Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận chiến nước Pháp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 245: Dòng 245:


====Cuộc đua ra eo biển của quân Đức====
====Cuộc đua ra eo biển của quân Đức====
[[Tập tin:16May-23May1940-Fall Gelb.svg|nhỏ|phải|305px|Tình hình chiến sự từ ngày 16 đến [[21 tháng 5]] năm 1940]]
[[Tập tin:16May-21May1940-Fall Gelb.svg|nhỏ|phải|305px|Tình hình chiến sự từ ngày 16 đến [[21 tháng 5]] năm 1940]]
Chiều tối ngày 17 tháng 5, việc chống thượng lệnh của cả Guderian lẫn Rommel đều trở thành công khai khi Quân đoàn của Guderian đã đến Male, cách Sedan 82 km, còn Sư đoàn của Rommel đã vượt sông Sambre ở Le Cateau, cách Dinant 100 km. Đến đây, theo lệnh của đích thân Hitler, cả hai mũi tiến quân mới tạm dừng để nghỉ ngơi, tiếp liệu và sửa chữa xe tăng.<ref>Shepperd 1990, trang 73.</ref>
Chiều tối ngày 16 tháng 5, việc chống thượng lệnh của cả Guderian lẫn Rommel đều trở thành công khai khi Quân đoàn của Guderian đã đến Male, cách Sedan 80 km, còn Sư đoàn của Rommel đã vượt sông Sambre ở Le Cateau, cách Dinant 100 km. Đến đây, theo lệnh của đích thân Hitler, cả hai mũi tiến quân mới tạm dừng để nghỉ ngơi, tiếp liệu và sửa chữa xe tăng.<ref>Shepperd 1990, trang 73.</ref>


Lúc này thì Đồng Minh không còn làm được gì để đe dọa các quân đoàn thiết giáp Đức, cũng chẳng biết cách nào để thoát khỏi mối đe dọa của chúng. Tối ngày 16 tháng 5, Đồng Minh rút bỏ tuyến Dyle về bờ sông Escaut ở phía Bắc và phơi sườn ra trước các Sư đoàn Thiết giáp số 3 và 4. Động thái này khiến OKH tự tin rằng Đồng Minh cũng không có khả năng đe doạ nghiêm trọng đến sườn Nam của mũi chủ công,<ref>Shirer 1996, trang 726.</ref> nên tiếp tục án binh bất động nghĩa là để cho Đồng Minh có cơ hội tổ chức phòng ngự hoặc chạy thoát.
Lúc này thì Đồng Minh không còn làm được gì để đe dọa các quân đoàn thiết giáp Đức, cũng chẳng biết cách nào để thoát khỏi mối đe dọa của chúng. Tối ngày 16 tháng 5, Đồng Minh rút bỏ tuyến Dyle về bờ sông Escaut ở phía Bắc và phơi sườn ra trước các Sư đoàn Thiết giáp số 3 và 4. Động thái này khiến OKH tự tin rằng Đồng Minh cũng không có khả năng đe doạ nghiêm trọng đến sườn Nam của mũi chủ công,<ref>Shirer 1996, trang 726.</ref> nên tiếp tục án binh bất động nghĩa là để cho Đồng Minh có cơ hội tổ chức phòng ngự hoặc chạy thoát.

Phiên bản lúc 12:11, ngày 15 tháng 6 năm 2012

Bản mẫu:FixBunching

Trận chiến nước Pháp
Một phần của Chiến tranh Pháp - Đức (1939 - 1940)[1] - Mặt trận phía Tây trong
Chiến tranh thế giới thứ hai

Quân đội Đức diễu hành tại Paris năm 1940.
Cảnh trong phim Divide and Conquer, phần 3 của loạt phim "Vì sao chúng tôi chiến đấu"
Thời gian10 tháng 525 tháng 6 năm 1940
Địa điểm
Kết quả

Thắng lợi quyết định của phe Trục. Nước Pháp suy sụp [3]

Thay đổi
lãnh thổ

Đức chiếm đóng Hà Lan, Bỉ, Luxembourg và Bắc - Tây nước Pháp (có cả thủ đô Paris[2]);

Ý chiếm đóng Đông Nam Pháp.
Tham chiến
Đức Quốc xã Đức
Ý Ý (từ 10 tháng 6)
Pháp PhápSurrendered
 Anh
 BỉSurrendered
 Hà LanSurrendered
 Canada
 LuxembourgSurrendered
Chỉ huy và lãnh đạo
Đức Quốc xã Adolf Hitler
Đức Quốc xã Gerd von Rundstedt
Đức Quốc xã Fedor von Bock
Đức Quốc xã Wilhelm von Leeb
Đức Quốc xã Erwin Rommel
Đức Quốc xã Heinz Guderian
Đức Quốc xã Ewald von Kleist
Đức Quốc xã Hermann Göring
Đức Quốc xã Hermann Hoth
Đức Quốc xã Hans Reinhardt
Ý H.R.H. Umberto di Savoia
Ý Benito Mussolini
Pháp Paul Reynaud
Pháp Maurice GamelinSurrendered
Pháp Maxime WeygandSurrendered
Pháp Charles Huntziger
Pháp Gaston-Henri Billotte
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Winston Churchill
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Tử tước Gort thứ 6
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Edmund Ironside
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Harold Edward Franklyn
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Alan Brooke
Bỉ Leopold IIISurrendered
Hà Lan H.G. WinkelmanSurrendered
Lực lượng
Đức:
141 sư đoàn[9],
7.378 đại bác[9],
2.445 xe tăng[9],
5.638 máy bay[10][ct 2]
3.350.000 quân
Vùng Alps ngày 20 tháng 6
300.000 quân Ý
Đồng Minh
144 sư đoàn[9],
13.974 đại bác[9],
3.383 xe tăng[9],
2.935 máy bay[10]
3.300.000 quân
Vùng Alps ngày 20 tháng 6
~150.000 quân Pháp
Thương vong và tổn thất
Đức:
27.074 chết[ct 3]
111.034 bị thương
18.384 mất tích[11][12][13]
Mất 1.129 phi hành đoàn[14]
Máy bay:
1.236[11] - 1.345[15] bị mất,
323[11] - 488 bị hư hỏng[15]
Xe tăng:
795 chiếc[16]
Ý:
1.247 chết hoặc mất tích,
2.631 bị thương,
2.151 nhiễm lạnh[17][18][ct 4]
Pháp:
55.000 - 123.000 chết (có cả 21 nghìn thường dân)
12 vạn - 25 vạn người bị thương
39 nghìn chết khi bị giam cầm
5.200 mất tích.[19][19]
Anh:
3.458 chết
13.602 bị thương
48.052 mất tích và bị bắt (có cả 45 nghìn tù binh ở Dunkirk) [20]
Bỉ:
7500 chết
15.850 người bị thương
Hà Lan:
2.890 chết
6.889 người bị thương [20]
Tổng cộng Đồng Minh :
360.000 chết và bị thương
1.900.000 bị bắt
2.233 máy bay[21]

|-

|

|-

|

|-

|

Bản mẫu:FixBunching Trận chiến nước Pháp (tiếng Pháp: Bataille de France),[ct 5] hay còn có các tên gọi Nước Pháp thất thủ,[22] hay Chiến dịch phía Tây (tiếng Đức: Westfeldzug) theo cách gọi của người Đức, là một phần của cuộc Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ ba[23], tức là cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1939 - 1940)[1] hay Chiến tranh Pháp - Đức (1940)[24], và là một chiến dịch tấn công chiến lược của quân đội Đức Quốc Xã bằng Không quân, máy bay vận chuyển và quân Thiết giáp[8] vào Pháp, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bắt đầu ngày 10 tháng 5 năm 1940 - trong sự bất ngờ của Đồng minh Anh - Pháp[25], đánh dấu kết thúc Cuộc chiến tranh kỳ quặc và chiến sự chính thức bùng nổ tại Tây Âu. Trong suốt mối thù Pháp-Đức trải ba thế hệ,[26] đây là lần thứ ba nước Đức tấn công Pháp, sau năm 1870 (trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ) và năm 1914 (trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), kết thúc với chiến thắng huy hoàng và gây choáng váng[27] của lực lượng Quân đội Đức Quốc Xã.[28] Là thắng lợi lớn lao, toàn diện nhất của nền Đệ tam Đế chế Đức trong chiến dịch năm 1940[29][30], đây cũng là một thảm kịch lớn của Pháp trong thế kỷ 20,[31] đồng thời là chiến bại mang tính hủy diệt,[32] bi thảm và nhục nhã nhất trong suốt chiều dài lịch sử nước Pháp.[33] [3] Cuộc chinh phạt dễ dàng này khắc họa uy thế vượt trội của quân lực Đức trước quân lực Pháp[1], sự chuẩn bị rất chặt chẽ và đúng thời gian của Lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler, mang lại thành công lớn lao cho chiến lược của Hitler về nhiều mặt[34], cùng đỉnh cao rực chói cho ông này.[35][7] Dù Pháp đã chuẩn bị chu đáo trong thời kỳ giữa hai cuộc Thế chiến, sự cứng nhắc của họ đã dẫn đến chiến bại thảm hại trước người Đức trong năm 1940.[36] Trong suốt cuộc chiến vẻ vang này, Đế chế Đức luôn giữ thế chủ động. [37] Chiến thắng huy hoàng của quân Đức theo lối Chiến tranh Chớp nhoáng là biến cố theo sau thất bại của Anh và Pháp trong việc kiềm chế nước Đức Hitler mở rộng.[38] Nền Đệ tam Cộng hòa Pháp - chính thể Cộng hòa lâu dài nhất của Pháp, đã kết thúc thiếu vinh quang trong chiến bại nhục nhã và tơi tả trước người Đức.[39] Có nhẽ chính thể này còn trở thành nguyên nhân thất bại cho Pháp, dù điều quan trọng hơn cả là do quân Đức siêu việt hơn hẳn quân Pháp.[40] [37] Chính thể này gắn bó suốt với ba cuộc chiến tranh đầy hiểm họa chống người Teuton trên đà lớn mạnh.[41] Khác với hai cuộc chiến với nước Đức trước kia, Pháp trong lần này sau thất bại quân sự quyết định đã ra hàng thay vì chiến đấu tiếp.[42] Chiến thắng vẻ vang này của người Đức mang lại cho nước Pháp sự suy nhược hết sức kinh hoàng,[32] với những hậu quả nghiêm trọng về tư tưởng, thể chế và vận nước còn kinh hoàng hơn cả cuộc Đại chiến năm 1914. [43]

Sau khi Đức đánh thắng Đan MạchNa Uy,[44] không những đánh Pháp mà Đức còn đánh cả ba nước mới là Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.[30] Bằng một kế hoạch tấn công táo bạo, mũi tấn công mồi của Quân đội Đức Quốc xã vào Vùng đất thấp đã hút theo chủ lực Đồng Minh, tạo thế bất ngờ cho mũi tấn công chính băng qua khu rừng Ardennes. Kế hoạch ấy thay cho kế hoạch ban đầu dựa theo kế hoạch Schlieffen cũ, theo đó quân Đức sẽ băng qua Hà Lan và Bỉ để tạt sườn quân Pháp ở phòng tuyến Maginot và đánh chiếm Pháp.[8] Công tích hiển hách, lừng danh[8] này của lực lượng Thiết giáp Đức khiến cho giới lãnh đạo quân sự Pháp bất lực chẳng thể trở tay, bản thân Pháp không nghĩ Đức lại ngập tràn thành công như thế.[45][40] Cuộc "Chiến tranh kỳ quặc" bất ngờ chuyển thành đại chiến Pháp - Đức, Bộ binh, Xe tăng và Không quân Đức băng qua rừng này, Đồng Minh chỉ có choáng váng thôi chứ chẳng thể nào làm gì được[46].[47] Tuy ít người tin là thắng lợi nhưng Hitler cầm chắc thắng lợi này do có lực lượng tình báo rất tốt và dũng khí quân Đức.[8] Trong trận đánh tại Sedan, kế hoạch sai lầm đã khiến những Sư đoàn tinh nhuệ nhất của Đồng Minh bi kịch rơi vào vòng vây của quân Đức, [8] các lực lượng Đức đã làm nên một chiến thắng chói lọi phá vỡ quân Pháp, đánh một bước ngoặc trong lịch sử, là chiến công hiển hách của những vị tướng lĩnh xe tăng kiệt xuất như Heinz GuderianErwin Rommel và tiếp nối thắng lợi huy hoàng trong trận Sedan hồi năm 1870 trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ.[48][49][50] Guderian đã điều binh cực nhanh tới sông Meuse[5], sau chiến thắng đã dựng được cầu vượt sông Meuse tại Gaulier, và thắng lợi quyết định của ông đã gây chấn động thế giới.[51][52] Đại thắng tại Sedan đã khắc họa kế hoạch đầy táo bạo của Thống chế Erich von Manstein, vây bọc và hủy diệt quân Pháp[48]. Được tổ chức theo phương thức Chiến tranh Chớp nhoáng, lực lượng thiết giáp Đức ngay sau đại thắng vẻ vang đã tràn ngập như vũ bão,[42] tràn vào con tim nước Pháp[53], đánh lui quân Đồng minh trong trận Arras bất chấp lòng quả cảm của quân Anh,[5][54] thọc sâu với tốc độ cao về eo biển Manche, cô lập chủ lực Đồng Minh ở phía Bắc. Dưới sự chỉ huy của các danh tướng như Rommel và Guderian, họ thắng hết trận này đến trận kia[7], liên tiếp chọc thủng tuyến Đồng minh Anh - Pháp, với chiến quả lớn lao đến cả Rommel và Guderian cũng phải bất ngờ.[27] Với chiến tích hiển hách[40], chỉ trong một tuần, quân Đức thắng lớn đã hạ gục sức mạnh của Pháp,[47] bằng cuộc tấn công nhanh gọn và chiến thắng chớp nhoáng, phân rã quân Pháp và Lực lượng Viễn chinh Anh tại Bỉ[2]. Đại tướng Maxime Weygand thay Maurice Gamelin làm Tư lệnh quân Pháp, và chẳng thể làm gì được ; lập "Phòng tuyến Weygand" được có một tuần thì hoàn toàn sụp đổ trước sức mạnh vô song của các chiến sĩ Đức dưới quyền Thống chế Gerd von RundstedtFedor von Bock nghiền nát bấy các Sư đoàn Pháp.[5] Ngày 28 tháng 5 năm 1940, sau khi quân Đức chiếm lĩnh BoulogneCalais,[53] nước Bỉ đầu hàng, trong khi tám ngày trước đó quân Đức đã tràn vào miền Bắc nước Pháp.[25][30] Trên đà thắng to, quân Đức đã triệt tiêu hoàn toàn nỗ lực cứu thoái Bỉ của liên quân Anh - Pháp.[55] Thế thượng phong của Đức về Không quân và Xe tăng đã quyết định đến thắng lợi của họ ;[42] bất chấp quân số đông, Không quân Pháp thua to trước các máy bay ném bom bổ nhào của Đức.[25] Thảm bại trong cuộc chiến này nêu bật sự trì trệ phát triển của Không quân Pháp giữa hai cuộc Thế chiến.[56] Trước sự đại bại của Pháp, Thủ tướng Anh Winston Churchill phải đương đầu với nhiều khó khăn ; quân Anh trở nên vô vọng hoàn toàn.[8][40] Chiến bại thảm hại của quân Anh trước quân tinh nhuệ Đức không những thể hiện sự gắn chặt của quân Anh vào sách lược của Pháp mà còn thể hiện những khó khăn lớn của Quân đội Anh khi ấy.[54] Thắng lợi của quân Đức ở Dunkirk, tuy không toàn vẹn vì để Lực lượng Viễn chinh Anh kịp sơ tán, nhưng cũng đủ mang tính quyết định, cũng mang lại tổn thất hết sức nặng nề cho Đồng Minh Anh - Pháp (những binh sĩ sơ tán của họ cũng đều phải giã từ vũ khí[5]),[42] tạo điều kiện để đánh quỵ hoàn toàn quân đội Pháp trong các hoạt động quân sự tiếp theo. Thực chất thất bại tại Dunkirk là một chiến bại nhục nhã và bi đát của quân Anh và quân Pháp, và khi ấy Hải quân Anh bị máy bay chiến đấu Đức tàn phá kịch liệt.[53] [54] Kéo theo đó, Ý thấy Đức toàn thắng liền nhảy vào tuyên chiến với Pháp,[7] chiếm lĩnh một ít đất đai của Pháp,[57] còn Chính phủ Pháp phải bỏ chạy,[5] quân Đức đại thắng, khỏi phải đánh trận mà thẳng tay tiến chiếm thủ đô Paris[30] - lần thứ hai Paris rơi vào tay các chiến sĩ Đức trong ba cuộc chiến tranh giữa hai nước,[5] tình hình Paris trở nên hết sức náo loạn trong khi hệ thống phòng tuyến Maginot của Pháp hoàn toàn chẳng làm gì được quân Đức.[57][45] Sự sụp đổ của Paris được xem là khác hẳn với hồi năm 1871 khi dân chúng Paris kháng cực ác liệt.[58] Và, tất cả những điều trên dẫn tới sự đầu hàng của nước Pháp trong thảm họa, Pháp không tài nào cự được Đức nữa[59].[55] Trong khi Pháp đại bại thì Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Delano Roosevelt tuyên bố trung lập, không cứu Pháp,[60] người Pháp đã tin chắc là thất bại[8]. Hiệp ước đầu hàng được ký kết tại khu rừng lịch sử Compiègne vào ngày 22 tháng 6 năm 1940 - là kỳ tích của nước Đức đánh dấu chiến thắng chóng vánh của Đức[44] và quốc nhục[61] cùng sự chiến bại hoàn toàn của Pháp trong Thế chiến thứ hai đúng tại nơi ghi dấu thất bại của Đức trong Thế chiến thứ nhất.[62][63] Tuy cuộc Đại chiến thế giới còn tiếp diễn, sự chính thức đầu hàng của Pháp đã hoàn toàn kết thúc cuộc Chiến tranh Đức–Pháp.[64] Hai ngày sau Hòa ước nhục nhã nhất trong lịch sử Pháp này, Pháp cũng đình chiến với Ý.[65][42] Sai lầm cuả Gamelin đã biến quân Pháp thành con mồi ngon của quân Đức,[36] và quân Pháp - với trang bị đầy đủ, hiện đại và được xem là lực lượng quân đội tinh nhuệ nhất châu Âu khi ấy, đã sụp đổ chỉ trong vòng 3 tuần lễ, quân Đức thắng lớn đã giết tươi uy tín của đối phương - để đạt được chiến thắng cực nhanh gọn và quyết định ấy Quân đội Đức chỉ tổn thất có 27 nghìn chiến sĩ mà thôi.[49][66][35] Quân đội Anh và Pháp bị hủy hoại nghiêm trọng và gần như bị tiêu diệt hoàn toàn[7]. Pháp thất bại toàn diện,[36] Thống chế Philippe Pétain - anh hùng dân tộc Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, cũng đã phải ra hàng và cộng tác với người Đức. [67]

Dù chiến đấu quyết liệt, quân Pháp kém chiến lược đã đại bại thê thảm.[68] Với chiến thắng toàn diện của Đức,[69] chiến dịch đánh Pháp trở thành một trang sử oai hùng, huy hoàng trong suốt bề dày lịch sử quân sự Đế chế Đức,[59] nhưng quá trình báo thù của nước Đức thắng lớn đến đó vẫn chưa xong.[2] Để hoàn toàn phục thù, Hitler cũng buộc nước Pháp thất trận phải cắt giảm quân số và phi quân sự hóa Hải quân[52][46]. Với chiến thắng quyết định của mình trong một loạt cuộc chinh phạt huy hoàng, chớp nhoáng, nước Đức thắng to với đoàn binh tinh nhuệ của mình đã làm chủ được tất cả những quốc gia như Bỉ, Hà Lan và Pháp.[70][63][54] Chiến thắng nhanh chóng của Đức trong Chiến dịch năm 1940 đại phá Anh - Pháp đã gây chấn động dư luận (kể cả Hoa Kỳ cũng hốt hoảng và khiếp sợ nước Đức[69]).[57][71] Những con mắt đầy bất ngờ của toàn thế giới nhằm vào "tài nghệ quân sự thao lược" của Hitler và sự bách chiến bách thắng của Quân đội Đức, trong khi nhân dân Đức ngập tràn vui sướng.[7] Và, thắng lợi còn đem lại cho nước Đức ưu thế chiến lược to lớn, một mặt có được bàn đạp cho hoạt động trên không và trên biển chống lại Anh, một mặt khác rảnh tay chuẩn bị cho mặt trận phía Đông chống Liên Xô. Do đó, đây không những là chiến bại của người Pháp mà còn là của phe Đồng Minh.[22] Người Anh cũng bị đại bại và choáng váng trong chiến tích đột phá của người Đức. [37] Hai liệt cường Anh và Pháp đã hoàn toàn thảm bại, thua hết trận này đến trận khác vốn đều mang tính quyết định, bất lực trước bước tiến chóng vánh của quân Đức, mang lại cho nước Đức thắng lợi vang dội - là một trong những kỳ tích chói lọi và rực rỡ nhất trong lịch sử thế giới.[7] Bị cô lập và vừa chịu tổn thất to lớn, nước Anh trở nên khó khăn cùng cực[35]. Sau thất bại nặng nề, họ lâm vào nguy hiểm hơn cả hồi chiến tranh chống Napoléon I.[54] Thắng lợi này được đánh giá là chiến thắng to lớn nhất của Lãnh tụ Adolf Hitler - bản thân ông cũng rất đề cao đại thắng quyết định này[50] - trong suốt thời gian cầm quyền của ông, và cũng là thành công quân sự vĩ đại nhất trong suốt lịch sử nước Đức Quốc Xã.[65] Nhờ chiến công rực rỡ phục thù của mình, Hitler ca khúc khải hoàn trở về thủ đô Berlin trong danh dự, vinh hiển.[52] Chiến thắng "thần kỳ" này làm Hitler càng thêm tin vào thiên tài của mình ; nhờ hủy diệt được đoàn quân hùng mạnh của Pháp, Đế chế Đức Quốc xã đồ sộ của ông đã vươn lên bá chủ phần lớn Tây Âu.[72].[5] Quân Pháp suy nhược không thể nào đánh thêm một trận nữa,[73] nước Pháp bại trận mất vai trò trong khối Đồng Minh.[4] Một lý do của chiến bại bi thảm của Đồng minh Anh - Pháp được xem là do Bộ Chỉ huy Tối cao Đức đã đặt giả thiết đúng đắn về đường lối của Pháp và Anh, thể hiện sự xuất sắc của Bộ Chỉ huy Tối cao Đức[27].[72] Trong khi ấy, Bộ Tư lệnh Pháp không biết rút kinh nghiệm từ thắng lợi vinh quang của Đế chế Đức trong cuộc chinh phạt Ba Lan hồi năm 1939 và liên lạc tệ hại nên đã thảm bại - một thảm kịch bi đát nhưng hoàn toàn có tiền lệ đối với Pháp, do đây là lần thứ ba Pháp là nạn nhân của Đức.[2][53][74] Trong khi người Anh cứ lo Hải quân,[75] người Pháp cũng không biết sự thay đổi tính chất chiến tranh sau năm 1918, do đó họ đã đại bại thảm hại trước cuộc tiến công bất ngờ của người Đức, mà ăn một quả đắng từ cuộc tấn công của người Đức.[36] Quân Đức mạnh mẽ vượt trội Anh và Pháp đã chiến đấu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nên dĩ nhiên là toàn thắng.[75] Ngoài ra, người Đức đã biết khai thác triệt để lợi thế của họ và dân số và vật liệu, biết tận dung xe tăng cơ động, với sự cơ động rất tốt theo phương thức Chiến tranh Chớp nhoáng[42][25] - giúp họ vượt qua mọi trở ngại.[45][40] Nước Đức Quốc Xã, với 6 tuần thay đổi thế giới,[53] đã loại bỏ được nền Đệ tam Cộng hòa Pháp ra khỏi chiến tranh, rửa hận cho thất bại của mình trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, hoàn tất quá trình từ hồi 1914 - 1918[69] và chiến thắng được giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai - một thắng lợi uy chấn của tinh thần quân phiệt và phục thù Đức sau Hòa ước Versailles (1919).[65][76][50][77] Điều này đánh dấu một quy trình lịch sử quan trọng, trong đó nếu nước Pháp thắng trận rửa hận vào năm 1918 thì nước Đức đại thắng lại báo thù vào năm 1940.[61] Một khi nước Đức xóa nhục mà rực rỡ vinh quang, người ta coi Hitler như "siêu nhân" và ngay cả nhà sử học Friedrich Meinecke cũng ca ngợi sức mạnh hùng dũng của Quân đội Đức để làm nên chiến thắng oanh liệt này.[30] Thậm chí có người Đức còn xem họ đã toàn thắng một cuộc chiến ở Pháp kể từ năm 1914,[78] nước Pháp lần này đại bại và vong quốc chỉ trong một thời gian rất ngắn chứ không thể kháng cự mạnh như hồi năm 1914[40]. Chính đường lối chiến tranh mới mẻ của nền Đệ tam Đế chế Đức thời Hitler, sự chuyển động mạnh bạo của toàn quân Đức[24] đã khiến cho họ đánh bại Pháp và dẫn đến sự sụp đổ của Pháp trong trận chiến này, đẩy mạnh quá trình suy yếu của Pháp kể từ sau thế kỷ 19.[79] [3] Dân chúng Pháp luôn bị ám ảnh về sự yếu kém này cùng nỗi vô cùng lo sợ một lần nữa bị Đức chiếm đóng.[80][25] Trước Trận chiến, có người nghĩ Đế chế Đức không dám gây hấn với Đồng Minh nhưng sau thất bại thảm khốc của Pháp, người luôn hãi hùng sợ Đức đánh một trận quyết định quét sạch Đồng Minh. [53]

Người Đức trên đà thắng lớn đã đứng vững một cách huy hoàng xuyên suốt Âu lục, càng thêm tin cẩn Hitler.[30][69] Với ưu thế cực lớn sau khi toàn thắng, người Đức đã hủy diệt liên quân Anh - Pháp và ngập tràn Pháp trong một trong hai cuộc chiến lớn nhất năm 1940, sau đó là trận Không chiến tại Anh Quốc.[6] Chiến bại bi đát này của Pháp cũng được xem là một trong những thất bại toàn diện và kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại[81][25], gây tổn thất cao cho Pháp về nhiều mặt, cùng sự sửng sốt và thay đổi lớn đến mức không ai đoán trước đó.[77][82] Không những thắng lợi vẻ vang này mở đường cho Đức xưng bá Châu Âu và thế giới mà còn làm dấy lên nỗi lo sợ giá trị của Cách mạng Pháp 1789 bị tiêu vong.[8] Nếu như cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1914 - 1918) đã là một thảm họa của Pháp thì cuộc Chiến tranh Pháp - Đức này còn là một thảm kịch tệ hại hơn nữa đối với Pháp ;[83] chiến thắng chớp nhoáng của Đế chế Đức đã đánh sập Pháp về cả hai phương diện chính trị và quân sự.[84] Sau chiến thắng to lớn này, từ ngữ "Chiến tranh Chớp nhoáng" (Blitzkrieg) chỉ học thuyết quân sự Đế chế Đức bắt đầu chính thức xuất hiện trong từ điển quân sự.[66] Với thắng lợi cực lớn của quân lực Đức, quân lực Pháp từ được ca ngợi xuống bị hạ thấp nghiêm trọng.[73] Nước Pháp bị chia cắt thành khu vực chiếm đóng của nước Đức ở miền Bắc và Tây (vùng biển Atlantic thuộc Pháp bị Đức chiếm giữ và Paris cũng nằm trong tay người Đức[2][30]), một khu vực chiếm đóng nhỏ của Ý ở Đông Nam và một vùng tự do ở phía Nam do Chính phủ Vichy quản lý (vùng này cũng đã bị Đệ tam Đế chế Đức chiếm đóng vào năm 1942 và triệt hạ nền "Độc lập" của Chính phủ Vichy[39]), cho đến năm 1944, khi quân Đồng Minh đổ bộ lên Normandie. Đế chế Đức chiến thắng cũng đoạt lại được hai vùng AlsaceLorraine - là một mất mát rất bi thảm của Pháp.[85][82] Thắng lớn rồi, lực lượng Quân đội Đức - vốn chiếm giữ phần lớn nhất của nước Pháp tan rã[70] - vẫn luôn sát sao theo dõi sự cai trị của Chính phủ Vichy.[39] Thời kỳ cộng tác với phát xít Đức sau khi nước Pháp hoàn toàn sụp đổ trở thành một trong những giai đoạn hổ thẹn hơn cả trong lịch sử Pháp[86]. Như một trang đen tối trong lịch sử Pháp[26] (đen tối hơn cả hồi quân Đức chiếm đóng năm 1871[87]), sự chia rẽ về lãnh thổ và tinh thần là một đòn giáng rất nặng nề hủy hoại Pháp, khiến nước Pháp hỗn loạn sau thảm bại,[68] và đã đại bại rồi Pháp cũng không được tham gia Hội nghị Yalta của Đồng minh.[80][88] Sau khi được giải phóng, nước Pháp đã chứng tỏ sự kém cỏi của mình sau chiến bại, khi phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ và Quân đội Pháp hãy còn tổn thương.[89][90] Ngoài ra, đại bại thê lương của quân Pháp trong cuộc chiến nhanh gọn này đã giết chết cái huyền thoại về một nước Pháp bách chiến bách thắng, qua đó kích động cho nhân dân các thuộc địa của thực dân Pháp vùng lên đấu tranh giành độc lập.[91] Kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, với chiến bại thực sự về mặt tinh thần,[80] Pháp trở thành một quốc gia bị ô nhục và thất vọng trong phe Đồng Minh, đã thất bại thảm hại trong cuộc chiến chống Đức (thực chất là nối tiếp cho một loạt thất bại trước của Pháp[92]) rồi lại liên tiếp bị đánh đuổi khỏi các thuộc địa.[28][81] Cái bóng một loại thất bại nặng nề kể từ cuộc tiến công của Đức vẫn luôn đuổi theo người dân Pháp. [73]

Bối cảnh

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Quân đội Đức Quốc xã đã tấn công Ba Lan. Hai ngày sau đó, ngày 3 tháng 9 năm 1939, Anh và Pháp tuyên chiến với nước Đức.

