Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Số nguyên tố”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 33: Dòng 33:
Từ năm 1951, tất cả các [[số nguyên tố lớn nhất đã biết]] đều được tìm thông qua các thuật toán trên [[máy tính]]. Công cuộc tìm ra số nguyên tố lớn hơn thế đã gây chú ý ngoài phạm vi toán học với dự án [[Great Internet Mersenne Prime Search]] và nhiều dự án [[điện toán phân tán]] khác.<ref name="ziegler" /><ref>{{harvnb|Rosen|2000|p=245}}</ref> Quan niệm rằng số nguyên tố ít được ứng dụng ngoài [[toán học thuần túy]] đã bị xóa bỏ vào những năm 1970 khi [[mật mã hóa khóa công khai]] và mã hóa [[RSA (mã hóa)|RSA]] được phát minh dựa trên số nguyên tố.<ref name="ent-7">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=4NAqBgAAQBAJ&pg=PA7|title=Elementary Number Theory|last1=Kraft|first1=James S.|last2=Washington|first2=Lawrence C.|publisher=CRC Press|year=2014|isbn=978-1-4987-0269-0|series=Textbooks in mathematics|page=7|ref=harv}}</ref>
Từ năm 1951, tất cả các [[số nguyên tố lớn nhất đã biết]] đều được tìm thông qua các thuật toán trên [[máy tính]]. Công cuộc tìm ra số nguyên tố lớn hơn thế đã gây chú ý ngoài phạm vi toán học với dự án [[Great Internet Mersenne Prime Search]] và nhiều dự án [[điện toán phân tán]] khác.<ref name="ziegler" /><ref>{{harvnb|Rosen|2000|p=245}}</ref> Quan niệm rằng số nguyên tố ít được ứng dụng ngoài [[toán học thuần túy]] đã bị xóa bỏ vào những năm 1970 khi [[mật mã hóa khóa công khai]] và mã hóa [[RSA (mã hóa)|RSA]] được phát minh dựa trên số nguyên tố.<ref name="ent-7">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=4NAqBgAAQBAJ&pg=PA7|title=Elementary Number Theory|last1=Kraft|first1=James S.|last2=Washington|first2=Lawrence C.|publisher=CRC Press|year=2014|isbn=978-1-4987-0269-0|series=Textbooks in mathematics|page=7|ref=harv}}</ref>


Tầm quan trọng ngày càng lớn của việc kiểm tra tính nguyên tố và phân tích số nguyên tố trên máy tính dẫn đến sự phát triển của nhiều thuật toán khác có thể thực hiện được với các số rất lớn không thuộc bất kỳ dạng đặc biệt nào.<ref name="pomerance-sciam" /><ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=EBkEGAOlCDsC&pg=PA468|title=Secret History: The Story of Cryptology|last=Bauer|first=Craig P.|publisher=CRC Press|year=2013|isbn=978-1-4665-6186-1|series=Discrete Mathematics and Its Applications|page=468}}</ref><ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=tRdoIhHh3moC&pg=PA224|title=Old and New Unsolved Problems in Plane Geometry and Number Theory|last1=Klee|first1=Victor|last2=Wagon|first2=Stan|publisher=Cambridge University Press|year=1991|isbn=978-0-88385-315-3|series=Dolciani mathematical expositions|volume=11|location=|page=224|pages=}}</ref> Lý thuyết toán học về số nguyên tố cũng tiếp tục phát triển trong thời kỳ hiện đại với [[định lý Green–Tao]] (2004) phát biểu rằng dãy các số nguyên tố có chứa một cấp số cộng với độ dài bất kỳ, và chứng minh của [[Yitang Zhang]] năm 2013 rằng tồn tại vô số [[khoảng cách nguyên tố]] với kích thước giới hạn.<ref>{{cite book|title=Closing the Gap: The Quest to Understand Prime Numbers|last=Neale|first=Vicky|publisher=Oxford University Press|year=2017|isbn=978-0-19-109243-5|location=|pages=18, 47|at=|ref=harv}}</ref>
Tầm quan trọng ngày càng lớn của việc kiểm tra tính nguyên tố và phân tích số nguyên tố trên máy tính dẫn đến sự phát triển của nhiều thuật toán khác có thể thực hiện được với các số rất lớn không thuộc bất kỳ dạng đặc biệt nào.<ref name="pomerance-sciam" /><ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=EBkEGAOlCDsC&pg=PA468|title=Secret History: The Story of Cryptology|last=Bauer|first=Craig P.|publisher=CRC Press|year=2013|isbn=978-1-4665-6186-1|series=Discrete Mathematics and Its Applications|page=468}}</ref><ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=tRdoIhHh3moC&pg=PA224|title=Old and New Unsolved Problems in Plane Geometry and Number Theory|last1=Klee|first1=Victor|last2=Wagon|first2=Stan|publisher=Cambridge University Press|year=1991|isbn=978-0-88385-315-3|series=Dolciani mathematical expositions|volume=11|location=|page=224|pages=}}</ref> Lý thuyết toán học về số nguyên tố cũng tiếp tục phát triển trong thời kỳ hiện đại với [[định lý Green–Tao]] (2004) phát biểu rằng dãy các số nguyên tố có chứa một cấp số cộng với độ dài bất kỳ, và chứng minh của [[Yitang Zhang]] năm 2013 rằng tồn tại vô số [[khoảng cách nguyên tố]] với kích thước giới hạn.<ref name=":5">{{cite book|title=Closing the Gap: The Quest to Understand Prime Numbers|last=Neale|first=Vicky|publisher=Oxford University Press|year=2017|isbn=978-0-19-109243-5|location=|pages=18, 47|at=|ref=harv}}</ref>


=== Tính nguyên tố của số 1 ===
=== Tính nguyên tố của số 1 ===
Dòng 91: Dòng 91:


Một dạng bài toán khác có liên quan đến [[khoảng cách nguyên tố]], tức là chênh lệch giữa hai số nguyên tố liên tiếp. Có thể thấy được sự tồn tại của các khoảng cách nguyên tố lớn tùy ý bằng cách chú ý rằng dãy số <math>n!+2,n!+3,\dots,n!+n</math> chứa <math>n-1</math> hợp số với <math>n</math> là số tự nhiên.<ref>{{Harvnb|Koshy|2002|p=109}}. {{Harvnb|Riesel|1994}} cũng có lập luận tương tự sử dụng [[giai thừa nguyên tố]] thay vì giai thừa.</ref> Tuy nhiên, khoảng cách nguyên tố lớn này bắt đầu xuất hiện sớm hơn so với thời điểm mà lập luận này đã cho.<ref name="riesel-gaps">{{harvnb|Riesel|1994|p=78–79}}</ref> Chẳng hạn, khoảng cách nguyên tố đầu tiên với độ dài bằng 8 nằm giữa hai số 89 và 97, nhỏ hơn nhiều so với <math>8!=40320</math>.<ref>{{SloanesRef|sequencenumber=A100964|name=Smallest prime number that begins a prime gap of at least 2n}}</ref> Có giả thuyết cho rằng có vô số cặp [[số nguyên tố sinh đôi]], tức là cặp số nguyên tố với chênh lệch bằng 2; đó chính là [[Số nguyên tố sinh đôi|giả thuyết số nguyên tố sinh đôi]]. [[Giả thuyết Polignac]] phát biểu tổng quát hơn rằng với một số nguyên dương <math>k</math> bất kỳ, tồn tại vô số các cặp số nguyên tố liên tiếp sai khác nhau <math>2k</math>.<ref name=":4">{{Harvnb|Ribenboim|2004|p=186–192}}</ref> [[Giả thuyết Andrica]],<ref name=":4" /> [[giả thuyết Brocard]],<ref name="rib-183">{{harvnb|Ribenboim|2004|p=183}}</ref> [[giả thuyết Legendre]] <ref name="chan">{{cite journal|last=Chan|first=Joel|date=February 1996|title=Prime time!|journal=Math Horizons|volume=3|issue=3|pages=23–25|doi=10.1080/10724117.1996.11974965|jstor=25678057}} Chú ý rằng Chan viết giả thuyết Legendre thành "tiên đề Sierpinski".</ref> và [[giả thuyết Oppermann]]<ref name="rib-183" /> đều cho rằng khoảng cách lớn nhất giữa các số nguyên tố từ 1 đến <math>n</math> phải là xấp xỉ <math>\sqrt{n}</math>, một kết quả được cho là suy ra từ giả thuyết Riemann, trong khi [[giả thuyết Cramér]] đặt khoảng cách lớn nhất đó bằng <math>O((\log n)^2)</math>.<ref name=":4" /> Khoảng cách nguyên tố có thể được khái quát hóa thành [[Bộ k số nguyên tố|bộ <math>k</math> số nguyên tố]], một bộ gồm khoảng cách giữa nhiều hơn hai số nguyên tố. Tính vô hạn và mật độ của chúng là vấn đề chính trong [[giả thuyết Hardy–Littlewood đầu tiên]], vốn có thể được suy ra từ thuật giải [[heuristic]] rằng số nguyên tố có tính chất tương tự như một dãy số ngẫu nhiên với mật độ được cho bởi định lý số nguyên tố.<ref>{{harvnb|Ribenboim|2004|p=201–202}}</ref>
Một dạng bài toán khác có liên quan đến [[khoảng cách nguyên tố]], tức là chênh lệch giữa hai số nguyên tố liên tiếp. Có thể thấy được sự tồn tại của các khoảng cách nguyên tố lớn tùy ý bằng cách chú ý rằng dãy số <math>n!+2,n!+3,\dots,n!+n</math> chứa <math>n-1</math> hợp số với <math>n</math> là số tự nhiên.<ref>{{Harvnb|Koshy|2002|p=109}}. {{Harvnb|Riesel|1994}} cũng có lập luận tương tự sử dụng [[giai thừa nguyên tố]] thay vì giai thừa.</ref> Tuy nhiên, khoảng cách nguyên tố lớn này bắt đầu xuất hiện sớm hơn so với thời điểm mà lập luận này đã cho.<ref name="riesel-gaps">{{harvnb|Riesel|1994|p=78–79}}</ref> Chẳng hạn, khoảng cách nguyên tố đầu tiên với độ dài bằng 8 nằm giữa hai số 89 và 97, nhỏ hơn nhiều so với <math>8!=40320</math>.<ref>{{SloanesRef|sequencenumber=A100964|name=Smallest prime number that begins a prime gap of at least 2n}}</ref> Có giả thuyết cho rằng có vô số cặp [[số nguyên tố sinh đôi]], tức là cặp số nguyên tố với chênh lệch bằng 2; đó chính là [[Số nguyên tố sinh đôi|giả thuyết số nguyên tố sinh đôi]]. [[Giả thuyết Polignac]] phát biểu tổng quát hơn rằng với một số nguyên dương <math>k</math> bất kỳ, tồn tại vô số các cặp số nguyên tố liên tiếp sai khác nhau <math>2k</math>.<ref name=":4">{{Harvnb|Ribenboim|2004|p=186–192}}</ref> [[Giả thuyết Andrica]],<ref name=":4" /> [[giả thuyết Brocard]],<ref name="rib-183">{{harvnb|Ribenboim|2004|p=183}}</ref> [[giả thuyết Legendre]] <ref name="chan">{{cite journal|last=Chan|first=Joel|date=February 1996|title=Prime time!|journal=Math Horizons|volume=3|issue=3|pages=23–25|doi=10.1080/10724117.1996.11974965|jstor=25678057}} Chú ý rằng Chan viết giả thuyết Legendre thành "tiên đề Sierpinski".</ref> và [[giả thuyết Oppermann]]<ref name="rib-183" /> đều cho rằng khoảng cách lớn nhất giữa các số nguyên tố từ 1 đến <math>n</math> phải là xấp xỉ <math>\sqrt{n}</math>, một kết quả được cho là suy ra từ giả thuyết Riemann, trong khi [[giả thuyết Cramér]] đặt khoảng cách lớn nhất đó bằng <math>O((\log n)^2)</math>.<ref name=":4" /> Khoảng cách nguyên tố có thể được khái quát hóa thành [[Bộ k số nguyên tố|bộ <math>k</math> số nguyên tố]], một bộ gồm khoảng cách giữa nhiều hơn hai số nguyên tố. Tính vô hạn và mật độ của chúng là vấn đề chính trong [[giả thuyết Hardy–Littlewood đầu tiên]], vốn có thể được suy ra từ thuật giải [[heuristic]] rằng số nguyên tố có tính chất tương tự như một dãy số ngẫu nhiên với mật độ được cho bởi định lý số nguyên tố.<ref>{{harvnb|Ribenboim|2004|p=201–202}}</ref>

