Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Càn Long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngomanh123 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 90: Dòng 90:


== Lăng mộ ==
== Lăng mộ ==
Năm [[1928]], quân phiệt [[Tôn Điền Dương]] đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở [[Sơn Đông]], quật mộ của Càn Long và [[Từ Hi Thái hậu|Từ Hi Thái Hậu]]. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy.
Năm [[1928]], quân phiệt [[Tôn Điện Anh]] đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở [[ Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], quật mộ của Càn Long và [[Từ Hi Thái hậu|Từ Hi Thái Hậu]]. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy.


Bên trong mộ của các vua chúa này được xây cất như sau:
Bên trong mộ của các vua chúa này được xây cất như sau:

Phiên bản lúc 09:56, ngày 27 tháng 6 năm 2017

Càn Long Đế
乾隆帝
Hoàng đế Trung Hoa
Hoàng đế Đại Thanh
Trị vì8 tháng 10 năm 17359 tháng 2 năm 1796
(60 năm, 124 ngày)
Tiền nhiệmThanh Thế Tông
Kế nhiệmThanh Nhân Tông
Thông tin chung
Sinh(1711-09-25)25 tháng 9, 1711
Mất7 tháng 2, 1799(1799-02-07) (87 tuổi)
Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Đại Thanh
An tángDụ lăng (裕陵), Đông Thanh Mộ, Tuân Hóa
Thê thiếpHiếu Hiền Thuần hoàng hậu
Kế Hoàng hậu
Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu
Tên húy
Ái Tân Giác La Hoằng Lịch
(爱新觉罗弘曆)
Niên hiệu
Càn Long (乾隆)
Thụy hiệu
Pháp Thiên Long Vận Chí Thành Tiên Giác Thể Nguyên Lập Cực Phu Văn Phấn Vũ Khâm Minh Hiếu Từ Thần Thánh Thuần hoàng đế
(法天隆運至誠先覺體元立極敷文奮武欽明孝慈神聖純皇帝)
Miếu hiệu
Cao Tông (高宗)
Triều đạiNhà Thanh
Thân phụThanh Thế Tông
Thân mẫuHiếu Thánh Hiến hoàng hậu

Thanh Cao Tông (chữ Hán: 清高宗, 25 tháng 9 năm 17117 tháng 2 năm 1799), Hãn hiệu Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn (腾格里特古格奇汗; Тэнгэрийг Тэтгэгч хаан), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tuy nhiên thực tế là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh sau khi nhập quan. Trong thời gian trị vì của mình, ông dùng niên hiệu Càn Long (乾隆), nên còn gọi là Càn Long Đế (乾隆帝).

Là vị hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long hoàng đế kéo dài hơn 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1736 đến 1 tháng 9 năm 1795; và là thời cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh. Vào thời này, lãnh thổ nhà Thanh kéo dài đến Châu thổ sông Y LêTân Cương, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến tối đa: khoảng 14.000.000 km², so với 9.600.000 km² hiện tại.

Ông học theo cách thức cai trị của ông nội mình là Thanh Thánh Tổ Khang Hi hoàng đế, người mà ông rất ngưỡng mộ. Khi còn trẻ, Càn Long đã khiến Khang Hi ngạc nhiên về rất nhiều lĩnh vực, nhất là về văn học nghệ thuật. Khang Hi đã cho rằng Càn Long có thể sẽ xứng đáng trở thành Hoàng đế kế vị nhà Thanh sau Ung Chính. Lúc lên ngôi, Càn Long có mở một số cuộc viễn chinh và đã thất bại, ông cũng thu nạp nhiều phi tần, tuần du các nơi, kết nạp lộng thần tham ôHòa Thân.

Năm 1796, ông nhường ngôi cho con trai thứ 15 là Gia Thân vương Vĩnh Diễm, lên làm Thái thượng hoàng, giữ vững quyền chính trong cung, sử gọi là Huấn chính (训政) biện pháp, vẫn là vị quân chủ tối cao nhất của Đại Thanh không thay đổi. Đến năm Gia Khánh thứ 4 (1799) thì ông mới qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Thân thế

Tranh vẽ Càn Long cưỡi ngựa.

Thanh Cao Tông Càn Long hoàng đế tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch (爱新觉罗弘曆), sinh vào ngày 13 tháng 8 (tức ngày 25 tháng 9 dương lịch) năm 1711 công nguyên, tức năm Khang Hi thứ 50. Ông là con trai thứ tư của Thanh Thế Tông Ung Chính hoàng đế, mẹ là Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị, vốn là Quý phi của Ung Chính Đế.

