Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 116: Dòng 116:
===Giải phẫu và sinh lý===
===Giải phẫu và sinh lý===
{{chính|Cơ thể con người}}
{{chính|Cơ thể con người}}
Hầu hết các khía cạnh sinh lý người đều tương đồng với các khía cạnh tương ứng của sinh lý động vật. Cơ thể con người bao gồm các phần [[chân]], [[thân]], [[Cánh tay|tay]], [[cổ]] và [[đầu]]. Cơ thể người trưởng thành được cấu thành từ khoảng 100 nghìn tỷ [[tế bào]]. Những [[hệ thống sinh học]] tồn tại ở người bao gồm [[hệ thần kinh]], [[hệ tuần hoàn]], [[hệ tiêu hóa]], [[hệ nội tiết]], [[hệ miễn dịch]], [[hệ vỏ bọc]], [[hệ bạch huyết]], [[hệ vận động]], [[hệ sinh dục]], [[hệ hô hấp]] và [[hệ tiết niệu]].<ref>{{cite book | vauthors = Roza G |title=Inside the human body : using scientific and exponential notation |date=2007 |publisher=Rosen Pub. Group's PowerKids Press |location=New York |isbn=978-1-4042-3362-1 | url = https://books.google.com/books?id=vhO8Ia2ik7oC | page = 21 }}</ref><ref>{{cite web |title=Human Anatomy |url=https://www.innerbody.com/htm/body.html |publisher=Inner Body |access-date=6 January 2013 |url-status=live |archive-url=https://web.archive.org/web/20130105065620/https://www.innerbody.com/htm/body.html |archive-date=5 January 2013 }}</ref> Công thức răng của con người là {{DentalFormula|upper=2.1.2.3|lower=2.1.2.3}}. Con người có [[vòm miệng]] ngắn hơn và [[răng]] nhỏ hơn so với những linh trưởng khác. Họ là loài linh trưởng duy nhất có [[răng nanh]] ngắn và tương đối phẳng (tức là [[răng cửa]]). Răng người có đặc trưng mọc khăng khít và những khoảng răng rụng thường sẽ được lấp nhanh chóng bởi răng mới ở những cá nhân trẻ tuổi. Con người đang dần tiến hóa mất đi chiếc [[răng hàm thứ ba]] (răng khôn), nhiều cá nhân thậm chí không có răng này khi sinh.<ref name="Revolution">{{cite book| vauthors = Collins D |url=https://archive.org/details/humanrevolutionf0000coll|title=The Human Revolution: From Ape to Artist|year=1976|isbn=978-0714816760|page=[https://archive.org/details/humanrevolutionf0000coll/page/208 208]|url-access=registration}}</ref>
Hầu hết các khía cạnh sinh lý người đều tương đồng với các khía cạnh tương ứng của sinh lý động vật. Cơ thể con người bao gồm các phần [[chân]], [[thân]], [[Cánh tay|tay]], [[cổ]] và [[đầu]]. Cơ thể người trưởng thành được cấu thành từ khoảng 100 nghìn tỷ [[tế bào]]. Những [[hệ thống sinh học]] tồn tại ở người bao gồm [[hệ thần kinh]], [[hệ tuần hoàn]], [[hệ tiêu hóa]], [[hệ nội tiết]], [[hệ miễn dịch]], [[hệ vỏ bọc]], [[hệ bạch huyết]], [[hệ vận động]], [[hệ sinh dục]], [[hệ hô hấp]] và [[hệ tiết niệu]].<ref>{{cite book | vauthors = Roza G |title=Inside the human body : using scientific and exponential notation |date=2007 |publisher=Rosen Pub. Group's PowerKids Press |location=New York |isbn=978-1-4042-3362-1 | url = https://books.google.com/books?id=vhO8Ia2ik7oC | page = 21 }}</ref><ref>{{cite web |title=Human Anatomy |url=https://www.innerbody.com/htm/body.html |publisher=Inner Body |access-date=6 January 2013 |url-status=live |archive-url=https://web.archive.org/web/20130105065620/https://www.innerbody.com/htm/body.html |archive-date=5 January 2013 }}</ref> Công thức răng của con người là {{DentalFormula|upper=2.1.2.3|lower=2.1.2.3}}. Con người có [[vòm miệng]] ngắn hơn và [[răng]] nhỏ hơn so với những linh trưởng khác. Họ là loài linh trưởng duy nhất có [[răng nanh]] ngắn và tương đối phẳng (tức là [[răng cửa]]). Răng người có đặc trưng mọc khăng khít và những khoảng răng rụng thường sẽ được lấp nhanh chóng bởi răng mới ở những cá nhân trẻ tuổi. Con người đang dần tiến hóa mất đi chiếc [[răng hàm thứ ba]] (răng khôn), nhiều cá nhân thậm chí không có răng này khi sinh.<ref name="Revolution">{{cite book| vauthors = Collins D |url=https://archive.org/details/humanrevolutionf0000coll|title=The Human Revolution: From Ape to Artist|year=1976|isbn=978-0714816760|page=[https://archive.org/details/humanrevolutionf0000coll/page/208 208]|url-access=registration}}</ref>

Giống tinh tinh, con người sở hữu nhiều vết tích tiến hóa như [[xương cùng]], [[ruột thừa]], khớp vai linh hoạt, các ngón tay nắm được và ngón cái đối nhau (tức có thể chĩa vuông góc với các ngón còn lại).<ref>{{cite book| vauthors = Marks JM |title=Human Biodiversity: Genes, Race, and History|date=2001|publisher=Transaction Publishers|isbn=978-0-202-36656-2|page=16|language=en}}</ref> Ngoài [[đi đứng bằng hai chân]] và kích thước não lớn, con người khác biệt với tinh tinh chủ yếu ở [[khứu giác]], [[thính giác]] và khả năng tiêu hóa protein.<ref name="O'Neil" /> Mặc dù con người có mật độ [[nang lông]] tương đương với các loài vượn khác, song chúng chủ yếu là [[lông tơ]], hầu hết đều ngắn và phân bố thưa thớt như không có lông.<ref>{{cite news|date=2017|title=How to be Human: The reason we are so scarily hairy|work=New Scientist|url=https://www.newscientist.com/article/mg23631460-700-why-are-humans-so-hairy/|access-date=29 April 2020}}</ref><ref>{{cite journal | vauthors = Sandel AA | title = Brief communication: Hair density and body mass in mammals and the evolution of human hairlessness | journal = American Journal of Physical Anthropology | volume = 152 | issue = 1 | pages = 145–50 | date = September 2013 | pmid = 23900811 | doi = 10.1002/ajpa.22333 | hdl-access = free | hdl = 2027.42/99654 }}</ref> Con người có khoảng 2 triệu [[tuyến mồ hôi]] trên toàn bộ cơ thể, nhiều hơn tinh tinh có ít tuyến mồ hôi và chủ yếu phân bố ở lòng bàn tay/bàn chân.<ref>{{cite web| vauthors = Kirchweger G |title=The Biology of Skin Color: Black and White|url=https://www.pbs.org/wgbh/evolution/library/07/3/text_pop/l_073_04.html|url-status=live|archive-url=https://web.archive.org/web/20130216070146/https://www.pbs.org/wgbh/evolution/library/07/3/text_pop/l_073_04.html|archive-date=16 February 2013|access-date=6 January 2013|date=February 2, 2001|work=Evolution: Library|publisher=PBS}}</ref>

