Cúp bóng đá nữ châu Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cúp bóng đá nữ châu Á
Thành lập1975
Khu vựcChâu Á (AFC)
Số đội12
Đội vô địch
hiện tại
 Trung Quốc
Đội bóng
thành công nhất
 Trung Quốc
(9 lần)
Cúp bóng đá nữ châu Á 2022

Cúp bóng đá nữ châu Á (tiếng Anh: AFC Women's Asian Cup, trước đây có tên gọi Giải vô địch bóng đá nữ châu Á) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá nữ quốc gia châu Á do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức. Đây là giải đấu bóng đá nữ lớn nhất tại châu Á cấp độ đội tuyển quốc gia, được tổ chức 4 năm 1 lần. Giải lần đầu tiên diễn ra tại Hồng Kông năm 1975 với nhà vô địch đầu tiên là New Zealand. Tới nay giải đã có 18 lần được tổ chức, trong đó Trung Quốc, đương kim vô địch giải năm 2022, đang nắm giữ kỷ lục 9 lần vô địch. Giải cũng đóng vai trò vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.

Tổng quan[sửa | sửa mã nguồn]

Giải được thành lập bởi Liên đoàn bóng đá nữ châu Á (ALFC), tổ chức chịu trách nhiệm những vấn đề liên quan tới bóng đá nữ tại châu Á. Giải đấu đầu tiên diễn ra vào năm 1975 và được tổ chức 2 năm một lần kể từ đó, ngoại trừ khoảng thời gian thập niên 1980 giải được tổ chức 3 năm một lần. ALFC ban đầu là một tổ chức độc lập nhưng sau này được sáp nhập vào AFC vào năm 1986.[1]

Từ năm 1975 đến năm 1981, mỗi trận đấu chỉ kéo dài 60 phút (30 phút/hiệp).

Kể từ 2014, giải được tổ chức 4 năm một lần,[1] sau khi AFC thông báo Cúp bóng đá nữ châu Á sẽ đóng vai trò vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới.[2]

Từ năm 2022, giải được mở rộng số đội tham dự vòng chung kết lên thành 12 đội. Đồng thời, giải cũng không tổ chức trận tranh hạng ba.

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Chủ nhà Chung kết Tranh hạng ba Số đội
Vô địch Tỉ số Á quân Hạng ba Tỉ số Hạng tư
1975
Chi tiết
 Hồng Kông
New Zealand
3 – 1
Thái Lan

Úc
5 – 0
Malaysia
6
1977
Chi tiết
 Trung Hoa Dân Quốc
Trung Hoa Dân Quốc[a]
3 – 1
Thái Lan

Singapore
2 – 0
Indonesia
6
1979
Chi tiết
 Ấn Độ
Trung Hoa Dân Quốc[a]
2 – 0
Nam Ấn Độ[b]

Tây Úc

Hồng Kông
hủy[c] 6
1981
Chi tiết
 Hồng Kông
Mộc Lan Đài Bắc[d]
5 – 0
Thái Lan

Ấn Độ
2 – 0
Hồng Kông
8
1983
Chi tiết
 Thái Lan
Thái Lan
3 – 0
Ấn Độ

Malaysia
0 – 0
(5–4) p.đ.
[3]

Singapore
6
1986
Chi tiết
 Hồng Kông
Trung Quốc
2 – 0
Nhật Bản

Thái Lan
3 – 0
Indonesia
7
1989
Chi tiết
 Hồng Kông
Trung Quốc
1 – 0
Đài Bắc Trung Hoa

Nhật Bản
3 – 1
Hồng Kông
8
1991
Chi tiết
 Nhật Bản
Trung Quốc
5 – 0
Nhật Bản

Đài Bắc Trung Hoa
0 – 0
(5–4) p.đ.

CHDCND Triều Tiên
9
1993
Chi tiết
 Malaysia
Trung Quốc
3 – 0
CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
3 – 0
Đài Bắc Trung Hoa
9
1995
Chi tiết
 Malaysia
Trung Quốc
2 – 0
Nhật Bản

Đài Bắc Trung Hoa
0 – 0
(3–0) p.đ.

