Danh sách tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa tốt nghiệp Đại học Chỉ huy và Tham mưu Quân đội Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hai mươi năm (1955-1975) là thời gian tồn tại của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trước đó với danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa (1955-1965) và là hậu thân của Quân đội Quốc gia Việt Nam (1950-1955). Mặc dù với thời gian ngắn ngủi này, Quân đội VNCH cũng đã đào tạo được một số sĩ quan cao cấp, trong đó có 173 vị được phong cấp tướng[1]. Đa số sĩ quan cấp tướng đều xuất thân từ những trường võ bị do chính phủ Pháp mở ra tại Pháp và các nước thuộc địa Bắc Phi hoặc các trường do Quân đội Pháp mở ra ở Đông Dương. Số nhiều xuất thân từ các trường võ bị và trừ bị do Chính phủ Quốc gia Việt Nam được sự hỗ trợ của Quân đội Pháp mở ra tại 3 miền Bắc, Trung, Nam từ cuối thập niên 40 của thế kỷ trước[2].

Kể từ năm 1955, nhằm nâng cao trình độ chỉ huy và tham mưu cho các sĩ quan trong quân đội, nên hàng năm chính phủ của hai nền đệ nhất và đệ nhị Cộng hòa đã gửi các sĩ quan cấp tá và cấp tướng đi tu nghiệp tại Đại học Chỉ huy và Tham mưu Quân đội Hoa Kỳ (US Army Command and General Staff College) Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Mỗi năm có từ một đến nhiều sĩ quan VNCH được nhận tu nghiệp, ít nhất là khóa 1961 - 2 (khóa này chỉ có 1 học viên), nhiều nhất là hai khóa 1966 - 1 và 1967 - 1 (mỗi khoá có đến 26 học viên). Những sĩ quan này phải có cấp bậc từ Thiếu tá trở lên. Từ tháng 8 năm 1955 cho đến đầu năm 1975 có 237 sĩ quan trung và cao cấp được đi du học ở Học viện nói trên với tổng số là 36 khóa. Trong số này có 74 sĩ quan sau này là tướng lãnh chỉ huy và tham mưu trong quân đội VNCH, số còn lại (163 sĩ quan) về sau hầu hết đều lên đến cấp Đại tá và giữ những chức vụ cao trong quân đội.

Sau đây là danh sách sĩ quan Quân lực VNCH tốt nghiệp Học viện Fort Leavenworth được phong cấp tướng.

Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]

Stt Họ và tên
(Thời gian sống)
Xuất thân
Cấp bậc
năm tu nghiệp
Niên khóa
Thời gian
Cấp bậc
Chức vụ sau cùng
Chú thích
1[3]
Vĩnh Lộc
(1923-2009)
Võ bị Lục quân Pháp[4]
Thiếu tá
1955 - 1956
42 tuần[5]
Trung tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Tổng Tham mưu trưởng cuối cùng của Quân lực VNCH.
2
Nguyễn Bảo Trị
(1929)
Võ khoa Nam Định[6]
Trung tướng
Tổng cục trưởng
Tổng cục Quân huấn.
3
Bùi Đình Đạm
(1926-2009)
Võ bị Huế K1[7]
1956 - 1957
42 tuần
Thiếu tướng
Tổng Giám đốc
Tổng nha Nhân lực.
4
Cao Văn Viên
(1921-2008)
Võ bị Vũng Tàu[8]
Đại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Giữ chức vụ Tổng Tham mưu trưởng với thời gian lâu nhất của QLVNCH.
5
Nguyễn Văn Chuân
(1923-2002)
Võ bị Huế K1
Trung tá
1957 - 2
16 tuần[9]
Thiếu tướng
Tư lệnh Quân đoàn I
Giải ngũ năm 1966.
6
Nguyễn Hữu Có
(1925-2012)
Võ bị Huế K1
Đại tá
Trung tướng
Phụ tá
Tổng trưởng Quốc phòng
Giải ngũ năm 1967, cuối tháng 4/1975 tái ngũ giữ chức vụ Cố vấn cho Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc.
7
Tôn Thất Đính
(1926-2013)
Võ bị Huế K1
Trung tướng
Tư lệnh Quân đoàn I
Giải ngũ năm 1966.