Một trong những truyền thuyết phổ biến nhất về thân thế của Càn Long lưu truyền trong các câu chuyện dân gian, các bộ tiểu thuyết, dã sử chính là giả thuyết Càn Long là con cháu dòng họ Trần ở Hải Ninh, Chiết Giang. Chuyện kể rằng, vào ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy thứ 50, tức năm 1711, phủ của Ung Thân Vương, người sau này trở thành Hoàng đế Ung Chính, trở nên nhộn nhịp vui vẻ lạ thường. Hôm đó, Hoàng tử Ung Chính có thêm một đứa con. Cùng trong ngày hôm đó, nhà họ Trần ở Hải Ninh cũng có thêm một đứa trẻ. Nhà họ Trần ở đây chính là chỉ Trần Thế Quán, hay còn gọi là "Trần Các Lão", một người từng làm quan dưới thời Khang Hy và có quan hệ cực kỳ mật thiết với hoàng tử thứ 4, Ung thân vương Dận Chân (tức Ung Chính hoàng đế).

Lúc bấy giờ, Vương phi của hoàng tử Dận Chân và vợ của Trần Các Lão đều mang thai. Không lâu sau đó, cả hai người cùng sinh vào một ngày, Vương phi của Ung Chính sinh ra một cách cách còn vợ của Trần thì sinh ra một bé trai. Ung Chính nghe nói con trai của Trần Các Lão sinh cùng ngày với cách cách của mình mới lệnh cho Trần mang con trai vào vương phủ của mình để xem mặt. Lệnh của vương gia không thể không nghe, Trần Các Lão không còn cách nào khác đành phải mang con của mình đưa vào vương phủ. Tuy nhiên, khi đứa bé được trả về cho nhà họ Trần thì ban đầu là con trai giờ lại hóa thành con gái. Đứa con trai nhà họ Trần bị đánh tráo vào phủ Ung Chính sau này chính là Hoàng đế Càn Long.

Câu chuyện này đã được Kim Dung hư cấu thành bộ tiểu thuyết Thư kiếm ân cừu lục. Tuy nhiên đây chỉ là truyền thuyết, thể hiện mong ước của người Hán khi bị người Mãn đô hộ, tự an ủi mình rằng vua trên ngai vàng vẫn là người Hán.

Lên ngôi Hoàng đế

Trước khi Hoằng Lịch lên ngôi, tin tức về người kế vị đã được nhiều người biết đến. Hoằng Lịch chính là người được Khang Hi Đế (ông nội) và phụ hoàng là Ung Chính Đế đánh giá cao. Trên thực tế, Ung Chính đã giao cho Hoằng Lịch nhiều công việc quan trọng từ khi Hoằng Lịch còn là hoàng tử, bao gồm cả những việc triều chính liên quan đến các chiến lược quân sự.

Năm Ung Chính thứ 11 (1733), ông được gia phong Bảo thân vương (寶親王) sau khi thị thiếp Phú Sát thị sinh hạ con trưởng là Vĩnh Hoàng.

Để tránh lặp lại một cuộc tranh giành quyền lực - điều vốn để lại vết nhơ trong con đường đến ngai vàng của mình, Ung Chính Đế đã viết sẵn tên người kế ngôi, đưa vào trong một chiếc hộp niêm phong cẩn thận được đặt phía sau tấm bảng phía trên ngai vàng tại Càn Thanh Cung (乾清宮). Tên người kế vị sẽ được công khai cho các hoàng thân trong cuộc họp mặt của tất cả các quan đại thần, sau khi Hoàng đế mất.

Vào năm Ung Chính thứ 13 (1735), Ung Chính Đế đột ngột qua đời, di chúc của ông đã được công bố trước triều đình nhà Thanh, và Hoằng Lịch đã chính thức trở thành Hoàng đế Mãn châu thứ sáu của Trung Hoa, mở ra triều đại Càn Long (乾隆). Do Hoằng Lịch là được bí mật tuyên chiếu lập vị, ông được mệnh các đại thần phù trợ, bao gồm Trang thân vương Dận Lộc, Quả thân vương Dận Lễ, Đại học sĩ Ngạc Nhĩ Thái và đại thần Trương Đình Ngọc.

Tranh vẽ Cao Tông Hoàng đế - Càn Long lúc còn trẻ.

Các cuộc chiến tranh biên giới

Hoàng đế Càn Long được đánh giá là một nhà quân sự tài ba. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho quân đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miêu vào năm 1735-1736. Những chiến dịch sau đó của ông đã làm mở rộng đáng kể lãnh thổ nhà Thanh. Sự thành công này một phần cậy nhờ vào sức mạnh quân sự, phần còn lại là sự chia rẽ và ngày một suy yếu của những dân tộc nội Á. Dưới thời Càn Long, Hãn quốc Chuẩn Cát Nhĩ đặt dưới sự cai trị của nhà Thanh; sau đó nó đã đổi tên thành Tân Cương; trong khi đó, ở phía Tây, vùng Nội Mông là một đơn vị đồn trú của quân đội nhà Thanh. Sự sáp nhập Tân Cương vào trong lãnh thổ nhà Thanh là kết quả của các chiến thắng quân sự và sự sụp đổ của Hãn Quốc Chuẩn Cát Nhĩ, một liên minh giữa các bộ tộc Tây Mông Cổ. Theo học giả Ngụy Viên (đời nhà Thanh), 40% trong tổng số 600,000 người Chuẩn Cát Nhĩ đã chết do bệnh đậu mùa, 20% phải di dân đến các khu vực của tộc người Nga, người Kazash, 30% bị quân đội nhà Thanh tiêu diệt [1]. Còn sử gia Peter Perdue cho rằng sự suy giảm dân số của người Chuẩn Cát Nhĩ là kết quả của chính sách diệt chủng triệt để của Càn Long [2].