== Tính chất trong giải tích ==
[[Lý thuyết số giải tích]] nghiên cứu lý thuyết số qua các khái niệm [[Hàm liên tục|hàm số liên tục]], [[Giới hạn (toán học)|giới hạn]], [[Chuỗi (toán học)|chuỗi vô hạn]] và các khái niệm liên quan đến [[Vô tận|vô hạn]] và [[số nhỏ vô hạn]].

[[Leonhard Euler]] là người đầu tiên khởi xướng ra ngành nghiên cứu này với thành tựu quan trọng đầu tiên là lời giải cho [[bài toán Basel]]. Bài toán yêu cầu tìm giá trị của tổng vô hạn <math>1+\tfrac{1}{4}+\tfrac{1}{9}+\tfrac{1}{16}+\dots</math> mà ngày nay được công nhận là giá trị <math>\zeta(2)</math> của [[hàm zeta Riemann]]. Hàm này có liên hệ mật thiết với số nguyên tố và [[giả thuyết Riemann]], một trong những bài toán chưa được giải có ý nghĩa quan trọng nhất trong toán học. Euler chứng minh được rằng <math>\zeta(2)=\pi^2/6</math>.<ref>{{harvnb|Sandifer|2007|p=205–208}}</ref> Nghịch đảo của số đó, <math>6/\pi^2</math>, là giới hạn của xác suất để hai số được chọn ngẫu nhiên từ một khoảng giá trị lớn là hai [[số nguyên tố cùng nhau]] (không có thừa số chung nào).<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=efbaDLlTXvMC&pg=PA29|title=Excursions in Number Theory|last1=Ogilvy|first1=C.S.|last2=Anderson|first2=J.T.|publisher=Dover Publications Inc.|year=1988|isbn=978-0-486-25778-5|location=|pages=29–35}}</ref>

Sự phân phối các số nguyên tố trong khoảng giá trị lớn đó, chẳng hạn như có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn một số lớn cho trước, được mô tả bởi [[định lý số nguyên tố]], nhưng không có [[Công thức số nguyên tố|công thức cho số nguyên tố thứ <math>n</math>]] được biết đến. Ở dạng cơ bản nhất, [[định lý Dirichlet về cấp số cộng]] phát biểu rằng đa thức tuyến tính
: <math>p(n) = a + bn</math>
với <math>a</math> và <math>b</math> nguyên tố cùng nhau cho vô số các giá trị nguyên tố. Dạng chặt chẽ hơn của định lý phát biểu rằng tổng của nghịch đảo các giá trị nguyên tố đó phân kỳ, và các đa thức tuyến tính khác nhau với <math>b</math> bằng nhau có tỷ lệ số nguyên tố gần như nhau. Mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đặt ra về tỷ lệ số nguyên tố trong các đa thức bậc cao nhưng chúng vẫn chưa được chứng minh, và không rõ có tồn tại một đa thức bậc hai nào có thể luôn cho các giá trị nguyên tố một cách thường xuyên hơn hay không.

=== Chứng minh định lý Euclid bằng giải tích ===
[[Tính phân kỳ của tổng nghịch đảo các số nguyên tố|Chứng minh của Euler về sự tồn tại vô số số nguyên tố]] xét tổng [[Nghịch đảo phép nhân|nghịch đảo]] các số nguyên tố
: <math>\frac 1 2 + \frac 1 3 + \frac 1 5 + \frac 1 7 + \cdots + \frac 1 p.</math>
Euler chứng minh được rằng với một [[số thực]] <math>x</math> bất kỳ, tồn tại một số nguyên tố <math>p</math> sao cho tổng trên lớn hơn <math>x</math>.<ref>{{harvnb|Apostol|1976}}, mục 1.6, định lý 1.13</ref> Nếu chỉ có một số hữu hạn các số nguyên tố thì tổng này phải đạt giá trị lớn nhất tại số nguyên tố lớn nhất thay vì tăng dần qua các giá trị của <math>x</math>, do đó có vô số số nguyên tố. Tốc độ gia tăng giá trị của tổng này được mô tả rõ hơn trong [[định lý thứ hai của Mertens]].<ref>{{harvnb|Apostol|1976}}, mục 4.8, định lý 4.12</ref> Để so sánh, tổng
: <math>\frac 1 {1^2} + \frac 1 {2^2} + \frac 1 {3^2} + \cdots + \frac 1 {n^2}</math>
không tăng đến vô hạn khi <math>n</math> tiến đến vô hạn (xem [[bài toán Basel]]). Trong trường hợp này, số nguyên tố xuất hiện thường xuyên hơn so với bình phuơng các số tự nhiên, mặc dù cả hai tập hợp đều là vô hạn.<ref name="mtb-invitation">{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=kLz4z8iwKiwC&pg=PA43|title=An Invitation to Modern Number Theory|last1=Miller|first1=Steven J.|last2=Takloo-Bighash|first2=Ramin|publisher=Princeton University Press|year=2006|isbn=978-0-691-12060-7|pages=43–44}}</ref> [[Định lý Brun]] phát biểu rằng tổng nghịch đảo các [[số nguyên tố sinh đôi]]
: <math> \left( {\frac{1}{3} + \frac{1}{5}} \right) + \left( {\frac{1}{5} + \frac{1}{7}} \right) + \left( {\frac{1}{{11}} + \frac{1}{{13}}} \right) + \cdots </math>
là hữu hạn. Do định lý này nên không thể áp dụng cách của Euler để chứng minh [[Số nguyên tố sinh đôi|giả thuyết số nguyên tố sinh đôi]] rằng có vô số cặp số nguyên tố sinh đôi.<ref name="mtb-invitation" />