Phản ứng của Anh và Pháp nằm ngoài dự tính của Hitler, vì ông ta cho rằng các cường quốc này sẽ lại tiếp tục thụ động như trong các cuộc thôn tính trước đó của Đức.[93] Ngày 6 tháng 10, trong bài phát biểu tại Tòa nhà Quốc hội Đức, Hitler gửi lời kêu gọi hoà bình đến Anh và Pháp trong đó tuyên bố "Nước Đức không đòi hỏi gì thêm từ Pháp".[94] Ngày 10 tháng 10 năm 1939, Anh từ chối đề nghị của Hitler; ngày 12 tháng 10 Pháp cũng tuyên bố tương tự.[95] Tuy nhiên, ngoài lời nói, không bên nào có hoạt động quân sự đáng kể chống lại nhau. Trong giai đoạn cuộc chiến tranh kỳ quặc đó, Đức Quốc xã hoàn thành cuộc chinh phục Ba Lan,[96] gia tăng đáng kể tiềm lực quân sự và phát triển kế hoạch tấn công Pháp,[93] còn phe Đồng Minh cũng tích lũy lực lượng chờ đợi một cuộc chiến tranh lâu dài.[97] Chiến thắng quyết định trong cuộc tấn công Ba Lan như vậy là đã mang lại cho Đế chế Đức kinh nghiệm quân sự rất mực quý giá nhằm chuẩn bị tiến đánh kẻ cựu thù của mình trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Pháp. [66]

Riêng ở nước Pháp, nền chính trị bị chia rẽ sâu sắc và sự mệt mỏi với viễn cảnh chiến tranh gia tăng. [98] Bất chấp nỗ lực tuyên truyền chống lại "sự suy thoái đạo đức và thiếu nhiệt tình chiến tranh", chính phủ Pháp không ngăn được tâm lí chiến bại và tình trạng vô kỷ luật lan tràn.[99] Vốn nền Đệ tam Cộng hòa Pháp và các đồng minh của mình đã đánh bại được nền Đệ nhị Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng Pháp bị tổn thất hết sức nặng nề, và do đó ngay từ giữa thập niên 1920 đã có nhiều người Pháp tin rằng người Đức sẽ trở lại tấn công Pháp.[100][31] Miền Bắc Pháp hãy còn hoang tàn do cuộc Đại chiến gây nên.[53] Mặt khác, theo sử gia Ernest May, từ năm 1938 một làn sóng khí thế mới dâng trào ở Pháp. Thủ tướng Pháp là Édouard Daladier cho rằng ông ta không thể ngồi trong quán rượu mà không nhìn thấy một cuộc chiến đấu hoàn hảo, và thốt lên : "Xung phong ! Chúng tôi sẽ theo sau các bạn". Khi cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939 ấy thì các bản báo cáo cho thấy sinh khí của người dân Anh Quốc và Pháp lên cao thể hiện quyết chí chiến đấu mới. Có tài liệu cho rằng Quân đội Pháp đã trở nên nản chí do cuộc Chiến tranh Kỳ quặc.[66] Chẳng hạn như tư liệu The history of France của W. Scott Haine, ông này kể rằng do không có trận đánh lớn nào giữa Đức với Pháp trong thời gian này, và do chiến thắng rất lớn của nền Đệ tam Đế chế Đức theo phương cách Chiến tranh Chớp nhoáng hồi năm 1939 chinh phạt Ba Lan, các chiến sĩ Pháp đã nhụt chí.[2] Nhân dân Pháp căm phẫn tình hình "chiến sự" đáng buồn cười lúc bấy giờ, ngoài ra những người yêu hòa bình căm phẫn Chính phủ Pháp vì đã tuyên chiến với nước Đức.[45] Song, theo Ernest May, sau mấy tháng trời ít có hoạt động quân sự, khi hai bên thực sự đánh nhau vào tháng 5 năm 1940 thì các bản báo cáo dân chúng Anh - Pháp thường tổ chức liên hoan. Một nhà báo người Đan Mạch kể rằng Paris "sục sôi khí thế".[101] Mặt khác, theo người cựu binh Philip Warner trong cuốn sách The Battle of France: Six Weeks That Changed the World, người Pháp vẫn không thể hoàn toàn khôi phục tinh thần kể từ sau mất mát thảm khốc trong trận Verdun hồi năm 1916 và đại bại thảm hại trong Chiến dịch Nivelle hồi năm 1917 trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất. [53]

Theo tác giả Peter Catteral thì Chính phủ Daladier vững mạnh đã nhanh chóng tái vũ trang nước Pháp, ngoài ra sự cả tin của người Pháp đã đẩy mạnh chính sách hiếu chiến của Daladier khi ấy. [37]

Ở nước Đức, khí thế chiến đấu lên cao. Toàn dân Đức, cho dầu có ủng hộ Hitler hay chăng, cũng khát khao ông chiến thắng. Số là do Hitler dám đương đầu với Anh, Pháp, thẳng tay xé toạc cái Hòa ước Versailles kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức công cuộc tái vũ trang quy mô lớn cho đất nước, đoạt lại được vùng ven sông Rhine cho nước Đức, sáp nhập nước Áo và lấy được cả khối nguồn lực từ nhà máy vũ khí Skoda ở Tiệp Khắc. Ngoài ra, nhân dân Đức còn ca nợi Hitler như người đã ký hòa ước với Liên Xô, làm giảm nhẹ nỗi lo sợ cho họ về một cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. Và, gần đây nhất, người Đức ai cũng phải bất ngờ khi quân lực của Hitler đại thắng được Ba Lan, với tổn thất ít ỏi. [53]

Chiến lược của Đức

Nước Pháp trong chiến lược của Hitler

Ngay từ năm 1922, Hitler đã nhắm tới mục tiêu lâu dài của chiến tranh là chinh phục nước Nga để mở rộng không gian sinh tồn cho người Đức.[102] Trong cuốn sách Mein Kampf, Hitler đã chỉ ra tiền đề cho cuộc chinh phục này là phải thôn tính xong nước Pháp nhằm tránh một cuộc chiến tranh cùng lúc trên hai mặt trận.[102] Hitler cũng mong muốn hạ gục Pháp nhằm rửa hận cho thất bại của nước Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.[67] Cuộc Đại chiến ấy đã 22 năm trước, khi Hitler hãy còn là một Hạ sĩ trong Quân đội Đế chế Đức, nhưng cho tới năm 1940 thì nhà lãnh đạo Đức Quốc Xã vẫn không bao giờ quên đi cái Hòa ước Versailles mà Pháp áp đặt lên cho Đức hồi năm 1919.[62] Thực chất, đại đa số nhân dân Đức đền căm ghét Hòa ước này do nó quy cho nước Đức đủ mọi tội lỗi gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, do đó Hitler tận dụng ngay lòng dân.[77] Vốn trước kia Hitler đã liên tiếp thắng lợi trong công cuộc xóa bỏ Hòa ước này, ông cho rằng cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bước tiến cuối cùng của ông trong quá trình ấy.[63] Thực tế đã cho thấy rất có thể một cuộc phản kích nồng nhiệt của các nhà dân tộc chủ nghĩa Đức sẽ nhằm thẳng vào Pháp, cũng giống như khi toàn quốc Pháp cùng đánh Đức hồi năm 1914. [77]

Từ những biểu hiện nhu nhược của các cường quốc phương Tây, Hitler cho rằng trừ khi bị tấn công, các nước này sẽ vẫn trốn tránh đối đầu quân sự với nước Đức.[103] Phản ứng từ chối đề nghị hòa bình của Đồng Minh đã khiến Hitler quyết định tận dụng chiến thắng chớp nhoáng đối với Ba Lan để "đánh bại Pháp và [...] buộc nước Anh thừa nhận sự yếu thế và tìm cách thỏa hiệp".[104] Một khi đã "buộc Phương Tây quỳ gối", Đức có thể quay lại chống "Chủ nghĩa Bolshevik Do Thái" và chinh phục nước Nga.[105]

Nhằm phục vụ cho chiến lược này, ngày 9 tháng 10 năm 1939, trước cả khi Anh và Pháp có thời gian để trả lời đề nghị hòa bình cùa mình, Hitler đã ban hành "chỉ thị Führer số 6".[106] Mặc dù Hitler luôn mơ tưởng về một chiến dịch quân sự lớn nhằm đánh bại hoàn toàn các quốc gia Tây Âu như một bước chuẩn bị cho công cuộc xâm chiếm những vùng đất ở phía Đông, nhưng ý tưởng đó lại không có trong bản chỉ thị Führer số 6.[107] Bản kế hoạch này dựa chắc trên sự thừa nhận thực tế là sức mạnh quân sự của Đức vẫn cần phải được tiếp tục xây dựng trong nhiều năm nữa và hiện tại chỉ có thể trù tính đến những mục tiêu có giới hạn, nhằm tăng cường sức mạnh của nước Đức để phục vụ cho một cuộc chiến tranh quy mô lớn và lâu dài ở phía Tây.[108] Theo đó, Hitler ra lệnh rằng Vùng đất thấp (Hà Lan, Bỉ và Luxembourg) phải được chiếm trong thời hạn ngắn nhất có thể để ngăn Pháp chiếm đóng các quốc gia này trước và đe doạ vùng Ruhr - khu vực quan trọng sống còn của Đức[109] đồng thời chiếm bàn đạp phục vụ cho hoạt động lâu dài trên biển và trên không chống lại nước Anh. Chỉ thị Führer số 6 không đề cập đến một cuộc tấn công kế tiếp ngay sau đó nhằm chinh phục toàn bộ nước Pháp, mặc dù rất có khả năng các vùng biên giới ở bắc Pháp sẽ bị chiếm đóng.[107]

Trong khi đang soạn thảo chỉ thị, Hitler cho rằng một cuộc tấn công có thể bắt đầu tiến hành sau nhiều nhất là vài tuần lễ, nhưng sau đó ông ta đã tỉnh ngộ về ảo tưởng này. Thực tế cho thấy ông ta đã không nắm được chính xác về thực trạng sức mạnh quân sự của Đức. Các đơn vị cơ giới cần phải được phục hồi sửa chữa nhằm khắc phục những tổn thất trong chiến dịch Ba Lan; còn các kho đạn dược thì đang bị cạn kiệt trầm trọng.[110]

Trong giai đoạn đầu của cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, Adolf Hitler cũng hứa hẹn rằng ông sẽ không đưa nền Đệ tam Đế chế Đức vào tình trạng "Chiến tranh Chiến hào" bế tắc như trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất. [63]

Kế hoạch Halder

Franz Halder

Ngày 19 tháng 10, Franz Halder, tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Lục quân Đức (Oberkommando des Heeres - OKH) đã trình bày bản kế hoạch đầu tiên của chiến dịch Fall Gelb ("Kế hoạch Vàng"), mật danh chung của các kế hoạch tấn công Vùng đất thấp:[111] đó là "Bản Chỉ dẫn Triển khai số 1, Kế hoạch Vàng" (Aufmarschanweisung N°1, Fall Gelb).

Kế hoạch của Halder thường được so sánh với kế hoạch Schlieffen (đặt theo tên viên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Đức là Alfred von Schlieffen thời Đệ nhị Đế chế[8]), được người Đức triển khai năm 1914 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất vì đều có một mũi chủ công đi qua trung tâm nước Bỉ,[112] nhưng trong khi mục đích của kế hoạch Schlieffen nhằm đạt đến một thắng lợi quyết định bằng cách phát triển vòng theo bờ Đại Tây Dương rồi bất ngờ ngoặt về phía Đông để tiến hành một cuộc bao vây khổng lồ toàn bộ quân chủ lực Pháp, thì Bản Chỉ dẫn Triển khai số 1 lại dựa trên cơ sở một cuộc tấn công trực diện thiếu sáng tạo, dự kiến hi sinh nửa triệu lính Đức để đạt mục tiêu hạn chế là đẩy quân Đồng Minh lui về sông Somme. Sau đó sức mạnh của quân Đức sẽ cạn kiệt trong năm 1940; chỉ đến năm 1942 mới có thể bắt đầu cuộc tấn công chính vào nước Pháp.[113]

Hitler đã rất thất vọng về kế hoạch của Halder và phản ứng lại bằng cách quyết định rằng quân Đức phải tấn công sớm hơn, bất kể đã sẵn sàng hay chưa, với hy vọng việc quân Đồng Minh không có chuẩn bị sẽ có thể đem lại chiến thắng dễ dàng. Tuy nhiên, đối diện với sự e ngại của các tướng lĩnh về những khuyết điểm nghiêm trọng trong khâu chuẩn bị, hay về điều kiện thời tiết, cũng như về khả năng cuộc chiến có thể kéo dài và Liên Xô có thể thay đổi thái độ trung lập,[114] Hitler đã buộc phải nhiều lần chấp nhận dời lại thời điểm bắt đầu của cuộc tấn công (tổng cộng là 29 lần).[115]

Ngày 29 tháng 10, Halder đưa ra một kế hoạch hành động thứ hai, "Bản Chỉ dẫn Triển khai số 2, Kế hoạch Vàng" (Aufmarschanweisung N°2, Fall Gelb) có khác biệt ở điểm cắt bỏ cuộc tấn công phụ tại Hà Lan[116] nhưng nói chung vẫn giữ nguyên ý đồ tổ chức tấn công vỗ mặt ở Trung bộ nước Bỉ nhắm vào mục tiêu hạn chế là chiếm lấy bờ biển Flanders.[117]

Hitler đã cố gắng tham gia sửa đổi kế hoạch mà không có sự am hiểu tường tận về quân sự. Kết quả là dẫn đến một kế hoạch làm phân tán lực lượng Đức, khi mà ngoài hướng tấn công chính là ở trung tâm nước Bỉ, còn có cuộc tấn công phụ dự kiến sẽ diễn ra ở xa hơn về phía nam. Hitler đưa ra đề xuất đó vào ngày 11 tháng 11 năm 1939.[118]

Hitler không phải là người duy nhất phản đối kế hoạch Halder. Tướng Gerd von Rundstedt, tư lệnh Cụm Tập đoàn quân A, cũng không đồng ý với nó. Tuy nhiên không giống Hitler, von Rundstedt, một người lính lão luyện, hiểu được tường tận cách sửa đổi kế hoạch thế nào cho hợp lí. Thiếu sót chủ yếu của nó là không thích hợp với những nguyên tắc kinh điển của Bewegungskrieg hay "chiến tranh cơ động", đã trở thành nền tảng cho các hoạt động quân sự của Đức từ thế kỷ 19. Cần phải tiến hành một cuộc đột phá tạo điều kiện bao vây và tiêu diệt lực lượng chủ lực Đồng Minh. Địa điểm thích hợp để tiến hành kế hoạch này là cùng Sedan, thuộc khu vực mà Cụm Tập đoàn quân A của von Rundstedt phụ trách. Ngày 21 tháng 10, von Rundstedt tán thành với tham mưu trưởng của mình, tướng Erich von Manstein là cần phải soạn thảo một kế hoạch thay thế phản ánh được những ý tưởng cơ bản đó, giúp cho cụm tập đoàn quân A có được sức mạnh lớn nhất có thể bằng cách điều bớt các lực lượng từ cụm tập đoàn quân B ở phía bắc tới.[119]

Kế hoạch Manstein

Erich von Manstein

Trong khi von Manstein đang xây dựng kế hoạch mới ở Koblenz, thì tướng Heinz Guderian, tư lệnh quân đoàn số 19, chuyên gia về lực lượng thiết giáp của Đức, cũng đang ngụ tại khách sạn gần đó.[120] Tại thời điểm này kế hoạch Manstein bao gồm một cuộc hành quân từ Sedan lên phía bắc, để tấn công vào sau lưng quân chủ lực Đồng Minh tại Bỉ. Guderian - người vốn rất thông thạo địa hình khu vực này, có nhiều kinh nghiệm với lục quân Đức trong những năm 1914 và 1918,[121] đã được Manstein mời đến tham gia thảo luận (một cách không chính thức). Những ý tưởng tác chiến về việc biến mũi tấn công phía Bắc thành mồi nhử dụ chủ lực Đồng Minh tiến lên nghênh chiến, trong lúc đó mũi chủ công sẽ được mở ở chính diện trung tâm của von Manstein đã ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của Guderian. Ngoài ra, Guderian còn đề xuất một ý kiến có tính mới lạ và tiến bộ hơn:[116] đó là phần lớn lực lượng thiết giáp Đức (Panzerwaffe) cần phải tập trung ở điểm đột phá được chọn là đoạn Sedan - Dinant, nơi có khả năng gây bất ngờ vì có 2 cản ngại tự nhiên cho hoạt động của xe tăng là rừng rậm Ardennes và sông Meuse.[122] Lực lượng này sau đó sẽ không di chuyển về phía bắc mà là phía tây, nhằm thực hiện một cuộc tiến quân thọc sâu mau lẹ có tính độc lập chiến lược về phía biển Manche - mà không cần đợi những sư đoàn bộ binh chủ lực - để cô lập chủ lực Đồng Minh ở Bỉ.[122] Như vậy có thể dẫn đến sự sụp đổ về mặt chiến lược của đối phương, tránh được con số thương vong cao do một "trận đánh hủy diệt" thông thường gây ra. Phương pháp sử dụng lực lượng thiết giáp độc lập một cách mạo hiểm này đã được thảo luận rộng rãi ở Đức trước chiến tranh nhưng vẫn chưa hề trở thành một học thuyết được tiếp nhận; và Bộ Tổng tham mưu Đức nghi ngờ về khả năng thực hiện một cuộc hành quân như vậy.[123]

Von Manstein viết bản đề xuất đại cương đầu tiên về kế hoạch của mình vào ngày 31 tháng 10. Trong đó ông đã cẩn thận tránh đề cập đến tên Guderian và giảm nhẹ vai trò chiến lược của các đơn vị thiết giáp nhằm tránh những ý kiến phản đối không cần thiết.[124] Sáu bản đề xuất nữa sau đó, từ ngày 6 tháng 11 năm 1939 đến ngày 12 tháng 1 năm 1940, từ từ được xây dựng hoàn thiện hơn về tổng thể. Thế nhưng tất cả đều bị OKH bác bỏ và không nội dung nào trong đó đến được với Hitler.[121]

Kế hoạch sửa đổi

Tiến triển của Fall Gelb từ 9/1939 đến 2/1940.

Ngày 10 tháng 1 năm 1940, một máy bay Messerschmitt Bf 108 của Đức đã gặp sự cố và bắt buộc phải hạ cánh tại Maasmechelen, phía bắc Maastricht thuộc Bỉ (người ta gọi đây là "sự cố Mechelen"). Trong phi hành đoàn của chiếc máy bay có một thiếu tá không quân Đức, Hellmuth Reinberger, người có mang theo bản sao của Bản Chỉ dẫn Triển khai số 2. Reinberger đã không kịp huỷ các tài liệu, và chúng đã nhanh chóng rơi vào tay các nhân viên tình báo Bỉ.[106][125] Sự cố này thường được cho là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi toàn diện kế hoạch của Đức, nhưng thực ra không phải như vậy. Trên thực tế, bản chỉnh sửa kế hoạch sau đó vào ngày 30 tháng 1, "Bản Chỉ dẫn Triển khai số 3" (Aufmarschanweisung N°3, Fall Gelb) vẫn tương tự những phiên bản trước đó.[126]

Ngày 27 tháng 1, von Manstein bị thuyên chuyển từ chức vụ tham mưu trưởng Cụm Tập đoàn quân A sang làm chỉ huy một quân đoàn ở Phổ, bắt đầu nhiệm vụ mới ở Stettin ngày 9 tháng 2. Sự thuyên chuyển này là do tác động của Halder nhằm thủ tiêu ảnh hưởng của Manstein.[127] Ban tham mưu của Manstein bất bình đã phản ánh gây được sự chú ý của Hitler, ông ta bắt đầu biết được thông tin về kế hoạch Manstein vào ngày 2 tháng 2. Trước đó, khi chưa biết về kế hoạch của Manstein, Hitler cũng đã đề nghị mở một cuộc tấn công tập trung ở Sedan, nhưng sau đó ông ta đã bị thuyết phục từ bỏ ý tưởng đó vì nó quá mạo hiểm. Nay kế hoạch Manstein lại đề cập lại ý tưởng này với Hitler. Ngày 17 tháng 2 năm 1940, Hitler triệu Rudolf SchmundtAlfred Jodl đến tham dự cuộc hội kiến giữa von Manstein và Hitler. Hitler chỉ ngồi và lắng nghe, không như thói quen của ông ta là hay ngắt lời và chuyển sang độc thoại. Cuối cùng, ông ta đã hoàn toàn đồng ý với von Manstein.[128] Ngày hôm sau Hitler ra lệnh sửa đổi phương án tác chiến theo ý tưởng của Manstein. Những ý kiến đó hấp dẫn được Hitler chủ yếu bởi vì chúng đem lại những hy vọng thực tế về thắng lợi.[129] Hitler chỉ nhìn nhận cuộc đột phá ở Sedan về phương diện chiến thuật, trong khi Manstein xem nó như là một phương cách để kết thúc. Ông đã dự tính một cuộc tiến quân ra eo biển Manche và bao vây các lực lượng Đồng Minh tại Bỉ, mà nếu được tiến hành chính xác, có thể mang lại một kết quả thắng lợi.[130]

Mặc dù vậy, trong kế hoạch mới, Bản Chỉ dẫn Triển khai số 4 (Aufmarschanweisung N°4, Fall Gelb), được công bố ngày 24 tháng 2,[131] tuy giữ lại ý tưởng chính của von Manstein, nhưng Halder vẫn không có ý định đi chệch ra quan điểm tác chiến bộ binh truyền thống truyền thống bằng việc cho phép thực hiện cuộc đột nhập chiến lược độc lập với 7 sư đoàn thiết giáp của tập đoàn quân A, và đã bác bỏ hoàn toàn yếu tố này.[132][116] Tuy vậy, Halder cũng đã có một "thay đổi quan niệm đáng kinh ngạc",[133] và vì thế bị chỉ trích bằng đúng cái cách mà ông ta bác bỏ kế hoạch von Manstein đã đề xuất đầu tiên. Phần lớn các sĩ quan Đức kinh ngạc trước sự thay đổi này và gọi ông là "kẻ đào huyệt cho lực lượng thiết giáp".[134] Phương án được triển khai thành kế hoạch chi tiết cho 9 ngày chiến sự đầu tiên; phần còn lại sẽ do các chỉ huy tiền phương quyết định để bảo đảm linh hoạt chiến thuật,[135] và đây là điểm khiến các tướng chỉ huy thiết giáp đã tận dụng để triển khai phương án của Manstein trong thực tế.[136]

Ngay cả khi đã được sửa đổi theo các nguyên tắc truyền thống, chiến lược mới vẫn gây ra một làn sóng phản đối từ phần đông các tướng lĩnh Đức. Họ nghĩ rằng là hoàn toàn vô trách nhiệm khi tập trung các lực lượng tại một vị trí không thể được tiếp tế đầy đủ, khi mà tuyến đường tiếp tế không hợp lí có thể dễ dàng bị người Pháp cắt đứt. Nếu phe Đồng Minh không phản ứng như mong đợi thì cuộc tấn công của Đức sẽ trở thành một thảm hoạ.[137] Nhưng sự phản đối này đã bị bác bỏ. Halder lập luận rằng, vì vị trí chiến lược của Đức quá vô vọng nên cơ may giành chiến thắng quyết định dù nhỏ bé vẫn tốt hơn ngồi yên chịu thất bại.[138]

Chiến lược của Đồng Minh

Trong suốt thời kỳ giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới, người Pháp đã nghiên cứu kỹ về các chiến thuật, tổ chức, võ bị của toàn quân. Vào năm 1939, khi Đại chiến thế giới lần thứ hai nổ ra, họ nắm trong tay một cơ cấu có hợp tác vững chắc và đúng đắn. Đường lối chiến tranh của họ là nhằm tiễu trừ các lợi thế của người Đức, và gia tăng các lợi thế của người Pháp. [36]

Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Pháp thiếu đường lối đúng đắn, dễ dàng để mà lãnh đạo. Chiến lược của họ khiến cho nước Pháp không thể nào chịu nổi một cuộc xuất binh bất ngờ qua Ardennes của người Đức (cuộc chiến sẽ chứng tỏ điều này). Tổ chức và học thuyết quân sự của Pháp không thể cung cấp sự yểm trợ hợp lý từ xe tăng và Không quân.[36] Người Anh gắn chặt với chiến lược của Pháp, do đó, sau này họ cũng bị đổ lỗi về chiến bại thảm hại của quân lực Đồng Minh trong năm 1940. [54]

Những hoạt động ban đầu

Tháng 9 năm 1939, Bỉ và Hà Lan vẫn là những nước trung lập. Họ cố gắng đứng ngoài cuộc chiến càng lâu càng tốt bằng cách dựa vào chính sách trung lập tuyệt đối. Dù có tiến hành thương lượng bí mật với phe Đồng Minh cho một sự hợp tác trong tương lai phòng khi người Đức xâm chiếm lãnh thổ của mình, họ vẫn không công khai chuẩn bị cho cuộc chiến. Tổng tư lệnh tối cao quân đội Pháp, Maurice Gamelin, trong tháng đó có đề nghị quân Đồng minh nên tận dụng cơ hội Đức đang vướng chân ở Ba Lan mà tiến vào chiếm giữ Vùng đất thấp để dọn đường cho cuộc tấn công Đức sau này. Tuy nhiên đề nghị này không được chính phủ Pháp hưởng ứng.[139]

Ngay sau khi Đệ tam Đế chế Đức tấn công Ba Lan ngày 1 tháng 9 năm 1939, binh lính Pháp đã vượt qua phòng tuyến Maginot tiến sâu 5 km vào vùng Saar trong hoạt động gọi là Chiến dịch tấn công Saar. Nước Cộng hòa Pháp đã huy động 98 sư đoàn (28 trong số đó là thuộc biên chế dự bị hay quân phòng thủ pháo đài) và 2.500 xe tăng chống lại các lực lượng Đức bao gồm 43 sư đoàn (trong đó có 32 sư đoàn dự bị) và không có xe tăng. Họ tiến quân cho đến khi gặp phòng tuyến Siegfried mỏng manh và được bố phòng yếu ớt. Quân đội Pháp có thể dễ dàng chọc thủng phòng tuyến yếu kém này của Đệ tam Đế chế Đức và tiếp tục cuộc tấn công, nhưng họ lại muốn người Đức đóng vai trò tấn công và đã triệt binh về phòng tuyến của mình trong tháng 10.[140]

Vùng đất thấp đối với Đồng Minh

Thất bại nhanh chóng của Ba Lan làm cho Đồng Minh hoang mang trong khả năng Đức ra tay trước. Các tướng lĩnh cho rằng do Pháp được che chở bởi phòng tuyến Maginot từ phía Đông, cho nên hướng tấn công chính của Đức hầu như chắc chắn sẽ đi qua lãnh thổ Bỉ và Hà Lan.[141] Một số tướng lĩnh cho rằng hướng tấn công chính của Đức cũng có thể đi qua chính diện Meuse - Moselle, cho nên đã đề xuất phương án thận trọng, giữ một lực lượng lớn làm dự bị ở phía Bắc Paris để sẵn sàng điều chuyển đối phó với mọi tình huống.[142]

Tuy nhiên, Tổng Tư lệnh Tối cao quân đội Pháp, Thống chế Maurice Gamelin, đã bác bỏ phương án này. Lý do đầu tiên là ông không tin rằng Quân đội Pháp có cơ may chiến thắng bằng vận động chiến.[143] Một lý do khác nữa là Đồng Minh không thể bỏ mặc các nước Vùng đất thấp. Mặc dù trong thời gian này Bỉ và Hà Lan vẫn cố gắng đứng ngoài chiến tranh bằng một chính sách trung lập công khai, nhưng vẫn bí mật thương lượng với Đồng Minh.[144] Trong khi đó, đối với Pháp, Bỉ là một vùng đệm chiến lược vừa để ngăn chặn Đức từ xa, vừa là bàn đạp tấn công Đức về sau, còn Anh không muốn khu vực bãi biển Flanders trở thành căn cứ không quân - hải quân của Đức.