Suốt thời gian này đã tiếp tục diễn ra sự can thiệp của người Mông Cổ vào Tây Tạng; ở chiều ngược lại đó là sự thâm nhập của Phật giáo Tây Tạng vào Mông Cổ. Sau cuộc bạo loạn Llasa vào năm 1750, Càn Long đã trao quyền trị vì Tây Tạng cho Đà Lai Lạt Ma nhưng song song đó, lại đặt nó dưới sự giám sát của các quan Đại thần và quân đội nhà Thanh đồn trú tại đây nhằm bảo vệ chủ quyền của Trung Hoa. Ở những mặt trận xa hơn, ông đã thần phục được người Nepal, người Gukhas.

Ngoài ra, Càn Long cũng đã có âm mưu thôn tính Burma nhưng cuối cùng đã thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh Thanh-Miến.

Điều quân sang Đại Việt

Tháng 5 năm 1788, mẹ của vua Lê Chiêu Thống cùng các bầy tôi sang Long Châu cầu viện nhà Thanh phát binh đánh nhà Tây Sơn. Tháng 7 năm 1788, Lê Chiêu Thống ở Kinh Bắc cũng sai người sang Trung Quốc cầu viện, Càn Long bèn phát binh đánh Đại Việt. Cuối năm 1788, Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu[3] hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù , và phong cho Lê Chiêu Thống là An Nam Quốc Vương để vào chiếm đóng Thăng Long

Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung Hoàng Đế, là vị vua thứ hai của triều đại Tây Sơn sau vua Thái Đức (Nguyễn Nhạc).

Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến[4]. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.

Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Khi đó, quân sĩ được lệnh ăn Tết trước. Và sau đó, Quang Trung ra lệnh cho quân sĩ chia thành 5 đạo quân để tiến ra Thăng Long. Sau khi thăm dò tình hình (bằng cách viết thư cho Tôn Sĩ Nghị giả vờ đầu hàng), vua Quang Trung thông báo chỉ trong 10 ngày là quét sạch quân Mãn Thanh.

Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh[5] bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy qua sông Hồng để chạy lên phương bắc, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh gây tổn thất lớn. Nhưng may mắn Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị và vua Lê Chiêu Thống vẫn chạy thoát về Trung Quốc.

Lăng mộ

Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã đem quân vào khu vực lăng tẩm nhà Thanh ở Hà Bắc, quật mộ của Càn Long và Từ Hi Thái Hậu. Chỉ có lăng của Khang Hy là còn toàn vẹn, vì khi bẩy mở được cửa lăng thì một khối nước màu vàng khè từ bên trong tuôn tràn ra rất mạnh, quân sĩ sợ hãi quá phải bỏ chạy.

Bên trong mộ của các vua chúa này được xây cất như sau:

Đường hầm dẫn vào những ngôi mộ của họ lát đá hoa trắng, xuyên qua bốn cái cổng được chạm trổ rất công phu bằng đá. Nơi để quan tài yên nghỉ của họ là một khuôn hình bát giác, trên vòm trần khắc chín con rồng bằng vàng lóng lánh. Khu vực yên nghỉ khá rộng, lớn bằng điện Trung Hoà trong Tử Cấm Thành. Càn Long được chôn trong hai lần quan tài. Quan tài bên trong và bên ngoài được làm bằng một loại gỗ đặc biệt quý. Những báu vật trong hai ngôi mộ này gồm rất nhiều ngọc ngà châu báu cực kỳ quý giá và đắt tiền, ngoài ra còn có những hoạ phẩm, kiếm báu, sách quý, ngà voi và các tượng Phật. Các đồ quý làm bằng lụa và gấm thì chỉ một thời gian là bị mục rã.

Tin các lăng tẩm của Càn Long và Từ Hi bị khai quật để lấy của đã gây chấn động và căm phẫn sâu sắc cho Phổ Nghi và các thành viên hoàng tộc, cựu thần nhà Thanh.

Gia quyến

Hiếu Hiền hoàng hậu Phú Sát thị (孝賢皇后富察氏)
Kế hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị (继皇后烏拉那拉氏)
Hiếu Nghi hoàng hậu Ngụy Giai thị (孝儀皇后魏佳氏)

Hậu phi

Hoàng hậu[6]

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu Phú Sát thị
(孝贤纯皇后富察氏)
28 tháng 3 năm 1712 8 tháng 4 năm 1748 Lý Vinh Bảo (李榮保) thuộc Mãn quân Tương hoàng kỳ Đại phúc tấn của Càn Long khi còn là Bảo Thân vương (1727); 