=== Số lượng số nguyên tố nằm dưới một số cho trước ===
{{Chính|Định lý số nguyên tố|Hàm đếm số nguyên tố}}
[[Tập tin:Prime-counting relative error.svg|nhỏ|[[Sai số xấp xỉ|Sai số tuơng đối]] của <math>\frac{n}{\log n}</math> và tích phân logarit <math>\operatorname{Li}(n)</math>, hai xấp xỉ của [[hàm đếm số nguyên tố]]. Cả hai sai số tuơng đối đều giảm dần về 0 khi <math>n</math> tăng dần, nhưng tốc độ giảm này nhanh hơn nhiều đối với tích phân logarit.]]
[[Hàm đếm số nguyên tố]] <math>\pi(n)</math> được định nghĩa là số lượng số nguyên tố không lớn hơn <math>n</math>.<ref>{{harvnb|Crandall|Pomerance|2005|p=6}}</ref> Ví dụ, <math>\pi(11)=5</math>, nghĩa là có 5 số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng 11. Có một số phuơng pháp để tính giá trị chính xác của <math>\pi(n)</math> nhanh hơn so với khi liệt kê tất cả các số nguyên tố lớn đến <math>n</math>, chẳng hạn như [[thuật toán Meissel–Lehmer]].<ref>{{harvnb|Crandall|Pomerance|2005|p=152–162}}</ref> Định lý số nguyên tố phát biểu rằng <math>\pi(n)</math> tiệm cận với <math>n/\log n</math> hay
:<math>\pi(n) \sim \frac{n}{\log n},</math>
nghĩa là tỷ số giữa <math>\pi(n)</math> và phân số ở vế phải [[Giới hạn của một dãy|tiến về]] 1 khi <math>n</math> tăng đến vô hạn.<ref name="cranpom10">{{harvnb|Crandall|Pomerance|2005|p=10}}</ref> Kéo theo đó, xác suất để một số nhỏ hơn <math>n</math> được chọn ngẫu nhiên là số nguyên tố tỷ lệ nghịch với số chữ số của <math>n</math>.<ref>{{cite book|title=The Number Mysteries: A Mathematical Odyssey through Everyday Life|last=du Sautoy|first=Marcus|publisher=St. Martin's Press|year=2011|isbn=978-0-230-12028-0|pages=50–52|contribution=What are the odds that your telephone number is prime?|authorlink=Marcus du Sautoy|contribution-url=https://books.google.com/books?id=snaUbkIb8SEC&pg=PA50}}</ref> Đồng thời, số nguyên tố thứ <math>n</math> tỷ lệ thuận với <math>n\log n</math> và độ dài trung bình của khoảng cách nguyên tố tỷ lệ thuận với <math>\log n</math>.<ref>{{harvnb|Apostol|1976}}, mục 4.6, định lý 4.7</ref><ref name="riesel-gaps" /> Một xấp xỉ chính xác hơn của <math>\pi(n)</math> được cho bởi [[Hàm tích phân logarit|tích phân logarit bù]]<ref name="cranpom10" />
:<math>\pi(n)\sim \operatorname{Li}(n) = \int_2^n \frac{dt}{\log t}.</math>

=== Cấp số cộng ===
[[Cấp số cộng]] là một dãy số hữu hạn hoặc vô hạn sao cho các số liên tiếp trong dãy đều có chênh lệch bằng nhau.<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=Z9z7iliyFD0C&pg=PA37|title=Algebra|last1=Gelfand|first1=I.M.|last2=Shen|first2=Alexander|publisher=Springer|year=2003|isbn=978-0-8176-3677-7|page=37|author1-link=Israel Gelfand}}</ref> Chênh lệch đó được gọi là [[Số học mô đun|mô đun]] (công sai) của cấp số cộng.<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=Fsaa3MUUQYkC&pg=PA76|title=Fundamental Number Theory with Applications|last=Mollin|first=Richard A.|publisher=CRC Press|year=1997|isbn=978-0-8493-3987-5|series=Discrete Mathematics and Its Applications|page=76}}</ref> Ví dụ,

: 3, 12, 21, 30, 39, ...

là cấp số cộng vô hạn với mô đun bằng 9. Trong một cấp số cộng, phép chia của tất cả các số cho mô đun đều cho số dư bằng nhau; trong ví dụ trên, số dư đó bằng 3. Vì cả mô đun 9 và số dư 3 đều là bội của 3 nên các phần tử khác trong dãy cũng vậy. Do đó, cấp số cộng đã cho chỉ chứa một số duy nhất, đó chính là số 3. Tổng quát, cấp số cộng vô hạn

: <math>a, a+q, a+2q, a+3q, \dots</math>

có thể chứa nhiều hơn một số nguyên tố chỉ khi số dư <math>a</math> và mô đun <math>q</math> nguyên tố cùng nhau. Khi đó, theo [[định lý Dirichlet về cấp số cộng]], cấp số cộng đó chứa vô số số nguyên tố.<ref>{{harvnb|Crandall|Pomerance|2005|p=12}}</ref>

{{Toàn cảnh|Prime numbers in arithmetic progression mod&nbsp;9 zoom in.png|815px|Số nguyên tố trong cấp số cộng mô đun 9. Mỗi hàng trong thanh nhỏ nằm ngang chỉ một trong chín cấp số cộng mod 9 khác nhau, trong đó số nguyên tố được đánh dấu màu đỏ. Cấp số cộng 0, 3 hoặc 6 mod 9 chỉ chứa nhiều nhất một số nguyên tố (số 3); các cấp số cộng còn lại là 2, 4, 5, 7 và 8 mod 9 chứa vô số số nguyên tố với số lượng số nguyên tố như nhau trong mỗi cấp số cộng}}

