Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dừa”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 51: Dòng 51:
Các nghiên cứu về di truyền học của dừa cũng đã xác nhận quần thể dừa thời tiền Colombia ở [[Panama]] thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng không phải là loài bản địa và phơi bày một điểm nút thắt di truyền do [[hiệu ứng sáng lập]]. Một nghiên cứu vào năm 2008 cho rằng dừa ở châu Mỹ có liên quan gần nhất về mặt di truyền với dừa ở [[Philippines]], chứ không phải với bất kỳ quần thể dừa nào khác gần đó (bao gồm cả [[Polynesia]]). Nguồn gốc như vậy chỉ ra rằng dừa không được đưa vào tự nhiên, chẳng hạn như dòng chảy biển. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nó được các thủy thủ Nam Đảo thời kỳ đầu mang đến châu Mỹ từ ít nhất 2.250 năm TCN và có thể là bằng chứng về sự giao thoa giữa các nền văn hóa Nam Đảo và Nam Mỹ thời kỳ tiền Colombia. Nó được củng cố thêm nhờ các bằng chứng thực vật tương tự khác về sự giao thoa, như sự hiện diện của [[khoai lang]] thời tiền thuộc địa trong các nền văn hóa Châu Đại Dương.<ref name="Baudouin20082">{{Chú thích tạp chí|last=Baudouin|first=Luc|last2=Lebrun|first2=Patricia|date=26 July 2008|title=Coconut (''Cocos nucifera'' L.) DNA studies support the hypothesis of an ancient Austronesian migration from Southeast Asia to America|journal=Genetic Resources and Crop Evolution|volume=56|issue=2|pages=257–262|doi=10.1007/s10722-008-9362-6}}</ref> <ref name="Brouwers20112">{{Chú thích web|url=https://blogs.scientificamerican.com/thoughtomics/httpblogsscientificamericancomthoughtomics20110801coconuts-not-indigenous-but-quite-at-home-nevertheless/|tựa đề=Coconuts: not indigenous, but quite at home nevertheless|tác giả=Brouwers|tên=Lucas|ngày=1 August 2011|website=Scientific American|ngày truy cập=10 January 2019}}</ref> <ref name="Ward">{{Chú thích tạp chí|last=Ward|first=R. G.|last2=Brookfield|first2=M.|year=1992|title=Special Paper: the dispersal of the coconut: did it float or was it carried to Panama?|journal=Journal of Biogeography|volume=19|issue=5|pages=467–480|doi=10.2307/2845766|jstor=2845766}}</ref> Xuyên suốt [[Thời kỳ cận đại|thời thuộc địa]], dừa Thái Bình Dương đã được du nhập thêm vào [[México|Mexico]] từ [[Đông Ấn Tây Ban Nha]] thông qua [[chiến thuyền Manila]].<ref name="Gunn20112">{{Chú thích tạp chí|last=Gunn|first=Bee F.|last2=Baudouin|first2=Luc|last3=Olsen|first3=Kenneth M.|last4=Ingvarsson|first4=Pär K.|date=22 June 2011|title=Independent Origins of Cultivated Coconut (''Cocos nucifera'' L.) in the Old World Tropics|journal=PLOS ONE|volume=6|issue=6|pages=e21143|bibcode=2011PLoSO...621143G|doi=10.1371/journal.pone.0021143|pmc=3120816|pmid=21731660|doi-access=free}}</ref>Trái ngược với dừa Thái Bình Dương, dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương phần lớn được các thương nhân Ả Rập và Ba Tư đưa vào bờ biển [[Đông Phi]]. Dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương cũng được đưa vào [[Đại Tây Dương]] nhờ tàu [[Người Bồ Đào Nha|Bồ Đào Nha]] từ các thuộc địa của họ ở duyên hải [[Ấn Độ]] và [[Sri Lanka]]; đầu tiên du nhập vào vùng duyên hải [[Tây Phi]], sau đó trở đi vào Caribe và bờ biển phía đông [[Brasil|Brazil]]. Tất cả những sự du nhập này đều trong vòng vài thế kỷ trước, tương đối gần đây so với sự phổ rộng của dừa Thái Bình Dương.<ref name="Gunn20114">{{Chú thích tạp chí|last=Gunn|first=Bee F.|last2=Baudouin|first2=Luc|last3=Olsen|first3=Kenneth M.|last4=Ingvarsson|first4=Pär K.|date=22 June 2011|title=Independent Origins of Cultivated Coconut (''Cocos nucifera'' L.) in the Old World Tropics|journal=PLOS ONE|volume=6|issue=6|pages=e21143|bibcode=2011PLoSO...621143G|doi=10.1371/journal.pone.0021143|pmc=3120816|pmid=21731660|doi-access=free}}</ref>
Các nghiên cứu về di truyền học của dừa cũng đã xác nhận quần thể dừa thời tiền Colombia ở [[Panama]] thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng không phải là loài bản địa và phơi bày một điểm nút thắt di truyền do [[hiệu ứng sáng lập]]. Một nghiên cứu vào năm 2008 cho rằng dừa ở châu Mỹ có liên quan gần nhất về mặt di truyền với dừa ở [[Philippines]], chứ không phải với bất kỳ quần thể dừa nào khác gần đó (bao gồm cả [[Polynesia]]). Nguồn gốc như vậy chỉ ra rằng dừa không được đưa vào tự nhiên, chẳng hạn như dòng chảy biển. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nó được các thủy thủ Nam Đảo thời kỳ đầu mang đến châu Mỹ từ ít nhất 2.250 năm TCN và có thể là bằng chứng về sự giao thoa giữa các nền văn hóa Nam Đảo và Nam Mỹ thời kỳ tiền Colombia. Nó được củng cố thêm nhờ các bằng chứng thực vật tương tự khác về sự giao thoa, như sự hiện diện của [[khoai lang]] thời tiền thuộc địa trong các nền văn hóa Châu Đại Dương.<ref name="Baudouin20082">{{Chú thích tạp chí|last=Baudouin|first=Luc|last2=Lebrun|first2=Patricia|date=26 July 2008|title=Coconut (''Cocos nucifera'' L.) DNA studies support the hypothesis of an ancient Austronesian migration from Southeast Asia to America|journal=Genetic Resources and Crop Evolution|volume=56|issue=2|pages=257–262|doi=10.1007/s10722-008-9362-6}}</ref> <ref name="Brouwers20112">{{Chú thích web|url=https://blogs.scientificamerican.com/thoughtomics/httpblogsscientificamericancomthoughtomics20110801coconuts-not-indigenous-but-quite-at-home-nevertheless/|tựa đề=Coconuts: not indigenous, but quite at home nevertheless|tác giả=Brouwers|tên=Lucas|ngày=1 August 2011|website=Scientific American|ngày truy cập=10 January 2019}}</ref> <ref name="Ward">{{Chú thích tạp chí|last=Ward|first=R. G.|last2=Brookfield|first2=M.|year=1992|title=Special Paper: the dispersal of the coconut: did it float or was it carried to Panama?|journal=Journal of Biogeography|volume=19|issue=5|pages=467–480|doi=10.2307/2845766|jstor=2845766}}</ref> Xuyên suốt [[Thời kỳ cận đại|thời thuộc địa]], dừa Thái Bình Dương đã được du nhập thêm vào [[México|Mexico]] từ [[Đông Ấn Tây Ban Nha]] thông qua [[chiến thuyền Manila]].<ref name="Gunn20112">{{Chú thích tạp chí|last=Gunn|first=Bee F.|last2=Baudouin|first2=Luc|last3=Olsen|first3=Kenneth M.|last4=Ingvarsson|first4=Pär K.|date=22 June 2011|title=Independent Origins of Cultivated Coconut (''Cocos nucifera'' L.) in the Old World Tropics|journal=PLOS ONE|volume=6|issue=6|pages=e21143|bibcode=2011PLoSO...621143G|doi=10.1371/journal.pone.0021143|pmc=3120816|pmid=21731660|doi-access=free}}</ref>Trái ngược với dừa Thái Bình Dương, dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương phần lớn được các thương nhân Ả Rập và Ba Tư đưa vào bờ biển [[Đông Phi]]. Dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương cũng được đưa vào [[Đại Tây Dương]] nhờ tàu [[Người Bồ Đào Nha|Bồ Đào Nha]] từ các thuộc địa của họ ở duyên hải [[Ấn Độ]] và [[Sri Lanka]]; đầu tiên du nhập vào vùng duyên hải [[Tây Phi]], sau đó trở đi vào Caribe và bờ biển phía đông [[Brasil|Brazil]]. Tất cả những sự du nhập này đều trong vòng vài thế kỷ trước, tương đối gần đây so với sự phổ rộng của dừa Thái Bình Dương.<ref name="Gunn20114">{{Chú thích tạp chí|last=Gunn|first=Bee F.|last2=Baudouin|first2=Luc|last3=Olsen|first3=Kenneth M.|last4=Ingvarsson|first4=Pär K.|date=22 June 2011|title=Independent Origins of Cultivated Coconut (''Cocos nucifera'' L.) in the Old World Tropics|journal=PLOS ONE|volume=6|issue=6|pages=e21143|bibcode=2011PLoSO...621143G|doi=10.1371/journal.pone.0021143|pmc=3120816|pmid=21731660|doi-access=free}}</ref>


