Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Akihito”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: qu:Akihito; sửa cách trình bày
Kgsbot (thảo luận | đóng góp)
Dòng 146: Dòng 146:
[[lmo:Akihito]]
[[lmo:Akihito]]
[[hu:Akihito japán császár]]
[[hu:Akihito japán császár]]
[[ml:അകിഹിതോ]]
[[mr:अकिहितो]]
[[mr:अकिहितो]]
[[mn:Акихито]]
[[mn:Акихито]]

Phiên bản lúc 19:32, ngày 26 tháng 8 năm 2010

Akihito
明仁
Minh Nhân
Thiên hoàng Akihito khi đi thăm Canada tháng 7/2009.
Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản
Tại vị7 tháng 1 năm 1989 – hiện tại
Đăng quang12 tháng 12 năm 1990
Tiền nhiệmChiêu Hòa Thiên hoàng
Hoàng Thái tửNaruhito
Thông tin chung
Sinh13 tháng 12 năm 1933
Thê thiếpMichiko (Mỹ Tri Tử)
Hậu duệ
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụChiêu Hòa Thiên hoàng
Thân mẫuHương Thuần Hoàng hậu

Akihito (tiếng Nhật: 明仁, phiên âm Hán-Việt: Minh Nhân; sinh ngày 13 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo - ) là đương kim Thiên hoàng, cũng là vị Thiên hoàng thứ 125 theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, lên ngôi từ năm 1989. Ông đang là vị vua đang tại vị lâu thứ 21 trên thế giới.

Tên gọi

Akihito là húy (tên thật) của ông. Lúc chưa lên ngôi, ông có ngự hiệu là "Bối Cung" (継宮, Tsugu-no-miya). Ở Nhật Bản, giống như nhiều nước Á Đông khác thời phong kiến, không bao giờ được phép gọi tên khai sinh của hoàng đế, mà chỉ được phép gọi "Thiên Hoàng Bệ Hạ" (天皇陛下 - tennō heika). Khi viết, cũng chỉ viết là "Kim Thượng Thiên Hoàng" (今上天皇 kinjō tennō). Triều đại của Akihito có niên hiệu là Bình Thành (平成 Heisei), và theo truyền thống, sau khi qua đời, tên của ông sẽ được đổi thành Bình Thành Thiên Hoàng (平成天皇 Heisei Tenno) (xem Thụy hiệu), và niên hiệu của triều đại mới sẽ được thành lập.[1]

Trước khi lên ngôi Thiên hoàng

Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko

Akihito là con trai trưởng và là người con thứ 5 của Thiên hoàng Chiêu Hòa (Hirohito) và Hoàng hậu Hương Thuần (Kuni Nagako). Ông được dạy dỗ hoàn toàn bởi những giáo viên chuyên trách riêng, rồi học trung học tại Học tập viện (学習院 Gakushuin) - ngôi trường dành riêng cho tầng lớp quý tộc Nhật Bản - từ năm 1940 đến năm 1952[2]. Không giống với thông lệ của Hoàng gia trước đây, ông không đảm nhiệm chức vụ chỉ huy quân đội, theo như đề nghị của vua cha Chiêu Hòa.

Tháng 3 năm 1945, khi Hoa Kỳ ném bom tấn công thủ đô Tokyo, ông và em trai, Hoàng tử Masahito, được sơ tán khỏi thành phố. Trong suốt thời gian Hoa Kỳ chiếm đóng Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông được Elizabeth Gray Vining - một chuyên viên thư viện - dạy kèm môn tiếng Anh. Ông tốt nghiệp khoa Chính trị của trường Đại học Gakushuinthủ đô Tokyo, mặc dù chưa từng nhận tấm bằng đại học nào cả. Và mặc dù đã là người thừa kế ngai vàng kể từ khi chào đời, nhưng theo thông lệ, ông vẫn được tổ chức lễ tấn phong Hoàng Thái tử tại Hoàng cung Tokyo vào ngày 10 tháng 11 năm 1952. Tháng 6 năm 1953, Thái tử Akihito đại diện cho Nhật Bản tham dự lễ lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II.[2]