Chiều cao trung bình của một nam giới trưởng thành vào khoảng {{Height|cm=171|precision=0}} và chiều cao trung bình của nữ giới trưởng thành vào khoảng {{Height|cm=159|precision=0}} (trên toàn cầu).<ref>{{cite journal| vauthors = Roser M, Appel C, Ritchie H |date=8 October 2013|title=Human Height|url=https://ourworldindata.org/human-height|journal=Our World in Data}}</ref> Một số cá nhân sẽ suy giảm tầm vóc ở tuổi trung niên song quá trình này thường diễn ra ở người già.<ref>{{cite web|title=Senior Citizens Do Shrink – Just One of the Body Changes of Aging|url=https://seniorjournal.com/NEWS/Aging/5-11-28-SeniorsDoShrink.htm|url-status=dead|archive-url=https://web.archive.org/web/20130219004303/https://seniorjournal.com/NEWS/Aging/5-11-28-SeniorsDoShrink.htm|archive-date=19 February 2013|access-date=6 January 2013|work=News|publisher=Senior Journal}}</ref> Theo dòng lịch sử, dân số loài người đang phổ quát cao hơn, dường như là kết quả của chế độ dinh dưỡng, trình độ y tế và điều kiện sống tốt lên.<ref>{{cite journal | vauthors = Bogin B, Rios L | title = Rapid morphological change in living humans: implications for modern human origins | journal = Comparative Biochemistry and Physiology. Part A, Molecular & Integrative Physiology | volume = 136 | issue = 1 | pages = 71–84 | date = September 2003 | pmid = 14527631 | doi = 10.1016/S1095-6433(02)00294-5 }}</ref> Khối lượng trung bình của một người trưởng thành là {{Convert|59|kg|lb|abbr=on}} đối với nữ và {{Convert|77|kg|lb|abbr=on}} đối với nam.<ref>{{cite web|title=Human weight|url=https://www.articleworld.org/index.php/Human_weight|url-status=live|archive-url=https://web.archive.org/web/20111208053451/https://articleworld.org/index.php/Human_weight|archive-date=8 December 2011|access-date=10 December 2011|publisher=Articleworld.org}}</ref><ref>{{cite web | vauthors = Schlessingerman A | date = 2003 |title=Mass Of An Adult|url=https://hypertextbook.com/facts/2003/AlexSchlessingerman.shtml|url-status=live|archive-url=https://web.archive.org/web/20180101030223/https://hypertextbook.com/facts/2003/AlexSchlessingerman.shtml|archive-date=1 January 2018|access-date=31 December 2017|publisher=The Physics Factbook: An Encyclopedia of Scientific Essays}}</ref> Trọng lượng cơ thể và kiểu hình cơ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và môi trường, khác nhau giữa từng cá nhân.<ref>{{cite book| vauthors = Kushner R |url=https://books.google.com/books?id=vWjK5etS7PMC&pg=PA121|title=Treatment of the Obese Patient (Contemporary Endocrinology)|publisher=Humana Press|year=2007|isbn=978-1-59745-400-1|location=Totowa, NJ|page=158|access-date=5 April 2009}}</ref><ref name="Anes2000">{{cite journal | vauthors = Adams JP, Murphy PG | title = Obesity in anaesthesia and intensive care | journal = British Journal of Anaesthesia | volume = 85 | issue = 1 | pages = 91–108 | date = July 2000 | pmid = 10927998 | doi = 10.1093/bja/85.1.91 | doi-access = free }}</ref>

===Di truyền===
===Vòng đời===
===Chế độ ăn===
===Biến thể sinh học====


==Xem thêm==
==Xem thêm==

Phiên bản lúc 05:09, ngày 16 tháng 6 năm 2022

Loài người
Khoảng thời gian tồn tại: 0.300–0 triệu năm trước đây
Tầng ChibaniaHiện nay
220px
Một người nam giới trưởng thành (trái) và nữ giới trưởng thành (phải) (Thái Lan, 2007)
Phân loại khoa học edit
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Primates
Phân bộ: Haplorhini
Thứ bộ: Simiiformes
Họ: Hominidae
Phân họ: Homininae
Tông: Hominini
Chi: Homo
Loài:
H. sapiens
Danh pháp hai phần
Homo sapiens
Linnaeus, 1758
220px
Mật độ dân số của Homo sapiens (2005)

Người, loài người, con người hay nhân loại (danh pháp khoa học: Homo sapiens, nghĩa đen: người tinh khôn) là loài linh trưởng đông đảo và lan rộng nhất. Người có hai đặc trưng cơ bản đó là đi đứng bằng hai chânbộ não lớn phức tạp; những đặc điểm mà cho phép họ phát triển công cụ, văn hóangôn ngữ tiên tiến. Người là một động vật có tính xã hội cao, có xu hướng sống trong các cơ cấu xã hội phức tạp bao gồm các nhóm xã hội hợp tác và cạnh tranh; chẳng hạn như gia đình, các mạng lưới thân tộc và thậm chí cao hơn là các quan hệ chính trị như nhà nước hoặc dân tộc. Tương tác xã hội giữa người với người đã thiết lập các khái niệm như giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hộinghi lễ; những điều góp phần củng cố xã hội loài người. Trí tò mò muốn thấu hiểu và lý giải các hiện tượng tự nhiên cùng với khát khao muốn ảnh hưởng và chế ngự các hiện tượng tự nhiên đó đã thúc đẩy con người phát triển khoa học, triết học, thần thoại, tôn giáo và nhiều lĩnh vực khác.

Mặc dù một số nhà khoa học sử dụng danh từ con người để chỉ toàn bộ các loài thuộc chi Homo; song trong lời ăn tiếng nói thường nhật, người ta dùng từ con người đơn thuần để chỉ Homo sapiens, thành viên Homo duy nhất còn tồn tại. Người hiện đại về mặt giải phẫu (anatomically modern humans) xuất hiện ở Châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm, tiến hóa từ tổ tiên Homo heidelbergensis hoặc một loài tương tự nào đó và di cư ra khỏi Châu Phi, dần dần thay thế các quần thể người cổ xưa trên khắp thế giới. Trong phần lớn lịch sử nhân loại, loài người hầu như chỉ sống theo kiểu du mụcsăn bắn hái lượm. Mầm mống hành vi hiện đại ở người chỉ mới xuất hiện cách đây khoảng 160.000-60.000 năm. Cách mạng Đồ đá mới nở rộ ở Tây Nam Á vào khoảng 13.000 năm trước (rồi nối tiếp ở các nơi khác), đã chứng kiến sự khai sinh của nông nghiệp kèm theo những khu định cư lớn do con người xây dựng. Bởi dân số ngày một đông và dày đặc, nhà nước đã ra đời trong lòng và giữa các cộng đồng người; tạo lập nền móng cho văn minh nhân loại trỗi dậy rồi suy vong theo thời gian. Hiện nay loài người vẫn đang tiếp tục sinh sôi nảy nở và dân số của họ đã đạt 7,9 tỉ vào tháng 3 năm 2022.

Các yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến con người có thể tạo ra các biến thể sinh học khác nhau ở ngoại hình, sinh lý, độ nhạy cảm với bệnh tật, khả năng tâm thần, kích thước cơ thể và tuổi thọ. Mặc dù đúng là mỗi tộc người thường trông rất khác biệt, song nếu ta so sánh gen của hai người bất kỳ thì ta sẽ thấy rằng họ giống nhau về mặt di truyền đến tận 99%. Loài người bộc lộ dị hình giới tính tương đối rõ rệt: nhìn chung thì nam giới có sức mạnh cơ thể lớn hơn còn nữ giới có tỷ lệ mỡ cơ thể cao hơn. Đến tuổi dậy thì, con người bắt đầu phát triển các đặc điểm giới tính thứ cấp. Phụ nữ (tức con người giống cái đã trưởng thành) có khả năng mang thai, rồi mãn kinhvô sinh vào khoảng 50 tuổi.

Con người là loài ăn tạp, có thể tiêu thụ nhiều loại thực vật và động vật. Họ biết sử dụng lửa hoặc các dạng nhiệt năng để chế biến và nấu chín thức ăn, kỹ thuật được kế thừa từ thời H. erectus. Một người trùng bình có thể nhịn đói đến 8 tuần và không uống nước trong vòng 3-4 ngày. Con người là sinh vật ban ngày, họ ngủ trung bình 7-9 tiếng mỗi ngày. Việc sinh nở ở người tương đối nguy hiểm, tiềm tàng nguy cơ biến chứng và thậm chí tử vong. Thông thường, cả người mẹ lẫn người cha đều tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái.

Con người có vỏ não trước trán rất lớn và phát triển, đây là phân khu đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao. Họ rất thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi (episodic memory), có nét mặt biểu cảm linh hoạt, có sự tự nhận thứclý thuyết tâm trí (theory of mind). Trí óc con người có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại. Những ưu điểm này đã cho phép con người đạt được những thành tựu công nghệ và công cụ phức tạp thông qua lý tính và sự truyền tải kiến ​​thức cho các thế hệ tương lai. Ngôn ngữ, nghệ thuật và thương mại là những thứ tạo nên danh tính của con người. Các tuyến thương mại đường dài có lẽ đã dẫn đến sự bùng nổ văn hóa và phân phối tài nguyên có lợi cho con người, một ưu thế cực lớn khi so với những sinh vật khác.

Định nghĩa và từ nguyên

Tất cả con người hiện đại đều thuộc loài Homo sapiens, danh pháp khoa học mà được Carl Linnaeus đặt ra trong tác phẩm Systema Naturae thế kỷ thứ 18.[1] Danh từ chung "Homo" là một từ mượn học được (leanred borrowing) thế kỷ 18 từ homō của tiếng Latinh, dùng để chỉ con người bất kể giới tính.[2] Danh từ con người có thể dùng để chỉ tất cả các loài thuộc chi Homo,[3] song người ta thường dùng từ này để đề cập đến riêng Homo sapiens, loài Homo duy nhất còn tồn tại.[4] Cái tên "Homo sapiens" có nghĩa là 'người tinh khôn' hoặc 'người thông minh'.[5] Hiện có ý kiến cho rằng một số giống người cổ, đơn cử như người Neanderthal, chính là những phân loài của H. sapiens.[3]

Trong tiếng Việt, người đồng nguyên với nhiều từ chỉ "người" trong các ngôn ngữ Nam Á khác, chẳng hạn như ngài tiếng Mường, bơngai tiếng Bahnarngai tiếng Pacoh. Năm 2006, nhà ngôn học Harry Shorto phục nguyên từ ngườidạng Môn-Khmer nguyên thủy là *[m]ŋaaj.[6]

Trong tiếng Anh, human là một từ tiếng Anh trung đại được mượn từ humain của tiếng Pháp cổ, rốt cuộc bắt nguồn từ dạng tính từ của homōhūmānus tiếng Latinh.[7] Từ gốc để chỉ loài người trong tiếng Anh là man. Ngoài ra người ta còn dùng từ này để chỉ hai giới, song trong tiếng Anh hiện đại thì nó chỉ riêng đàn ông.[8] Từ man bắt nguồn từ dạng *mann của tiếng Tây-Germanic nguyên thủy, truy gốc xa hơn nữa thì từ căn tố *mon- hoặc *men- của tiếng Ấn-Âu nguyên thủy.