=== Lịch sử tiến hóa ===
[[Tập tin:Miocene_coconut.jpg|thế=Small blackened fossil|nhỏ|Hóa thạch ''"Cocos" zeylanica'' tại [[Thế Miocen|Miocen]] ở [[New Zealand]], có kích thước xấp xỉ một quả [[dâu tây]] dài {{Convert|3,5|cm|in|abbr=on}}]]
[[Lịch sử tiến hóa của sự sống|Lịch sử tiến hóa]] và phân bố [[hóa thạch]] của dừa và các thành viên khác thuộc tông [[Cocoseae]] mơ hồ hơn so với sự phân tán và phân bố ngày nay, với nguồn gốc cuối cùng và sự phân tán thời tiền nhân loại vẫn chưa rõ ràng. Hiện có hai quan điểm chính về nguồn gốc của chi ''Cocos'', một ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và một khác ở Nam Mỹ.<ref name="Srivastava2014">{{Chú thích tạp chí|last=Srivastava|first=Rashmi|last2=Srivastava|first2=Gaurav|date=2014|title=Fossil fruit of Cocos L. (Arecaceae) from Maastrichtian-Danian sediments of central India and its phytogeographical significance|url=https://www.researchgate.net/publication/261107861|journal=Acta Palaeobotanica|volume=54|issue=1|pages=67–75|doi=10.2478/acpa-2014-0003|doi-access=free}}</ref><ref name="Nayar2016">{{Chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=pWEuDAAAQBAJ|title=The Coconut: Phylogeny, Origins, and Spread|last=Nayar, N. Madhavan|publisher=Academic Press|year=2016|isbn=9780128097793|pages=51–66}}</ref> Phần lớn hóa thạch giống ''Cocos'' thường chỉ được phục hồi từ hai khu vực trên thế giới: [[New Zealand]] và tây-trung [[Ấn Độ]]. Tuy nhiên, giống như hầu hết hóa thạch cây cọ, hóa thạch giống ''Cocos'' vẫn chỉ là giả định, vì chúng thường khó xác định.<ref name="Nayar2016" /> Hóa thạch giống ''Cocos'' sớm nhất tìm được tìm là ''"Cocos"&nbsp;zeylanica'', một loài hóa thạch được mô tả từ những trái cây nhỏ, kích thước khoảng {{Convert|3,5|cm|in|abbr=on}} ×{{Convert|1,3|to|2,5|cm|in|abbr=on}}, được phục hồi từ thế [[Thế Miocen|Miocen]] (~ 23 đến 5,3 triệu năm trước) tại [[New Zealand]] vào năm 1926. Kể từ đó, nhiều hóa thạch khác của các loại trái cây tương tự đã tìm ra trên khắp New Zealand từ thế [[Thế Eocen|Eocen]], [[Thế Oligocen|Oligocen]] và có thể cả [[Thế Holocen|Holocen]]. Nhưng nghiên cứu về chúng vẫn đang được tiến hành để xác định loài nào trong số chúng (nếu có) thực sự thuộc chi ''Cocos''.<ref name="Nayar2016" /><ref name="Conran2015">{{Chú thích tạp chí|last=Conran|first=John G.|last2=Bannister|first2=Jennifer M.|last3=Lee|first3=Daphne E.|last4=Carpenter|first4=Raymond J.|last5=Kennedy|first5=Elizabeth M.|last6=Reichgelt|first6=Tammo|last7=Fordyce|first7=R. Ewan|date=2015|title=An update of monocot macrofossil data from New Zealand and Australia|journal=Botanical Journal of the Linnean Society|volume=178|issue=3|pages=394–420|doi=10.1111/boj.12284|doi-access=free}}</ref> Endt & Hayward (1997) đã ghi nhận điểm giống nhau của chúng với các thành viên của chi ''[[Parajubaea]]'' tại Nam Mỹ, hơn là ''Cocos'', và đề xuất nguồn gốc Nam Mỹ.<ref name="Nayar2016" /> <ref name="Endt1997">{{Chú thích tạp chí|last=Endt|first=D.|last2=Hayward|first2=B.|date=1997|title=Modern relatives of New Zealand's fossil coconuts from high altitude South America|journal=New Zealand Geological Society Newsletter|volume=113|pages=67–70}}</ref> <ref name="Hayward2012">{{Chú thích tạp chí|last=Hayward|first=Bruce|date=2012|title=Fossil Oligocene coconut from Northland|journal=Geocene|volume=7|issue=13}}</ref> Conran ''và cộng sự.'' (2015), tuy nhiên, phỏng đoán sự đa dạng của chúng ở New Zealand cho biết chúng đã tiến hóa một cách đặc hữu, thay vì được đưa đến các hòn đảo bằng cách phân tán đường dài.<ref name="Conran2015" /> Ở tây-trung Ấn Độ, nhiều hóa thạch của quả, lá và thân giống ''Cocos'' đã được phục hồi từ [[Bẫy Deccan]]. Chúng bao gồm [[morphotaxa]] như ''Palmoxylon sundaran'', ''Palmoxylon insignae'', và ''Palmocarpon cocoides''. Hóa thạch giống quả của ''Cocos'' bao gồm ''"Cocos" intertrappeansis'', ''"Cocos" pantii'' và ''"Cocos" sahnii''. Chúng cũng bao gồm trái cây hóa thạch đã được xác định tạm thời là ''Cocos nucifera'' hiện đại. Chúng gồm hai mẫu vật được đặt tên là ''"Cocos" palaeonucifera'' và ''"Cocos" binoriensis'', cả hai đều được tác giả xác định niên đại là [[Tầng Maastricht|Maastrichtian]] &#x2013; [[Tầng Đan Mạch|Danian]] đầu [[Phân đại Đệ Tam|Đệ Tam]] (70 đến 62 triệu năm trước). ''C. binoriensis'' đã được các tác giả tuyên bố là hóa thạch sớm nhất của ''Cocos nucifera''.<ref name="Srivastava2014" /> <ref name="Nayar2016" /> <ref name="Singh2016">{{Chú thích tạp chí|last=Singh|first=Hukam|last2=Shukla|first2=Anumeha|last3=Mehrotra|first3=R.C.|date=2016|title=A Fossil Coconut Fruit from the Early Eocene of Gujarat|url=http://www.geosocindia.org/index.php/jgsi/article/view/88633|journal=Journal of Geological Society of India|volume=87|issue=3|pages=268–270|doi=10.1007/s12594-016-0394-9|access-date=10 January 2019}}</ref>

Ngoài New Zealand và Ấn Độ, chỉ có hai khu vực khác có báo cáo hóa thạch giống ''Cocos,'' đó là [[Úc]] và [[Colombia]]. Ở Úc, một loại trái cây hóa thạch giống ''Cocos,'' kích thước {{Convert|10|x|9,5|cm|in|abbr=on}}, được phục hồi từ hệ tầng cát Chinchilla có niên đại [[Thế Pliocen|Pliocen]] mới nhất hoặc [[Thế Pleistocen|Pleistocen]] cơ bản. Rigby (1995) đã gán chúng cho ''Cocos nucifera'' hiện đại dựa trên kích thước.<ref name="Srivastava20142">{{Chú thích tạp chí|last=Srivastava|first=Rashmi|last2=Srivastava|first2=Gaurav|date=2014|title=Fossil fruit of Cocos L. (Arecaceae) from Maastrichtian-Danian sediments of central India and its phytogeographical significance|url=https://www.researchgate.net/publication/261107861|journal=Acta Palaeobotanica|volume=54|issue=1|pages=67–75|doi=10.2478/acpa-2014-0003|doi-access=free}}</ref> <ref name="Nayar20162">{{Chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=pWEuDAAAQBAJ|title=The Coconut: Phylogeny, Origins, and Spread|last=Nayar, N. Madhavan|publisher=Academic Press|year=2016|isbn=9780128097793|pages=51–66}}</ref> Ở Colombia, một quả giống ''Cocos'' duy nhất được phục hồi từ [[hệ tầng Cerrejón]] giữa đến cuối [[thế Paleocen]]. Tuy nhiên, quả đã bị nén chặt trong quá trình hóa thạch và không thể xác định được liệu chúng có ba lỗ rỗng đặc trưng cho các thành viên thuộc tông [[Cocoseae]] hay không. Tuy nhiên, tác giả Gomez-Navarro và ''cộng sự'' (2009), đã gán chúng vào chi ''Cocos'' dựa trên kích thước và hình dạng của quả.<ref name="Gomez-Navarro2009">{{Chú thích tạp chí|last=Gomez-Navarro|first=Carolina|last2=Jaramillo|first2=Carlos|last3=Herrera|first3=Fabiany|last4=Wing|first4=Scott L.|last5=Callejas|first5=Ricardo|date=2009|title=Palms (Arecaceae) from a Paleocene rainforest of northern Colombia|journal=American Journal of Botany|volume=96|issue=7|pages=1300–1312|doi=10.3732/ajb.0800378|pmid=21628279}}</ref>