8
Dương Ngọc Lắm
(1924-1973)
Võ bị Viễn Đông[10]
Trung tá
Thiếu tướng
Phụ tá Đặc biệt
Phủ Thủ tướng
Giải ngũ năm 1964.
9
Bùi Hữu Nhơn
(1928)
Võ bị Viễn Đông
Thiếu tướng
Uỷ ban Điều hành
Quốc tế Quân viện
Giải ngũ năm 1968
10
Nguyễn Văn Thiệu
(1923-2001)
Võ bị Huế K1
Trung tướng
Tổng thống VNCH
Giải ngũ năm 1967
11
Đặng Thanh Liêm
(1925-2005)
Võ bị Viễn Đông
1957 - 1958
42 tuần
Thiếu tướng
Tư lệnh Sư đoàn 5/BB
Giải ngũ năm 1965.
12
Đặng Văn Quang
(1929-2011)
Võ bị Huế K1
Trung tướng
Cố vấn
An ninh Quốc gia
13
Tôn Thất Xứng
(1923-2018)
Võ bị Huế K1
Đại tá
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
Đại học Quân sự[11]
Giải ngũ năm 1967.
14
Dương Văn Đức
(1925-2000)
Võ bị Viễn Đông
Thiếu tướng
1958 - 1
16 tuần[12]
Trung tướng
Tư lệnh Quân đoàn IV
Giải ngũ năm 1964.
15
Nguyễn Khánh
(1927-2013)
Võ bị Viễn Đông
Đại tá
Đại tướng
Thủ tướng Chính phủ
Giải ngũ năm 1965
16
Lữ Lan
(1927-2021)
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
Trung tướng
Chỉ huy trưởng
Cao đẳng Quốc phòng
17
Thái Quang Hoàng
(1918-2013)
Võ bị Tông Sơn Tây
Trung tướng
1958 - 2
16 tuần
Trung tướng
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
Giải ngũ năm 1965.
18
Nguyễn Văn Kiểm
(1924-1969)
Võ bị Viễn Đông
Trung tá
Thiếu tướng
Tham mưu trưởng
Biệt bộ Phủ Tổng thống
19
Dương Văn Minh
(1916-2001)
Võ bị Thủ Dầu Một[13]
Trung tướng
Đại tướng
Tổng thống VNCH
Tổng thống cuối cùng của VNCH.
20
Trần Văn Minh
(1923-2009)
Võ bị Tông Sơn Tây
Trung tướng
Tổng trưởng Quân lực
Giải ngũ năm 1974.
21
Phạm Văn Đổng
(1919-2008)
Võ bị Móng cái
Đại tá
1958 - 1959
42 tuần
Thiếu tướng
Tổng trưởng
Bộ Cựu chiến binh
Giải ngũ năm 1965.
22
Nguyễn Hữu Hạnh
(1926-2019)
Võ bị Vũng Tàu
Trung tá
Chuẩn tướng
Phụ tá
Tổng Tham mưu trưởng
Giải ngũ năm 1974, cuối tháng 4/1975 tái ngũ phục vụ chính quyền Tổng thống Dương Văn Minh.
23
Cao Hảo Hớn
(1936-2010)
Võ bị Viễn Đông
Trung tướng
Cố vấn Quân sự
Phủ Tổng thống
24
Lâm Văn Phát
(1920-1998)
Võ bị Viễn Đông
Trung tướng
Tư lệnh Biệt khu Thủ đô
Giải ngũ năm 1965, cuối tháng 4/1975 tái ngũ.
25
Nguyễn Đức Thắng
(1930-2020)
Võ khoa Nam Định
Trung tướng
Phụ tá Kế hoạch
Tổng Tham mưu trưởng
Giải ngũ năm 1973.
26
Huỳnh Văn Cao
(1927-2013)
Võ bị Huế K2
1959 - 1
16 tuần
Thiếu tướng
Tư lệnh Quân đoàn I
Giải ngũ năm 1966.
27
Lê Văn Kim
(1918-1987)
Trường Pháo binh Pháp
Thiếu tướng
Trung tướng
Phụ tá Tổng Tư lệnh QLVNCH
Giải ngũ năm 1965.