[[Định lý Green–Tao]] cho thấy tồn tại các cấp số cộng hữu hạn dài tùy ý chỉ chứa các số nguyên tố.<ref name=":5" /><ref>{{cite journal|last1=Green|first1=Ben|last2=Tao|first2=Terence|author2-link=Terence Tao|date=|year=2008|title=The primes contain arbitrarily long arithmetic progressions|url=|journal=Annals of Mathematics|volume=167|issue=2|pages=481–547|arxiv=math.NT/0404188|doi=10.4007/annals.2008.167.481|via=}}</ref>

=== Giá trị nguyên tố của đa thức bậc hai ===
[[Tập tin:Ulam 2.png|nhỏ|Xoắn Ulam. Các số nguyên tố (màu đỏ) tập trung ở một số đường chéo nhất định. Các giá trị nguyên tố của <math>4n^2 - 2n + 41</math> được tô màu xanh.]]
Euler nhận thấy rằng hàm
: <math>n^2 - n + 41</math>
cho giá trị là số nguyên tố với <math>1\le n\le 40</math>, mặc dù các giá trị hợp số bắt đầu xuất hiện khi <math>n</math> lớn hơn 40.<ref>{{cite book|title=Additive Theory of Prime Numbers|last1=Hua|first1=L.K.|publisher=American Mathematical Society|year=2009|isbn=978-0-8218-4942-2|series=Translations of Mathematical Monographs|volume=13|location=Providence, RI|pages=176–177|mr=0194404|oclc=824812353|orig-year=1965}}</ref><ref>Dãy các giá trị nguyên tố này, bắt đầu tại <math>n=1</math> thay vì <math>n=0</math>, có trong {{cite book|title=103 curiosità matematiche: Teoria dei numeri, delle cifre e delle relazioni nella matematica contemporanea|last1=Lava|first1=Paolo Pietro|last2=Balzarotti|first2=Giorgio|publisher=Ulrico Hoepli Editore S.p.A.|year=2010|isbn=978-88-203-5804-4|location=|page=133|pages=|language=it|contribution=Chapter 33. Formule fortunate|contribution-url=https://books.google.com/books?id=YfsSAAAAQBAJ&pg=PA133}}</ref> Việc tìm ra giải thích cho hiện tượng này chính là tiền đề của [[lý thuyết số đại số]] với [[số Heegner]] và [[bài toán lớp số]].<ref>{{cite book|title=Single Digits: In Praise of Small Numbers|last=Chamberland|first=Marc|publisher=Princeton University Press|year=2015|isbn=978-1-4008-6569-7|pages=213–215|contribution=The Heegner numbers|contribution-url=https://books.google.com/books?id=n9iqBwAAQBAJ&pg=PA213}}</ref> [[Xoắn Ulam|Giả thuyết F của Hardy–Littlewood]] dự đoán mật độ số nguyên tố trong các giá trị của [[Hàm số bậc hai|đa thức bậc hai]] với hệ số nguyên về mặt tích phân logarit và hệ số của đa thức. Không có đa thức bậc hai nào được chứng minh là chỉ cho các giá trị nguyên tố.<ref name=":6">{{Harvnb|Guy|2013|p=7–10}}</ref>

[[Xoắn Ulam]] sắp xếp các số tự nhiên thành một mặt phẳng hai chiều, xoắn ở các hình vuông đồng tâm quanh điểm gốc với sồ nguyên tố được đánh dấu. Dễ thấy trong ví dụ này, các số nguyên tố chỉ tập trung ở một số đường chéo nhất định, ngụ ý rằng có một số đa thức bậc hai cho giá trị nguyên tố thường xuyên hơn các đa thức khác.<ref name=":6" />

=== Hàm zeta và giả thuyết Riemann ===
{{Chính|Giả thuyết Riemann}}
[[Tập tin:Riemann zeta function absolute value.png|nhỏ|Đồ thị giá trị tuyệt đối của hàm zeta]]
[[Giả thuyết Riemann]] (1859) là một trong những bài toán chưa được giải nổi tiếng nhất toán học và một là trong bảy [[bài toán thiên niên kỷ]], yêu cầu tìm các [[Không điểm của hàm số|nghiệm số]] của [[hàm zeta Riemann]] <math>\zeta(s)</math>. Hàm này là một [[hàm giải tích]] trên tập [[số phức]]. Với số phức <math>s</math> có phần thực lớn hơn 1, nó bằng một [[Chuỗi (toán học)|tổng vô hạn]] trên tất cả số nguyên và một [[tích vô hạn]] trên tất cả số nguyên tố:

: <math>\zeta(s)=\sum_{n=1}^\infty \frac{1}{n^s}=\prod_{p \text{ nguyên tố}} \frac 1 {1-p^{-s}}.</math>

Sự bằng nhau này giữa một tổng và một tích (do Euler tìm ra) được gọi là [[tích Euler]].<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=IdHLCgAAQBAJ&pg=PA1|title=An introduction to the theory of the Riemann zeta-function|last=Patterson|first=S.J.|publisher=Cambridge University Press, Cambridge|year=1988|isbn=978-0-521-33535-5|series=Cambridge Studies in Advanced Mathematics|volume=14|page=1|doi=10.1017/CBO9780511623707|mr=933558|ref=harv}}</ref> Tích Euler có thể được suy ra từ định lý cơ bản của số học và cho thấy sự liên hệ giữa hàm zeta và số nguyên tố.<ref>{{cite book|url=https://books.google.com/books?id=Qm1aZA-UwX4C&pg=PA10|title=The Riemann hypothesis: A resource for the afficionado and virtuoso alike|last1=Borwein|first1=Peter|last2=Choi|first2=Stephen|last3=Rooney|first3=Brendan|last4=Weirathmueller|first4=Andrea|publisher=Springer|year=2008|isbn=978-0-387-72125-5|series=CMS Books in Mathematics/Ouvrages de Mathématiques de la SMC|location=New York|pages=10–11|doi=10.1007/978-0-387-72126-2|mr=2463715|ref=harv}}</ref> Nó dẫn đến một cách chứng minh khác về sự tồn tại vô số số nguyên tố: nếu chỉ có một số hữu hạn số nguyên tố thì dấu bằng giữa tổng và tích cũng xảy ra tại <math>s=1</math> nhưng tổng có tính phân kỳ (đó chính là [[chuỗi điều hòa]] <math>1+\tfrac{1}{2}+\tfrac{1}{3}+\dots</math>) trong khi tích có tính hội tụ (mang giá trị hữu hạn), mâu thuẫn.<ref>{{harvnb|Sandifer|2007|p=191–193}}</ref>