Kế hoạch Dyle - Breda

Bản đồ kế hoạch Dyle-Breda.

Tháng 10 năm 1939, Gamelin đề xuất kế hoạch E - đặt theo con sông Escaut (tên tiếng Pháp của sông Scheldt), theo đó Đồng Minh tiến quân lên lập phòng tuyến dọc bờ sông này nối liến với tuyến biên giới Bắc Pháp với chủ định chỉ bảo vệ bờ biển Flanders. Bị chỉ trích vì không liên kết được với Quân đội Bỉ tập trung ở Trung bộ nước Bỉ theo thỏa thuận ngầm trước đó,[145] hơn nữa phòng tuyến vừa dài lại lồi về phía đối phương, nên Gamelin dời tuyến đến dọc theo sông Dyle,[142] đồng thời đưa 1 Tập đoàn quân qua Antwerp tới Breda, Hà Lan - và nhận được sự đồng ý của Anh.[142][ct 6]

Tuy nhiên, tướng Gort, Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Anh (B.E.F.), cho rằng kế hoạch này quá mạo hiểm, một mặt vì thời gian quá hạn hẹp để tiến quân chiếm lĩnh trận địa, mặt khác mũi chủ công của Đức có thể mở ra ở nơi khác.

Để chống lại phản biện này, Gamelin lập luận rằng Đức phải đột phá phòng tuyến bằng thiết giáp, mà lực lượng này không có cơ may xuyên qua phòng tuyến Maginot ở sườn phải, hoặc chiến thắng được các lực lượng Đồng minh tập trung bên sườn trái.[146] Chỉ còn lại khu trung tâm, nhưng hầu hết khu vực này đã được che chở bởi sông Meuse. Xe tăng sẽ không thể đánh bại được các vị trí kiên cố bên bờ sông. Ở vị trí xung yếu Gembloux giữa tuyến sông Dyle - Namur, nơi mà sông Meuse đột ngột rẽ về phía Đông tạo thành một hành lang bằng phẳng - mà Gamelin tin chắc rằng mũi tấn công chính của Đức sẽ đi qua đây - thì ông ta đã cho tập trung một nửa lực lượng thiết giáp dự bị.[146] Trong trường hợp Đức vượt sông Meuse ở phía Nam Namur, thì phải mất thời gian để tập kết pháo binh hỗ trợ cho bộ binh lập đầu cầu, và do đó vẫn có đủ thời gian chuyển quân tăng viện.[147]

Ngày 10 tháng 1 năm 1940, bản kế hoạch Fall Gelb No2 do một sĩ quan Đức mang theo chưa kịp hủy khi hạ cánh khẩn cấp xuống Bỉ[106] đã góp phần khẳng định lập luận của Gamelin.

Tình báo Đồng Minh

Trong mùa đông 1939-1940, tổng lãnh sự Bỉ tại Köln đã bắt đầu đoán biết được tiến triển kế hoạch mà Von Manstein đang xây dựng. Họ suy ra, dựa vào các tin tình báo, rằng quân đội Đức đang tập trung dọc theo biên giới Bỉ và Luxembourg. Người Bỉ tin chắc rằng quân Đức sẽ đột phá qua dãy Ardennes và hướng đến eo biển Manche không ngoài mục đích cắt đôi chiến tuyến quân Đồng minh tại Bỉ và đông bắc Pháp. Họ còn dự đoán rằng người Đức sẽ cố gắng đổ bộ các lực lượng không vận và tàu lượn xuống phía sau chiến tuyến Đồng Minh để phá vỡ hệ thống công sự của Bỉ. Nhưng những lời cảnh báo đã không được người Pháp hay người Anh lưu tâm để ý tới.[148]

Tháng 3 năm 1940, tình báo Thụy Sĩ đã nhận biết được 6 đến 7 sư đoàn Panzer. Thêm nhiều sư đoàn cơ giới khác cũng đã bị phát hiện. Nhờ trinh sát hàng không, tình báo Pháp cũng đã nhận thấy rằng quân Đức đang cho làm nhiều phà trên sông Rhine tại Luxembourg. Tùy viên quân sự Pháp tại Berne cảnh báo rằng mũi tấn công chính của Đức sẽ là ở trên sông Meuse tại Sedan, vào khoảng ngày 8 đến 10 tháng 5 năm 1940. Bản báo cáo này được đề ngày 30 tháng 4 năm 1940. Nhưng những báo cáo đó đều hầu như không gây được tác động gì đến Gamelin.[149]

Lực lượng và bố trí

Theo sách International history of the twentieth century and beyond của tác giả Antony Best thì phe Đồng Minh, tính cả Bỉ và Hà Lan, đã huy động được 125 Sư đoàn đối đầu với 132 Sư đoàn Đức. Về vũ trang, nhìn chung quân Đồng Minh có lợi thế hơn hẳn quân Đức. [8]

Quân đội Đức Quốc xã

Bố trí lực lượng và ý đồ tiến quân của hai bên.

Về khả năng lập kế hoạch tác chiến, người Đức tỏ ra xuất sắc nhất trong cuộc chiến. Tuy nhiên, lần này họ phải giao chiến với Pháp, chứ không phải là Ba Lan nữa. [8]

Lực lượng

Đức đã động viên được tổng cộng 4.200.000 người cho lục quân, 1.000.000 cho không quân (Luftwaffe), 180.000 cho hải quân (Kriegsmarine), và 100.000 cho lực lượng Waffen-SS. Không tính đến các bộ phận tại Ba Lan, Đan Mạch và Na Uy, lục quân Đức có tổng cộng 3.000.000 người phục vụ cho cuộc tấn công ngày 10 tháng 5 năm 1940.[150] Lực lượng này được tổ chức thành 157 sư đoàn, trong đó 135 sư đoàn được dùng cho việc tấn công, 42 sư đoàn làm dự bị.[151]

Ở phía Tây, trong tháng 5 và tháng 6, quân Đức đã triển khai 2.439 xe tăng và 7.378 khẩu pháo.[152] Trong các năm 1939–1940, có 45% quân số đã 40 tuổi, và 50% binh lính mới chỉ qua vài tuần lễ huấn luyện.[153] Lục quân Đức cũng không được cơ giới hóa hoàn toàn. Chỉ có 10% lục quân được cơ giới hóa trong năm 1940 và chỉ có thể tập hợp được 120.000 xe cộ so với con số 300.000 của Pháp. Người Anh cũng có một lực lượng cơ giới "đáng ganh tỵ" so với Đức.[153] Hầu hết đoàn xe hậu cần của Đức vẫn là xe ngựa kéo.[154]

Chỉ có một nửa số sư đoàn Đức hiện có trong năm 1940 là đã sẵn sàng chiến đấu,[153] và thường được trang bị nghèo nàn hơn nhiều so với Pháp và Anh, thậm chí là chỉ ngang bằng mức trang bị của quân Đức năm 1914.[155] Vào mùa xuân năm 1940, quân đội Đức vẫn đang trong tình trạng bán hiện đại.[155] Có một số lượng nhỏ các sư đoàn tinh nhuệ được trang bị tốt nhất đã bù đắp lại nhiều sư đoàn hạng hai và hạng ba.[155]

Không quân Đức (Luftwaffe) chia 2 cụm: 1.815 máy bay chiến đấu, 487 máy bay vận tải và 50 tàu lượn phối hợp với Cụm Tập đoàn quân B, 3.286 máy bay chiến đấu khác hỗ trợ Cụm Tập đoàn quân A và C.[156]

Bố trí

Quân đội Đức chia làm 3 cụm quân:

  • Cụm Tập đoàn quân A do Gerd von Rundstedt chỉ huy, bao gồm 45½ sư đoàn, trong đó có 7 sư đoàn thiết giáp và 3 sư đoàn bộ binh cơ giới hóa,[157] đóng vai trò chủ công của mũi thọc sâu lưỡi hái[ct 7]. Thành phần của cụm bao gồm Tập đoàn quân 4 (được biên chế Quân đoàn Thiết giáp 15), 12 và 16 cùng với Cụm Thiết giáp Kleist (gồm Quân đoàn Thiết giáp 19 và 41).[157]
  • Cụm Tập đoàn quân B dưới quyền chỉ huy của Fedor von Bock, bao gồm 29½ sư đoàn, gồm Tập đoàn quân số 6 (biên chế 2 sư đoàn thiết giáp) và 18 (có 1 sư đoàn thiết giáp), có nhiệm vụ tiến qua Vùng đất thấp và dụ chủ lực Đồng minh tiến lên nghênh chiến.
  • Cụm Tập đoàn quân C, gồm 18 sư đoàn do Wilhelm Ritter von Leeb chỉ huy bao gồm 2 Tập đoàn quân số 1 và 7, chờ tiến hành hộ công vào phòng tuyến Maginot từ phía Đông.

Quân đội Đồng Minh

Tướng Pháp Alphonse Georges xem xét khẩu pháo 8 inch của Anh.

Do tỉ lệ sinh đẻ thấp, dân số lại suy giảm trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và trong cuộc Đại suy thoái, nước Pháp lâm vào tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng trong khi dân số chỉ bằng một nửa nước Đức. Bù lại, Pháp đã huy động được khoảng 1 phần 3 dân số nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45, nâng tổng số lực lượng vũ trang lên đến 5.000.000 người,[159] trong đó có 2.240.000 phục vụ trong các đơn vị quân đội ở phía bắc. Thời bấy giờ, Quân đội Pháp được xem là đội quân hùng mạnh nhất của cả châu Âu.[48] Như Winston Churchill có ghi nhận, Quân đội Pháp thời giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới là "Lực lượng quân sự vững mạnh nhất cả châu Âu".[73] Người Pháp còn nghĩ mình có lực lượng Không quân tinh nhuệ và lực lượng Hải quân mạnh chẳng thua kém gì Hải quân Hoàng gia Anh, qua đó họ dễ dàng cự lại lực lượng Quân đội Đức đang trên đà phát triển vững mạnh. Nhưng thật ra, đó chỉ là những điều ghi nhận trên giấy báo.[53] Thực chất, xã hội Pháp đã suy kiệt kể từ sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cho dầu nhiều tướng lĩnh Đức cũng nghĩ là quân Pháp rất mạnh cho tới tận tháng 6 năm 1940, trong khi Huân tước Halifax thì coi quân lực Pháp là "Một khối đá bền vững mà ai cũng muốn gây dựng".[73] Tuy vậy nhưng ngay cả trong thời Đại suy thoái, Quân đội Pháp vẫn chăm lo khá tốt đến việc huấn luyện quân Dự Bị.[36] Người Anh đóng góp tổng cộng 897.000 quân trong năm 1939, và tăng lên 1.650.000 vào tháng 6 năm 1940, nhưng trong tháng 5 chỉ có 500.000 người, kể cả dự bị. Nguồn nhân lực của Hà Lan và Bỉ ước tính lần lượt là 400.000 và 650.000 người.[150]

Bắt đầu trận chiến, phía Đồng minh có khoảng 3.100 xe tăng hiện đại và pháo tự hành; sau đó còn có thêm 1.200 chiếc nữa lấy ra từ kho hoặc biên chế trong các đơn vị mới thành lập, còn nếu tính cả 1.500 xe tăng FT-17 đời cũ thì tổng cộng tới 5.800 xe tăng. Trong số đó, quân Đồng Minh có sở hữu những cỗ chiến xa loại tốt nhất trên thế giới.[8] Ngoài ưu thế xe tăng, Đồng Minh còn vượt trội về hỏa lực pháo với khoảng 14.000 khẩu.[160] Tuy nhiên, Không quân Đồng Minh vừa thua kém số lượng vừa sút kém chất lượng: chỉ có một số nhỏ máy bay Hawker Hurricane của Anh và Dewoitine D.520 của Pháp có thể đương đầu với Messerschmitt Bf 109 của Đức.[161] Tuy nhiên, Không quân Đồng Minh biết học hỏi theo máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ khi ấy. [8]

Một điều đáng lưu ý là từ khi tổng động viên cho đến khi quân Đức tấn công Pháp vào năm 1940, Quân đội Pháp đã trải qua nhiều tháng đào luyện.[36] Lực lượng phía Bắc của Quân đội Pháp nằm trong biên chế Cụm Tập đoàn quân số 1 do tướng Gaston-Henri Billotte chỉ huy, gồm 40 sư đoàn tinh nhuệ có nhiệm vụ sẵn sàng tiến sang Vùng đất thấp. Tập đoàn quân số 7 gồm Sư đoàn Cơ giới hóa số 1 (DLM) và các sư đoàn mô tô hóa để di chuyển đến Breda - Hà Lan.[162] Chín sư đoàn của Lực lượng Viễn chinh Anh (B.E.F.) có nhiệm vụ hành quân tới tuyến Dyle giáp sườn phải của quân Bỉ. Tập đoàn quân số 1 có 2 sư đoàn cơ giới hóa và 1 sư đoàn thiết giáp dự bị (DCR), nhận nhiệm vụ phòng thủ hành lang Gembloux. Xa nhất về phía Nam cùng hành tiến vào Bỉ là Tập đoàn quân số 9 có nhiệm vụ giữ chính diện dọc sông Meuse giữa Sedan và Namur.[162] Tại Sedan, Tập đoàn quân số 2 trở thành "bản lề" của lực lượng di chuyển và ở lại.[162]

Nhìn chung, quân Pháp đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc chiến năm 1940, hơn hẳn hồi chiến tranh năm 1914.[36] Nhưng sự phát triển trì trệ của Không quân Pháp có thể được xem là một nguyên nhân quan trọng cho thảm bại của quân lực Đồng Minh trước phát xít Đức trong cái Trận chiến nước Pháp ấy. [56]

Tháng 5: Kế hoạch vàng, Vùng đất thấp và Bắc Pháp

Ngày 9 tháng 5 năm 1940, Bộ Ngoại giao Đức đã chuẩn bị một công hàm để giao cho đại sứ Bỉ và Hà Lan vào lúc 5h45 ngày hôm sau. Với lý do Bỉ và Hà Lan đã "đơn phương ủng hộ kẻ thù của nước Đức và có ý định hỗ trợ chúng",[163] nên Chính phủ Đức "quyết định sẽ đảm bảo tính trung lập của các quốc gia này bằng toàn bộ sức mạnh quân sự của đế chế".[163] Chính phủ Luxembourg cũng nhận được một công hàm thông báo rằng Chính phủ Đức "nhận thấy họ buộc phải mở rộng chiến dịch trên lãnh thổ Luxembourg".[163] Các tác giả cuốn France 1814-1940 cho rằng kế hoạch tràn qua Hà Lan và Bỉ rồi tấn công Pháp của nền Đệ tam Đế chế Đức xem có vẻ giống như kế hoạch tràn qua Bỉ rồi tiến đánh Pháp của nền Đệ nhị Đế chế Đức hồi năm 1914.[42] Các quốc gia Đồng Minh phải choáng vang trước sự tấn công của nước Đức Quốc Xã. [25]

Mũi tấn công mồi phía Bắc

Đêm 9 tháng 5 năm 1940, Quân đội Đức Quốc xã mở màn Kế hoạch vàng bằng cách tràn sang Luxembourg.[164] Sáng 10 tháng 5, quân dù Đức (Fallschirmjäger) thuộc Sư đoàn Dù số 1 và Sư đoàn Bộ binh số 22 của Không quân đã đổ bộ chiếm các vị trí quan trọng ở Hà Lan và Bỉ nhằm hỗ trợ cho Cụm Tập đoàn quân B tiến quân.[165]

Bộ Tư lệnh Quân đội Pháp lập tức điều Cụm Tập đoàn quân số 1 lên phía Bắc theo đúng kế hoạch D và đưa Tập đoàn quân số 7 di chuyển vào lãnh thổ Hà Lan. Tuy nhiên, Đồng Minh sớm gặp khó khăn vì ưu thế trên không của Đức không cho phép trinh sát bằng máy bay và làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc.[166] Tuy ít người Đức cuộc tấn công quy mô lớn này sẽ chiến thắng, thực chất Hitler và các tướng lĩnh hàng đầu của Đức Quốc Xã có lý do chính đáng để tin tưởng vào thắng lợi. Bởi lẽ, các tình báo Đức đã tiết lộ rõ ràng là chủ lực của các Sư đoàn Thiết giáp Đồng Minh đang chi viện cho Bỉ và Hà Lan, ngăn chặn cái mà Hitler cho là "đường xuất binh cơ bản". [8]

Vả lại, Quân đội Đức lúc ấy hừng hực dũng khí, mang lại thắng lợi.[8] Ít lâu sau khi Chiến dịch bùng nổ, Thủ tướng nước Anh là Winston Churchill khước từ triển khai thêm vài Sư đoàn của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) tại Pháp. Ông muốn giữ gìn Không quân tại Anh Quốc để chuẩn bị chiến đấu bảo vệ quê hương. Điều đó khiến các lãnh đạo chủ chiến của Pháp cảm thấy mình bị bỏ rơi và phản bội[60]. Churchill vốn mới lên làm Thủ tướng và đây sẽ là thời kỳ đầy thử thách nhất trong suốt cuộc đời ông.[8] Người Pháp cũng cầu xin Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt cử "cả một bầu trời máy bay" đến giúp Pháp. Tuy nhiên, ông từ chối bởi lẽ ông "không có".[46] Roosevelt quyết định trung lập và dĩ nhiên, ông không cứu thoái Pháp khỏi chiến bại thảm hại của nước này. [60]

Trò đùa về cuộc "Chiến tranh Kỳ quặc" lập tức chấm dứt. [69]

Chiến sự ở Hà Lan

Một máy bay vận tải Junkers Ju 52 của Đức bị bắn rơi.

Trên bầu trời Hà Lan, Không quân Đức chiếm ưu thế tuyệt đối với 247 máy bay ném bom, 147 máy bay tiêm kích, 424 máy bay vận tải và 12 thủy phi cơ.[167] Không quân Hà Lan (Militaire Luchtvaartafdeling - ML) có 144 máy bay thì đã mất một nửa ngay trong ngày đầu tiên,[168] mất thêm 38 chiếc trong các ngày tiếp theo trong khi chỉ thực hiện được 332 lượt xuất kích.[169] Tuy nhiên, cuộc đổ bộ đánh chiếm trụ sở của chính phủ Hà Lan ở La Hague đã thất bại hoàn toàn. Quân dù Đức đã trả giá đắt để chiếm được các phi trường Ypenburg, Ockenburg, và Valkenburg ở ngoại ô, nhưng ngay cùng ngày đã bị 2 sư đoàn bộ binh dự bị Hà Lan chiếm lại. Trong trận này Không quân Đức mất 125 máy bay tải quân Ju 52, 47 chiếc bị thương, tương ứng với 50% số máy bay vận tải.[170]

Tuy nhiên, quân dù Đức đã thành công ở phía Nam khi bất ngờ đổ bộ chiếm các cây cầu dọc tuyến đường nổi Moerdijk qua khu vực ngập nước ở cửa sông Meuse,[171] giữ đường cho Quân đoàn số 18 tiến quân thâm nhập Pháo đài Holland, cắt Hà Lan làm đôi. Hành động nhanh chóng này buộc Quân đội Hà Lan phải rút về AmsterdamRotterdam ở phía Bắc, khiến Tập đoàn quân 7 của Pháp tới Breda nhưng không liên kết được với Quân đội Hà Lan nên phải rút về tuyến sông Escaut.[172] Hai ngày sau, Sư đoàn Thiết giáp số 9 Đức được điều tới hướng Hà Lan đã thẳng tiến tới Rotterdam và chỉ bị chặn lại ở cây cầu cửa ngõ trong ngày 13 tháng 5.[171] Cũng ngày hôm ấy, các chiến sĩ Đức trên đà thắng lợi tiến vào Doorn - nơi cựu hoàng Wilhelm II của nền Đệ nhị Đế chế Đức đang cư ngụ (ông thoái vị vào năm 1918). Trong giây phút huy hoàng ấy, Wilhelm II rơi nước mắt, ông gợi nhớ đến chiến công hiển hách của nhà vua Friedrich II Đại Đế đánh tan nát quân Áo trong trận Leuthen hồi năm 1757 cũng như chiến thắng uy vũ của Hoàng đế Wilhelm I đánh thắng Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ hồi các năm 1870 - 1871. [59]

Ngày 14 tháng 5, Không quân Đức đã ném bom Rotterdam và san bằng trung tâm thành phố, đốt cháy các khu phố cổ khiến 814 dân thường thiệt mạng.[173] Nỗi lo sợ các thành phố khác bị hủy hoại cùng với tình thế vô vọng về mặt chiến lược khiến lãnh đạo Quân đội Hà Lan quyết định đầu hàng vào tối ngày 14 tháng 5, trong lúc Quân đội hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Ngày hôm sau, văn kiện đầu hàng được ký còn Nữ hoàng Wilhelmina chạy sang Anh thành lập chính phủ lưu vong.[174]

Chiến sự ở Bỉ

Quân Đức vượt kênh đào Albert.

Trên bầu trời Bỉ, Không quân Đức cũng dễ dàng chiếm ưu thế, phá hủy 83 trong tổng số 179 máy bay của Không quân Bỉ (Aeronautique Militaire) trong vòng 24 giờ đầu tiên, khiến Không quân Bỉ chỉ thực hiện được 77 phi vụ mà không có hiệu quả đáng kể.[175]

Dưới mặt đất, để bảo đảm hành quân cho Cụm Tập đoàn quân B, quân dù Đức đổ bộ chiếm giữ các cây cầu trên sông đào Albert ngay sáng ngày 10 tháng 5. Đó chính là ngày mở đầu cho Chiến dịch phương Tây của Đức Quốc Xã, trong đó họ đánh cả ba nước mới là Bỉ, Hà Lan và Pháp.[30] Cùng lúc, quân dù Đức đổ bộ lên nóc pháo đài Eben-Emael bằng tàu lượn, dùng đầu nổ lõm đặt trên nóc tháp để phá hủy các khẩu pháo lớn, làm lửa loang xuống các phòng bên dưới.[176] Sáng ngày 11 tháng 5, xe tăng Đức tiến quân bao vây pháo đài, khiến 1.200 quân phòng thủ đầu hàng.[176] Choáng váng vì phòng tuyến sụp đổ ở ngay vị trí kiên cố nhất, Bộ Tư lệnh Tối cao Quân đội Bỉ rút quân về tuyến Dyle trước kế hoạch 5 ngày, khiến cho B.E.F. và Tập đoàn quân số 1 Pháp không đủ thời gian chiếm lĩnh trận địa.

Khi Quân đoàn Thiết giáp 16 của Đức tiến quân về hành lang Gembloux thì Sư đoàn Cơ giới hóa số 2 và 3 phải tiến lên đối đầu tại Hannut vào ngày 12 và 13 tháng 5.[177] Ở trận đánh xe tăng lớn nhất cho đến lúc bấy giờ - với khoảng 1.500 xe thiết giáp tham chiến[178] - 2 sư đoàn Pháp đã thành công khi chỉ mất 105 xe tăng đổi lấy 165 xe tăng Đức.[179][ct 8] Qua hôm sau, quân Đức xoay xở chọc thủng được đội hình xe tăng Pháp, nhưng Pháp đã lui quân thành công về Gembloux, lúc này Tập đoàn quân số 1 cũng đã kịp lập xong thế phòng thủ. Ngày 14 tháng 5, khi các sư đoàn thiết giáp Đức tấn công trận địa Gembloux của Tập đoàn quân số 1 thì bị đẩy lùi, mất thêm 42 xe tăng, 26 trong số đó bị hỏng hoàn toàn.[180]

Tuy nhiên, thắng lợi chiến thuật này của Pháp đã trở nên vô nghĩa vì những sự kiện diễn ra ở xa hơn về phía Nam.

Cuộc đột phá ở Trung tâm

Heinz Guderian, Hermann HothHans Reinhardt, Tư lệnh các quân đoàn thiết giáp của Cụm Tập đoàn quân A.

Ở chính diện trung tâm, các sư đoàn bộ binh cơ giới hóa của Bỉ và kỵ binh cơ giới hoá Pháp đã tiến vào vùng rừng Ardennes từ trước, nhưng vì thiếu vũ khí chống tăng nên đã phải nhanh chóng rút về sông Meuse trước số lượng xe tăng đông đảo của Đức. Chỉ có hạ tầng giao thông yếu của vùng mới làm chậm bước tiến của Cụm Tập đoàn quân A: 4 tuyến đường xuyên rừng phải tải trên 41.000 xe cộ của riêng Cụm Thiết giáp Kleist,[181] gây tắc nghẽn kéo dài đến tận sông Rhine trong 2 tuần lễ. Nếu như Không quân Pháp đủ sức thách thức ưu thế trên không của Đức, thì chắc chắn Cụm Tập đoàn quân A đã bị thiệt hại nặng.[181]

Nhờ sự cơ động rất hiệu quả của Quân đội Đức,[5] các đơn vị đi đầu của Đức tới bờ sông Meuse vào chiều muộn ngày 12 tháng 5[182] và chuẩn bị lập 3 đầu cầu vượt sông: một tại phía Nam Sedan, một tại Monthermé cách đó 20 km về phía Tây Bắc và một tại Dinant, thêm 50 km nữa về phía Bắc.[182] Sedan là nơi có lợi thế về chiến lược cho Quân đội Đế chế Đức[50]. Đây chính là nơi mà năm xưa (năm 1870), quân Đức đã hoàn toàn đánh bại quân Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ, và trong Trận chiến năm 1940 quân Đức sẽ được dịp lập lại chiến công hiển hách này.[48] Chưa kể, hồi năm 1914, khi Đại chiến thế giới thứ nhất bùng nổ, quân Đức cũng vượt sông Meuse dọc theo bờ Tây Sedan.[51] Lúc này, người Pháp hãy còn tràn đầy ký ức thê thảm về chiến bại Sedan hồi năm 1870.[42] Do khó khăn tiếp vận, nên các đơn vị tiên phong của Đức chưa đủ quân để tạo ưu thế quân số; số pháo hỗ trợ chưa đến đủ lại còn bị giới hạn 12 viên đạn mỗi nòng.[183] Lãnh đạo Quân đội Pháp cũng dự báo tình trạng này và tin rằng nhanh nhất là tới ngày 20 tháng 5 Đức mới tập trung đủ quân và hỏa lực, vì thế nên mặc dù ra lệnh cho 6 sư đoàn dự bị di chuyển ngay từ ngày 11 tháng 5 nhưng lại không yêu cầu khẩn cấp. Do đó, các sư đoàn tới nơi vừa trễ lại vừa lẻ tẻ.[184]

Trong khi đó, ngay trong ngày 13 tháng 5, Sư đoàn Thiết giáp số 7 của Rommel đã vượt sông Meuse ở Dinant,[182] còn Trung đoàn Bộ binh tinh nhuệ Đại Đức và bộ binh cơ giới hóa của tướng Heinz Guderian đã bắt đầu vượt sông ở 3 vị trí lân cận Sedan dưới sự hỗ trợ của Không quân Đức.[182]

Hỏa lực hỗ trợ của Không quân Đức

Lực lượng Pháp giữ tuyến sông Meuse tại Sedan là Sư đoàn Bộ binh 55, qua ngày 13 tháng 5 có thêm Sư đoàn Bộ binh 71, là 2 sư đoàn hạng B, phần lớn không được trang bị đầy đủ.[185] Bù lại, đai tuyến đã xây dựng kiên cố xung quanh xương sống là 103 lô cốt bê tông, sâu 6-10 km được tổ chức theo nguyên tắc chồng phủ vùng hỏa lực hiện đại, nằm trên mặt dốc thoải xuống thung lũng sông Meuse.[186]

Để mở hành lang tiến quân qua đai công sự kiên cố, Không quân Đức đã huy động hầu hết máy bay ném bom chiến thuật của Cụm Không quân (Luftflotte) số 3 và số 2. Giữ đúng lời hứa với Guderian, Hermann Göring đã ra lệnh thực hiện một cuộc oanh tạc yểm trợ dữ dội chưa từng cho tới thời điểm đó, kéo dài liên tục 8 tiếng đồng hồ.[187] Ngoài 3.940 phi vụ rải thảm của 9 không đoàn ném bom Kampfgeschwader,[188] còn có thêm 300 phi vụ ném bom bổ nhào do 2 không đoàn yểm trợ mặt đất (Stukageschwader) thực hiện.[189]

Không quân tiêm kích Đức cũng có đóng góp quan trọng. Trong ngày 14 tháng 5, khi các máy bay ném bom của Anh được các máy bay tiêm kích Pháp hộ tống tìm cách phá hủy các cây cầu phao của Đức bắc qua sông Meuse, thì đã bị Không đoàn Jagdfliegerführer 3 chặn đánh. Cùng với các khẩu đội phòng không trên mặt đất, Không đoàn đã bắn hạ 21 máy bay tiêm kích Pháp và 48 máy bay ném bom Anh.[188] Hôm sau nữa, khi lực lượng máy bay ném bom nhỏ nhoi của Đồng Minh chuyển mục tiêu sang các đoàn xe tăng Đức, thì lại tiếp tục bị chặn đánh, mất 90 máy bay trong một ngày.[190]

Thiết lập đầu cầu bên sông Meuse

Sư đoàn Thiết giáp số 1 vượt sông Meuse.

