Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường cao tốc
Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng
Bảng kí hiệu đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng
Thông tin tuyến đường
Tên khácQuốc lộ 3 mới
Chiều dài227 km
Tồn tại18 tháng 1 năm 2014
(9 năm, 8 tháng, 1 tuần và 1 ngày)
Các điểm giao cắt chính
Đầu Nam tại Ninh Hiệp, Hà Nội
Các điểm
giao cắt
tại Yên Phong, Bắc Ninh

Đường Trần Nguyên Hãn và tại Phổ Yên
và đường Ba tháng Hai tại Sông Công (Thái Nguyên)
Tân Lập, Thái Nguyên

đảo tròn Tân Long, Thái Nguyên
Đầu Bắc tại Thanh Thịnh, Bắc Kạn
Vị trí đi qua
Tỉnh/
Thành phố
Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng
Quận/Huyện
Hệ thống đường
Hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam
Danh sách: Quốc lộ - Cao tốc
Cao tốc

Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng (ký hiệu toàn tuyến là CT.07)[1], tên chính thức trên các văn bản của cơ quan nhà nướcQuốc lộ 3 mới, là một đoạn đường cao tốc thuộc hệ thống đường cao tốc Việt Nam tại miền Bắc Việt Nam. Tuyến đường được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khởi công vào ngày 24 tháng 11 năm 2009.[2]. Tuyến đường đi qua địa bàn bốn tỉnh thành là Hà Nội (25 km), Thái Nguyên (46 km), Bắc Kạn (75 km), Cao Bằng (81 km) và một đoạn ngắn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (9 km). Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng có mặt đường rộng 34,5m và dài 227  km. Tuyến có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự án (đoạn Hà Nội – Thái Nguyên) là 10.000 tỷ đồng[2][3].Tháng 1 năm 2014, Quốc lộ 3 mới đã được Bộ GTVT thông xe.[4]

Đường cao tốc này từng được quy hoạch từ năm 2015 đến 2021 với điểm cuối của tuyến chỉ đến Bắc Kạn.

Điểm đầu của tuyến cao tốc này là Km 152+400 Quốc lộ 1 mới thuộc địa phận xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Điểm cuối là quốc lộ 3A thuộc địa phận xã Thanh Thịnh, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng giao với Quốc lộ 18 tại địa bàn huyện Yên Phong (Bắc Ninh) và đi song song với đường sắt, quốc lộ 3A hiện nay ở phía Đông rồi nối với thành phố Thái Nguyên tại km 61+300.

Nút giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Trên tuyến có 6 nút giao thông (giao Quốc lộ 1, giao Quốc lộ 18, Sóc Sơn, Yên Bình (Km 41 + 800, Phổ Yên), Sông Công (Km 53 + 000), Tân Lập), trong đó có 3 nút giao khác mức và 29 cầu (có 17 cầu lớn).

Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên giúp giảm tải cho Quốc lộ 3 cũ, tuyến đường cũng có ý nghĩa rất lớn để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng núi phía Bắc.

Ngày 18 tháng 1 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức cắt băng khánh thành và thông xe toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên và từ tháng 12 năm 2016, thông xe tiếp đoạn Thái Nguyên – Chợ Mới giai đoạn 1.[5]

Hiện nay, trong tương lai sẽ đầu tư giai đoạn 2 nâng cấp đoạn Phú Lương – Chợ Mới và đang có dự án kéo dài tuyến đường này đến thành phố Bắc Kạn.[6]

Chi tiết tuyến đường[sửa | sửa mã nguồn]

Làn xe[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ninh Hiệp – Sóc Sơn, Thịnh Đán – Tân Long: 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp
  • Sóc Sơn – Thịnh Đán: 4 làn xe, có điểm dừng khẩn cấp

Chiều dài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Toàn tuyến: 70,0 km

Tốc độ giới hạn[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ninh Hiệp – Sóc Sơn, Thịnh Đán – Tân Long: Tối đa: 100 km/h, Tối thiểu: 60 km/h
  • Sóc Sơn – Thịnh Đán: Tối đa: 90 km/h, Tối thiểu: 60 km/h

Lộ trình chi tiết[sửa | sửa mã nguồn]

Ký hiệu Tên Khoảng cách
từ đầu tuyến
Kết nối Ghi chú Vị trí
IC.1 Ninh Hiệp 0.0  Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang ( Quốc lộ 1) Đầu tuyến đường cao tốc Hà Nội Gia Lâm
BR Cầu vượt đường sắt Vượt Đường tỉnh 295B và đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng
IC.2 Quốc lộ 18 1.2  Đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long ( Quốc lộ 18) Bắc Ninh Yên Phong
BR Cầu Xuân Tảo Vượt sông Cà Lồ Ranh giới Bắc NinhHà Nội
JCT Sóc Sơn Đường tỉnh 296 Hà Nội Sóc Sơn
BR Cầu Sông Công Vượt sông Công Ranh giới Hà NộiThái Nguyên
SA Trạm dừng nghỉ Hải Đăng Thái Nguyên Phổ Yên
IC.3 Yên Bình Đường Trần Nguyên Hãn
JCT Khu công nghiệp Yên Bình Hướng đi Thái Nguyên
BR Cầu vượt đường sắt Vượt đường sắt Hà Nội – Quan Triều Sông Công
IC.4 Sông Công Quốc lộ 3
IC.5 Tân Lập Quốc lộ 3 Thành phố Thái Nguyên
IC.6 Thịnh Đán Đường Quang Trung
BR Cầu vượt đường sắt Vượt đường sắt Quan Triều – Núi Hồng
IC.7 Tân Long Quốc lộ 3
Quốc lộ 1B
Quốc lộ 37
IC.8 Tân Long Quốc lộ 3
Quốc lộ 37
TG Trạm thu phí Thái Nguyên – Chợ Mới
BR Cầu Quảng Chu Vượt sông Cầu Bắc Kạn Chợ Mới
IC.9 Chợ Mới Đường tỉnh 256
IC.10 Thanh Bình Quốc lộ 3
Kết nối trực tiếp với  Đường cao tốc Chợ Mới – Bắc Kạn
1.000 mi = 1.609 km; 1.000 km = 0.621 mi

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Quyết định 1454/QĐ-TTg 2021 phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 2030”. thuvienphapluat.vn. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b Khởi công đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Tuổi trẻ
  3. ^ Đưa đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên vào khai thác năm 2013
  4. ^ “Thông xe toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên”. Vnexpress. Ngày 18 tháng 4 năm 2019. Truy cập Ngày 28 tháng 4 năm 2019.
  5. ^ Thông xe toàn tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
  6. ^ Khởi công đường Thái Nguyên - Bắc Kạn