Tấn phong Hoàng hậu năm 1737 khi Càn Long lên ngôi

Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị
(继皇后烏拉那拉氏)
11 tháng 3 năm 1718 14 tháng 7 năm 1766 Tá lĩnh Na Nhĩ Bố (那爾布) thuộc Mãn quân Tương hoàng kỳ Trắc phúc tấn của Bảo thân vương Hoằng Lịch; 

Trở thành Nhàn phi (嫻妃) sau khi Càn Long đăng quang rồi thăng Nhàn Quý phi (1746);

Sách phong làm Hoàng quý phi năm 1748; 

Tấn phong Hoàng hậu vào năm 1750;

Là Hoàng hậu duy nhất không có thụy hiệu của nhà Thanh

Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị
(孝儀純皇后魏佳氏)
23 Tháng 10, 1727 28 tháng 2 năm 1775 Nội quản lĩnh Ngụy Thanh Thái (魏清泰) Là người Hán chính gốc; 

Nhập cung làm Lệnh Quý nhân (1745) rồi thăng Lệnh tần (令嬪) trong cùng năm đó; 

Lập làm Lệnh phi (令妃) năm 1748; 

Sách phong Lệnh Quý phi (令貴妃) năm 1759; 

Tấn phong Lệnh Hoàng quý phi năm 1765; 

Thụy hiệu Lệnh Ý Hoàng quý phi (令懿皇貴妃) năm 1775; 

Gia Khánh truy tôn mẹ mình là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu (孝儀純皇后)

Hoàng quý phi

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao Giai thị
(慧贤皇贵妃高佳氏)
? 1745 Đại học sĩ Cao Bân (高斌; 1683 - 1755) thuộc Hán quân kỳ Trắc phúc tấn của Bảo thân vương Hoằng Lịch; 

Sắc phong Quý phi năm 1737; 

Thăng Hoàng quý phi năm 1745, mất sau đó 2 ngày;

Thụy hiệu Tuệ Hiền Hoàng quý phi (慧贤皇贵妃)

Triết Mẫn Hoàng quý phi Phú Sát thị
(哲悯皇贵妃 富察氏)
? 20 tháng 8 năm 1735 Ông Quả Đồ (翁果圖) Nhập tiềm đế làm thiếp cho Càn Long;

Mất trước khi Càn Long đăng cơ, thụy hiệu Triết phi (哲妃) (1736);

Sau gia phong lên Triết Mẫn Hoàng quý phi (1745)

Thuần Huệ Hoàng quý phi Tô thị
(纯惠皇贵妃苏氏)
13 tháng 6 năm 1713 2 tháng 6 năm 1760 Tô Triệu Nam (蘇召南) Thiếp của Hoằng Lịch khi còn là Thân vương; 

Trở thành Thuần tần (純嬪) sau khi đăng quang của Càn Long;

Thăng Thuần phi (純妃) năm 1737;

Tấn thăng Thuần Quý phi (純貴妃) năm 1745;

Sách phong lên Hoàng quý phi rồi qua đời, thuỵ là Thuần Huệ Hoàng quý phi

Thục Gia Hoàng quý phi Kim Giai thị
(淑嘉皇贵妃金佳氏)
1713 15 tháng 11 năm 1755 Thượng tứ viện khanh Kim Tam Bảo (金三寶) Người gốc Triều Tiên; 

Nhập cung được phong Gia Quý nhân (嘉贵人);

Thăng Gia tần (嘉嬪) năm 1737;

Nâng thành Gia phi (嘉妃) năm 1741;

Được phong Gia Quý phi (嘉貴妃) năm 1747;

Truy thụy Thục Gia Hoàng Quý Phi (淑嘉皇贵妃)

Khánh Cung Hoàng quý phi Lục thị
(庆恭皇贵妃陆氏)
12 tháng 8 năm 1724 21 tháng 8 năm 1774 Lục Sĩ Long (陆士隆). Người gốc Hán;

Nhập cung làm Quý nhân (1740);  Nâng thành Khánh tần (慶嬪) năm 1751;

Thăng Khánh phi (慶妃) năm 1759;

Tấn thăng Khánh Quý phi (慶貴妃) năm 1768;

Truy thụy Khánh Cung Hoàng quý phi bởi Gia Khánh (1799)

Quý phi

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Du Quý phi Kha Lý Diệp Đặc thị
(愉贵妃珂里叶特氏)
15 tháng 6 năm 1714 9 tháng 7 năm 1792 Ngoại lang Ngạch Nhĩ Cát Đồ (额尔吉图) Thiếp của Hoằng Lịch khi còn là Thân vương, không được sủng ái;

Trở thành Hải Thường tại (海常在) vào năm 1735; 

Thăng Hải Quý nhân (海貴人) năm 1736; 

Nâng lên Du tần (愉嬪) năm 1741; 

Tấn phong Du phi (愉妃) năm 1745; 

Truy thụy Du Quý phi năm 1793

Uyển Quý phi Trần thị
(婉貴妃陳氏)
20 tháng 12 năm 1716 10 tháng 3 năm 1807 Trần Đình Chương (陳廷章) Người Hán chính gốc;

Thiếp của Hoằng Lịch khi còn là Thân vương; 

