Vương triều thứ Ba Mươi Mốt của Ai Cập

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương triều thứ Ba Mươi Mốt của Ai Cập
Tỉnh của Đế chế Achaemenes

343 TCN–332 TCN
 

Cờ Achaemenid Egypt (Thời kỳ Ai Cập Satrapy thứ hai/ satrap VI)

Cờ của Cyrus Đại đế
Vị trí của Achaemenid Egypt (Thời kỳ Ai Cập Satrapy thứ hai/ satrap VI)
Vị trí của Achaemenid Egypt (Thời kỳ Ai Cập Satrapy thứ hai/ satrap VI)
Phần phía tây của Đế quốc Achaemenes, với lãnh thổ thuộc địa là Ai Cập.[1][2][3][4]
Thời kỳ lịch sử Achaemenes
 -  Cuộc chinh phục của Artaxerxes III 343 TCN
 -  Cuộc chinh phục của Alexander Đại đế 332 TCN

Vương triều thứ Ba Mươi Mốt của Ai Cập cổ đại (Vương triều thứ 31) là một vương triều thuộc Thời kỳ Hậu nguyênThời kỳ Satrap Ai Cập thứ hai đã tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, đồng thời với Đế chế Achaemenes, giữa những năm 343 trước Công nguyên và năm 332 trước Công nguyên. Nó cũng là thời kỳ cuối cùng trong loạt các vương triều được đánh số thứ tự của Ai Cập.

Sau một khoảng thời gian độc lập, trong đó có ba vương triều do người bản địa trị vì (Vương triều thứ 28, 29, 30). Sai đó Artaxerxes III (358–338 TCN) đã cai trị khu vực Sông Nin này, và một gian đoạn thứ hai ngắn do satrap cai trị (343–332 TCN) được gọi là Vương triều thứ Ba Mươi Mốt của Ai Cập.

Bức tượng của một người đàn ông Ai Cập trong trang phục của Ba Tư, khoảng năm 343-332 TCN, 71.139, Bảo tàng Brooklyn

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện tại vẫn không xác định được rõ ai là người kế vị sau Artaxerxes III, nhưng dưới triều của Darius III (336-330 TCN) đã có Sabaces, người đã chiến đấu và chết tại Issus và kế vị bởi Mazaces. Người Ai Cập cũng đã chiến đấu tại Issus, ví dụ như các nhà quý tộc Somtutefnekhet của Heracleopolis, người đã mô tả về "tấm bia Naples" và làm thế nào ông đã trốn thoát được trong cuộc chiến chống lại người Hy Lạp và Arsaphes, vị thần của thành phố ông đã bảo vệ ông và cho phép ông trở về nhà.

Năm 332 TCN, Mazaces bàn giao các nước cho Alexander Đại đế mà không chiến đấu. Đế chế Achaemenid đã kết thúc, và trong thời Ai Cập là satrapy thuộc Vương quốc của Alexander. Sau gia tộc Ptolemy và người La Mã.

Các pharaon Vương triều thứ 31[sửa | sửa mã nguồn]

Tên pharaon Hình ảnh Cai trị Tên Ngai Ghi chú
Artaxerxes III 343–338 TCN Đặt Ai Cập dưới sự cai trị của Ba Tư lần thứ hai
Artaxerxes IV 338–336 TCN Chỉ cai trị ở Hạ Ai Cập
Khababash 338–335 TCN Senen-setepu-ni-ptah Dẫn đầu một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Ba Tư ở Thượng Ai Cập, tự xưng là pharaon
Darius III 336–332 TCN Thượng Ai Cập trở lại kiểm soát bởi Ba Tư vào năm 335 TCN

Dòng thời gian (chỉ bao gồm các pharaon Achaemenes)[sửa | sửa mã nguồn]

Darius IIIArtaxerxes IVArtaxerxes III

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ O'Brien, Patrick Karl (2002). Atlas of World History (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. tr. 42–43. ISBN 9780195219210.
  2. ^ Philip's Atlas of World History. 1999.
  3. ^ Davidson, Peter (2018). Atlas of Empires: The World's Great Powers from Ancient Times to Today (bằng tiếng Anh). i5 Publishing LLC. ISBN 9781620082881.
  4. ^ Barraclough, Geoffrey (1989). The Times Atlas of World History (bằng tiếng Anh). Times Books. tr. 79. ISBN 0723003041.
Vương triều trước Vương triều của Ai Cập Vương triều sau
Vương triều thứ 30 343-332 TCN Không có - kết thúc Thời kỳ Ai Cập cổ đại

Chuyển sang giai đoạn Ai Cập thời cổ điển (Ai Cập bị ảnh hưởng bởi Cổ đại Hy Lạp-La Mã)