Trung đoàn Bộ binh số 147 Pháp được che chở trong các công sự kiên cố tiền phương đã giữ vững vị trí trong suốt đợt oanh tạc ngày 13 tháng 5, ngăn không cho bộ binh cơ giới hóa Đức vượt sông ở 2 vị trí cánh bên. Thế nhưng, lô cốt án ngữ vị trí vượt sông ở giữa bị Trung đoàn Đại Đức hạ bằng pháo phòng không, hình thành khe hở để các trung đội công binh xung kích Đức vượt sông thâm nhập khoét rộng.[191] Bố trí phòng ngự chiều sâu theo khu vực của Pháp là để đối phó với kiểu đột nhập nhóm nhỏ này, nhưng vì cả Sư đoàn Bộ binh số 55 đã bị đợt oanh tạc của Không quân Đức bẻ gãy ý chí chiến đấu,[192] nên không kháng cự hiệu quả được lâu. Bắt đầu từ việc pháo binh của Sư đoàn hoảng loạn bỏ chạy, các đại đội đang giữ tuyến cảm thấy bị bỏ rơi nên cũng tháo chạy theo. Chỉ mất vài trăm quân, nửa đêm đó Trung đoàn Đại Đức đã tiến sâu 8 km vào tuyến phòng ngự của Pháp.[193]

Sự hỗn loạn bắt nguồn từ Sedan đã lan truyền theo chân những tốp lính phờ phạc đang tháo chạy. Lúc 19 giờ ngày 13 tháng 5, Trung đoàn 295 thuộc Sư đoàn Bộ binh 55, giữ tuyến phòng thủ sau cùng trên đồi Bulson cách sông Meuse 10 km, hoảng sợ vì tin đồn rằng xe tăng Đức đã có mặt sau lưng vị trí của mình, cũng bỏ chạy khiến đai phòng ngự của Pháp bị đứt khúc trong khi chưa có một chiếc xe tăng nào của Đức qua sông.[194] Cơn hoảng loạn Bulson của pháo binh Sư đoàn 55 đã kéo tầm pháo Pháp ra khỏi các vị trí vượt sông Đức, làm cả Sư đoàn tan rã và kéo Sư đoàn Bộ binh 71 tan rã theo mà không hề bị tấn công cho tới 12 tiếng đồng hồ sau đó.[195]

Bước qua ngày 14 tháng 5, 2 tiểu đoàn xe tăng và Trung đoàn 213 Pháp cố gắng phản công xóa đầu cầu của Đức nhưng đã muộn.[196] Lúc này cây cầu phao đầu tiên đã bắc xong, các đơn vị thiết giáp và chống tăng Đức đã gấp rút qua sông từ sáng sớm và tổ chức bẻ gãy cuộc phản công tại Bulson.[197]

Phòng tuyến sông Meuse sụp đổ

Tình hình chiến sự từ ngày 10 đến 16 tháng 5 năm 1940

Ngay từ ngày 12 tháng 5, tướng von Kleist, Tư lệnh Cụm Thiết giáp đã nhân danh Hitler yêu cầu Guderian phải giới hạn chiều sâu của đầu cầu trong 8 km để chờ bộ binh,[198] nhưng Guderian vừa vin vào nguyên tắc chỉ huy tiền phương được quyền quyết định tại chỗ, vừa dọa từ chức để được "trinh sát có hỏa lực", bằng cách đó bỏ thượng lệnh ngoài tai.[199]

Trong kế hoạch ban đầu của von Manstein mà Guderian có tham gia, một mũi tấn công tung hỏa mù sẽ được mở về hướng Đông Nam ra sau lưng chiến tuyến Maginot. Ý tưởng này đã bị Halder cắt bỏ nhưng Guderian vẫn thực hiện bằng Sư đoàn Thiết giáp số 10 và Trung đoàn Đại Đức.[199] Đây cũng là hướng mà tướng Charles Huntziger - Tư lệnh Tập đoàn quân 2 của Pháp - dự tính điều Sư đoàn Thiết giáp Dự bị 3 (DCR3) để xóa đầu cầu của Đức.[200] Do Sư đoàn Thiết giáp Dự bị 3 bị phân tán để phòng ngự trước đó nên sáng ngày 15 tháng 5 chỉ tập trung được 1 đại đội xe tăng để chặn Sư đoàn Thiết giáp số 10 tại thị trấn Stonne.[200]

Tuy nhiên, cho dù Stonne là một thắng lợi phòng ngự thì Huntzinger cũng đã đọc sai ý đồ đối phương vì chiều ngày trước đó Guderian đã tung Sư đoàn Thiết giáp số 1 và 2 về phía Tây,[201] khiến phía Pháp bỏ lỡ cơ hội quý giá lúc cả 2 sư đoàn Đức đã hành quân trong khi Sư đoàn Thiết giáp số 10 chưa kịp qua sông giữ đầu cầu.[200] Vào lúc trận đánh Stonne đang tiếp diễn, thì các Sư đoàn Thiết giáp số 1 và 2 Đức đã khoét sâu vào khe giữa Tập đoàn quân 2 và Tập đoàn quân 9 của Pháp, đánh thiệt hại nặng Tập đoàn quân số 6 mới thành lập ngay tại khu vực tập kết Tây Sedan.[202] Phát triển tiếp về phía Tây gần 40 km, các mũi thiết giáp của Guderian ép Sư đoàn Pháo đài số 102 bỏ vị trí, giải phóng cho Quân đoàn Thiết giáp số 41 của Reinhardt đang bị giam trong đầu cầu Monthermé.[202] Ngay khi xe tăng qua sông xong, Reinhardt cấp tốc tấn công về Montcornet, đè bẹp Sư đoàn Pháo đài 102 đang trên đường rút và cắt đôi đội hình Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 2 đang triển khai.[203] Trong cùng khoảng thời gian, Tập đoàn quân 9 Pháp bị hở sườn phải tháo lui đã tạo điều kiện cho Sư đoàn Thiết giáp 7 của Rommel thuộc Quân đoàn Thiết giáp 15 bứt phá khỏi khu vực Dinant.

Cũng như Guderian, Rommel phớt lờ thượng lệnh, tiến quân cấp tốc với chủ định không cho quân Pháp có thời gian tổ chức phòng thủ.[199] Sáng ngày 15 tháng 5 Sư đoàn của Rommel đã kịp tấn công Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 ngay khi đoàn xe tăng Pháp còn đang xếp hàng chờ nhận nhiên liệu.[204] Để lại việc xóa sổ Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 1 Pháp cho Sư đoàn Thiết giáp 5, Rommel tiếp tục thúc quân về phía Tây, đánh tan Sư đoàn Bộ binh 18 và 22, cô lập Sư đoàn Bộ binh Bắc Phi 4 tại Philippeville.[205] Mờ sáng hôm sau, 16 tháng 9, Sư đoàn của Rommel đến Avesnes, kịp tấn công xóa sổ Sư đoàn Mô tô hóa số 5 Pháp khi đoàn xe Pháp đang đậu ngay ngắn trên đường và binh sĩ vẫn đang ngủ say.[206] Đến lúc này, Sư đoàn Thiết giáp 7 đã cơ bản đánh sụm Tập đoàn quân 9 của Pháp,[205] mở thông đường qua tuyến Sambre-Oise tại Landrecies mà phía Pháp muốn giữ bằng mọi giá.[207]

Chiến thắng lẫy lừng của lực lượng Quân đội Đức trong trận chiến ở Sedan là một bước ngoặt trong lịch sử. Nếu như Hoàng đế Napoléon I nước Pháp đã đại thắng Quân đội Phổ trong trận Jena vào năm 1806 thì Sedan thực sự là một Jena của Pháp. Chiến thắng vẻ vang của người Đức đã tác động mạnh đến kết thúc thắng lợi của Trận chiến nước Pháp : ngay từ ngày 14 tháng 5 năm 1940, quân Đồng Minh đã có thể cảm thấy mình nằm trong thế thiệt thòi. Đại thắng này còn thể hiện một bước ngoặt trong lịch sử hiện đại : khác với những trận huyết chiến như Verdun (1916) giữa Pháp và Đức hoặc là Somme (1916) giữa liên quân Anh - Pháp và Đức, quân Đức đại thắng trận Sedan mà không phải chịu tổn thất gì nhiều - thành công to lớn của phương thức Chiến tranh Chớp nhoáng ("Blitzkrieg").[48] Ngay trong ngày 15 tháng 6 năm 1940, Reynaud đã phải tuyên bố : [208]

Do kế hoạch tăng viện cho Bỉ và Hà Lan của Đại tướng Gamelin, khi Quân đội Đức Quốc Xã ra đòn, quân Đồng Minh đã lâm vào tình thế bi kịch là các đơn vị tinh nhuệ nhất của họ đã rơi vào vòng vây của quân Đức trong các ngày 11 - 12 tháng 5 năm 1940.[8] Chiến thắng lớn lao tại Sedan, không những ghi dấu ấn cho chiến bại quyết định của Pháp trong cuộc chiến này, mà còn khắc họa sự táo bạo của kế hoạch vây bọc quân Pháp của Thống chế Erich von Manstein. Trong trận thắng lớn ở Sedan hồi năm 1870, Thống chế Đức lừng danh Helmuth Karl Bernhard von Moltke có lập một kế hoạch hủy diệt địch tương tự, nhưng hãy còn thua xa Manstein về tính táo bạo. Trận tuyến năm 1940 khổng lồ vượt trội năm 1870, và nếu hồi năm 1870, 12 vạn đại quân Pháp bị vây bọc tại Sedan, thì vào năm 1940, 1.7 triệu quân Đồng Minh đã trúng kế.[48] Chiến công oanh liệt của các chiến xa dưới quyền danh tướng Guderian đại phá quân Đồng Minh trong trận chiến ở Sedan đã gây chấn động cả thế giới.[52] Và, một khi quân Đức đã phá vỡ phòng tuyến địch và làm nên chiến tích vang lừng tại Sedan, họ dễ dàng tung hoành như vũ bão, đưa sức mạnh Không quân và Xe tăng của họ trở thành những nhân tố quyết định cho chiến thắng tận diệt nước Pháp. [42]

Cuộc tấn công thọc sâu về eo biển

Việc đột phá sớm về phía Tây mà không chờ bộ binh khiến cho các Quân đoàn Thiết giáp Đức có nguy cơ bị cắt rời khỏi hậu tuyến. Hơn thế nữa, sau hơn một tuần liên tục hành quân và chiến đấu, lực lượng đã mệt mỏi, nhiên liệu, đạn dược đang cạn và nhiều xe tăng đã hư hỏng. Tình trạng này cũng rõ ràng đối với Đồng Minh, thế nhưng họ không làm gì được.[209]

Sự bất lực của Đồng Minh

Xe tăng Char B1 của Pháp

Các lãnh đạo Pháp, bất ngờ và choáng váng, đã bị đánh bại về tâm lí. Sáng ngày 15 tháng 5 Thủ tướng Pháp Paul Reynaud gọi điện cho Thủ tướng Anh Winston Churchill và nói "Chúng ta đã bị đánh bại. Chúng ta đã quỵ; chúng ta đã vỡ trận."[210] Ngày hôm sau, Churchill bay tới Paris và bị sốc khi hỏi Gamelin về quân dự bị thì nhận được câu trả lời là "Chẳng còn gì".[211] Khi Churchill hỏi về kế hoạch phản công thì Gamelin trả lời ngắn gọn rằng "kém về số lượng, kém về trang bị, kém về phương pháp"'.[211]

Đó cũng là thực tế. Vào ngày 11 tháng 5 năm 1940, sau khi tung 6 sư đoàn vào tăng cường cho mặt trận Sedan[184] thì lực lượng tổng dự bị của Pháp chỉ còn Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 2. Nhưng sư đoàn loại này lại được cấu trúc cho nhiệm vụ hỗ trợ công kiên mà không thể tác chiến độc lập vì thiếu bộ binh cơ giới hóa cơ hữu.[212] Hầu hết xe tăng của sư đoàn là loại Char B1 bis - nặng nề và cần tiếp liệu 2 lần mỗi ngày - khiến cho việc triển khai rất chậm. Khi được chuyển tới Hirson vào ngày 15 tháng 5 năm 1940 bằng tàu hỏa, chỉ riêng việc đưa xe tăng xuống tàu đã mất quá nhiều thời gian, nên Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 2 chỉ triển khai lực lượng từng phần, dẫn đến đội hình bị rải mỏng, đánh mất ảnh hưởng chiến lược trên chiến trường.[203]

Các sư đoàn tinh nhuệ nhất lại đang ở phía Bắc, nhưng cũng đang bị Cụm Tập đoàn quân B Đức đe dọa cắt rời nên chỉ có thể co cụm về tuyến sông Escaut.[203] Trong lúc này, Pháp chỉ có thể chờ đợi vào Tập đoàn quân số 7 mới đang được thành lập bằng các sư đoàn rút ra từ vùng Alsace-Lorraine và phòng tuyến Maginot. Thế nhưng một mặt việc tập hợp quân tốn thời gian, một mặt khác các lãnh đạo Quân đội Pháp lại do dự không biết nên tập trung quân để chặn mũi thiết giáp của Đức, hay nên rải dọc hành lang tiến quân của Đức để bảo vệ Paris.[203]

Nỗ lực duy nhất trong thời gian đó là của Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 4 dưới quyền của Đại tá Charles de Gaulle. Sư đoàn mới được thành lập vội, nhưng vẫn cố gắng mở một cuộc phản công từ phía Nam vào Montcornet và giành được một thắng lợi nhỏ, không làm suy suyển đến cục diện chung.[213] Chỉ trong tuần lễ đầu của Chiến dịch này, Quân đội Đức đã đánh hạ được sức mạnh của Pháp. [47]

Cuộc đua ra eo biển của quân Đức

Tình hình chiến sự từ ngày 16 đến 21 tháng 5 năm 1940

Chiều tối ngày 16 tháng 5, việc chống thượng lệnh của cả Guderian lẫn Rommel đều trở thành công khai khi Quân đoàn của Guderian đã đến Male, cách Sedan 80 km, còn Sư đoàn của Rommel đã vượt sông Sambre ở Le Cateau, cách Dinant 100 km. Đến đây, theo lệnh của đích thân Hitler, cả hai mũi tiến quân mới tạm dừng để nghỉ ngơi, tiếp liệu và sửa chữa xe tăng.[214]

Lúc này thì Đồng Minh không còn làm được gì để đe dọa các quân đoàn thiết giáp Đức, cũng chẳng biết cách nào để thoát khỏi mối đe dọa của chúng. Tối ngày 16 tháng 5, Đồng Minh rút bỏ tuyến Dyle về bờ sông Escaut ở phía Bắc và phơi sườn ra trước các Sư đoàn Thiết giáp số 3 và 4. Động thái này khiến OKH tự tin rằng Đồng Minh cũng không có khả năng đe doạ nghiêm trọng đến sườn Nam của mũi chủ công,[215] nên tiếp tục án binh bất động nghĩa là để cho Đồng Minh có cơ hội tổ chức phòng ngự hoặc chạy thoát.

Vào sáng ngày 18 tháng 5, các quân đoàn thiết giáp Đức được lệnh khởi động lại cuộc hành quân.[216] Trong khi Rommel chỉ giả vờ tấn công vào Cambrai đã lấy được thành phố thật, thì các sư đoàn của Guderian vượt sông Somme trước buổi trưa, còn Quân đoàn Thiết giáp 41 của Reinhardt đè bẹp tàn quân của Sư đoàn Thiết giáp số 2, chiếm Sở Chỉ huy Tập đoàn quân 9.[216] Ngày 20 tháng 5, Quân đoàn của Guderian đã xóa sổ 2 Sư đoàn Nội địa số 18 và 23 vừa thiếu vừa yếu của Anh, lần lượt chiếm Amiens, Abbeville và kiểm soát cây cầu ở cực Tây trên sông Somme. Tối hôm ấy, một đơn vị trinh sát thuộc Sư đoàn Thiết giáp số 2 đã tới được bờ biển Noyelles.[217] Kể từ lúc này, Quân đội Bỉ, B.E.F. và 3 Tập đoàn quân Pháp đã bị cô lập ở phía Bắc.[218]

Quân Đức đã tiến vào miền Bắc nước Pháp[30]. Cuộc đua ra eo biển của các quân đoàn thiết giáp có sự chi viện hiệu quả của 2 Phi đoàn Hỗ trợ Mặt đất số 2 và 77 thuộc Quân đoàn Không quân ném bom số 8. Được gọi là "thời khắc vàng" của Stuka, các phi đoàn này nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu hỏa lực qua một hệ thống thông tin radio hai chiều thông suốt, chặn đánh các cuộc đột kích dọc sườn quân Đức, dập tắt các hỏa điểm kiên cố, phá hoại hậu tuyến của Đồng Minh[219] và dọn đường sẵn cho các sư đoàn thiết giáp.

Kế hoạch phản công của Weygand

Tình hình chiến sự từ ngày 21/5 đến ngày 4/6

Sáng ngày 19 tháng 5, Maurice Gamelin ra lệnh cho lực lượng Đồng Minh bị mắc kẹt tại Bỉ và Bắc Pháp đánh xuống phía Nam để nối với Tập đoàn quân 7 mới đánh từ sông Somme lên phía Bắc. Thế nhưng tướng Maxime Weygand, người được chỉ định thay thế Gamelin từ tối cùng ngày, vào hôm sau đã huỷ bỏ lệnh để bay sang Ypres bàn bạc thêm với các chỉ huy Đồng Minh ở Bỉ.[220] Kết quả là Weygand để lãng phí 3 ngày chỉ để đổi tên Gamelin thành Weygand trong mệnh lệnh.[221] Weygand vốn là Tham mưu trưởng của Thống chế Ferdinand Foch trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất, và từng hoàn thành tốt công cuộc bình định xứ Syria sau khi cuộc chiến này kết thúc. [42]

Theo Weygand thì kế hoạch này có vẻ khả thi: Quân Bỉ sẽ gánh chiến tuyến để B.E.F và Tập đoàn quân 1 Pháp thực hiện cuộc phản công phía Bắc,[222] còn Tập đoàn quân 7 có từ 18-20 sư đoàn đánh lên từ phía Nam.[223] Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn khác khi Vua Bỉ Leopold III đã mất ý chí,[222] còn Tập đoàn quân 7 chỉ có vỏn vẹn 6 sư đoàn đang rải mỏng trên chiến tuyến dài 105 km dọc theo hành lang tiến quân của Đức.[223]

Vào lúc nguy cấp, Đồng Minh lại nảy sinh mâu thuẫn. Ngày 19 tháng 5, tướng Ironside, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Hoàng gia Anh, bay sang Bỉ yêu cầu Gort phối hợp với quân Pháp tấn công Amiens, thì Gort cho biết 7 trong số 9 sư đoàn Anh đang bị ghim giữ ở bờ sông Escaut.[217] Được Gort báo cáo là không nhận được mệnh lệnh nào từ tướng Billotte trong suốt 8 ngày, thì Ironside đến gặp Billotte tại Bộ Tư lệnh và nổi nóng khi nhận thấy rằng ông ta không thể dứt khoát được việc gì nữa.[217] Trong tình hình đó, Ironside phải đóng vai trò chỉ đạo phối hợp.

Ngày 21 tháng 5, một cụm quân B.E.F gồm 2 tiểu đoàn bộ binh và một lữ đoàn xe tăng dưới quyền của Thiếu tướng Harold Edward Franklyn có phối hợp của 2 tiểu đoàn Pháp cố gắng chặn mũi tấn công của Đức ở Arras.[224] Trong trận đánh, giáp dày của xe tăng Matilda II Anh đã vô hiệu hóa pháo chống tăng 37mm Đức, khiến Rommel phải dùng pháo phòng không 88mm hạ nòng trực xạ để chặn cuộc tập kích sau khi đã để mất một số xe cơ giới và 400 quân.[225] Nhưng thành công đến đó là hết, vì ngay tối hôm đó thì Sư đoàn Cơ giới hóa SS Totenkopf đã kịp đến tăng viện, đẩy lùi nỗ lực của quân Anh.[225]

Ngày 27 tháng 5, cuộc phản công được trông chờ từ phía Nam cũng xảy ra, nhưng 2 sư đoàn bộ binh Pháp được một ít xe tăng yểm trợ không đủ sức lấy lại Amiens.[226] Ngày hôm sau, Sư đoàn Thiết giáp Dự bị số 4 của de Gaulle được hỗ trợ của Sư đoàn Sơn cước 51 Anh cố gắng tấn công Abbeville một lần nữa nhưng không làm được gì hơn.[226] Những cố gắng tiến công từ hướng Nam của Charles de Gaulle như thế là thất bại. [208]

Nhưng cho dù cánh quân Nam có chiếm được Abbeville thì cũng không cứu nổi cục diện phía Bắc, vì vào lúc này Quân đoàn Thiết giáp 19 của Guderian đã tấn công các cảng biển nằm sau lưng chủ lực Đồng Minh.

Cuộc sơ tán ở phía Bắc của Lực lượng Viễn chinh Anh

Sơ tán dưới mưa bom ở Dunkirk

Ngày 23 tháng 5, tướng Gort rút quân khỏi Arras để tránh bị bao vây. Quyết định này bị Weygand diễn dịch là "bỏ chạy" và dẫn tới sự bất đồng giữa hai bên. Qua ngày 25, mặc dù được Luân Đôn chỉ thị phải hợp tác với Pháp thực hiện kế hoạch Weygand, nhưng Gort tự quyết định đưa quân lên phía Bắc gánh chiến tuyến của quân Bỉ đang vỡ để giữ đường rút ra Dunkirk, cảng duy nhất chưa bị chiếm.[227]

Ngay trong ngày 23 tháng 5, Boulogne bị Sư đoàn Thiết giáp số 2 Đức tấn công. Chỉ sau 2 ngày, lực lượng Anh giữ Boulogne buộc phải đầu hàng[228] mà chỉ sơ tán kịp 4.368 binh sĩ. Ngày 24 tháng 5, đến lượt Calais bị Sư đoàn Thiết giáp số 10 tấn công. Trước đó 24 giờ, Anh đã gấp rút đổ bộ 1 trung đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn bộ binh mô tô hóa tăng viện, nhưng cũng chỉ giữ được thành phố đến khoảng 4 giờ chiều 26 tháng 5.[228]

Dunkirk thì Sư đoàn Thiết giáp số 1 Đức đã sẵn sàng tấn công vào ngày 25 tháng 5, nhưng phải dừng lại theo mệnh lệnh của đích thân Hitler.[229] Nguyên do là Hermann Göring đã khẳng định với Hitler rằng Luftwaffe có thể phong tỏa được cuộc sơ tán trong khi von Rundstedt cảnh báo rằng các sư đoàn thiết giáp đã quá căng sức.[230] Hitler đồng ý với von Rundstedt bất chấp phản đối của các thành viên khác ở Tổng Hành dinh như Halder và von Brauchitsch, và mệnh lệnh này trở thành một trong những quyết định gây tranh cãi nhất của toàn cuộc chiến.[229]

Với sự thất bại thảm hại của Pháp, Thủ tướng Anh Winston Churchill gặp rắc rối : Làm thế nào để cứu vãn các chiến sĩ Anh ?[8] Và, thời gian quý giá nhờ lệnh dừng của Hitler đã giúp B.E.F kịp rút về Dunkirk và lập được đai chặn hậu, đồng thời giúp cho Hải quân Hoàng gia Anh tập hợp đủ tàu bè và máy bay.[231] Chiến dịch giải cứu bắt đầu từ ngày 26 tháng 5 đã diễn ra dưới mưa bom của Luftwaffe. Trong 9 ngày của chiến dịch, hơn 850 lượt tàu thuyền lớn nhỏ đủ loại được huy động, sơ tán được 224.320 binh sĩ Anh và 139.097 binh sĩ Pháp (theo Ellis),[232] với phần lớn binh sĩ Pháp được trả về miền Nam Pháp sau đó. Tài liệu khác của Keith Crawford và Stuart J. Foster thì kể rằng số lượng binh sĩ bại trận đi sơ tán là 20 vạn quân Anh và 14 vạn quân Pháp trên 860 tàu thuyền. [208]

Cuộc sơ tán diễn ra không dễ dàng. Ở trên không, chỉ nhờ gần căn cứ hơn mà toàn bộ các phi đội tiêm kích của Anh đã thực hiện được 2.739 lượt xuất kích[233] so với 1.997 của Luftwaffe, mất 177 máy bay để góp phần lớn trong tổng cộng 240 máy bay Đức bị hạ trong chiến dịch,[234] hạn chế thiệt hại ở mức 89 tàu hàng bị đánh đắm, 6 tàu khu trục của Hải quân Anh và 2 của Hải quân Pháp bị chìm.[235] Ở trên bộ, việc vua Bỉ Leopold III đầu hàng vào ngày 27 tháng 5 khiến cho Dunkirk nhanh chóng bị bao vây từ phía Bắc, phải nhờ đến tinh thần chiến đấu dũng cảm của các đơn vị chặn hậu, trong đó có 2 sư đoàn Pháp, mới giữ được thành phố và khu cảng cho đến ngày 4 tháng 6.[236] Quân Pháp lúc này đã mất hết cả hai đồng minh là Bỉ và Hà Lan. [208]

Sự đầu hàng của nước Bỉ đánh dấu thất bại hoàn toàn của liên quân Anh - Pháp trong nỗ lực giải cứu Bỉ khỏi tay quân Đức[55]. Tuy cuộc sơ tán của tàn binh Anh - Pháp ở Dunkirk được xem là một "Phép lạ", nhưng, khác với "Phép lạ trên sông Marne" là một chiến thắng lớn của họ hồi năm 1914, đây là một phần của chiến bại thảm hại của họ.[42] Ba ngày sau khi Dunkirk thất thủ, những tiếng chuông ngân vang lên trên khắp thủ đô Berlin để ăn mừng chiến thắng. Bản thân Hitler cũng vậy, vị Lãnh tụ Đức Quốc Xã mừng rỡ và vui sướng khôn xiết trước những chiến thắng huy hoàng liên tiếp của Quân đội Đức đánh tan kẻ thù.[52] Quân Anh, nhờ lòng quả cảm, sự tinh nhuệ và cũng nhờ vận may, đã trốn thoát. [54] Thực chất, quân Anh vốn liên tiếp thất bại và chiến bại tại Dunkirk đúng ra là một trong những sự kiện nhục nhã nhất trong lịch sử Anh Quốc. Tuy dư luận tưởng nhầm rằng nước Anh sẽ chuyển bại thành thắng sau chiến bại thê thảm này, thực chất nước Anh sẽ còn phải chịu nhiều thất bại to tát nữa trước nước Đức, như ở Hy Lạp, CreteBắc Phi trong suốt cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai.[53] Ngay cả trong cuộc trốn thoát tại Dunkirk, điều đáng lưu ý là quân Anh phải giã từ vũ khí và Hải quân của họ thì bị các máy bay chiến đấu của Đức bắn phá rất thê thảm. [54]

Tháng 6: Kế hoạch đỏ, nước Pháp

Khó khăn của Pháp

Đội quân tinh nhuệ được trang bị hiện đại nhất của Pháp ở phía Bắc đã bị loại khỏi vòng chiến; Pháp cũng đã mất 3 trong 4 sư đoàn thiết giáp dự bị. Giờ đây, đối chọi với 143 sư đoàn Đức trong đó có 10 sư đoàn thiết giáp, thì Weygand chỉ có 60 sư đoàn (hầu hết là hạng B) được hối hả rút ra mặt trận Tây và Tây Nam, cộng với tàn quân sơ tán từ phía Bắc gấp rút lắp ghép lại để rải dọc sông Somme nối với sông Aisne dài tới gần 400 km.[237]

Trong tình thế quân lực Pháp đã suy yếu thì Anh Quốc chỉ còn lại hơn 1 sư đoàn ở miền Nam Pháp cộng thêm 2 sư đoàn mới được đổ xuống trong thời gian cuộc sơ tán đang diễn ra.[238] Anh Quốc cũng từ chối gửi thêm máy bay tiêm kích đến đất Pháp để cứu vãn cuộc chiến với lý do Không quân chiến đấu của Anh đã giảm xuống dưới 25 phi đội, chỉ đủ để bảo vệ nước Anh.[239]

Trong hoàn cảnh đó, Weygand cùng với ban lãnh đạo Quân đội Pháp cũng hiểu "phòng tuyến Weygand" là một canh bạc tuyệt vọng.[237] Vì thế, trong khi kêu gọi binh lính tử chiến thì ông ta lại ngầm tìm cách cho nước Pháp được đàm phán riêng rẽ, thậm chí tự mình phác thảo ra các hoạt động nhằm mang lại một nền "hòa bình riêng".[240]

Cuộc tấn công mới của Đức và sự sụp đổ của Paris

Case Rot của Đức trong tháng 6.
Quân Đức diễu hành chiến thắng tại Khải Hoàn Môn ngày 14 tháng 6.

