Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tử Tâm Ngộ Tân”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 46: Dòng 46:


[[Thể loại:Thiền sư Trung Quốc]]
[[Thể loại:Thiền sư Trung Quốc]]
[[Thể loại:Lâm Tế tông]]

Phiên bản lúc 13:34, ngày 5 tháng 1 năm 2020

Thiền Sư Tử Tâm Ngộ Tân(死心悟新; C: sǐxīn wùxīn; J: shishin goshin; 1044-1115) còn gọi là Hoàng Long Ngộ Tân, là một thiền sư thuộc Lâm tế tôngHoàng Long phái. Sư nối pháp Thiền sư Hối Đường Tổ Tâm. Từ dòng của sư, Thiền Lâm Tế được truyền sang Nhật Bản lần đầu qua Minh Am Vinh Tây.

Cơ duyên

Sư họ Vương, quê ở Khúc Giang Thiều Châu. Dáng người Sư cao lớn mặt đen giống như người Ấn Ðộ. Sư xuất gia tại viện Phật-đà, phong cách xuất chúng. Ban đầusư đến Thiền sư Tú Thiết Diện. Sau một Pháp chiến, Thiền sư Tú thừa nhận nhưng sư chẳng lưu ý, phủi áo ra đi.

Ðến Hoàng Long, Sư yết kiến Thiền sư Hối Đường Tổ Tâm (Bảo Giác). Sau một lúc đàm luận Bảo Giác thấy sư chưa ngộ bèn nói: Nếu tài năng chỉ thế, nói ăn đâu no bụng người? Sư bế tắc không lời nói, tỏ rõ: Con đến đây cung gãy tên hết, cúi mong Hoà thượng từ bi chỉ chỗ an lạc. Bảo Giác liền dạy: Một hạt bụi bay hay che trời, một hạt cải rơi hay phủ đất, chỗ an lạc tối kị Thượng toạ có bao nhiêu thứ tạp nhạp. Cần phải chết toàn tâm từ vô thuỷ kiếp đến nay mới nên vậy.

Một hôm, Sư ngồi lặng lẽ dưới tấm bảng, chợt thấy Tri sự đánh Cư sĩ và khi nghe tiếng roi, sư bỗng nhiên thông suốt, quên mang giày chạy đến Bảo Giác trình: Người trong thiên hạ thảy là học được, con đã ngộ được rồi. Bảo Giác cười nói: Tuyển Phật được người đứng đầu bảng, ai dám đương. Từ đây Sư được hiệu là Tử Tâm, chỗ ở của Sư có bản hiệu là Tử Tâm thất.

Hoằng pháp

Sau khi được đạo, sư tiếp tục vân du đây đó, đến năm thứ 7 (1092) niên hiệu Nguyên Hựu (元祐), sư bắt đầu ra hoằng pháp ở Vân Nham (雲巖).

Đến đầu niên hiệu Chính Hòa (政和, 1111-1118), sư về trụ trì và tiếp tục mở mang tông phong ở tại Hoàng Long.

Trong cuộc đời sư có để lại nhiều truyền thuyết: khi sư đến Thúy Nham,tại đây có miếu Thần, dân làng cúng rượu thịt liên miên. Sư sai tri sự đi phá miếu, tri sự không dám đi sợ chuốc hoạ. Sư bảo: Nếu hay tác hoạ, ta tự làm đó. Nói xong sư đích thân đi huỷ miếu. Có con rắn to nằm đưa đầu như muốn mổ. Nghe sư quở, nó trốn đi. Sư về nghỉ an ổn và không bao lâu, Sư trở về Vân Nham. Có một vị quan làm lời kí cho một Kinh tàng. Ông lấy lời ghi mộ của người thân khắc bên cạnh cái bia. Sư không hài lòng nói: Cái mộ mà xem thường không sợ hoạ sao? Sư nói chưa dứt, sét đánh nổ vỡ tấm bia.

Niên hiệu Chính Hoà thứ 5, ngày 13 tháng 12, buổi chiều Tiểu tham, Sư nói kệ. Ðến ngày rằm, Sư thị tịch, thọ 72 tuổi, 45 tuổi hạ

Pháp Ngữ

Giờ tiểu tham, Sư đưa cây phất tử lên nói: Xem! Xem! Phất tử bệnh hay Tử Tâm bệnh? Phất tử an hay Tử Tâm an? Phất tử xỏ thấu Tử Tâm, Tử Tâm xỏ thấu phất tử. Chính ngay khi này gọi phất tử lại là Tử Tâm, gọi Tử Tâm lại là phất tử, cứu kính phải nói thế nào? Sư im lặng giây lâu nói: Chớ đem phải quấy đến ta biện, phù sanh xuyên tạc chẳng can nhau.

Có vị Tăng hỏi câu rốt sau. Sư nói kệ:

                        Một câu ở rốt sau,

                        Cần phải đường tâm dứt,

                        Cửa sáu căn đã không,

                        Muôn pháp không sanh diệt,

                        Nơi đây thấu được nguồn,

                        Chẳng cần cầu giải thoát,

                        Bình sanh thích mắng người,

                        Chỉ vì thường ưa sống.

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
  • Thiền Sư Trung Hoa (3 tập)- H.T Thích Thanh Từ dịch.