Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mông Cổ”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ZéroBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.7.1) (Bot: Thêm cdo:Mūng-gū
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6: Dòng 6:
Huy hiệu =State_emblem_of_Mongolia.svg |
Huy hiệu =State_emblem_of_Mongolia.svg |
Khẩu hiệu = ''Dayar Mongol'' |
Khẩu hiệu = ''Dayar Mongol'' |
Bản đồ = LocationMongolia.png |
Bản đồ = Mongolia in its region.svg |
Quốc ca = ''[[Bügd Nairamdakh Mongol]]'' |
Quốc ca = ''[[Bügd Nairamdakh Mongol]]'' |
Ngôn ngữ chính thức = [[tiếng Mông Cổ]] |
Ngôn ngữ chính thức = [[tiếng Mông Cổ]] |

Phiên bản lúc 15:42, ngày 20 tháng 8 năm 2012

Thông tin khác
HDI?0,679
trung bình


Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắcCộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây. Dù không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực Tây của Mông Cổ chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38 km (24 dặm). Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator, là nơi sinh sống của gần 38% dân số.

Vùng đất thuộc quốc gia Mông Cổ ngày nay xưa kia từng bị cai trị bởi nhiều đế chế du mục như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên, Đột Quyết và nhiều đế chế khác. Đế quốc Mông Cổ được xây dựng từ năm 1206 bởi Thành Cát Tư Hãn. Vào thế kỉ 13, Đế quốc Mông Cổ đã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phục khắp châu Áchâu Âu. Đế chế Mông Cổ lúc bấy giờ trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thế giới.

Sau khi Nhà Nguyên sụp đổ, quốc gia Mông Cổ quay lại chế độ như trước đây với xung đột nội bộ thường xuyên và những cuộc đột kích sang biên giới Trung Hoa. Thế kỷ 16 và 17, Mông Cổ chịu sự ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng. Vào cuối thế kỷ 17, hầu hết lãnh thổ Mông Cổ bị sáp nhập và chịu sự đô hộ của Nhà Thanh. Sau khi Nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, Mông Cổ tuyên bố độc lập. Năm 1921 dưới sự bảo trợ của Liên Xô, Mông Cổ chính thức tách khỏi Trung Quốc, tiến hành xây dựng nhà nước theo mô hình Xã hội Chủ nghĩa. Mông Cổ được quốc tế công nhận là một quốc gia độc lập từ năm 1945.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu vào cuối năm 1989, chế độ cộng sản ở Mông Cổ sụp đổ sau cuộc Cách mạng Dân chủ Mông Cổ 1990, kết quả là chế độ dân chủ nghị viện được thành lập. Bản hiến pháp mới ra đời vào năm 1992 đưa nước này chuyển sang thể chế cộng hòa nghị việnkinh tế thị trường.

Lịch sử

Lãnh thổ của người Hung Nô dưới thời vua Mặc Đốn

Vùng đất Mông Cổ ngày nay từng là nơi sinh sống của rất nhiều tộc người từ thời tiền sử. Họ chủ yếu là những người dân du mục và dần dần phát triển thành những liên minh lớn mạnh. Năm 209 TCN, người Hung Nô đã thành lập một liên minh hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Mặc Đốn. Họ đã đánh bại người Đông Hồ, vốn kiểm soát miền đông Mông Cổ trước kia rồi nhanh chóng trở thành một thế lực lớn uy hiếp Trung Hoa trong 3 thế kỉ sau đó. Nhà Tần đã phải xây dựng Vạn Lí Trường Thành để ngăn chặn những sự xâm nhập từ phía bắc của người Hung Nô. Sau khi bị người Trung Quốc đánh bại vào năm 428-431, một bộ phận người Hung Nô đã di chuyển sang phía tây và trở thành người Hung. Sau đó, người Nhu Nhiên đã thay thế Hung Nô cai trị Mông Cổ cho đến khi bị đánh bại bởi người Đột Quyết. Người Đột Quyết cai quản Mông Cổ trong hai thế kỉ 7 và 8. Tiếp đó, họ lại bị thay thế bởi tổ tiên của người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) ngày nay, và sau đó là người Khiết Đan và người Nữ Chân. Vào thế kỉ 10, Mông Cổ bị chia thành rất nhiều bộ lạc nhỏ liên kết rời rạc với nhau.

Đế quốc Mông Cổ được Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206 sau khi thống nhất các bộ lạc Turk-Mông Cổ và sau đó bành trướng sang đại lục Á-Âu, khởi đầu bằng việc xâm lược Tây Hạ ở phía bắc Trung Quốcđế quốc Khwarezm (Hoa Thích Tử Mô) ở Ba Tư. Vào thời kỳ cực thịnh của nó, Hòa bình Mông Cổ (con đường tơ lụa thuộc đế quốc Mông Cổ) đã tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa và mậu dịch giữa phương Đôngphương Tây trong thời kỳ thế kỷ 13 - thế kỷ 14.

Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn mất năm 1227, đế quốc này được chia cho 4 người con trai của ông với người con trai thứ 4 là đại hãn, và đến những năm 1350, các triều Hãn rạn nứt và đánh mất trật tự mà Thành Cát Tư Hãn đã mang lại. Cuối cùng, các triều Hãn xa rời nhau, trở thành các triều đại Y Nhi hãn quốcBa Tư, Sát Hợp Đài hãn quốcTrung Á, Kim Trướng hãn quốc ở địa phận nước Nga ngày nay, và triều Nhà NguyênTrung Quốc.

Sau khi bị người Hán đánh bại, người Mông Cổ đã phải rút lui về đất nước mình và nhà Nguyên tiếp tục tồn tại ở đó, được các nhà sử học hiện đại gọi là nhà Bắc Nguyên. Nhà Minh điều quân xâm chiếm Mông Cổ năm 1380, và vào năm 1388 đã giành được một thắng lợi quan trọng, Karakorum (thủ đô Mông Cổ) bị tàn phá, người Mông Cổ về cơ bản nằm trong hệ thống chư hầu của Nhà Minh.

Tiếp đó, vào thế kỷ 17 người Mông Cổ bị người Mãn Châu (Nữ Chân) tấn công mạnh mẽ. Năm 1636, Mông Cổ trở thành một phần của đế chế Mãn Thanh. Năm 1911 nhà Mãn Thanh sụp đổ, Mông Cổ trở thành nước tự trị từ 1911 đến 1919.

