Ramesses VII

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Usermaatre Setepenre Meryamun Ramesses VII (cũng còn được viết là RamsesRameses) là vị pharaon thứ sáu thuộc Vương triều thứ 20 của Ai Cập cổ đại. Ông trị vì từ khoảng năm 1136-1129 [1] TCN và là con trai của vua Ramesses VI. Niên đại khác cho vương triều của ông là từ 1138-1131 TCN.[2] Cuộn giấy cói Sổ sách Turin 1907 + 1908 có niên đại là vào năm 7 III Shemu ngày 26 thuộc vương triều của ông và đã được tái dựng lại để cho thấy toàn bộ 11 năm từ năm thứ năm của Ramesses VI cho đến năm thứ 7 dưới vương triều của ông.[3]

Thời gian cai trị[sửa | sửa mã nguồn]

Năm thứ bảy của Ramesses VII còn được chứng thực trên ostraca O. Strasbourg h 84 mà có niên đại là II Shemu ngày 16 năm cai trị thứ bảy của ông.[4] Năm 1980, CJ Eyre đã chứng minh rằng một cuộn giấy cói Năm 8 thuộc về vương triều của Ramesses VII. Cuộn giấy cói này, P Turin Cat 1883 + 2095, có niên đại là năm 8 IV Shemu ngày 25 (có khả năng là Ramesses VII), ghi chép chi tiết về mệnh lệnh tiến hành của một số đồ tạo tác bằng đồng và đề cập đến hai quản đốc tại Deir El-Medina: Nekhemmut và Hor [mose] [[5][6] Người quản đốc Hormose trước đó đã được chứng thực là đã chỉ giữ chức vụ dưới vương triều của Ramesses IX trong khi người cha và cũng là người tiền nhiệm của ông ở vị trí này- Ankherkhau- đã giữ chứ vụ từ thập niên thứ hai dưới vương triều của Ramesses III cho đến năm thứ tư của Ramesses VII, thời điểm ông ta vẫn còn đang còn đảm đương chức vụ với Nekhemmut và viên ký lục Horisheri.[7] Cuộc giấy cói năm 8 đã chứng minh rằng Hormose kế tục tước vị của cha mình là quản đốc vào Năm 8 của Ramesses VII. Dominique Valbelle cho rằng việc CJ Eyre quy tài liệu này liên quan đến Ramesses VII là không chắc chắn vì viên quản đốc Hormose trước đó chỉ có được chứng thực rõ ràng là nắm giữ chức vụ này vào năm 6 và 7 dưới vương triều của Ramesses IX.[6] Tuy nhiên, cuộn giấy cói này rõ ràng đã mang dấu ấn triện của Usermaatre Setepenre -vương hiệu của Ramesses VII- trong khi vương hiệu của Ramesses IX là Neferkare- điều đó chỉ ra rằng Ramesses IX là vị vua có năm 8 được ghi nhận trong các ghi chép P. Turin 1883 + 2095. Sự hiện diện của vị quản đốc cùng thời với Hormose -Nekhemmut-cũng nói lên rằng tài liệu giấy cói này có niên đại vào giữa vương triều thứ 20 có lẽ là vương triều của Ramesses VII từ khi Nekhemmut được chứng thực nắm giữ chức vụ này "từ năm thứ hai của Ramesses IV cho đến năm mười bảy của Ramesses IX. "[7]

Thời điểm Ramesses VII lên ngôi được biết là đã diễn ra vào khoảng cuối III Peret,[8], nhà vua đã trị vì Ai Cập trong một thời gian tối thiểu là 7 năm và 5 tháng khi văn kiện này được soạn thảo với điều kiện là nó thuộc về vương triều của ông dường như điều này có vẻ có thể đã xảy ra bởi vì vương hiệu của ông có trong các cuộn giấy cói. Nhà Ai Cập học người Đức Jürgen von Beckerath cũng chấp nhận bằng chứng của CJ Eyre rằng Năm 8 IV Shemu ngày 25 là niên đại dài nhất được biết đến của Ramesses VII.[8] Tuy nhiên, thời điểm lên ngôi của vị vua kế vị ông, Ramesses VIII, đã được Amin Amer xác định là vào khoảng 8 tháng giữa I Peret ngày 2 tới I Akhet ngày 13.[9] hoặc 5 tháng sau thời điểm năm 8 IV Shemu ngày 25 của Ramesses VII. Vì vậy, nếu Ramesses VII không qua đời vào khoảng thời gian ngắn khoảng 2 tuần giữa IV Shemu ngày 29 đến I Akhet 13, vị pharaon này sẽ cai trị thêm ít nhất 4 tháng nữa cho đến khi I Peret ngày 2 và cai trị Ai Cập trong vòng 7 năm và 9 tháng ch tới khi ông băng hà. Do đó, có thể Ramesses VII đã cai trị Ai Cập trong gần 8 năm; hiện nay, vương triều ông nhất định đã kéo dài 7 năm và 5 tháng.

Rất ít điều được biết đến về vương triều của ông, mặc dù rõ ràng đã có thời gian diễn ra một số sự bất ổn khi giá ngũ cốc tăng vọt lên mức cao nhất.[10]

An táng[sửa | sửa mã nguồn]

Ramesses VII đã được an táng trong ngôi mộ KV1 sau khi ông qua đời. Xác ướp của ông đã không bao giờ được tìm thấy, mặc dù bốn chiếc ly có ghi tên của vị pharaon đã được tìm thấy ở DB320 cùng với các vị vua khác.[11]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Shaw, Ian biên tập (2000). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. tr. 481. ISBN 0-19-815034-2.
  2. ^ Erik Hornung, Rolf Krauss & David Warburton (editors), Handbook of Ancient Egyptian Chronology (Handbook of Oriental Studies), Brill: 2006, p.493
  3. ^ Raphael Ventura, "More Chronological Evidence from Turin Papyrus Cat.1907+1908," JNES 42, Vol.4 (1983), pp.271-277
  4. ^ Jac Janssen, JEA 52 (1966), p.91 n.2
  5. ^ C.J. Eyre, The reign-length of Ramesses Vii, JEA 66 (1980), pp.168-170
  6. ^ a b Dominique Valbelle, Les Ouvriers de la tombe: Deir el-Médineh à l'époque Ramesside, 1985. note 8
  7. ^ a b Eyre, pp.168-170
  8. ^ a b J. von Beckerath, Chronologie des pharaon ischen Ägypten, Mainz am Rhein: Verlag Philipp von Zabern. (1997), p.201
  9. ^ A. Amer, A Unique Theban Tomb Inscription under Ramesses VIII, GM 49, 1981, pp.9-12
  10. ^ Shaw (2000), p. 308
  11. ^ Reeves, Nicholas. Wilkinson, Richard H.The Complete Valley of the Kings. p. 167. Thames & Hudson. 1997. (Reprint) ISBN 0-500-05080-5

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]