Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất | |
---|---|
Emma Stone, đương kim của giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất | |
Trao cho | Vai diễn chính xuất sắc nhất do nữ diễn viên thể hiện |
Quốc gia | Hoa Kỳ |
Được trao bởi | AMPAS |
Lần đầu tiên | 1929 |
Trang chủ | www |
Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (tiếng Anh: Academy Award for Best Actress) là một hạng mục trong hệ thống Giải Oscar được Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ) trao tặng hàng năm cho diễn viên nữ có vai diễn chính xuất sắc nhất trong năm đó của ngành công nghiệp điện ảnh.
Cho đến trước lễ trao Giải Oscar lần thứ 19 (1936), chỉ có một hạng mục diễn xuất duy nhất cho nữ diễn viên, hạng mục Oscar cho diễn xuất của diễn viên nữ (Academy Award of Merit for Performance by an Actress). Từ lễ trao giải lần thứ 49 trở đi người ta mới tách riêng hạng mục này cho các vai nữ chính và vai nữ phụ. Tính cho đến năm 2010, đã có tổng cộng 69 nữ diễn viên khác nhau từng nhận được giải thưởng vinh dự này, người đầu tiên là Janet Gaynor với diễn xuất trong các phim Seventh Heaven, Street Angel và Sunrise. Nữ diễn viên gần đây nhất đoạt giải là Emma Stone trong Poor Things.
Các kỷ lục
[sửa | sửa mã nguồn]Katharine Hepburn cho đến nay vẫn là nữ diễn viên giữ kỷ lục về số lần chiến thắng tại hạng mục Nữ diễn viên chính với 4 tượng vàng Oscar. Nữ diễn viên Frances McDormand đã mang về 3 giải vào các năm 1996, 2017 và 2021. Có 11 nữ diễn viên khác đã từng chiến thắng hai lần, đó là Luise Rainer, Bette Davis, Olivia de Havilland, Vivien Leigh, Ingrid Bergman, Elizabeth Taylor, Glenda Jackson, Jane Fonda, Sally Field, Jodie Foster, Hilary Swank, Meryl Streep. Chỉ có hai người từng được trao giải này trong hai năm liên tiếp, đó là Luise Rainer (1936 và 1937) và Katharine Hepburn (1967 và 1968).
Meryl Streep là người giữ kỷ lục về số lần đề cử giải Oscar nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với 13 đề cử. Ngoài ra bà còn có 3 đề cử khác ở hạng mục Vai nữ phụ, tổng cộng bà có 16 đề cử ở các hạng mục diễn xuất, kỷ lục của giải Oscar tính chung cho cả nam và nữ diễn viên.
Năm 1968, giải Oscar nữ diễn viên chính được trao lần duy nhất cho cùng lúc hai người, đó là Katharine Hepburn và Barbra Streisand khi họ nhận được số phiếu bầu đúng bằng nhau.
Đã từng có 2 lần các cặp chị em ruột cùng tham gia tranh giải Oscar vai nữ chính trong một năm, đó là cặp chị em Olivia de Havilland - Joan Fontaine (năm 1941) và cặp Lynn Redgrave - Vanessa Redgrave (năm 1966).
Helen Hayes, Ingrid Bergman, Maggie Smith, Meryl Streep, Jessica Lange và Cate Blanchett là những nữ diễn viên từng chiến thắng ở cả hai hạng mục diễn xuất dành cho nữ, đó là giải Oscar vai nữ chính và giải Oscar vai nữ phụ. Halle Berry là nữ diễn viên da màu đầu tiên và duy nhất đến nay thắng giải nữ chính xuất sắc nhất.