Trong khi trận Dunkirk chưa kết thúc thì các Sư đoàn Thiết giáp Đức đã được rút ra, bổ sung lực lượng.[241] Ngay sau khi hoàn thành Kế hoạch Vàng, thì ngày 5 tháng 6 năm 1940, Cụm Tập đoàn quân B của von Bock mở màn cuộc tấn công về phía Nam dọc theo sông Somme với 6 sư đoàn của Cụm Thiết giáp Kleist chia làm 2 mũi: một mũi đánh dọc theo bờ biển phía Tây, một mũi hướng đến bờ biển Địa Trung Hải[242]. Nhờ đã chiếm giữ các đầu cầu qua sông Somme ở Abbeville, Amiens và Peronne trước đó,[243] nên các mũi tấn công của von Bock đã đột phá phòng tuyến Pháp theo một kịch bản gần giống nhau: Quân Pháp cầm cự được trong ngày đầu tiên, rút lui một phần vào ngày thứ hai và tan vỡ trong ngày thứ ba.[244] Lực lượng vừa yếu vừa thiếu của Weygand nhanh chóng bị đè bẹp, và đến ngày 10 tháng 6 thì trong bức điện cho Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Reynaud tuyên bố sẽ rút chạy về một tỉnh của nước Pháp và nếu bị đánh đuổi khỏi chính quốc Pháp thì sẽ tiếp tục chiến đấu tại Bắc Phi. Thật vậy, trước mối đe dọa quá lớn từ quân Đức, chính phủ Pháp bỏ chạy về hướng Nam, đầu tiên là tới Tours,[2] rồi lại rút chạy về Bordeaux, tuyên bố bỏ ngỏ Paris.[245][42] Điều này làm lặp lại sự kiện chính quyền Pháp di dời về Bordeaux khi quân Đức thẳng tiến tới thủ đô Paris hồi tháng 8 năm 1914 đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Vào ngày 14 tháng 6 năm 1940, Quân đội Đức Quốc xã đã lấy được Paris, chiến lợi phẩm đã vuột mất khi Đồng minh Anh - Pháp đánh bật Quân đội Đế chế Đức trong trận sông Marne lần thứ nhất hồi năm 1914.[42][246] Vốn quân Pháp đã để Paris thành một "thành phố mở" trong suốt cuộc chiến đấu đầy thảm họa của mình, và điều này có nghĩa là Paris không được phòng thủ. Sự sụp đổ của Pháp đã gây cho tất cả mọi người đều phải kinh ngạc[57] - đây là sự tan vỡ hoàn toàn của biểu tượng của sự bất diệt của dân tộc Pháp,[52] thất thủ vào tay quân Đức mà khỏi phải qua một trận đánh nào cả. [30]

Tình hình Paris tuyệt đối lâm vào hỗn loạn.[45] Một lần nữa trong suốt 70 năm trời mối hận Đức - Pháp, Paris đã nằm dưới gót chân của các chiến sĩ Đức.[5] Quân đội Đức làm lễ diễu binh khải hoàn tại thủ đô Paris, lúc ấy thị dân Paris đã bỏ chạy hết (những 2 triệu thị dân Paris gia nhập cùng đám đông 8 triệu dân chúng đi sơ tán trước sự bách chiến bách thắng của các chiến sĩ Đức[2]). Chỉ có một số người còn đó và phải hớp hồn trước sự uy chấn của các nhà chinh phạt[52]. Thủ tướng Reynaud - cho dầu quyết không đầu hàng - tỏ ra bất lực. Ông ta không thể thuyết phục Weygand nên rút ra bài học từ Hà Lan mà cứ ngừng bắn về mặt quân sự nhưng không chính thức đầu hàng mà vẫn tiếp tục rút về Bắc Phi mà chiến đấu. Ông cũng không thể lợi dụng sự hỗ trợ của các Thượng Nghị sĩ mà phát huy. Ông không thể nào bãi chức Weygand, cũng không thể cải tổ lại nội các.[42] Cùng với Weygand, Thống chế Pétain cũng tin chắc nước Pháp đã thất trận. Rõ ràng, việc nước Pháp thất trận đã trở thành hiện thực.[8] Cựu hoàng Wilhelm II của nền Đệ nhị Đế chế Đức, đang cư ngụ tại Hà Lan, hay tin Paris thất thủ đã ngự bút thư gửi cho Hitler: "Rất hoan nghênh, Ngài đã dùng tốt đoàn quân của Ta". Trong lá thư gửi tới con gái ông là Victoria Louise, Quận chúa xứ Brunswick, Wilhelm II bài tỏ niềm hoan hỉ với chiến thắng: "Như vậy là Hiệp ước hữu nghị Anh - Pháp đầy nguy hiểm của Cậu Edward VII đã tan tành"[247]. Ngày 9 tháng 6, Cụm Tập đoàn quân A của von Rundstedt gia nhập chiến dịch và nổ súng đột phá phòng tuyến Pháp dọc sông Aisne. Chỉ sau 1 ngày, mũi thiết giáp gồm 4 sư đoàn của Guderian[ct 9] đã lập được đầu cầu bên sông Aisne.[249] Vào ngày 12 tháng 6, cụm thiết giáp của Guderian để lại các điểm đề kháng cho bộ binh và cấp tốc vượt sông Marne thọc sâu đánh dọc lưng chiến tuyến Maginot, bao vây Cụm Tập đoàn quân số 2 Pháp,[250] trong khi Cụm Tập đoàn quân C của tướng Leeb nổ súng để ghim giữ lực lượng Pháp đồn trú ở đây. Ngày 16 tháng 6, các sư đoàn thiết giáp của Guderian đã tới Besançon, hoàn toàn cắt rời Cụm Tập đoàn quân số 2,[251] đánh dấu kết cục an bài cho chiến dịch mặc dù phần lớn binh sĩ Pháp ở đây chỉ đầu hàng sau khi Hiệp ước đình chiến được ký.[ct 10]

Sự sụp đổ của Paris dưới tay quân Đức trong lần này được cho là khác với hồi năm 1871, khi dân chúng Paris chống trả ác liệt trước sự vây khốn của người Đức.[58] Chiến bại nặng nề của Pháp thể hiện rằng các binh sĩ Pháp trấn giữ phòng tuyến Maginot đã thiếu khả năng trong việc phản kích lại những đoàn quân Đức thắng lợi tiến vào chiếm cả nước Pháp. Các cỗ pháo xây dựng ở đây đều hướng về phía Đông, do đó chúng không thể xoay chuyển để mà đánh lại đoàn quân Đức chiến thắng vốn đã chiếm lĩnh được Pháp.[57] Người Đức đã tiến chiếm Paris, và từ đây mọi thay đổi trong chính quyền Pháp vẫn sẽ không thể nào ngăn ngừa được thảm kịch. [55]

Chiến thắng của Không quân Đức

Trong thời gian này, chiến sự trên không cũng nguy cấp không kém trên bộ. Trong tình thế tuyệt vọng, Không quân Pháp đã hết sức nỗ lực để thực hiện những chiến dịch không kích lớn, như chiến dịch Paula từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 6 có tới 1.815 lượt xuất kích, trong đó có 518 lượt của máy bay ném bom. Tuy nhiên, trước ưu thế tuyệt đối của Không quân Đức, Không quân Pháp đã bị tổn thất ở mức độ không thể thay thế được, dẫn tới bờ vực sụp đổ.[253] Không quân Hoàng gia Anh cũng cố gắng đỡ đòn cho Pháp từ các căn cứ ở nước Anh, thực hiện được 660 phi vụ tấn công các mục tiêu ở vùng Dunkirk nhưng cũng bị tổn thất nặng nề; tính riêng trong ngày 21 tháng 6 đã mất 37 máy bay Bristol Blenheim.[254]

Sau ngày 9 tháng 6, sự kháng cự trên không của Pháp hầu như đã bị dập tắt, các máy bay còn khả năng chiến đấu đã rút chạy sang Bắc Phi thuộc Pháp. Không quân Đức giờ không còn ai thách thức đã tự do không kích phòng tuyến Pháp, hỗ trợ hỏa lực để các mũi thiết giáp hoàn thành nhiệm vụ đột phá sau đó.[254]

Trong toàn cuộc chiến, ước tính Pháp mất 1.274 máy bay, Anh mất 959 chiếc (trong đó có 477 tiêm kích).[21] Đổi lại, tính chung cả chiến dịch thì Không quân Đức cũng bị mất 28% lực lượng, tức là khoảng 1.428 máy bay (1.129 bị bắn rơi, 299 do tai nạn). Ngoài ra 488 máy bay bị hư hỏng (225 là do đối phương, 263 do tai nạn), nâng tổng số thiệt hại của Đức lên đến 36%.[21][15] Tuy nhiên, toàn bộ chiến dịch là một trận thắng tuyệt đối của Không quân Đức khi đã huỷ diệt Armée de l'Air và 2 Không lực nhỏ của Bỉ và Hà Lan, ngoài ra còn gây thiệt hại nặng cho Không quân Hoàng gia Anh. Với thành tích này, Thống chế Hermann Göring - Tư lệnh Không quân Đức - đã được trao thưởng Huân chương Chữ thập sắt Kỵ sĩ.

Ý tham chiến

Theo lời mời của Hitler, Mussolini đã đồng ý sẽ tấn công Pháp ngày 5 tháng 6, nhưng cuối cùng lại hoãn đến ngày 10 tháng 6 mới tuyên chiến với Anh và Pháp.[239] Cuộc tấn công của Ý vào thời điểm này được mô tả như một hành động "đâm sau lưng" nước Pháp.[255] Tuy nhiên, sức mạnh quân sự Ý được khoa trương qua lời của Mussolini đã bộc lộ sự thật khi sau một tuần lễ tham chiến, khoảng 32 sư đoàn Ý hầu như không tiến được bước nào trước 6 sư đoàn Pháp, mặc dù các sư đoàn này đang bị quân Đức đe dọa từ sau lưng.[256] Trong khi quân Pháp đã lâm vào thế cực kỳ nguy hiểm, quân Ý chỉ chiếm được có chút ít đất đai của địch. [81]

Trong khi đó, tâm lý chiến bại của ban lãnh đạo Pháp đã ngăn cản các hành động đáp trả. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud đã kêu gọi Hạm đội Pháp tấn công cảng Genova ngay sau khi Ý tham chiến, nhưng chỉ có một chi hạm đội tiến hành trong ngày 14 tháng 6, và Đô đốc Hải quân Darlan đã ngăn cản mọi hành động khác.[256] Cố gắng sau đó của Không quân Hoàng gia Anh nhằm tấn công các mục tiêu ở MilanTurin từ sân bay Marseille cũng bị Darlan ngăn chặn bằng cách cho đặt xe tải chặn đường băng cất cánh.[256]

Mặc dù có tham vọng nhân cơ hội lấn lãnh thổ Pháp càng nhiều càng tốt và đặc biệt là chiếm lấy Hạm đội Pháp, nhưng kết quả nghèo nàn của Quân đội Ý khiến tiếng nói của Mussolini không có nhiều trọng lượng.[256] Đề nghị được cùng Hitler ký chung Hiệp định đình chiến với Pháp bị từ chối vì Hitler không muốn san sẻ vinh quang chiến thắng.[257] Đóng góp của Mussolini đối với chiến thắng rạng rỡ của Quân đội Đức Quốc Xã cuối cùng đã trở nên chẳng đáng nhớ. [7]

Cuộc sơ tán phía Nam của B.E.F.

Ngoài lực lượng ở phía Bắc Pháp, thì B.E.F còn Sư đoàn Sơn cước số 51 và một phần Sư đoàn Thiết giáp số 1 ở Nam sông Somme và các đơn vị hậu tuyến ở các cảng căn cứ ở miền Nam nước Pháp. Trong khi cuộc sơ tán phía Bắc đang diễn ra, thì Churchill cho rằng Anh vẫn có nghĩa vụ hỗ trợ Pháp, do đó đổ tiếp Sư đoàn Sơn cước số 52 và Sư đoàn Canada số 1 xuống cảng Cherbourg, tất cả đặt dưới quyền của tướng Alan Brooke.

Vào tối ngày 14 tháng 6, sau khi Paris bị chiếm đóng, tướng Alan gọi điện cho Churchill yêu cầu sơ tán trước khi quá muộn. Churchill đồng ý và chiến dịch sơ tán bắt đầu từ hôm sau cho đến 25 tháng 6. Trong chiến dịch, tổng cộng 144.171 quân nhân Anh, 18.246 Pháp, 24.352 Ba Lan, 4.938 Tiệp Khắc và 163 Bỉ đã được sơ tán thành công.[258] Riêng một số đơn vị của Sư đoàn Sơn cước 51 tập kết tại Saint-Valery-en-Caux buộc phải đầu hàng vào ngày 11 tháng 6 do quân Đức đã khống chế các cao điểm quanh thành phố.[259] Cũng do Sư đoàn Sơn cước này gặp thời tiết khó khăn nên các con thuyền khó thể đưa họ rời khỏi nước Pháp. Những người lính Anh này vẫn nằm dưới quyền chỉ huy của người Pháp, do đó, người Pháp ra lệnh cho họ đầu hàng người Đức. Và họ đã ra hàng.[260] Trong chiến dịch này, Luftwaffe hoạt động tương đối hạn chế nên chỉ đánh đắm được 1 chiếc tàu chở khách RMS Lancastria ngoài khơi St Nazaire, nhưng lại gây tổn thất lớn về người khi 3.000 trên số 5.800 quân nhân trên tàu thiệt mạng.[261]

Đầu hàng và đình chiến

Adolf Hitler cùng Göring trước lễ ký hiệp định tại Compiègne.

Thất bại quân sự của Pháp dẫn tới khủng hoảng chính trị. Một số chính khách muốn thừa nhận thất bại và cầu hòa, trong khi một số khác muốn dựa vào thuộc địa ở Bắc Phi để tiếp tục chiến tranh theo cam kết với Đồng Minh.

Trong lúc này, chính phủ Anh cũng cố gắng giữ Pháp tiếp tục cuộc chiến bằng đề nghị hợp nhất hai quốc gia vào làm một.[262] Tuy nhiên khuynh hướng đầu hàng được tướng Weygand, Thống chế Pétain, Pierre Laval và Đô đốc Darlan ủng hộ đã chiến thắng, dẫn tới những phản ứng thù địch với đề nghị của Anh trong chính phủ.[262] Cho rằng đa số thành viên chính phủ không còn ủng hộ mình, nên Thủ tướng Paul Reynaud, người chủ trương tiếp tục chiến tranh, đã từ chức ngày 16 tháng 6 năm 1940.[262] Thống chế Philippe Pétain lên kế nhiệm đã bác bỏ đề nghị của Anh. Đây là chiến thắng của phe cánh chống Anh trong giới chức Pháp, những người này tin rằng đến lượt nước Anh sẽ bị Đế chế Đức đập cho tơi tả, sẽ phải thỏa thuận với nước Đức, sẽ phải phá vỡ hệ thống liên minh cũ, xây dựng chính quyền độc tài, dần dần nước Pháp dễ dàng đạt ưu thế trên vũ đài chính trị châu Âu. [42]

Pétain kêu gọi người Pháp hãy giã từ vũ khí, và bằng những lời lẽ tôn giáo, ông cho biết ông là người có sứ mệnh vực lại nước Pháp sau thất trận[52]. Vào ngày 17 tháng 6, Pétain gửi đề nghị cầu hòa qua Đại sứ Tây Ban Nha. Nhận được đề nghị, Hitler đã chọn rừng Compiègne - nơi ký kết hiệp đình chiến năm 1918 kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất với thất bại nhục nhã của Đức - làm địa điểm đàm phán. Sự kiện trọng đại ấy diễn ra vào ngày 22 tháng 6, trong đúng toa xe lửa cũ được đưa từ viện bảo tàng đến đúng nơi đã nằm năm 1918,[263] Hitler ngồi vào đúng tại chiếc ghế mà Thống chế Ferdinand Foch đã ngồi trước đại diện của nước Đức chiến bại - một việc làm thể hiện ý định hạ nhục nước Pháp bại trận cũng như dân chúng Pháp của vị Lãnh tụ Đức Quốc Xã.[264] Từ mọi phía bên ngoài người ta đều thấy cảnh này.[65] Sau khi nghe đọc nghi thức, Hitler đã rời toa xe trong một cử chỉ miệt thị có tính toán trước, để cuộc đàm phán lại cho tướng Wilhelm Keitel.[264] Hitler và Bộ trưởng Tuyên truyền của ông là Joseph Goebbels nhìn thoáng qua cái mặt bàn màu xanh, trông thấy Keitel đọc lời mở đầu những điều khoản của nước Đức chiến thắng, còn đại biểu của nước Pháp bại trận chăm chú lắng nghe.[65] Trong lúc ấy, Hitler - với tư cách là nhà chinh phạt thắng trận, cùng với các tướng lĩnh quân sự của ông cũng đến Đài Tưởng niệm Alsace-Lorraine (công trình kỷ niệm chiến thắng của nước Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất), ở đây có dòng văn ca ngợi Pháp đã diệt sạch nền Đệ nhị Đế chế Đức, do Đế chế này đã "cố gắng áp bức" dân chúng Pháp. Hitler đã đọc dòng chữ này cùng với Goebbels. Vẻ mặt vị Lãnh tụ thắng trận hết mực căm giận, hòa vào niềm vui sướng chiến thắng huy hoàng, vào tinh thần phục thù triệt để của ông ta ngay sau khi thắng lợi. Hitler và những quan tướng của ông vẫn đi tiếp, và khi họ đi ngang qua đội Vệ binh danh dự, những người lính Vệ binh liền hát vang lên hai bài quốc ca Đức là Deutschland, Deutschland über Alles cùng với bài ca Horst Wessel.[65] Chỉ ba ngày sau, Hitler ra lệnh cho hủy diệt cả khu vực này. Toa tàu hỏa mà Hiệp định đã được ký kết được mang về thủ đô Berlin, như một chiến lợi phẩm của nước Đức thắng trận, cùng với dòng văn tự nêu trên của Đài Kỷ niệm Alsace - Lorraine. Vào năm 1945, lực lượng SS đã hoàn toàn hủy diệt chiếc toa tàu này khi quân Đồng Minh tiến đánh chính quốc Đức. [265]

Cho dầu cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai hãy còn tiếp diễn, cuộc Chiến tranh Pháp–Đức đã chấm dứt hoàn toàn bằng sự chính thức đầu hàng của nước Pháp.[64] Như vậy là nước Đức đã hoàn toàn báo thù được cho chiến bại của mình trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[65] Vào ngày 24 tháng 6 năm 1940, Pháp cũng phải ký một hiệp định đình chiến với Ý. Thời điểm hiệu lực của cả hai hiệp định đều bắt đầu 6 tiếng đồng hồ sau khi hiệp định thứ hai được ký kết, tức là lúc 0h35 ngày 25 tháng 6 năm 1940.[266] Trước thời hạn đó, quân Đức vẫn tranh thủ mở rộng vùng chiếm đóng trên lãnh thổ Pháp cùng với Quần đảo Eo biển của Anh. Nhà sử học Alistair Allan Horne (người Anh) có nhận định về sự kiện nước Pháp đầu hàng phát xít Đức: [61]

Kết quả và các hệ lụy

Nước Pháp sau ngày 25 tháng 6 năm 1940. Sự sụp đổ của Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là một trong ba thảm kịch lớn nhất của Pháp trong suốt 70 năm trời, sau chiến bại trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ và suýt thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.[31]

Như vậy là sau khi nước Đức đại thắng Đan Mạch và Na Uy,[44] một lần nữa Quân đội Đức - với sức mạnh vượt trội[1] - lại tấn công Pháp, sau các cuộc chiến năm 1870-1871 và 1914-1918[28]. Bằng phương thức Chiến tranh Chớp nhoáng, quân lực Đức đã đạt chiến thắng huy hoàng mà nối tiếp sự thất bại của Anh Quốc và Pháp trong quá trình ngăn ngừa sự mở rộng của nước Đức Hitler.[38] Chỉ trong vòng có 70 năm thôi nhưng đã xảy ra đến ba cuộc Chiến tranh Pháp - Đức, trong đó Pháp luôn là nạn nhân của Đế chế Đức.[67][74] Xét về chiến thắng to lớn của Đệ nhị Đế chế Đức trong cuộc tiến công nước Pháp năm 1870 - 1871 và sự cận kề thất bại của Pháp trong cuộc tiến công của Đức năm 1914 - 1918, thì chiến bại toàn diện của Pháp trong cuộc chinh phạt của người Đức năm 1914 là hết sức bi thảm, nhưng không phải là không có tiền lệ.[53] Chiến thắng oanh liệt này - vốn là một phần của hàng loạt cuộc chinh phạt thắng lợi rực rỡ của Quân đội Đức trong năm 1940[70] - đã khiến cho Lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler đạt tới đỉnh cao chói lọi của mình, vì đây là chiến thắng vẻ vang nhất của Hitler, đã khiến cho nước Đức hoàn toàn rửa hận cho chiến bại của mình trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ sau một cuộc chiến chóng vánh[76][65] - đây là một chiến thắng uy vũ mà biết bao người Đức mong muốn do nỗi căm hờn khôn xiết với Hòa ước Versailles hồi năm 1919.[77] Nước Pháp thất trận đã phải nhường bước cho Hitler tiếp tục quá trình vẽ lại bản đồ châu Âu của ông này, mở đường cho nền Đệ tam Đế chế Đức vươn lên thành Bá chủ Thế giới.[8] Trong khi trước khi quân Đức tấn công Pháp, có người nghĩ Đế chế Đức sẽ chẳng dám gây hấn với Đồng Minh, nhưng sau chiến bại thảm hại của Pháp trong cuộc chiến thay đổi thế giới ấy thì người ta luôn hoang mang lo sợ Đức sẽ tung một đòn quyết định vào phe Đồng Minh, bất chấp sức mạnh của Đồng Minh.[53] Nếu như vào năm 1918, nước Đức thua trận và bị chia cắt, thì vào năm 1940, nước Pháp cũng bị hạ nhục nghiêm trọng và chia cắt - một sự rửa hận triệt để và nhanh chóng của nền Đệ tam Đế chế Đức.[67][65] Dù chiến đấu quyết liệt, quân Pháp đã bị đánh úp và không thể nào đánh lại cuộc tiến công của quân Đức.[68] Binh lính Pháp đều vứt bỏ vũ khí và chạy toán loạn, chỉ có sau 3 tuần mà Quân đội Pháp đã sụp đổ.[49]. Do không thể chống chịu được thảm họa to tát,[42] nền Đệ tam Cộng hòa Pháp đến đây là cáo chung - chế độ này đã ra đời khi Pháp bại trận trong cuộc chiến tranh chống Đức hồi năm 1871 và tan rã sau khi Pháp thua trận trong một cuộc chiến tranh khác chống Đức vào năm 1940.[208][267] Đó là sự kết thúc thiếu vinh quang, bi đát và ô nhục của một chính thể nắm quyền lâu nhất trong lịch sử Pháp kể từ sau cơn bão Cách mạng Pháp.[39] Chế độ này hoàn toàn gắn bó với ba cuộc Chiến tranh Đức - Pháp trong suốt chiều dài lịch sử (1870–1871, 1914–1918, 1940), điều ấy thể hiện mối nguy hiểm cho Pháp trước sự lớn mạnh của dân tộc Teuton láng giềng trong thời kỳ ấy.[41] Cũng qua đó cho thấy Đế chế Đức thắng lớn không chỉ đánh sập Quân đội Pháp và còn tiêu hủy cả Chính phủ Pháp nữa.[88] Một hệ quả của chiến bại thê thảm của Pháp trong cuộc chiến này là nhân dân các xứ thuộc địa của thực dân Phápchâu Phi giờ đây đã xoá tan những huyền thoại về người Pháp. Họ không còn tin rằng Pháp là một đất nước vinh quang, bất khả chiến bại nữa, và qua đó cuộc chiến này trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của họ.[91] Và, vốn chiến bại năm 1940 đã giáng một đòn sấm sét vào niềm kiêu hãnh của nước Pháp,[32] sau chiến bại bi đát này thì Quân đội Pháp cũng liên tiếp thất bại trong các cuộc chiến về sau. Giữa lúc Quân đội Pháp hãy còn bị tổn thương bởi thất trận năm 1940,[90] trong cuộc Chiến tranh Đông Dương, lực lượng Việt Minh đánh cho tơi tả trong Chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1954, kết liễu hoàn toàn cuộc xâm lược của Pháp.[90] Sau đó, Pháp tiếp tục thất bại trong vụ khủng hoảng Kênh đào Suez (1956) và cho đến năm 1962 thì nhân dân Algérie ở châu Phi đã chiến thắng trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của mình.[268] Hẳn là do hậu quả bi đát của chiến bại chóng vánh năm 1940, Quân đội Pháp đã phải chiến đấu gian khổ, ác liệt hơn so với Quân đội Anh trong các cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân các xứ thuộc địa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.[269] Các chiến bại này cộng với chiến bại thê thảm của quân Pháp trong trận chiến ở Sedan (1940) đã cho thấy hiếm có cường quốc nào chịu nhiều thất bại quân sự như Pháp thời hiện đại. [270]

Thực chất với chiến lược tồi tệ của quân Pháp,[68] chiến thắng lừng lẫy của nước Đức Quốc Xã trong năm 1940 đã đóng góp cho danh sách chiến bại đáng ấn tượng của Pháp kể từ cuộc Chiến tranh Pháp và Người da đỏ hồi thế kỷ thứ XVIII.[92] Cuộc Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ ba cho thấy Đế chế Đức hủy diệt liên quân Anh - Pháp,[6] một lần nữa đại thắng Pháp, sau chiến thắng vẻ vang trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ nhất (1870 - 1871) ;[79] trong khi chiến thắng kiểu Pyrros của quân Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ hai (1914 - 1918) kết hợp với chiến bại toàn diện và chóng vánh này thể hiện sự gian truân của Pháp cả trong lúc thắng trận lẫn bại trận suốt chiều dài thế kỷ 20.[271] Cơn Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ hai đã trở nên là một thảm kịch khủng khiếp của Pháp, nhưng cơn Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ ba hãy còn là một thảm họa kinh hoàng hơn nữa.[83] Đại thắng nước Pháp năm 1940 là chiến thắng nổi trội hơn cả của Quân đội Đức Quốc Xã trong chiến dịch tràn ngập thành công của họ vào năm 1940.[29] Nền Đệ tam Đế chế Đức với chiến thắng vinh hiển này đã tràn ngập nước Pháp,[6] lấy được những vùng đất giàu có nhất của Pháp.[33] Hitler đã chấm dứt thắng lợi giai đoạn đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.[50] Do nhiều chuyên gia xem lực lượng Quân đội Pháp là đội quân lớn mạnh nhất của châu Âu thời đó nên chiến thắng chói lọi của nước Đức Quốc Xã đã làm chấn động cả thế giới.[272] Giờ đây, sau chiến thắng quyết định của cuộc chinh phạt cả Tây Âu nói chung và nước Pháp nói riêng, nền Đệ tam Đế chế Đức dưới sự lãnh đạo của Hitler trở thành Bá chủ của châu Âu lục địa, đem lại mối hiểm họa cho phương Tây dưới bàn tay tàn nhẫn của vị Lãnh tụ Quốc Xã.[79][62] Người Đức với toàn thắng trong cuộc chinh phạt nước Pháp đã chiếm được ưu thế hết sức lớn lao, chấm dứt một trong hai cuộc chiến lớn nhất năm 1940 (cuộc kia là trận Không chiến tại Anh Quốc).[6] Ngoài ra, chiến bại thê lương năm 1940 nói riêng, và chuỗi chiến bại liên tiếp của Pháp nói chung (nhất là sự đầu hàng ô nhục trong Chiến dịch Điện Biên Phủ), thể hiện sự yếu kém rõ rệt của nền quân sự Pháp. Vốn nước Pháp đã suýt bị nền Đệ nhị Đế chế Đức đánh bại trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất, và rất lệ thuộc vào Anh Quốc và Hoa Kỳ để mà đánh thắng Đức trong cuộc chiến này, nhưng trong cuộc Đại chiến thế giới thứ hai, với thất bại ô nhục và sự sụp đổ của mình Pháp thì càng phải lệ thuộc vào Anh Quốc và Hoa Kỳ hơn nhiều nữa,[31] và chính Hoa Kỳ là quốc gia đã giải phóng Pháp vào năm 1944. Bất chấp quyết tâm của Charles De Gaulle gỡ gạc lại cho thất bại của Pháp, chiến bại của nền Đệ tam Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai là do người Mỹ, người Anh và người Liên Xô ở tận Đông Âu, chứ không phải là do người Pháp. Thảm cảnh, sự tổn thương của cả nước Pháp mà chiến bại trong cuộc Đại chiến thế giới này cũng biểu hiện qua việc đại biểu Pháp không có mặt trong các Hội nghị YaltaPotsdam của tam cường Anh - Mỹ - Xô.[271] Dó đó, sự ô nhục toàn quốc Pháp gắn liền với Chiến tranh thế giới lần thứ hai cũng có thể gọi là "vụ 1940 cộng hội chứng Yalta".[88] Điều ấy thể hiện tấn bi kịch to lớn của chủ nghĩa dân tộc Pháp ;[31] và, sau khi cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai chấm dứt, Pháp vẫn luôn phải phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ để sống còn sau thảm bại.[88] Như tác giả Marc Léopold Benjamin Bloch có ghi nhận : [89][273]