Ngày 11 tháng 7 năm 1921, được Liên Xô ủng hộ, nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ ra đời theo (chế độ Xã hội chủ nghĩa). Từ 1990, do ảnh hưởng từ sự sụp đổ của Liên Xô, Mông Cổ bắt đầu tiến trình dân chủ hóa, cải tổ kinh tế, chính trị, chuyển sang chế độ đa nguyên, đa đảng với 18 chính đảng chính thức hoạt động, trong đó Đảng Nhân dân Mông Cổ là chính đảng lớn nhất.

Chính trị và hành chính

Hiện nay, chính trị ở Mông Cổ là đa đảng, có 18 chính đảng cùng hoạt động. Đảng lớn nhất là Đảng Nhân dân Mông Cổ.

Cơ cấu chính trị với hình thức dân chủ nghị viện, đứng đầu nhà nước là tổng thống với nhiệm kỳ 04 năm. Tổng thống hiện nay là ông Tsakhiagiin Elbegdorj được bầu làm lãnh đạo từ tháng 5/2009.

Chính phủ hiện nay của Mông Cổ là chính phủ liên hiệp, với nhiệm kỳ 04 năm. Thủ tướng hiện nay là ông Sükhbaataryn Batbold.

Mông Cổ phân chia hành chính gồm 21 tỉnh dưới quyền trung ương

Tổng thống

Tsakhiagiin Elbegdorj

Tổng thống Mông Cổ chủ yếu có vai trò biểu tượng, nhưng có thể ngăn cản các quyết định của nghị viện, và nếu nghị viện muốn bác bỏ điều này phải có biểu quyết thuận với hơn hai phần ba số phiếu. Hiến pháp Mông Cổ đặt ra ba yêu cầu với một cá nhân muốn trở thành tổng thống, phải là một người sinh ra tại Mông Cổ, ít nhất 45 tuổi, và đã sống ở Mông Cổ trong năm năm trước khi nhậm chức. Tổng thống cũng bị yêu cầu phải chính thức rút lui khỏi đảng của mình. Tổng thống hiện tại là Tsakhiagiin Elbegdorj, người từng hai lần làm thủ tướng và là một thành viên của Đảng Dân chủ được bầu lên làm tổng thống ngày 24 tháng 5 năm 2009 và nhậm chức ngày 18 tháng 7.

Đại Khural Quốc gia

Một kỳ họp của Đại Khural Quốc gia

Mông Cổ sử dụng một hệ thống nghị viện đơn viện theo đó tổng thống có một vai trò biểu tượng, và phe lập pháp chọn ra chính phủ để thực hiện quyền hành pháp. Nhánh lập pháp được gọi là "Đại Khural Quốc gia", là quốc hội đơn viện với 76 ghế. Các thành viên của viện được bầu ra theo tổng tuyển cử với nhiệm kỳ 4 năm. Đại Khural Quốc gia có vai trò lớn trong chính phủ Mông Cổ với tổng thống chủ yếu chỉ mang tính biểu tượng và thủ tướng được nghị viện thông qua.

Thủ tướng và Nội các

Thủ tướng Mông Cổ do Đại Khural Quốc gia bầu ra. Thủ tướng hiện nay là Sükhbaataryn Batbold lên nhậm chức ngày 29 tháng 10 năm 2009. Phó thủ tướng là Norovyn Altankhuyag. Có các ghế bộ trưởng cho mỗi nhánh (tài chính, quốc phòng, lao động, nông nghiệp, vân vân) và những chức vụ đó tạo nên nội các của thủ tướng.

Nội các do thủ tướng chỉ định với sự tham vấn tổng thống và được Đại Khural Quốc gia thông qua.

Quan hệ ngoại giao và quân đội

Mông Cổ vẫn duy trì các quan hệ thân cận và các phái bộ ngoại giao với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Nga, Bắc Triều TiênHàn Quốc, Nhật Bản, và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ tập trung trên việc khuyến khích đầu tư và thương mại nước ngoài. Mông Cổ ủng hộ cuộc xâm lược Iraq năm 2003, và đã gửi nhiều lần gửi binh sĩ với số lượng mỗi lần từ 103 tới 180 quân tới Iraq. Khoảng 130 lính hiện đang được triển khai tại Afghanistan. 200 quân Mông Cổ đang thực hiện nhiệm vụ ở Sierra Leone dưới một sự uỷ quyền của Liên hiệp quốc để bảo vệ toà án đặc biệt của Liên hiệp quốc được thành lập ở đó, và vào tháng 7 năm 2009, Mông Cổ đã quyết định gửi một tiểu đoàn tới Chad để hỗ trợ cho MINURCAT[1].

Từ năm 2005 tới năm 2006, khoảng 40 quân đã được triển khai với các tiểu đoàn Bỉ và Luxembour tại Kosovo. Ngày 21 tháng 11 năm 2005, George W. Bush trở thành tổng thống đầu tiên của Mỹ tới thăm Mông Cổ.[2] Năm 2004, dưới sự chủ tịch của Bulgaria, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), đã mời Mông Cổ trở thành Đối tác châu Á mới nhất của họ.

Mông Cổ có các đại sứ tại Almaty, Ankara, Bangkok, Berlin, Bắc Kinh, Brussels, Budapest, Cairo, Canberra, Warsaw, Washington, D.C., Viên, Viên Chăn, La Habana, Delhi, London, Moskva, Ottawa, Paris, Praha, Bình Nhưỡng, Seoul, Sofia, Tokyo, Hà Nội, và Singapore, một lãnh sự tại IrkutskUlan-Ude, và một phái bộ ngoại giao tại Liên hiệp quốcThành phố New York và tại Liên minh châu ÂuGeneva.[3]

Địa lý và khí hậu

Phần phía nam Mông Cổ liên kết với Sa mạc Gobi, trong khi các phần phía bắc và phía tây là núi non
Phong cảnh Mông Cổ
Phong cảnh thảo nguyên đặc trưng của Mông Cổ với những dòng sông uốn khúc

Với diện tích 1.564.116 km2[4] (603,909 mi²), Mông Cổ là nước rộng thứ 19 trên thế giới, sau Iran. Nước này lớn hơn rất nhiều so với nước đứng kế tiếp là Peru.

