Thiên hoàng Montoku

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thiên hoàng Văn Đức
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng Văn Đức
Thiên hoàng thứ 55 của Nhật Bản
Trị vì4 tháng 5 năm 8507 tháng 10 năm 858
(8 năm, 156 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn1 tháng 6 năm 850 (ngày lễ đăng quang)
19 tháng 12 năm 851 (ngày lễ tạ ơn)
Tiền nhiệmNhân Minh Thiên hoàng
Kế nhiệmThanh Hòa Thiên hoàng
Thông tin chung
SinhTháng 8 năm 827
Heian Kyō (Kyōto)
Mất7 tháng 10 năm 858 (thọ 31 tuổi)
Heian Kyō (Kyōto)
An táng16 tháng 10 năm 858
Tamura no misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuxem danh sách
Hậu duệxem danh sách
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụNhân Minh Thiên hoàng
Thân mẫuFujiwara no Junshi

Thiên hoàng Văn Đức (文徳天皇 Montoku-tennō?, Tháng 8 năm 8277 tháng 10 năm 858)Thiên hoàng thứ 55[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa ngôi vua truyền thống[2]

Triều đại của Montoku của kéo dài từ 850 đến 858[3].

Tường thuật truyền thống[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lên ngôi, ông có tên thật là hoàng tử Michiyasu[4] (道康 Đạo Khang). Ông cũng được biết đến như Tamura-no-mikado[5] hoặc Tamura-tei[6]. Ông được viên đại thần nhiều thế lực là Fujiwara Yoshifusa sắp xếp cưới con gái ông ta là Akirakeiko (829 - 900), nhờ vậy mà Yoshifusa trở thành bố vợ của Thiên hoàng tương lai.

Lên ngôi[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 5 năm 850 (21 tháng 3, niên hiệu Kashō thứ ba của phụ vương), Thiên hoàng Ninmyō băng hà. Con trai cả của ông chính thức lên ngôi[7]

Ngày 1 tháng 6 năm 850 (ngày 17 tháng 4, niên hiệu Kashō thứ ba của phụ vương), Thái tử Michiyasu chính thức đăng quang[8], lấy hiệu là Thiên hoàng Montoku. Ông lấy niên hiệu của cha làm thành niên hiệu Kashō (850-851) nguyên niên. Yoshifusa được cử làm Thái chính đại thần.

Vua Bột Hải Trang Tông của vương quốc Bột Hải tiến hành các hoạt động thương mại với Nhật Bản.

Cùng năm 850, ở Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) thuộc Tân La (đời vua Tân La Văn Thánh Vương), Yeom Jang trao lại chức Đại sứ Thanh Hải trấn cho thuộc hạ cũ của Trương Bảo Cao. Cuối năm 850, thương nhân Nhật Bản (đời Thiên hoàng Montoku) không còn đến Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) buôn bán nữa.

Tháng 12 năm 850, Thiên hoàng Montoku đặt tên cho con trai thứ 4 (mới sinh được 9 tháng) là hoàng tử Korehito -shinnō[9], cháu ngoại của Yoshifusa[10]. Ông cũng tuyên bố đứa trẻ này sẽ kế vị ông trong tương lai.

Đầu năm 855, Thiên hoàng đem 1.000 quân đánh phá cuộc nổi dậy của người Emishi ở phía bắc vương quốc.

Năm 855, Thiên hoàng Montoku đem quân trấn áp cuộc nổi dậy của người Emishi tại  tỉnh Mutsu, và trong nhân dân của đảo Tsushima hai năm sau đó (857).

Cùng năm 857, vua Bột Hải Trang Tông của vương quốc Bột Hải qua đời, kì đệ là Đại Kiền Hoảng lên kế vị. Vua Đại Kiền Hoảng cử một số đoàn sứ thần sang Nhật Bản để thông báo việc mình kế vị và bang giao.[11]

Ngày 7 tháng 10 năm 858, Thiên hoàng Montoku băng hà ở tuổi 32[12]. Con trai mới 9 tuổi sẽ lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Seiwa.

Các Công khanh[sửa | sửa mã nguồn]

Niên hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kashō (嘉祥 Gia Tường)(848-851)
  • Ninju (仁壽 Nhân Thọ) (851-854)
  • Saiko (齊衡 Tề Hoành)(854-857)
  • Ten'an (天安 Thiên An) (857-859)

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên hoàng Montoku có 6 hoàng hậu với 29 con (cả trai lẫn gái)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản (Kunaichō): 文徳天皇 (55)
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard, pp. 64-65.
  3. ^ Brown, Delmer et al. (1979). Gukanshō, pp. 264-265; Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki, p. 165; Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du japon, p. 112. 
  4. ^ Brown, p. 264. trước thời Thiên Hoàng Jomei, tên cá nhân (tên thật) của các Thiên hoàng là rất dài và người dân không thường sử dụng chúng;Tuy nhiên, số lượng các ký tự trong mỗi tên giảm sau khi triều Jomei kết thúc
  5. ^ Varley, p. 165.
  6. ^ Ponsonby-Fane, p. 8.
  7. ^ Titsingh, p. 112; Brown, p. 284; Varley, p. 44
  8. ^ Titsingh, p. 112; Varley, p. 44
  9. ^ Brown, p. 286.
  10. ^ Titsingh, p. 113.
  11. ^ “대건황(大虔晃) - 한국민족문화대백과사전”.
  12. ^ Brown, p. 285-286; Varley, p. 165.
  13. ^ Ponsonby-Fane, pp. 319–320.