Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Chính tả
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7: Dòng 7:
|type=CT
|type=CT
|route=05
|route=05
|map=Vietnam CT.05 Map.png
|map=
|length=
|length=
|totallength=264 km
|totallength=264 km

Phiên bản lúc 16:19, ngày 30 tháng 10 năm 2018

Đường 05
Đường cao tốc
Hà Nội – Lào Cai
Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai, đoạn Vĩnh Yên
Thông tin tuyến đường
Một phần của
Đã tồn tại21 tháng 9 năm 2014 – nay
Các điểm giao cắt chính
Đầu đông tại Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội
  tại Kim Long, Tam Dương, Vĩnh Phúc

tại Hợp Hòa, Tam Dương, Vĩnh Phúc
tại Phù Ninh, Phú Thọ
tại Tiên Kiên, Lâm Thao, Phú Thọ
tại Sai Nga, Cẩm Khê, Phú Thọ
tại Âu Lâu, Yên Bái, Yên Bái
tại Văn Bàn, Lào Cai
tại Xuân Giao, Bảo Thắng, Lào Cai

tại Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai, Lào Cai
Đầu tâyCửa khẩu Kim Thành, Quang Kim, Bát Xát, Lào Cai
Hệ thống cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai (ký hiệu toàn tuyến là CT.05[1]) dài 265 km có điểm đầu là nút giao thông giữa quốc lộ 2đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài (Hà Nội) và điểm cuối là xã Quang Kim (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). Đường cao tốc này là một phần của đường Xuyên Á AH14.

Phần lớn đường cao tốc sẽ đi ven theo bờ sông Hồng. Tuyến này đi qua địa bàn 5 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên BáiLào Cai, nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu của Trung Quốc và là một hợp phần trong dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của Hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng. Điểm đầu tại nút giao thông quốc lộ 18A với quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội; đi qua địa bàn các phường, xã, thị trấn: Thanh Xuân, Tân Dân (huyện Sóc Sơn) của thành phố Hà Nội; Nam Viêm, Tiền Châu (thị xã Phúc Yên); Sơn Lôi, Tam Hợp, thị trấn Gia Khánh, Hương Sơn (huyện Bình Xuyên), Kim Long, Hướng Đạo, Đạo Tú, thị trấn Hợp Hòa, An Hòa, Hoàng Đan (huyện Tam Dương), Đồng Ích, Tiên Lữ, Văn Quán (huyện Lập Thạch), Đồng Thịnh, Đức Bác, Tứ Yên (huyện Sông Lô) của tỉnh Vĩnh Phúc; Hùng Lô, Phượng Lâu, Kim Đức (thành phố Việt Trì), Phù Ninh (huyện Phù Ninh), Tiên Kiên (huyện Lâm Thao), Phú Hộ, Hà Thạch, Hà Lộc, (thị xã Phú Thọ), Đông Thành, Võ Lao, Chí Tiên, Hoàng Cương (huyện Thanh Ba), Sai Nga, Sơn Nga, Phùng Xá, Phương Xá, Tuy Lộc (huyện Cẩm Khê), Minh Côi, Văn Lang, Bằng Giã, Xuân Áng, Quân Khê, Hiền Lương (huyện Hạ Hòa) của tỉnh Phú Thọ; Hợp Minh, Âu Lâu (thành phố Yên Bái), Minh Quân, Bảo Hưng, Minh Tiến, Y Can, Quy Mông (huyện Trấn Yên), Hoàng Thắng, Xuân Ái, Yên Hợp, An Thịnh, Tân Hợp, Đông An, Châu Quế Hạ, Châu Quế Thượng (huyện Văn Yên) của tỉnh Yên Bái, Tân An, Tân Thượng (huyện Văn Bàn), Cam Cọn (huyện Bảo Yên), Sơn Hải, Xuân Giao, Gia Phú (huyện Bảo Thắng), Pom Hán, Cam Đường, Nam Cường, Bắc Cường, Đồng Tuyển (thành phố Lào Cai), Quang Kim (huyện Bát Xát) của tỉnh Lào Cai, điểm cuối tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh-Hà Khẩu (Trung Quốc).