Địa lý Mông Cổ đa dạng với Sa mạc Gobi ở phía nam và các vùng núi lạnh ở phía bắc và phía tây. Đa phần lãnh thổ Mông Cổ gồm các thảo nguyên. Đỉnh cao nhất tại Mông Cổ là Đỉnh Khüiten thuộc khối núi Tavan bogd ở cực tây với độ cao 4,374 m (14,350 ft). Châu thổ hồ Uvs Nuur, chung với nước Cộng hoà Tuva tại Nga, là một Địa điểm di sản tự nhiên thế giới. Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, với nhiệt độ trung bình tháng 1 hạ xuống chỉ còn -30 °C (-22 °F).[5]

Nước này cũng thỉnh thoảng gặp phải những đợt thời tiết khắc nghiệt được gọi là zud. Ulan Bator có nhiệt độ trung bình thấp nhất so với bất kỳ thủ đô nào khác trên thế giới. Mông Cổ cao, lạnh và nhiều gió. Nước này có khí hậu lục địa cực đoan với mùa đông dài và lạnh, mùa hè ngắn, và đa phần lượng mưa trong năm cũng diễn ra vào mùa hè. Nước này trung bình có 257 ngày không mây mỗi năm, và thường ở trung tâm của một vùng có áp lực khí quyển cao. Lượng mưa cao nhất ở phía bắc (trung bình 20 tới 35 centimét một năm) và thấp nhất ở phía nam, với lượng mưa hàng năm 10 tới 20 centimét. Vùng cư cực nam là Sa mạc Gobi, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm.

Cái tên "Gobi" là một thuật ngữ tiếng Mông Cổ để chỉ một thảo nguyên sa mạc, thường nói tới một đặc tính của loại đất không có đủ thực vật cho những con marmot nhưng đủ cho lạc đà. Người Mông Cổ phân biệt Gobi khỏi sa mạc thực sự, dù sự khác biệt không phải luôn rõ ràng với những người bên ngoài không quen thuộc với cảnh vật Mông Cổ. Các vùng đất Gobi rất mong manh và dễ bị tàn phá bởi sự quá tải, dẫn tới sự mở rộng của sa mạc thực sự, một vùng đá vô dụng nơi thậm chí cả lạc đà Bactrian cũng không sống nổi.

Phân chia hành chính

Các Aimag

Mông Cổ được chia thành 21 aimag (tỉnh), và các tỉnh được chia tiếp thành 315 sum (quận). Thủ đô Ulan Bator được quản lý hành chính riêng biệt như một khot (khu đô thị) với vị thế tỉnh. Các aimag gồm:

Kinh tế

Thủ đô Ulan Bator là cổng của hầu hết các quan hệ và thương mại trong nước và quốc tế

Kinh tế Mông Cổ tập trung vào nông nghiệp và khai thác mỏ.[6] Mông Cổ có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đồng, than, môlípđen, kẽm, tungsten, và vàng chiếm một phần lớn sản phẩm công nghiệp.

Hiện có hơn 30,000 doanh nghiệp độc lập tại Mông Cổ, chủ yếu tập trung quanh thành phố thủ đô [cần dẫn nguồn]. Đa số dân cư bên ngoài các khu vực đô thị sinh sống bằng chăn thả tự cấp tự túc; các loại gia súc chủ yếu gồm cừu, , trâu bò, ngựa, và lạc đà Bactrian. Các sản phẩm lương thực gồm bột mì, lúa mạch, khoai tây, các loại rau, cà chua, dưa hấu, sea-buckthorn cỏ cho gia súc. GDP trên đầu người năm 2006 là $2,100.[7]

Dù GDP đã tăng ổn định từ năm 2002 ở tốc độ 7.5% theo một ước tính chính thức năm 2006, nước này vẫn đang phải cố gắng để giải quyết một khoản thâm hụt thương mại khá lớn. Một khoản nợ nước ngoài lớn ($11 tỷ) với Nga đã được chính phủ Mông Cổ giải quyết năm 2004 với một khoản chi trả $250 triệu. Dù có tăng trưởng, tỷ lệ dân số sống dưới mức nghèo khổ ước tính là 35.6% năm 1998, 36.1% năm 2002–2003, 32.2% năm 2006,[8] và cả tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát đều khá cao ở mức 3.2% và 6.0%, (năm 2006) Đối tác thương mại lớn nhất của Mông Cổ là Trung Quốc. Ở thời điểm năm 2006, 68.4% xuất khẩu của Mông Cổ là sang Trung Quốc và Trung Quốc cung cấp 29.8% nhập khẩu của Mông Cổ.[9]

Thị trường Chứng khoán Mông Cổ, được thành lập năm 1991 tại Ulan Bator, là thị trường chứng khoán nhỏ nhất thế giới xét theo tư bản hoá thị trường.[10][11]

Lĩnh vực công nghiệp

Công nghiệp hiện chiếm 21.4% GDP, xấp xỉ tương đương với lĩnh vực nông nghiệp (20.4%). Các ngành công nghiệp gồm vật liệu xây dựng, khai mỏ (than, đồng, môlípđen, fluorspar, kẽm, tungsten, và vàng), dầu, thực phẩm và đồ uống, chế biến các sản phẩm từ gia súc, và casơmia và sản xuất sợi tự nhiên. Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp ước tính ở mức 4.1% năm 2002. Khai mỏ tiếp tục phát triển như một ngành công nghiệp chính của Mông Cổ với bằng chứng ở số lượng công ty Trung Quốc, Nga và Canada có mặt và tiến hành kinh doanh tại Mông Cổ.[7] Sản xuất thực phẩm trong nước, đặc biệt thực phẩm đóng gói đã tăng nhanh cùng tốc độ đầu tư từ các công ty nước ngoài.

Khoa học và công nghệ

Một số công ty cộng nghệ từ các quốc gia láng giềng, như Hàn Quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu mở văn phòng tại Mông Cổ. Những công ty này có ý định tập trung vào phát triển phần mềm hơn là sản xuất phần cứng[cần dẫn nguồn]. Một số công ty viễn thôngnhà cung cấp dịch vụ internet đã được thành lập dẫn tới sự cạnh tranh lớn trên thị trường internet và điện thoại, đặc biệt là điện thoại di động như Mobicom CorporationMagicnet, đây là những nhà điều hành điện thoại di độngISP lớn nhất ở Mông Cổ.