Chiến bại thê thảm của Pháp trong cuộc chiến chống Đức năm 1940 cũng vạch ra sự thất bại của Hiệp định Versailles trong việc ngăn ngừa sự hồi sinh của cả dân tộc Đức sau Đại chiến thế giới thứ nhất. Thất bại ấy dẫn đến một cơn "Chiến tranh Ba mươi năm" giữa Đế chế Đức và Cộng hòa Pháp thời hiện đại.[274] Cựu hoàng Wilhelm II - phải thoái vị hồi năm 1918 sau khi nền Đệ nhị Đế chế Đức thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, khi hay tin về chiến thắng lẫy lừng của nền Đệ tam Đế chế Đức trong Trận chiến nước Pháp thì vẫn nhiệt huyết tin rằng Đức Thiên Chúa là bạn đồng hành của dân tộc Phổ - Đức, đã ban phước cho họ đạt hàng loạt chiến thắng huy hoàng từ cuộc Chiến tranh Bảy Năm của nhà vua Friedrich II Đại Đế đến Trận chiến nước Pháp của Hitler này : "Đấy, Đức Chúa năm xưa vẫn còn đó, người Bạn đồng hành vĩ đại vẫn còn chứng giám, Đức Chúa thiêng liêng không thể cho những hành vi lầm lỗi và bạo ác được thắng lợi". Cựu hoàng hết sức ấn tượng trước sự đầu hàng của Pháp vào năm 1940, ông liền gửi thư cho "Lãnh tụ" cùng với toàn thể lực lượng Vệ Quốc Quân để hoan nghênh "chiến thắng được Thiên Chúa ban cho, nói như Hoàng Đế Wilhelm Đại Đế trong năm 1870 : "Thật là sự chuyển biến của các sự kiện bằng bàn tay của Đức Thiên Chúa"". Bằng nhiệt huyết, ông cũng viết rằng trong biết bao con tim người Đức, Bài Thánh ca Leuthen vẫn vang lên - đây là bài ca khải hoàn mà các chiến sĩ Phổ của vị vua vĩ đại Friedrich II Đại Đế đồng thanh cất tiếng hát sau chiến thắng rực rỡ trong trận Leuthen hồi năm 1757. Ông cho rằng chiến thắng quyết định của Đế chế Đức Quốc Xã trong Trận chiến nước Pháp năm 1940 là sự tiếp nối của đại thắng trong trận Leuthen của Friedrich II Đại Đế và đại thắng của Hoàng đế Wilhelm I (ông nội của ông, mà ông hay gọi là "Wilhelm Đại Đế") trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức hồi các năm 1870 - 1871.[275] Pháp không thể làm gì được nữa, và Wilhelm II cũng biết rằng thời khắc oanh liệt, huy hoàng này cũng là lúc phục hận hoàn toàn cho chiến bại năm 1918 của Đế chế Đức. [59]

Với chiến thắng lừng lẫy của quân lực Đức Quốc Xã vào năm 1940, người ta thay đổi hoàn toàn nhìn nhận, từ ca ngợi đến hạ thấp quân Pháp, và do đó, ngay cả những chiến thắng trong quá khứ của Pháp như trận sông Marne lần thứ hai (1918) cũng bị lu mờ, mà vai trò của người Anh và Hoa Kỳ trong trận đó lại được nâng cao.[73] Sau toàn thắng, một Sĩ quan Đức có lời bình rất đáng nhớ là : "Trận đại chiến ở nước Pháp đã chấm dứt. Nó kéo dài 26 năm".[78] Trong cuộc chiến này, với nước Đức đại thắng, nước Pháp thất trận tuy ít tổn thất hơn cuộc Đại chiến hồi 1914, nhưng bị thiệt hại rất nặng về tư tưởng, ý thức hệ và vị thế quốc tế - nghiêm trọng hơn hẳn cuộc Đại chiến.[43] Đối với nhiều người Âu Tây nói chung và người Pháp nói riêng, thắng lợi của nền Đệ tam Đế chế Đức trong cuộc chinh phạt nước Pháp dẫn đến sự hủy diệt của các giá trị "Bình đẳng - Tự do - Bác ái" được đề xướng từ thưở phong trào Đại Cách mạng Pháp năm 1789. Chính phủ bù nhìn Vichy do Thống chế Pétain đứng đầu đã xây dựng Nhà nước trên nguyên tắc trật tự, tuân phục và hợp tác với Đế chế Đức.[8] Chính nền dân chủ nghị viện của nền Đệ tam Cộng hòa lại có vẻ trở thành nguyên nhân chiến bại cho nước Pháp. [40]

Nước Pháp bị chia cắt

Sau khi quân Pháp sụp đổ hoàn toàn,[86] chỉ còn lại lá bài duy nhất là khả năng chuyển Hạm đội Pháp và các thuộc địa cho Đồng Minh, chính phủ Pétain phải bằng lòng với phần lãnh thổ không bị chiếm đóng ở phía Nam và dời đô đến thành phố nghỉ dưỡng Vichy sau đó.[276] Từng là một anh hùng của quân đội và quốc gia Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, thế nhưng giờ đây Pétain đã phải chịu cảnh lệ thuộc người Đức[67]. Trong khi Ý chỉ được một phần nhỏ ở Đông Nam thì Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Pháp chạy từ ven biển Đại Tây Dương qua Bắc Pháp đến Alsace.[276] Trong khu vực chiếm đóng này, Alsace được sát nhập trở lại vào Đức, vùng Lorraine được dự tính tái định cư cho người Đức để đẩy biên giới Pháp về lại tuyến năm 1540, còn vùng bãi biển Flanders ở Bắc Pháp được cắt làm căn cứ quân sự cho các hoạt động chống lại Anh.[277] Sự chiếm đóng này của Adolf Hitler cũng được xem là một hành động "trừng trị" người Anh, do ông căm giận vì họ vẫn quyết chí không chịu đầu hàng sau khi bị thua trận và bị đánh đuổi "về con sông Thames".[50] Nói chung, khu vực chiếm đóng Pháp của Đệ tam Đế chế Đức là rộng lớn hơn hẳn những gì người ta dự đoán.[52] Trong tất cả những lãnh thổ mà người Đức chiếm lĩnh, có cả Paris, họ áp đặt múi giờ thủ đô Berlin. [2]

Qua đó, hậu quả của chiến bại thê thảm này rất nặng cho nước Anh, hơn hẳn hồi họ phải đối chọi với Hoàng đế Napoléon Bonaparte nước Pháp. Hitler giờ đây có tàu ngầm, có Không quân mạnh, do đó ông ta sẽ dễ bề thôn tính nước Anh một khi đánh bại được Pháp. [54]

Ban đầu, Hoa Kỳ không đặt vấn đề về sự hợp pháp của Chính phủ Pétain và thậm chí còn thiết lập quan hệ ngoại giao với chính quyền Vichy nữa.[60] Mất mát đất đai của Pháp là rất thê thảm.[85] Nước Đức xem như làm chủ mọi tài nguyên của Pháp, trong khi đó Quân đội Đức Quốc Xã vẫn nắm giữ những 1.500.000 tù binh Pháp.[2] Mặc dù Hiệp định đảm bảo chủ quyền của Pháp các thuộc địa,[278] nhưng khi Charles de Gaulle đưa ra lời kêu gọi ngày 18 tháng 6 phủ nhận tính hợp pháp của chính phủ Vichy và thành lập Chính phủ lưu vong Nước Pháp tự do, thì một số thuộc địa như Guyane thuộc Pháp, Châu Phi xích đạo thuộc Pháp đã từ bỏ chính phủ Vichy để công nhận de Gaulle. Sự chóng vánh của chiến bại cộng thêm sự đầu hàng của Pháp tại cánh rừng Compiègne đã gạt quốc gia này ra khỏi hàng ngũ các cường quốc châu Âu, mà họ đã nắm giữ trong suốt nhiều thế kỷ.[3] Thực chất, nước Pháp chiến bại đã chấm dứt vai trò như một quốc gia tham chiến trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.[4] Người Đức bắt Pháp hằng ngày phải cống nộp 400 triệu quan Pháp vào năm 1940, và 300 quan Pháp vào năm 1941.[45] Vốn đã hạ nốc ao được Pháp - kẻ thù mà nền Đệ nhị Đế chế Đức đã không triệt hạ được trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, giờ đây còn có mỗi nước Anh : một khi hạ nốt được Anh Quốc, Hitler sẽ tuyệt đối trở thành Bá chủ của toàn bộ Âu châu lục địa.[57] Pháp vốn đã đầu hàng rồi, độ chóng vánh của chiến thắng khiến Hitler càng thêm tin tưởng vào một cuộc chinh phạt[44]. Trong khi ấy, nước Anh gặp phải muôn vàn khó khăn, cho dù vẫn nắm thế bá chủ trên biển và rất mạnh trên không. Nước Đức lúc ấy tuyệt đỉnh huy hoàng, liên kết với Ý và Nhật Bản, và ít lâu sau sẽ còn có thêm Hungary, Nam Tư, BulgariaRomania. Ngược lại, Anh Quốc bị cô lập, phần lớn quân lực tại châu Âu đã bị bắt hoặc là tiêu diệt trong Chiến dịch nước Pháp, và tàn binh Anh thì xem ra khó thể tiếp tục chiến đấu. Các xe tăng đã bị bỏ lại hết tại Pháp, còn những xe tăng ở Anh chỉ phần lớn là xe tăng mẫu cho huấn luyện. Chưa bao giờ, nước Anh lâm nguy cùng cực như khi ấy. [35]

Nếu sau chiến thắng trong cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất, nước Pháp vươn lên Bá chủ một cách giả tạo, thì giờ đây, với đại bại trong cuộc Đại chiến thế giới thứ hai, Pháp bị phát xít Đức chinh phạt và sụp đổ hoàn toàn vai trò ấy.[279] Pétain - người đã phải ra hàng quân Đức, lại chính là vị Thống chế Pháp duy nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vẫn còn sống. Ông tin chắc rằng sự đầu hàng và cộng tác với Đức Quốc Xã của mình đã cứu nước Pháp thoát khỏi nguy cơ trở thành một biển máu trước sức tấn công của một Đế chế Đức còn hùng mạnh hơn trước - mà ông nghĩ là sẽ đánh bại cả nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung.[100] Ông lãnh đạo độc đoán và chấm dứt nền dân chủ Pháp. Ông cũng hợp tác với Đảng Quốc Xã Đức tàn sát dân Do Thái và thay khẩu hiệu của Pháp từ Bình đẳng, Tự do, Bác ái sang Lao động, Gia đình, Tổ quốc.[208] Bộ máy hành pháp và cảnh sát của Chính phủ ông luôn làm theo yêu cầu của người Đức.[280] Chính phủ Vichy cũng thường nhấn mạnh rằng chính quyền của Mặt trận bình dân hồi năm 1936 - 1937 đã gây hỗn loạn cho Pháp về mặt chính trị[77] ; họ còn lôi Đại tướng Gamelin, cựu Thủ tướng Édouard Daladier cùng với những lãnh đạo khác của nền Đệ tam Cộng hòa ra xét xử vì bị cho là gây ra chiến bại to lớn của quân Pháp hồi năm 1940.[281] Không những xem chiến bại to lớn của Pháp là do sự suy đồi của nền Cộng hòa và các Hội Tam Điểm, Chính quyền Vichy còn đổ cho người Do Thái cái lỗi này. Do đó, họ đã tổ chức bách hại dân Do Thái.[2] Weygand và Pétain cũng chụp cho những người theo Chủ nghĩa cộng sảnChủ nghĩa xã hội cái mũ tội đồ của chiến bại.[8] Vào tháng 11 năm 1942, nước Đức tấn công khu vực phía Nam của Pháp và chiếm lấy luôn vùng này, gạt bỏ ảnh hưởng của chính quyền Vichy.[282].[33] Nền "Độc lập" cuả Chính quyền Vichy bị người Đức thẳng tay xóa bỏ, điều ấy khiến chính phủ Pétain trở nên chẳng khác gì một tù binh thực sự của nước Đức.[67][39] Kể từ khi ấy, cứ mỗi ngày Pháp phải cống nạp cho Đức 500 tỷ quan, rồi lại tăng thêm 700 tỷ quan kể từ tháng 6 năm 1944.[45] Tổng quan, cuộc chiếm đóng đất Pháp của người Đức kéo dài suốt 4 năm trời[23]. Sau khi nước Pháp được Đồng Minh Anh - Mỹ giải phóng thì vào năm 1945 Thống chế Pétain cùng với Pierre Laval và những lãnh đạo cấp thấp hơn của Chính phủ Vichy đều bị mang ra luận tội phản quốc - điều ấy thể hiện mối bi kịch chia cắt Pháp sau khi bị quân Đức đánh cho đại bại.[281] Theo sau thất bại nhục nhã năm 1940 trước quân Đức, nước Pháp như thế là một lần nữa lâm vào tình hình thiếu ổn định về chính trị như hồi vụ Dreyfus sau cuộc Chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871).[77] Kết thúc cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai, Pháp không những bị hủy hoại nặng nề mà còn là nước thất trận về mặt tinh thần, bị rung động cho đến tận gốc rễ. Chiến thắng lớn lao của Đức Quốc Xã bằng phương cách Chiến tranh Chớp nhoáng đã đẩy Pháp đến một tình thế hết sức bi thảm : sự thật là tư tưởng cộng tác với Đế chế Đức đã lan truyền mạnh ở nước Pháp sau thất bại, trong khi phong trào kháng chiến thực ra là rất nhỏ bé.[80] Riêng Quân đội Pháp, phần lớn trong số họ đã tham gia chính quyền Vichy sau chiến bại chóng vánh của Pháp trước Đệ tam Đế chế Đức. [269]

Tuy nước Đức chiếm được lãnh thổ rất lớn nhưng người Pháp đã có những ngày lễ Tạ ơn, ca ngợi Pétain là người cứu tinh nước Pháp, đã đưa nước Pháp thất trận đỡ phải chịu những điều khoản khắt khe hơn nữa.[52] Trong khi chính quyền Vichy khi ấy thường tuyên truyền về thất bại "trong danh dự" của nước Pháp, người ta cũng coi các điều khoản của Hiệp đình đầu hàng năm 1940 là "nghiêm ngặt, nhưng không phải là không thể thực hiện nổi".[81] Trong suốt từ tháng 6 cho đến tháng 9 năm 1940, người Đức vận dụng rất triệt để sự chê bai của dư luận Pháp đối với nền Đệ tam Cộng hòa cũ và người Anh - như một đồng minh tệ hại và bội bạc. Người Đức đã rải truyền đơn khắp nơi theo đó khuyến khích các gia đình người Pháp cho con em gia nhập lực lượng Quân đội Đức Quốc Xã.[52] Chính phủ Vichy chỉ có một đội quân phòng vệ nhỏ bé, và trong suốt quá trình chiếm đóng Pháp thì Hitler từng tuyên bố là phải theo dõi cẩn trọng Pháp.[81] Ngoài ra, vốn từ lâu, Pétain vốn dĩ đã không ưa giới giảng viên tại Pháp và ông kể với Đại sứ Hoa Kỳ rằng sở dĩ nước Pháp chiến bại thảm hại là do nhiều giảng viên bán nước, sẵn sàng ra đầu hàng người Đức. Ông cũng sa thải nhiều giảng viên người Do Thái. [68]

Những người Công giáo như Giám mục Gerlier thành Lyon thì cho rằng, những giảng viên thế tục đã giáng một đòn đau cho đất nước ở "một mức độ cao hơn" chiến thắng của phát xít Đức. [68]

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít do Pétain đứng đầu ở Pháp cùng với cuộc "Cách mạng Quốc gia" của Pierre Laval đã thể hiện quân lực Pháp sau chiến bại thê thảm hãy còn bị suy nhược trầm trọng và chẳng thể nào chiến đấu thêm một lần nữa.[73] Đời sống của thị dân Paris trong cuộc chiếm đóng của phát xít Đức trong suốt thời gian 1940 - 1944 còn bi đát hơn cả hồi quân Đức chiếm đóng Paris vào năm 1871.[87] Thời kỳ Cộng tác với phát xít Đức trở thành một trong những giai đoạn đầy hổ thẹn nhất trong suốt bề dày lịch sử Pháp.[86] Ngoài ra, sau cuộc tấn công nước Pháp của phe Trục, việc phe Trục chiếm đóng Pháp khiến cho nhiều diễn viên và đạo diễn tài năng của điện ảnh Pháp sang sinh sống ở Hoa Kỳ. Những diễn viên Pháp tiêu biểu nhất, như Jean Gabin, Jean-Pierre AumontMichèle Morgan, đều đến Hoa Kỳ mà định cư. Ngoài ra, trong thời gian chiếm đóng người Đức cấm trình chiếu phim Mỹ ở Pháp, do đó các rạp chiếu phim Pháp thường có đầy đủ những bộ phim hay nhất của Pháp và những bộ phim tệ của Đức. [283]

Thúc đẩy chiến tranh lan rộng toàn cầu

Ở nước Đức, chiến thắng ở phía Tây đã mở rộng quyền thống trị của Hitler trên phần lớn cõi Tây Âu,[5] đưa Hitler đã đạt được đỉnh cao quyền lực ở vị trí chủ nhân của châu Âu lục địa, biển Baltic và vịnh Biscay.[284] Lúc bấy giờ, Đế chế của ông có cương thổ rộng lớn đến mức từ eo biển Manche cho đến miền Trung Ba Lan, và tới tận vùng Scandinavia.[5] Phim tài liệu đã trình chiếu sinh động cảnh Hitler ca khúc khải hoàn trở về thủ đô Berlin sau thắng lớn trong chiến dịch nước Pháp, khắc họa sâu sắc những tác động nhanh chóng và sự mãnh liệt không tưởng nổi của chiến thắng vang lừng và toàn diện về cá nhân của Hitler.[52] Uy tín trong dân chúng Đức đối với ông đã lên đỉnh điểm.[285] Ngày Hitler trở về được dân chúng đón mừng như một buổi lễ, và chỉ riêng hành động đặt ra điều khoản của ông cũng trở thành "vũ đại" cho một lễ ăn mừng dai dẳng. Số là do nếu sau Đại chiến thế giới thứ nhất, Pháp đặt những điều khoản khắt khe cho Đức trong Hòa ước Versailles (1919), buộc nước Đức phải cắt giảm quân số, thì giờ đây, Hitler cũng đặt ra những điều khoản tương tự cho nước Pháp thất trận. Quân đội Pháp bị giảm xuống còn có 10 vạn lính mà thôi.[52] Hitler cũng buộc lực lượng Hải quân Pháp phải tiến hành phi quân sự hóa và còn thách thức Pháp nộp hàng triệu đô la chiến phí - thể hiện Hitler không hề lãng phí thời gian để phục thù ngay cái Hòa ước Versailles ngày nào.[46] Ngoài ra, Hiệp định đầu hàng của Pháp cũng được ký kết chính tại nơi mà năm xưa Foch và Weygand chứng giám sự đầu hàng của nước Đức trong Đại chiến thế giới thứ nhất, và Hitler trực tiếp tham gia ký kết.[52][30] Sự kiện quốc nhục của Pháp tại Compiègne không những ghi dấu đại thắng của Đế chế Đức mà còn một quy trình lịch sử quan trọng: nước Pháp vào năm 1918 đã chiến thắng và báo thù thất bại thảm hại của mình trong cuộc Chiến tranh Pháp–Phổ, giờ đây nước Đức thắng trận lại rửa hận cho chiến bại của họ hồi Thế chiến thứ nhất.[61] Ngoài ra, chính thời khắc nước Đức chiến thắng lẫy lừng áp đặt điều khoản cho nước Pháp đầu hàng tại Compiègne đã biểu lộ đường lối lãnh đạo, các chính sách và chiến lược của nhà độc tài Hitler.[7] Chiến lược của ông này về cả chính trị, quân sự, và ngoại giao (mà ông bắt đầu đề xướng từ năm 1938) đều đã đại thành công, một phần nhờ sự thực hiện đúng lúc của Hitler.[34] Chưa bao giờ Hitler được lòng dân một cách khủng khiếp như lúc này. Nhân dân Đức cảm thấy họ cuối cùng đã chiến thắng cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và nỗi nhục năm 1918 đã bị tan biến.[30] Bản thân Hitler cũng tự cho mình là một thiên tài quân sự không thể thất bại,[286] và tự tin tiếp tục cuộc phiêu lưu chiến tranh. Vào ngày 5 tháng 6 năm 1940, ông còn tuyên bố rằng đại thắng ở Tây Âu này là "trận đánh vĩ đại nhất mọi thời đại" - một kỳ tích lẫy lừng của Quân đội Đức.[50] Ngoài ra, ông khen ngời chiến thắng lừng vang này là một "Phép lạ".[72]

Với chiến thắng của Hitler trong Chiến dịch phương Tây, Thống đốc xứ Schwaben nhận định : [30]

Hôm đó là ngày 9 tháng 7. Vậy thì sang hôm sau, Quận trưởng quận Augsburg - Stadt lại ngợi ca : [30]

Giới học thuật Đức cũng xuất hiện cảm hứng tự hào dân tộc với thắng lợi vang dội này. Nhà sử học Friedrich Meinecke - nguyên là một người kịch liệt đả kích Hitler, cũng viết thư cho nhà sử học Siegfried A. Kaehler vào ngày 4 tháng 7 năm 1940, với nội dung : [30]

Trước sự choáng váng của toàn thể thế giới, Hitler có nhẽ là một nhà lãnh đạo quân sự kỳ tài trong khi Quân đội Đức Quốc xã trở nên một đoàn quân hùng mạnh bách chiến bách thắng.[7] Vốn Đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp là William Christian Bullitt, Jr. đã đánh giá quá cao dũng khí của quân Pháp trong các thư từ của ông, cuối cùng đến cả Hoa Kỳ cũng phải choáng váng trước chiến thắng cực chóng vánh của Quân đội Đức đại thắng Pháp và Anh Quốc.[71] Với chiến thắng toàn diện của nước Đức Quốc Xã, người Mỹ lo sợ rằng tình hình sẽ dẫn đến một cuộc chiến tiêu hao sức người như hồi Đại chiến thế giới lần thứ nhất.[69] Bên cạnh sự ủng hộ tăng thêm với Hitler về mặt chính trị, cũng như sự hân hoan vui sướng của nhân dân Đức vì chiến thắng vang lừng của Chiến dịch tấn công Pháp, ảnh hưởng lớn nhất của cuộc chiến này là đối với chính vị Lãnh tụ Đức Quốc xã.[7] Người Mỹ cảm thấy nước Đức là mối đe dọa khủng khiếp đối với họ[69]. Càng tin vào thiên tài của mình, Adolf Hitler càng trở nên độc đoán. Ông luôn tự đề ra quyết định mà chẳng thèm nghe ý kiến của các tướng lĩnh hàng đầu của ông, không một vị danh tướng nào của nền Đệ tam Đế chế Đức trở thành đối thủ của ông trong các kế hoạch nữa.[72] Ông ngay càng ngạo mạn trước các sự thật, ngày càng tin tưởng cuồng nhiệt vào chiến thắng tất yếu của sứ mạng lịch sử của mình, với quan điểm rằng định mệnh đã đưa ông đến chiến thắng chói lọi đánh cho kẻ thù nhừ đòn trong Chiến dịch tấn công Pháp[7]. Vốn chiến thắng quyết định của nước Đức trong cuộc chinh phạt Ba Lan đã đặt nền tảng cho người Anh dùng từ Chiến tranh Chớp nhoáng để chỉ học thuyết chiến tranh của Đức, danh từ này bắt đầu xuất hiện trong từ điển quân sự vài tháng sau chiến thắng hoành tráng của Đức trong cuộc chiến tranh chống Pháp năm 1940. [66] Trong khi đó, thất bại của Pháp khiến cho cán cân sức mạnh quốc tế bị nghiêng lệch, hút theo các quốc gia chưa tham chiến vào vùng xoáy.[286] Ở Liên Xô, Stalin ngay lập tức ra lệnh sát nhập các nước vùng Baltic vào ngày 15 và 16 tháng 6 để củng cố phòng ngự cho khu vực Leningrad, tiến chiếm vùng Bessarabia và Bukovina của Rumania vào ngày 26 tháng 6 để kiểm soát cửa sông Danube và Biển Đen.[287] Những hành động này làm Hitler lo lắng, thúc đẩy ý định tấn công Liên Xô sớm nhất có thể, dẫn tới cuộc tấn công Liên Xô vào ngày 22 tháng 6 năm 1941.[287] Đây là cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới, diễn ra đúng một năm sau khi Pháp đầu hàng. [62]

Ở khu vực Địa Trung Hải, tuy hành động cơ hội của Ý chỉ giúp lấy được một vùng nhỏ ở Pháp, nhưng lại đặt Anh vào vị trí đối địch trực tiếp mà không còn Hạm đội Pháp giúp sức. Vì thế, Anh phải điều một phần lớn Hải quân đến đây, chấp nhận bỏ trống các khu vực quyền lợi ở Châu Á như Singapore và Hồng Kông.[286] Sự suy giảm sức mạnh của Anh ở châu lục này cùng với khoảng trống quyền lực của Pháp ở Đông Dương đã tạo cơ hội bành trướng cho Nhật Bản. Đây chính là tiền đề để Nhật Bản xích lại gần hơn với Đức, Ý trong Hiệp ước Liên minh khối Trục tháng 9 năm 1940, dẫn tới cuộc tấn công Trân Châu Cảng hơn một năm sau đó và kéo theo Hoa Kỳ tham chiến.[287] Ngoài ra, chiến thắng huy hoàng của nền Đệ tam Đế chế Đức đã khiến cho không còn liệt cường nào có thể đe dọa nước Đức nữa. [7]

Trong năm 1942, nền Đệ tam Đế chế Đức sau những chiến thắng rực rỡ của mình đã có cương thổ rộng lớn từ Hy Lạp cho đến Bắc Phi, và từ Pháp cho tới Stalingrad. [63] Cho đến ngày 8 tháng 5 năm 1945, sau khi Anh Quốc và Hoa Kỳ đã giải phóng Pháp và Liên bang Xô viết đã đại thắng Đế chế Đức Quốc xã, thì sự tổn thương của Pháp vẫn thể hiện qua việc chẳng có ai ra đường mà mừng chiến thắng. [271]

Thương vong và thiệt hại

Đối với hầu hết các nước tham chiến, thiệt hại về mặt quân sự được biết đến là:[20]

  • Bỉ: 7.500 chết, 15.850 người bị thương;
  • Hà Lan: 2.890 chết, 6.889 bị thương;
  • Anh: 3.458 chết, 13.602 bị thương, 48.052 mất tích và bị bắt (trong đó có 45.000 tù binh tại Dunkirk);
  • Đức: 27.074 người chết, 111.034 bị thương, 18.384 mất tích hay bị bắt.[288] Theo nguồn của sử gia Đức Karl Heinz Frieser công bố về sau, thì có khoảng 49.000 quân Đức tử trận và 150.000 bị thương, tổng cộng gần 200.000 người,[289] tuy không có nguồn đối chứng xác nhận.

Con số thương vong của Quân đội Pháp không được nghiên cứu chính xác và thống nhất giữa các nguồn. Các con số ước tính của các sử gia khác nhau: chết từ 55.000 đến 123.000 người, và bị thương từ 120.000 đến 250.000 người.[290] Một số nhà nhà sử học ước lượng khoảng 39.000 chết trong khi bị giam cầm và 5.200 mất tích.[19] Con số ước tính 120.000 người chết đã bao gồm 21.000 thường dân[19] và những thương vong của quân đội Vichy cho đến ngày 1 tháng 11 năm 1943.

Theo nguồn Ban Lịch sử Quốc phòng Pháp thì có 85.310 người chết (trong đó có 5.400 lính Maghreb), 12.000 mất tích, 120.000 bị thương và 1.540.000 bị bắt (trong đó có 67.400 lính Maghreb).[291] Ước lượng của sử gia Jean-Jacques Arzalier là từ 50.000 đến 90.000 binh lính tử trận và 123.000 người bị thương,[291] và 1.800.000 binh sĩ Pháp bị bắt. Trong tháng 8 năm 1940, 1.575.000 tù binh đã bị đưa sang Đức và ước tính chỉ có 940.000 người được Đồng Minh giải thoát năm 1945. Trong thời gian bị giam cầm ở Đức, 24.600 tù binh chết, 71.000 người trốn thoát, 220.000 được phóng thích theo nhiều thoả thuận khác nhau giữa chính phủ Vichy với Đức và vài trăm nghìn người khác được tha bổng bởi lí do ốm yếu tàn tật.[292] Hầu hết tù binh trong thời gian giam giữ đều bị cưỡng bức lao động.