Giả thuyết Riemann phát biểu rằng nghiệm số của hàm zeta là tất cả các số âm chẵn hoặc các số phức với phần thực bằng 1/2.<ref>{{harvnb|Borwein|Choi|Rooney|Weirathmueller|2008|p=15}}</ref> Chứng minh ban đầu của [[định lý số nguyên tố]] được dựa trên dạng không chặt chẽ của giả thuyết này cho rằng không có nghiệm số nào có phần thực bằng 1,<ref>{{harvnb|Patterson|1988|p=7}}</ref><ref name="bcrw18">{{harvnb|Borwein|Choi|Rooney|Weirathmueller|2008|p=18}}</ref> mặc dù còn có thêm một số cách chứng minh cơ bản khác.<ref>{{harvnb|Nathanson|2000|p=289–324}}</ref> Hàm đếm số nguyên tố có thể được biểu diễn bởi [[Công thức tường minh cho hàm L|công thức tường minh của Riemann]] thành một tổng mà trong đó, mỗi số hạng đến từ một nghiệm số của hàm zeta: số hạng chính của tổng là tích phân logarit và các số hạng còn lại làm cho giá trị của tổng dao động quanh số hạng chính đó.<ref>{{cite journal|last=Zagier|first=Don|date=|year=1977|title=The first 50 million prime numbers|url=|journal=The Mathematical Intelligencer|volume=1|issue=S2|pages=7–19|doi=10.1007/bf03351556|via=}} Đặc biệt xem tr. 14–16.</ref> Trong trường hợp này, các nghiệm số làm ảnh hưởng đến sự phân phối các số nguyên tố như thế nào. Nếu giả thuyết Riemann là đúng, độ dao động đó sẽ nhỏ lại và sự [[phân phối tiệm cận]] các số nguyên tố được cho bởi định lý số nguyên tố cũng đúng trên các khoảng nhỏ hơn rất nhiều (có độ dài gần bằng căn bậc hai của <math>x</math> đối với khoảng nằm gần một số <math>x</math>).<ref name="bcrw18" />


== Bảng số nguyên tố-sàng Eratosthene ==
== Bảng số nguyên tố-sàng Eratosthene ==

Phiên bản lúc 13:21, ngày 26 tháng 7 năm 2020

Groups of two to twelve dots, showing that the composite numbers of dots (4, 6, 8, 9, 10, and 12) can be arranged into rectangles but the prime numbers cannot
Hợp số có thể được sắp xếp thành các hình chữ nhật, còn số nguyên tố thì không

Số nguyên tốsố tự nhiên lớn hơn 1 không phải là tích của hai số tự nhiên nhỏ hơn. Số tự nhiên lớn hơn 1 không phải là số nguyên tố được gọi là hợp số. Chẳng hạn, 5 là số nguyên tố bởi vì cách duy nhất để viết nó dưới dạng một tích, 1 × 5 hoặc 5 × 1, có một thừa số là chính số 5. Tuy nhiên, 4 là hợp số vì nó là tích của hai số (2 × 2) mà trong đó hai số đó đều nhỏ hơn 4. Số nguyên tố là nội dung trọng tâm trong lý thuyết số theo định lý cơ bản của số học: mọi số tự nhiên lớn hơn 1 hoặc là số nguyên tố hoặc có thể được phân tích nhân tử thành tích của các số nguyên tố một cách duy nhất xê xích một phép hoán vị.

Tính chất của một số nguyên tố được gọi là tính nguyên tố. Một phương pháp đơn giản để kiểm tra tính nguyên tố của một số , được gọi là giải thuật chia thử, kiểm tra xem có phải là bội số của bất kỳ số nguyên nào giữa 2 và hay không. Một số thuật toán khác bao gồm kiểm tra Miller–Rabin, tuy nhanh nhưng có thể xảy ra lỗi và phép kiểm tra tính nguyên tố AKS, vốn luôn tạo ra câu trả lời đúng trong khoảng thời gian đa thức nhưng quá chậm để áp dụng trong thực tế. Ngoài ra, còn có một số thuật toán nhanh dành cho các số có dạng đặc biệt, chẳng hạn như số nguyên tố Mersenne. Tính đến tháng 12 năm 2018 số nguyên tố lớn nhất đã biết có 24.062.048 chữ số.

vô số số nguyên tố, như đã được Euclid chứng minh vào khoảng năm 300 TCN. Hầu như không có công thức đơn giản nào để phân biệt số nguyên tố và hợp số. Tuy nhiên, sự phân phối các số nguyên tố trong tập hợp các số tự nhiên có thể được mô hình hóa theo thống kê. Kết quả đầu tiên theo hướng đó là định lý số nguyên tố, được chứng minh vào cuối thế kỷ 19, cho rằng xác suất để một số bất kỳ là số nguyên tố tỷ lệ nghịch với số chữ số của nó, nghĩa là với logarit của nó.

Một số bài toán lịch sử liên quan đến số nguyên tố vẫn chưa có lời giải. Chúng bao gồm giả thuyết của Goldbach, cho rằng mọi số nguyên chẵn lớn hơn 2 có thể được biểu diễn thành tổng của hai số nguyên tố, và phỏng đoán về số nguyên tố sinh đôi, cho rằng có vô số cặp số nguyên tố chỉ có một số chẵn giữa chúng. Những bài toán như thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều nhánh trong lý thuyết số, trong đó có lý thuyết số đại sốlý thuyết số giải tích. Số nguyên tố cũng có ứng dụng trong một số lĩnh vực của công nghệ thông tin, chẳng hạn như mật mã hóa khóa công khai, dựa vào sự phức tạp trong việc phân tích các số nguyên lớn thành nhân tử. Trong đại số trừu tượng, còn có một số khái niệm toán học khác có đặc điểm và tính chất giống với số nguyên tố, chẳng hạn như phần tử nguyên tốideal nguyên tố.

