Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bà Rịa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Địa điểm tham quan và du lịch: Thêm quán cà phên đẹp và liên kết mô tả chi tiết
Dòng 146: Dòng 146:


== Địa điểm tham quan và du lịch ==
== Địa điểm tham quan và du lịch ==
Thành phố Bà Rịa có một vài địa điểm lịch sử hoặc cảnh đẹp như: Nhà thờ chánh toà Bà Rịạ, nhà Tròn Bà Rịa, [[địa đạo Long Phước]],[https://www.bariacogivui.vn/ba-ria-co-gi/ba-ria-co-gi-an/quan-ngon-ba-ria/quan-cafe-dep-o-ba-ria/ các quán cà phên đẹp]...
Thành phố Bà Rịa có một vài địa điểm lịch sử hoặc cảnh đẹp như: Nhà thờ chánh toà Bà Rịạ, nhà Tròn Bà Rịa, [[địa đạo Long Phước]],[https://www.bariacogivui.vn/ba-ria-co-gi/ba-ria-co-gi-an/quan-ngon-ba-ria/quan-cafe-dep-o-ba-ria/ các quán cà phê đẹp]...


== Đặc sản Bà Rịa ==
== Đặc sản Bà Rịa ==

Phiên bản lúc 09:07, ngày 4 tháng 1 năm 2022

Bà Rịa
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Bà Rịa
Trung tâm thương mại Bà Rịa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhBà Rịa – Vũng Tàu
Trụ sở UBNDSố 137 Đường 27 tháng 4, phường Phước Hiệp
Phân chia hành chính8 phường, 3 xã
Thành lập
  • 2/6/1994: thành lập thị xã Bà Rịa[1]
  • 22/8/2012: thành lập thành phố Bà Rịa[2]
Loại đô thịLoại II
Năm công nhận2014
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Vinh Quang
Bí thư Thành ủyĐặng Minh Thông
Địa lý
Tọa độ: 10°29′57″B 107°10′3″Đ / 10,49917°B 107,1675°Đ / 10.49917; 107.16750
MapBản đồ thành phố Bà Rịa
Bà Rịa trên bản đồ Việt Nam
Bà Rịa
Bà Rịa
Vị trí thành phố Bà Rịa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích91,46 km²[2]
Dân số (2017)
Tổng cộng205.192 người
Mật độ2.243 người/km²
Dân tộcKinh,...
Khác
Mã hành chính748[3]
Biển số xe72-D1
Websitebaria.baria-vungtau.gov.vn

Bà Rịathành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.

Địa lý

Vị trí địa lý

Thành phố Bà Rịa có tọa độ địa lý từ 10°30' đến 10°50' vĩ độ Bắc, từ 107°10' đến 107°17' kinh độ Đông, cách Thành phố Hồ Chí Minh 75 km về Hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 20 km về Hướng Bắc.

Địa giới hành chính thành phố Bà Rịa:

Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km² với dân số đến năm 2017 khoảng 205.190 người.

Điều kiện tự nhiên

Địa hình thành phố khá bằng phẳng, hơi dốc ở phía bắc. Thổ nhưỡng gồm hai loại đất chính là đất xám và đất đỏ bazan. Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực, gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4 °C đến 27,2 °C.

Hành chính

Thành phố Bà Rịa có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Bà Rịa
Tên Diện tích (km²) [4] Năm thành lập
Phường (8)
Kim Dinh 18,64 2002
Long Hương 14,44 2002
Long Tâm 3,59 2005
Long Toàn 2,93 1994
Phước Hiệp 0,96 1994
Phước Hưng 2,93 1994
Tên Diện tích (km²) Năm thành lập
Phước Nguyên 2,53 1994
Phước Trung 6,21 1994
Xã (3)
Hòa Long 14,94 1956
Long Phước 16,12 1956
Tân Hưng 7,71 2005

Lịch sử

Đình thần Phước Lễ ở trung tâm thành phố Bà Rịa, được xây dựng cách nay khoảng trên 200 năm và thờ danh sĩ Nguyễn Thiếp làm Thành hoàng[5]

Dưới thời nhà Nguyễn, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy, tỉnh Biên Hòa.

Năm 1876, thực dân Pháp thành lập hạt tham biện Bà Rịa trên cơ sở huyện Phước An thuộc phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.

Năm 1900, các hạt tham biện lại đổi thành tỉnh; tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa đặt tại làng Phước Lễ, tổng An Phú Hạ. Thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Phước Tuy được thành lập trên cơ sở tỉnh Bà Rịa cũ và thị xã Vũng Tàu. Lúc này, xã Phước Lễ vừa là quận lị quận Châu Thành Phước Tuy (sau đổi thành quận Long Lễ), vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy.