Hàn Quốc
11
1997
Chi tiết
 Trung Quốc
Trung Quốc
2 – 0
CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
2 – 0
Đài Bắc Trung Hoa
11
1999
Chi tiết
 Philippines
Trung Quốc
3 – 0
Đài Bắc Trung Hoa

CHDCND Triều Tiên
3 – 2
Nhật Bản
15
2001
Chi tiết
 Trung Hoa Đài Bắc
CHDCND Triều Tiên
2 – 0
Nhật Bản

Trung Quốc
8 – 0
Hàn Quốc
14
2003
Chi tiết
 Thái Lan
CHDCND Triều Tiên
2 – 1 h.p.
Trung Quốc

Hàn Quốc
1 – 0
Nhật Bản
14
2006
Chi tiết
 Úc
Trung Quốc
2 – 2 h.p.
(4–2) p.đ.

Úc

CHDCND Triều Tiên
3 – 2
Nhật Bản
9
2008
Chi tiết
 Việt Nam
CHDCND Triều Tiên
2 – 1
Trung Quốc

Nhật Bản
3 – 0
Úc
8
2010
Chi tiết
 Trung Quốc
Úc
1 – 1 h.p.
(5–4) p.đ.

CHDCND Triều Tiên

Nhật Bản
2 – 0
Trung Quốc
8
2014
Chi tiết
 Việt Nam
Nhật Bản
1 – 0
Úc

Trung Quốc
2 – 1
Hàn Quốc
8
2018
Chi tiết
 Jordan
Nhật Bản
1 – 0
Úc

Trung Quốc
3 – 1
Thái Lan
8
Năm Chủ nhà Chung kết Hai đội thua ở bán kết Số đội
Vô địch Tỉ số Á quân
2022
Chi tiết
 Ấn Độ
Trung Quốc
3 – 2
Hàn Quốc
 Nhật Bản Philippines 12

Ghi chú:

  • h.p.: sau hiệp phụ.
  • p.đ.: loạt sút luân lưu.
  1. ^ a b Đài Loan thi đấu dưới tên gọi Đài Bắc Trung Hoa (tiếng Anh: Chinese Taipei) kể từ năm 1981 để tuân theo Nghị quyết Nagoya năm 1979 của Ủy ban Olympic Quốc tế. Trước đây thi đấu dưới tên Trung Hoa Dân Quốc (tiếng Anh: Republic of China).
  2. ^ Nước chủ nhà Ấn Độ có hai đội tuyển thi đấu: Bắc Ấn Độ (tiếng Anh: India N) và Nam Ấn Độ (tiếng Anh: India S)
  3. ^ Trận đấu bị hủy do các cầu thủ Hồng Kông đã đặt vé về nước trước khi bắt đầu trận đấu, nếu không họ phải chờ thêm 4 ngày nữa mới có chuyến bay về Hồng Kông, có thể gây đảo lộn lịch trình của đội. Do đó, 2 đội đều được trao hạng ba.
  4. ^ Đội thi đấu dưới tên câu lạc bộ "Mộc Lan Đài Bắc" (tiếng Anh: Mulan Taipei). Đài Bắc Trung Hoa cũng yêu cầu hai đội tuyển quốc gia khác thi đấu dưới tên câu lạc bộ.
  • Thành tích theo quốc gia
Hạng Quốc gia Vô địch Á quân Hạng ba Hạng tư Bán kết Tổng
1  Trung Quốc 9 2 3 1 0 15
2  CHDCND Triều Tiên 3 3 2 1 0 9
3  Đài Bắc Trung Hoa 3 2 2 2 0 6
4  Nhật Bản 2 4 5 3 1 15
5  Úc 1 3 2 1 0 7
6  Thái Lan 1 3 1 1 0 6
7  New Zealand 1 0 0 0 0 1
8  Ấn Độ 0 2 1 0 0 3
9  Hàn Quốc 0 1 1 3 0 5
10  Hồng Kông 0 0 1 2 0 3
11  Malaysia 0 0 1 1 0 2
 Singapore 0 0 1 1 0 2
13  Philippines 0 0 0 0 1 1
14  Indonesia 0 0 0 2 0 2
Tổng số 19 19 20 18 2 78