28
Hoàng Xuân Lãm
(1928-2017)
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
Trung tướng
Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
29
Linh Quang Viên
(1918-2013)
Trung tướng
Đặc trách Thanh tra
Quân đoàn II và IV
Giải ngũ năm 1973.
30
Mai Hữu Xuân
(1919-?)
Liêm phóng Pháp
Thiếu tướng
Trung tướng
Phụ tá Phó Tổng Tư lệnh QLVNCH
Giải ngũ năm 1965.
31
Huỳnh Văn Lạc
(1927-2014)
Võ khoa Thủ Đức K3[14]
Thiếu tá
1959 - 2
16 tuần
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 9/BB
32
Nguyễn Ngọc Lễ
(1918-1972)
Trường HSQ Pháp[15]
Trung tướng
Trung tướng
Chánh thẩm Tòa án
Mặt trận Quân sự
Giải ngũ năm 1965
33
Nguyễn Thanh Sằng
(1926-2005)
Võ bị Huế K2
Thiếu tá
Thiếu tướng
Tư lệnh Tiền phương
Quân đoàn IV
Giải ngũ năm 1973
34
Trần Ngọc Tám
(1926-2011)
Võ bị Viễn Đông
Thiếu tướng
Trung tướng
Tư lệnh ĐPQ và NQ
Giải ngũ năm 1974.
35
Đỗ Cao Trí
(1929-1971)
Nước Ngọt Vũng Tàu[16]
Đại tá
Trung tướng
Tư lệnh Quân đoàn III
Tử nạn trực thăng tại Tây Ninh, được truy thăng Đại tướng.
36
Nguyễn Duy Hinh
(1929)
Võ khoa nam Định
Thiếu tá
1959 - 1960
42 tuần
Thiếu tướng
Tư lệnh Sư đoàn 3/BB
37
Phan Đình Thứ
(1919-2002)
Võ bị Lục quân Pháp
Đại tá
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn II
Giải ngũ năm 1973.
38
Trần Thiện Khiêm
(1925-2021)
Võ bị Viễn Đông
1960 - 1
16 tuần
Đại tướng
Thủ tướng Chính phủ
Tổng trưởng Quốc phòng
39
Hồ Văn Tố
(1915-1962)
Võ bị Huế K2
Thiếu tướng
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng Liên trường
Võ khoa Thủ Đức
40
Võ Dinh
(1929-2017)
Võ bị Đà Lạt K3
Thiếu tá
1960 - 2
16 tuần
Chuẩn tướng
Tham mưu trưởng
Bộ Tư lệnh Không quân
41
Nguyễn Văn Mạnh
(1921-1994)
Võ bị Huế K2
Trung tá
1960-1961
42 tuần
Trung tướng
Tổng Tham mưu phó
Bộ Tổng Tham mưu
42
Nguyễn Vĩnh Nghi
(1932)
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tá
1961 - 1
16 tuần
Trung tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn III
43
Nguyễn Xuân Trang
(1924-2015)
Nước Ngọt Vũng Tàu
Đại tá
Thiếu tướng
Tham mưu phó
Bộ Tổng Tham mưu
44
Phạm Xuân Chiểu
(1920-2018)
Võ bị Lục quân
Chapa Yên Bái
Thiếu tướng
1961 - 1962
42 tuần
Trung tướng
Chủ tịch Hội đồng
Quốc gia Lập pháp
Giải ngũ năm 1965.
45
Trần Thanh Phong
(1926-1972)
Võ bị Huế K2
Trung tá
1962 - 1
16 tuần
Thiếu tướng
Chánh Văn phòng
Uỷ ban Trung ương
Tử nạn máy bay tại Phú Yên, được truy thăng Trung tướng.
46
Phạm Ngọc Sang
(1931-2002)
Võ khoa Thủ Đức K1
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 6/KQ
47
Nguyễn Văn Thiện
(1928-1970)
Võ khoa Thủ Đức K2
Chuẩn tướng
Tư lệnh Biệt khu
Quảng Nam-Đà Nẵng
48
Phạm Quốc Thuần
(1926)
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tá
1962 - 2
16 tuần
Trung tướng
Chỉ huy trưởng
Trường HSQ Đồng Đế[17]
49
Ngô Dzu
(1926-2006)
Võ bị Đà Lạt K2
Trung tá
1963 - 1
16 tuần
Trung tướng
Trưởng đoàn Quân sự
Ban Liên hợp 4 bên
50
Phạm Đăng Lân
(1927-2017)
Nước Ngọt Vũng Tàu
Chuẩn tướng
Cục trưởng Cục Công binh
Giải ngũ năm 1965.
