lưu trữ bản gốc 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập 27 tháng 12 năm 2020..
- ^ Berzelius, J. (1814). Thomson, Th. (biên tập). “Essay on the Cause of Chemical Proportions, and on some Circumstances relating to them: together with a short and easy Method of expressing them”. Annals of Philosophy. Baldwin, R. III: 51–62. Lưu trữ bản gốc 15 tháng 7 năm 2014. Truy cập 13 tháng 12 năm 2014.
- ^ Delaméntherie, J.-C. (1811). “Leçonse de minéralogie. Données au collége de France”. Journal de Physique. 73: 469–470. Lưu trữ bản gốc 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập 27 tháng 12 năm 2020..
- ^ “Philosophical Transactions of the Royal Society of London. For the Year 1810. — Part I”. The Critical Review: Or, Annals of Literature. The Third (bằng tiếng Anh). XXII: 9. tháng 1 năm 1811. hdl:2027/chi.36013662.
Kali tác động lên alumine và glucine tạo ra các chất pyrophoric có màu xám đậm, cháy phát ra tia lửa sáng rực, và để lại các chất kiềm và chất đất, và khi ném vào nước, chất này phân hủy nước một cách mãnh liệt. Kết quả của thí nghiệm này không hoàn toàn chắc chắn về sự tồn tại của những gì có thể được gọi là aluminium và glucinium
- ^ Davy, Humphry (1812). “Of metals; their primary compositions with other uncompounded bodies, and with each other”. Elements of Chemical Philosophy: Part 1. 1. Bradford and Inskeep. tr. 201. Lưu trữ bản gốc 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b c “aluminium, n.”. Từ điển Oxford tiếng Anh, phiên bản thứ ba. Oxford University Press. Tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập 30 tháng 12 năm 2020.
aluminium n. đã tồn tại song song với từ đồng nghĩa aluminum n. suốt thế kỷ 19. Từ đầu thế kỷ 20, aluminum dần trở thành hình thức phổ biến nhất ở Bắc Mỹ; nó đã được chấp nhận là tên chính thức của kim loại tại Hoa Kỳ bởi Hội Hóa học Hoa Kỳ vào năm 1925. Ở nơi khác, aluminum dần bị thay thế bằng aluminium, được IUPAC chấp nhận là tiêu chuẩn quốc tế vào năm 1990.
- ^ Cutmore, Jonathan (Tháng 2 năm 2005). “Quarterly Review Archive”. Romantic Circles. University of Maryland. Lưu trữ bản gốc 1 tháng 3, 2017. Truy cập 28 tháng 2, 2017.
- ^ Young, Thomas (1812). Elements of Chemical Philosophy By Sir Humphry Davy. Quarterly Review. VIII. tr. 72. ISBN 978-0-217-88947-6. 210. Lưu trữ bản gốc 25 tháng 7, 2020. Truy cập 10 tháng 12, 2009.
- ^ a b Quinion, Michael (2005). Port Out, Starboard Home: The Fascinating Stories We Tell About the words We Use. Penguin Books Limited. tr. 23–24. ISBN 978-0-14-190904-2.
- ^ Webster, Noah (1828). “aluminum”. Từ điển Anh ngữ của Mỹ. Lưu trữ bản gốc 13 tháng 11, 2017. Truy cập 13 tháng 11, 2017.
- ^ Kean, S. (2018). “Elements as money”. The Disappearing Spoon: And Other True Tales of Rivalry, Adventure, and the History of the World from the Periodic Table of the Elements (bằng tiếng Anh) . Little, Brown Books for Young Readers. ISBN 978-0-316-38825-2. Lưu trữ bản gốc 15 tháng 4, 2021. Truy cập 14 tháng 1, 2021.
- ^ a b Emsley, John (2011). Nature's Building Blocks: An A–Z Guide to the Elements. OUP Oxford. tr. 24–30. ISBN 978-0-19-960563-7. Lưu trữ bản gốc 22 tháng 12, 2019. Truy cập 16 tháng 11, 2017.
- ^ Connelly, Neil G.; Damhus, Ture biên tập (2005). Nomenclature of inorganic chemistry. IUPAC Recommendations 2005 (PDF). RSC Publishing. tr. 249. ISBN 978-0-85404-438-2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2014.
- ^ “Standard Atomic Weights Revised” (PDF). Chemistry International. 35 (6): 17–18. ISSN 0193-6484. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2014.