Sau đó, Thái tử và Thái tử phi Michiko đã thăm chính thức 37 nước khác. Thái tử đã so sánh Hoàng gia Nhật Bản như một người máy và vì vậy ông bày tỏ mong muốn được đóng góp vào việc giúp Hoàng gia gần gũi hơn với quần chúng nhân dân Nhật Bản.[3] Thật vậy, kể từ khi lên ngôi, ông đã có công trong việc đưa Hoàng gia và người dân trở nên gần gũi nhau hơn. Thiên hoàng và Hoàng hậu cũng đã viếng thăm chính thức 18 quốc gia, cũng như thăm 47 đô đạo phủ huyện của Nhật Bản.[2]

Ngày 7 tháng 1 năm 1989, khi vua cha qua đời, Akihito lên ngôi, trở thành vị Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản.[4] Akihito chính thức lên ngôi Thiên hoàng vào ngày 12 tháng 11 năm 1990,[2] ông lấy niên hiệu là Heisei (Bình Thành).

Thời gian làm vua

Thiên hoàng Akihito và Phó Tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney trong năm 2007.
Thiên hoàng Akihito gửi lời chúc mừng năm mới 2010 đến thần dân tại điện Trường Hòa.

Thiên hoàng Akihito đã vài lần công khai xin lỗi các nước châu Á về những tội ác của phát xít Nhật Bản gây ra cho họ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, (1939 - 1945) bắt đầu bằng việc xin lỗi Trung Quốc vào tháng 4 năm 1989, ba tháng sau khi vua cha Chiêu Hòa qua đời.

Năm 1998, trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ông đã được phong Huy hiệu cấp tước Garter (The Most Noble Order of the Garter) - danh hiệu cao nhất trong hệ thống quý tộc của Anh, bản thân Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng có tước hiệu này.[5]. Cho đến nay ông là người không-phải-châu-Âu duy nhất nhận huy hiệu này.[6]

Ngày 23 tháng 12 năm 2001, trong một động thái nhằm xoa dịu căng thẳng giữa mối quan hệ Nhật Bản-Triều Tiên, Thiên hoàng Akihito đã trả lời một cuộc phỏng vấn báo giới trong ngày sinh nhật của mình rằng: theo quan điểm của Thiên hoàng, người Nhật và người Triều Tiên có quan hệ họ hàng gần gũi. Thiên hoàng cho rằng trong Tục Nhật Bản kỷ, thái hậu của Thiên hoàng Hoàn Vũ (736–806) có mối quan hệ huyết thống với Vũ Ninh Vương (501-523), vua của Bách Tế.[7] Thiên hoàng cũng cho rằng trong thời cổ, khi người dân Triều Tiên di cư đến Nhật Bản họ đã truyền thụ nhiều tri thức về văn hóa và khoa học kỹ thuật cho Nhật Bản, và những sự kiện đáng tiếc trong quá khứ như những khoảng thời gian quan hệ Nhật-Triều căng thẳng nên được hai bên tha thứ.[8]

Tháng 6 năm 2005, Thiên hoàng Akihito viếng thăng khu vực Saipan của Hoa Kỳ, nơi diễn ra trận Saipan nổi tiếng kéo dài từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 9 tháng 7 năm 1944 cùng với Hoàng hậu Michiko. Trong chuyến thăm, Thiên hoàng nhiều lần đến các đài tưởng niệm chiến tranh để gửi hoa viếng và cầu nguyện cho các vong linh của binh sĩ Nhật Bản, Hoa Kỳ cùng các thường dân Triều Tiên và dân địa phương đã bỏ mạng tại trận đánh này. Đây là lần đầu tiên một Thiên hoàng đi viếng một địa điểm xảy ra chiến tranh nằm ngoài lãnh thổ Nhật Bản. Chuyến viếng Saipan được đông đảo người dân Nhật Bản hoan nghênh như những chuyến viếng thăm các khu tưởng niệm chiến tranh tại Tokyo, Hiroshima, Nagasaki, và Okinawa năm 1995.