Trở thành Thường tại sau ngày đăng quang của Hoàng đế Càn Long; 

Thăng Quý nhân năm 1737; 

Nâng lên Uyển tần (婉嬪) năm 1749; 

Sau phong Uyển phi (婉妃) năm 1794; 

Gia Khánh truy tôn bà là Uyển Quý thái phi (婉貴太妃) (1801)

Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị
(穎貴妃巴林氏)
1731 1800 Đô thống Bát kỳ Nạp Thân (納親) Nhập cung làm Quý nhân năm 1748; 

Nâng lên Dĩnh tần (穎嬪) năm 1751; 

Thăng Dĩnh phi (穎妃) năm 1759; 

Được sắc phong làm Dĩnh Quý phi năm 1798;

Gia Khánh tôn bà làm Dĩnh Quý thái phi (穎貴太妃)

Hãn Quý phi Đới Giai thị
(忻贵妃戴佳氏)
? 29 tháng 4 năm 1764 Tổng đốc Na Tô Đồ (那蘇圖) Nhập cung được phong Hãn tần (忻嬪) năm 1753; 

Tấn phong Hãn phi (忻妃) năm 1763;

Qua đời được táng theo nghi lễ Quý phi

Tuần Quý phi Y Nhĩ Căn Giác La thị
(循貴妃伊爾根覺羅氏)
18 tháng 11 năm 1758 11 tháng 9 năm 1797 Tổng đốc Quế Lâm thuộc Mãn Châu Tương Lam Kỳ Nhập cung được phong Tuần tần (循嬪) vào năm 1776; 

Thăng Tuần phi (循妃) năm 1794; 

Đến khi qua đời, Gia Khánh dùng lễ Quý phi nhập táng

Phi

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Thư phi Diệp Hách Na Lạp thị
(舒妃葉赫那拉氏)
1 tháng 6 năm 1728 30 tháng 5 năm 1777 Thị lang Nạp Lang Vĩnh Thụy (納蘭永綬) Nhập cung sơ phong Quý nhân (1741) rồi thăng Thư tần (舒嬪) trong cùng năm đó; 

Tấn thăng Thư phi (舒妃) năm 1749

Dự phi Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị
(豫妃博爾濟吉特氏)
15 tháng 12 năm 1730 26 tháng 10 năm 1774 Tắc Tang Căn Đôn (塞桑根敦) Nhập cung sơ phong Đa Quý nhân (多貴人) (1758); 

Nâng lên làm Dự tần (豫嬪) năm 1759; 

Tấn phong Dự phi năm 1763

Dung phi Hoà Trác thị
(容妃和卓氏)
15 tháng 9 năm 1734 24 tháng 5 năm 1788 Hoà Trác Mộc (和卓木) Có thể là nhân vật pha trộn giữa truyền thuyết và sự thật;

Nhập cung làm Quý nhân khoảng 1759 - 1760; 

Nâng lên Dung tần (容嬪) năm 1762; 

Thăng Dung phi năm 1768

Tấn phi Phú Sát thị
(晋妃 富察氏)
thập niên 1740 8 tháng 12 năm 1822 Chủ sự Đức Khắc Tinh Ngạch (德克精额) Nhập cung sơ phong Đáp ứng (答應) (1763); 

Thăng Tấn Quý nhân (晉貴人) khoảng năm 1799 rồi Tấn tần (晋嬪);

Thời Đạo Quang tấn tôn Hoàng tổ Tấn Thái phi (皇祖晉太妃)

Đôn phi Uông thị
(惇妃汪氏)
27 tháng 3,1746 6 tháng 3 năm 1806 Đô thống Tứ Cách (四格) Sủng phi của Càn Long;

Nhập cung làm Vĩnh Thường tại (永常在) (1764) rồi Vĩnh Quý nhân (永貴人) cùng năm đó; 

Thăng Đôn tần (惇嬪) vào năm 1770; 

Tấn thăng Đôn phi (惇妃) năm 1774; 

Giáng lại Đôn tần vào năm 1778 vì tội đánh chết cung nữ;

Khôi phục Đôn phi năm 1780

Sinh ra Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, rất được sủng ái, sau đó có thai không lâu nhưng bị sảy

Phương phi Trần thị
(芳妃陳氏)
? 13 tháng 8 năm 1801 Trần Đình Luân (陳廷綸) Nhập cung làm Minh Thường tại (明常在) vào năm 1766; 

Thăng Minh Quý nhân (明貴人) năm 1775; 

Tấn phong Phương tần (芳嬪) năm 1794; 

Dưới triều Gia Khánh, bà được tấn tôn làm Phương phi (芳妃)

Tần

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Nghi tần Hoàng thị

(儀嬪黄氏)

? 1737 không rõ Thứ thiếp (cách cách) của Càn Long khi còn là Bảo Thân vương; 

Thăng Nghi Quý nhân (儀貴人) vào năm 1735; 

Qua đời truy thăng Nghi tần

Di tần Bách thị

(怡嫔柏氏)