Trong một chiến dịch ngắn ngủi như vậy mà quân Pháp đã tổn thất rất nghiêm trọng.[81] Ngoài thương vong, thiệt hại tài sản quân sự cũng rất lớn:

  • Quân đội Anh phải bỏ lại tất cả vũ khí, trang thiết bị nặng tại Dunkirk;[293] Không quân Hoàng gia Anh mất hơn 1.000 máy bay[293]
  • Quân đội Pháp mất tất cả vũ khí, trang thiết bị nặng đã cấp phát.[294] Tuy Hải quân Pháp tạm giữ được Hạm đội nhưng phải giải trừ vũ khí và giam trong cảng Toulon cho đến khi phải tự phá hủy các tàu chiến 1 năm sau đó, lúc Hitler phá bỏ cam kết.[295]

Thực chất, chiến thắng lẫy lừng của Quân đội Đức như thế đã nghiền nát và gần như là hủy diệt hoàn toàn quân đội tinh nhuệ của hai nước Anh và Pháp.[7] Về phía Đức, Quân đội mất 714 xe tăng, trong đó có 428 loại Panzer I và Panzer II, Không quân mất 1.236 máy bay và 323 chiếc bị hư hại.[289]

Tội ác chiến tranh

Trong thời gian chiến sự lẫn ngay sau khi ngừng bắn đã có nhiều tội ác chiến tranh xảy ra đối với thường dân và tù binh. Ngoài các nạn nhân của cuộc ném bom Rotterdam ngày 14 tháng 5[ct 11] thì ngày 27 tháng 5 năm 1940, quân Đức đã tiến hành cuộc thảm sát tại Vinkt, Bỉ, giết hại hơn 130 dân thường. Trong ngày hôm sau tại OigniesCourrières, 114 dân thường đã bị sát hại bởi lính không chính quy Đức.[297] Cùng ngày, Trung đoàn Leibstandarte SS Adolf Hitler đã sát hại từ 80 - 97 lính Anh và Pháp trong cuộc thảm sát Wormhout. Sư đoàn SS Totenkopf cũng chịu trách nhiệm giết hại hàng loạt tù binh chiến tranh, chẳng hạn như 99 lính Anh trong vụ thảm sát Le Paradis, hay tù binh da đen châu Phi trong các vụ khác. Ước tính khoảng 1.500-3.000 binh sĩ thuộc địa trong Quân đội Pháp đã bị giết sau khi rơi vào tay quân Đức ở thời kỳ cuối của trận đánh.[298]

Ngoài các vụ thảm sát, sử gia Raul Hilberg và một số tác giả khác cáo buộc rằng Bộ Tư lệnh Tối cao Các Lực lượng Vũ trang Đức (OKW) đã ban hành một số mệnh lệnh trái luật pháp quốc tế trong tháng 6 năm 1940, trong đó có lệnh cô lập và giết hại người Do Thái gốc Đức phục vụ trong Quân đội Pháp.[299][300]

Sử học

Ngay từ ngày 16 - 17 tháng 5 năm 1940, một hình ảnh chấn động đã thể hiện chiến bại thê thảm của quân Pháp : khi Binh đoàn Thiết giáp của Rommel tiến sâu vào phòng tuyến quân Pháp, họ chỉ bị mất mát có 1 viên Sĩ quan và 40 tân binh trong khi người Pháp phải chịu tổn hại đến cả 1 vạn tù binh.[79] Và, vào ngày 25 tháng 6 năm 1940, khi tiếp kiến Thủ tướng Pháp Reynaud, tân Tổng tư lệnh Weygand đã có bình luận : [48]

Với tính chất hủy diệt,[32] "trận chiến nước Pháp" là một thất bại đầy thảm họa và nhục nhã nhất trong lịch sử nước Pháp, theo sau bằng cuộc chiếm đóng của Đế chế Đức trong suốt mấy năm trời - một trang đen tối trong suốt bề dày lịch sử Pháp[26], và tiếp tục ám ảnh người dân Pháp trong nhiều thập kỷ,[301][208] đến độ gần như một thế kỷ.[302] Cuộc chiến đánh dấu thế hệ người Đức và Pháp thời giữa thế kỷ thứ XX vẫn tiếp tục đổ máu sau hai thế hệ trước.[26] Năm 1940 trở thành một năm kinh hoàng đối với Pháp, đặt tiền đề cho những vụ thảm sát của Đức Quốc Xã tại Pháp sau này.[45][26] Chiến bại sửng sốt này không chỉ mang lại một bước chuyển cực lớn, mà còn khó thể đoán trước, trong khi đối với Adolf Hitler, đây là một thời khắc lịch sử thật cao đẹp trong đời ông : chính thất bại của Đế chế Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa ông vào chính trường, giờ đây ông đã xua nó tan tác thành mây khói.[77][7] Địa hình vùng rừng Ardennes khiến người Pháp khó lường trước một đòn giáng của quân Đức, và người Đức đã ngập tràn vùng này mà tiến công nước Pháp.[40] Sau thất trận đã lâu, người Pháp vẫn luôn luôn lo sợ sẽ tiếp tục bại trận bi đát như thế, sẽ tiếp tục sẽ bị một cuộc tấn công nữa từ Đế chế Đức - sản phẩm của Thủ tướng Otto von Bismarck, Hoàng đế Wilhelm II và Lãnh tụ Adolf Hitler.[274] Người Pháp luôn mang nặng tư tưởng không bao giờ muốn bị một chiến bại ê chề như thế nữa, cũng như một cuộc chiếm đóng.[25] Không những thế, trận thua này còn được coi là một trong những thảm kịch khủng khiếp nhất trong lịch sử thế giới , hay ít ra là một chiến bại hoàn vẹn và kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.[79][81][25] Hiệp định đầu hàng Đế chế Đức tại Compiègne trở thành một Thoả ước ô nhục hơn cả trong suốt chiều dài lịch sử Pháp.[42] Ngay đến Charles De Gaulle cũng cho rằng chiến bại thê lương này là do sự suy sụp của quân Pháp về mặt tinh thần.[100] Vốn Pháp đã đại bại trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763),[83] rồi từ năm 1815, nước Pháp đã thiếu thốn nặng vinh quang về quân sự. Nếu chiến bại quyết định của Pháp trong trận Sedan hồi năm 1870 (trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ) đã được báo thù bởi chiến thắng vẻ vang của Thống chế Joseph Joffre và Tướng Ferdinand Foch trong trận sông Marne lần thứ nhất hồi năm 1914 trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thì giờ đây chiến bại toàn diện và nhanh chóng của quân Pháp trong Trận chiến nước Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã đưa Pháp quay trở lại với thất bại thảm hại, mang lại một thảm kịch còn ghê gớm hơn nữa cho nước Pháp, một quốc họa.[271] Sau chiến bại đầy thảm họa tại Sedan, nước Pháp với một Léon Gambetta đã tiếp tục đấu tranh cho đến khi hoàn toàn thất bại, sau thất bại ê chề của Pháp trong trận Biên giới Bắc Pháp hồi năm 1914 và trận sông Aisne lần thứ ba hồi năm 1918, một Georges Clemenceau đã đưa nước Pháp tới chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì một khi thất bại, Pháp đã đầu hàng trong sự nhục nhã, nền Đệ tam Cộng hòa sụp đổ.[42] Trong khi hồi năm 1914, khi quân Đức tiến công thì miền Bắc nước Pháp nhanh chóng trở thành bãi chiến địa cho một cuộc đại chiến dài lâu, nhưng lần này thì nước Đức đại thắng chỉ có trong vòng sáu tuần mà thôi.[40] Và nếu chiến bại trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871) mở ra quá trình suy yếu của nước Pháp, thì chiến bại trong cuộc Chiến tranh Pháp - Đức năm 1940 đã khiến cho điều ấy trở thành hiện thực - chưa bao giờ trong suốt chiều dài lịch sử của mình, Pháp đạt mức bi thảm cao như lần này.[3] Thêm nữa, nếu hồi Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đồng minh Anh - Pháp đã chặn được bước tiến của quân Đức vào nước Pháp, thì trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai - 22 năm sau đó - quân Đức ngập tràn nước Pháp và Đồng minh đại bại.[46] Là một trong những chiến thắng hoành tráng và rực rỡ nhất trong lịch sử nhân loại, Chiến dịch tấn công Pháp năm 1940 cho thấy Quân đội Đức với sự linh động của mình[54] đã toàn thắng, liên tiếp đánh thắng Pháp hết trận này đến trận khác, cùng những bước tiến mau lẹ, đại thắng hoàn toàn hai liệt cường Anh và Pháp.[7] Quân lực tinh nhuệ Đức còn đánh bại được cả Bỉ và Hà Lan.[54] Cuộc sơ tán của quân lực Anh chứng tỏ thế yếu của quân Pháp khiến người Anh không nên cứ tung quân vào đất Pháp, vào nên rút bỏ, tập hợp lại mà đánh hẳn một cuộc chiến toàn cầu thì hơn.[40] Với thất bại này, một lần nữa Pháp mất vùng Lorraine vốn gắn bó với chiến sử Pháp–Đức[82]. Sự sụp đổ của Pháp đã hoàn thành ba thảm kịch mà Pháp phải trải qua trong suốt 70 năm trời : chiến bại trong cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ, súy thua trong cụôc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thất trận trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.[31] Cả ba cuộc tiến công của người Đức vào nước Pháp (các năm 1870, 1914 và 1940) nói chung đều gây cho Pháp những tổn thất nặng nề về đất và người.[82] Không những Pháp bại trận và bị chia cắt về đất đai mà còn bị chia cắt về tinh thần : xuất hiện hai thái cực người Pháp chống Đức Quốc Xã và thân Đức Quốc Xã. [67]

Sau chiến bại thê thảm năm 1940 là đến chiến bại ê chề năm 1954 của Pháp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đến thất bại của Pháp trong cuộc Khủng hoảng Kênh đào Suez năm 1956, sau đó là thất bại nặng nề trong cuộc Chiến tranh giải phóng dân tộc Algeria vào năm 1962. Chính vì đó, trong thập niên 1960, người Pháp trong nỗi nhục về một loạt chiến bại đã coi quá khứ huy hoàng của họ là lừa dối.[73] Ngay sau chiến tranh, tác phẩm "Thất bại xa lạ" (Étrange Défaite) của sử gia Marc Bloch, đồng thời là một chứng nhân trong vai trò người lính của Tập đoàn quân số 1, có nhiều ảnh hưởng.[303] Trong tác phẩm, ông cho rằng thất bại của Pháp không chỉ đến từ chiến lược sai, mà bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa hơn. Ông chỉ trích sự bất lực của giới chính trị và tướng lĩnh, các điểm yếu tư duy của mọi giới trong xã hội, từ trí thức, giáo viên cho tới công nhân, qua đó quy lỗi cho thất bại là sự xơ cứng về ý thức xã hội.[304] Đối với nước Anh, thì chiến bại bi đát này ít có hậu quả hơn hẳn. Tuy thất bại nặng nề nhưng sự rút lui của Lực lượng Viễn chinh Anh khỏi Dunkirk đã khiến họ không bị hủy diệt và qua đó khiến cho nước Anh tiếp tục duy trì nỗ lực chiến tranh của mình[50]. Song, cuộc rút quân của Lực lượng Viễn chinh Anh bị nhiều người Pháp xem là một lời bàn đầy hổ thẹn cho đóng góp của nước Anh cho chiến tranh. Rõ, Anh Quốc không có tư tưởng chiến lược đúng đắn nào ngoài một cuộc lui binh, và chỉ khi rút binh thì mới thể hiện được tài năng và khí thế của mình. Bên cạnh đó, dư luận Anh Quốc ban đầu nhìn những thất bại về quân sự và dân sự của Pháp bằng ánh mắt thất vọng, và dần dần thì càng nhìn bằng ánh mắt chê bai. Sang tuần thứ hai của tháng 6 năm 1940, họ cho rằng Pháp không chỉ bị Đế chế Đức đánh bại mà còn bị rối loạn trong hàng ngũ nữa.[52] Ít lâu sau chiến thắng nước Pháp, khi Hitler xâm lược Anh Quốc, Không quân Anh đã đánh thắng Không quân Đức trong trận không chiến tại Anh Quốc. Nhân dân Anh Quốc mừng rõ hân hoan cái giờ phút vui sướng, kiêu hãnh nhất của đất nước, giữa là Pháp đang lâm vào thảm kịch cay đắng. Do đó, người Anh đỡ phải tự phân bua mình như người Pháp. Ví dụ như Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill, trong cuốn sách Their Finest Hour, đã viết nhiều về sự sụp đổ của Pháp nhưng bên cạnh đó là sự rút quân khỏi Dunkirk và sống còn của nước Anh. Ông sẵn sàng nêu ra một mớ lầm lỗi, sai lạc của Quân đội Anh trong Trận chiến nước Pháp : không tranh luận triệt để với người Pháp về cả kế hoạch chiến dịch của quân Đồng Minh và sự phân tán lực lượng, đặc biệt là trong dự định kéo quân đến sông Bryle một khi Quân đội Đức tấn công Bỉ. Và hơn thế nữa, là sự tham chiến quá hận chế của quân Anh trên bộ, vốn chỉ tung ra 10 Sư đoàn vào tháng 5 năm 1940. Ngoài ra, Churchill cũng thương cảm cho nước Pháp trong chiến bại và cả dân tộc Pháp trong thảm cảnh, nhưng ông cũng phê phán kịch liệt những sai lầm của Quân đội Pháp, với những hình ảnh về chiến bại bi đát của Pháp như quân Pháp đã thua các cỗ xe tăng Đức hùng mạnh, một đống tù binh Pháp mà gần như chả thấy một đội hộ tống, sự chậm trễ của Weygand trước sự thắng thế của người Đức và chuyển biến của tình hình, cũng như sự nản chí của Pháp trong cuộc chiến với Đệ tam Đế chế Đức, ... [281]

Tháng 8 năm 1946, Quốc hội Pháp thành lập một ủy ban điều tra nguyên nhân thất bại, tuy nhiên, trách nhiệm chưa hoàn thành thì đến năm 1951, Quốc hội cũ hết nhiệm kỳ còn Quốc hội mới không duy trì tiếp Ủy ban.[305] Vì thế, công việc khảo cứu quay trở lại với các cá nhân, nhất là các sử gia Anh và Mỹ. Cuốn France 1814-1940 của các tác giả người Pháp Jean Porcher, Pierre Belzeaux, Marie-Anselme Dimier (tái bản nhiều lần từ năm 1946 cho tới năm 1969), có lời bàn rằng thất bại của Quân đội Pháp là một chiến bại quân sự, và đây chính là chiến thắng của một liệt cường có lợi thế áp đảo về dân số và vật chất, lại còn biết khai thác triệt để hiệu quả của chúng. Các tác giả cũng cho hay binh lính Pháp đã chiến đấu gan dạ tại Na Uy, Bỉ và Pháp, nhưng điều ấy không ăn nhằm gì trước sức mạnh uy chấn của Quân đội Đức Quốc Xã. Ngoài ra, quân Pháp sau cuộc Chiến tranh Kỳ quặc đã nản chí. Và, kẻ chịu trách nhiệm chủ yếu cho thất bại có nhẽ là Bộ Tổng Tham mưu Pháp. Các tác giả còn kể rằng cho dầu quân Pháp có số lượng xe tăng tương đương với quân Đức, sự cơ động của họ kém xa Đức và do đó dẫn tới thắng lợi lớn của người Đức. [42]

Cuối những năm 1960, vấn đề lại được lật lại trong 3 tác phẩm lớn: Tại sao nước Pháp sụp đổ của Guy Chapman (Why France Collapsed, 1968); Thua trận: nước Pháp 1940 của Alistair Horne (To Lose a Battle: France 1940, 1969) và Sự sụp đổ của Đệ Tam Cộng hòa: nghiên cứu về sự thất thủ của nước Pháp năm 1940 của William Shirer (The Collapse of the Third Republic: An Inquiry into the Fall of France in 1940, 1969).[306] Hai tác phẩm sau có chung quan điểm với Marc Bloch, cho rằng thất bại của nước Pháp không chỉ riêng trách nhiệm của giới quân sự, mà là do "sự sụp đổ của quân đội, của chính phủ lẫn sự khủng hoảng tinh thần của người dân".[306] Theo cuốn World War II: Europe 1939-1943 (Chiến tranh thế giới thứ hai: Châu Âu 1939-1943) của các tác giả Robin Havers, Robert O'Neill thì cho rằng một nguyên nhân khiến Pháp đại bại là do tổn thất quá ư là nặng nề của Pháp trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Do đó, trong cuộc tấn công lần thứ ba của quân Đức này, quân Pháp không thể kháng cự được như trong cuộc tấn công lần thứ hai của người Đức hồi năm 1914. Đặc biệt, họ chẳng thể nào kháng cự nổi như trong trận huyết chiến tại thành cổ Verdun hồi năm 1916, khi quân Đức tấn công mãnh liệt mà tình hình vẫn cứ bế tắc.[67] Sách Europe on Twentieth-Century History của Michael Adda cũng ghi nhận rằng một nguyên nhân không thể quên được của sự sụp đổ của Pháp quốc trong cuộc chiến năm 1940 (vốn là sự tiếp diễn thắng lợi của cuộc tấn công năm 1914 - 1918 của quân Đức) là do Pháp đã bị hủy hoại quá trầm trọng trong cuộc chiến năm 1914 - 1918. [100]

Trên góc độ khoa học quân sự, một số sử gia cho rằng nguyên nhân quan trọng là giới lãnh đạo Quân đội Pháp đã không hiểu rõ khía cạnh nghệ thuật chiến dịch,[307] xây dựng một hệ thống chỉ huy tập trung để kiểm soát và tiến hành trận đánh theo mô hình Trận đánh theo phương pháp (Bataille conduite) cứng nhắc từ Thế chiến thứ nhất,[308] bất cập với bản chất linh động của trận đánh hiện đại. Thế nhưng sau khi sử gia người Đức Karl-Heinz Frieser đưa ra quan điểm rằng Chiến tranh Chớp nhoáng không xuất phát từ nền tảng lý luận quân sự đã xác lập của Đức, mà chỉ là sáng tạo của vài cá nhân trong việc lập kế hoạch lẫn triển khai cuộc tấn công, thì vài sử gia khác, như tác giả Mỹ Ernest May trong tác phẩm Chiến thắng xa lạ: cuộc xâm lăng nước Pháp của Hitler (2000), lại đưa ra quan điểm khác. Căn cứ vào việc Tập đoàn quân số 1 Pháp đã chặn được các đoàn quân thiết giáp Đức, ông cho rằng nguyên nhân chính của thất bại không phải ở tư duy chiến tranh của giới quân sự Pháp mà là sự yếu kém trong chỉ đạo chiến lược. Điều ấy khiến cho quân Đức chiến thắng thật chóng vánh chỉ trong vòng có 6 tuần mà thôi. Ông này phải đặt tên sách là Chiến thắng xa lạ vì theo ông quân lực Đồng Minh khi ấy không hề bị thiệt thòi so với Đế chế Đức Quốc Xã. Theo ông, quân Pháp và Đồng Minh thực chất chuẩn bị tốt cho chiến tranh hơn là Quân đội Đức. Pháp có nhiều binh sĩ tinh nhuệ, súng pháo và nhiều xe tăng tốt hơn là quân Đức. Ngay cả nghĩ đến chuyện dùng xe tăng và không quân thì họ cũng không chậm trễ. Tổng tư lệnh Quân đội Đồng Minh là Gamelin đã rất mực chuyên cần trong việc xây dựng lực lượng Thiết giáp, trong khi Tổng tư lệnh Quân đội Đức là Walther von Brauchitsch thì khoan dung hơn với mọi đội hình xe tăng. [101]

May cũng cho rằng mặc dầu nền Đệ tam Đế chế Đức có những vị danh tướng rất xuất sắc như Heinz Guderian và Erwin von Rommel nhưng điều ấy không có nghĩa là Pháp và Anh thua nhược. Khó thể nói rằng các vị tướng ít giỏi hơn của Đức là siêu hơn những vị tướng tầm cỡ họ tại Anh và Pháp, và Hitler cùng với các quan chức của ông không có khôn khéo, tinh nhạy như các lãnh đạo chính trị tại Paris và Luân Đôn. Các tài liệu về Gamelin, Daladier, v.v... đã thể hiện rõ rằng trước khi Pháp thất bại thảm hại họ luôn được xem là những người hùng. Nhưng về việc Pháp thất bại là do tinh thần suy nhược thì khó cãi hơn - chính Thống chế Pétain cũng kể rằng Pháp thua là do "sút giảm khí thế". Sự rối ren của xã hội Pháp trải qua cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất và cuộc Đại suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến thất bại này. Ernest May còn cho biết, khi nền Đệ tam Đế chế Đức bắt đầu đe dọa tuyên chiến, dân chúng Pháp có thái độ rất hoảng hốt, nhốn nháo, giống như nhiều học sinh ở Anh Quốc hồi tháng 2 năm 1933 đã thừa nhận rằng họ không còn muốn chiến đấu vì Đức Vua và Tổ Quốc nữa. Nhưng ông nêu ra hào khí của người Pháp và người Anh trong các năm 1938 - 1940 và những chiến công của quân Anh và quân Pháp trên trận tiền, tỷ như trong trận Hannut tại Bỉ - hai Sư đoàn Thiết giáp Pháp đánh bại hai Sư đoàn Thiết giáp Đức và chịu ít tổn thất hơn hẳn quân Đức. Ngoài ra, sau chiến bại thê thảm thì quân Pháp vẫn dũng cảm. May cho hay, tại Monthermé, một đài kỷ niệm được dựng lên nhằm tưởng nhớ một Trung đoàn Đông Phi thuộc Pháp đã chiến đấu mãnh liệt khi vượt sông Meuse, và tại Stonne chỉ vài dặm về phía Nam Sedan, một đài kỷ niệm nhỏ ghi nhận rằng trong giữa tháng 5 và tháng 6 năm 1940 quân Đức và quân Pháp đã giằng co Stonne đến 17 lần và thị trấn này trở thành một "mồ chôn xe tăng". May cũng nghi vấn rằng liệu với tổn thất đến 124 nghìn binh sĩ chết trận và cộng thêm 20 vạn thương binh, có lẽ tổn thất nặng nề ấy dẫn đến sự "sút giảm khí thế" của Pháp.[101] Cũng theo Ernest May, những chiến thắng siêu việt phá vỡ phòng tuyến Đồng Minh Anh - Pháp đã khiến cho những vị thống soái xuất sắc Rommel và Guderian cũng phải cho là khó tin, và xem là "Phép lạ". Nói chung, Ernest May nhấn mạnh rằng chiến thắng quyết định của nước Đức trong cuộc chiến tranh này là rất gây choáng váng, mà một nguyên nhân chính yếu là do Bộ Tư lệnh tối cao Đức đã giả thiết đúng đắn về những sai lầm của Pháp : Bộ Chỉ huy tối cao Pháp sẽ (a) dồn hết các lực lượng tiền tiêu sang Bỉ, (b) phạm một lầm lỗi nghiêm trọng là không tái tổ chức quân đội được trong vài ngày, (c) không nhanh tay thừa nhận và áp dụng theo sự thật vừa khám phá ra.[27] Cũng theo Ernest May, chiến thắng toàn diện, gây choáng váng này đã khắc họa tầm nhìn xa trông rộng, sáng suốt của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức trong việc lập kế hoạch chiến tranh, khắc hẳn với Bộ Chỉ huy Anh - Pháp. Các lãnh đạo Anh và Pháp không thể tin nỗi suy nghĩ đúng mực của Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, và không có khả năng "phản pháo" gì hết.[72] Người cựu chiến bại Philip Wagner với cuốn sách The Battle of France: Six Weeks That Changed the World - tựa đề đã cho thấy ông coi chiến thắng vinh quang của quân Đức trong cuộc chinh phạt Pháp như Sáu tuần thay đổi thế giới, nêu rõ sự hao hụt tinh thần của Pháp vì nhiều nguyên nhân, trong đó về quân sự, là do trận Verdun năm 1916 và Chiến dịch Nivelle năm 1917 toàn là những thảm kịch của Pháp. [53]

Theo Tiến sĩ George Victor trong cuốn Hitler: the Pathology of Evil, những cuộc chinh phạt dễ dàng của Hitler như trận đại thắng nước Pháp đã khắc họa sự chuẩn bị hết sức là chu đáo và đúng lúc của ông ta.[35] Cuốn sách Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg của Steven J. Zaloga, Howard Gerrard nêu rằng người Pháp vốn đã bị nản chí với cuộc Chiến tranh Kỳ quặc, lại còn không rút ra bài học từ Ba Lan, nên đã hứng chịu thất bại ê chề.[309] Các tác giả cũng cho biết Quân đội Pháp lúc bấy giờ trang bị tốt, rất hiện đại và lại còn thừa hưởng di sản của chiến thắng của họ hồi năm 1918, và chỉ sau chiến bại bi đát vào năm 1940 thì những khuyết điểm quân sự của Pháp mới lộ ra.[66] Tác giả Marko Djuranovic viết cuốn sách Democracy Or Demography? Sources of Victory in Modern War kể rằng nền Đệ tam Đế chế Đức đại thắng cuộc Chiến tranh Pháp - Đức năm 1940 là nhờ sự cơ động táo bạo của quân Đức chứ không phải là do sai lầm quân sự của quân Pháp. Sự quả cảm của quân Đức đã được đáp trả đẹp đẽ.[24] Còn các tác giả William Bonner, Addison Wiggin, Will Bonner trong cuốn sách Financial Reckoning Day: Surviving the Soft Depression of the 21st Century thì cho rằng tuy quân Pháp khi ấy được nhìn nhận là quân đội hùng mạnh nhất châu Âu nhưng dùng các chiến thuật lỗi thời suốt 20 năm trước. Trong khi đó, nhiều quân nhân Đức, phần lớn là trong lực lượng Vệ Quốc Quân, đã nhận thấy một thời đại chiến tranh mới đã đến. Những tướng lĩnh xe tăng Đức như Guderian và Rommel đã tiến công rất nhanh, và toàn vào những vị trí mà quân Anh và quân Pháp không thể đoán trước và phản ứng được. Chính vì thế lực lượng của Thống chế Rommel được mệnh danh là "Sư đoàn Ma", và chỉ sau có ba tuần thì nước Pháp sụp đổ, Anh Quốc đại bại.[49] Sách The French defeat of 1940: reassessments của tác giả Joel Blatt cũng cho hay chiến thắng rạng rỡ của quân Đức là do chiến lược khác nhau của hai phe. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai này, Đế chế Đức cũng chủ động tấn công như trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tuy nhiên Hitler thừa có các lực lượng, không quân, tinh thần táo bạo, tính bất ngờ trong công kích và thói quen gây cho kẻ địch ghê sợ của chính bản thân Hitler. Trong khi đó, sau khi thắng lợi trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất thì những quyết định và sự phát triển thiếu kiểm soát của nền quân sự Pháp đã dẫn tới những thay đổi có hại cho Pháp. Kế hoạch Dyle - Breda của Đại tướng Gamelin trở thành một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, và dẫn đến sự sụp đổ của Pháp trước sức tấn công của quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. [79]

Theo nhà sử học Michael Neiberg trong cuốn The Second Battle of the Marne (Trận sông Marne lần thứ hai) thì Quân đội Pháp hồi năm 1918 thực chất là rất can trường, nhưng sau chiến thắng thì đã suy kiệt và những lời đàm tiếu quân Pháp như "toàn rượu chè mà gai chả có" là sản phẩm của chiến bại nặng nề, ê chề của quân Pháp trong cuộc tiến công của quân Đức vào năm 1940.[73] Ngoài ra, chính do sự sụp đổ hoàn toàn của quân lực Pháp trong năm 1940 trước sức tấn công mãnh liệt của quân lực Đức mà giới sử học Anh - Mỹ đã hạ thấp vai trò của quân Pháp trong chiến thắng hồi Chiến tranh thế giới thứ nhất.[310] Tác giả Ton van der Eyden khi viết về Chiến dịch này cũng cho rằng chiến bại nhục nhã của Pháp hẳn là do các tướng lĩnh Pháp, do họ đã không chuẩn bị một chiến lược chu đáo, đúng đắn cho cuộc chiến tranh, trong khi các chiến sĩ Đức với phương cách "Chiến tranh Chớp nhoáng" (Blitzkrieg) đã vượt qua mọi trở ngại, băng qua được cả khu rừng Ardennes làm cho Pháp không thể nào tin nổi.[45] Tác giả W. Scott Haine, trong cuốn The history of France có kể rằng nguyên nhân chiến bại thảm hại của Pháp là do Bộ Tổng Tham mưu Pháp thật thiếu truyền cảm. Sau chiến thắng uy chấn của nước Đức Quốc Xã trước Ba Lan, họ (ngoại trừ Charles De Gaulle) không hề nhận ra được gì từ phương cách Blitzkrieg của người Đức. Các tướng lĩnh Pháp đều thiếu tầm nhìn, thiếu sáng tạo, trong khi tiếp tế của Pháp thì tồi tệ và chậm chạp đến mức mà thông điệp từ Tổng hành dinh phải mất 48 tiếng đồng hồ để đến trận địa. Và, sau chiến thắng oanh liệt ban đầu của Quân đội Đức Quốc Xã, các tướng lĩnh Pháp - cũng giống như tiền bối của họ hồi Chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, sợ một cuộc Cách mạng Xã hội chủ nghĩa hơn cả sợ người Đức. [2]