Ngày 6 tháng 9 năm 2006, Thiên hoàng làm lễ chào mừng việc cháu trai của ông là Thân vương Hisahito ra đời. Hisahito là con thứ ba của thứ nam của Thiên hoàng và là hoàng nam có thể thừa kế ngôi vị đầu tiên của gia đình Thiên hoàng trong suốt 41 năm qua (tính từ khi cha của cậu là Thâu Tiểu cung Thân vương Fumihito ra đời). Vì vậy việc Hisahito ra đời làm một cứu cánh lớn của Hoàng gia trước việc chọn người thừa kế ngai vàng Nhật Bản vì cho đến nay, Thái tử chỉ có duy nhất một con gái là Kính cung Công chúa Aiko, mà theo luật lệ thì nữ giới không có quyền thừa kế ngai vàng. Điều này cũng có nghĩa là việc đề xuất thay đổi luật lệ để nữ giới được thừa kế ngai vàng có nhiều nguy cơ bị bác bỏ, mà bản thân nó đã bị đình hoãn khi Hoàng gia công bố việc Thâu Tiểu cung Thân Vương phi Kiko, vợ của Thâu Tiểu cung Thân vương Fumihito mang thai Hisahito vào tháng 2 năm 2006.

Cờ của Thiên hoàng Nhật Bản

Tháng 1 năm 2003, Thiên hoàng Akihito đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật vì ung thư tuyến tiền liệt [9].

Gia đình

Tập tin:Japan familleroyale.jpg
Đứng (trái sang phải): Công chúa Kỷ cung Nội thân vương Sayako, Thâu Tiểu cung Thân vương Fumihito, Thân vương phi Kiko
Ngồi (trái sang phải): Thái tử phi Masako, Thiên hoàng Akihito, Công chúa Mako, Công chúa Kako, Hoàng hậu Michiko, Hoàng thái tử Naruhito

Ngày 10 tháng 4 năm 1959, ông cưới Michiko Shoda (sinh ngày 24 tháng 10 năm 1934), con gái cả của Hidesaburo Shōda chủ tịch danh dự của công ty Nissing Flour Milling. Bà là người bình dân đầu tiên lấy thành viên trong Hoàng gia. Akihito và Michiko Shoda có tất cả 3 người con:

Con trai

Con gái

Phả hệ

Hoàng gia Akihito trong 3 thế hệ
Akihito Tiên đế:
Thiên hoàng Chiêu Hòa
Ông nội:
Thiên hoàng Đại Chính
Cụ nội:
Thiên hoàng Minh Trị
Bà cụ nội:
Danh nghĩa: Chiêu Hiến Hoàng hậu - Thực tế:
Bà Naruko Yanagiwara-no-Fujiwara, cung phi.
Bà nội:
Trinh Minh Hoàng hậu
Cụ nội:
Công tước Kujō Michitaka
Bà cụ nội:
Bà Noma Ikuko, cung phi
Mẹ:
Hương Thuần Hoàng hậu
Ông ngoại:
Hoàng thân Kuniyoshi Kuni
Cụ ngoại:
Hoàng thân Kuni Asahiko
Bà cụ ngoại:
Bà Isume Makiko, cung phi
Bà ngoại:
Công chúa Shimazu Chikako của Satsuma
Cụ ngoại:
Công tước Shimazu Tadayoshi
Bà cụ ngoại:
Bà Hiro Sumako, cung phi

Chú thích

  1. ^ “NATIONAL DAY OF JAPAN TO BE CELEBRATED”. Embassy of Japan in Pakistan. 7 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d “Their Majesties the Emperor and Empress”. Imperial Household Agency. 2002. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007.
  3. ^ "Those Apprentice Kings and Queens Who May -- One Day -- Ascend a Throne," New York Times. 14 November 1971.
  4. ^ Varley, H. Paul. (1980). Jinnō Shōtōki, p. 44.
  5. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/76386.stm
  6. ^ “PoWs' anger at Akihito honour”. BBC News. British Broadcasting Corporation. 10 tháng 4 năm 1998. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2007. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  7. ^ “Press Conference on the Occasion of His Majesty's Birthday”. Imperial Household Agency. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2008. Đã bỏ qua văn bản “2001-12-18” (trợ giúp)
  8. ^ 일 환무왕 생모‘백제 화씨부인’묘소 탐방기;초라한 왕후릉... 교토 야산에 홀로 잠들어 조선일보 2002.02.05 발행 / 19
  9. ^ [1]