Các quốc gia tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Đội tuyển Hồng Kông
1975
(6)
Đài Loan
1977
(6)
Ấn Độ
1979
(6)
Hồng Kông
1981
(8)
Thái Lan
1983
(6)
Hồng Kông
1986
(7)
Hồng Kông
1989
(8)
Nhật Bản
1991
(9)
Malaysia
1993
(8)
Malaysia
1995
(11)
Trung Quốc
1997
(11)
Philippines
1999
(15)
Đài Bắc Trung Hoa
2001
(14)
Thái Lan
2003
(14)
Úc
2006
(9)
Việt Nam
2008
(8)
Trung Quốc
2010
(8)
Việt Nam
2014
(8)
Jordan
2018
(8)
Ấn Độ
2022
(12)
Số năm
 Úc H3 OFC H3 Thành viên của OFC H2 H4 H1 H2 H2 TK 8
 Trung Quốc H1 H1 H1 H1 H1 H1 H1 H3 H2 H1 H2 H4 H3 H3 H1 15
 Đài Bắc Trung Hoa H1 H1 H1 H2 H3 H4 H3 H4 H2 VB VB VB VB TK 14
 Guam VB VB VB VB 4
 Hồng Kông VB VB H4 H4 VB VB H4 VB VB VB VB VB VB VB 14
 Ấn Độ H2 H3 H2 VB VB VB VB VB BC[a] 8
 Indonesia H4 VB H4 VB VB 5
 Iran VB 1
 Nhật Bản VB VB H2 H3 H2 H3 H2 H3 H4 H2 H4 H4 H3 H3 H1 H1 BK 17
 Jordan VB VB 2
 Kazakhstan Một phần của Liên Xô VB VB VB Thành viên của UEFA 3
 CHDCND Triều Tiên VB H4 H2 H2 H3 H1 H1 H3 H1 H2 10
 Hàn Quốc VB VB H4 VB VB H4 H3 VB VB VB H4 5th H2 13
 Malaysia H4 VB H3 VB VB VB VB VB VB 9
 Myanmar VB VB VB VB VB 5
 Nepal VB VB VB 3
 New Zealand H1 Thành viên của OFC 1
 Philippines VB VB VB VB VB VB VB VB 6th BK 10
 Singapore VB H3 VB H4 VB VB VB 7
 Thái Lan H2 H2 H2 H1 H3 VB VB VB VB VB VB VB VB VB 5th H4 TK 17
 Uzbekistan Một phần của Liên Xô VB VB VB VB VB 5
 Việt Nam VB VB VB VB VB VB 6th VB TK 9
Các đội chưa từng tham dự

Lần đầu tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là thống kê giải đầu tiên mà các đội tuyển giành quyền vào chơi một vòng chung kết Asian Cup.

Năm Đội tuyển
1975  Hồng Kông  Malaysia  Singapore  Thái Lan
1977  Đài Bắc Trung Hoa[4]  Indonesia  Nhật Bản
1979  Ấn Độ
1981  Philippines
1983 Không có
1986  Trung Quốc  Nepal
1989  CHDCND Triều Tiên
1991  Hàn Quốc
1993 Không có
1995  Kazakhstan  Uzbekistan
1997  Guam
1999  Việt Nam
2001 Không có
2003  Myanmar
2006  Úc
2008 Không có
2010
2014  Jordan
2018 Không có
2022  Iran

Số liệu thống kê chung[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến năm 2022