Theo tác giả Allan Reed Millet thì Quân đội Pháp khi ấy đã chuẩn bị kỹ lưỡng giữa hai cuộc Thế chiến, và bước vào cuộc chiến năm 1940 với sự chu đáo cao hơn hẳn hồi năm 1914. Tuy nhiên, người Pháp đã không hiểu được sự thay đổi tính chất của chiến tranh kể từ sau năm 1918. Đường lối của Bộ Tư lệnh Pháp quá cứng nhắc, không thể đáp ứng những điều bất ngờ. Họ đã xét đoán sai tình hình năm 1940. Do đó, Quân đội Đức tấn công bất ngờ vào nước Pháp khiến họ chuốc lấy quả đắng, lấy chiến bại thê lương. [36]

Tác giả này cũng kết luận rằng, câu chuyện nước Pháp bị quân Đức đánh cho thảm bại vào năm 1940 chứng tỏ giữa thời bình, không có sự sẵn sàng cho chiến tranh nào là hoàn hảo. Ông cũng dẫn ra câu nói của nhà chiến lược xuất sắc của nước Phổ xưa là Karl von Clausewitz, theo đó chiến tranh là một kẻ luôn thay đổi chính kiến, do đó, một quan điểm về chiến tranh có thể hợp lý trong trường hợp này nhưng lại thảm hại trong trường hợp khác. Và, không những sự ngu xuẩn, bất tài và kém cỏi của Bộ Tư lệnh Pháp đã dẫn đến chiến bại bi đát cho họ trước người Đức vào năm 1940, điều quan trọng hơn hẳn là những sai lầm của họ chỉ có thể được thử nghiệm qua chiến trận, không phải là qua bất kỳ một cái gì khác cả. Những sai lầm của Đại tướng Gamelin đã đặt quân Pháp vào cái bẫy của quân Đức mà họ không lường trước, đánh dấu chiến bại thê thảm của họ. [36]

Theo nhà sử học quân sự Jeremy Black, thì ngoài sự gắn bó với chiến lược của Pháp, quân Anh cũng có những khó khăn của riêng mình, dẫn đến đại bại. Sự kết hợp giữa Không quân Hoàng gia và Quân đội Anh là rất kém cỏi, và do đó các chiến sĩ Anh không có được sự hỗ trợ của Không binh trên chiến địa. Phần lớn Quân đội Anh được trang bị và chỉ huy kém cỏi. Các phương tiện vận tải, liên lạc, tiếp tế đều tệ hại, do đó các chiến sĩ Anh khó thể vừa triệt binh vừa đánh chận. [54]

Mặt khác, ông dẫn ra rằng sức chiến đấu của các chiến xa Anh trong trận đánh Arras vào năm 1940 cho thấy hiệu quả của quân lực Anh trong chiến đấu, và qua đó, bảo nước Anh thất bại năm 1940 là do một cơ cấu quân sự sai lệch là nói sai.[54] Sách Exam Essays in 20th Century World History của tác giả Peter Catterall cũng ghi nhận rằng Quân đội Viễn chinh Anh cũng bị lao đao trong chiến tích đột phá của quân Đức, và nhấn mạnh rằng chiến bại thảm hại năm 1940 là của khối Đồng Minh chứ không riêng gì nước Pháp. [37]

Còn Peter Catteral cũng chỉ ra rằng quân Đức nắm quyền chủ động trong suốt Trận chiến, và lý do nước Pháp đại bại nằm ở nguyên nhân chính yếu của những trận thua của quân Pháp, chứ không phải là do sự bất ổn về mặt chính trị kể từ thập niên 1930. Catteral cho rằng chiến bại thê thảm là do sự thua kém về sức chiến đấu của quân Pháp so với quân Đức khi ấy. [37]

Xem thêm

Chú thích & nguồn dẫn

Chú thích
  1. ^ Vùng đất thấp bao gồm châu thổ sông Rhine, sông Scheldt (tiếng Pháp là Escaut) và một phần phía Tây nước Đức.
  2. ^ Tính cả tàu lượn và máy bay vận tải dùng trong cuộc tấn công Hà Lan và Bỉ.
  3. ^ Con số thống kê tử vong cuối cùng có thể lên đến 49.000 người (tính cả số thiệt hại của Luftwaffe và Kriegsmarine), vì cộng thêm những người chết bởi những nguyên nhân không phải do chiến đấu, những người bị thương nặng rồi chết và những người mất tích được xác nhận là đã chết.[11]
  4. ^ Quân Ý tham chiến tại vùng núi Alps thuộc Pháp, nơi mà nhiệt độ thường xuyên ở dưới 0oC.
  5. ^ Tên gọi này được sử dụng lần đầu tiên trong một bài phát biểu trên đài BBC của Thiếu tướng de Gaulle ngày 18 tháng 6 năm 1940.
  6. ^ Do Breda có mặt trong kế hoạch phòng thủ, nên kế hoạch D thực tế là tuyến Dyle-Breda, còn gọi là tuyến KW (Koningshooikt-Wavre).
  7. ^ Sichelschnitt được giới tướng lĩnh Đức sử dụng theo từ Sickle Cut của Winston Churchill về sau.[158]
  8. ^ Do Đức kiểm soát chiến trường sau trận đánh nên đã thu hồi và sửa chữa lại được khoảng 100 xe tăng bị bắn hỏng.[179]
  9. ^ Để chuẩn bị cho Kế hoạch Đỏ, lực lượng thiết giáp được tổ chức lại và Guderian được bổ nhiệm làm Tư lệnh Cụm Thiết giáp Guderian (Panzergruppe Guderian)[248]
  10. ^ Trên 400.000 binh sĩ Pháp ở túi Vosges được lệnh giải giáp đầu hàng vào ngày 25 tháng 6, nhưng một số pháo đài của phòng tuyến Maginot không chịu buông súng cho đến khi đại diện của Chính phủ Pháp đến tận nơi vào tháng 7 năm 1940.[252]
  11. ^ Theo ghi nhận ban đầu và cũng được chính thức ghi lại trong Encyclopaedia Britannica ấn bản 1953 thì có 25.000 - 30.000 người thiệt mạng, nhưng theo con số do Chính phủ Hà Lan đưa ra tại Tòa án Nuremberg thì chỉ là 814 người.[296]
Nguồn dẫn
  1. ^ a b c d Pierre Cot, Triumph of treason..., trang 48
  2. ^ a b c d e f g h i j k l W. Scott Haine, The history of France, các trang 159-162.
  3. ^ a b c d e Charles Cogan, French negotiating behavior: dealing with La grande nation, trang 75
  4. ^ a b c World Book, Inc, The World Book encyclopedia of people and places, trang 426
  5. ^ a b c d e f g h i j k l Larry H. Addington, The patterns of war since the eighteenth century, các trang 190-192.
  6. ^ a b c d e Barry R. Posen, The sources of military doctrine: France, Britain, and Germany between the world wars, trang 81
  7. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Joseph W. Bendersky, A concise history of Nazi Germany, các trang 176-179.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x Antony Best, International history of the twentieth century and beyond, các trang 190-192.
  9. ^ a b c d e f Maier và Falla 1991, trang 279.
  10. ^ a b Hooton 2007, trang 47-48.
  11. ^ a b c d Frieser (1995), trang 400
  12. ^ L'Histoire, số 352, tháng 4 năm 2010 France 1940: Autopsie d'une défaite, trang 59.
  13. ^ Shepperd (1990), trang 88
  14. ^ Hooton 2007, trang 73.
  15. ^ a b c Murray 1983, trang 40.
  16. ^ Healy 2008, trang 85.
  17. ^ Giorgio Bocca, Storia d'Italia nella guerra fascista 1940-1943, Mondadori; trang 161
  18. ^ Arrigo Petacco, La nostra guerra 1940-1945. L'avventura bellica tra bugie e verità, Mondadori; trang 20
  19. ^ a b c d Arzalier 2001, trang 438. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “arzalier438” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  20. ^ a b c Jean-Jacques Arzalier, trang 428-430.
  21. ^ a b c Hooton 2007, trang 90.
  22. ^ a b Julian Jackson, The fall of France: the Nazi invasion of 1940, trang 62
  23. ^ a b Keith M. Wilson, Channel tunnel visions, 1850-1945: dreams and nightmares, trang XIV
  24. ^ a b c Marko Djuranovic, Democracy Or Demography? Sources of Victory in Modern War, trang 128. Marko Djuranovic, 2008. ISBN 363908313X.
  25. ^ a b c d e f g h i Sam-Sang Jo, European myths: resolving the crises in the European community/European Union, trang 146
  26. ^ a b c d e Charles Bloch, Haim Shamir, France and Germany in an age of crisis, 1900-1960: studies in memory of Charles Bloch, trang 3
  27. ^ a b c d Ernest R. May, Strange victory: Hitler's conquest of France, trang 451
  28. ^ a b c Emil Joseph Kirchner, James Sperling, The Federal Republic of Germany and NATO: 40 years after, trang 126
  29. ^ a b John Spiller, The United States, 1763-2001, trang 208
  30. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Heinrich August Winkler, Alexander Sager, Germany: the long road west. 1933-1990, trang 72
  31. ^ a b c d e f Jaroslav Krejčí, Vítězslav Velímský, Ethnic and political nations in Europe, trang 158
  32. ^ a b c d Charles Bloch, Haim Shamir, France and Germany in an age of crisis, 1900-1960: studies in memory of Charles Bloch, các trang 190-191.
  33. ^ a b c Linda Stringer, Jim Stringer, Winging it!--in Europe: an empty nester's plan for travel : designed for those young at heart but older of body, trang 160
  34. ^ a b Gordon Martel, Modern Germany Reconsidered: 1870-1945, trang 184
  35. ^ a b c d e George Victor, Hitler: The Pathology of Evil
  36. ^ a b c d e f g h i j k Allan Reed Millett, Military Effectiveness: The interwar period, các trang 61-65.
  37. ^ a b c d e f Peter Catterall, Exam Essays in 20th Century World History, trang 61
  38. ^ a b Regina Cowen Karp, Stockholm International Peace Research Institute, Security with nuclear weapons?: different perspectives on national security, Tập 1, trang 163
  39. ^ a b c d e Colin Jones, The Cambridge illustrated history of France, trang 242
  40. ^ a b c d e f g h i j k Thomas F. X. Noble, Barry S. Strauss, Duane J. Osheim, Kristen B. Neuschel, Elinor Ann Accampo, David D. Roberts,William B. Cohen, Western Civilization: Beyond Boundaries, Tập 2, trang 786
  41. ^ a b Richard David Sonn, Sex, violence, and the avant-garde: anarchism in interwar France, trang 118
  42. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s Jean Porcher, Pierre Belzeaux, Marie-Anselme Dimier, France 1814-1940, các trang 293-296.
  43. ^ a b Robert A. Doughty, Pyrrhic Victory: French Strategy and Operations in the Great War, trang 516
  44. ^ a b c d Martyn Housden, Hitler: study of a revolutionary?,t rang 129
  45. ^ a b c d e f g h i Ton van der Eyden, Public management of society: rediscovering French institutional engineering in the European context, Tập 1, trang 345
  46. ^ a b c d e Julie Klam, Europe in Flames, các trang 34-35.
  47. ^ a b c Anne Sa'adah, Contemporary France: a democratic education, trang 48
  48. ^ a b c d e f g Karl-Heinz Frieser, John T. Greenwood, The Blitzkrieg legend: the 1940 campaign in the West, các trang 198-199.
  49. ^ a b c d William Bonner, Addison Wiggin, Will Bonner, Financial Reckoning Day: Surviving the Soft Depression of the 21st Century, các trang 53-54.
  50. ^ a b c d e f g h Adolf Hitler, Max Domarus, The essential Hitler: speeches and commentary, trang 108
  51. ^ a b Karl-Heinz Frieser, John T. Greenwood, The Blitzkrieg legend: the 1940 campaign in the West, trang 389
  52. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Harry Roderick Kedward, Occupied France: collaboration and resistance, 1940-1944, trang 2
  53. ^ a b c d e f g h i j k l m n Philip Warner, The Battle of France: Six Weeks That Changed the World, các trang 9-11.
  54. ^ a b c d e f g h i j k l m Jeremy Black, A military history of Britain: from 1775 to the present, trang 132
  55. ^ a b c d Civil Procedure in France, các trang 21-22.
  56. ^ a b Stephen J. Lee, Aspects of British political history, 1914-1995, trang 159
  57. ^ a b c d e f Tim McNeese, Richard Jensen, World War II 1939-1945, các trang 44-45.
  58. ^ a b Robert Gildea, Children of the Revolution: the French, 1799-1914, trang 229
  59. ^ a b c d e Lamar Cecil, Wilhelm II: Emperor and exile, 1900-1941, trang 351
  60. ^ a b c d Bill Marshall, France and the Americas: culture, politics, and history : a multidisciplinary encyclopedia, Tập 2, trang 463
  61. ^ a b c d Eviatar Zerubavel, Time Maps: Collective Memory and the Social Shape of the Past, các trang 10-11.
  62. ^ a b c d Joseph Sprouse, Documentary, trang 8
  63. ^ a b c d e Kurt Frank Reinhardt, Gerhart Hoffmeister, Frederic Christian Tubach, Germany, 2000 Years: From the Nazi era to German unification, trang 42
  64. ^ a b Allan C Stam, III, Allan C. Stam, Allan C. Stam III, Win, Lose, Or Draw: Domestic Politics and the Crucible of War, trang 76
  65. ^ a b c d e f g h i Roderick Stackelberg, Sally A. Winkle, The Nazi Germany Sourcebook: An Anthology of Texts, trang 260
  66. ^ a b c d e f Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, các trang 89-90.
  67. ^ a b c d e f g h Robin Havers, Robert O'Neill, World War II: Europe 1939-1943, các trang 80-81.
  68. ^ a b c d e f Mona L. Siegel, The moral disarmament of France: education, pacifism, and patriotism, 1914-1940, tràng 217
  69. ^ a b c d e f g h Justus D. Doenecke, Mark A. Stoler, Debating Franklin D. Roosevelt's foreign policies, 1933-1945, trang 128
  70. ^ a b c Ronnie S. Landau, The Nazi Holocaust, trang 149
  71. ^ a b William Bullitt, Francis P. Sempa, The great globe itself: a preface to world affairs, trang XXIII
  72. ^ a b c d e Ernest R. May, Strange victory: Hitler's conquest of France,t rang 460
  73. ^ a b c d e f g h i Michael S. Neiberg, The Second Battle of the Marne, các trang 187-188.
  74. ^ a b Charles Bloch, Haim Shamir, France and Germany in an age of crisis, 1900-1960: studies in memory of Charles Bloch, trang 69
  75. ^ a b c Thomas Patrick Neill, Modern Europe; a popular history, trang 238
  76. ^ a b Oscar Pinkus, The war aims and strategies of Adolf Hitler, trang 117
  77. ^ a b c d e f g h Anne Sa'adah, Contemporary France: a democratic education, trang 46
  78. ^ a b Eviatar Zerubavel, Time Maps: Collective Memory and the Social Shape of the Past, trang 99
  79. ^ a b c d e f Joel Blatt, The French defeat of 1940: reassessments, trang 12
  80. ^ a b c d James Laxer, Decline of the superpowers: winners and losers in today's global economy, Tập 1988, trang 81
  81. ^ a b c d e f g Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, các trang 288-289.
  82. ^ a b c d The Major Governments of Modern Europe, trang 205
  83. ^ a b c Colin Jones, The Cambridge illustrated history of France, trang 7
  84. ^ Gisela Hendriks, Annette Morgan, The Franco-German axis in European integration, trang 22
  85. ^ a b Colin Jones, The Cambridge illustrated history of France, trang 268
  86. ^ a b c Darwin Porter, Danforth Prince, Cheryl A. Pientka, France For Dummies, trang 22
  87. ^ a b Rachel Chrastil, Organizing for war: France, 1870-1914, trang 51
  88. ^ a b c d Gisela Hendriks, Annette Morgan, The Franco-German axis in European integration, trang 115
  89. ^ a b William Safran, The French Polity, trang 342
  90. ^ a b c Anne Sa'adah, Contemporary France: a democratic education, trang 78
  91. ^ a b David McBride, Leroy Hopkins, Carol Blackshire-Belay, Crosscurrents: African Americans, Africa, and Germany in the modern world, trang 242
  92. ^ a b Georg Schmid, The narrative of the Occident: an essay on its present state, trang 221
  93. ^ a b Kershaw 2009, trang 108-110.
  94. ^ Shirer 1960, trang 639.
  95. ^ Shirer 1960, trang 643.
  96. ^ Shirer 1960, trang 633
  97. ^ Jackson 2003, trang 80.
  98. ^ Jackson 2003, trang 108.
  99. ^ Jackson 2003, trang 154, 159.
  100. ^ a b c d Michael Adas, Essays on Twentieth-Century History, trang 188
  101. ^ a b c Ernest R. May, Strange victory: Hitler's conquest of France, các trang 6-7.
  102. ^ a b Irving 2002, trang 50.
  103. ^ Irving 2002, trang 218.
  104. ^ Irving 2002, trang 245.
  105. ^ Irving 2002, trang 247.
  106. ^ a b c Shirer 1960, trang 715.
  107. ^ a b Frieser 2005, trg 61.
  108. ^ Frieser 1995, trg 32
  109. ^ Frieser 2005, trang 74.
  110. ^ Frieser 1995, trg 25
  111. ^ Ellis 1954, trang 333.
  112. ^ Shirer 1990, trg 717.
  113. ^ Frieser 1995, trg 67.
  114. ^ Frieser 1960, trang 644-645.
  115. ^ Kershaw 2009, trang 108-110.
  116. ^ a b c Shirer 1990, trg 718
  117. ^ Jackson 2003, trang 30.
  118. ^ Frieser 2005, trg 62.
  119. ^ Frieser 2005, trg 63.
  120. ^ Frieser 1995, trg 79
  121. ^ a b Frieser 2005, trg 65.
  122. ^ a b Krause & Cody 2006, trang 160.
  123. ^ Frieser 2005, trg 60.
  124. ^ Frieser 1995, trg 87.
  125. ^ Evans 2000, trg 10.
  126. ^ Frieser 1995, trg 76.
  127. ^ Frieser 2005, trg 65-66.
  128. ^ Frieser 2005, trg 67.
  129. ^ Bond 1990, trg 43–44.
  130. ^ Melvin 2010, trg 148, 154-155.
  131. ^ Bond 1990, trang 43-44.
  132. ^ Frieser 1995, trg 88
  133. ^ Frieser 2005, trg 94.
  134. ^ Frieser 2005, trg 95.
  135. ^ Horne 1971, trang 97.
  136. ^ Krause&Cody 2006, trang 177.
  137. ^ Frieser 1995, trg 113.
  138. ^ Frieser 1996, trg 116.
  139. ^ Bond 1990, trg 8.
  140. ^ Citino 2002, trg 258.
  141. ^ Jackson 2003, trang 25,26.
  142. ^ a b c Jackson 2003, trang 28.
  143. ^ Bond 1990, trang 28
  144. ^ Jackson 2003, trang 27.
  145. ^ Horne 1971, trang 72.
  146. ^ a b Gunsburg 1992, trang 208.
  147. ^ Shepperd 1990, trang 29.
  148. ^ Bond 1990, trg 36
  149. ^ Bond 1990, trg 46.
  150. ^ a b Frieser 2005, trang 35.
  151. ^ Frieser 2005, trang 36.
  152. ^ Frieser 2005, trang 36-37.
  153. ^ a b c Frieser 2005, trang 29.
  154. ^ DiNardo và Bay 1988, trang 131-132.
  155. ^ a b c Frieser 2005, trang 30.
  156. ^ Hooton 2007, trang 47.
  157. ^ a b Miquel 1986, trang 62
  158. ^ Frieser 1995, trang 71.
  159. ^ Dear và Foot 2001, trang 316.
  160. ^ Frieser 1995, trang 41.
  161. ^ Jackson 2003, trang 20.
  162. ^ a b c Jackson 2003, trang 33.
  163. ^ a b c Overesch & Saal 1991, trang 80.
  164. ^ Weinberg 1995, trang 122
  165. ^ Hooton 2007, trang 49-54.
  166. ^ Horne 1971, trang 132
  167. ^ Hooton 2007, trang 48.
  168. ^ Hooton 2007, trang 52.
  169. ^ Hooton 2007, trang 49
  170. ^ Hooton 2007, trang 50.
  171. ^ a b Shirer 1960, trang 721-722.
  172. ^ Jackson 2003, trang 37.
  173. ^ Newark 2003, trang 92.
  174. ^ Shirer 1960, trang 723.
  175. ^ Hooton 2007, trang 48
  176. ^ a b Shirer 1960, trang 725.
  177. ^ Draper 1944, trang 109.
  178. ^ Gunsburg 1992, trang 207–244.
  179. ^ a b Jackson 2003, trang 38.
  180. ^ Gunsburg 1992, trang 242.
  181. ^ a b Krause & Cody 2006, trang 171.
  182. ^ a b c d Shepperd 1990, trang 43.
  183. ^ Frieser 1995, trang 192.
  184. ^ a b Jackson 2003, trang 42.
  185. ^ Jackson 2003, trang 35.
  186. ^ Shepperd 1990, trang 44,50.
  187. ^ Hooton 2007, trang 64.
  188. ^ a b Hooton 2007, trang 65.
  189. ^ Weal 1997, trang 46.
  190. ^ Weal 1997, trang 22.
  191. ^ Shepperd 1990, trang 53, 55.
  192. ^ Jackson 2003, trang 164.
  193. ^ Frieser 1995, trang 244.
  194. ^ Jackson 2003, trang 167.
  195. ^ Jackson 2003, trang 48.
  196. ^ Shepperd 1990, trang 58.
  197. ^ Shepperd 1990, trang 62.
  198. ^ Frieser 1995, trang 258.
  199. ^ a b c Krause&Cody 2006, trang 173, 175.
  200. ^ a b c Jackson 2003, trang 50.
  201. ^ Shepperd 1990, trang 64.
  202. ^ a b Shepperd 1990, trang 69.
  203. ^ a b c d Jackson 2003, trang 54.
  204. ^ Shepperd 1990, trang 66.
  205. ^ a b Shepperd 1990, trang 67.
  206. ^ Krause&Cody 2006, trang 176.
  207. ^ Shepperd 1990, trang 72.
  208. ^ a b c d e f g Keith Crawford, Stuart J. Foster, War, nation, memory: international perspecives on World War II in school history textbooks, trang 68
  209. ^ Jackson 2003, trang 56.
  210. ^ Jackson 2003, trang 9.
  211. ^ a b Shirer 1960, trang 726.
  212. ^ Jackson 2003, trang 24.
  213. ^ Horne 1971, trang 281.
  214. ^ Shepperd 1990, trang 73.
  215. ^ Shirer 1996, trang 726.
  216. ^ a b Shepperd 1990, trang 77.
  217. ^ a b c Shepperd 1990, trang 81.
  218. ^ Shirer 1996, trang 727.
  219. ^ Weal 1997, trang 47.
  220. ^ Jackson 2003, trang 60.
  221. ^ Shirer 1990, trang 728.
  222. ^ a b Jackson 2003, trang 62.
  223. ^ a b Jackson 2003, trang 89.
  224. ^ Ellis 1954, trang 89.
  225. ^ a b Ellis 1954, trang 91.
  226. ^ a b Shepperd 1990, trang 86
  227. ^ Jackson 2003, trang 92.
  228. ^ a b Shepperd 1990, trang 85.
  229. ^ a b Shirer 1960, trang 728, 731.
  230. ^ Kershaw 2009, trang 27.
  231. ^ Shirer 1960, trang 735.
  232. ^ Ellis 1954, trang 247.
  233. ^ Shepperd 1990, trang 87.
  234. ^ Ellis 1954, trg.246
  235. ^ Hooton 2007, trang 74.
  236. ^ Ellis 1954, trang 244-245.
  237. ^ a b Kaufmann 1993, trang 265, 266.
  238. ^ Jackson 2003, trang 98.
  239. ^ a b Newark, trang 93.
  240. ^ Horne 1971, trang 315
  241. ^ Kaufmann 1993, trang 256.
  242. ^ Kaufmann 1993, trang 268, 273
  243. ^ Draper 1944, trang 239
  244. ^ Draper 1944, trang 243
  245. ^ Shirer 1990, trang 738
  246. ^ Jean Porcher, Pierre Belzeaux, Marie-Anselme Dimier, France 1814-1940, trang 238
  247. ^ Alan Palmer, The Kaiser: Warlord of the Second Reich, Charles Scribner's Sons (1978), page 226
  248. ^ Kaufmann 1993, trang 273.
  249. ^ Kaufmann 1993, trang 274.
  250. ^ Kaufmann 1993, trang 285.
  251. ^ Kaufmann 1993, trang 278.
  252. ^ Kaufmann 1993, trang 297, 298.
  253. ^ Hooton 2007, trang 86.
  254. ^ a b Hooton 2007, trang 84-85.
  255. ^ Shirer 1960, trang 739.
  256. ^ a b c d Shirer 1960, trang 740.
  257. ^ Shirer 1960, trang 741.
  258. ^ Rickard, J. Operation Aerial, the evacuation from north western France, 15-25 June 1940.
  259. ^ Rickard, J. Operation Cycle, the evacuation from Havre, 10-13 June 1940.
  260. ^ Philip Warner, The Battle of France: Six Weeks That Changed the World, các trang XI-XII.
  261. ^ Hooton 2007, trang 88.
  262. ^ a b c Jackson 2003, trang 138.
  263. ^ Shirer 1960, trang 741-742.
  264. ^ a b Shirer 1960, trang 743.
  265. ^ Ekins, Ashley, 1918 Year of Victory: The End of the Great War and the Shaping of History, trang XXXII
  266. ^ Shirer 1960, trang 745-746
  267. ^ Leonard V. Smith, Stéphane Audoin-Rouzeau, Annette Becker, France and the Great War, 1914-1918, trang 16
  268. ^ Richard Ivan Jobs, Riding the new wave: youth and the rejuvenation of France after the Second World War, các trang 129-130.
  269. ^ a b Stanley Sandler, Ground warfare: an international encyclopedia, Tập 1, trang 299
  270. ^ Ronald Haycock, Regular armies and insurgency, Taylor & Francis, 1979, trang 79. ISBN 0847662004.
  271. ^ a b c d François Furet, The Passing of an Illusion: The Idea of Communism in the Twentieth Century, các trang 385-386.
  272. ^ Florian Berger, The Face of Courage: The 98 Men Who Received the Knight's Cross and the Close-Combat Clasp in Gold, trang 435
  273. ^ Andrew Shennan, The fall of France, 1940', trang 102
  274. ^ a b Sam-Sang Jo, European myths: resolving the crises in the European community/European Union, trang 55
  275. ^ John C. G. Röhl, Young Wilhelm: the Kaiser's early life, 1859-1888, trang 276
  276. ^ a b Jackson 2003, trang 232.
  277. ^ Irving 2002, trang 311.
  278. ^ Hiệp định đình chiến, trang web của trường Đại học Perpignan, cập nhập ngày 29 tháng 11 năm 2008.
  279. ^ H. L. Wesseling, Certain ideas of France: essays on French history and civilization, trang 95
  280. ^ Colin Jones, The Cambridge illustrated history of France, trang 271
  281. ^ a b c Kenneth Mouré, Martin S. Alexander, Crisis and renewal in France, 1918-1962, các trang 18-20.
  282. ^ Andrew Shennan, The fall of France, 1940, trang 50
  283. ^ Bill Marshall, France and the Americas: culture, politics, and history : a multidisciplinary encyclopedia, Tập 2, trang 263
  284. ^ Shirer 1960, trang 746.
  285. ^ Irving 2002, trang 309.
  286. ^ a b c Jackson 2003, trang 236.
  287. ^ a b c Jackson 2003, trang 237.
  288. ^ Shepperd 1990, trang 88.
  289. ^ a b Frieser 1995, trang 400.
  290. ^ Arzalier 2001, trang 437.
  291. ^ a b Số liệu của Ban Lịch sử quốc phòng, Paul-Marie de La Gorce, L'Empire écartelé, 1936-1946, Denoël, 1988, trang 496.
  292. ^ Durand 1981, trang 21
  293. ^ a b Arzalier 2001, trang 429.
  294. ^ Arzalier 2001, trang 433.
  295. ^ Shirer 1960, trang 745.
  296. ^ Shirer 1960, trang 722.
  297. ^ Lieb 2007, trang 518.
  298. ^ Scheck 2006, trang 165.
  299. ^ Hilberg 1993, trang 658.
  300. ^ Caron 1999, trang 263.
  301. ^ Jackson 2003, trang 2.
  302. ^ Sam-Sang Jo, European myths: resolving the crises in the European community/European Union, trang 102
  303. ^ Jackson 2003, trang 183.
  304. ^ Jackson 2003, trang 187.
  305. ^ Jackson 2003, trang 189-190.
  306. ^ a b Jackson 2003, trang 192
  307. ^ Krause & Cody 2006, trang 69
  308. ^ Krause & Cody 2006, trang 91-92
  309. ^ Steven J. Zaloga, Howard Gerrard, Poland 1939: The Birth of Blitzkrieg, trang 65
  310. ^ Michael S. Neiberg, The Second Battle of the Marne, trang 17

Thư mục

Thư mục tham khảo chính
Thư mục tham khảo bổ sung

Liên kết ngoài

Bản mẫu:Link FA

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt

Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt Bản mẫu:Liên kết bài chất lượng tốt