Khởi công

Dự án này khởi công từ quý 3 năm 2008 và hoàn thành vào ngày 21/9/2014. Theo thiết kế, đoạn Hà Nội – Yên Bái có 4 làn xe cho phép đạt vận tốc thiết kế tối đa 100 km/h; đoạn Yên Bái – Lào Cai có 2 làn xe và đạt vận tốc tối đa 80 km/h.

Vào ngày 21/09/2014 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các đại biểu cắt băng thông xe toàn tuyến Nội Bài - Lào Cai tại khu dịch vụ số 5 (lý trình Km 237+000) Thôn Sơn Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Nhà thầu

Dự án cao tốc Nội Bài-Lào Cai do nhà thầu Hàn Quốc thi công (chiếm 6/8 gói thầu) gồm:

  • Tập đoàn Posco, Keangnam, Doosan.
  • Công ty cầu đường Quảng Tây (Trung Quốc)
  • Tổng Công ty Cổ phần Vinaconex (Việt Nam).

Thông số kỹ thuật

- Vận tốc:

  • Đoạn 2 làn xe: Vận tốc tối thiểu là 60 km/h, vận tốc tối đa là 80km/h.
  • Đoạn 4 làn xe: Vận tốc tối thiểu là 60 km/h, vận tốc tối đa là 100km/h

Còn theo thiết kế, tốc độ tối đa 120 km/h. VEC sẽ áp dụng cho phép xe chạy với tốc độ tối đa 120 km/h khi các điều kiệm đảm bảo an toàn trên toàn tuyến được hoàn thành.

- Làn đường:

  • Đoạn từ Hà Nội đi Yên Bái có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp với tốc độ tối đa 120km/h (từ km0+00 – km123 +080). Mỗi chiều chạy 2 làn xe, mỗi làn rộng 3,75m và một làn xe dừng khẩn cấp rộng 3m.
  • Đoạn từ Yên Bái đi Lào Cai với 2 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, tốc độ tối đa 80 km/h. Theo đó, mỗi chiều xe chạy trên cao tốc 2 làn gồm 1 làn xe chạy (3,5 m) và 1 làn dừng khẩn cấp (2,5m). Vạch sơn liền chia 2 chiều; cho phép xe chạy vào làn khẩn cấp. Cứ 8 -10 km lại có một đoạn 4 làn dài 1km để các xe vượt nhau. Ngoài ra, cứ 2,5 km được bố trí vạch sơn vết đứt đoạn so le nhau để các phương tiện vượt ngược chiều.

- Điểm giao cắt:

  • Toàn bộ dự án có 19 điểm giao cắt với đường quốc lộ cũ và đường nội bộ chính, có thể qua lại một cách an toàn.

- Các đặc trưng của đường cao tốc:

  • Chuyển an toàn có phân luồng tốc độ.
  • Có rào chắn ngăn cách ở giữa.
  • Chỉ có thể ra vào đường cao tốc qua các điểm giao cắt.
  • Có hệ thống cầu vượt hoặc đường ngầm để các đường hiện tại vượt qua.

Thống kê

Hiện tại Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục khác của tuyến cao tốc này đó là khối lượng công việc đồ sộ nhất. Với chiều dài 245 km cao tốc, thống kê bao gồm:

  • 120 cầu lớn nhỏ (trong đó có 2 cầu lớn là cầu Sông Hồng và Sông Lô với chiều dài 1,68km, rộng 16,5m),
  • Một hầm xuyên núi (530m, cao 9m, rộng 14m),
  • Một hầm chui (giao Quốc lộ2 dài 645m),
  • Đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá,
  • Xử lý mái dốc hơn 1,3 triệu m2,
  • 460 cống hộp và cống phục vụ dân sinh, 895 cống tròn thoát nước các loại,
  • Trên 6 triệu m3 cấp phối đá dăm; gần 1,8 triệu tấn bê tông nhựa các loại, trên 600.000 m3 bê tông; gần 91.000m dài cọc khoan nhồi…

- Kỷ lục về chiều dài tuyến: chưa có tuyến cao tốc nào chạy liên tục 245 km với 13 trạm thu phí, 5 trạm dừng nghỉ rộng 23 ha. Qua 5 tỉnh như cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Tuyến đường từ Hà Nội qua 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái lên đến Lào Cai sẽ được các bác tài "chinh phục" chỉ sau 3,5 tiếng so với 7 tiếng trước đây.