Lĩnh vực dịch vụ

Một thị trường hàng không mở tại Tsetserleg. Các thị trường hàng không mở là nơi thường diễn ra giao dịch thương mại tại Mông Cổ

Sau những cú sốc chuyển tiếp đầu thập niên 1990, sản xuất nội địa Mông Cổ đã tăng trở lại. Theo CIA World Factbook, năm 2003, lĩnh vực dịch vụ chiếm 58% GDP, với 29% lực lượng lao động và 1.488 triệu người tham gia.

Đầu tư nước ngoài từ các quốc gia khác (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức[cần dẫn nguồn]Nga) đã giúp làm gia tăng số lượng đường xá. Quan trọng nhất là một con đường theo hướng nam bắc dài 1000 km dẫn từ biên giới Nga ở Sükhbaatar tới biên giới Trung Quốc tại Zamyn-Üüd. Có nhiều công ty vận tải tại Mông Cổ, gồm MIAT, Aero Mongolia, và Eznis Airways.

Các sản phẩm dầu mỏ chủ yếu (80%) được nhập khẩu từ Nga, khiến Mông Cổ dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ phía nhà cung cấp. Đây là một ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của các quốc gia láng giềng trên nền kinh tế của họ.

Vận tải

Đoàn tàu hoả tại ga Zamyn-ÜüdDornogovi aimag
Máy bay Boeing 737-800 của MIAT tại Berlin-Tegel

Đường sắt xuyên Mông Cổ là tuyến đường sắt chính nối giữa Mông Cổ và các nước láng giềng. Nó khởi đầu tại Đường sắt xuyên Siberia ở Nga tại thị trấn Ulan Ude, chạy vào Mông Cổ, chạy qua Ulaanbaatar, sau đó vào Trung Quốc tại Erenhot nơi nó nhập vào hệ thống đường sắt Trung Quốc. Một tuyến đường sắt riêng biệt nối thành phố phía đông Choibalsan với tuyến Đường sắt xuyên Siberia; tuy nhiên, tuyến đường nối này đã bị đóng với hành khách sau thị trấn Chuluunkhoroot của Mông Cổ.[12]

Mông Cổ có một số sân bay nội địa. Sân bay quốc tế duy nhất là Sân bay Quốc tế Chinggis Khaan gần Ulaanbaatar. Có các chuyến bay thẳng giữa Mông Cổ và Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, NgaĐức. MIAT là hãng hàng không lớn nhất tại Mông Cổ và cung cấp cả các chuyến bay nội địa[cần dẫn nguồn] và quốc tế.

Đa phần đường bộ ở Mông Cổ chỉ là đường rải sỏi hay đơn giản chỉ là những con đường đất. Có những tuyến đường trải nhựa từ Ulaanbaatar tới biên giới Nga và Trung Quốc, và từ Darkhan tới Bulgan. Một số dự án xây dựng đường hiện đang được thực hiện, ví dụ việc xây dựng cái gọi là tuyến đường "Đường Thiên niên kỷ" đông tây.

Nhân khẩu

Các khu căn hộ tại quận BayangolUlaanbaatar
Tại các khu định cư, nhiều gia đình sống trong các yurt quarter

Tổng dân số Mông Cổ vào tháng 7 năm 2007 ước tính bởi Văn phòng Điều tra Hoa Kỳ[13] là 2.951.786 người, xếp khoảng hạng thứ 138 trên thế giới theo quy mô dân số. Nhưng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Văn phòng các Công việc Đông Á và Thái Bình Dương sử dụng những ước tính của Liên hiệp quốc[14] thay vì các con số của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ. Cục Kinh tế và các Vấn đề Xã hội Liên hiệp quốc Phòng dân số[15] ước tính tổng dân số Mông Cổ (giữa năm 2007) là 2.629.000 (11% nhỏ hơn con số của Phòng Thống kê Hoa Kỳ). Ước tính của Liên hiệp quốc giống với con số của Phòng Thống kê Quốc gia Mông Cổ (2.612.900, cuối tháng 6 năm 2007). Tỷ lệ tăng trưởng dân số của Mông Cổ ở mức 1.2% (ước tính 2007).[15] Khoảng 59% trong tổng dân số dưới 30 tuổi, 27% trong số đó dưới 14. Đây là dân số khá trẻ và sự tăng trưởng dân số đã đặt ra một số vấn đề với nền kinh tế Mông Cổ.

Từ cuối thời kỳ xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ đã trải qua sự sụt giảm trong tổng tỷ suất sinh (trẻ em trên phụ nữ) cao hơn ở bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới, the những ước tính gần đây của Liên hiệp quốc:[15] giai đoạn 1970-1975, tỷ lệ sinh được ước tính ở mức 7.33 trẻ em trên phụ nữ, nhưng những dự đoán cho giai đoạn 2005-2010 là 1.87 (thấp hơn 4 lần).

Mông Cổ đã trở nên đô thị hoá hơn. Khoảng 40% dân số sống tại Ulaanbaatar, và vào năm 2002 khoảng thêm 23% nữa sống tại Darkhan, Erdenet, các trung tâm aimag và các khu định cư thường trực cấp sum.[16] Một phần dân số khác sống tại các trung tâm sum. Năm 2002, khoảng 30% tổng số hộ tại Mông Cổ sống bằng chăn nuôi gia súc.[17] Đa số những người chăn nuôi ở Mông Cổ vẫn sống theo mô hình sinh hoạt du mục hay bán du mục.

Sắc tộc Mông Cổ chiếm khoảng 85% dân số và gồm Khalkha cùng các nhóm khác, tất cả được phân biệt chủ yếu bởi các phương ngữ của ngôn ngữ Mông Cổ. Người Khalkha chiếm 90% dân số Mông Cổ. 10% còn lại gồm Buryat, Durbet Mông Cổ và các nhóm khác ở phía bắc và Dariganga Mông Cổ ở phía đông. Người Turk (Kazakh, Tuva, và Chantuu (Uzbek) chiếm 7% dân số Mông Cổ, và số còn lại là người Tungus, Trung Quốc,[18]người Nga.[19] Đa số, nhưng không phải toàn bộ, người Nga đã rời khỏi quốc gia này sau sự rút lui hỗ trợ kinh tế và sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ là tiếng Mông Cổ Khalkha, và được 90% dân số sử dụng. Nhiều phương ngữ khác nhau được dùng trên khắp nước. Những phương ngữ này gồm trong các ngôn ngữ Mông Cổ. Tiếng Mông Cổ thường được gộp vào trong các ngôn ngữ Altaic, một nhóm các ngôn ngữ được đặt theo tên dãy núi Altay và cũng bao gồm cả các ngôn ngữ TurkTungus.