? 1757 Bách Sĩ Thái (柏士彩) Sơ phong Di Quý nhân (怡贵人); 

Tấn phong Di tần (怡嫔) năm 1742

Tuân tần Hoắc Thạc Đặc thị

(恂嬪霍碩特氏)

? 26 tháng 8 năm 1761 không rõ Sơ phong Quách Thường tại (郭常在) rồi Quách Quý nhân (郭貴人)

Hạ táng truy phong Tuân tần

Cung tần Lâm thị 

(恭嬪林氏)

? 27 tháng 11 năm 1805 Bái Đường Á Phật Âm (拜唐阿佛音) Sơ phong Lâm Thường tại (林常在) (1748); 

Nâng lên Lâm Quý nhân (林贵人) (1751); 

Tấn lập Cung tần (恭嬪) năm 1794

Thận tần Bái Nhĩ Cát Tư thị

(慎嬪拜爾噶斯氏)

? 4 tháng 6 năm 1765 Đức Mục Tề Tắc Âm Sát Khắc (德穆齊塞音察克), người Mông Cổ Sơ phong Y Quý nhân (伊貴人) (1759); 

Tấn thăng Thận tần (慎嬪) năm 1762

Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị

(誠嬪鈕祜祿氏)

? 11 tháng 4 năm 1784 Nhị đẳng thị vệ Tá lĩnh Mục Khắc Đăng (穆克登) Sơ phong Vi Quý nhân (為貴人) đổi thành Lan Quý nhân (蘭貴人) (1757);

Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời nên hoãn sắc phong;

Tấn lập Thành tần (誠嬪) năm 1776;

Bà chết đuối trong lần du hành xuống phương Nam cùng với Càn Long[7]

Quý nhân

Danh hiệu Sinh Mất Cha Ghi chú
Thuận quý nhân Nữu Hỗ Lộc thị 

(順貴人鈕祜祿氏)

1748 1788 Tổng đốc Ái Tất Đạt (愛必達) Nhập cung phong Thường Quý nhân (常貴人) (1766); 

Lập làm Thuận tần (順嬪) năm 1768; 

Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời nên hoãn sắc phong;

Thăng Thuận phi (順妃) năm 1779; 

Giáng Thuận tần rồi Thuận Quý nhân trong cùng năm 1788;

Từng mang thai nhưng lại chết lưu (1776)

Thuỵ Quý nhân Tác Xước Lạc thị

(瑞貴人索綽絡氏)

? 1765 Lễ bộ Thượng thư Đức Bảo (德保; 1719-1789) Sơ phong Thụy Thường tại (瑞常在) (1759); 

Thăng Quý nhân năm 1760

Ngạc Quý nhân Tây Lâm Giác La thị 

(鄂貴人西林覺羅氏)

? 1808 Tổng đốc Ngạc Lạc Thuấn (鄂樂舜) Nhập cung sơ phong Ngạc Thường tại (鄂常在) (1750); 

Thăng Quý nhân năm 1794

Gia Khánh truy tôn Ngạc Thái Quý nhân

Bạch Quý nhân Bạch thị

白貴人

? 1805 Bách Sĩ Thái (柏士彩) Em gái của Di tần Bách thị (怡嫔柏氏); 

Sơ phong Bạch Thường tại (白常在) (1750);  Thăng Quý nhân năm 1794

Gia Khánh truy tôn Bạch Thái Quý nhân

Lộc Quý nhân Lục thị

(祿貴人陸氏)

? 1788 không rõ Người Hán, gốc Tô Châu; 

Sơ phong Lộc Thường tại (祿常在) (1760); 

Thăng Quý nhân năm 1775

Thọ Quý nhân Bách thị

(壽貴人柏氏)

? 1809 không rõ Sơ phong Na Thường tại (那常在) (1764); 

Giáng chức Na Đáp ứng (那答應) sau đó; 

Khôi phục Thường tại vào năm 1792; 

Thăng Thọ Quý nhân năm 1794

Tân Quý nhân Tăng thị

(新貴人曾氏)

? 1775 không rõ Sơ phong Tân Thường tại (新常在) (1762); 

Thăng Quý nhân không lâu sau

Thận quý nhân Vũ thị

(慎貴人武氏)

? 1777 không rõ Thăng Quý nhân năm 1764
Phúc Quý nhân

(福貴人)

? 1764 không rõ Sơ phong Phúc Thường tại (福常在) (1763); 

Thăng Quý nhân năm 1764

Kim quý nhân Kim thị

(金貴人金氏)

? 1778 không rõ Sơ phong Kim Thường tại (武常在) (1764); 

Thăng Quý nhân năm 1777

Võ Quý nhân Võ thị

(武貴人武氏)

? 1781 không rõ Sơ phong Võ Thường tại (武常在) (1764); 

Thăng Quý nhân năm 1780

Tú Quý nhân

(秀貴人)

? 1745 không rõ không rõ danh tính
Na Quý nhân

(那貴人)

? ? không rõ không rõ danh tính

Thường tại, Đáp ứng & Quan nữ tử

Danh hiệu Năm mất
Quỹ Thường tại

(揆常在)

1757
Ninh Thường tại[8]

(寧常在)

1781
Bình Thường tại

(平常在)

1778
Trương Thường tại

(張常在)

1745
Tường Đáp ứng

(祥答應)

?
Lan Đáp ứng

(兰答应)

?