Trong nỗ lực xác định xem loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ hay châu Á, một nghiên cứu năm 2014 đã đề xuất rằng không phải thế và loài này đã tiến hóa trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương. Các nghiên cứu trước đây đã cho rằng cọ dừa đã tiến hóa ở Nam Mỹ hoặc Châu Á và sau đó phân tán từ đây. Nghiên cứu năm 2014 đưa ra giả thuyết rằng loài này tiến hóa ở trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương, và sau đó phân tán đến lục địa. Cho rằng điều này sẽ đem đén áp lực tiến hóa cần thiết, làm sáng tỏ các yếu tố hình thái như lớp vỏ xơ dày để bảo vệ chống lại suy thoái đại dương và cung cấp môi trường ẩm để nảy mầm trên các đảo san hô thưa thớt.<ref name=":0">{{Chú thích tạp chí|last=Harries|first=Hugh C.|last2=Clement|first2=Charles R.|date=2014|title=Long-distance dispersal of the coconut palm by migration within the coral atoll ecosystem|journal=Annals of Botany|language=en|volume=113|issue=4|pages=565–570|doi=10.1093/aob/mct293|pmc=3936586|pmid=24368197|doi-access=free}}</ref>

=== Ghi chép lịch sử ===
Bằng chứng văn học trong ''[[Ramayana]]'' và [[Lịch sử Sri Lanka|biên niên sử Sri Lanka]] chỉ ra rằng dừa đã có mặt ở [[tiểu lục địa Ấn Độ]] trước thế kỷ 1 TCN. <ref name="BlenchSpriggs1998">{{Chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=DWMHhfXxLaIC&q=coconut&pg=PA396|title=Archaeology and Language: Correlating archaeological and linguistic hypotheses|last=Roger Blench|last2=Matthew Spriggs|publisher=Routledge|year=1998|isbn=978-0-415-11761-6|pages=396}}</ref> Mô tả trực tiếp sớm nhất được [[Cosmas Indicopleustes]] đưa ra trong ''[[Topographia Christiana]]'' của ông viết vào khoảng năm 545, được gọi là "quả cứng vĩ đại của Ấn Độ". <ref name="Rosengarten">Rosengarten, Frederic Jr. (2004). ''The Book of Edible Nuts''. Dover Publications. pp. [https://books.google.com/books?id=7CK8LFCcvtcC&pg=PA65&dq=#v=onepage&q&f=false 65–93]. {{ISBN|978-0-486-43499-5}}.</ref> Một đề cập sớm khác về dừa bắt nguồn từ câu chuyện [[Sinbad|thủy thủ Sinbad]] trong "[[Nghìn lẻ một đêm]]", rằng anh ta đã mua và bán một quả dừa trong chuyến hành trình thứ năm của mình.<ref>{{Chú thích web|url=http://classiclit.about.com/library/bl-etexts/arabian/bl-arabian-5sindbad.htm|tựa đề=The Fifth Voyage of Sindbad the Seaman&nbsp;– The Arabian Nights&nbsp;– The Thousand and One Nights&nbsp;– Sir Richard Burton translator|ngày=November 2, 2009|nhà xuất bản=Classiclit.about.com|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20111225203730/http://classiclit.about.com/library/bl-etexts/arabian/bl-arabian-5sindbad.htm|ngày lưu trữ=December 25, 2011|url-status=live|ngày truy cập=February 14, 2012}}</ref>

Vào tháng 3 năm 1521, một mô tả về quả dừa được [[Antonio Pigafetta]] viết bằng tiếng Ý và sử dụng các từ ngữ "''cocho''"/"''cochi''", như ghi chép trong nhật ký của ông sau chuyến đi đầu tiên từ châu Âu qua Thái Bình Dương trong [[Sự cắt ngang|chuyến đi vòng quanh]] [[Fernão de Magalhães|Magellan]] và gặp cư dân của những vùng đất sẽ được gọi là [[Guam]] và [[Philippines]]. Ông diễn giải tại Guam "họ ăn dừa" ("''mangiano cochi''") như thế nào và người bản địa ở đó cũng "thoa lên cơ thể và tóc bằng dầu dừa và [[vừng]]" ("''ongieno el corpo et li capili co oleo de cocho et de giongioli'' ").<ref name="ap">{{Chú thích sách|url=https://books.google.com/books?id=283tAAAAMAAJ&q=cocho&pg=PA100|title=Magellan's Voyage Around the World, Volume 1|last=Antonio Pigafetta; translated by James Alexander Robertson|publisher=Arthur H. Clark Company|year=1906|pages=64–100}}</ref>

== Mô tả ==

=== Cây ===
[[Tập tin:Coconut_tree_leave.jpeg|nhỏ|Lá dừa]]
''Cocos nucifera'' là một loài cọ lớn, phát triển cao {{Convert|30|m|ft|abbr=on|sigfig=1}}, với [[lá kép lông chim]] dài {{Convert|4|-|6|m|ft|0|abbr=on}} và lá chét dài {{Convert|60|-|90|cm|ft|0|abbr=on}}; lá già rụng sạch để lại [[thân cây]] nhẵn. <ref name="Pradeepkumar">T. Pradeepkumar, B. Sumajyothibhaskar, and K.N. Satheesan. (2008). ''Management of Horticultural Crops'' (Horticulture Science Series Vol.11, 2nd of 2 Parts). New India Publishing. pp. [https://books.google.com/books?id=VHmokNZXbHUC&pg=PA539 539–587]. {{ISBN|978-81-89422-49-3}}.</ref> Trên đất màu mỡ, một cây dừa cao có thể cho đến 75 trái mỗi năm, nhưng thường năng suất thấp hơn 30.<ref name="Grimwood18">[[Coconut#Grimwood|Grimwood]], p. 18.</ref> <ref name="Sarian">Sarian, Zac B. (August 18, 2010). [http://www.mb.com.ph/articles/272929/new-coconut-yields-high New coconut yields high] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20111119033447/http://mb.com.ph/articles/272929/new-coconut-yields-high|date=November 19, 2011}}. ''The Manila Bulletin''. Retrieved April 21, 2011.</ref> <ref name="Ravi">Ravi, Rajesh. (March 16, 2009). [http://www.financialexpress.com/news/rise-in-coconut-yield-farming-area-put-india-on-top/434818/0 Rise in coconut yield, farming area put India on top] {{Webarchive|url=https://web.archive.org/web/20130515043307/http://www.financialexpress.com/news/rise-in-coconut-yield-farming-area-put-india-on-top/434818/0|date=May 15, 2013}}. ''The Financial Express''. Retrieved April 21, 2011.</ref> Với điều kiện chăm sóc và trồng trọt thích hợp, dừa cho quả đầu tiên sau sáu đến mười năm, mất 15 đến 20 năm để đạt sản lượng cao nhất.<ref>{{Chú thích web|url=http://homeguides.sfgate.com/long-coconut-tree-coconuts-84353.html|tựa đề=How Long Does It Take for a Coconut Tree to Get Coconuts?|website=Home Guides – SF Gate|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20141113173755/http://homeguides.sfgate.com/long-coconut-tree-coconuts-84353.html|ngày lưu trữ=November 13, 2014|url-status=live}}</ref>Giống dừa Thái Bình Dương [[Cây lùn|lùn]] đúng kiểu được người Nam Đảo trồng từ thời cổ đại. Những giống này được chọn để sinh trưởng chậm hơn, nước dừa ngọt hơn và trái thường có màu sắc rực rỡ.<ref name="lebrun2013">{{Chú thích sách|title=Current Advances in Coconut Biotechnology|last=Lebrun|first=P.|last2=Grivet|first2=L.|last3=Baudouin|first3=L.|publisher=Springer Science & Business Media|year=2013|isbn=9789401592833|editor-last=Oropeza|editor-first=C.|pages=83–85|chapter=Use of RFLP markers to study the diversity of the coconut palm|editor-last2=Verdeil|editor-first2=J.K.|editor-last3=Ashburner|editor-first3=G.R.|editor-last4=Cardeña|editor-first4=R.|editor-last5=Santamaria|editor-first5=J.M.}}</ref> Nhiều giống khác nhau hiện đại cũng được trồng, bao gồm [[dừa Maypan]], [[dừa Vua]] và [[Dừa sáp|Macapuno]]. Chúng thay đổi tùy theo hương vị nước dừa và màu sắc quả, cũng như các yếu tố di truyền khác.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.floridagardener.com/palms/coconutpalm.htm|tựa đề=Coconut Varieties|nhà xuất bản=floridagardener.com|url lưu trữ=https://web.archive.org/web/20151020105211/http://www.floridagardener.com/palms/coconutpalm.htm|ngày lưu trữ=October 20, 2015|url-status=live|ngày truy cập=19 May 2016}}</ref>





Phiên bản lúc 03:26, ngày 16 tháng 12 năm 2021

Dừa
Khoảng thời gian tồn tại: 55–0 triệu năm trước đây Eocene sớm – Gần đây
Dừa
Quả dừa
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Monocots
nhánh: Commelinids
Bộ: Arecales
Họ: Arecaceae
Phân họ: Arecoideae
Tông: Cocoseae
Chi: Cocos
L.
Loài:
C. nucifera
Danh pháp hai phần
Cocos nucifera
L.
Phạm vi bản địa có thể có của dừa trước khi được trồng trọt

Dừa (Cocos nucifera) là một loài thực vật thân gỗ, thành viên thuộc họ Cau (Arecaceae) và là loài duy nhất còn sống thuộc chi Cocos.[1] Dừa có mặt khắp nơi tại các vùng nhiệt đới ven biển và là một biểu tượng văn hóa nhiệt đới.