- ^ “FindArticles.com”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2005. Truy cập 10 tháng 8 năm 2016.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2005.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2005.
- ^ Chuyện lạ xoay quanh các nguyên tố hóa học
- ^ [https://web.archive.org/web/20050403172243/http://www.phpsolvent.com/wordpress/?page_id=341 “�����ʵ�ҳ�治����”]. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2005. Truy cập 29 tháng 4 năm 2015. replacement character trong
|tiêu đề=
tại ký tự số 1 (trợ giúp) - ^ Cameron, A. G. W. (1957). Stellar Evolution, Nuclear Astrophysics, and Nucleogenesis (PDF) (ấn bản thứ 2). Atomic Energy of Canada.
- ^ Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 217, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Brown, T.J.; Idoine, N.E.; Raycraft, E.R.; và đồng nghiệp (2018). Sản xuất khoáng sản toàn cầu: 2012-2016. British Geological Survey. ISBN 978-0-85272-882-6. Lưu trữ bản gốc 16 Tháng 5 năm 2020. Truy cập 10 Tháng 7 năm 2018.
- ^ “Aluminum”. Encyclopædia Britannica. Lưu trữ bản gốc 12 Tháng 3 năm 2012. Truy cập 6 Tháng 3 năm 2012.
- ^ Millberg, L.S. “Aluminum Foil”. How Products are Made. Lưu trữ bản gốc 13 Tháng 7 năm 2007. Truy cập 11 Tháng 8 năm 2007.
- ^ Lyle, J.P.; Granger, D.A.; Sanders, R.E. (2005). “Aluminum Alloys”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a01_481. ISBN 978-3-527-30673-2.
- ^ Ross, R.B. (2013). Metallic Materials Specification Handbook. Springer Science & Business Media. ISBN 9781461534822. Lưu trữ bản gốc 11 Tháng 6 năm 2021. Truy cập 3 Tháng 6 năm 2021.
- ^ Davis 1999, tr. 17–24.
- ^ May 2016, Avram Piltch 27 (27 tháng 5 năm 2016). “Gadget Materials Guide: Aluminum vs Carbon Fiber, Plastic and Glass”. Tom's Guide (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Bằng sáng chế của Apple tiết lộ cách Vỏ nhôm Unibody MacBook được làm từ Lon nước ngọt và Bia tái chế & nhiều hơn thế nữa”. Patenly Apple. Tháng Ba 2021. Lưu trữ bản gốc 24 Tháng Năm 2021. Truy cập 24 Tháng Năm 2021.
- ^ “Google Pixel 5 Review - A flagship chip isn't needed for a flagship phone”. xda-developers (bằng tiếng Anh). 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
- ^ “Fitness-focused Montblanc Summit Lite features recycled aluminum case”. dlmag (bằng tiếng Anh). 26 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2021.
- ^ a b c Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênUllmannOxide
- ^ Lumley, Roger (2010). Fundamentals of Aluminium Metallurgy: Production, Processing and Applications. Elsevier Science. tr. 42. ISBN 978-0-85709-025-6. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ Mortensen, Andreas (2006). Concise Encyclopedia of Composite Materials. Elsevier. tr. 281. ISBN 978-0-08-052462-7. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ The Ceramic Society of Japan (2012). Advanced Ceramic Technologies & Products. Springer Science & Business Media. tr. 541. ISBN 978-4-431-54108-0. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ Slesser, Malcolm (1988). Dictionary of Energy. Palgrave Macmillan UK. tr. 138. ISBN 978-1-349-19476-6. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ Supp, Emil (2013). How to Produce Methanol from Coal. Springer Science & Business Media. tr. 164–165. ISBN 978-3-662-00895-9. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ Ertl, Gerhard; Knözinger, Helmut; Weitkamp, Jens (2008). Preparation of Solid Catalysts. John Wiley & Sons. tr. 80. ISBN 978-3-527-62068-5. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ Armarego, W.L.F.; Chai, Christina (2009). Purification of Laboratory Chemicals. Butterworth-Heinemann. tr. 73, 109, 116, 155. ISBN 978-0-08-087824-9. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2018.
- ^ a b c d e f g h Helmboldt, O. (2007). “Aluminum Compounds, Inorganic”. Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry. Wiley-VCH. tr. 1–17. doi:10.1002/14356007.a01_527.pub2. ISBN 978-3-527-30673-2.
- ^ World Health Organization (2009). Stuart MC, Kouimtzi M, Hill SR (biên tập). WHO Model Formulary 2008. World Health Organization. hdl:10665/44053. ISBN 9789241547659.