Tiến hóa

Con người là một loài vượn lớn thuộc liên họ Hominoidea.[9] Dòng dõi vượn trực hệ của con người lần lượt tách khỏi dòng vượn nhỏ (họ Hylobatidae), rồi tách khỏi dòng đười ươi (chi Pongo), sau đó tách khỏi dòng khỉ đột (chi Gorilla), và cuối cùng tách khỏi dòng tinh tinh (chi Pan). Lần phân tách cuối cùng giữa dòng dõi người và tinh tinh diễn ra vào khoảng 8–4 triệu năm trước cuối thế Miocen.[10][11][12][13] Tại lần phân tách cuối cùng đó, nhiễm sắc thể số 2 ở người được hình thành từ sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể khác, giải thích tại sao người chỉ có 23 cặp nhiễm sắc thể chứ không phải 24 như ở các loài vượn khác.[14] Sau đó, tông người tiếp tục đa dạng hóa thành nhiều loài khác nhau và tách tiếp thành các chi riêng biệt. Tuy vậy, tất cả những chi họ hàng đó đều bị tuyệt diệt, sót lại duy nhất loài H. sapiens.[15]

Hominoidea (liên họ Người, vượn)

Hylobatidae (vượn nhỏ)

Hominidae (họ Người, vượn lớn)
Ponginae
Pongo (đười ươi)

Pongo abelii

Pongo tapanuliensis

Pongo pygmaeus

Homininae (phân họ Người)
Gorillini
Gorilla (khỉ đột)

Gorilla gorilla

Gorilla beringei

Hominini (tông Người)
Panina
Pan (tinh tinh)

Pan troglodytes

Pan paniscus

Hominina (phân tông Người)

Homo sapiens (con người)

Phục dựng khung xương mẫu vật Lucy, hài cốt Australopithecus afarensis đầu tiên được phát hiện và khai quật

Chi Homo tiến hóa từ chi Australopithecus.[16][17] Mặc dù các hóa thạch giai đoạn chuyển tiếp còn khá hiếm, những thành viên sơ kỳ của Homo chia sẻ rõ ràng một số điểm chung với Australopithecus.[18][19] Hóa thạch cổ nhất của chi Homo được khai quật từ Ethiopia mang mẫu hiệu LD 350-1 đã 2,8 triệu năm tuổi. Các loài Homo cổ nhất hiện được công nhận chính thức là Homo habilisHomo rudolfensis, tiến hóa cách đây 2,3 triệu năm.[19] Homo erectus (biến thể châu Phi của loài này đôi khi được gọi là Homo ergaster) tiến hóa cách đây 2 triệu năm, và là loài người cổ xưa đầu tiên rời khỏi châu Phi và phân tán khắp Á-Âu.[20] Cấu trúc cơ thể của người hiện đạ cũng đã manh nha hiện diện ở H. erectus. H. sapiens phái sinh trực tiếp từ H. heidelbergensis hoặc H. rhodesiensis vào khoảng 300.000 năm trước, hai loài mà chính là hậu duệ của quần thể H. erectus còn sót lại ở châu Phi.[21] Sau đó, H. sapiens di cư khỏi quê nhà, thiên di khắp thế giới và thay thế các giống người cổ khác.[22][23][24] Hành vi hiện đại ở người xuất hiện vào khoảng 160.000-70.000 năm trước,[25] hoặc thậm chí sớm hơn thế.[26]

Hiện ta biết ít nhất đã có hai đợt di cư độc lập "ra khỏi châu Phi": đợt đầu tiên diễn ra cách đây khoảng 130.000-100.000 năm và đợt thứ hai (phát tán về phương nam) diễn ra vào khoảng 70.000-50.000 năm trước.[27][28] H. sapiens bành trướng tới mọi lục địa và đảo lớn, đặt chân đến Á-Âu vào khoảng 60.000 năm trước,[29][30] đặt chân đến Úc vào khoảng 65.000 năm trước,[31][32] sang được châu Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước, rồi chinh phục quần đảo Hawaii, Đảo Phục Sinh, Madagascar và New Zealand giữa những năm 300-1280 Công nguyên.[33][34]

Bức tranh tiến hóa của loài người không đơn thuần chỉ là sự diễn tiến tuyến tính hoặc phân tách, mà còn có cả sự giao phối qua lại giữa các chủng người khác nhau rất phức tạp.[35][36][37] Nghiên cứu gen đã chứng tỏ sự lai tạp giữa các loài rất phổ biến trong quá trình tiến hóa của loài người.[38] Bằng chứng ADN chỉ ra rằng gen của người hiện đại ngoài châu Phi đều trộn lẫn một phần gen của người Neanderthal. Hơn nữa, các nhà di truyền học đã phát hiện người Neanderthal và các hominin khác, chẳng hạn như người Denisova, có lẽ đã đóng góp tới 6% bộ gen của họ vào bộ gen của người hiện nay.[35][39][40]

Lược sử

Tổng quan quá trình thiên di của loài người sơ khai vào khoảng hậu kỳ đá cũ, tiếp nối đợt phát tán về phương nam.

Suốt chiều dài lịch sử tồn tại cho đến khoảng 12.000 năm trước, con người hầu như chỉ gắn bó với lối sống săn bắt hái lượm.[41] Bước đột phá khổng lồ của nhân loại khoảng 12.000 năm trước, được giới khảo cổ gọi là cách mạng Đồ đá mới với phát minh nông nghiệp, diễn ra lần đầu tiên tại Tây Nam Á và lan rộng khắp Cựu thế giới trong các thiên niên kỷ tiếp theo.[42] Nhiều cuộc cách mạng nông nghiệp độc lập cũng diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới: Trung Bộ châu Mỹ (khoảng 6.000 năm trước),[43] Trung Quốc,[44][45] Papua New Guinea,[46] và khu vực Sahel-Tây Savanna thuộc Châu Phi.[47][48][49] Nguồn lương thực dư thừa đã dẫn đến sự hình thành các khu định cư vĩnh viễn, tạo điều kiện cho con người thuần hóa động vật và áp dụng kim khí vào quá trình lao động sản xuất. Lối sống nông nghiệp định cư đã tạo lập phần móng để các nền văn minh của con người có chỗ phát triển.[50][51][52]

Cuộc cách mạng đô thị vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN đã chứng kiến sự phát triển của các thị quốc, tiểu biểu như những thành bang ở Lưỡng Hà được xây dựng bởi người Sumer.[53] Chính tại những thành phố này vào khoảng năm 3000 TCN, con người đã sáng tạo ra dạng thức sớm nhất được biết của chữ viết gọi là chữ hình nêm.[54] Một số nền văn minh phồn vinh khác tồn tại đồng thời với Lưỡng Hà là Ai Cập cổ đạivăn minh thung lũng sông Ấn.[55] Những nền văn minh đó tiếp xúc với nhau thông qua giao thương và phát minh những loại hình công nghệ cơ bản như bánh xe, công cụ cày và các mái buồm.[56][57][58][59] Thiên văn họctoán học được khai sinh; Đại kim tự tháp Giza được người Ai Cập xây dựng.[60][61][62] Bằng chứng khảo cổ học chỉ tới một đợt hạn hán nghiêm trọng kéo dài khoảng 1 thế kỷ đã gây ra sự suy tàn của các nền văn minh đó,[63] song nhân loại vẫn tiếp tục tạo dựng những nền văn minh mới. Người Babylon nối gót người Sumer thống trị Lưỡng Hà,[64] và những nền văn minh như văn hóa Porverty Point, văn minh Minosnhà Thương nổi lên ở các khu vực mới.[65][66][67] Vào khoảng năm 1200 TCN, nhiều nền văn minh đồ đồng ở Địa Trung Hải đột ngột sụp đổ và đơn cử tại Hy Lạp được tiếp nối bởi thời kỳ Đen tối.[68][69] Giai đoạn chuyển tiếp hậu kỳ đồ đồng này đã mở ra thời kỳ đồ sắt trong lịch sử nhân loại.[70]