Dừa cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, mỹ phẩm, thuốc dân gian và vật liệu xây dựng, cùng nhiều công dụng khác. Phần thịt bên trong của quả dừa chín, cũng như nước cốt dừa được vắt ra từ đây, là một phần quen thuộc trong khẩu phần của người dân sống tại vùng nhiệt đớicận nhiệt đới. Quả dừa khác biệt với các loại trái cây khác do phần nội nhũ chứa một lượng lớn chất lỏng trong suốt, được gọi là nước dừa. Dừa chín được dùng làm thức ăn, hoặc chế biến lấy dầu dừanước cốt dừa từ thịt quả, than củi từ vỏ gáo cứng và xơ dừa từ vỏ xơ. Thịt quả dừa sấy được gọi là cùi dừa khô, dầu và nước cốt được vắt ra từ đây thường dùng trong nấu ăn - chiên nói riêng - cũng như trong xà phòngmỹ phẩm. Nhựa dừa ngọt có thể làm thức uống hoặc lên men thành rượu dừa, giấm dừa. Vỏ gáo cứng, trấu xơ và lá dài có thể dùng làm nguyên liệu để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí nội thất .

Dừa có ý nghĩa văn hóa và tôn giáo trong một vài xã hội nhất định, đặc biệt là trong văn hóa Nam Đảo Tây Thái Bình Dương. Nơi đây, dừa xuất hiện trong thần thoại, bài hát và truyền thống truyền miệng. Chúng cũng có tầm quan trọng về mặt nghi lễ trong tôn giáo vật linh thời tiền thuộc địa.[2][3] Cây cũng có ý nghĩa tôn giáo trong văn hóa Nam Á, xuất hiện trong nghi lễ của người Hindu. Dừa còn là cơ sở của lễ cưới và nghi lễ thờ cúng trong Ấn Độ giáo. Chúng cũng đóng vai trò trung tâm trong đạo Dừa của Việt Nam . Tập tính rụng trái chín của chúng đã dẫn đến mối bận tâm về cái chết do dừa rụng.[2][4]

Dừa được người Nam Đảo thuần hóa đầu tiên ở Đông Nam Á hải đảo và lan truyền vào thời đồ đá mới thông qua các cuộc di cư trên biển đến tận phía đông như quần đảo Thái Bình Dương, vươn xa đến phía tây như MadagascarComoros. Chúng đóng vai trò quan trọng trong các chuyến đi biển dài ngày của người Nam Đảo nhờ cung cấp nguồn thức ăn và nước mang theo, cũng như cung cấp vật liệu xây dựng thuyền mái chèo của người Nam Đảo. Dừa sau đó cũng được lan truyền theo từng thời kỳ lịch sử dọc theo bờ biển Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương bởi các thủy thủ Nam Á, Ả RậpChâu Âu. Quần thể dừa ngày nay vẫn có thể được chia thành hai dựa theo quá trình du nhập riêng biệt này - tương ứng là dừa Thái Bình Dương và dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương. Dừa chỉ được người châu Âu du nhập vào châu Mỹ vào thời thuộc địa trong các cuộc trao đổi Colombia, nhưng có bằng chứng về khả năng dừa Thái Bình Dương của người Nam Đảo có thể được du nhập trong thời tiền Colombia đến Panama. Nguồn gốc tiến hóa của dừa đang gây tranh cãi, với các giả thuyết cho rằng chúng có thể đã tiến hóa ở châu Á, Nam Mỹ hoặc trên các đảo Thái Bình Dương. Cây phát triển cao 30 m (100 ft) và có thể cho ra 75 quả mỗi năm, mặc dù ít hơn số 30 quả điển hình. Cây không chịu được thời tiết lạnh và ưa thích lượng mưa dồi dào, cũng như đầy đủ ánh sáng mặt trời. Nhiều loài côn trùng gây hại và bệnh tật ảnh hưởng đến các loài và gây phiền toái cho sản xuất thương mại. Khoảng 75% nguồn cung dừa trên thế giới được sản xuất tại Indonesia, PhilippinesẤn Độ .

Từ nguyên Anh ngữ

Coconut on table
Quả dừa đã tách vỏ xơ có ba lỗ rỗng đặc trưng giống như một khuôn mặt

Trong Anh ngữ, dừa có tên coconut. Từ này nguồn gốc từ tiếng Bồ Đào Nhacoco vào thế kỷ 16, có nghĩa là 'cái đầu' hoặc 'đầu lâu' do ba vết lõm trên vỏ gáo dừa giống với đặc điểm trên khuôn mặt.[5] [6] [7] [8] Cocococonut dường như xuất hiện từ năm 1521 qua cuộc gặp gỡ của các nhà thám hiểm Bồ Đào NhaTây Ban Nha với người dân trên đảo Thái Bình Dương. Vỏ gáo dừa gợi nhớ cho họ về một hồn ma hoặc phù thủy trong dân gian Bồ Đào Nha gọi là coco (còn là côca).[8][9] Ở phương Tây ban đầu chúng được gọi là nux indica, một cái tên được Marco Polo sử dụng vào năm 1280 khi ở Sumatra. Ông lấy thuật ngữ này từ người Ả Rập, người ta gọi nó là جوز هندي functionsz hindī, dịch ra là 'quả cứng Ấn Độ'.[10] Thenga, tên gọi trong tiếng Tamil/Malayalam của dừa, được dùng trong mô tả chi tiết về dừa trong Itinerario do Ludovico di Varthema xuất bản năm 1510 và cả trong Hortus Indicus Malabaricus sau này.[11]

Danh pháp nucifera có nguồn gốc trong tếng Latinh nux (quả cứng) và fera (mang), có nghĩa là 'mang quả cứng'. [12]

Lịch sử

Nguồn gốc

Map of the Pacific and Indian oceans
Sự phân tán theo niên đại của người Nam Đảo trên Thái Bình Dương [13] [14]

Nghiên cứu di truyền hiện đại đã xác định trung tâm nguồn gốc của dừa là Trung Ấn Độ-Thái Bình Dương, khu vực giữa tây Đông Nam ÁMelanesia, nơi dừa có sự đa dạng di truyền lớn nhất.[15] [16] [17] [18] Hoạt động trồng trọt và phổ rộng gắn liền với các cuộc di cư ban đầu của người Nam Đảo, những người đã đẽo dừa làm xuồng đến các hòn đảo mà họ định cư.[17] [18] [19] [20] Sự tương đồng của tên địa phương trên khắp vùng Nam Đảo cũng được xem là bằng chứng rằng loài thực vật này có nguồn gốc trong vùng. Ví dụ, thuật ngữ PolynesiaMelanesia Niu; thuật ngữ TagalogChamorro niyog; từ ngữ tiếng Mã Lai nyiur hoặc nyior.[21][22] Các bằng chứng khác về nguồn gốc Trung Ấn Độ-Thái Bình Dương là phạm vi bản địa của cua dừa. Lượng côn trùng gây hại cho dừa trong khu vực (90%) cao hơn so với châu Mỹ (20%) và châu Phi (4%).[23]

Phân bố địa lý của quần thể dừa Ấn Độ - Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và kết cấu di truyền của chúng (Gunn et al., 2011)[18]
Inferred historical introduction of coconuts from the original centers of diversity in the Indian subcontinent and Island Southeast Asia[18][24][20]

Một nghiên cứu năm 2011 xác định hai quần thể dừa phân biệt cao về mặt di truyền, một quần thể có nguồn gốc từ Đông Nam Á hải đảo (nhóm Thái Bình Dương) và quần thể còn lại từ rìa phía nam của tiểu lục địa Ấn Độ (nhóm Ấn Độ-Đại Tây Dương). Nhóm Thái Bình Dương là nhóm duy nhất có dấu hiệu di truyền và kiểu hình rõ ràng rằng chúng đã được thuần hóa; bao gồm tập tính lùn, tự thụ phấn và hình thái quả "niu vai" tròn với tỷ lệ nội nhũ trên vỏ xơ lớn hơn. Sự phân bố của dừa ở Thái Bình Dương tương ứng với các khu vực được người du hành Nam Đảo định cư cho biết rằng sự phổ rộng cây dừa phần lớn là kết quả du nhập của con người. Cây dừa nổi bật nhất ở Madagascar, một hòn đảo do thủy thủ Nam Đảo định cư vào khoảng 2000 đến 1500 trước hiện tại. Quần thể dừa trên đảo cho biết sự kết hợp di truyền giữa hai quần thể phụ, rằng dừa Thái Bình Dương được người Nam Đảo định cư mang đến, sau đó lai với dừa địa phương Ấn Độ-Đại Tây Dương.[25][26]

Boat on ocean
Một chiếc wa'a kaulua (xuồng hai thân) tại Hawai'i. Catamaran là một trong những phát minh công nghệ ban đầu của người Nam Đảo cho phép họ định cư trên các đảo ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và du nhập dừa cũng như các loại cây khác dọc theo các tuyến đường di cư của họ.[27] [28] [29]