Ngày nay, tiếng Mông Cổ được viết bằng bảng chữ cái Kirin, dù trong quá khứ nó được viết bằng ký tự Mông Cổ. Một kế hoạch tái sử dụng ký tự cũ được dự định vào năm 1994, nhưng vẫn chưa diễn ra vì nhiều lý do.[20]

Ở phía tây đất nước, tiếng Kazakhtiếng Tuva, cùng với các ngôn ngữ khác, cũng được sử dụng. Tiếng Nga là ngoại ngữ được dùng phổ thông nhất ở Mông Cổ, tiếp sau là tiếng Anh, dù tiếng Anh đã dần thay thế tiếng Nga trở thành ngôn ngữ thứ hai.[cần dẫn nguồn] Tiếng Triều Tiên đã trở thành phổ thông bởi có hàng chục nghìn người Mông Cổ làm việc ở Hàn Quốc.[21] Sự quan tâm tới tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ của cường quốc láng giềng, cũng đã gia tăng. Tiếng Nhật cũng phổ biến trong giới trẻ. Một số người có học và lớn tuổi Mông Cổ nói một chút tiếng Đức, bởi họ đã từng theo học tại Đông Đức cũ, trong khi một số nói các các ngôn ngữ thuộc của các quốc gia Khối Đông Âu cũ. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên Mông Cổ sử dụng thành thạo các ngôn ngữ Tây Âu bởi họ học và làm việc tại các quốc gia đó gồm Đức, PhápItalia.

Người điếc ở Mông Cổ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu Mông Cổ.

Tôn giáo

Một tu viện Phật giáo tại Tsetserleg
Thánh đường Hồi giáo tại Ölgii
Tập tin:Russian Orthodox Church in UB.JPG
Nhà thờ Thiên chúa giáo tại Ulaanbaatar

Theo CIA World Factbook[22]Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ[23], 50% dân số Mông Cổ theo Phật giáo Tây Tạng tức 1.009.357 tín đồ, 40% được coi là vô thần, 6% theo Shaman giáo tức 55.174 tín đồ và Thiên chúa giáo là 41,117 tín đồ, và 4% là các tín đồ Hồi giáo với 57.702 tín đồ.[24]

Nhiều hình thức Tengri giáoShaman giáo đã được thực hiện trong suốt lịch sử của vùng là nước Mông Cổ hiện đại ngày nay, bởi những đức tin đó là phổ thông trong số những người du mục trong lịch sử châu Á. Những đức tin đó dần nhường chỗ cho Phật giáo Tây Tạng, nhưng Shaman giáo đã để lại một dấu ấn trong văn hoá tôn giáo Mông Cổ, và vẫn tiếp tục được thực hiện. Trong tầng lớp tinh hoa của Mông Cổ thời Đế chế Mông Cổ, Hồi giáo dần được ưa chuộng hơn những tôn giáo khác, bởi ba trong bốn vị hãn danh tiếng nhất đều là tín đồ Hồi giáo.[25]

Trong suốt thế kỷ 20, chính phủ cộng sản luôn đàn áp việc thực thi tôn giáo của người dân Mông Cổ. Khorloogiin Choibalsan đã phá huỷ hầu hết trong tổng số hơn 700 tu viện Phật giáo của Mông Cổ và giết hại hàng nghìn tăng lữ. Số lượng tu sĩ Phật giáo đã giảm từ 100.000 năm 1924 xuống còn 110 năm 1990.[26]

Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản năm 1991 đã giúp tái lập tính pháp lý của việc thực thi tôn giáo, và Phật giáo Tây Tạng, vốn từng là tôn giáo phổ biến nhất trước đây trong vùng trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa cộng sản, một lần nữa nổi lên trở thành tôn giáo có số tín đồ đông nhất tại Mông Cổ. Sự chấm dứt đàn áp tôn giáo trong thập niên 1990 cũng cho phép các tôn giáo khác, như Hồi giáo và Thiên chúa giáo, phát triển ở nước này. Theo Nhóm truyền giáo Thiên chúa giáo Barnabas Fund, số lượng tín đồ Thiên chúa đã tăng từ chỉ 4 người năm 1989 lên khoảng 40.000 vào thời điểm năm 2008.[cần dẫn nguồn]

Xem thêm: Phật giáo tại Mông Cổ, Hồi giáo tại Mông CổThiên chúa giáo tại Mông Cổ

Giáo dục

Trong thời kỳ nhà nước xã hội chủ nghĩa, giáo dục là một trong những lĩnh vực đạt thành tựu đáng chú ý ở Mông Cổ. Tử lệ mù chữ đã giảm nhiều, một phần nhờ việc sử dụng các trường học theo mùa cho trẻ em thuộc các gia đình du mục. Tài chính cung cấp cho những trường theo mùa này đã bị cắt trong thập niên 1990, góp phần làm gia tăng trở lại nạn mù chữ.

Giáo dục tiểu học và cấp hai trước kia kéo dài 10 năm, nhưng đã được mở rộng lên thành 11 năm. Từ năm học 2008-2009, những trẻ em mới bước vào cấp một theo hệ 12 năm. Như vậy, việc chuyển tiếp hoàn toàn sang hệ thống 12 năm mãi tới năm học 2019-2020 mới hoàn thành, khi những trẻ em đó tốt nghiệp.[27]

Các trường đại học quốc gia Mông Cổ đều thuộc Đại học Quốc gia Mông CổĐại học Khoa học và Kỹ thuật Mông Cổ.