Định nghĩa và ví dụ

Một số tự nhiên (1, 2, 3, 4, 5, 6, ...) được gọi là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không thể được biểu diễn thành tích của hai số tự nhiên nhỏ hơn. Các số lớn hơn 1 không phải là số nguyên tố được gọi là hợp số.[1] Nói cách khác, là số nguyên tố nếu vật không thể chia đều thành nhiều nhóm nhỏ gồm nhiều hơn một vật,[2] hoặc dấu chấm không thể được sắp xếp thành một hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng nhiều hơn một dấu chấm.[3] Chẳng hạn, trong các số từ 1 đến 6, số 2, 3 và 5 là số nguyên tố vì không có số nào khác có thể chia hết được chúng (số dư bằng 0).[4] 1 không phải là số nguyên tố vì nó đã được loại trừ ra khỏi định nghĩa. 4 = 2 × 26 = 2 × 3 đều là hợp số.

Hình minh họa cho thấy 7 là số nguyên tố vì không có số nào trong các số 2, 3, 4, 5, 6 có thể chia hết được 7

Ước của một số tự nhiên là các số tự nhiên có thể chia hết được . Mọi số tự nhiên đều có ít nhất hai ước là 1 và chính nó. Nếu nó còn có thêm một ước khác thì nó không thể là số nguyên tố. Từ ý tưởng đó mà ta có một định nghĩa khác về số nguyên tố: đó là những số chỉ có đúng hai ước dưong là 1 và chính nó.[5] Ngoài ra, còn có một cách diễn đạt khác nữa: là số nguyên tố nếu nó lớn hơn 1 và không có số nào trong các số có thể chia hết được nó.[6]

25 số nguyên tố đầu tiên (tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 100) là:[7]

2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97 (dãy số A000040 trong bảng OEIS).

Không có số chẵn lớn hơn 2 nào là số nguyên tố vì một số chẵn bất kỳ có thể được biểu diễn thành . Do đó, tất cả số nguyên tố ngoài số 2 là số lẻ và được gọi là số nguyên tố lẻ.[8] Tuơng tự, khi được viết trong hệ thập phân, tất cả số nguyên tố lớn hơn 5 đều có tận cùng là 1, 3, 7 hoặc 9. Các số có tận cùng là chữ số khác đều là hợp số: số có tận cùng là 0, 2, 4, 6 hoặc 8 là số chẵn, và số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.[9]

Tập hợp các số nguyên tố được ký hiệu là [10] hoặc .[11]

Lịch sử

Giấy cọ Rhind

Giấy cọ Rhind (từ khoảng năm 1550 trước Công nguyên) chứa các phân số Ai Cập được mở rộng theo nhiều dạng khác nhau cho số nguyên tố và hợp số.[12] Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cụ thể về số nguyên tố của toán học Hy Lạp cổ đại được lưu lại sớm nhất. Bộ Cơ sở của Euclid (khoảng 300 TCN) có phần chứng minh sự tồn tại vô số số nguyên tố và định lý cơ bản của số học, đồng thời nêu cách tạo ra một số hoàn thiện từ số nguyên tố Mersenne.[13] Một phát minh khác từ Hy Lạp là sàng Eratosthenes vẫn còn được dùng để lập danh sách các số nguyên tố.[14][15]

Khoảng năm 1000, nhà toán học Hồi giáo Ibn al-Haytham (Alhazen) tìm ra định lý Wilson, xác định số nguyên tố là các số chia hết được . Ông cũng phỏng đoán rằng tất cả số hoàn thiện chẵn đều có được khi tạo ra từ số nguyên tố Mersenne theo cách của Euclid, nhưng không chứng minh được nó.[16] Một nhà toán học Hồi giáo khác, Ibn al-Banna' al-Marrakushi tìm ra rằng sàng Eratosthenes có thể được đẩy nhanh khi chỉ kiểm tra các ước lớn đến căn bậc hai của số lớn nhất được kiểm tra. Fibonacci sau đó đã mang những ý tưởng mới này từ toán học Hồi giáo về châu Âu. Cuốn Liber Abaci (1202) của ông là cuốn sách đầu tiên mô tả giải thuật chia thử để kiểm tra tính nguyên tố chỉ bằng việc kiểm tra các ước lớn đến căn bậc hai của số cần kiểm tra.[15]

Năm 1640, Pierre de Fermat phát biểu định lý nhỏ Fermat (về sau được LeibnizEuler chứng minh).[17] Fermat cũng đã nghiên cứu và kiểm tra tính nguyên tố của số Fermat ,[18]Marin Mersenne nghiên cứu số nguyên tố Mersenne, số nguyên tố có dạng với cũng là số nguyên tố.[19] Trong bức thư gửi Euler năm 1742, Christian Goldbach đã phát biểu giả thuyết Goldbach cho rằng mọi số chẵn đều là tổng của hai số nguyên tố.[20] Euler chứng minh được giả thuyết của Alhazen (về sau gọi là định lý Euclid–Euler) rằng mọi số hoàn thiện chẵn có thể được tạo ra từ số nguyên tố Mersenne.[13] Ông cũng giới thiệu các phuơng pháp được ứng dụng từ giải tích toán học trong lĩnh vực này khi chứng minh sự tồn tại vô số số nguyên tố và tính phân kỳ của tổng nghịch đảo các số nguyên tố .[21] Đầu thế kỷ 19, LegendreGauss đưa ra phỏng đoán cho rằng khi tiến về vô hạn thí số lượng số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng tiệm cận về với logarit tự nhiên của . Ý tưởng của Bernhard Riemann trong công trình năm 1859 về hàm zeta của ông đã góp phần vạch ra hướng đi để chứng minh phỏng đoán đó. Mặc dù một phỏng đoán liên quan là giả thuyết Riemann vẫn chưa có lời giải, đại cuơng của Riemann đã được hoàn thành vào năm 1896 bởi Hadamardde la Vallée Poussin và kết quả này hiện được biết đến với tên gọi là định lý số nguyên tố.[22] Một thành tựu quan trọng khác trong thế kỷ 19 là định lý Dirichlet về cấp số cộng cho rằng một cấp số cộng nhất định chứa vô số số nguyên tố.[23]