Kể từ thế kỷ thứ 5 TCN, lịch sử bắt đầu được ghi chép thành văn, cung cấp cho hậu thế những cái nhìn rõ hơn về quá khứ.[71] Giữa thế kỷ 8 và 6 TCN, châu Âu bước vào thời kỳ cổ đại Hy-La đặc trưng bởi hai nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại.[72][73] Ở châu Mỹ, người Maya bắt đầu xây dựng các đô thị và phát minh các hệ lịch phức tạp;[74][75] ở Châu Phi, vương quốc Aksum thôn tính vương quốc Kush trên đà sa sút rồi thiết lập thương mại giữa Ấn Độ và Địa Trung Hải;[76] ở Tây Á, mô hình nhà nước tập trung của Đế quốc Ba Tư sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các nhà nước trong tương lai;[77] ở châu Á, đế quốc Gupta thống trị Ấn Độ và nhà Hán của Trung Hoa phát triển rực rỡ.[78][79]

Sau sự sụp đổ của đế quốc Tây La Mã vào năm 476, châu Âu bước vào thời kỳ Trung cổ.[80] Trong thời kỳ này, Giáo hội Cơ Đốc đóng vai trò là trung tâm quyền lực của xã hội phong kiến châu Âu.[81] Ở Trung Đông, Hồi giáo trở thành tôn giáo lớn nhất và được truyền bá sang Bắc Phi. Giai đoạn này là cột mốc vàng son của thế giới Hồi giáo với những thành tựu kiến ​​trúc nổi bật, những mặc khải trong khoa học kỹ thuật, và sự hình thành bản sắc xã hội rất riêng biệt.[82][83] Thế giới Cơ đốc giáo và Hồi giáo rốt cuộc đã xung đột với nhau: Vương quốc Anh, Vương quốc PhápĐế quốc La Mã thần thánh phát động hàng loạt các cuộc thập tự chinh để giành lại Đất Thánh từ tay người Hồi giáo.[84] Ở châu Mỹ, các xã hội Mississippi phức tạp nở rộ vào khoảng năm 800 CN,[85] trong khi xa hơn về phía nam, người Aztec và người Inca vươn lên kiến tạo những đế quốc đồ sộ.[86] Tại Á-Âu vào thế kỷ 13-14, đế quốc Mông Cổ đã chinh phục được phần lớn thế giới.[87] Cùng thời đó, Đế quốc Mali mở rộng đến cương vực cực đại ở Châu Phi, trải dài từ Senegambia đến Bờ Biển Ngà.[88] Tại châu Đại Dương, đế quốc Tuʻi Tonga bành trướng và thiết lập bá quyền khắp Nam Thái Bình Dương.[89]

Môi trường sống và dân số

Thống kê dân số[n 1]
  •   1.000+ triệu
  •   200–1.000 triệu
  •   100–200 triệu
  •   75–100 triệu
  •   50–75 triệu
  •   25–50 triệu
  •   10–25 triệu
  •   5–10 triệu
  •   <5 triệu
Dân số thế giới8.1 tỷ
Mật độ dân số16/km2 (41/sq mi) trên tổng diện tích
55/km2 (141/sq mi) trên diện tích mặt đất
Các thành phố lớn nhất[n 2]Tokyo, Delhi, Thượng Hải, São Paulo, Thành phố Mexico, Cairo, Mumbai, Bắc Kinh, Dhaka, Osaka, New York-Newark, Karachi, Buenos Aires, Trùng Khánh, Istanbul, Kolkata, Manila, Lagos, Rio de Janeiro, Thiên Tân, Kinshasa, Quảng Châu, Los Angeles-Long Beach-Santa Ana, Moscow, Thâm Quyến, Lahore, Bangalore, Paris, Jakarta, Chennai, Lima, Bogota, Bangkok

Các khu định cư sơ khai của con người thường lệ thuộc rất nhiều vào khoảng cách đến nguồn nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết để duy trì sư sống, chẳng hạn như quần thể động vật mồi hoặc đất canh tác để trồng trọt và chăn thả gia súc.[93] Con người hiện nay có khả năng thay đổi môi trường sống bằng nhiều phương pháp như công nghệ, thủy lợi, quy hoạch đô thị, xây dựng, phá rừngsa mạc hóa.[94] Song các khu định cư của họ vẫn dễ bị tổn hại trước thiên tai, nhất là những khu định cư có chất lượng cơ sở hạ tầng kém và tọa lạc tại vị trí địa lý nguy hiểm.[95] Sự quần cư và thay đổi môi trường sống của con người thường được thực hiện với mục đích nhằm bảo hộ, tích lũy tiện nghi hoặc của cải vật chất, mở rộng nguồn thức ăn sẵn có, cải thiện thẩm mỹ, nâng cao kiến ​​thức hoặc tăng cường trao đổi tài nguyên.[96]

Con người là động vật dễ thích nghi mặc dù khả năng chịu đựng của họ đối với các môi trường khắc nghiệt trên Trái Đất không hề cao.[97] Nhờ các công cụ tiên tiến, con người đã có thể tăng cường khả năng thích ứng với các mức nhiệt độ, độ ẩm và độ cao.[97] Sở dĩ bởi vậy, con người đã trở thành loài toàn cầu có thể sống ở đủ kiểu môi trường như rừng mưa nhiệt đới, sa mạc khô cằn, vùng cực lạnh giá và các thành phố ô nhiễm nặng; trái lại, hầu hết sinh vật chỉ sống được trong một số khu vực địa lý nhất định bởi khả năng thích nghi hạn chế của chúng.[98] Tuy nhiên, dân số loài người phân bố bất đồng đều trên bề mặt Trái Đất, biến động từ vùng này sang vùng khác, và vẫn tồn tại những khu vực rộng lớn gần như không có bóng người ở, ví dụ như Nam Cực và các vùng đại dương.[97][99] Phần lớn dân số loài người (61%) phân bố ở Châu Á; phần còn lại phân bố giảm dần lần lượt ở Châu Mỹ (14%), Châu Phi (14%), Châu Âu (11%) và Châu Đại Dương (0,5%).[100]

Trong vòng vài thế kỷ trở lại đây, con người đã khám phá những môi trường đầy thủ thách như Nam Cực, biển sâukhông gian vũ trụ.[101] Sự cư trú của con người trong những môi trường thù địch này rất hạn chế và tốn kém, thường chỉ dành cho các sứ mệnh khoa học, quân sự hoặc công nghiệp.[101] Con người đã đổ bộ lên Mặt Trăng và sử dụng các loại tàu vũ trụ robot để nghiên cứu các thiên thể.[102][103][104] Kể từ đầu thế kỷ 20, con người đã đặt các trạm nghiên cứu lâu dài ở Nam Cực, và kể từ năm 2000, thành lập Trạm Vũ trụ Quốc tế để cư trú trên không gian.[105]

Con người và những giống loài được họ thuần hóa chiếm 96% tổng sinh khối của tất cả động vật có vú trên Trái Đất. Sinh khối những loài thú hoang dã chỉ chiếm vỏn vẹn 4% còn lại.[106]

Dân số vào thời điểm nông nghiệp lần đầu xuất hiện (khoảng năm 10.000 TCN) được ước tính rơi vào khoảng từ 1 triệu đến 15 triệu người.[107][108] Khoảng 50-60 triệu người sống trong lòng Đế chế La Mã thống nhất đông tây vào thế kỷ thứ 4 CN.[109] Bệnh dịch hạch, lần đầu tiên được ghi nhận vào thế kỷ thứ 6 CN, đã tiêu diệt 50% dân số loài người. Nạn dịch kinh hoàng nhất phải kể đến đó là cái chết Đen, gây ra cái chết của 75–200 triệu người tính riêng ở Âu-Á và Bắc Phi.[110] Dân số loài người có lẽ đã đạt ngưỡng 1 tỷ người vào năm 1800. Kể từ đó tăng trưởng theo cấp số nhân, đạt 2 tỷ người vào năm 1930 và 3 tỷ người vào năm 1960, 4 tỷ người vào năm 1975, 5 tỷ người vào năm 1987 và 6 tỷ người vào năm 1999.[111] Dân số thế giới vượt ngưỡng 7 tỷ người vào năm 2011 và vào năm 2020 đã đạt 7,8 tỷ.[112] Tổng sinh khối carbon của toàn thể loài người trên Trái đất vào năm 2018 được ước chừng ở mức 60 triệu tấn, gấp gần 10 lần sinh khối của tất cả các loài thú chưa được thuần hóa.[106]