Quá trình tự do hoá rộng rãi hồi thập niên 1990 đã dẫn tới một sự bùng nổ các định chế giáo dục cao học tư nhân, dù nhiều cơ sở trong số đó gặp khó khăn trong việc được chấp nhận tên gọi "cao đẳng" hay "đại học".[cần dẫn nguồn]

Y tế

Từ năm 1990, các chỉ số y tế chính như tuổi thọ và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinhtử vong trẻ em đã được cải thiện vững chắc, cả vì những thay đổi xã hội và vì những cải tiến trong lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng vẫn còn tồn tại, đặc biệt tại vùng nông thôn.[28]

Số trẻ em ra đời trung bình (tỷ lệ sinh) khoảng 2.25[13] - 1.87[15] trẻ trên phụ nữ (2007) và tuổi thọ trung bình là 67[13]-68[15] năm. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở mức 1.9%[29]-4%[30] và tỷ lệ tử vong trẻ em ở mức 4.3%.[31]

Lĩnh vực y tế gồm 17 bệnh viện và trung tâm chuyên khoa, 4 trung tâm chẩn đoán và điều trị khu vực, 9 bệnh viện đa khoa cấp quận và 21 cấp aimag, 323 bệnh viện soum, 18 điểm feldsher, 233 phòng khám nhóm gia đình, và 536 bệnh viện tư và 57 công ty dược. Năm 2002 tổng số nhân viên y tế là 33,273 người, trong số đó có 6,823 bác sĩ, 788 dược sĩ, 7,802 y tá và 14,091 nhân viên trung cấp. Hiện tại, có 27.7 bác sĩ và 75.7 giường bệnh viện cho mỗi 10,000 dân.

Văn hoá

Các kỵ sĩ trong lễ hội Naadam

Lễ hội chính là Naadam, đã từng được tổ chức từ nhiều thế kỷ, gồm ba môn thể thao truyền thống của Mông Cổ, bắn cung, đua ngựa (qua những khoảng cách điền dã dài, chứ không phải đua những quãng ngắn quanh một sân vận động như kiểu phương Tây), và vật. Hiện tại nó được tổ chức ngày 11 tháng 1 đến ngày 13 tháng 7 để kỷ niệm ngày Cách mạng Dân chủ Quốc gia và thành lập Nhà nước Đại Mông Cổ. Một hoạt động rất phổ biến khác được gọi là "búng" một đốt xương chân cừu vào một bia xa nhiều bộ, sử dụng một chuyển động búng của ngón tay để bắn đốt xương nhỏ vào các mục tiêu và bắn những viên xương mục tiêu bay đi. Cuộc đấu này tại Naadam rất phổ thông và có một lượng khán giả là những người lớn tuổi rất trung thành. Tại Mông Cổ, khoomei (hay hát cổ họng), kiểu âm nhạc phổ thông, đặc biệt tại các khu vực phía tây Mông Cổ.

Biểu tượng trang trí ở góc phía trái của lá quốc kỳ là một hình tượng Phật giáo được gọi là Soyombo. Nó thể hiện mặt trời, mặt trăng, các vì sao, và các thiên đường theo biểu tượng thiên văn tiêu chuẩn đã được trừu tượng hoá từ những biểu tượng được thấy trong những bức tranh thangka truyền thống.

Thể thao và giải trí

Naadam là lễ hội lớn nhất vào mùa hè

Lễ hội Naadam của Mông Cổ diễn ra trong ba ngày vào mùa hè và bao gồm đua ngựa, bắn cung, và vật Mông Cổ. Ba môn thể thao này, theo truyền thống được ghi nhận là ba hoạt động chủ yếu của nam giới, là những môn thể thao được theo dõi và tập luyện nhiều nhất trong nước.

Bökhiin Örgöö, vũ đài chính của vật Mông Cổ tại Ulaanbaatar

Cưỡi ngựa có vai trò đặc biệt trung tâm trong văn hoá Mông Cổ. Những cuộc đua đường trường được thực hiện trong các lễ hội Naadam là một trong những khía cạnh của nó, bởi sự phổ biến của kỹ thuật đua ngựa. Một ví dụ về kỹ thuật đua ngựa là truyền thuyết rằng anh hùng quân sự Mông Cổ Damdin Sükhbaatar đã rải những đồng xu trên mặt đất và sau đó nhặt chúng lên trên lưng một chú ngựa phi nước đại.

Các môn thể thao khác như bóng bàn, bóng rổ, và bóng đá cũng đang dần được ưa chuộng. Ngày càng có nhiều vận động viên bóng bàn Mông Cổ thi đấu quốc tế.

Vật là một thể thao phổ thông nhất trong số tất cả các môn thể thao Mông Cổ. Nó là điểm nhấn của Ba Môn Thể thao Nam giới tại Naadam. Các nhà sử học cho rằng vật kiểu Mông cổ có nguồn gốc từ khoảng bảy nghìn năm trước. Hàng trăm vận động viên vật từ các thành phố và aimag khác nhau khắp đất nước tham gia vào cuộc thi đấu quốc gia.

Vật Mông Cổ là một môn thể thao phổ biến

Không có các quy định về trọng lượng hay giới hạn tuổi tác. Mỗi đô vật có người phục vụ riêng. Mục đích của môn thể thao là làm đối thủ mất cân bằng và ném anh ta xuống đất, khiến anh ta phải chạm khuỷu tay và đầu gối xuống đất.

Những người thắng cuộc được vinh danh bằng những danh hiệu cổ: người thắng ở vòng thứ năm được danh hiệu nachin (chim ưng), ở vòng bảy và tám là zaan (voi), và vòng mười và mười một là arslan (sư tử). Đô vật trở thành vô địch tuyệt đối được trao danh hiệu avarga (Người khổng lồ). Mọi thắng lợi sau đó tại lễ hội quốc gia Naadam sẽ được thêm một tính ngữ cho danh hiệu avarga, như "Người Khổng lồ Bất bại được mọi người nhớ đến". Bắt đầu từ năm 2003, nghị viện Mông Cổ đã thông qua một luật mới về Naadam, đưa ra những sửa đổi với một số danh hiệu vật. Các danh hiệu iarudi và Khartsaga (Chim ưng) được thêm vào những quy định đã đề cập ở trên.

Trang phục vật truyền thống gồm một áo hở phía trước, được buộc chặt quanh eo bằng một sợi dây. Kiểu áo này được cho là đã được đưa vào sử dụng sau khi nhà vô địch môn vật nhiều năm trước bị phát hiện là một phụ nữ. Chiếc áo được đưa ra để đảm bảo rằng chỉ nam giới mới được tranh tài.

