Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đơn vị hành chính cấp huyện (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 187: Dòng 187:


===Tỉnh [[Tiền Giang]]===
===Tỉnh [[Tiền Giang]]===

*Thành lập các phường [[Đạo Thạnh]], [[Mỹ Phong]], [[Tân Mỹ Chánh]] và [[Trung An, Mỹ Tho|Trung An]] thuộc thành phố [[Mỹ Tho]].
*Thành lập các phường [[Long Chánh]], [[Long Hòa, Gò Công|Long Hòa]], [[Long Hưng, Gò Công|Long Hưng]], [[Long Thuận, Gò Công|Long Thuận]] thuộc thị xã [[Gò Công]] và thành lập thành phố Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.
*Thành lập các phường [[Long Chánh]], [[Long Hòa, Gò Công|Long Hòa]], [[Long Hưng, Gò Công|Long Hưng]], [[Long Thuận, Gò Công|Long Thuận]] thuộc thị xã [[Gò Công]] và thành lập thành phố Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.



Phiên bản lúc 15:02, ngày 21 tháng 11 năm 2019

Cấp huyện, theo phân cấp hành chính Việt Nam, là cấp hành chính thứ hai tại Việt Nam, dưới cấp tỉnh và trên cấp xã.

Bản đồ các đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam (trước năm 2008), trong đó: Đường màu trắng - ranh giới các đơn vị hành chính cấp huyện, màu xám đậm - ranh giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Các đơn vị hành chính thuộc cấp huyện

Theo phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay, cấp huyện bao gồm quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Quận

Một con đường tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Quận là đơn vị hành chính cấp huyện chỉ có ở các thành phố trực thuộc trung ương. Các quận tạo nên nội thành của các thành phố. Mỗi một quận lại được chia thành các phường.

Đến năm 2019, Việt Nam có 49 quận thuộc 5 thành phố trực thuộc trung ương.

Thị xã

Bãi biển Dốc Lết tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

Thị xã là một đơn vị hành chính cấp huyện có cả ở tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Thị xã được chia thành các phường ở nội thị và các xã ở ngoại thị.

Đến ngày 11 tháng 9 năm 2019, Việt Nam có 49 thị xã. Trong đó có 48 thị xã trực thuộc tỉnh và 1 thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương (thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội). Có 1 thị xã là tỉnh lỵ của một tỉnh (thị xã Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông) và 48 thị xã không phải là tỉnh lỵ.

Huyện

Một con đường nông thôn ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, phía xa là núi Ba Thê

Huyện là đơn vị hành chính nông thôn có cả ở tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Dưới huyện là thị trấn (có thể có một hoặc nhiều, hoặc không có thị trấn nào) và các xã. Một số huyện đảo không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã do có diện tích quá nhỏ hoặc dân cư quá ít, thay vào đó chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý tất cả các mặt của huyện đó.

Đến ngày 11 tháng 9 năm 2019, Việt Nam có 542 huyện, trong đó có 12 huyện đảo.

Thành phố trực thuộc tỉnh

Đường Lê Lợi tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thành phố trực thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện chỉ có ở các tỉnh. Một thành phố trực thuộc tỉnh có thể là tỉnh lỵ của một tỉnh hoặc không phải là tỉnh lỵ. Thành phố trực thuộc tỉnh được chia thành các phường ở nội thành và các xã ở ngoại thành.

Đến ngày 11 tháng 9 năm 2019, Việt Nam có 73 thành phố trực thuộc tỉnh, trong đó có 57 thành phố là tỉnh lỵ và 16 thành phố không phải là tỉnh lỵ.

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính cấp huyện chỉ có ở các thành phố trực thuộc trung ương, được đặt ra để thí điểm mô hình chính quyền đô thị mới tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các phường.

Hiện nay chưa có thành phố nào như thế được thành lập.

Thống kê

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009, Việt Nam có 697 đơn vị hành chính cấp huyện.[1]

Tại thời điểm 11 tháng 9 năm 2019, Việt Nam có 713 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 73 thành phố trực thuộc tỉnh, 49 thị xã, 49 quận và 542 huyện.