Năm 2018, 4,2 tỷ người (55%) sống tập trung tại các khu vực thành thị, hơn hẳn con số 751 triệu người vào năm 1950.[113] Các khu vực đô thị hóa nhất lần lượt là Bắc Mỹ (82%), Mỹ Latinh (81%), Châu Âu (74%) và Châu Đại Dương (68%). Dân số Châu Phi và Châu Á chiếm gần 90% tổng số 3,4 tỷ người còn sống ở nông thôn trên toàn cầu.[113] Người dân sống ở đô thị thường phải đối mặt với nhiều vấn đề chẳng hạn như ô nhiễmtệ nạn xã hội,[114] đặc biệt phổ biến ở các khu ổ chuột nội thành hoặc ngoại thành. Con người đã tác động một cách đáng kể đến môi trường xung quanh. Họ là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, hiếm khi bị các loài khác săn mồi.[115] Sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa, khai khẩn đất đai, tiêu dùng quá mức và thải nhiên liệu hóa thạch đã tàn phá môi trường. Những vấn nạn đó là nguyên nhân khiến bao dạng sống khác bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng,[116][117] và gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu,[118] rồi càng đẩy nhanh Tuyệt chủng Holocen.[119][116]

Sinh học

Giải phẫu và sinh lý

Hầu hết các khía cạnh sinh lý người đều tương đồng với các khía cạnh tương ứng của sinh lý động vật. Cơ thể con người bao gồm các phần chân, thân, tay, cổđầu. Cơ thể người trưởng thành được cấu thành từ khoảng 100 nghìn tỷ tế bào. Những hệ thống sinh học tồn tại ở người bao gồm hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, hệ vỏ bọc, hệ bạch huyết, hệ vận động, hệ sinh dục, hệ hô hấphệ tiết niệu.[120][121] Công thức răng của con người là . Con người có vòm miệng ngắn hơn và răng nhỏ hơn so với những linh trưởng khác. Họ là loài linh trưởng duy nhất có răng nanh ngắn và tương đối phẳng (tức là răng cửa). Răng người có đặc trưng mọc khăng khít và những khoảng răng rụng thường sẽ được lấp nhanh chóng bởi răng mới ở những cá nhân trẻ tuổi. Con người đang dần tiến hóa mất đi chiếc răng hàm thứ ba (răng khôn), nhiều cá nhân thậm chí không có răng này khi sinh.[122]

Giống tinh tinh, con người sở hữu nhiều vết tích tiến hóa như xương cùng, ruột thừa, khớp vai linh hoạt, các ngón tay nắm được và ngón cái đối nhau (tức có thể chĩa vuông góc với các ngón còn lại).[123] Ngoài đi đứng bằng hai chân và kích thước não lớn, con người khác biệt với tinh tinh chủ yếu ở khứu giác, thính giác và khả năng tiêu hóa protein.[124] Mặc dù con người có mật độ nang lông tương đương với các loài vượn khác, song chúng chủ yếu là lông tơ, hầu hết đều ngắn và phân bố thưa thớt như không có lông.[125][126] Con người có khoảng 2 triệu tuyến mồ hôi trên toàn bộ cơ thể, nhiều hơn tinh tinh có ít tuyến mồ hôi và chủ yếu phân bố ở lòng bàn tay/bàn chân.[127]

Chiều cao trung bình của một nam giới trưởng thành vào khoảng 171 cm (5 ft 7 in) và chiều cao trung bình của nữ giới trưởng thành vào khoảng 159 cm (5 ft 3 in) (trên toàn cầu).[128] Một số cá nhân sẽ suy giảm tầm vóc ở tuổi trung niên song quá trình này thường diễn ra ở người già.[129] Theo dòng lịch sử, dân số loài người đang phổ quát cao hơn, dường như là kết quả của chế độ dinh dưỡng, trình độ y tế và điều kiện sống tốt lên.[130] Khối lượng trung bình của một người trưởng thành là 59 kg (130 lb) đối với nữ và 77 kg (170 lb) đối với nam.[131][132] Trọng lượng cơ thể và kiểu hình cơ thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và môi trường, khác nhau giữa từng cá nhân.[133][134]

Di truyền

Vòng đời

Chế độ ăn

Biến thể sinh học=

Xem thêm

Chú giải

  1. ^ Thống kê dân số thế giới và mật độ dân số được cập nhật tự động bởi các bản mẫu lấy số liệu từ CIA World Factbook và United Nations World Population Prospects.[90][91]
  2. ^ Các thành phố trên 10 triệu người tính vào năm 2018.[92]