Các môn thể thao quốc tế

Các đô vật truyền thống Mông Cổ đã chuyển sang môn vật sumo Nhật Bản với nhiều thành công lớn. Asashōryū Akinori là người Mông Cổ đầu tiên được phong lên hàng sumo hạng nhất yokozuna năm 2003 và tiếp đó là người đồng hương Hakuhō Shō của anh năm 2007.

Naidangiin Tüvshinbayar đã giành huy chương vàng Olympic đầu tiên cho Mông Cổ ở môn judo nam hạng 100 kg.[32]

Bóng đá cũng được chơi ở Mông Cổ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Mông Cổ đã bắt đầu chơi lại trong thập niên 1990; tuy nhiên họ vẫn chưa có cơ hội tham gia vào một giải đấu lớn. Mongolia Premier League là giải hạng cao nhất của Mông Cổ.

Nhiều phụ nữ Mông Cổ có khả năng vượt trội trong các môn bắn súng: Otryadyn Gündegmaa là người giành được huy chương bạc tại Olympic năm 2008, Munkhbayar Dorjsuren đã hai lần là vô địch thế giới và giành huy chương đồng (hiện đang thi đấu cho Đức), trong khi Tsogbadrakhyn Mönkhzul ở thời điểm tháng 5 năm 2007, được xếp hạng 3 thế giới môn bắn súng 25 m.[33]

Kiến trúc

Một yurt (ger) phía trước Núi Gurvansaikhan
Tập tin:Gandan Monastery 26.JPG
Tu viện Gandantegchinlen Khiid nơi có nhiều kiến trúc đền Phật giáo
Tập tin:Opera house Ulan Bator 3103523806 e339241503 o.jpg
Nhà hát Opera Ulaanbaatar

Nơi cư ngụ truyền thống Mông Cổ được gọi là một yurt (Tiếng Mông Cổ: ger). Theo nghệ sĩ và nhà phê bình nghệ thuật Mông Cổ N. Chultem, các yurt và lều trại là căn bản cho sự phát triển của kiến trúc truyền thống Mông Cổ. Ở thế kỷ 16 và 17, các tu viện lama đã được xây dựng trên khắp đất nước. Nhiều công trình trong số đó khởi đầu như những đền yurt. Khi chúng cần được mở rộng để đủ chỗ cho số lượng tín đồ ngày càng đông đảo thêm, các kiến trúc sư Mông Cổ đã sử dụng các cấu trúc với 6 và 12 góc với các mái kiểu kim tự tháp để thích hợp với hình dáng tròn của yurt. Việc mở rộng thêm nữa dẫn tới hình dạng bậc hai của các đền. Các mái được làm theo hình dạng những lều lớn.[34] Các bức tường kiểu lưới mắt cáo, các cột chống mái và các lớp nỉ được thay bằng đá, gạch, các dầm và những tấm ván và trở thành cấu trúc vĩnh cửu.[35]

Chultem phân biệt ba kiểu kiến trúc truyền thống Mông Cổ: Mông Cổ, Tây Tạng và Trung Quốc và kiểu kết hợp. Trong số những đền dạng bậc hai đầu tiên có Batu-Tsagaan (1654) được thiết kế bởi Zanabazar. Một ví dụ về phong cách kiến trúc yurt là lama Dashi-Choiling tại Ulan Bator. Đền Lavrin (thế kỷ 18) tại lama Erdene Zuu được xây dựng theo truyền thống Tây Tạng. Một ví dụ về đền được xây dựng theo truyền thống Trung Quốc là lama Choijing Lamiin Sume (1904), ngày nay là một bảo tàng. Đền bậc hai Tsogchin tại lama Gandan ở Ulan Bator là một sự tổng hợp truyền thống Mông Cổ và Trung Quốc. Đền Maitreya (đã bị dỡ ra năm 1938) là một ví dụ về kiến trúc Tây Tạng-Mông Cổ.[34] Tu viện Dashi-Choiling đã bắt đầu motọ dự án xây dựng lại đền và 80ft điêu khắc Maitreya.

Âm nhạc

Âm nhạc dân gian

Nghệ sĩ chơi nhạc cụ truyền thống Mông Cổ mã đầu cầm

Âm nhạc Mông Cổ bị ảnh hưởng mạnh từ thiên nhiên, phong tục du mục, saman giáo, và cả Phật giáo Tây Tạng. Âm nhạc truyền thống bao gồm nhiều nhạc cụ, nổi tiếng nhất là mã đầu cầm (morin khuur/morinhur)[36], và các phong cách hát như urtyn duu ("long song"), và thuật hát trong cổ họng đồng song thanh (khoomei/khomij). "Tsam" được nhảy múa để tránh ma quỷ và nó được coi là sự hồi tưởng về saman giáo.

Âm nhạc đại chúng

Ban nhạc rock đầu tiên của Mông Cổ là Soyol Erdene, được thành lập trong thập niên 1960. Phong cách kiểu Beatles của họ đã bị giới kiểm duyệt Cộng sản chỉ trích mạnh mẽ. Tiếp sau đó là Mungunhurhree, Ineemseglel, Urgoo, vân vân, đã mở ra con đường cho thể loại nhạc này trong môi trường khắc nghiệt của lý tưởng Cộng sản. Mungunhurhree và Haranga là những người tiên phong trong âm nhạc rock nặng Mông Cổ. Haranga phát triển tới đỉnh cao hồi cuối thập niên 1980 và 1990.

Người lãnh đạo Haranga, nghệ sĩ guitar nổi tiếng Enh-Manlai, đã tận tình giúp đỡ những thế hệ ca sĩ nhạc rock sau này. Trong số những ban nhạc tiếp bước Haranga có ban nhạc Hurd. Đầu thập niên 1990, nhóm Har-Chono đã đặt ra bước khởi đầu của rock-dân gian Mông Cổ, pha trộn những yếu tố của "long song" Mông Cổ vào trong thể loại nhạc rock.

Tới thời điểm đó, môi trường cho sự phát triển của tư tưởng nghệ thuật đã được tự do hơn rất nhiều nhờ một xã hội dân chủ mới trong nước. Thập kỷ 1990 chứng kiến sự phát triển của rap, techno, hip-hop và cả những boy band và girl band ở thời điểm chuyển tiếp thiên niên kỷ.