Các nghiên cứu về di truyền học của dừa cũng đã xác nhận quần thể dừa thời tiền Colombia ở Panama thuộc Nam Mỹ. Tuy nhiên, chúng không phải là loài bản địa và phơi bày một điểm nút thắt di truyền do hiệu ứng sáng lập. Một nghiên cứu vào năm 2008 cho rằng dừa ở châu Mỹ có liên quan gần nhất về mặt di truyền với dừa ở Philippines, chứ không phải với bất kỳ quần thể dừa nào khác gần đó (bao gồm cả Polynesia). Nguồn gốc như vậy chỉ ra rằng dừa không được đưa vào tự nhiên, chẳng hạn như dòng chảy biển. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng nó được các thủy thủ Nam Đảo thời kỳ đầu mang đến châu Mỹ từ ít nhất 2.250 năm TCN và có thể là bằng chứng về sự giao thoa giữa các nền văn hóa Nam Đảo và Nam Mỹ thời kỳ tiền Colombia. Nó được củng cố thêm nhờ các bằng chứng thực vật tương tự khác về sự giao thoa, như sự hiện diện của khoai lang thời tiền thuộc địa trong các nền văn hóa Châu Đại Dương.[30] [31] [32] Xuyên suốt thời thuộc địa, dừa Thái Bình Dương đã được du nhập thêm vào Mexico từ Đông Ấn Tây Ban Nha thông qua chiến thuyền Manila.[33]Trái ngược với dừa Thái Bình Dương, dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương phần lớn được các thương nhân Ả Rập và Ba Tư đưa vào bờ biển Đông Phi. Dừa Ấn Độ-Đại Tây Dương cũng được đưa vào Đại Tây Dương nhờ tàu Bồ Đào Nha từ các thuộc địa của họ ở duyên hải Ấn ĐộSri Lanka; đầu tiên du nhập vào vùng duyên hải Tây Phi, sau đó trở đi vào Caribe và bờ biển phía đông Brazil. Tất cả những sự du nhập này đều trong vòng vài thế kỷ trước, tương đối gần đây so với sự phổ rộng của dừa Thái Bình Dương.[34]

Lịch sử tiến hóa

Small blackened fossil
Hóa thạch "Cocos" zeylanica tại MiocenNew Zealand, có kích thước xấp xỉ một quả dâu tây dài 3,5 cm (1,4 in)

Lịch sử tiến hóa và phân bố hóa thạch của dừa và các thành viên khác thuộc tông Cocoseae mơ hồ hơn so với sự phân tán và phân bố ngày nay, với nguồn gốc cuối cùng và sự phân tán thời tiền nhân loại vẫn chưa rõ ràng. Hiện có hai quan điểm chính về nguồn gốc của chi Cocos, một ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và một khác ở Nam Mỹ.[35][36] Phần lớn hóa thạch giống Cocos thường chỉ được phục hồi từ hai khu vực trên thế giới: New Zealand và tây-trung Ấn Độ. Tuy nhiên, giống như hầu hết hóa thạch cây cọ, hóa thạch giống Cocos vẫn chỉ là giả định, vì chúng thường khó xác định.[36] Hóa thạch giống Cocos sớm nhất tìm được tìm là "Cocos" zeylanica, một loài hóa thạch được mô tả từ những trái cây nhỏ, kích thước khoảng 3,5 cm (1,4 in) ×1,3 đến 2,5 cm (0,51 đến 0,98 in), được phục hồi từ thế Miocen (~ 23 đến 5,3 triệu năm trước) tại New Zealand vào năm 1926. Kể từ đó, nhiều hóa thạch khác của các loại trái cây tương tự đã tìm ra trên khắp New Zealand từ thế Eocen, Oligocen và có thể cả Holocen. Nhưng nghiên cứu về chúng vẫn đang được tiến hành để xác định loài nào trong số chúng (nếu có) thực sự thuộc chi Cocos.[36][37] Endt & Hayward (1997) đã ghi nhận điểm giống nhau của chúng với các thành viên của chi Parajubaea tại Nam Mỹ, hơn là Cocos, và đề xuất nguồn gốc Nam Mỹ.[36] [38] [39] Conran và cộng sự. (2015), tuy nhiên, phỏng đoán sự đa dạng của chúng ở New Zealand cho biết chúng đã tiến hóa một cách đặc hữu, thay vì được đưa đến các hòn đảo bằng cách phân tán đường dài.[37] Ở tây-trung Ấn Độ, nhiều hóa thạch của quả, lá và thân giống Cocos đã được phục hồi từ Bẫy Deccan. Chúng bao gồm morphotaxa như Palmoxylon sundaran, Palmoxylon insignae, và Palmocarpon cocoides. Hóa thạch giống quả của Cocos bao gồm "Cocos" intertrappeansis, "Cocos" pantii"Cocos" sahnii. Chúng cũng bao gồm trái cây hóa thạch đã được xác định tạm thời là Cocos nucifera hiện đại. Chúng gồm hai mẫu vật được đặt tên là "Cocos" palaeonucifera"Cocos" binoriensis, cả hai đều được tác giả xác định niên đại là MaastrichtianDanian đầu Đệ Tam (70 đến 62 triệu năm trước). C. binoriensis đã được các tác giả tuyên bố là hóa thạch sớm nhất của Cocos nucifera.[35] [36] [40]

Ngoài New Zealand và Ấn Độ, chỉ có hai khu vực khác có báo cáo hóa thạch giống Cocos, đó là ÚcColombia. Ở Úc, một loại trái cây hóa thạch giống Cocos, kích thước 10 cm × 9,5 cm (3,9 in × 3,7 in), được phục hồi từ hệ tầng cát Chinchilla có niên đại Pliocen mới nhất hoặc Pleistocen cơ bản. Rigby (1995) đã gán chúng cho Cocos nucifera hiện đại dựa trên kích thước.[41] [42] Ở Colombia, một quả giống Cocos duy nhất được phục hồi từ hệ tầng Cerrejón giữa đến cuối thế Paleocen. Tuy nhiên, quả đã bị nén chặt trong quá trình hóa thạch và không thể xác định được liệu chúng có ba lỗ rỗng đặc trưng cho các thành viên thuộc tông Cocoseae hay không. Tuy nhiên, tác giả Gomez-Navarro và cộng sự (2009), đã gán chúng vào chi Cocos dựa trên kích thước và hình dạng của quả.[43]

Trong nỗ lực xác định xem loài này có nguồn gốc từ Nam Mỹ hay châu Á, một nghiên cứu năm 2014 đã đề xuất rằng không phải thế và loài này đã tiến hóa trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương. Các nghiên cứu trước đây đã cho rằng cọ dừa đã tiến hóa ở Nam Mỹ hoặc Châu Á và sau đó phân tán từ đây. Nghiên cứu năm 2014 đưa ra giả thuyết rằng loài này tiến hóa ở trên các đảo san hô ở Thái Bình Dương, và sau đó phân tán đến lục địa. Cho rằng điều này sẽ đem đén áp lực tiến hóa cần thiết, làm sáng tỏ các yếu tố hình thái như lớp vỏ xơ dày để bảo vệ chống lại suy thoái đại dương và cung cấp môi trường ẩm để nảy mầm trên các đảo san hô thưa thớt.[44]

Ghi chép lịch sử

Bằng chứng văn học trong Ramayanabiên niên sử Sri Lanka chỉ ra rằng dừa đã có mặt ở tiểu lục địa Ấn Độ trước thế kỷ 1 TCN. [45] Mô tả trực tiếp sớm nhất được Cosmas Indicopleustes đưa ra trong Topographia Christiana của ông viết vào khoảng năm 545, được gọi là "quả cứng vĩ đại của Ấn Độ". [46] Một đề cập sớm khác về dừa bắt nguồn từ câu chuyện thủy thủ Sinbad trong "Nghìn lẻ một đêm", rằng anh ta đã mua và bán một quả dừa trong chuyến hành trình thứ năm của mình.[47]

Vào tháng 3 năm 1521, một mô tả về quả dừa được Antonio Pigafetta viết bằng tiếng Ý và sử dụng các từ ngữ "cocho"/"cochi", như ghi chép trong nhật ký của ông sau chuyến đi đầu tiên từ châu Âu qua Thái Bình Dương trong chuyến đi vòng quanh Magellan và gặp cư dân của những vùng đất sẽ được gọi là GuamPhilippines. Ông diễn giải tại Guam "họ ăn dừa" ("mangiano cochi") như thế nào và người bản địa ở đó cũng "thoa lên cơ thể và tóc bằng dầu dừa và vừng" ("ongieno el corpo et li capili co oleo de cocho et de giongioli ").[48]

Mô tả

Cây

Lá dừa

Cocos nucifera là một loài cọ lớn, phát triển cao 30 m (100 ft), với lá kép lông chim dài 4–6 m (13–20 ft) và lá chét dài 60–90 cm (2–3 ft); lá già rụng sạch để lại thân cây nhẵn. [49] Trên đất màu mỡ, một cây dừa cao có thể cho đến 75 trái mỗi năm, nhưng thường năng suất thấp hơn 30.[50] [51] [52] Với điều kiện chăm sóc và trồng trọt thích hợp, dừa cho quả đầu tiên sau sáu đến mười năm, mất 15 đến 20 năm để đạt sản lượng cao nhất.[53]Giống dừa Thái Bình Dương lùn đúng kiểu được người Nam Đảo trồng từ thời cổ đại. Những giống này được chọn để sinh trưởng chậm hơn, nước dừa ngọt hơn và trái thường có màu sắc rực rỡ.[54] Nhiều giống khác nhau hiện đại cũng được trồng, bao gồm dừa Maypan, dừa VuaMacapuno. Chúng thay đổi tùy theo hương vị nước dừa và màu sắc quả, cũng như các yếu tố di truyền khác.[55]







Sử dụng

Thân dừa

Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Dừa còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm); vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Tên gọi của dừa trong tiếng Phạnkalpa vriksha, có thể dịch thành "cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống". Trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là "cây có cả ngàn công dụng". Tại Philippines, nói chung dừa được gọi là "Cây của sự sống".