Tham khảo

  1. ^ Spamer EE (29 tháng 1 năm 1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences. 149 (1): 109–14. JSTOR 4065043.
  2. ^ Porkorny (1959) s.v. "g'hðem" tr. 414–16; "Homo." Dictionary.com Unabridged (v 1.1). Random House, Inc. 23 September 2008. “Homo”. Dictionary.com. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2008.
  3. ^ a b Barras C. “We don't know which species should be classed as 'human'. www.bbc.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  4. ^ “Definition of HUMAN”. www.merriam-webster.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ Spamer EE (1999). “Know Thyself: Responsible Science and the Lectotype of Homo sapiens Linnaeus, 1758”. Proceedings of the Academy of Natural Sciences of Philadelphia. 149: 109–114. ISSN 0097-3157. JSTOR 4065043.
  6. ^ Shorto, Harry (2006). Sidwell, Paul (biên tập). A Mon-Khmer Comparative Dictionary. Pacific Linguistics, Research School of Pacific and Asian Studies, Đại học Quốc gia Úc.
  7. ^ OED, s.v. "human."
  8. ^ “Man”. Merriam-Webster Dictionary. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2017. Definition 2: a man belonging to a particular category (as by birth, residence, membership, or occupation) —usually used in combination
  9. ^ Tuttle RH (4 tháng 10 năm 2018). “Hominoidea: conceptual history”. Trong Trevathan W, Cartmill M, Dufour D, Larsen C (biên tập). International Encyclopedia of Biological Anthropology (bằng tiếng Anh). Hoboken, New Jersey, United States: John Wiley & Sons, Inc. tr. 1–2. doi:10.1002/9781118584538.ieba0246. ISBN 978-1-118-58442-2. S2CID 240125199. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2021.
  10. ^ Tattersall I, Schwartz J (2009). “Evolution of the Genus Homo”. Annual Review of Earth and Planetary Sciences. 37 (1): 67–92. Bibcode:2009AREPS..37...67T. doi:10.1146/annurev.earth.031208.100202.
  11. ^ Goodman M, Tagle DA, Fitch DH, Bailey W, Czelusniak J, Koop BF, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 1990). “Primate evolution at the DNA level and a classification of hominoids”. Journal of Molecular Evolution. 30 (3): 260–6. Bibcode:1990JMolE..30..260G. doi:10.1007/BF02099995. PMID 2109087. S2CID 2112935.
  12. ^ Ruvolo M (tháng 3 năm 1997). “Molecular phylogeny of the hominoids: inferences from multiple independent DNA sequence data sets”. Molecular Biology and Evolution. 14 (3): 248–65. doi:10.1093/oxfordjournals.molbev.a025761. PMID 9066793.
  13. ^ Brahic C (2012). “Our True Dawn”. New Scientist. 216 (2892): 34–37. Bibcode:2012NewSc.216...34B. doi:10.1016/S0262-4079(12)63018-8.
  14. ^ MacAndrew A. “Human Chromosome 2 is a fusion of two ancestral chromosomes”. Evolution pages. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2006.
  15. ^ McNulty, Kieran P. (2016). “Hominin Taxonomy and Phylogeny: What's In A Name?”. Nature Education Knowledge (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2022.
  16. ^ Strait DS (tháng 9 năm 2010). “The Evolutionary History of the Australopiths”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 341–352. doi:10.1007/s12052-010-0249-6. ISSN 1936-6434. S2CID 31979188.
  17. ^ Dunsworth HM (tháng 9 năm 2010). “Origin of the Genus Homo”. Evolution: Education and Outreach (bằng tiếng Anh). 3 (3): 353–366. doi:10.1007/s12052-010-0247-8. ISSN 1936-6434. S2CID 43116946.
  18. ^ Kimbel WH, Villmoare B (tháng 7 năm 2016). “From Australopithecus to Homo: the transition that wasn't”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 371 (1698): 20150248. doi:10.1098/rstb.2015.0248. PMC 4920303. PMID 27298460. S2CID 20267830.
  19. ^ a b Villmoare B, Kimbel WH, Seyoum C, Campisano CJ, DiMaggio EN, Rowan J, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2015). “Paleoanthropology. Early Homo at 2.8 Ma from Ledi-Geraru, Afar, Ethiopia”. Science. 347 (6228): 1352–1355. Bibcode:2015Sci...347.1352V. doi:10.1126/science.aaa1343. PMID 25739410.
  20. ^ Zhu Z, Dennell R, Huang W, Wu Y, Qiu S, Yang S, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2018). “Hominin occupation of the Chinese Loess Plateau since about 2.1 million years ago”. Nature. 559 (7715): 608–612. Bibcode:2018Natur.559..608Z. doi:10.1038/s41586-018-0299-4. PMID 29995848. S2CID 49670311.
  21. ^ Hublin JJ, Ben-Ncer A, Bailey SE, Freidline SE, Neubauer S, Skinner MM, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2017). “New fossils from Jebel Irhoud, Morocco and the pan-African origin of Homo sapiens” (PDF). Nature. 546 (7657): 289–292. Bibcode:2017Natur.546..289H. doi:10.1038/nature22336. PMID 28593953.
  22. ^ “Out of Africa Revisited”. Science (This Week in Science). 308 (5724): 921. 13 tháng 5 năm 2005. doi:10.1126/science.308.5724.921g. ISSN 0036-8075. S2CID 220100436.
  23. ^ Stringer C (tháng 6 năm 2003). “Human evolution: Out of Ethiopia”. Nature. 423 (6941): 692–3, 695. Bibcode:2003Natur.423..692S. doi:10.1038/423692a. PMID 12802315. S2CID 26693109.
  24. ^ Johanson D (tháng 5 năm 2001). “Origins of Modern Humans: Multiregional or Out of Africa?”. actionbioscience. Washington, DC: American Institute of Biological Sciences. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2009.
  25. ^ Marean, Curtis; và đồng nghiệp (2007). “Early human use of marine resources and pigment in South Africa during the Middle Pleistocene”. Nature. 449 (7164): 905–908. Bibcode:2007Natur.449..905M. doi:10.1038/nature06204. PMID 17943129. S2CID 4387442.
  26. ^ Brooks AS, Yellen JE, Potts R, Behrensmeyer AK, Deino AL, Leslie DE, Ambrose SH, Ferguson JR, d'Errico F, Zipkin AM, Whittaker S, Post J, Veatch EG, Foecke K, Clark JB (2018). “Long-distance stone transport and pigment use in the earliest Middle Stone Age”. Science. 360 (6384): 90–94. Bibcode:2018Sci...360...90B. doi:10.1126/science.aao2646. PMID 29545508.
  27. ^ Posth C, Renaud G, Mittnik A, Drucker DG, Rougier H, Cupillard C, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2016). “Pleistocene Mitochondrial Genomes Suggest a Single Major Dispersal of Non-Africans and a Late Glacial Population Turnover in Europe”. Current Biology. 26 (6): 827–33. doi:10.1016/j.cub.2016.01.037. hdl:2440/114930. PMID 26853362. S2CID 140098861.
  28. ^ Karmin M, Saag L, Vicente M, Wilson Sayres MA, Järve M, Talas UG, và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2015). “A recent bottleneck of Y chromosome diversity coincides with a global change in culture”. Genome Research. 25 (4): 459–66. doi:10.1101/gr.186684.114. PMC 4381518. PMID 25770088.
  29. ^ Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP (tháng 1 năm 2011). “The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia”. Science. 331 (6016): 453–6. Bibcode:2011Sci...331..453A. doi:10.1126/science.1199113. PMID 21273486. S2CID 20296624. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  30. ^ Rincon P (27 tháng 1 năm 2011). “Humans 'left Africa much earlier'. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  31. ^ Armitage SJ, Jasim SA, Marks AE, Parker AG, Usik VI, Uerpmann HP (tháng 1 năm 2011). “The southern route "out of Africa": evidence for an early expansion of modern humans into Arabia”. Science. 331 (6016): 453–6. Bibcode:2011Sci...331..453A. doi:10.1126/science.1199113. PMID 21273486. S2CID 20296624. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2011.
  32. ^ Rincon P (27 tháng 1 năm 2011). “Humans 'left Africa much earlier'. BBC News. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2012.
  33. ^ Lowe DJ (2008). “Polynesian settlement of New Zealand and the impacts of volcanism on early Maori society: an update” (PDF). University of Waikato. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2010.
  34. ^ Appenzeller T (tháng 5 năm 2012). “Human migrations: Eastern odyssey”. Nature. 485 (7396): 24–6. Bibcode:2012Natur.485...24A. doi:10.1038/485024a. PMID 22552074.
  35. ^ a b Reich D, Green RE, Kircher M, Krause J, Patterson N, Durand EY, và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2010). “Genetic history of an archaic hominin group from Denisova Cave in Siberia”. Nature. 468 (7327): 1053–60. Bibcode:2010Natur.468.1053R. doi:10.1038/nature09710. hdl:10230/25596. PMC 4306417. PMID 21179161.
  36. ^ Hammer MF (tháng 5 năm 2013). “Human Hybrids” (PDF). Scientific American. 308 (5): 66–71. Bibcode:2013SciAm.308e..66H. doi:10.1038/scientificamerican0513-66. PMID 23627222. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2018.
  37. ^ Yong E (tháng 7 năm 2011). “Mosaic humans, the hybrid species”. New Scientist. 211 (2823): 34–38. Bibcode:2011NewSc.211...34Y. doi:10.1016/S0262-4079(11)61839-3.
  38. ^ Ackermann RR, Mackay A, Arnold ML (tháng 10 năm 2015). “The Hybrid Origin of "Modern" Humans”. Evolutionary Biology. 43 (1): 1–11. doi:10.1007/s11692-015-9348-1. S2CID 14329491.
  39. ^ Noonan JP (tháng 5 năm 2010). “Neanderthal genomics and the evolution of modern humans”. Genome Research. 20 (5): 547–53. doi:10.1101/gr.076000.108. PMC 2860157. PMID 20439435.
  40. ^ Abi-Rached L, Jobin MJ, Kulkarni S, McWhinnie A, Dalva K, Gragert L, và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2011). “The shaping of modern human immune systems by multiregional admixture with archaic humans”. Science. 334 (6052): 89–94. Bibcode:2011Sci...334...89A. doi:10.1126/science.1209202. PMC 3677943. PMID 21868630.
  41. ^ Garcea E (4 tháng 7 năm 2013). Hunter-Gatherers of the Nile Valley and the Sahara Before 12,000 Years Ago. Oxford University Press. doi:10.1093/oxfordhb/9780199569885.013.0029.
  42. ^ Colledge S, Conolly J, Dobney K, Manning K, Shennan S (2013). Origins and Spread of Domestic Animals in Southwest Asia and Europe. Walnut Creek: Left Coast Press. tr. 13–17. ISBN 978-1-61132-324-5. OCLC 855969933.
