Vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020
Chi tiết giải đấu
Quốc gia Việt Nam
Thời gian3 tháng 3 – 11 tháng 6
Số đội25
Thống kê giải đấu
Số trận đấu106
2019
2021

Vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020 là giải đấu vòng loại của Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020, mùa giải thứ 15 của Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức. Tổng cộng có 8 đội sẽ đủ điều kiện để tham dự vòng chung kết, bao gồm cả đội được đặc cách tham dự giải đấu với tư cách chủ nhà.

Quá trình vòng loại được dự kiến diễn ra từ ngày 15 tháng 2 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020,[1] nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, giải đấu đã nhiều lần phải điều chỉnh lại lịch thi đấu hoặc gián đoạn. Trên thực tế, vòng loại đã khởi tranh vào ngày 3 tháng 3 và kết thúc vào ngày 11 tháng 6 năm 2020.

Các đội bóng[sửa | sửa mã nguồn]

26 đội bóng đã đăng ký tham dự vòng loại lần này. Các đội bóng được sắp xếp sẵn vào các bảng đấu dựa theo khu vực địa lý. Những đội bóng đóng vai trò là chủ nhà của bảng đấu vòng loại được đánh dấu bởi ký hiệu (H).

Lễ bốc thăm xếp lịch thi đấu vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020 đã diễn ra vào ngày 2 tháng 3 năm 2020.[2]

Bảng A
VT Đội
A1 PVF (H)
A2 Viettel
A3 Phố Hiến
A4 Hà Nội
A5 Than Quảng Ninh
A6 Nam Định
Bảng B
VT Đội
B1 Thừa Thiên Huế (H)
B2 Thanh Hóa
B3 Sông Lam Nghệ An
B4 SHB Đà Nẵng
B5 Quảng Nam
Bảng C
VT Đội
C1 Hoàng Anh Gia Lai I (H)
C2 Bình Định
C3 Công An Nhân Dân
C4 Đắk Lắk
C5 Phú Yên
Bảng D
VT Đội
D1 Thành phố Hồ Chí Minh (H)
D2 Bình Phước
D3 Khánh Hòa
D4 Hoàng Anh Gia Lai II
D5 Lâm Đồng
Bảng E
VT Đội
E1 An Giang
E2 Cần Thơ
E3 Becamex Bình Dương
E4 Long An
E5 Sài Gòn (H)
Rút lui sau khi đăng ký
Bến Tre[3]
Đồng Nai[4]
Tây Ninh[5]

Thể thức[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tại địa điểm tập trung, tính điểm xếp hạng ở mỗi bảng. 5 đội xếp thứ nhất và 2 đội xếp thứ nhì có thành tích tốt nhất ở 5 bảng đấu sẽ lọt vào vòng chung kết. Trường hợp đội chủ nhà vòng chung kết kết thúc vòng loại với vị trí trong nhóm 7 đội nêu trên, đội nhì bàng có thành tích tốt tiếp theo cũng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết.

Các tiêu chí[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng:[1]

  1. Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  2. Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  3. Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
  4. Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
  5. Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
  6. Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
  7. Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong trận cuối cùng của bảng;
  8. Điểm kỷ luật (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp (2 thẻ vàng) = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
  9. Bốc thăm.

Lịch thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch thi đấu của vòng loại như sau.

Vào ngày 6 tháng 2 năm 2020, sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra và công điện về tăng cường phòng, chống dịch bệnh, Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã dời ngày thi đấu các trận vòng loại sang thời điểm mới, với lượt đi diễn ra từ ngày 3 tháng 3 đến 12 tháng 3 và lượt về từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 26 tháng 3 năm 2020.[3] Tuy nhiên, sau khi hoàn thành lượt đi của vòng loại, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại một số địa điểm đăng cai, vì vậy VFF quyết định tạm dừng tổ chức lượt về cho đến khi có thông báo mới.[6] Lượt về sau đó đã được tổ chức trở lại vào các ngày từ 1 đến 11 tháng 6 năm 2020.[7]

Lượt đấu Các ngày Ngày ban đầu
Lượt đấu 1 3 tháng 3 năm 2020 15 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 2 5 tháng 3 năm 2020 17 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 3 7-9 tháng 3 năm 2020 20 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 4 10-11 tháng 3 năm 2020 23 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 5 12-13 tháng 3 năm 2020 25 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 6 1 tháng 6 năm 2020 28 tháng 2 năm 2020
Lượt đấu 7 3 tháng 6 năm 2020 1 tháng 3 năm 2020
Lượt đấu 8 5-6 tháng 6 năm 2020 4 tháng 3 năm 2020
Lượt đấu 9 8-9 tháng 6 năm 2020 7 tháng 3 năm 2020
Lượt đấu 10 11 tháng 6 năm 2020 9 tháng 3 năm 2020