Cây dừa nhìn từ dưới lên

Công dụng của các phần khác nhau của cây dừa bao gồm:

  • Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.
  • Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống oxy hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven (xem PMID 10674546). Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọi thạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường (gluco).
  • Cây cảnh: Những cây dừa lạ (do biến dị) được trồng làm cảnh, chủ yếu tại Philippines, tại đây nó được gọi là macapuno.
  • Nước cốt dừa, hay còn gọi là sữa dừa, (chứa khoảng 17% chất béo) được tạo ra từ cơm dừa đã nạo nhỏ hòa với nước nóng hay sữa nóng. Nước cốt dừa là thành phần chủ yếu của các món ăn vùng Đông Nam Á và Việt Nam. Các bã sợi cơm dừa còn lại từ việc sản xuất sữa dừa được dùng làm thức ăn cho gia súc.
  • Kẹo dừa là món đồ ngọt thông dụng tại Việt Nam, nguyên liệu chính là nước cốt dừa cô đặc pha hương vị lá dứa, Sầu riêng hoặc Sôcôla.
  • Mứt dừa được làm từ cơm dừa được cắt sợi và sên với đường cát để khô dùng trong ngày tết ở việt Nam.
  • Kem dừa là lớp chất nổi lên trên khi sữa dừa bị làm lạnh.
  • Nhựa dừa thu được từ việc rạch các cụm hoa dừa được lên men để sản xuất rượu vang dừa (ở Philippines gọi là tuba).
  • Gáo dừa khô bổ đôi được dùng làm bộ phận trong một số loại nhạc cụ như gia hồbản hồ của Trung Quốc hay đàn gáo của Việt Nam, chúng được đập vào nhau để tạo ra hiệu ứng âm thanh tựa như tiếng vó ngựa. Gáo dừa còn được dùng làm gáo múc nước và là nguyên liệu làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Dừa xiêm lửa
  • Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón.
  • Vỏ và xơ dừa có thể làm nguồn nhiên liệu hay để sản xuất than củi. Một loại dừa hiếm tại Nam bộ có xơ dừa tươi cho nước khá ngọt khi nhai, trong khi các loài khác cho vị chát.Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đành cá vì nó mềm dẻo chịu mưa nắng
  • Lá là nguồn cung cấp vật liệu làm mái che, làm một số loại giỏ đựng đồ và làm chổi dừa.Lá làm tranh
  • Các gân giữa của các lá (chét) có độ cứng thích hợp cho việc làm các que xiên (để nướng thịt chẳng hạn) trong nấu ăn.
  • Các chồi non trên ngọn cây dừa có thể ăn được và nó đôi khi được thu hái để làm rau ăn (mặc dù kiểu thu hái này sẽ làm chết cây dừa).
  • Phần bên trong của lá non đang lớn cũng có thể thu hoạch làm tim dừa và nó được coi là một loại đặc sản. Kiểu thu hái này cũng làm chết cây dừa. Tim dừa thường được ăn trong các món rau trộn; các món rau trộn như thế đôi khi được gọi là "salad triệu phú".
  • Gỗ dừa có thể dùng làm đồ mỹ nghệ hoặc làm vật liệu cho một số công trình xây dựng đặc biệt (nổi tiếng nhất là cung điện Dừa tại Manila). Người Hawaii còn đục rỗng thân cây dừa để làm trống, thùng chứa hay các loại xuồng nhỏ. Còn có thể làm máng.Cọng lá làm vách
  • Rễ dừa có thể dùng làm thuốc nhuộm, thuốc sát trùng để súc miệng hay chữa trị bệnh lỵ. Nó còn được dùng để đánh răng.
  • Củ hũ dừa là phần lõi trong thân cây dừa, đôi khi cũng được dùng làm món ăn.
  • Gốc dừa già làm chõ đồ xôi.
  • Từ cây dừa cũng có thể dùng để làm ra những món quà, món đồ trang trí xinh xắn.
  • Gỗ dừa có thể làm cột nhà, đũa ăn cơm, gáo dừa

Lợi ích sức khỏe

Dừa, chưa chế biến
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng354 kcal (1.480 kJ)
15.23 g
Đường6.23 g
Chất xơ9.0 g
33.49 g
Chất béo bão hòa29.698 g
Chất béo không bão hòa đơn1.425 g
Chất béo không bão hòa đa0.366 g
3.33 g
Tryptophan0.039 g
Threonine0.121 g
Isoleucine0.131 g
Leucine0.247 g
Lysine0.147 g
Methionine0.062 g
Cystine0.066 g
Phenylalanine0.169 g
Tyrosine0.103 g
Valine0.202 g
Arginine0.546 g
Histidine0.077 g
Alanine0.170 g
Acid aspartic0.325 g
Acid glutamic0.761 g
Glycine0.158 g
Proline0.138 g
Serine0.172 g
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
6%
0.066 mg
Riboflavin (B2)
2%
0.020 mg
Niacin (B3)
3%
0.540 mg
Acid pantothenic (B5)
6%
0.300 mg
Vitamin B6
3%
0.054 mg
Folate (B9)
7%
26 μg
Vitamin C
4%
3.3 mg
Vitamin E
2%
0.24 mg
Vitamin K
0%
0.2 μg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
1%
14 mg
Đồng
48%
0.435 mg
Sắt
14%
2.43 mg
Magnesi
8%
32 mg
Mangan
65%
1.500 mg
Phosphor
9%
113 mg
Kali
12%
356 mg
Natri
1%
20 mg
Kẽm
10%
1.10 mg
Other constituentsQuantity
Nước46.99 g

Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[56] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[57]

Trong nước dừa có gần như toàn bộ dưỡng chất cần cho cơ thể, nhiều vitamin nhóm B và chất khoáng. Hàm lượng kalimagiê trong nước dừa tương tự như dịch tế bào của người nên nó thường được dùng cho bệnh nhân bị tiêu chảy, thậm chí làm dịch truyền.

Trẻ bị tiêu chảy được khuyến khích uống nước dừa pha muối. Nước dừa làm đẹp da, đen mượt tóc. Nhân dừa non (mềm như thạch) chứa nhiều enzym tốt cho tiêu hóa, dùng chữa các bệnh viêm loét dạ dày, viêm gan, đái tháo đường, lỵ, trĩ, viêm ruột kết. Polysacharit của nước dừa kích thích miễn dịch đối với bệnh lao phổi.

Nước quả dừa xanh còn non được các nhà khoa học gọi là "nước khoáng thực vật" vì chứa nhiều vi lượng khoáng cần thiết cho cơ thể và đường ở dạng dễ tiêu hóa, lượng vitamin C đủ cho nhu cầu 1 ngày. Nước trong trái dừa 6-7 tuần tuổi là ngon và bổ nhất. Nước dừa từng được dùng làm dịch truyền trong Thế chiến thứ haiChiến tranh Việt Nam.

Các nhà khoa học Peru dùng dừa chống sốt rét: Khoét vỏ, đưa thân cây bông vải có tẩm một loại vi khuẩn thích ăn ấu trùng của muỗi anophèle vào, đậy kín lại rồi thả vào nước muối 2-3 ngày để vi khuẩn ăn chất dinh dưỡng của dừa mà sinh sôi nảy nở. Đổ nước những quả dừa đó xuống ao hồ, đầm lầy, vi khuẩn sẽ diệt ấu trùng muỗi truyền sốt rét bằng cách ăn no chúng.

Ở Philippines, dừa được xem là món ăn trường xuân (có tên gọi Nata). Nata dừa gồm có nước dừa, đường, giấm và "nước cái" (chứa vi khuẩn giúp lên men). Cựu tổng thống Philippines Fidel Ramos cho rằng, nhờ ăn hằng ngày món này mà ông trẻ lại như ở tuổi 20. Nata đã trở thành món tráng miệng cao cấp ở Nhật và được xem là có tác dụng ngừa ung thư.

Nước dừa còn có công dụng bảo quản tinh trùng của người và động vật trong trạng thái "sức khỏe dồi dào", tránh phải đông lạnh gây giảm khả năng thụ tinh.

Các phần khác của cây dừa như vỏ xanh, xơ ở ngoài được dùng rửa vết thương, bỏng, chàm, lở. Vỏ cứng (sọ dừa) đốt thành than cầm tiêu chảy, chống phóng xạ. Cùi non ăn bổ tâm tì. Cùi già ép lấy dầu, bó chữa gãy xương, chế mĩ phẩm. Rễ dừa cầm máu, lợi tiểu và chữa được nhiều chứng bệnh thông thường khác.

Y học truyền thống

Theo Đông y, nước dừa ngọt ấm, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt, cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam. Một số cách dùng nước dừa chữa bệnh:

  • Khản tiếng: Nước dừa non 1 cốc, rau má 8 g. Giã rau má, vắt lấy nước cốt pha với nước dừa uống.
  • Kiết lỵ cấp tính: Rau má 50 g, nước dừa tươi một quả. Rửa sạch rau má, giã nhỏ, vắt lấy nước, pha với nước dừa uống. Mỗi ngày một quả.
  • Nôn mửa: Nước dừa 2 chén, rượu nho 1 chén, nước gừng 10 giọt trộn đều uống.
  • Lợi tiểu giải độc: Nước dừa non có tác dụng lợi tiểu trong các bệnh tim mạch, thận.
  • Viêm thận phù nề: Nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi thứ 30 g. Trộn đều uống.
  • Tẩy sán lá: Có tác dụng an toàn và hiệu lực hơn hạt cau. Không cần thuốc tẩy. Buổi sáng chưa ăn, lấy 1/2 quả dừa, uống nước và ăn cho hết cùi dừa. Sau 3 giờ, ăn uống bình thường (thức ăn lỏng).