Hoàng tử

  1. Hoàng trưởng tử Vĩnh Hoàng [永璜; 5 tháng 7, 1728 – 21 tháng 4 năm 1750], mẹ là Triết Mẫn Hoàng quý phi. Tặng Định An thân vương (定安親王).
  2. Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn [永璉; 9 tháng 8 năm 1730 – 23 tháng 11 năm 1738], mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu. Thông minh hoạt bát, được Càn Long Đế yêu quý nhưng mệnh yểu. Khi chết chỉ vừa 8 tuổi, được truy thụy là Đoan Tuệ hoàng thái tử (端慧皇太子).
  3. Hoàng tam tử Vĩnh Chương [永璋; 15 tháng 7 năm 1735 – 26 tháng 8 năm 1760], mẹ là Thuần Huệ Hoàng Quý Phi. Tước Tuần quận vương (循郡王).
  4. Hoàng tứ tử Vĩnh Thành [永珹; 21 tháng 2 năm 1739 – 5 tháng 4 năm 1777], mẹ là Thục Gia Hoàng Quý Phi. Càn Long năm thứ 28, chỉ định làm con thờ tự của Lý Ý thân vương Dận Đào (胤祹), con trai thứ 12 của Thanh Thánh Tổ. Sau khi chết, truy thụy là Lý Đoan Thân vương (履端亲王).
  5. Hoàng ngũ tử Vĩnh Kỳ [永琪; 23 tháng 3 năm 1741 – 16 tháng 4 năm 1766], mẹ là Du Quý phi. Tặng Vinh Thuần thân vương (荣纯亲王).
  6. Hoàng lục tử Vĩnh Dung [永瑢; 28 tháng 1 năm 1744 – 13 tháng 6 năm 1790], mẹ là Thuần Huệ Hoàng Quý Phi. Năm Càn Long thứ 24, lấy làm con thờ tự của Thận Tĩnh quận vương Dận Hi (胤禧), con trai thứ 21 của Thanh Thánh Tổ. Tặng Chất Trang thân vương (质庄亲王).
  7. Hoàng thất tử Vĩnh Tông [永琮; 27 tháng 5 năm 1746 – 29 tháng 1 năm 1747], mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu. Sinh ra vào ngày Phật đản, rất được Càn Long Đế yêu quý, muôn phần sủng ái, tên Vĩnh Tông của hoàng tử là ngầm ý của Càn Long khi muốn để hoàng tử làm người kế vị. Không lâu sau, bị đậu mùa mà chết, truy thụy Triết Thành thân vương (哲成亲王).
  8. Hoàng bát tử Vĩnh Tuyền [永璇; 31 tháng 8 năm 1746 – 1 tháng 9 năm 1832], mẹ là Thục Gia Hoàng Quý phi. Tặng Nghi Thận Thân vương (仪慎亲王). Ông là hoàng tử sống lâu nhất của nhà Thanh.
  9. Hoàng cửu tử [皇九子; 2 tháng 8 năm 1748 – 11 tháng 6 năm 1749], mẹ là Thục Gia Hoàng Quý phi.
  10. Hoàng thập tử [皇十子; 12 tháng 6 năm 1751 – 7 tháng 7 năm 1753], mẹ là Thư phi.
  11. Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh [永瑆; 22 tháng 3 năm 1752 – 10 tháng 5 năm 1823], mẹ là Thục Gia Hoàng Quý phi. Tặng Thành Triết thân vương (成哲亲王).
  12. Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ [永璂; 7 tháng 6 năm 1752 – 17 tháng 3 năm 1776], mẹ là Kế Hoàng hậu. Là con đích xuất, nhưng khi trưởng thành không được coi trọng, chỉ có danh xưng Bối lặc (貝勒). Sau khi mẹ là Kế hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị qua đời, ông bị thất sủng và chết khi mới chỉ 25 tuổi.
  13. Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh [永璟; 2 tháng 1 năm 1756 – 7 tháng 9 năm 1757], mẹ là Kế Hoàng hậu.
  14. Hoàng thập tứ tử Vĩnh Lộ [永璐; 31 tháng 8 năm 1757 – 3 tháng 5 năm 1760], mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
  15. Hoàng thập ngũ tử Vĩnh Diễm [永琰], tức Nhân Tông Duệ hoàng đế, mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Được phong Gia Thân vương (嘉親王) năm 1789, lên ngôi ngày 9 tháng 2 năm 1796.
  16. Hoàng thập lục tử [皇十六子; 13 tháng 1 năm 1763 – 6 tháng 5 năm 1765], mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
  17. Hoàng thập thất tử Vĩnh Lân [永璘; 17 tháng 6 năm 1766 – 25 tháng 4 năm 1820], mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Tặng Khánh Hy Thân vương (慶僖親王).
  • Tướng quân Phúc Khang An (福康安) được đồn đại là con không hợp pháp của Càn Long, nhưng chưa ai chứng minh được điều này. Tuy thế, Phúc Khang An vẫn là vị tướng quân được sủng ái nhất dưới thời Càn Long.