Danh sách cụ thể
[sửa | sửa mã nguồn]Chỉ người thắng cử |
Thập niên 1920/30
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1940
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1950
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1960
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1970
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1980
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 1990
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đoạt giải | Đề cử |
---|---|---|
1990 | Kathy Bates Misery vai Annie Wilkes |
|
1991 | Jodie Foster The Silence of the Lambs vai Clarice Starling |
|
1992 | Emma Thompson Howards End vai Margaret Wilcox |
|
1993 | Holly Hunter The Piano vai Ada McGrath |
|
1994 | Jessica Lange Blue Sky vai Carly Marshall |
|
1995 | Susan Sarandon Dead Man Walking vai Helen Prejean |
|
1996 | Frances McDormand Fargo vai Marge Gunderson |
|
1997 | Helen Hunt As Good as It Gets vai Carol Connelly |
|
1998 | Gwyneth Paltrow Shakespeare in Love vai Viola de Lesseps |
|
1999 | Hilary Swank Boys Don't Cry vai Brandon Teena |
Thập niên 2000
[sửa | sửa mã nguồn]Năm | Đoạt giải | Đề cử |
---|---|---|
2000 | Julia Roberts Erin Brockovich vai Erin Brokovich |
|
2001 | Halle Berry Monster's Ball vai Leticia Musgrove |
|
2002 | Nicole Kidman The Hours vai Virginia Woolf |
|
2003 | Charlize Theron Monster vai Aileen Wuornos |
|
2004 | Hilary Swank Million Dollar Baby vai Maggie Fitzgerald |
|
2005 | Reese Witherspoon Walk the Line vai June Carter Cash |
|
2006 | Helen Mirren The Queen vai Nữ hoàng Elizabeth II |
|
2007 | Marion Cotillard La Vie en rose vai Édith Piaf |
|
2008 | Kate Winslet The Reader vai Hanna Schmitz |
|
2009 | Sandra Bullock The Blind Side vai Leigh Anne Tuohy |
|
Thập niên 2010
[sửa | sửa mã nguồn]Thập niên 2020
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất
- Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất
- Giải BAFTA cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
- Giải thưởng của Hội Diễn viên Điện ảnh cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
- Giải Sự lựa chọn của các nhà phê bình cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “The 1st Academy Awards (1929) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 2nd Academy Awards (1930) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 3rd Academy Awards (1931) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 8 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 4th Academy Awards (1932) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 11 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 5th Academy Awards (1933) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 6th Academy Awards (1934) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 1 tháng 2 năm 2017. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 7th Academy Awards (1935) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 8th Academy Awards (1936) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 11 tháng 11 năm 2014. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 9th Academy Awards (1937) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 10th Academy Awards (1938) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 21 tháng 3 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 11th Academy Awards (1939) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 2 tháng 7 năm 2016. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
- ^ “The 12th Academy Awards (1940) Nominees and Winners”. Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS). Lưu trữ bản gốc 28 tháng 1 năm 2017. Truy cập 27 tháng 8 năm 2013.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The 2nd Academy Awards is unique in being the only occasion where there were no official nominees. Subsequent research by AMPAS has resulted in a list of unofficial or de facto nominees, based on records of which films were evaluated by the judges.
- Crouse, Richard (2005). Reel Winners: Movie Award Trivia. Toronto, Ontario, Canada: University of Toronto Press. ISBN 978-1-55002-574-3.
- Levy, Emanuel (2003), All About Oscar: The History and Politics of the Academy Awards, New York, Hoa Kỳ: Continuum International Publishing Group, ISBN 978-0-82641-452-6
- Thise, Mark (2008), Hollywood Winners & Loseres A to Z, New York, Hoa Kỳ: Limelight Editions, ISBN 978-0-87910-351-4
- Wiley, Mason; Bona, Damien (1996), Inside Oscar: The Unofficial History of the Academy Awards (ấn bản thứ 5), New York, Hoa Kỳ: Ballantine Books, ISBN 978-0-34540-053-6, OCLC 779680732
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Oscars.org (trang chủ chính thức của Viện Hàn lâm)
- Dữ liệu của Viện Hàn lâm (trang chính thức)
- Oscar.com (trang chính thức quảng bá lễ trao giải)