Bước tới nội dung

Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015
Chi tiết giải đấu
Thời gian4 tháng 4 năm 2013 – 2 tháng 12 năm 2014
Số đội134 (từ 6 liên đoàn)
Thống kê giải đấu
Số trận đấu406
Số bàn thắng1.686 (4,15 bàn/trận)
Vua phá lướiHà Lan Vivianne Miedema (16 bàn)
2011
2019

Vòng loại của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 đã xác định 23 đội tuyển cùng với đội chủ nhà Canada tham dự vòng chung kết thứ bảy của Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.

Số đội được gia tăng từ 16 lên 24 tại giải đấu năm 2015. Do đó, FIFA công bố số suất chi tiết của mỗi liên đoàn khu vực vào ngày 11 tháng 6 năm 2012 như sau:[1]

  • AFC (châu Á): 5 suất (tăng lên từ 3)
  • CAF (châu Phi): 3 suất (tăng lên từ 2)
  • CONCACAF (Bắc/Trung Mỹ, Caribe): 3,5+1 (chủ nhà) suất (tăng lên từ 2,5)
  • CONMEBOL (Nam Mỹ): 2,5 suất (tăng lên từ 2)
  • OFC (châu Đại Dương): 1 suất (như năm 2011)
  • UEFA (châu Âu): 8 suất (tăng lên từ 4,5+1)

Tổng cộng 134 quốc gia thành viên của FIFA (không tính Canada) tham gia các giải đấu vòng loại. Ngoài ra còn có hai quốc gia không thuộc FIFA góp mặt tại giải đấu của khu vực CONCACAF. Bốn đội tuyển châu Phi bỏ cuộc trước giải.

  Vượt qua vòng loại
  Không vượt qua vòng loại
  Không tham gia
  Không thi đấu đã lâu

Các đội vượt qua vòng loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội Tư cách Ngày vượt qua Số
vòng chung kết
Chuỗi
liên tiếp
Thành tích tốt nhất Thứ hạng
FIFA
1
 Canada Chủ nhà 3 tháng 3 năm 2011 6 6 Hạng tư (2003) 8
 Nhật Bản Vô địch châu Á 18 tháng 5 năm 2014 7 7 Vô địch (2011) 3
 Úc Á quân châu Á 18 tháng 5 năm 2014 6 6 Tứ kết (2007, 2011) 10
 Trung Quốc Hạng ba châu Á 17 tháng 5 năm 2014 6 1 Á quân (1999) 14
 Hàn Quốc Hạng tư châu Á 17 tháng 5 năm 2014 2 1 Vòng bảng (2003) 17
 Thái Lan Hạng năm châu Á 21 tháng 5 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 30
 Thụy Sĩ Nhất bảng 3 khu vực châu Âu 15 tháng 6 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 18
 Anh Nhất bảng 6 khu vực châu Âu 21 tháng 8 năm 2014 4 3 Tứ kết (1995, 2007, 2011) 7
 Na Uy Nhất bảng 5 khu vực châu Âu 13 tháng 9 năm 2014 7 7 Vô địch (1995) 9
 Đức Nhất bảng 1 khu vực châu Âu 13 tháng 9 năm 2014 7 7 Vô địch (2003, 2007) 2
 Tây Ban Nha Nhất bảng 2 khu vực châu Âu 13 tháng 9 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 16
 Pháp Nhất bảng 7 khu vực châu Âu 13 tháng 9 năm 2014 3 2 Hạng tư (2011) 4
 Thụy Điển Nhất bảng 4 khu vực châu Âu 17 tháng 9 năm 2014 7 7 Á quân (2003) 5
 Brasil Vô địch Nam Mỹ 26 tháng 9 năm 2014 7 7 Á quân (2007) 6
 Colombia Á quân Nam Mỹ 28 tháng 9 năm 2014 2 2 Vòng bảng (2011) 31
 Nigeria Vô địch châu Phi 22 tháng 10 năm 2014 7 7 Tứ kết (1999) 35
 Cameroon Á quân châu Phi 22 tháng 10 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 51
 Hoa Kỳ Vô địch Bắc/Trung Mỹ, Caribe 24 tháng 10 năm 2014 7 7 Vô địch (1991, 1999) 1
 Costa Rica Á quân Bắc/Trung Mỹ, Caribe 24 tháng 10 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 40
 Bờ Biển Ngà Hạng ba châu Phi 25 tháng 10 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 64
 México Hạng ba Bắc/Trung Mỹ, Caribe 26 tháng 10 năm 2014 3 2 Vòng bảng (1999, 2011) 25
 New Zealand Vô địch châu Đại Dương 29 tháng 10 năm 2014 4 3 Vòng bảng (1991, 2007, 2011) 19
 Hà Lan Chiến thắng play-off khu vực châu Âu 27 tháng 11 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 15
 Ecuador Chiến thắng play-off CONMEBOL-CONCACAF 2 tháng 12 năm 2014 1 1 Lần đầu xuất hiện 49
1.^ Thứ hạng tính đến 19 tháng 9 năm 2014 – lần cập nhật bảng xếp hạng cuối cùng trước lễ bốc thăm chia bảng chính thức.[2]