- ^ Occupational Skin Disease (bằng tiếng Anh). Grune & Stratton. 1983. ISBN 978-0-8089-1494-5. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2017.
- ^ Galbraith, A; Bullock, S; Manias, E; Hunt, B; Richards, A (1999). Fundamentals of pharmacology: a text for nurses and health professionals. Harlow: Pearson. tr. 482.
- ^ Papich, Mark G. (2007). “Aluminum Hydroxide and Aluminum Carbonate”. Saunders Handbook of Veterinary Drugs (ấn bản thứ 2). St. Louis, Mo: Saunders/Elsevier. tr. 15–16. ISBN 978-1-4160-2888-8.
- ^ Brown, Weldon G. (15 tháng 3 năm 2011), John Wiley & Sons, Inc. (biên tập), “Reductions by Lithium Aluminum Hydride”, Organic Reactions (bằng tiếng Anh), Hoboken, NJ, USA: John Wiley & Sons, Inc., tr. 469–510, doi:10.1002/0471264180.or006.10, ISBN 978-0-471-26418-7, lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 6 năm 2021, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2021
- ^ Gerrans, G.C.; Hartmann-Petersen, P. (2007). “Lithium Aluminium Hydride”. SASOL Encyclopaedia of Science and Technology. New Africa Books. tr. 143. ISBN 978-1-86928-384-1. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2017.
- ^ M. Witt; H.W. Roesky (2000). “Organoaluminum chemistry at the forefront of research and development” (PDF). Curr. Sci. 78 (4): 410. Bản gốc (PDF) lưu trữ 6 tháng Mười năm 2014.
- ^ A. Andresen; H.G. Cordes; J. Herwig; W. Kaminsky; A. Merck; R. Mottweiler; J. Pein; H. Sinn; H.J. Vollmer (1976). “Halogen-free Soluble Ziegler-Catalysts for the Polymerization of Ethylene”. Angew. Chem. Int. Ed. 15 (10): 630–632. doi:10.1002/anie.197606301.
- ^ Aas, Øystein; Klemetsen, Anders; Einum, Sigurd; và đồng nghiệp (2011). Atlantic Salmon Ecology. John Wiley & Sons. tr. 240. ISBN 978-1-4443-4819-4. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
- ^ Singh, Manmohan (2007). Vaccine Adjuvants and Delivery Systems. John Wiley & Sons. tr. 81–109. ISBN 978-0-470-13492-4. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2018.
- ^ Lindblad, Erik B (tháng 10 năm 2004). “Aluminium compounds for use in vaccines”. Immunology & Cell Biology. 82 (5): 497–505. doi:10.1111/j.0818-9641.2004.01286.x.
- ^ “Mineral Commodity Summaries 2023” (PDF) (bằng tiếng Anh). tháng 1 năm 2023: 31. doi:10.3133/mcs2023. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Schlesinger, Mark (2006). Aluminum Recycling. CRC Press. tr. 248. ISBN 978-0-8493-9662-5. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.
- ^ “Benefits of Recycling”. Ohio Department of Natural Resources. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2003.
- ^ “Theoretical/Best Practice Energy Use in Metalcasting Operations” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Why are dross & saltcake a concern?”. www.experts123.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 11 năm 2012.
- ^ Dunster, A.M.; và đồng nghiệp (2005). “Added value of using new industrial waste streams as secondary aggregates in both concrete and asphalt” (PDF). Waste & Resources Action Programme. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2010.
- ^ Lidsky, Theodore I. (tháng 5 năm 2014). “Is the Aluminum Hypothesis Dead?”. Journal of Occupational & Environmental Medicine (bằng tiếng Anh). 56 (Supplement 5S): S73–S79. doi:10.1097/JOM.0000000000000063. ISSN 1076-2752. PMC 4131942. PMID 24806729.Quản lý CS1: định dạng PMC (liên kết)
- ^ a b “ATSDR – Tuyên bố Sức khỏe Công cộng: Nhôm”. www.atsdr.cdc.gov (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc 12 Tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2018.
- ^ a b Dolara, Piero (21 tháng 7 năm 2014). “Occurrence, exposure, effects, recommended intake and possible dietary use of selected trace compounds (aluminium, bismuth, cobalt, gold, lithium, nickel, silver)”. International Journal of Food Sciences and Nutrition. 65 (8): 911–924. doi:10.3109/09637486.2014.937801. ISSN 1465-3478. PMID 25045935. S2CID 43779869.