Diện tích và dân số các đơn vị hành chính cấp huyện không đồng đều:

Về diện tích:

  • Trong số các thành phố trực thuộc tỉnh, Thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh có diện tích lớn nhất với 516,6 km², Thành phố Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa có diện tích nhỏ nhất với 44,94 km².
  • Trong số các thị xã, thị xã Ninh Hòa thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích lớn nhất với 1.197,8 km², thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích nhỏ nhất với 27,8 km².
  • Trong số các quận, quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ có diện tích lớn nhất với 125,4 km², quận 4 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích nhỏ nhất với 4,18 km².
  • Trong số các huyện, huyện Tương Dương thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích lớn nhất với 2.811,92 km², huyện Thanh Trì thuộc thành phố Hà Nội có diện tích nhỏ nhất với 63,17 km² (nếu không tính 12 huyện đảo).
  • Trong số các huyện đảo, huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang có diện tích lớn nhất với 589,4 km² (gấp gần 10 lần diện tích huyện Thanh Trì); huyện Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị có diện tích nhỏ nhất với chỉ 2,2 km², đồng thời là huyện có diện tích nhỏ nhất cả nước.

Về dân số:

Theo số dân:

Như thế, các thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện đông dân nhất đều thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh kế cận.

Theo mật độ dân cư:

  • Trong số các thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố Nam Định thuộc tỉnh Nam Định có mật độ dân cư cao nhất với 8.887 người/km2, thành phố Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh có mật độ dân cư thấp nhất với 172 người/km2.
  • Trong số các thị xã, thị xã Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương có mật độ dân cư cao nhất với 6.922 người/km2, thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên có mật độ dân cư thấp nhất 180 người/km2.
  • Trong số các quận, quận 4 thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân cư cao nhất với 50.765 người/km2, quận Ô Môn thuộc thành phố Cần Thơ có mật độ dân cư thấp nhất với 1310 người/km2.
  • Trong số các huyện, huyện Hóc Môn thuộc thành phố Hồ Chí Minh có mật độ dân cư cao nhất với 3860 người/km2, huyện Ia H'Drai thuộc tỉnh Kon Tum có mật độ dân cư thấp nhất với 13 người/km2 (nếu không tính 12 huyện đảo).
  • Trong số các huyện đảo, huyện Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có mật độ dân cư cao nhất với 1.822 người/km2, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng có mật độ dân cư thấp nhất với 0 người/km2.

So với mật độ dân cư trung bình của Việt Nam (theo số liệu Điều tra dân số 1/4/2009) là 259 người/km2, một số thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã (đô thị loại IV trở lên) có mật độ dân cư thấp hơn khá nhiều.

Dự kiến điều chỉnh địa giới một số đơn vị hành chính cấp huyện

Tỉnh Lào Cai

Tỉnh Điện Biên

Tỉnh Hà Giang

Tỉnh Tuyên Quang

  • Điều chỉnh địa giới hành chính 1 thị trấn và 2 xã thuộc huyện Yên Sơn (các xã Kim Phú, Phú Lâm và thị trấn Tân Bình) để mở rộng thành phố Tuyên Quang, hoàn thiện các tiêu chuẩn để trở thành đô thị loại II. Sáp nhập xã Đội Cấn vào thị trấn Tân Bình để thành lập phường Đội Cấn, thành lập phường Mỹ Lâm trên cơ sở xã Phú Lâm và phường An Tường trên cơ sở xã An Tường.

Tỉnh Phú Thọ

  • Điều chỉnh địa giới hành chính 3 xã thuộc huyện Thanh Ba (Đỗ Sơn, Đỗ Xuyên và Lương Lỗ), 2 xã thuộc huyện Tam Nông (Hiền Quan, Vực Trường) để mở rộng thị xã Phú Thọ, tiến tới thành lập thành phố Phú Thọ.

Tỉnh Yên Bái

Tỉnh Quảng Ninh

  • Tái lập thị xã Tiên Yên và thành lập 6 phường thuộc thị xã Tiên Yên (Tiên Yên, Yên Than, Tiên Lãng, Hải Lạng, Đông Ngũ và Đông Hải) từ thị trấn Tiên Yên và các xã có tên tương ứng trên cơ sở giải thể huyện Tiên Yên hiện tại.

Tỉnh Bắc Giang

Tỉnh Hưng Yên

  • Thành lập thị xã Văn Giang và 6 phường (Cửu Cao, Long Hưng, Nghĩa Trụ, Phụng Công, Văn Giang và Xuân Quan) thuộc thị xã Văn Giang từ thị trấn Văn Giang và các xã có tên tương ứng thuộc huyện Văn Giang.

Tỉnh Hà Nam

  • Thành lập thị xã Duy Tiên và các phường thuộc thị xã Duy Tiên từ huyện Duy Tiên hiện tại
  • Thành lập thị trấn Tân Thanh, thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Thanh LưuThanh Bình, Thanh Liêm.