51
Phạm Hữu Nhơn
(1928)
Võ khoa Nam Định
Thiếu tá
Chuẩn tướng
Trưởng phòng 7
Bộ Tổng Tham mưu
52
Đỗ Kế Giai
(1929-2016)
Võ bị Đà Lạt K5
1963 - 2
16 tuần
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
Lưc lượng Biệt động quân
53
Nguyễn Văn Hiếu
(1929-1975)
Võ bị Đà Lạt K3
Thiếu tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn III
Tử nạn do bị cướp cò súng lục tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn III, Biên Hòa, được truy thăng Trung tướng.
54
Nguyễn Xuân Thịnh
(1929-1998)
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
Trung tướng
Tư lệnh Pháo binh
55
Đào Duy Ân
(1932)
Võ bị Đà Lạt K4
Thiếu tá
1964 - 1
16 tuần
Thiếu tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn III
56
Lâm Quang Thi
(1931-2021)
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
Trung tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn I
57
Lâm Quang Thơ
(1931-1985)
Võ bị Đà Lạt K3
Thiếu tá
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
Võ bị Đà Lạt[18]
58
Trương Quang Ân
(1932-1968)
Võ bị Đà Lạt K4
1964 - 2
16 tuần
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 23/BB
Tử nạn trực thăng tại Đức Lập (Quảng Đức), được truy thăng Thiếu tướng
59
Võ Văn Cảnh
(1922-1994)
Võ bị Đập Đá K3[19]
Thiếu tướng
Thứ trưởng Bộ Nội vụ
60
Trần Tử Oai
(1921-1999)
Võ bị Tông Sơn Tây
Thiếu tướng
1964-1965
42 tuần
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
Võ bị Đà Lạt
Giải ngũ năm 1965.
61
Phan Đình Soạn
(1929-1972)
Võ khoa Thủ Đức K1
Trung tá
1965 - 1
16 tuần
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn I
Tử nạn trực thăng tại Đà Nẵng, được truy thăng Thiếu tướng.
62
Lê Văn Thân
(1932-2005)
Võ bị Đà Lạt K7
Thiếu tá
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó Quân đoàn II
63
Lê Ngọc Triển
(1927)
Võ bị Huế K2
Trung tá
Thiếu tướng
Tham mưu phó
Bộ Tổng Tham mưu
64
Trần Văn Cẩm
(1927-2009)
Võ bị Huế K2
1966 - 1
16 tuần
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 23/BB
65
Nguyễn Chấn
(1931)
Võ khoa Nam Định
Chuẩn tướng
Cục trưởng Cục Công binh
66
Trần Bá Di
(1931-2018)
Võ bị Đà Lạt K5
Thiếu tướng
Chỉ huy trưởng
TTHL Quang Trung
67
Lý Bá Hỷ
(1923-2015)
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Tư lệnh phó
Biệt khu Thủ đô
68
Nguyễn Văn Chức
(1928-2018)
Võ bị Vũng Tàu
1967 - 1
16 tuần
Chuẩn tướng
Cục trưởng Cục Công binh
Kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận vào ngày 29/4/1975.
69
Nghiêm Văn Phú
(1928-2008)
HQ Nha Trang K2[20]
Phó Đề đốc
Chuẩn tướng
Tư lệnh Lực lượng
Tuần thám 212
70
Trương Bảy
(1930-2013)
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
1968-1969
42 tuần
Chuẩn tướng
Phụ tá Tư lệnh
Cảnh sát Quốc gia
Nguyên là sĩ quan quân đội biệt phái sang Bộ Nội vụ.