Hoàng nữ

  1. Hoàng trưởng nữ [皇长女; 1728 – 1729], mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu.
  2. Hoàng nhị nữ [皇二女; 1731], mẹ là Triết Mẫn Hoàng quý phi.
  3. Cố Luân Hoà Kính Công chúa [固倫和敬公主; 28 tháng 6 năm 1731 – 15 tháng 8 năm 1792], mẹ là Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu, là người con duy nhất còn sống tới khi trưởng thành của bà. Hạ giá lấy Khoa Nhĩ Thẩm Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị Sắc Bố Đằng Ba Lạc Châu Nhĩ (色布腾巴勒珠尔). Tuy xuất giá lấy vương công Mông Cổ, công chúa được Càn Long lưu trú lại kinh sư, hưởng lương bổng 1.000 bạc. Điều này trái với điển lệ vì công chúa ở kinh sư chỉ có 400 bạc, còn khi xuất giá phương viễn mới có mức 1.000 bạc.
  4. Hoà Thạc Hoà Gia Công chúa [和硕和嘉公主; 24 tháng 12 năm 1745 – 29 tháng 10 năm 1767], mẹ là Thuần Huệ Hoàng Quý Phi. Hạ giá lấy con trai của Đại học sĩ Phó HằngPhúc Long An (福隆安), thuộc dòng họ Phú Sát của Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu.
  5. Hoàng ngũ nữ [皇五女; 23 tháng 7 năm 1753 – 1 tháng 6 năm 1755], mẹ là Kế Hoàng hậu.
  6. Hoàng lục nữ [皇六女; 24 tháng 8 năm 1755 – 27 tháng 9 năm 1758], mẹ là Hãn Quý phi.
  7. Cố Luân Hoà Tĩnh Công chúa [固伦和静公主; 10 tháng 8 năm 1756 – 9 tháng 2 năm 1775], mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Hạ giá lấy Mông Cổ vương công Lạp Vượng Đa Nhĩ Tể (拉旺多尔济), cháu của Mông Cổ Siêu Dũng thân vương Sách Lăng (策棱).
  8. Hoàng bát nữ [皇八女; 16 tháng 1 năm 1758 – 17 tháng 6 năm 1767], mẹ là Hãn Quý phi.
  9. Cố Luân Hoà Khác Công chúa [固伦和恪公主; 17 tháng 8 năm 1758 – 14 tháng 4 năm 1780], mẹ là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu. Hạ giá lấy Trát Lan Thái (札兰泰).
  10. Cố Luân Hoà Hiếu Công chúa [固伦和孝公主; 2 tháng 2 năm 1775 - 13 tháng 10 năm 1823], mẹ là Đôn phi, công chúa được Càn Long sủng ái nhất. Hạ giá lấy Phong Thân Ân Đức (豐紳殷德), con trai của đại thần Hòa Thân.

Nghĩa nữ

Trong văn hoá đại chúng

Phim ảnh truyền hình Diễn viên
Năm 1997 《Hoàn Châu cách cách Trương Thiết Lâm
Năm 1998 《Lý Vệ từ quan Vu Ba
Năm 1999 《Hoàn Châu cách cách 2 Trương Thiết Lâm
Năm 2002 《Càn Long vương triều Tiêu Hoảng
Năm 2002 《Giang sơn vi trọng Ngô Kinh
Năm 2002 《Hoàn Châu cách cách 3 Địch Long
Năm 2003 《Càn Long hạ Giang Nam Trần Hạo Dân
Năm 2006 《Thiếu niên Gia Khánh Trương Quốc Lập
Năm 2008 《Thượng thư phòng Viên Hoằng
Năm 2011 《Tân Hoàn Châu cách cách Khâu Tâm Chí
Năm 2017 《Hậu cung Như Ý truyện Hoắc Kiến Hoa

Tham khảo

  • Sử Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê)
  • Lịch sử năm nghìn năm Trung Quốc
  • Thanh Cung mười ba triều

Xem thêm

Ghi chú

  1. ^ Clarke 2004, tr. 37.
  2. ^ Perdue 2005, tr. 287.
  3. ^ Theo Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ, trích dẫn từ Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên đời Thanh
  4. ^ Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1987, tr 392
  5. ^ Xem chi tiết bài Nguyễn Huệ
  6. ^ Draft history of the Qing dynasty, Consort files. 《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.
  7. ^ "乾隆四十九年四月十一日,誠嬪不慎落水溺亡于南巡迴鑾的途中. 清末野史传说乾隆帝下江南时将孝贤皇后推进水里淹死"
  8. ^ Thường tuỳ giá theo càn Long đi tuần du phương Nam

Liên kết ngoài

Tư liệu liên quan tới Qianlong Emperor tại Wikimedia Commons