Sau năm 1975, xã Phước Lễ thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 8 tháng 12 năm 1982, xã Phước Lễ chuyển thành thị trấn Bà Rịa - thị trấn huyện lỵ huyện Châu Thành. Địa giới hành chính thị trấn Bà Rịa khi đó phía đông giáp xã Long Điền, huyện Long Đất, phía tây giáp xã Long Hương, phía bắc giáp xã Hòa Long, phía nam giáp đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.[6]

Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 45-CP thành lập thị xã Bà Rịa[1] trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành và hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994, gồm 5 phường: Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung (thành lập trên cơ sở giải thể thị trấn Bà Rịa cũ) và 3 xã: Long Hương, Hòa Long, Long Phước.

Ngày 22 tháng 10 năm 2002, chia xã Long Hương thành 2 phường: Long Hương và Kim Dinh.[7]

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia phường Phước Hưng thành phường Phước Hưng và xã Tân Hưng; chia phường Long Toàn thành 2 phường: Long Toàn và Long Tâm.[8]

Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thị xã Bà Rịa được công nhận là đô thị loại III.[9]

Ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa.[10]

Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP chuyển thị xã Bà Rịa thành thành phố Bà Rịa. Thành phố Bà Rịa có 8 phường và 3 xã như hiện nay.[2]

Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2130/QĐ-TTg công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[11]

Kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố: Công nghiệp – Xây dựng chiếm 62,59%; Dịch vụ - Thương mại chiếm 34,07%, Nông nghiệp – Thủy sản chiếm 3,33%.

Nông nghiệp – Thủy sản: Tại thành phố, một số hoạt động nông nghiệp có thể kể đến như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá hiện hành 341,9 tỷ đồng.

Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Năm 2012, toàn ngành có 822 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho 7.732 lao động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo giá hiện hành 2.441,8 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành phố ổn định và phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hầu hết các doanh nghiệp Trung ương, tỉnh đã đầu tư công nghệ mới vào sản xuất kể cả khâu lao động kỹ thuật. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp như đá xây dựng, điện, nước, cửa sắt, … có sự tăng trưởng cả về chất lượng lẫn số lượng. Đội ngũ công nhân và người lao động được đa dạng hóa về ngành nghề để phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần.

Thương mại - Dịch vụ: Năm 2012, trên địa bàn thành phố có 3.700 cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ, giải quyết việc làm cho 7.171 lao động. Tổng doanh thu thương mại – dịch vụ 5.345 tỷ đồng; trong đó doanh thu thương mại 3.120 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ 2.225 tỷ đồng.

Giao thông - Vận tải: Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa - Nhơn Trạch - Đô thị mới Phú Mỹ với thành phố Vũng Tàu, đồng thời do Bà Rịa có vị thế là tâm điểm của 03 tuyến Quốc lộ quan trọng là QL51, QL56, QL55 nên thành phố còn là trung tâm kết nối vùng trung du Đông Nam Bộ, có thể tiếp cận với hệ thống cảng biển đang phát triển của Vũng Tàu và Phú Mỹ.

Đã thực hiện các thủ tục chuyển đổi chức năng Bến xe khách Bà Rịa và Trung tâm thương mại Bà Rịa thành khu chức năng siêu thị và là chợ đầu mối của tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn thành phố Bà Rịa đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella Residences, khu đô thị Barya City, khu đô thị Kim Dinh, khu đô thị Lan Anh Residential, Khu đô thị Golden Land Center City,...

Địa điểm tham quan và du lịch

Thành phố Bà Rịa có một vài địa điểm lịch sử hoặc cảnh đẹp như: Nhà thờ chánh toà Bà Rịạ, nhà Tròn Bà Rịa, địa đạo Long Phước,các quán cà phê đẹp...

Đặc sản Bà Rịa

Tại Bà Rịa các du khách có thể tìm đến các món ăn ngon, dân dã như: Bánh canh Long Hương, Mắm bằm, Măng Là A, Rượu nếp Hoà Long,...

Tập tin:Mambam.jpg
Mắm bằm (nguyên liệu chính là mắm cá và đu đủ)
Tập tin:Manglaa112.jpg
Măng Là A (mọc chủ yếu đồi núi tại tỉnh BR-VT)

Bánh canh Long Hương

Chú thích

  1. ^ a b Nghị định 45-CP năm 1994 về việc thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  2. ^ a b c “Nghị quyết số 43/NQ-CP năm 2012 về việc thành lập thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Quyết định 543/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2019 thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  5. ^ Những danh nhân văn hóa Việt Nam thờ tại đình Phước Lễ thị xã Bà Rịa
  6. ^ Quyết định 192-HĐBT năm 1982 về việc phân vạch địa giới một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Đồng Nai
  7. ^ Nghị định 83/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã, phường thuộc các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  8. ^ Nghị định 83/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa, điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  9. ^ Quyết định 574/2007/QĐ-BXD công nhận thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu là đô thị loại III
  10. ^ Bà Rịa – Vũng Tàu "dời đô"
  11. ^ Quyết định số 2130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tham khảo