71
Chương Dzềnh Quay
(1928)
Võ bị Đà Lạt K5
1969 - 1970
42 tuần
Chuẩn tướng
Tham mưu trưởng
Quân đoàn IV
72
Ngô Hán Đồng
(1930-1972)
Võ khoa Thủ Đức K2
1970 - 1971
42 tuần
Đại tá
Chỉ huy trưởng
Pháo binh Quân đoàn I
Tử nạn trực thăng tại Đà Nẵng, được truy thăng Chuẩn tướng.
73
Lê Nguyên Vỹ
(1933-1975)
Võ bị Địa phương
Trung Việt K2
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 5/BB
Tự sát ngày 30/4/1975.
74
Trần Quang Khôi
(1930)
Võ bị Đà Lạt K6
1972 - 1973
42 tuần
Chuẩn tướng
Tư lệnh Lữ đoàn 3
Kỵ binh Thiết giáp

Ngoài danh sách 74 học viên sĩ quan VNCH tu nghiệp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Hoa Kỳ được phong cấp tướng nêu trên trong tổng số 237 học viên từ khóa đầu tiên 1955-1956 đến khóa cuối cùng 1974-1975. Số 163 học viên còn lại về sau hầu hết đều là sĩ quan cấp Đại tá được giữ những chức vụ cao trong quân đội VNCH (chưa có danh sách). Tuy nhiên ở các bài tiểu sử của từng tướng lĩnh, đã chú thích thêm họ và tên những sĩ quan cùng tham gia khóa học với học viên được phong cấp tướng, cụ thể như sau:

Stt Niên khóa
Thời gian
Sĩ số Chú thích
trong bài tiểu sử
Stt Niên khóa
Thời gian
Sĩ số Chú thích
trong bài tiểu sử
1
1955 - 1956
42 tuần[21]
3
Vĩnh Lộc
2
1956 - 1957
42 tuần
7
Cao Văn Viên
3
1957 - 2
16 tuần[22]
8
Nguyễn Hữu Có
4
1957 - 1958
42 tuần
7
Đặng Văn Quang
5
1958 - 1
16 tuần
4
Dương Văn Đức
6
1958 - 2
16 tuần
4
Thái Quang Hoàng
7
1958 - 1959
42 tuần
7
Nguyễn Đức Thắng
8
1959 - 1
16 tuần
7
Linh Quang Viên
9
1959 - 2
16 tuần
8
Trần Ngọc Tám
10
1959 - 1960
42 tuần
4
Nguyễn Duy Hinh
11
1960 - 1
16 tuần
4
Hồ Văn Tố
12
1960 - 2
16 tuần
4
Võ Dinh
13
1960 - 1961
42 tuần
4
Nguyễn Văn Mạnh
14
1961 - 1
16 tuần
4
Nguyễn Vĩnh Nghi
15
1961 - 1962
42 tuần
2
Phạm Xuân Chiểu
16
1962 - 1
16 tuần
5
Phạm Ngọc Sang
17
1962 - 2
16 tuần
4
Phạm Quốc Thuần
18
1963 - 1
16 tuần
5
Ngô Dzu
19
1963 - 2
16 tuần
4
Đỗ Kế Giai
20
1964 - 1
16 tuần
5
Lâm Quang Thơ
21
1964 - 2
16 tuần
4
Trương Quang Ân
22
1964 - 1965
42 tuần
4
Trần Tử Oai
23
1965 - 1
16 tuần
9
Phan Đình Soạn
24
1966 - 1
16 tuần
26
Trần Bá Di
25
1967 - 1
16 tuần
26
Nguyễn Văn Chức
26
1968 - 69
42 tuần
7
Trương Bảy
27
1969 - 1970
42 tuần
8
Chương Dzềnh Quay
28
1970 - 1971
42 tuần
11
Lê Nguyên Vỹ
29
1972 - 1973
42 tuần
9
Trần Quang Khôi

Trên đây là 29 khóa với tổng số là 204 học viên. Còn lại 7 khóa với 33 học viên:

Stt Niên khóa
Thời gian
Sĩ số Tên học viên Stt Niên khóa
Thời gian
Sĩ số Tên học viên
1
1961 - 2
16 tuần[23]
1
Đ/tá Lâm Quang Phòng[24]
2
1962 - 1963
42 tuần[21]
2
Th/tá Tạ Thành Long[25]
Tr/tá Lý Trọng Song[26]