  43. ^ Scanes CG (tháng 1 năm 2018). “The Neolithic Revolution, Animal Domestication, and Early Forms of Animal Agriculture”. Trong Scanes CG, Toukhsati SR (biên tập). Animals and Human Society. tr. 103–131. doi:10.1016/B978-0-12-805247-1.00006-X. ISBN 9780128052471.
  44. ^ He K, Lu H, Zhang J, Wang C, Huan X (7 tháng 6 năm 2017). “Prehistoric evolution of the dualistic structure mixed rice and millet farming in China”. The Holocene. 27 (12): 1885–1898. Bibcode:2017Holoc..27.1885H. doi:10.1177/0959683617708455. S2CID 133660098.
  45. ^ Lu H, Zhang J, Liu KB, Wu N, Li Y, Zhou K, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2009). “Earliest domestication of common millet (Panicum miliaceum) in East Asia extended to 10,000 years ago”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 106 (18): 7367–72. Bibcode:2009PNAS..106.7367L. doi:10.1073/pnas.0900158106. PMC 2678631. PMID 19383791.
  46. ^ Denham TP, Haberle SG, Lentfer C, Fullagar R, Field J, Therin M, và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2003). “Origins of agriculture at Kuk Swamp in the highlands of New Guinea”. Science. 301 (5630): 189–93. doi:10.1126/science.1085255. PMID 12817084. S2CID 10644185.
  47. ^ Scarcelli N, Cubry P, Akakpo R, Thuillet AC, Obidiegwu J, Baco MN, và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2019). “Yam genomics supports West Africa as a major cradle of crop domestication”. Science Advances. 5 (5): eaaw1947. Bibcode:2019SciA....5.1947S. doi:10.1126/sciadv.aaw1947. PMC 6527260. PMID 31114806.
  48. ^ Winchell F (tháng 10 năm 2017). “Evidence for Sorghum Domestication in Fourth Millennium BC Eastern Sudan: Spikelet Morphology from Ceramic Impressions of the Butana Group” (PDF). Current Anthropology. 58 (5): 673–683. doi:10.1086/693898. S2CID 149402650.
  49. ^ Manning K (tháng 2 năm 2011). “4500-Year old domesticated pearl millet (Pennisetum glaucum) from the Tilemsi Valley, Mali: new insights into an alternative cereal domestication pathway”. Journal of Archaeological Science. 38 (2): 312–322. doi:10.1016/j.jas.2010.09.007.
  50. ^ Noble TF, Strauss B, Osheim D, Neuschel K, Accamp E (2013). Cengage Advantage Books: Western Civilization: Beyond Boundaries. ISBN 978-1-285-66153-7. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  51. ^ Spielvogel J (1 tháng 1 năm 2014). Western Civilization: Volume A: To 1500. Cenpage Learning. ISBN 978-1-285-98299-1. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2015.
  52. ^ Thornton B (2002). Greek Ways: How the Greeks Created Western Civilization. San Francisco, CA: Encounter Books. tr. 1–14. ISBN 978-1-893554-57-3.
  53. ^ Garfinkle SJ, Bang PF, Scheidel W (1 tháng 2 năm 2013). Bang PF, Scheidel W (biên tập). Ancient Near Eastern City-States. The Oxford Handbook of the State in the Ancient Near East and Mediterranean (bằng tiếng Anh). doi:10.1093/oxfordhb/9780195188318.001.0001. ISBN 9780195188318. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2021.
  54. ^ Woods C (28 tháng 2 năm 2020). “The Emergence of Cuneiform Writing”. Trong Hasselbach-Andee R (biên tập). A Companion to Ancient Near Eastern Languages (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1). Wiley. tr. 27–46. doi:10.1002/9781119193814.ch2. ISBN 978-1-119-19329-6. S2CID 216180781.
  55. ^ Robinson A (tháng 10 năm 2015). “Ancient civilization: Cracking the Indus script”. Nature. 526 (7574): 499–501. Bibcode:2015Natur.526..499R. doi:10.1038/526499a. PMID 26490603. S2CID 4458743.
  56. ^ Crawford H (2013). “Trade in the Sumerian world”. The Sumerian World. Routledge. tr. 447–61. ISBN 978-1-136-21911-5.
  57. ^ Bodnár M (2018). “Prehistoric innovations: Wheels and wheeled vehicles”. Acta Archaeologica Academiae Scientiarum Hungaricae (bằng tiếng English). 69 (2): 271–298. doi:10.1556/072.2018.69.2.3. ISSN 0001-5210. S2CID 115685157.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  58. ^ Pryor FL (1985). “The Invention of the Plow”. Comparative Studies in Society and History. 27 (4): 727–743. doi:10.1017/S0010417500011749. ISSN 0010-4175. JSTOR 178600. S2CID 144840498.
  59. ^ Carter R (2012). “19. Watercraft”. Trong Potts DT (biên tập). A companion to the archaeology of the ancient Near East. Chichester, West Sussex: Wiley-Blackwell. tr. 347–354. ISBN 978-1-4051-8988-0. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2014.
  60. ^ Pedersen O (1993). “Science Before the Greeks”. Early physics and astronomy: A historical introduction. CUP Archive. tr. 1. ISBN 978-0-521-40340-5.
  61. ^ Robson E (2008). Mathematics in ancient Iraq: A social history. Princeton University Press. tr. xxi.
  62. ^ Edwards JF (2003). “Building the Great Pyramid: Probable Construction Methods Employed at Giza”. Technology and Culture. 44 (2): 340–354. doi:10.1353/tech.2003.0063. ISSN 0040-165X. JSTOR 25148110. S2CID 109998651.
  63. ^ Voosen P (tháng 8 năm 2018). “New geological age comes under fire”. Science. 361 (6402): 537–538. Bibcode:2018Sci...361..537V. doi:10.1126/science.361.6402.537. PMID 30093579. S2CID 51954326.
  64. ^ Saggs HW (2000). Babylonians. Univ of California Press. tr. 7. ISBN 978-0-520-20222-1.
  65. ^ Sassaman KE (1 tháng 12 năm 2005). “Poverty Point as Structure, Event, Process”. Journal of Archaeological Method and Theory (bằng tiếng Anh). 12 (4): 335–364. doi:10.1007/s10816-005-8460-4. ISSN 1573-7764. S2CID 53393440.
  66. ^ Lazaridis I, Mittnik A, Patterson N, Mallick S, Rohland N, Pfrengle S, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2017). “Genetic origins of the Minoans and Mycenaeans”. Nature. 548 (7666): 214–218. Bibcode:2017Natur.548..214L. doi:10.1038/nature23310. PMC 5565772. PMID 28783727.
  67. ^ Keightley DN (1999). “The Shang: China's first historical dynasty”. Trong Loewe M, Shaughnessy EL (biên tập). The Cambridge History of Ancient China: From the Origins of Civilization to 221 BC. Cambridge University Press. tr. 232–291. ISBN 978-0-521-47030-8.
  68. ^ Kaniewski D, Guiot J, van Campo E (2015). “Drought and societal collapse 3200 years ago in the Eastern Mediterranean: a review”. WIREs Climate Change. 6 (4): 369–382. doi:10.1002/wcc.345. S2CID 128460316.
  69. ^ Drake BL (1 tháng 6 năm 2012). “The influence of climatic change on the Late Bronze Age Collapse and the Greek Dark Ages”. Journal of Archaeological Science. 39 (6): 1862–1870. doi:10.1016/j.jas.2012.01.029.
  70. ^ Wells PS (2011). “The Iron Age”. Trong Milisauskas S (biên tập). European Prehistory: A Survey. Interdisciplinary Contributions to Archaeology (bằng tiếng Anh). New York, NY: Springer. tr. 405–460. doi:10.1007/978-1-4419-6633-9_11. ISBN 978-1-4419-6633-9.
  71. ^ Hughes-Warrington M (2018). “Sense and non-sense in Ancient Greek histories”. History as Wonder: Beginning with Historiography. United Kingdom: Taylor & Francis. ISBN 978-0-429-76315-1.
  72. ^ Beard M (2 tháng 10 năm 2015). “Why ancient Rome matters to the modern world”. The Guardian (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  73. ^ Vidergar AB (11 tháng 6 năm 2015). “Stanford scholar debunks long-held beliefs about economic growth in ancient Greece”. Stanford University (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2021.
  74. ^ Inomata T, Triadan D, Vázquez López VA, Fernandez-Diaz JC, Omori T, Méndez Bauer MB, và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2020). “Monumental architecture at Aguada Fénix and the rise of Maya civilization”. Nature. 582 (7813): 530–533. Bibcode:2020Natur.582..530I. doi:10.1038/s41586-020-2343-4. PMID 32494009. S2CID 219281856.
  75. ^ Milbrath S (tháng 3 năm 2017). “The Role of Solar Observations in Developing the Preclassic Maya Calendar”. Latin American Antiquity (bằng tiếng Anh). 28 (1): 88–104. doi:10.1017/laq.2016.4. ISSN 1045-6635. S2CID 164417025.
  76. ^ Benoist A, Charbonnier J, Gajda I (2016). “Investigating the eastern edge of the kingdom of Aksum: architecture and pottery from Wakarida”. Proceedings of the Seminar for Arabian Studies. 46: 25–40. ISSN 0308-8421. JSTOR 45163415.
  77. ^ Farazmand A (1 tháng 1 năm 1998). “Administration of the Persian achaemenid world-state empire: implications for modern public administration”. International Journal of Public Administration. 21 (1): 25–86. doi:10.1080/01900699808525297. ISSN 0190-0692.
  78. ^ Ingalls DH (1976). “Kālidāsa and the Attitudes of the Golden Age”. Journal of the American Oriental Society. 96 (1): 15–26. doi:10.2307/599886. ISSN 0003-0279. JSTOR 599886.
  79. ^ Xie J (2020). “Pillars of Heaven: The Symbolic Function of Column and Bracket Sets in the Han Dynasty”. Architectural History (bằng tiếng Anh). 63: 1–36. doi:10.1017/arh.2020.1. ISSN 0066-622X. S2CID 229716130.
  80. ^ Marx W, Haunschild R, Bornmann L (2018). “Climate and the Decline and Fall of the Western Roman Empire: A Bibliometric View on an Interdisciplinary Approach to Answer a Most Classic Historical Question”. Climate (bằng tiếng Anh). 6 (4): 90. doi:10.3390/cli6040090.
  81. ^ Brooke JH, Numbers RL biên tập (2011). Science and Religion Around the World. New York: Oxford University Press. tr. 72. ISBN 978-0-195-32819-6.
  82. ^ Renima A, Tiliouine H, Estes RJ (2016). “The Islamic Golden Age: A Story of the Triumph of the Islamic Civilization”. Trong Tiliouine H, Estes RJ (biên tập). The State of Social Progress of Islamic Societies: Social, Economic, Political, and Ideological Challenges. International Handbooks of Quality-of-Life (bằng tiếng Anh). Cham: Springer International Publishing. tr. 25–52. doi:10.1007/978-3-319-24774-8_2. ISBN 978-3-319-24774-8.