Các bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, Hưng Yên.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự PVF VTFC HNFC TQN PHFC NĐFC
1 PVF (H) 10 8 1 1 20 3 +17 25 Vòng chung kết 0–2 0–0 3–0 4–1 5–0
2 Viettel 10 7 1 2 19 10 +9 22 0–1 0–3 2–1 3–0 3–0
3 Hà Nội 10 5 4 1 16 5 +11 19 0–1 1–1 1–0 1–0 3–0
4 Than Quảng Ninh 10 3 0 7 10 20 −10 9 0–1 2–3 0–2 1–1 2–1
5 Phố Hiến 10 2 1 7 9 18 −9 7 0–1 2–3 1–1 0–2 2–1
6 Nam Định 10 1 1 8 5 23 −18 4 0–3 1–2 1–1 1–3 1–0
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra tại Huế, do Đoàn bóng đá Huế đăng cai.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự SLNA THFC SHBĐN QNFC HUE
1 Sông Lam Nghệ An 8 6 1 1 16 2 +14 19 Vòng chung kết 1–0 0–0 1–0 5–0
2 Thanh Hóa 8 5 1 2 13 4 +9 16 1–0 0–1 1–0 4–0
3 SHB Đà Nẵng 8 4 3 1 13 5 +8 15 0–2 1–1 3–1 3–0
4 Quảng Nam 8 1 2 5 5 13 −8 5 0–4 1–3 0–0 1–1
5 Thừa Thiên Huế (H) 8 0 1 7 3 26 −23 1 1–3 0–3 1–5 0–2
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra tại Trung tâm huấn luyện thể thao Hàm Rồng, Gia Lai.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự HAGL CAND PYFC ĐLK BĐFC
1 Hoàng Anh Gia Lai I (H) 8 7 1 0 32 2 +30 22 Vòng chung kết 1–1 5–0 5–0 6–0
2 Công An Nhân Dân 8 6 1 1 32 3 +29 19 0–1 7–0 6–0 2–0
3 Phú Yên 8 2 2 4 12 28 −16 8 0–5 1–7 1–1 1–1
4 Đắk Lắk 8 1 1 6 8 27 −19 4 0–6 0–3 0–2 6–2
5 Bình Định 8 1 1 6 7 31 −24 4 0–3 0–6 2–6 2–1
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra tại Trung tâm Thể thao Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự HCMC HAJMG KHFC BPFC LĐFC
1 Thành phố Hồ Chí Minh (H) 6 4 1 1 13 6 +7 13 Vòng chung kết 1–2 2–1 4–0
2 Hoàng Anh Gia Lai II 6 3 2 1 11 8 +3 11 0–0 3–3 3–1
3 Khánh Hòa 6 2 1 3 12 12 0 7 1–3 1–2 3–1 4–0
4 Bình Phước 6 1 0 5 7 17 −10 3 2–4 2–1 1–3 1–3
5 Lâm Đồng[a] 0 0 0 0 0 0 0 0 Bỏ giải 0–2 1–3
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà
Ghi chú:
  1. ^ Lâm Đồng thông báo không tiếp tục tham dự giải đấu sau khi lượt đi kết thúc. Toàn bộ kết quả thi đấu của đội với các đội khác đều bị hủy bỏ.[8]

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

Các trận đấu diễn ra tại Trung tâm Thể thao Thành Long, Thành phố Hồ Chí Minh.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
hoặc xuống hạng
BFC AGFC SGFC LAFC CTFC
1 Becamex Bình Dương 8 7 0 1 21 7 +14 21 Vào vòng chung kết 1–0 3–1 2–0 6–0
2 An Giang 8 5 2 1 14 4 +10 17 2–1 2–0 5–1 3–1
3 Sài Gòn (H) 8 4 1 3 9 7 +2 13 1–0 0–0 1–0 2–0
4 Long An 8 1 2 5 11 16 −5 5 3–4 0–0 1–2 4–0
5 Cần Thơ 8 0 1 7 4 25 −21 1 1–3 0–2 0–3 2–2
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: Các tiêu chí vòng loại
(H) Chủ nhà

Xếp hạng các đội nhì bảng đấu[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc PVF là chủ nhà của vòng chung kết, ba đội nhì bảng có thành tích tốt nhất sẽ vượt qua vòng loại. Do các bảng đấu có số đội khác nhau nên kết quả thi đấu với các đội xếp thứ năm và thứ sáu trong bảng không được xét đến cho việc xếp hạng này.