Các giải đấu loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Liên đoàn Giải đấu Số nước dự Số qua vòng loại Số suất Bắt đầu vòng loại Kết thúc vòng loại
AFC Cúp bóng đá nữ châu Á 2014 20 5 5 21 tháng 5 năm 2013 21 tháng 5 năm 2014
CAF Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi 2014 26 3 3 14 tháng 2 năm 2014 25 tháng 10 năm 2014
CONCACAF Giải vô địch bóng đá nữ CONCACAF 2014 28+11 3+1 3½+1 19 tháng 5 năm 2014 2 tháng 12 năm 2014
CONMEBOL Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ 2014 10 3 11 tháng 9 năm 2014 2 tháng 12 năm 2014
OFC Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương 2014 4 1 1 25 tháng 10 năm 2014 29 tháng 10 năm 2014
UEFA Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2015 (UEFA) 46 8 8 4 tháng 4 năm 2013 27 tháng 11 năm 2014
Tổng 134+1 23+1 23+1 4 tháng 4 năm 2013 2 tháng 12 năm 2014
  • 1 30 quốc gia có tên, tuy nhiên Martinique và Guadeloupe không đủ điều kiện dự Cúp Thế giới do chỉ là thành viên CONCACAF chứ không phải FIFA.

Bắc, Trung Mỹ và Caribe

[sửa | sửa mã nguồn]

(28 đội tranh 3 hoặc 4 suất, chủ nhà Canada vượt qua vòng loại với tư cách chủ nhà)

Giống như những kỳ World Cup trước, Cúp vàng nữ CONCACAF đóng vai trò vòng loại. Tổng cộng 30 đội tham dự vòng loại của giải vô địch CONCACAF, trong đó Martinique và Guadeloupe không đủ tư cách thi đấu tại vòng chung kết World Cup do chỉ là thành viên của CONCACAF mà không phải là FIFA. Do đó, có tổng số 28 đội thực tế dự tranh ba suất trực tiếp cộng suất tranh vé vớt với đại diện của CONMEBOL, đội tuyển Ecuador. Canada không tham dự do là chủ nhà của World Cup.

Vòng chung kết của giải diễn ra ở Mỹ từ 15 tới 26 tháng 10 năm 2014.[3] Hoa KỳMéxico được đặc cách không phải đá vòng loại. Costa Rica, Guatemala của khu vực Trung Mỹ; Haiti, Jamaica, MartiniqueTrinidad và Tobago của khu vực Caribe là các đội giành quyền thi đấu tại Mỹ. Hai đội đá trận chung kết và đội đứng thứ ba sẽ vào thẳng vòng chung kết World Cup 2015. Đội hạng tư sẽ đá với đội hạng ba khu vực CONMEBOL để tranh suất còn lại. Vào ngày 5 tháng 9 CONCACAF thông báo rằng nếu Martinique xếp ở một trong hai vị trí đầu bảng, họ vẫn sẽ không thể được phép đá bán kết và đội thứ ba cùng bảng sẽ thế chân họ.[4][5]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
24 tháng 10
 
 
 Costa Rica (p)1 (3)
 
26 tháng 10
 
 Trinidad và Tobago1 (0)
 
 Costa Rica0
 
24 tháng 10
 
 Hoa Kỳ6
 
 Hoa Kỳ3
 
 
 México0
 
Tranh hạng ba
 
 
26 tháng 10
 
 
 Trinidad và Tobago2
 
 
 México (s.h.p.)4

Hoa Kỳ, Costa Rica và México giành quyền đá Cúp Thế giới. Trinidad và Tobago đá trận play-off CONCACAF-CONMEBOL.

