Semenkare Nebnuni

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Semenkare Nebnuni (cũng đọc là NebnunNebnennu) là một pharaon được chứng thực nghèo nàn thuộc giai đoạn đầu vương triều thứ 13 trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai của Ai Cập. Theo nhà Ai Cập học Darrell Baker và Kim Ryholt, Nebnuni là nhà vị vua thứ chín của vương triều thứ 13[1][3]. Mặt khác, Jürgen von BeckerathDetlef Franke lại xem ông là vị vua thứ 8 của vương triều này.[4][5][6]

Chứng thực[sửa | sửa mã nguồn]

Tên của Nebnuni được ghi lại trong bản Danh sách Vua Turin ở cột thứ 7, dòng thứ 11. Độ dài triều đại của ông đã hầu như đã bị mất trong một chỗ khuyết của cuộn giấy cói ngoại trừ đoạn cuối: "[...] và 22 ngày"[7][8]. Sự chứng thực duy nhất cùng thời của Nebnuni đó là một tấm bia bằng sứ cho thấy nhà vua phía trước Ptah "Phía Nam bức tường của ngài", và trên mặt kia là trước Horus, "Chúa tể của những xứ sở ngoại bang". Tấm bia này còn khắc tên nomen và prenomen của Nebnuni. Nó được phát hiện tại Gebel el-Zeit nằm trên bờ biển Đỏ thuộc Sinai, tại đây có các mỏ galena.[9]

Triều đại[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà Ai Cập học Kim Ryholt cho rằng triều đại của Nebnuni kéo dài 2 năm từ năm 1785 TCN cho tới năm 1783 TCN. Mặt khác, các nhà Ai Cập học như Rolf Krauss, Detlef Franke và Thomas Schneider lại cho rằng triều đại của Nebuni chỉ kéo dài trong 1 năm vào năm 1739 TCN.[2] Mặc dù có ít thông tin được biết đến về triều đại của Nebnuni, sự tồn tại của tấm bia của ông cho thấy rằng trong giai đoạn này, các vị vua thuộc vương triều thứ 13 vẫn nắm giữ được đủ quyền lực để tổ chức các cuộc thám hiểm mỏ tới bán đảo Sinai nhằm mục đích cung cấp nguyên vật liệu cho những công trình xây dựng và tạo ra những đồ vật xa xỉ. Cuối cùng, Ryholt chỉ ra sự thiếu vắng của các mối liên kết hoàng gia giữa Nebnuni và vị tiên vương của ông. Do vậy ông ta kết luận rằng Nebnuni có thể đã cướp ngôi.[1][3]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here.
  2. ^ a b Thomas Schneider following Detlef Franke: Lexikon der Pharaonen, Albatros, Düsseldorf 2002, ISBN 3-491-96053-3
  3. ^ a b Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 245
  4. ^ Jürgen von Beckerath: Untersuchungen zur politischen Geschichte der Zweiten Zwischenzeit in Ägypten, Glückstadt, 1964
  5. ^ Jürgen von Beckerath: Chronologie des pharaonischen Ägyptens, Münchner Ägyptologische Studien 46, Mainz am Rhein, 1997
  6. ^ Thomas Schneider: Ancient Egyptian Chronology - Edited by Erik Hornung, Rolf Krauss, And David a. Warburton, available online, see p. 176
  7. ^ Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the pharaons: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 245
  8. ^ KSB Ryholt, sách đã dẫn
  9. ^ Georges Castel and Georges Soukiassian: Dépôt de stèles dans le sanctuaire du Nouvel Empire au Gebel Zeit, BIFAO 85 (1985), ISSN 0255-0962, p. 290, pl. 62
Tiền nhiệm
Amenemhat VI
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ Mười Ba của Ai Cập
Kế nhiệm
Sehetepibre