Canh dừa khử độc hại của rượu, "bôi trơn" các khớp: Những người thường xuyên uống bia rượu hay đau nhức khớp, hoặc khi hoạt động các khớp có tiếng kêu. Lấy một quả dừa cắt ngang phần trên làm nắp, cho 20 g đậu đen vo sạch vào trong rồi đậy p lại, đặt lên một cái đĩa, chưng trong 4 giờ. Sau đó có thể cho ít muối tùy ý để uống canh dừa. Mỗi tháng chỉ cần uống 1-2 lần thì chứng đau khớp sẽ hết, các khớp sẽ hoạt động linh hoạt,mềm mại trở lại.

Nước dừa non trị chứng cam (bụng ỏng, đít teo, suy dinh dưỡng) cho trẻ: Nước dừa dùng nấu xôi, luộc gà… làm tăng vị thơm ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho người gầy yếu. Người khỏe mạnh buổi sáng uống 1 quả nước dừa xiêm cũng rất tốt.

Hoại tử ruột do bệnh thương hàn: Dừa tươi một trái, trứng gà 1 quả, gừng tươi 100 g, cam thảo 15 g. Cùi dừa tán nhuyễn với gừng và cam thảo, cho nước dừa và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều, chưng hơi khô, vắt nước uống. Đây là bài thuốc dân gian Kê khương đường nổi tiếng.

Lưu ý

Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất khí vị, cho nên cứ để nguyên quả mà uống, tốt nhất là nên uống ngay tại gốc vừa chặt, tránh thả dừa xuống đất.

Nếu uống từ ba trái dừa trở lên mỗi ngày và uống liên tục trong nhiều ngày sẽ rất có hại cho sức khỏe, nhất là đối với các bệnh nhân suy nhược, huyết áp thấp, người hay lạnh. Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim không nên uống nước dừa. Hàm lượng chất béo trong nước dừa rất cao, uống nhiều sẽ bị gây đầy bụng, khó tiêu. Khi mới đi nắng về không nên uống nước dừa. Không nên uống nước dừa với nước đá vào buổi tối. Trước khi tập luyện, thi đấu thể dục thể thao không nên uống nước dừa.[58] Phụ nữ mang thai không nên uống nước dừa trong ba tháng đầu kể từ khi có thai.[59]

Khía cạnh văn hóa

Dừa được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ tôn giáo của đạo Hindu. Các quả dừa được dâng lên các vị thần, và quả dừa thường được đập ra thành nhiều mảnh trên mặt đất hay trên một vật nào đó như là một phần của lễ khai mạc hay khánh thành một công trình xây dựng, nhà cửa, tàu bè, v.v.

Truyện cổ tích Indonesia về Hainuwele đề cập tới việc đưa cây dừa vào Seram.

Người dân bang Kerala ở miền nam Ấn Độ coi nó là "Quê hương của Dừa" (nalikerathinte nattil).

Tại Mỹ, từ "Coconut" (dừa) đôi khi được dùng như một từ lóng mang tính xúc phạm vừa phải để chỉ những người gốc châu Mỹ La tinh hay Ấn Độ. "Coconut" cũng là từ lóng tại Australia để chỉ những người gốc Tonga hay "Polynesia", nhưng lại không dùng để chỉ người Maori.

Tại Việt Nam, từ "làng dừa" trong một số ngữ cảnh được dùng để chỉ những người kém hiểu biết về lĩnh vực mà họ đang nói tới.

Trái dừa là một trong năm loại trái trong mâm ngũ quả tiêu biểu tại các tỉnh phía nam Việt Nam.

Dừa trong nghệ thuật

Văn học dân gian

- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.

Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Trả ơn ai có cây dừa

Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương.

- Mài dừa đạp bã cho nhanh

Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng

Mài dừa dưới ánh trăng vàng

Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh

- Trồng dừa ra đọt chặt tàu

Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh

- Kìa vườn dừa cây cao cây thấp

Gió quặt quà cành lá xác xơ

Thương anh em vẫn đợi chờ

- Một mẹ nuôi chín mười con

Không ăn, không uống no tròn vo vo

(là cái gì?)

- Nước sông không đến

Nước bến không vào

Vậy mà có nước

(là trái gì?)