  83. ^ Vidal-Nanquet P (1987). The Harper Atlas of World History. Harper & Row Publishers. tr. 76.
  84. ^ Asbridge T (2012). “Introduction: The world of the crusades”. The Crusades: The War for the Holy Land. Simon and Schuster. ISBN 978-1849837705.
  85. ^ Adam King (2002). “Mississippian Period: Overview”. New Georgia Encyclopedia. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2009.
  86. ^ Conrad G, Demarest AA (1984). Religion and Empire: The Dynamics of Aztec and Inca Expansionism. Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 0521318963.
  87. ^ May T (2013). The Mongol Conquests in World History. Reaktion Books. tr. 7. ISBN 978-1-86189-971-2.
  88. ^ Canós-Donnay S (25 tháng 2 năm 2019). “The Empire of Mali”. Oxford Research Encyclopedia of African History (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. doi:10.1093/acrefore/9780190277734.013.266. ISBN 978-0-19-027773-4. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  89. ^ Canela SA, Graves MW. “The Tongan Maritime Expansion: A Case in the Evolutionary Ecology of Social Complexity”. Asian Perspectives. 37 (2): 135–164.
  90. ^ “World”. The World Factbook. CIA. 17 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2016.
  91. ^ “World Population Prospects: The 2017 Revision” (PDF). United Nations, Department of Economic and Social Affairs, Population Division. 2017. tr. 2&17.
  92. ^ “The World's Cities in 2018” (PDF). Liên Hợp Quốc.
  93. ^ Rector RK (2016). The Early River Valley Civilizations . New York, NY. tr. 10. ISBN 978-1-4994-6329-3. OCLC 953735302.
  94. ^ “How People Modify the Environment” (PDF). Westerville City School District. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2019.
  95. ^ “Natural disasters and the urban poor” (PDF). World Bank. tháng 10 năm 2003. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2017.
  96. ^ Habitat UN (2013). The state of the world's cities 2012 / prosperity of cities. [London]: Routledge. tr. x. ISBN 978-1-135-01559-6. OCLC 889953315.
  97. ^ a b c Piantadosi CA (2003). The biology of human survival : life and death in extreme environments. Oxford: Oxford University Press. tr. 2–3. ISBN 978-0-19-974807-5. OCLC 70215878.
  98. ^ O'Neil D. “Human Biological Adaptability; Overview”. Palomar College. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  99. ^ “Population distribution and density”. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2017.
  100. ^ Bunn SE, Arthington AH (tháng 10 năm 2002). “Basic principles and ecological consequences of altered flow regimes for aquatic biodiversity”. Environmental Management. 30 (4): 492–507. doi:10.1007/s00267-002-2737-0. hdl:10072/6758. PMID 12481916. S2CID 25834286.
  101. ^ a b Heim BE (1990–1991). “Exploring the Last Frontiers for Mineral Resources: A Comparison of International Law Regarding the Deep Seabed, Outer Space, and Antarctica”. Vanderbilt Journal of Transnational Law. 23: 819.
  102. ^ “Mission to Mars: Mars Science Laboratory Curiosity Rover”. Jet Propulsion Laboratory. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  103. ^ “Touchdown! Rosetta's Philae probe lands on comet”. European Space Agency. 12 tháng 11 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  104. ^ “NEAR-Shoemaker”. NASA. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  105. ^ Kraft R (11 tháng 12 năm 2010). “JSC celebrates ten years of continuous human presence aboard the International Space Station”. JSC Features. Johnson Space Center. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2012.
  106. ^ a b Bar-On YM, Phillips R, Milo R (tháng 6 năm 2018). “The biomass distribution on Earth”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 115 (25): 6506–6511. doi:10.1073/pnas.1711842115. PMC 6016768. PMID 29784790.
  107. ^ Tellier LN (2009). Urban world history: an economic and geographical perspective. tr. 26. ISBN 978-2-7605-1588-8.
  108. ^ Thomlinson R (1975). Demographic problems; controversy over population control (ấn bản 2). Ecino, California: Dickenson Pub. Co. ISBN 978-0-8221-0166-6.
  109. ^ Harl KW (1998). “Population estimates of the Roman Empire”. Tulane.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2012.
  110. ^ Zietz BP, Dunkelberg H (tháng 2 năm 2004). “The history of the plague and the research on the causative agent Yersinia pestis”. International Journal of Hygiene and Environmental Health. 207 (2): 165–78. doi:10.1078/1438-4639-00259. PMC 7128933. PMID 15031959.
  111. ^ “World's population reaches six billion”. BBC News. 5 tháng 8 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2008.
  112. ^ “World Population: 2020 Overview | YaleGlobal Online”. yaleglobal.yale.edu. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  113. ^ a b “68% of the world population projected to live in urban areas by 2050, says UN”. United Nations Department of Economic and Social Affairs (DESA) (bằng tiếng Anh). 16 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  114. ^ Duhart DT (tháng 10 năm 2000). Urban, Suburban, and Rural Victimization, 1993–98 (PDF). U.S. Department of Justice, Bureau of Justice Statistics. Truy cập ngày 1 tháng 10 năm 2006.
  115. ^ Roopnarine PD (tháng 3 năm 2014). “Humans are apex predators”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 111 (9): E796. Bibcode:2014PNAS..111E.796R. doi:10.1073/pnas.1323645111. PMC 3948303. PMID 24497513.
  116. ^ a b Stokstad E (5 tháng 5 năm 2019). “Landmark analysis documents the alarming global decline of nature”. Science (bằng tiếng Anh). AAAS. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2021. For the first time at a global scale, the report has ranked the causes of damage. Topping the list, changes in land use—principally agriculture—that have destroyed habitat. Second, hunting and other kinds of exploitation. These are followed by climate change, pollution, and invasive species, which are being spread by trade and other activities. Climate change will likely overtake the other threats in the next decades, the authors note. Driving these threats are the growing human population, which has doubled since 1970 to 7.6 billion, and consumption. (Per capita of use of materials is up 15% over the past 5 decades.)
  117. ^ Pimm S, Raven P, Peterson A, Sekercioglu CH, Ehrlich PR (tháng 7 năm 2006). “Human impacts on the rates of recent, present, and future bird extinctions”. Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. 103 (29): 10941–6. Bibcode:2006PNAS..10310941P. doi:10.1073/pnas.0604181103. PMC 1544153. PMID 16829570.* Barnosky AD, Koch PL, Feranec RS, Wing SL, Shabel AB (tháng 10 năm 2004). “Assessing the causes of late Pleistocene extinctions on the continents”. Science. 306 (5693): 70–5. Bibcode:2004Sci...306...70B. CiteSeerX 10.1.1.574.332. doi:10.1126/science.1101476. PMID 15459379. S2CID 36156087.
  118. ^ “Climate Change 2001: Working Group I: The Scientific Basis”. grida.no/. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2007.
  119. ^ Lewis OT (tháng 1 năm 2006). “Climate change, species-area curves and the extinction crisis”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences. 361 (1465): 163–71. doi:10.1098/rstb.2005.1712. PMC 1831839. PMID 16553315.
  120. ^ Roza G (2007). Inside the human body : using scientific and exponential notation. New York: Rosen Pub. Group's PowerKids Press. tr. 21. ISBN 978-1-4042-3362-1.
  121. ^ “Human Anatomy”. Inner Body. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  122. ^ Collins D (1976). The Human Revolution: From Ape to Artist. tr. 208. ISBN 978-0714816760.
  123. ^ Marks JM (2001). Human Biodiversity: Genes, Race, and History (bằng tiếng Anh). Transaction Publishers. tr. 16. ISBN 978-0-202-36656-2.
  124. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên O'Neil
  125. ^ “How to be Human: The reason we are so scarily hairy”. New Scientist. 2017. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2020.
  126. ^ Sandel AA (tháng 9 năm 2013). “Brief communication: Hair density and body mass in mammals and the evolution of human hairlessness”. American Journal of Physical Anthropology. 152 (1): 145–50. doi:10.1002/ajpa.22333. hdl:2027.42/99654. PMID 23900811.
  127. ^ Kirchweger G (2 tháng 2 năm 2001). “The Biology of Skin Color: Black and White”. Evolution: Library. PBS. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  128. ^ Roser M, Appel C, Ritchie H (8 tháng 10 năm 2013). “Human Height”. Our World in Data.
  129. ^ “Senior Citizens Do Shrink – Just One of the Body Changes of Aging”. News. Senior Journal. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  130. ^ Bogin B, Rios L (tháng 9 năm 2003). “Rapid morphological change in living humans: implications for modern human origins”. Comparative Biochemistry and Physiology. Part A, Molecular & Integrative Physiology. 136 (1): 71–84. doi:10.1016/S1095-6433(02)00294-5. PMID 14527631.
  131. ^ “Human weight”. Articleworld.org. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2011.
  132. ^ Schlessingerman A (2003). “Mass Of An Adult”. The Physics Factbook: An Encyclopedia of Scientific Essays. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2017.
  133. ^ Kushner R (2007). Treatment of the Obese Patient (Contemporary Endocrinology). Totowa, NJ: Humana Press. tr. 158. ISBN 978-1-59745-400-1. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009.
  134. ^ Adams JP, Murphy PG (tháng 7 năm 2000). “Obesity in anaesthesia and intensive care”. British Journal of Anaesthesia. 85 (1): 91–108. doi:10.1093/bja/85.1.91. PMID 10927998.

Liên kết ngoài