VT Bg Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1 C Công An Nhân Dân 6 4 1 1 24 3 +21 13 Vòng chung kết
2 E An Giang 6 3 2 1 9 3 +6 11
3 D Hoàng Anh Gia Lai II 6 3 2 1 11 8 +3 11
4 B Thanh Hóa 6 3 1 2 6 4 +2 10
5 A Viettel 6 3 1 2 8 7 +1 10
Nguồn: VFF
Quy tắc xếp hạng: 1) Điểm; 2) Hiệu số bàn thắng thua; 3) Số bàn thắng; 4) Điểm kỷ luật; 5) Bốc thăm.

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là các đội đã vượt qua vòng loại để thi đấu tại vòng chung kết Giải bóng đá Vô địch U-19 Quốc gia 2020.

Câu lạc bộ Tư cách vượt qua vòng loại Ngày vượt qua vòng loại Lần tham dự trước
PVF Chủ nhà/Nhất bảng A 31 tháng 5 nàm 2020
Hoàng Anh Gia Lai I Nhất bảng C 9 tháng 6 năm 2020
Becamex Bình Dương Nhất bảng E 9 tháng 6 năm 2020
Sông Lam Nghệ An Nhất bảng B 11 tháng 6 năm 2020
Thành phố Hồ Chí Minh Nhất bảng D 11 tháng 6 năm 2020
Công An Nhân Dân Nhì bảng C/Nhì bảng tốt nhất 11 tháng 6 năm 2020
An Giang Nhì bảng E/Nhì bảng tốt thứ hai 11 tháng 6 năm 2020
Hoàng Anh Gia Lai II Nhì bảng D/Nhì bảng tốt thứ ba 11 tháng 6 năm 2020
1 Chữ đậm là những đội vô địch năm đó. Chữ nghiêng là những đội chủ nhà năm đó.

Các sự việc[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đấu tiêu cực gữa U-19 Đắk Lắk và U-19 Bình Định[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 7 tháng 3 năm 2020, Ban Kỷ luật VFF đã đưa ra các quyết định kỷ luật liên quan đến trận đấu giữa hai đội U-19 Đắk Lắk và U-19 Bình Định diễn ra ngày 5 tháng 3 được cho là có biểu hiện tiêu cực. Huấn luyện viên trưởng đội U-19 Bình Định Cao Văn Dũng bị đình chỉ làm nhiệm vụ 2 trận kế tiếp, cùng với ba cầu thủ bị đình chỉ thi đấu 4 trận và 1 cầu thủ bị đình chỉ đến hết giải vì thi đấu không đúng khả năng mà không có lý do chính đáng. Thủ môn Y Eli Niê của U-19 Đắk Lắk cũng bị đình chỉ thi đấu 2 trận với cùng nguyên do.[9] Ngoài ra, toàn đội -19 Bình Định bị phạt 25 triệu đồng.[10]

Cũng trong thông báo, ban tổ chức đã hủy bỏ kết quả trận U-19 Đắk Lắk - U-19 Bình Định, tuy nhiên sau đó đã đảo ngược quyết định này.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Điều lệ Giải bóng đá U19 quốc gia 2020” (PDF). VFF. Truy cập 4 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “VFF - Thông báo số 1 giải Bóng đá Vô địch U19 Quốc gia 2020”. VFF. 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  3. ^ a b “VFF - Thông báo sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải Bóng đá vô địch U19 quốc gia 2020”. VFF. 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  4. ^ “VFF - Thông báo sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải Bóng đá Vô địch U19 quốc gia 2020 (lần 2)”. VFF. 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  5. ^ “VFF - Thông báo sửa đổi, bổ sung Điều lệ giải Bóng đá Vô địch U19 Quốc gia 2020 (lần 3)”. VFF. 1 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ https://www.facebook.com/baobongda. “Vì Covid-19, VFF tạm hoãn vòng loại U19 Quốc gia”. Bongdaplus-Báo Bóng đá. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “Giải bóng đá U.19 quốc gia 2020: Lượt về vòng loại sẽ đá từ ngày 1-6”. baodongnai.com.vn. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
  8. ^ “Thông báo số 11 giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia 2020”. VFF. 31 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
  9. ^ “VFF - Thông báo số 6 giải bóng đá Vô địch U19 Quốc gia 2020”. VFF. 8 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ ONLINE, TUOI TRE (18 tháng 3 năm 2020). “Xung quanh án kỷ luật ở Giải U19 quốc gia 2020: Không thuyết phục”. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]