3
1963 - 1964
42 tuần
2
Th/tá Trần Đình Duyên[27]
Th/tá Nguyễn Văn Tỵ[28]
4
1967 - 1968
42 tuần
8
Tr/tá Phạm Kim Chung[29]
Tr/tá Dương Văn Đô[30]
Tr/tá Nguyễn Thọ Lập[31]
Tr/tá Nguyễn Văn Lộc[32]
Tr/tá Phan Huy Lương[33]
Tr/tá Nguyễn Phú Sanh[34]
Tr/tá Đỗ Dương Thanh[35]
Tr/tá Trần Tín[36]
5
1971 - 1972
42 tuần
11
Tr/tá Võ Kim Hải[37]
Đ/tá Kha Vãng Huy[38]
Đ/tá Nguyễn Quang Kiệt[39]
Đ/tá Hoàng Cơ Lân[40]
Tr/tá Nguyễn Văn Nhạ[41]
Tr/tá Huỳnh Long Phi[42]
Tr/tá Trịnh Đình Phi[43]
Tr/tá Nguyễn Văn Tăng[44]
Tr/tá Trần Văn Thoàn[45]
Tr/tá Huỳnh Văn Thơm[41]
Tr/tá Cao Đăng Tường[46]
6
1973 - 1974
42 tuần
5
Tr/tá Nguyễn Văn Khả[47]
Tr/tá Đỗ Trọng Khôi[48]
Tr/tá Huỳnh Minh Mẫn[49]
Tr/tá Phạm Văn Tuấn[50]
Tr/tá Nguyễn Quốc Tuấn[51]
7
1974 - 1975
42 tuần
4[52]
Đ/tá Nguyễn Văn Hạo[53]
Đ/tá Huỳnh Vĩnh Lại[54]
Tr/tá Phan Trọng Sinh[55]
Tr/tá Trần Văn Thưởng[56]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Xem trang: Tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa, Wikipedia tiếng Việt
  2. ^ Xem trang: Trường Võ bị Quốc gia Đà LạtTrường Bộ binh Thủ Đức, Wikipedia tiếng Việt
  3. ^ Thứ tự từ khóa học đầu tiên đến khóa cuối cùng.
  4. ^ Xuất thân từ trường sĩ quan
  5. ^ Là "Khóa học Thông thường" (Regular Courses) có thời gian thụ huấn là 10 tháng rưỡi, luôn khai giảng năm trước và mãn khóa năm sau.
  6. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định.
  7. ^ Trường Võ bị Quốc gia Việt Nam đặt tại Huế.
  8. ^ Trường Võ bị Địa phương Nam Việt đặt tại Vũng Tàu.
  9. ^ Là "Khóa học liên kết" (Associate Courses) thứ hai của năm, có thời gian thụ huấn 4 tháng, luôn luôn khai giảng vào đầu tháng 8 và kết thúc vào cuối tháng 12 cùng năm
  10. ^ Trường Võ bị Liên quân Viễn Đông đặt tại Đà Lạt, tiền thân của trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt.
  11. ^ Sau đổi tên thành trường Chỉ huy và Tham mưu cao cấp Lục quân.
  12. ^ Là "Khóa học Liên kết" thứ nhất của năm, luôn luôn khai giảng trong tháng giêng và mãn khóa trong tháng 5 cùng năm.
  13. ^ Trường sĩ quan Lục quân đặt tại Thủ Dầu Một (Nay là tỉnh Bình Dương).
  14. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  15. ^ Trường Hạ sĩ quan Lục quân Pháp
  16. ^ Trường Sĩ quan Nước Ngọt đặt tại Vũng Tàu là hậu thân của trường Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt.
  17. ^ Trường Hạ sĩ quan QLVNCH, tọa lạc tại Đồng Đế, Ba Làng, Nha Trang.
  18. ^ Trường Võ bị Quốc gia tọa lạc tại Đà Lạt.
  19. ^ Trường Võ bị Địa phương Trung Việt tọa lạc tại Đập Đá (Huế), là hậu thân của trường Võ bị Quốc gia Huế.