Xếp hạng Đội tuyển Lần Tr T H B BT BB HS Đ
1  Trung Quốc 15 75 61 5 9 367 38 +329 188
2  Nhật Bản 17 81 55 6 20 365 60 +305 171
3  Đài Bắc Trung Hoa 14 64 38 6 20 175 84 +91 120
4  CHDCND Triều Tiên 10 53 36 6 11 242 38 +204 114
5  Thái Lan 17 69 34 2 33 115 171 −56 104
6  Hàn Quốc 13 54 28 7 19 157 77 +80 91
7  Úc 8 40 21 6 13 88 43 +45 69
8  Ấn Độ 9 36 16 4 16 63 61 +2 52
9  Hồng Kông 14 57 11 4 42 26 191 −165 37
10  Việt Nam 9 33 11 1 21 39 92 −53 34
11  Singapore 7 27 7 1 19 21 115 −94 22
12  Uzbekistan 5 16 7 0 9 15 64 −49 21
13  Malaysia 9 34 5 3 26 20 161 −141 18
14  Philippines 10 36 5 2 29 22 187 −165 17
15  Indonesia 5 17 4 1 12 17 77 −60 13
16  New Zealand 1 4 4 0 0 11 3 +8 12
17  Kazakhstan 3 9 2 2 5 16 39 −23 8
18  Myanmar 5 17 2 2 13 16 56 −40 8
19  Guam 4 15 1 0 14 5 112 −107 3
20  Iran 1 3 0 1 2 0 12 −12 1
21  Jordan 2 6 0 0 6 5 29 −24 0
22  Nepal 3 10 0 0 10 1 67 −66 0

Các giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Cầu thủ xuất sắc nhất Vua phá lưới Số bàn Thủ môn xuất sắc nhất Giải phong cách
2006 Trung Quốc Mã Hiểu Húc Nhật Bản Nagasato Yūki
Hàn Quốc Jung Jung-suk
7 Không trao giải  Trung Quốc
2008 Nhật Bản Sawa Homare Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Kum-suk 7  Nhật Bản
2010 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Jo Yun-mi Nhật Bản Ando Kozue 3  Trung Quốc
2014 Nhật Bản Miyama Aya Trung Quốc Dương Lệ
Hàn Quốc Park Eun-sun
6  Nhật Bản
2018 Nhật Bản Iwabuchi Mana Trung Quốc Lý Anh 7  Nhật Bản
2022 Trung Quốc Vương San San Úc Sam Kerr 7 Trung Quốc Chu Vũ  Hàn Quốc

Các huấn luyện viên vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Đội Huấn luyện viên
1975  New Zealand
1977  Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan Lưu Quân Hạ
1979  Trung Hoa Dân Quốc Đài Loan Trương Đường Doãn
1981  Mulan Taipei Đài Loan Tào Vĩnh
1983  Thái Lan
1986  Trung Quốc Trung Quốc Đồng Triết Vũ
1989  Trung Quốc Trung Quốc Thường Duệ Hoa
1991  Trung Quốc Trung Quốc Thường Duệ Hoa
1993  Trung Quốc Trung Quốc Mã Viên An
1995  Trung Quốc Trung Quốc Mã Viên An
1997  Trung Quốc Trung Quốc Mã Viên An
1999  Trung Quốc Trung Quốc Mã Viên An
2001  CHDCND Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Song-gun
2003  CHDCND Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ri Song-gun
2006  Trung Quốc Trung Quốc Mã Lượng Hưng
2008  CHDCND Triều Tiên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Kim Kwang-min
2010  Úc Scotland Tom Sermanni
2014  Nhật Bản Nhật Bản Sasaki Norio
2018  Nhật Bản Nhật Bản Takakura Asako
2022  Trung Quốc Trung Quốc Thủy Kính Hạ

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Competition Regulations AFC Women's Asian Cup 2014 Qualifiers”. Asian Football Confederation. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2012. The AFC stages the AFC Women's Asian Cup 2014 (Qualifiers) (hereafter the "Competition") for the senior women's national teams once every four (4) years. (In Section 1)
  2. ^ “VFF AimTo Host 2014 AFC Women's Asian Cup”. AFF. ngày 5 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2012.
  3. ^ “Newspapers – The Straits Times, 18 April 1983, Page 43”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Đài Bắc Trung Hoa thi đấu với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc tại giải năm 1977.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Chủ nhà Ấn Độ không thể đăng ký đủ 13 cầu thủ theo yêu cầu và không thể chơi trận đấu ở vòng bảng với Đài Bắc Trung Hoa do trước trận đấu họ chỉ còn lại ít hơn 13 cầu thủ trong khi các thành viên còn lại đều có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Họ được coi là bỏ cuộc khỏi giải đấu.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]