(20 đội tranh 5 suất)

Giống như kỳ World Cup trước, Cúp bóng đá nữ châu Á vẫn đóng vai trò vòng loại. Tổng cộng 20 đội tuyển cạnh tranh cho năm tấm vé chính thức.

Vòng chung kết do Việt Nam làm chủ nhà từ 14 tới 25 tháng 5 năm 2014, gồm tám đội, bốn trong số đó – Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – không phải đá vòng loại nhờ thứ hạng của họ tại Cúp bóng đá nữ châu Á 2010, trong khi bốn đội còn lại được xác định thông qua vòng loại.[6] CHDCND Triều Tiên bị cấm thi đấu do các trường hợp dính doping tại Giải bóng đá nữ vô địch thế giới 2011.[7]

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng A
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Nhật Bản 3 2 1 0 13 2 +11 7 Vòng đấu loại trực
tiếp
& World Cup
2  Úc 3 2 1 0 7 3 +4 7
3  Việt Nam (H) 3 1 0 2 3 7 −4 3 Tranh hạng năm
4  Jordan 3 0 0 3 2 13 −11 0
Nguồn: AFC
(H) Chủ nhà
Bảng B
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Hàn Quốc 3 2 1 0 16 0 +16 7 Vòng đấu loại trực
tiếp
& World Cup
2  Trung Quốc 3 2 1 0 10 0 +10 7
3  Thái Lan 3 1 0 2 2 12 −10 3 Tranh hạng năm
4  Myanmar 3 0 0 3 1 17 −16 0
Nguồn: AFC

Nhật, Úc, Trung Quốc và Hàn Quốc giành quyền tới World Cup. Việt Nam và Thái Lan thi đấu trận tranh hạng năm.

Trận tranh hạng năm

[sửa | sửa mã nguồn]
Đội 1  Tỉ số  Đội 2
Việt Nam  1–2  Thái Lan

Thái Lan lọt vào vòng chung kết Cúp thế giới.

(46 đội tranh 8 suất)

Có tổng cộng 46 đội tuyển của UEFA tham gia vòng loại. Tám đội xếp hạng thấp nhất xem tham gia vòng sơ loại và được phân làm hai bảng, mỗi bảng bốn đội, thi đấu theo thể thức vòng tròn một lượt từ ngày 4 tới ngày 9 tháng 4 năm 2013, lần lượt tại Malta và Litva. Hai đội nhất mỗi bảng tiến vào vòng đấu chính.

Vòng đấu bảng chính diễn ra theo thể thức vòng tròn hai lượt từ 20 tháng 9 năm 2013 tới 17 tháng 9 năm 2014. Cả bảy đội nhất bảng giành vé trực tiếp tới Canada, trong khi đó bốn đội nhì bảng có thành tích đối đầu tốt nhất trước các đội thứ nhất, ba, bốn và năm trong bảng của mình sẽ tiến vào vòng play-off để tranh suất còn lại.

Các trận play-off thi đấu theo thể thức loại trực tiếp sân nhà sân khách vào các ngày 25/26 và 29/30 tháng 10 (bán kết), 22/23 và 26/27 tháng 11 năm 2014 (chung kết).

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Na Uy, Anh và Pháp giành quyền tới vòng chung kết Cúp Thế giới. Ý, Scotland, Hà Lan và Ukraina tiến vào vòng play-off.


  Bán kết Chung kết
                         
  Scotland 1 0 1  
  Hà Lan 2 2 4  
      Hà Lan 1 2 3
    Ý 1 1 2
  Ý 2 2 4
  Ukraina 1 2 3  

Hà Lan giành quyền thi đấu tại World Cup.

Châu Đại Dương

[sửa | sửa mã nguồn]

(4 đội tranh 1 suất)

Giống như kỳ World Cup trước, Cúp bóng đá nữ châu Đại Dương đóng vai trò vòng loại. Chỉ có bốn đội tuyển dự giải tại Papua New Guinea từ 25 tới 29 tháng 10 năm 2014.[8] Đội vô địch New Zealand giành quyền tới World Cup.

VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  New Zealand 3 3 0 0 30 0 +30 9 World Cup 2015
2  Papua New Guinea (H) 3 2 0 1 7 4 +3 6
3  Quần đảo Cook 3 0 1 2 2 16 −14 1
4  Tonga 3 0 1 2 1 20 −19 1
Nguồn: OFC
(H) Chủ nhà

(26 đội tranh 3 suất)

Giống như kỳ World Cup trước, Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi vẫn đóng vai trò vòng loại. Vòng loại chứng kiến con số kỷ lục 25 đội tuyển của CAF tham gia (26 nếu tính cả chủ nhà Namibia). Tuy nhiên bốn đội bỏ cuộc trước khi cuộc chơi bắt đầu.

Bảy đội vượt qua vòng loại và chủ nhà tham gia giải đấu ở Namibia từ 11 tới 25 tháng 10 năm 2014. Ba đội đứng đầu sẽ giành quyền tới Canada.

Vòng bảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu loại trực tiếp

[sửa | sửa mã nguồn]
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
22 tháng 10
 
 
 Nigeria2
 
25 tháng 10
 
 Nam Phi1
 
 Nigeria2
 
22 tháng 10
 
 Cameroon0
 
 Cameroon (s.h.p.)2
 
 
 Bờ Biển Ngà1
 
Tranh hạng ba
 
 
25 tháng 10
 
 
 Nam Phi0
 
 
 Bờ Biển Ngà1

Nigeria, Cameroon và Bờ Biển Ngà giành vé tới World Cup.

(10 đội tranh 2 hoặc 3 suất)

Giống như những kỳ World Cup trước, Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ đóng vai trò vòng loại. Cả 10 quốc gia khu vực CONMEBOL tham gia thi đấu tại giải, diễn ra tại Ecuador từ 11 tới 28 tháng 9 năm 2014. Hai đội đứng đầu giai đoạn hai sẽ vào thẳng World Cup, trong khi đó đội thứ ba sẽ đấ trận tranh vé vớt với dội hạng bốn khu vực CONCACAF để tranh suất còn lại.

Giai đoạn một

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn hai

[sửa | sửa mã nguồn]
VT Đội ST T H B BT BB HS Đ Giành quyền tham dự
1  Brasil 3 2 1 0 10 0 +10 7 World Cup 2015
2  Colombia 3 1 2 0 2 1 +1 5
3  Ecuador (H) 3 1 0 2 4 8 −4 3 Play-off CONCACAF-CONMEBOL
4  Argentina 3 0 1 2 2 9 −7 1
Nguồn: CONMEBOL
(H) Chủ nhà

Brasil và Colombia giành tấm vé thi đấu tại vòng chung kết World Cup. Ecuador tiến tới trận play-off CONCACAF-CONMEBOL.

Play-off CONCACAF-CONMEBOL

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận play-off diễn ra giữa Trinidad và Tobago, đội hạng bốn Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF), và Ecuador, đội hạng ba Nam Mỹ (CONMEBOL). Lễ bốc thăm xếp lịch thi đấu diễn ra tại Zürich vào ngày 22 tháng 7 năm 2014.[9] Ecuador tổ chức trận lượt đi ngày 8 tháng 11 năm 2014, còn Trinidad và Tobago là chủ nhà của trận lượt về vào ngày 2 tháng 12 năm 2014.[10]


Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Ecuador  1–0  Trinidad và Tobago 0–0 1–0

Ecuador giành vé tới World Cup.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Qualification slots for Canada 2015 confirmed”. FIFA.com. ngày 11 tháng 6 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2016.
  2. ^ “The FIFA/Coca-Cola World Ranking”. FIFA.com. Zürich, Thụy Sĩ: FIFA. 19 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 6 năm 2011. Truy cập 19 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “Host Cities and Qualification Format Announced for CONCACAF Women's Championship 2014”. concacaf.com. ngày 24 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ “Draw Yields Matchups for CONCACAF Women's Championship USA 2014”. concacaf.com. ngày 5 tháng 9 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  5. ^ “CONCACAF Women's Championship USA 2014 Regulations”. CONCACAF. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  6. ^ “Women's giants to know opponents”. AFC. ngày 18 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  7. ^ “VN eyes Women's World Cup on 'golden chance'. Tuổi Trẻ. ngày 26 tháng 9 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  8. ^ “OFC Women's Nations Cup dates finalised” (bằng tiếng Anh). OFC. ngày 23 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  9. ^ “New international calendar for women's football in the spotlight”. FIFA.com. ngày 22 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “@FIFAWWC”. Twitter. ngày 21 tháng 10 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]