  20. ^ Trường sĩ quan Hải quân tọa lạc tại Nha Trang
  21. ^ a b "Khóa học Thông thường" (Regular Courses), thời gian thụ huấn 10 tháng rưỡi.
  22. ^ "Khóa học Liên kết" (Associate Courses), thời gian thụ huấn 4 tháng.
  23. ^ "Khóa học Liên kết" (Associate courses), thời gian thụ huấn 4 tháng.
  24. ^ Tốt nghiệp Trường Hạ sĩ quan Pháp, chức vụ sau cùng là Tổng Giám đốc Thanh niên (1971-1973), giải ngũ năm 1973
  25. ^ Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Trưởng ban Quân sự 4 bên
  26. ^ Tốt nghiệp khóa 4 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Trưởng phòng trong Bộ Tư lệnh Không quân
  27. ^ Sau cùng là Trung tá phục vụ trong đơn vị Bộ binh
  28. ^ Tốt nghiệp khóa 5 Sĩ quan Thủ Đức, sau cùng là Trung tá Trưởng khối Điều hành tại Bộ Quốc phòng
  29. ^ Tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Pháo binh Quân đoàn I
  30. ^ Tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Thủ Đức, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp (năm 1972, tái nhiệm Chỉ huy trưởng Thiết giáp lần thứ 2)
  31. ^ Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Địa phương quân và Nghĩa quân Quân đoàn III
  32. ^ Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 106 Biệt động quân
  33. ^ Tốt nghiệp Sĩ quan Nam Định, sau cùng là Đại tá Phụ tá Tư lệnh phó Quân đoàn III
  34. ^ Tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá biệt phái Phụ tá Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia
  35. ^ Tốt nghiệp Sĩ quan Nam Định, sau cùng là Đại tá Trưởng khối Huấn luyện Trường Chỉ huy và Tham mưu
  36. ^ Sau cùng là Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn 1 Kỵ binh
  37. ^ Tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Thủ Đức, chức vụ sau cùng là Chỉ huy trưởng Trường Pháo binh (1968-1970)
  38. ^ Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức, tùng sự tại Bộ Chỉ huy Thiết giáp
  39. ^ Tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức, chức vụ sau cùng là Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Biệt động quân Trung ương
  40. ^ Sĩ quan Trưng dung, chức vụ sau cùng là Y sĩ trưởng Sư đoàn Nhảy dù
  41. ^ a b Phục vụ trong đơn vị Bộ binh
  42. ^ Tốt nghiệp khóa 4 Sĩ quan Thủ Đức, tử nạn trực thăng năm 1972 tại Hải Lăng, Quảng Trị, được truy thăng Đại tá
  43. ^ Sau cùng là Đại tá Giám đốc Trường Sinh ngữ Quân đội (1970-1973)
  44. ^ Tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt, nguyên Quận trưởng quận Hương Thủy, Thừa Thiên (1968-1970)
  45. ^ Tốt nghiệp khóa 10 Võ bị Đà Lạt, sau cùng là Đại tá Tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ binh
  46. ^ Sau cùng là Đại tá Cục trưởng Cục Chính huấn)
  47. ^ Phục vụ trong đơn vị Bộ binh)
  48. ^ Tốt nghiệp khóa 7 Võ khoa Thủ Đức, chức vụ sau cùng là Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Lực lượng Đặc biệt (1969-1970)
  49. ^ Tùng sự ở Cục Quân cụ
  50. ^ Chức vụ sau cùng là Chỉ huy phó Pháo binh Quân đoàn II)
  51. ^ Tùng sự ở Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân phí
  52. ^ Bốn học viên của khóa 1974 - 1975 đang học dở dang đều bị kẹt lại Hoa Kỳ khi biến cố 30 tháng 4 xảy ra ở Miền Nam Việt Nam
  53. ^ Chức vụ sau cùng là Chánh Văn phòng Tổng trưởng Quốc phòng
  54. ^ Giám đốc cuối cùng Trường Sinh ngữ Quân đội
  55. ^ Tốt nghiệp khóa 11 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng tùng sự ở Sở Liên lạc thuộc Nha Kỹ thuật Bộ Tổng Tham mưu. Bào đệ của Trung tướng Phan Trọng Chinh
  56. ^ Tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt, chức vụ sau cùng là Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Liên đoàn 81 Biệt kích Dù

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]