- ^ a b c Rosseland, B.O.; Eldhuset, T.D.; Staurnes, M. (1990). “Hiệu ứng môi trường của nhôm”. Environmental Geochemistry and Health. 12 (1–2): 17–27. doi:10.1007/BF01734045. ISSN 0269-4042. PMID 24202562. S2CID 23714684.
- ^ Baker, Joan P.; Schofield, Carl L. (1982). “Tính độc của nhôm đối với cá trong nước axit”. Water, Air, and Soil Pollution (bằng tiếng Anh). 18 (1–3): 289–309. Bibcode:1982WASP...18..289B. doi:10.1007/BF02419419. ISSN 0049-6979. S2CID 98363768. Lưu trữ bản gốc 11 Tháng 6 năm 2021. Truy cập 27 Tháng 12 năm 2020.
- ^ Belmonte Pereira, Luciane; Aimed Tabaldi, Luciane; Fabbrin Gonçalves, Jamile; Jucoski, Gladis Oliveira; Pauletto, Mareni Maria; Nardin Weis, Simone; Texeira Nicoloso, Fernando; Brother, Denise; Batista Teixeira Rocha, João; Chitolina Schetinger, Maria Rosa Chitolina (2006). “Tác động của nhôm đến delta-aminolevulinic acid dehydratase (ALA-D) và sự phát triển của dưa chuột (Cucumis sativus)”. Environmental and Experimental Botany. 57 (1–2): 106–115. doi:10.1016/j.envexpbot.2005.05.004.
- ^ Andersson, Maud (1988). “Độc tính và sự chịu đựng của nhôm đối với các loài thực vật có mạch”. Water, Air, & Soil Pollution. 39 (3–4): 439–462. Bibcode:1988WASP...39..439A. doi:10.1007/BF00279487. S2CID 82896081. Lưu trữ bản gốc 28 Tháng 2 năm 2020. Truy cập 28 Tháng 2 năm 2020.
- ^ Horst, Walter J. (1995). “Vai trò của apoplast trong độc tính nhôm và sự kháng cự của các cây thân cao: Một bài viết tổng quan”. Zeitschrift für Pflanzenernährung und Bodenkunde. 158 (5): 419–428. doi:10.1002/jpln.19951580503.
- ^ Ma, Jian Feng; Ryan, P.R.; Delhaize, E. (2001). “Khả năng chịu đựng nhôm trong cây và vai trò của các axit hữu cơ trong quá trình phức tạp hóa”. Trends in Plant Science. 6 (6): 273–278. doi:10.1016/S1360-1385(01)01961-6. PMID 11378470.
- ^ Magalhaes, J.V.; Garvin, D.F.; Wang, Y.; Sorrells, M.E.; Klein, P.E.; Schaffert, R.E.; Li, L.; Kochian, L.V. (2004). “Bản đồ so sánh của một gene chịu đựng nhôm quan trọng trong ngô và các loài khác trong họ Hòa thảo”. Genetics. 167 (4): 1905–1914. doi:10.1534/genetics.103.023580. PMC 1471010. PMID 15342528.
- ^ a b c “Aluminum”. The Environmental Literacy Council (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2018.
- ^ “Sự ô nhiễm và thiếu nhiên liệu hệ thống nhiên liệu”. Duncan Aviation. 2011. Bản gốc lưu trữ 25 Tháng 2 năm 2015.
- ^ Romero, Elvira; Ferreira, Patricia; Martínez, Ángel T.; Jesús Martínez, María (Tháng 4 năm 2009). “Enzym oxi hóa mới từ Bjerkandera arthroconidial anamorph có khả năng oxi hóa cả phenolic và không phenolic benzyl alcohol”. Biochimica et Biophysica Acta (BBA) - Proteins and Proteomics. Proteins and Proteomics 1794 (4): 689–697. doi:10.1016/j.bbapap.2008.11.013. PMID 19110079.
Một nấm hình Geotrichum được tác giả phân lập từ một đĩa CD hỏng ở Belize (Trung Mỹ)....Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo về việc tinh lọc và đặc tính của một enzyme oxi hóa ngoài tạo ra hydrogen peroxide được sản xuất bởi nấm này, có các tính chất quang xúc tác với cả AAO P. eryngii và VAO P. simplicissimum.
