Bước tới nội dung

Ramesses III

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Ramses III)
Ramesses III
Vua Ai Cập
Pharaon
Tại vị1186 TCN1155 TCN
Tiền nhiệmSetnakhte
Kế nhiệmRamesses IV
Thông tin chung
Mất1155 TCN
An tángKV11
Phối ngẫuIset Ta-Hemdjert
Tiye
Hậu duệ
Tên đầy đủ
G39N5
<
C2msz
z
HqAqiwn
>

Ramesse Hekaiunu
Ra bore him, Ruler of Heliopolis
Tên ngai
M23L2
<
rawsrmAatimn
n
N36
>

Usermaatre Meryamun
Powerful one of Ma'atRa, Beloved of Amun
Hoàng tộcVương triều thứ 20
Thân phụSetnakhte
Thân mẫuTiy-merenese

Usimare Ramesses III (cũng viết là Ramses hay Rameses) là pharaon thứ hai của vương triều 20 thời Ai Cập cổ đại. Theo các sử gia và nhà khảo cổ, ông cai quản Ai Cập từ năm 1186 đến năm 1155 trước Công nguyên. Ông được xem là vị vua lớn cuối cùng của Ai Cập thời Tân vương quốc.

Ramesses III là con của Setnakhte, vua khai sáng vương triều thứ 20. Mẹ ông là hoàng hậu Tiy-merenese. Ramesses nối ngôi cha và phải đương đầu với nhiều cuộc xâm lăng. Năm trị vì thứ 5, liên minh các bộ tộc Libya đánh châu thổ sông Nin. Ramesses đem quân đánh thuê chống giữ, Libya thua chết rất nhiều. Năm thứ 8, các nhóm dân du mục từ Tiểu Á mà sử gọi là Hải nhân chia quân thủy bộ vào cướp Ai Cập. Ramesses dẫn thủy quân đánh bại Hải nhân hai trận lớn, cứu Ai Cập khỏi nguy cơ bị diệt vong về tay các nhóm du mục này giống như Hittite và nhiều thị quốc trước đây. Năm thứ 11, Libyia lại xâm lấn, đánh tới gần Heliopolis. Ramesses III chặn đánh, giết được vua Libya và con trai.

Sau khi đánh bại Hải nhân và Libya, Ramesses chấn hưng thương mại, thông thương với xứ Punt, khai thác các mỏ đồng ở Sinai và mỏ vàng ở vùng biên viễn phía nam. Ramesses còn cho xây quần thể đền Medinet Habut tại Thebes và tu sửa, mở rộng nhiều đền đài, cung điện khác trong nước. Năm trị vì thứ 32, Ramesses bị một thứ phi ám sát.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai tên gọi chính của Ramesses được chuyển ngữ là WSR-mꜢ't-r'-MRY-ỉmn r'--s-ms ḥḳꜢ-ỉwnw. Chúng thường được hiểu là Usermaatre-meryamun Ramesse-hekaiunu, có nghĩa "Thần Ma'at của Ra là mạnh mẽ, Tình yêu của Amun, Sinh ra là của Ra, Vua của Heliopolis"

Ramesses III được cho là đã trị vì từ tháng 3 năm 1186 đến tháng 4 năm 1155 TCN. Điều này dựa trên thời điểm lên ngôi của ông được biết là I Shemu ngày 26 và thời điểm ông qua đời vào năm 32 III Shemu ngày 15, đó là một vương triều kéo dài 31 năm, 1 tháng và 19 ngày.[1] Do đó niên đại thay thế cho vương triều của ông là 1187-1156 TCN.

Thời kì chiến tranh liên miên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kì cai trị dài của mình ở giữa sự hỗn loạn chính trị thời kì Hy Lạp đen tối, Ai Cập bị bao vây bởi quân xâm lược nước ngoài (bao gồm cả dân tộc miền biển và người Lybian) và cái giá phải trả là những khó khăn về kinh tế cũng như những xung đột nội bộ khiến cho vương triều thứ 20 bị sụp đổ.Trong 8 năm của vương triều mình,những dân tộc từ biển như Peleset, Denyen, Shardana, Weshwesh của biển, và Tjekker, xâm lược Ai Cập từ cả trên bộ và biển.Ramses III đã chiến thắng họ trong 2 trận đánh lớn trên đất liền và trên biển. Mặc dù người Ai Cập có tiếng là những thủy thủ kém nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường.Ramses đã xếp trên bờ hàng loạt các cung thủ, những người đã liên tục bắn tên vào các tàu địch khi họ đã cố gắng tiếp cận bờ sông Nile. Sau đó, hải quân Ai Cập đã tấn công bằng cách dùng móc để tiếp cận tàu địch. Và trong cuộc hỗn chiến tàn bạo mà xảy ra sau đó, các dân tộc miền biển đã hoàn toàn bị đánh bại. Tờ giấy Papyrus Harris ghi lại:

Còn đối với những kẻ đặt chân đến biên giới của ta, chúng không thể gieo rắc hạt giống của mình, trái tim của chúng và linh hồn của chúng đã kết thúc mãi mãi. Còn đối với những kẻ nối đuôi nhau tới từ biển cả, thì biển lửa ở trước mặt chúng ngay cửa sông Nile, trong khi một chiến lũy bằng giáo bao quanh chúng trên bờ, bị đánh gục trên bãi biển, bị tàn sát, và chất thành đống từ đầu đến đuôi.[2]

Ramesses III tuyên bố rằng ông đã chinh phục các dân tộc miền biển này và định cư họ ở miền nam Canaan, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng cho điều này; Chắc chắn vị pharaon đã không thể ngăn cản việc họ dần dần chuyển tới Canaan, và ông đã tuyên bố rằng đó là ý tưởng của ông khi để cho họ cư trú ở vùng lãnh thổ này. Sự hiện diện của họ ở Canaan có thể đã góp phần vào sự hình thành các quốc gia mới trong khu vực này như Philistia sau khi đế chế Ai Cập sụp đổ ở châu Á. Ramesses III cũng phải chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược từ những bộ lạc Libya trong hai chiến dịch lớn ở phía Tây đồng bằng châu thổ của Ai Cập vào năm cai trị thứ 6 và 11 tương ứng.[3]

Sự hỗn loạn kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Hao phí lớn từ những trận chiến liên miên dần làm cạn kiệt quốc khố Ai Cập và góp phần vào sự suy tàn dần dần đế quốc Ai Cập ở châu Á. Mức độ nghiêm trọng của những khó khăn này được nhấn mạnh từ thực tế đó là các cuộc đình công đầu tiên được biết đến trong lịch sử xảy ra vào năm 29 dưới vương triều của Ramesses III, khi khẩu phần thức ăn dành cho những thợ thủ công và những người thợ xây dựng các lăng mộ hoàng gia của Ai Cập ở làng Set Maat her imenty Waset (bây giờ gọi là Deir el Medina), không thể được cung cấp đầy đủ.[4] Trong giai đoạn này, đã sảy ra hiện tượng khói bụi trong không khí (có thể là do đợt phun trào của Hekla 3) ngăn cản phần lớn ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất và ngăn cản sự phát triển của các cây trồng trong gần hai toàn thập kỷ cho đến năm 1140 TCN. Dẫn đến việc gia tăng đáng kể giá ngũ cốc dưới các vương triều sau này của Ramesses VI-VII, trong khi giá gia cầm và nô lệ không thay đổi.[5]

Âm mưu và qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhờ phát hiện ra cuộn giấy cói ghi lại một phiên tòa xét xử (có niên đại vào thời Ramesses III), cho ta biết rằng có một âm mưu từ hậu cung của hoàng gia nhằm vào ông trong một buổi lễ tại Medinet Habu. Âm mưu này do Tiye chủ mưu, bà ta là một trong ba người vợ nổi tiếng của ông (hai người kia là TytiIset Ta-Hemdjert), nhằm mục đích đưa con trai của bà lên kế vị ngai vàng. Con trai của Tyti, Ramesses Amonhirkhopshef (vị vua Ramesses IV tương lai), là con trai cả và hoàng thái tử được Ramesses III lựa chọn thay vì con trai của Tiye, Pentawer.

Ghi chép về phiên toà trên cuộn giấy[6] cho thấy có nhiều người đã dính líu vào âm mưu.[7] Đứng đầu trong số họ là nữ hoàng Tiye và người con trai Pentawer, viên viện trưởng của Ramesses, Pebekkamen, bảy quản gia của hoàng gia (một chức vụ đáng kính), hai quan coi quốc khố, hai người lính cầm cờ, hai viên ký lục hoàng gia và một viên quan truyền tin. Có rất ít nghi ngờ rằng tất cả những người tham gia vào âm mưu này đã bị hành quyết:

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ E.F. Wente & C.C. Van Siclen, "A Chronology of the New Kingdom" in Studies in Honor of George R. Hughes, (SAOC 39) 1976, p.235, ISBN 0-918986-01-X
  2. ^ Hasel, Michael G. "Merenptah's Inscription and Reliefs and the Origin of Israel" in The Near East in the Southwest: Essays in Honor of William G. Dever" edited by Beth Albprt Hakhai The Annual of the American Schools of Oriental Research Vol. 58 2003, quoting from Edgerton, W. F., and Wilson, John A. 1936 Historical Records of Ramses III, the Texts in Medinet Habu, Volumes I and II. Studies in Ancient Oriental Civilization 12. Chicago: The Oriental Institute of the University of Chicago.
  3. ^ Nicolas Grimal, A History of Ancient Egypt, Blackwell Books, 1992. p.271
  4. ^ William F. Edgerton, The Strikes in Ramses III's Twenty-Ninth Year, JNES 10, No. 3 (July 1951), pp. 137-145
  5. ^ Frank J. Yurco, p.456
  6. ^ J. H. Breasted, Ancient Records of Egypt, Part Four, §§423-456
  7. ^ James H. Breasted, Ancient Records of Egypt, Part Four, §§416-417