Truyền thông

Truyền thông Mông Cổ phỏng vấn Đảng Xanh Mông Cổ đối lập. Truyền thông đã có nhiều tự do từ khi những cuộc cải cách dân chủ được thực hiện trong thập niên 1990.

Báo chí Mông Cổ bắt đầu năm 1920 với những quan hệ thân cận với Liên xô dưới sự quản lý của Đảng Cộng sản, với việc thành lập tờ báo Unen ("Sự thật") tương tự tờ Pravda Xô viết.[37] Cho tới những cuộc cải cách trong thập niên 1990, chính phủ kiểm soát chặt chẽ truyền thông và quản lý mọi công việc xuất bản, và không cho phép sự tồn tại của truyền thông độc lập.[37] Sự giải tán Liên bang Xô viết đã có tác động mạnh tới Mông Cổ, nơi Nhà nước độc đảng đã phát triển trở thành một chế độ dân chủ đa đảng, và cùng với đó, những quyền tự do của truyền thông được đặt lên hàng đầu.

Một luật mới về tự do báo chí, được soạn thảo với sự giúp đỡ của các Tổ chức phi chính phủ quốc tế ngày 28 tháng 8 năm 1998 và được thông qua ngày 1 tháng 1 năm 1999, mở đường cho các tự do truyền thông.[38] Truyền thông Mông Cổ hiện tại gồm khoảng 300 tờ báo in và các đài phát thanh, truyền hình.[39]

Từ năm 2006, môi trường truyền thông đã được cải thiện với việc chính phủ thảo luận một Đạo luật Tự do Thông tin, và loại bỏ bất kỳ một sự liên quan nào của truyền thông tới chính phủ.[40][41] Những cuộc cải cách thị trường đã dẫn tới sự gia tăng của số người làm việc trong ngành truyền thông sau từng năm, cùng với số lượng các sinh viên và trường báo chí.[40] Trong báo cáo năm 2008 của mình, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới xếp hạng môi trường báo chí ở vị trí 93 trên 173, vị trí số 1 là tự do nhất.[42]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Ban Ki-Moon on press conference in Ulaanbaatar, July 27th, 2009
  2. ^ “President George W. Bush Visits Mongolia”. US embassy in Mongolia, 2005.
  3. ^ Ulanbator
  4. ^ CIA World Factbook countries by area
  5. ^ “Republic of Mongolia” (PDF). 2004. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ http://vnexpress.net/gl/the-gioi/cuoc-song-do-day/2012/07/mong-co-ngoi-tren-dong-vang-ma-lo/
  7. ^ a b CIA World Factbook: Mongolia
  8. ^ Statistical Yearbook of Mongolia 2006, National Statistical Office, Ulaanbaatar, 2007
  9. ^ Morris Rossabi, Beijing's growing politico-economic leverage over Ulaanbaatar, The Jamestown Foundation, 2005-05-05, (truy cập 2007-05-29)
  10. ^ Jeffs, Luke (12 tháng 2 năm 2007). “Mongolia earns a sporting chance with fledgling operation”. Dow Jones Financial News Online. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  11. ^ Cheng, Patricia (19 tháng 9 năm 2006). “Mongolian bourse seeks foreign investment”. International Herald-Tribune. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2007.
  12. ^ Lonely Planet Mongolia: Choibalsan transport
  13. ^ a b c U.S. Census Bureau International Data Base
  14. ^ U.S. Department of State. Bureau of East Asian and Pacific Affairs. Background Note:Mongolia
  15. ^ a b c d e World Population Prospects The 2006 Revision Highlights
  16. ^ National Statistical Office: Statistical Yearbook 2002, p. 39. "Villages" in this case refers to settlements that are not part of a sum, see p. 37
  17. ^ National Statistical Office: Statistical Yearbook 2002, pp. 43, 151
  18. ^ Second wave of Chinese invasion. The Sydney Morning Herald. 13 tháng 8, 2007.
  19. ^ Mongolia - Ethnic and Linguistic Groups. Source: U.S. Library of Congress.
  20. ^ Lonely Planet: Mongolian, 2008
  21. ^ Han, Jae-hyuck (5 tháng 5 năm 2006). “Today in Mongolia: Everyone can speak a few words of Korean”. Office of the President, Republic of Korea. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2007.
  22. ^ CIA Factbook - Mongolia
  23. ^ Bureau of East Asian and Pacific Affairs - Mongolia
  24. ^ http://en.wikipedia.org/wiki/Mongolia#Religion
  25. ^ The Encyclopedia Americana, By Grolier Incorporated, pg. 680
  26. ^ Mongolia. Encyclopædia Britannica Online.
  27. ^ Olloo.mn(Mongolian)
  28. ^ The National Statistical Office of Mongolia: Goal 4 - Reduce Child Mortality
  29. ^ National Ministry of Health Yearbook 2006
  30. ^ UNICEF - At a glance: Mongolia
  31. ^ UBPost: Child Mortality Rate Has Decreased, UNICEF Says
  32. ^ Mark Bixler (15 tháng 8 năm 2008). “Mongolia wins first-ever gold medal”. CNN.com/world sport. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2008.
  33. ^ “World ranking: 25 m Pistol Women”. International Shooting Sport Federation. 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2007.
  34. ^ a b Искусство Монголии. Moscow. 1984.
  35. ^ “Cultural Heritage of Mongolia”. Indiana University. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  36. ^ Khê, Trần Văn. Hồi Ký Trần Văn Khê. 3. Bôn ba bốn biển năm châu. TP. Hồ Chí Minh: NXB Trẻ & Phương Nam. tr. 308. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  37. ^ a b Mongolia media, Press reference.
  38. ^ Bruun, O. & Odgaard, O. Mongolia in Transition: Old Patterns, New Challenges. Routledge, 1996. ISBN 978-0-7007-0441-5.
  39. ^ Country Profile: Mongolia, BBC.
  40. ^ a b Banerjee, I. & Logan, S. Asian Communication Handbook 2008. AMIC, 2008. ISBN 978-981-4136-10-5.
  41. ^ Macrory, P. F. J., Appleton P. A. & Plummer, M. G. The World Trade Organization: Legal, Economic and Political Analysis. Springer, 2005. ISBN 978-0-387-22685-9.
  42. ^ 2008 Press Freedom Index, Reporters Without Borders.

Đọc thêm


Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung
Du lịch