Văn thơ cận đại và hiện đại

Âm nhạc

  • Bài hát Dáng đứng Bến Tre

Xem thêm

Nguồn tham khảo

  1. ^ Royal Botanic Gardens, Kew. Cocos. World Checklist of Selected Plant Families.
  2. ^ a b Nayar, N Madhavan (2017). The Coconut: Phylogeny, Origins, and Spread. Academic Press. tr. 10–21. ISBN 978-0-12-809778-6.
  3. ^ Lew, Christopher. “Tracing the origin of the coconut (Cocos nucifera L.)” (PDF). Prized Writing 2018-2019. University of California, Davis: 143–157.
  4. ^ Michaels, Axel. (2006) [2004]. Hinduism : past and present. Orient Longman. ISBN 81-250-2776-9. OCLC 398164072.
  5. ^ Dalgado, Sebastião (1982). Glossário luso-asiático. 1. tr. 291. ISBN 9783871184796.
  6. ^ “coco | Origin and meaning of coco by Online Etymology Dictionary”. www.etymonline.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ “coconut | Origin and meaning of coconut by Online Etymology Dictionary”. www.etymonline.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ a b Losada, Fernando Díez. (2004). La tribuna del idioma. Editorial Tecnologica de CR. p. 481. ISBN 978-9977-66-161-2. (tiếng Tây Ban Nha)
  9. ^ Figueiredo, Cândido. (1940). Pequeno Dicionário da Lingua Portuguesa. Livraria Bertrand. Lisboa. (tiếng Bồ Đào Nha)
  10. ^ Elzebroek, A.T.G. and Koop Wind (Eds.). (2008). Guide to Cultivated Plants. CABI. pp. 186–192. ISBN 978-1-84593-356-2.
  11. ^ Grimwood, p. 1.
  12. ^ “National Flower - Nelumbo nucifera” (PDF). ENVIS Resource Partner on Biodiversity. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ Chambers, Geoff (2013). “Genetics and the Origins of the Polynesians”. eLS. John Wiley & Sons, Inc. doi:10.1002/9780470015902.a0020808.pub2. ISBN 978-0470016176.
  14. ^ Blench, Roger (2009). “Remapping the Austronesian expansion” (PDF). Trong Evans, Bethwyn (biên tập). Discovering History Through Language: Papers in Honour of Malcolm Ross. Pacific Linguistics. ISBN 9780858836051.
  15. ^ Perera, Lalith, Suriya A.C.N. Perera, Champa K. Bandaranayake and Hugh C. Harries. (2009). "Chapter 12 – Coconut". In Johann Vollmann and Istvan Rajcan (Eds.). Oil Crops. Springer. pp. 370–372. ISBN 978-0-387-77593-7.
  16. ^ Elevitch, C.R. biên tập (tháng 4 năm 2006). Cocos nucifera (coconut), version 2.1” (PDF). In: Species Profiles for Pacific Island Agroforestry. Permanent Agriculture Resources, Hōlualoa, Hawai‘i. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2016.
  17. ^ a b Baudouin, Luc; Lebrun, Patricia (26 tháng 7 năm 2008). “Coconut (Cocos nucifera L.) DNA studies support the hypothesis of an ancient Austronesian migration from Southeast Asia to America”. Genetic Resources and Crop Evolution. 56 (2): 257–262. doi:10.1007/s10722-008-9362-6.
  18. ^ a b c d Gunn, Bee F.; Baudouin, Luc; Olsen, Kenneth M.; Ingvarsson, Pär K. (22 tháng 6 năm 2011). “Independent Origins of Cultivated Coconut (Cocos nucifera L.) in the Old World Tropics”. PLOS ONE. 6 (6): e21143. Bibcode:2011PLoSO...621143G. doi:10.1371/journal.pone.0021143. PMC 3120816. PMID 21731660.
  19. ^ Crowther, Alison; Lucas, Leilani; Helm, Richard; Horton, Mark; Shipton, Ceri; Wright, Henry T.; Walshaw, Sarah; Pawlowicz, Matthew; Radimilahy, Chantal (14 tháng 6 năm 2016). “Ancient crops provide first archaeological signature of the westward Austronesian expansion”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 113 (24): 6635–6640. doi:10.1073/pnas.1522714113. PMC 4914162. PMID 27247383.
  20. ^ a b Brouwers, Lucas (1 tháng 8 năm 2011). “Coconuts: not indigenous, but quite at home nevertheless”. Scientific American. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  21. ^ Ahuja, SC; Ahuja, Siddharta; Ahuja, Uma (2014). “Coconut – History, Uses, and Folklore” (PDF). Asian Agri-History. 18 (3): 223. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
  22. ^ Elevitch, Craig R. biên tập (2006). Traditional trees of Pacific Islands : their culture, environment, and use. forewords by Isabella Aiona Abbott and Roger R.B. Leakey (ấn bản 1). Hōlualoa, Hawaii: Permanent Agriculture Resources. ISBN 978-0970254450.
  23. ^ Lew, Christopher. “Tracing the origin of the coconut (Cocos nucifera L.)” (PDF). Prized Writing 2018-2019. University of California, Davis: 143–157.
  24. ^ Lutz, Diana (24 tháng 6 năm 2011). “Deep history of coconuts decoded”. The Source. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  25. ^ Gunn, Bee F.; Baudouin, Luc; Olsen, Kenneth M.; Ingvarsson, Pär K. (22 tháng 6 năm 2011). “Independent Origins of Cultivated Coconut (Cocos nucifera L.) in the Old World Tropics”. PLOS ONE. 6 (6): e21143. Bibcode:2011PLoSO...621143G. doi:10.1371/journal.pone.0021143. PMC 3120816. PMID 21731660.
  26. ^ Crowther, Alison; Lucas, Leilani; Helm, Richard; Horton, Mark; Shipton, Ceri; Wright, Henry T.; Walshaw, Sarah; Pawlowicz, Matthew; Radimilahy, Chantal (14 tháng 6 năm 2016). “Ancient crops provide first archaeological signature of the westward Austronesian expansion”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 113 (24): 6635–6640. doi:10.1073/pnas.1522714113. PMC 4914162. PMID 27247383.
  27. ^ Mahdi, Waruno (1999). “The Dispersal of Austronesian boat forms in the Indian Ocean”. Trong Blench, Roger; Spriggs, Matthew (biên tập). Archaeology and Language III: Artefacts languages, and texts. One World Archaeology. 34. Routledge. tr. 144–179. ISBN 978-0415100540.
  28. ^ Doran, Edwin B. (1981). Wangka: Austronesian Canoe Origins. Texas A&M University Press. ISBN 9780890961070.
  29. ^ Johns, D. A.; Irwin, G. J.; Sung, Y. K. (29 tháng 9 năm 2014). “An early sophisticated East Polynesian voyaging canoe discovered on New Zealand's coast”. Proceedings of the National Academy of Sciences. 111 (41): 14728–14733. Bibcode:2014PNAS..11114728J. doi:10.1073/pnas.1408491111. PMC 4205625. PMID 25267657.
  30. ^ Baudouin, Luc; Lebrun, Patricia (26 tháng 7 năm 2008). “Coconut (Cocos nucifera L.) DNA studies support the hypothesis of an ancient Austronesian migration from Southeast Asia to America”. Genetic Resources and Crop Evolution. 56 (2): 257–262. doi:10.1007/s10722-008-9362-6.
  31. ^ Brouwers, Lucas (1 tháng 8 năm 2011). “Coconuts: not indigenous, but quite at home nevertheless”. Scientific American. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  32. ^ Ward, R. G.; Brookfield, M. (1992). “Special Paper: the dispersal of the coconut: did it float or was it carried to Panama?”. Journal of Biogeography. 19 (5): 467–480. doi:10.2307/2845766. JSTOR 2845766.
  33. ^ Gunn, Bee F.; Baudouin, Luc; Olsen, Kenneth M.; Ingvarsson, Pär K. (22 tháng 6 năm 2011). “Independent Origins of Cultivated Coconut (Cocos nucifera L.) in the Old World Tropics”. PLOS ONE. 6 (6): e21143. Bibcode:2011PLoSO...621143G. doi:10.1371/journal.pone.0021143. PMC 3120816. PMID 21731660.
  34. ^ Gunn, Bee F.; Baudouin, Luc; Olsen, Kenneth M.; Ingvarsson, Pär K. (22 tháng 6 năm 2011). “Independent Origins of Cultivated Coconut (Cocos nucifera L.) in the Old World Tropics”. PLOS ONE. 6 (6): e21143. Bibcode:2011PLoSO...621143G. doi:10.1371/journal.pone.0021143. PMC 3120816. PMID 21731660.
  35. ^ a b Srivastava, Rashmi; Srivastava, Gaurav (2014). “Fossil fruit of Cocos L. (Arecaceae) from Maastrichtian-Danian sediments of central India and its phytogeographical significance”. Acta Palaeobotanica. 54 (1): 67–75. doi:10.2478/acpa-2014-0003.
  36. ^ a b c d e Nayar, N. Madhavan (2016). The Coconut: Phylogeny, Origins, and Spread. Academic Press. tr. 51–66. ISBN 9780128097793.
  37. ^ a b Conran, John G.; Bannister, Jennifer M.; Lee, Daphne E.; Carpenter, Raymond J.; Kennedy, Elizabeth M.; Reichgelt, Tammo; Fordyce, R. Ewan (2015). “An update of monocot macrofossil data from New Zealand and Australia”. Botanical Journal of the Linnean Society. 178 (3): 394–420. doi:10.1111/boj.12284.
  38. ^ Endt, D.; Hayward, B. (1997). “Modern relatives of New Zealand's fossil coconuts from high altitude South America”. New Zealand Geological Society Newsletter. 113: 67–70.
  39. ^ Hayward, Bruce (2012). “Fossil Oligocene coconut from Northland”. Geocene. 7 (13).
  40. ^ Singh, Hukam; Shukla, Anumeha; Mehrotra, R.C. (2016). “A Fossil Coconut Fruit from the Early Eocene of Gujarat”. Journal of Geological Society of India. 87 (3): 268–270. doi:10.1007/s12594-016-0394-9. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  41. ^ Srivastava, Rashmi; Srivastava, Gaurav (2014). “Fossil fruit of Cocos L. (Arecaceae) from Maastrichtian-Danian sediments of central India and its phytogeographical significance”. Acta Palaeobotanica. 54 (1): 67–75. doi:10.2478/acpa-2014-0003.
  42. ^ Nayar, N. Madhavan (2016). The Coconut: Phylogeny, Origins, and Spread. Academic Press. tr. 51–66. ISBN 9780128097793.
  43. ^ Gomez-Navarro, Carolina; Jaramillo, Carlos; Herrera, Fabiany; Wing, Scott L.; Callejas, Ricardo (2009). “Palms (Arecaceae) from a Paleocene rainforest of northern Colombia”. American Journal of Botany. 96 (7): 1300–1312. doi:10.3732/ajb.0800378. PMID 21628279.
  44. ^ Harries, Hugh C.; Clement, Charles R. (2014). “Long-distance dispersal of the coconut palm by migration within the coral atoll ecosystem”. Annals of Botany (bằng tiếng Anh). 113 (4): 565–570. doi:10.1093/aob/mct293. PMC 3936586. PMID 24368197.
  45. ^ Roger Blench; Matthew Spriggs (1998). Archaeology and Language: Correlating archaeological and linguistic hypotheses. Routledge. tr. 396. ISBN 978-0-415-11761-6.
  46. ^ Rosengarten, Frederic Jr. (2004). The Book of Edible Nuts. Dover Publications. pp. 65–93. ISBN 978-0-486-43499-5.
  47. ^ “The Fifth Voyage of Sindbad the Seaman – The Arabian Nights – The Thousand and One Nights – Sir Richard Burton translator”. Classiclit.about.com. 2 tháng 11 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2012.
  48. ^ Antonio Pigafetta; translated by James Alexander Robertson (1906). Magellan's Voyage Around the World, Volume 1. Arthur H. Clark Company. tr. 64–100.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  49. ^ T. Pradeepkumar, B. Sumajyothibhaskar, and K.N. Satheesan. (2008). Management of Horticultural Crops (Horticulture Science Series Vol.11, 2nd of 2 Parts). New India Publishing. pp. 539–587. ISBN 978-81-89422-49-3.
  50. ^ Grimwood, p. 18.
  51. ^ Sarian, Zac B. (August 18, 2010). New coconut yields high Lưu trữ tháng 11 19, 2011 tại Wayback Machine. The Manila Bulletin. Retrieved April 21, 2011.
  52. ^ Ravi, Rajesh. (March 16, 2009). Rise in coconut yield, farming area put India on top Lưu trữ tháng 5 15, 2013 tại Wayback Machine. The Financial Express. Retrieved April 21, 2011.
  53. ^ “How Long Does It Take for a Coconut Tree to Get Coconuts?”. Home Guides – SF Gate. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2014.
  54. ^ Lebrun, P.; Grivet, L.; Baudouin, L. (2013). “Use of RFLP markers to study the diversity of the coconut palm”. Trong Oropeza, C.; Verdeil, J.K.; Ashburner, G.R.; Cardeña, R.; Santamaria, J.M. (biên tập). Current Advances in Coconut Biotechnology. Springer Science & Business Media. tr. 83–85. ISBN 9789401592833.
  55. ^ “Coconut Varieties”. floridagardener.com. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2016.
  56. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  57. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  58. ^ “Những người không nên uống nước dừa”. Báo Điện tử Tiền Phong. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
  59. ^ "Phụ nữ mang thai dưới ba tháng có thể bị sảy thai nếu uống nước dừa?," Giadinh.net.vn, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014, http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/phu-nu-mang-thai-duoi-ba-thang-co-the-bi-say-thai-neu-uong-nuoc-dua-20140417040735950.htm; "3 tháng đầu uống nước dừa: Không nên!," Giadinh.net.vn, truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2014, http://giadinh.net.vn/nuoi-day-con/3-thang-dau-uong-nuoc-dua-khong-nen-20140113094233841.htm.
  60. ^ a b “Cây dừa nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật”.

Liên kết ngoài