- Kỷ lục dự án có nhiều hộ dân phải di dời nhiều nhất: Diện tích giải phóng mặt bằng của dự án là 2.062,38 ha; đền bù giải phóng mặt bằng cho 25.031 hộ dân bị ảnh hưởng; xây dựng 99 khu tái định cư; di dời và xây mới hàng trăm công trình công cộng; dự án áp dụng chương trình phục hồi thu nhập cho gần 17.000 hộ dân.

- Đây cũng là dự án đi qua địa hình, địa chất phức tạp nhất: Theo VEC, dự án được xây dựng xuyên từ khu vực đồng bằng lên vùng Tây Bắc, với nhiều đồi núi, vượt qua hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô.

Cũng cần nhắc tới, Đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai đang giữ kỷ lục về suất đầu tư hiệu quả nhất. Với tổng mức đầu tư hơn 1,46 tỷ USD, suất đầu tư của dự án chỉ vào khoảng 6 triệu USD/km đường cao tốc, thuộc loại thấp nhất hiện nay. Tuy nhiên đoạn từ Yên Bái đến Lào Cai mới mặt cắt ngang chỉ có 2 làn xe chạy.

Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được điều chỉnh tại quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 07/8/2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.

Đường đã được đưa vào khai thác từ tháng 21/9/2014.

Sự cố

Liên quan đến việc xây dựng

  • Sau 2 ngày tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi vào hoạt động, tại km 83, chiều từ Yên Bái về Phú Thọ đã có một vết nứt dài, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.[2]
  • Chiều ngày 7 tháng 10 năm 2014, nhiều người dân thôn Phú Hùng (xã Gia Phú) và thôn Tiến Lợi xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã mang cây, que ra chắn ngang đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đoạn km 237 khiến giao thông qua đoạn đường này bị ùn tắc khoảng 1 tiếng đồng hồ. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thi công gói thầu A8, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, các công ty xây dựng là nhà thầu phụ của Tổng công ty Cổ phần Vinaconex (nhà thầu chính) đã thuê một số tổ thợ xây là người dân của xã Gia Phú và Xuân Giao, huyện Bảo Thắng thi công các hạng mục như rãnh thoát nước, kè đá, đổ bê tông ta luy... Tuy nhiên, sau khi đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai hoàn thành đi vào hoạt động, các công ty này đã không trả tiền công cho một số tổ thợ như cam kết và có biểu hiện lẩn trốn.[2]

Nút giao thông

+ IC01: Nút giao đầu tiên (QL2 - Hầm chui)

+ IC03: Nút giao Bình Xuyên (ĐT310B)

+ IC04: Nút giao ??? (QL2B - Tam Đảo, Vĩnh Yên)

+ IC06: Nút giao Văn Quán (ĐT305C)

+ IC07: Nút giao Việt Trì (Đường Phù Đổng)

+ IC08: Nút giao Phù Ninh (QL2 - Đền Hùng)

+ IC09: Nút giao Phú Thọ (Đường Hồ Chí Minh)

+ IC10: Nút giao Sai Nga (QL32C)

+ IC11: Nút giao ??? (QL70B) - đang xây dựng

+ IC12: Nút giao TP Yên Bái??? (Đường tránh ngập thành phố Yên Bái)

+ IC14: Nút giao Mậu A

+ IC16: Nút giao Văn Bàn (QL279, ĐT151)

+ IC17: Nút giao Xuân Giao (QL4E - TP Lào Cai)

+ IC18: Nút giao Cam Đường???

+ IC19: Nút giao Đồng Tuyển??? (QL4D - Sa Pa, TP Lào Cai)

Tham khảo