Tỉnh Thanh Hóa

  • Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hà Trung để mở rộng thị xã Bỉm Sơn, tiến tới thành lập thành phố Bỉm Sơn.
  • Thành lập thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Tĩnh Gia - Nghi Sơn trên cơ sở huyện Tĩnh Gia hiện tại. Nội thị của thị xã là khu vực thị trấn Tĩnh Gia mở rộng (nằm trong quy hoạch trung tâm hành chính và khu kinh tế Nghi Sơn) đã được công nhận đô thị loại III.
  • Thành lập thị xã Ngọc Lặc, đô thị trung tâm miền tây tỉnh Thanh Hóa từ huyện Ngọc Lặc hiện tại.

Tỉnh Nghệ An

Tỉnh Quảng Ngãi

  • Thành lập thị xã Đức Phổ và 8 phường (từ thị trấn Đức Phổ và 7 xã Phổ Minh, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Vinh, Phổ Quang, Phổ Văn và Phổ Thạnh) thuộc thị xã Đức Phổ trên cơ sở huyện Đức Phổ.

Tỉnh Bình Định

Tỉnh Khánh Hòa

  • Thành lập thị xã Diên Khánh và 10 phường thuộc thị xã Diên Khánh từ huyện Diên Khánh.

Tỉnh Kon Tum

  • Thành lập thị xã Ngọc Hồi và 4 phường thuộc thị xã Ngọc Hồi từ huyện Ngọc Hồi.

Tỉnh Đắk Nông

  • Thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa và thành lập thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.
  • Thành lập thị xã Kiến Đức và 6 phường thuộc thị xã Kiến Đức từ huyện Đắk R'lấp.
  • Thành lập thị xã Đức Lập và 6 phường thuộc thị xã Đức Lập từ huyện Đắk Mil.

Tỉnh Bình Thuận

  • Sáp nhập thị trấn Phú Long và 3 xã Hàm Hiệp, Hàm Liêm, Hàm Thắng của huyện Hàm Thuận Bắc; 2 xã Hàm Mỹ, Mương Mán của huyện Hàm Thuận Nam về thành phố Phan Thiết và chuyển thị trấn Phú Long, các xã Tiến Lợi, Phong Nẫm thành các phường có tên tương ứng.
  • Thành lập phường Tân Phước thuộc thị xã La Gi và thành lập thành phố La Gi thuộc tỉnh Bình Thuận.

Tỉnh Lâm Đồng

  • Thành lập thị xã Đức Trọng và 7 phường (1, 2, 3, 4, Liên Hiệp, Hiệp An và Hiệp Thạnh) thuộc thị xã Đức Trọng từ huyện Đức Trọng hiện tại.

Tỉnh Bình Phước

  • Thành lập thị trấn Phú Hưng thuộc huyện Bù Gia Mập.
  • Thành lập thị trấn Bù Nho thuộc huyện Phú Riềng.

Tỉnh Bình Dương

Tỉnh Đồng Nai

  • Thành lập thị trấn Long Giao thuộc huyện Cẩm Mỹ.
  • Thành lập thị xã Trảng Bom và các phường thuộc thị xã Trảng Bom từ huyện Trảng Bom hiện tại.
  • Thành lập thị xã Long Thành và các phường thuộc thị xã Long Thành từ huyện Long Thành hiện tại.

Tỉnh Tây Ninh

  • Thành lập thị xã Hoà Thành và các phường thuộc thị xã Hoà Thành từ huyện Hòa Thành hiện tại.
  • Thành lập thị xã Trảng Bàng và các phường thuộc thị xã Trảng Bàng từ huyện Trảng Bàng hiện tại.

Tỉnh Long An

  • Thành lập các phường Lợi Bình Nhơn và Bình Tâm thuộc thành phố Tân An.

Tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Đồng Tháp

Tỉnh An Giang

  • Thành lập thị xã Tịnh Biên và 7 phường thuộc thị xã Tịnh Biên từ huyện Tịnh Biên.

Tỉnh Hậu Giang

  • Thành lập phường Hiệp Lợi thuộc thị xã Ngã Bảy và thành lập thành phố Ngã Bảy thuộc tỉnh Hậu Giang.
  • Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Vị Thủy để mở rộng thành phố Vị Thanh, đáp ứng các tiêu chuẩn để thành phố trở thành đô thị loại II.

Tỉnh Kiên Giang

  • Thành lập thành phố Phú Quốc và 8 phường thuộc thành phố Phú Quốc.

Tổ chức mô hình chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh

Đây là một mô hình mới đang được xem xét thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Còn được biết với cái tên mô hình thành phố trong thành phố:[2]

(Các thành phố được thành lập là các thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, một đơn vị hành chính cấp huyện)

  • Giữ nguyên các quận còn lại và một phần các quận, huyện được chia tách với tên gọi, tổ chức như cũ.

Xem thêm

Chú thích