Xem cũng tóm tắt của Romero và đồng nghiệp 2007. - ^ Bosch, Xavier (27 Tháng 6 năm 2001). “Nấm ăn đĩa CD”. Nature: news010628–11. doi:10.1038/news010628-11. Lưu trữ bản gốc 31 Tháng 12 năm 2010.
- ^ Garcia-Guinea, Javier; Cárdenes, Victor; Martínez, Angel T.; Jesús Martínez, Maria (2001). “Các đường hủy hoại nấm trong một đĩa CD”. Short Communication. Naturwissenschaften. 88 (8): 351–354. Bibcode:2001NW.....88..351G. doi:10.1007/s001140100249. PMID 11572018. S2CID 7599290.
- ^ Romero, Elvira; Speranza, Mariela; García-Guinea, Javier; Martínez, Ángel T.; Jesús Martínez, María (8 Tháng 8 năm 2007). Prior, Bernard (biên tập). “Một hình thái của nấm mục trắng Bjerkandera adusta có khả năng xâm nhập và phân hủy các thành phần của đĩa CD”. FEMS Microbiol Lett. Blackwell Publishing Ltd. 275 (1): 122–129. doi:10.1111/j.1574-6968.2007.00876.x. PMID 17854471.
- ^ Sheridan, J.E.; Nelson, Jan; Tan, Y.L. “Nghiên cứu về nấm "Cladosporium resinae" (Lindau) De Vries: Phần I. Vấn đề ô nhiễm vi khuẩn của nhiên liệu máy bay”. Tuatara. 19 (1): 29. Lưu trữ bản gốc 13 Tháng 12 năm 2013.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Kvande, Halvor; Frank, William B.; và đồng nghiệp (2024). “Aluminum”. Bách khoa toàn thư Ullmann về Hóa chất công nghiệp. Weinheim: Wiley-VCH. doi:10.1002/14356007.a01_459.pub3.
- Polmear, I. J. (1995). Light Alloys: Metallurgy of the Light Metals. Arnold. ISBN 9780340632079.
- Dieter G. E. (1988). Mechanical Metallurgy. McGraw-Hill. ISBN 0070168938.
- Macleod, H. A. (2001). Thin-film optical filters. CRC Press. tr. 158–159. ISBN 0750306882.
- Gitelman, H. J. "Physiology of Aluminum in Man", in Aluminum and Health, CRC Press, 1988, ISBN 0-8247-8026-4, p. 90
- “Elements of Chemical Philosophy By Sir Humphry Davy”. Quarterly Review. John Murray. VIII: 72. 1812. ISBN 0217889476. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2009.
- Bremner, John Words on Words: A Dictionary for Writers and Others Who Care about Words, pp. 22–23. ISBN 0-231-04493-3.
- Wallace, Donald Holmes (1977) [1937]. Market Control in the Aluminum Industry. Harvard University Press via Ayer Publishing via Google Books limited view. tr. 6. ISBN 0-4050-9786-7. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2007.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Tư liệu liên quan tới Aluminium tại Wikimedia Commons
- Aluminum (chemical element) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Aluminium at The Periodic Table of Videos (University of Nottingham)
- Toxic Substances Portal – Aluminum – from the Agency for Toxic Substances and Disease Registry, United States Department of Health and Human Services
- CDC – NIOSH Pocket Guide to Chemical Hazards – Aluminum
- World production of primary aluminium, by country
- Price history of aluminum, according to the IMF
- History of Aluminium – from the website of the International Aluminium Institute
- Emedicine – Aluminium
- Phim ngắn Aluminum có thể được tải miễn phí về từ Internet Archive * Los Alamos National Laboratory – Aluminum Lưu trữ 2006-01-05 tại Wayback Machine
- World Wide Words – history of the spelling of aluminum
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 1 H He 2 Li Be B C N O F Ne 3 Na Mg Al Si P S Cl Ar 4 K Ca Sc Ti V Cr Mn Fe Co Ni Cu Zn Ga Ge As Se Br Kr 5 Rb Sr Y Zr Nb Mo Tc Ru Rh Pd Ag Cd In Sn Sb Te I Xe 6 Cs Ba La Ce Pr Nd Pm Sm Eu Gd Tb Dy Ho Er Tm Yb Lu Hf Ta W Re Os Ir Pt Au Hg Tl Pb Bi Po At Rn 7 Fr Ra Ac Th Pa U Np Pu Am Cm Bk Cf Es Fm Md No Lr Rf Db Sg Bh Hs Mt Ds Rg Cn Nh Fl Mc Lv Ts Og