Nhiều nhà toán học đã nghiên cứu các thuật toán kiểm tra tính nguyên tố với các số lớn hơn so với các số mà giải thuật chia thử có thể áp dụng được. Các thuật toán giới hạn về một dạng số cụ thể bao gồm kiểm tra Pépin cho số Fermat (1877),[24] định lý Proth (khoảng 1878),[25] kiểm tra Lucas–Lehmer (1856) và dạng tổng quát của nó, kiểm tra Lucas.[15]

Từ năm 1951, tất cả các số nguyên tố lớn nhất đã biết đều được tìm thông qua các thuật toán trên máy tính. Công cuộc tìm ra số nguyên tố lớn hơn thế đã gây chú ý ngoài phạm vi toán học với dự án Great Internet Mersenne Prime Search và nhiều dự án điện toán phân tán khác.[7][26] Quan niệm rằng số nguyên tố ít được ứng dụng ngoài toán học thuần túy đã bị xóa bỏ vào những năm 1970 khi mật mã hóa khóa công khai và mã hóa RSA được phát minh dựa trên số nguyên tố.[27]

Tầm quan trọng ngày càng lớn của việc kiểm tra tính nguyên tố và phân tích số nguyên tố trên máy tính dẫn đến sự phát triển của nhiều thuật toán khác có thể thực hiện được với các số rất lớn không thuộc bất kỳ dạng đặc biệt nào.[14][28][29] Lý thuyết toán học về số nguyên tố cũng tiếp tục phát triển trong thời kỳ hiện đại với định lý Green–Tao (2004) phát biểu rằng dãy các số nguyên tố có chứa một cấp số cộng với độ dài bất kỳ, và chứng minh của Yitang Zhang năm 2013 rằng tồn tại vô số khoảng cách nguyên tố với kích thước giới hạn.[30]

Tính nguyên tố của số 1

Đa số nhà toán học Hy Lạp cổ không cho rằng 1 là một số nên họ không thể xét được tính nguyên tố của nó.[31][32] Một số nhà toán học thời điểm đó cũng cho rằng số nguyên tố có được từ sự chia nhỏ các số lẻ nên họ không xem số 2 là số nguyên tố. Tuy nhiên, Euclid và đa số nhà toán học Hy Lạp cổ xem 2 là số nguyên tố. Các nhà toán học Hồi giáo cũng nối tiếp theo Hy Lạp, không công nhận 1 là một số.[31] Đến thời Trung CổPhục Hưng, các nhà toán học bắt đầu thừa nhận 1 là một số, và một vài trong số đó cho rằng số 1 là số nguyên tố đầu tiên.[33] Giữa thế kỷ 18, Christian Goldbach công nhận số 1 là số nguyên tố trong thư gửi Leonhard Euler, nhưng Euler lại không thừa nhận như thế.[34] Nhiều nhà toán học thế kỷ 19 vẫn cho rằng 1 là số nguyên tố,[35] và danh sách số nguyên tố có chứa số 1 vẫn tiếp tục được xuất bản cho đến năm 1956.[36][37]

Nếu định nghĩa số nguyên tố bị thay đổi để công nhận 1 là số nguyên tố, nhiều định lý liên quan đến nó phải được diễn đạt lại một cách rắc rối. Chẳng hạn, định lý cơ bản của số học khi đó sẽ bị sửa lại về mặt phân tích thành các số nguyên tố lớn hơn 1, vì mọi số đều có vô số cách phân tích mà trong đó số 1 xuất hiện với số lần bất kỳ.[35] Tuơng tự, sàng Eratosthenes cũng sẽ không hoạt động đúng cách, vì khi đó nó loại bỏ tất cả các bội của 1 (tức là tất cả các số khác) và cho đầu ra chỉ có duy nhất số 1.[37] Một số tính chất của số nguyên tố cũng không đúng đối với số 1: ví dụ, công thức của hàm phi Euler hoặc hàm tổng các ước khác nhau với số nguyên tố so với số 1.[38] Đến đầu thế kỷ 20, các nhà toán học bắt đầu thừa nhận rằng số 1 không nên nằm trong danh sách số nguyên tố, mà thay vào đó cần nằm trong khái niệm đặc biệt: "đơn vị" trong lý thuyết vành.[35]

Tính chất cơ bản

Sự phân tích duy nhất

Viết một số thành tích của các số nguyên tố được gọi là phân tích nguyên tố của số đó. Chẳng hạn:

Các thừa số trong tích được gọi là thừa số nguyên tố. Một thừa số nguyên tố có thể xuất hiện nhiều lần, khi đó có thể dùng lũy thừa để gộp nhiều thừa số giống nhau đó lại thành một. Trong ví dụ trên, số 3 xuất hiện 2 lần và bình phương hay lũy thừa bậc 2 của 3.

Tầm quan trọng thiết yếu của số nguyên tố trong lý thuyết số và toán học nói chung có được từ định lý cơ bản của số học.[39] Định lý này phát biểu rằng bất kỳ số nguyên nào hơn 1 đều có thể được viết thành tích của một hoặc nhiều số nguyên tố. Hơn nữa, tích đó là duy nhất, vì dễ thấy trong hai phân tích nguyên tố của cùng một số, các thừa số nguyên tố luôn xuất hiện với số lần bằng nhau dù thứ tự của chúng có thể khác nhau.[40] Do đó, mặc dù có nhiều cách khác nhau để tìm cách phân tích một số thông qua thuật toán phân tích số nguyên nhưng chúng đều phải cho cùng một kết quả. Số nguyên tố vì vậy còn được gọi là "khối gạch cơ bản" của số tự nhiên.[41]

Một số chứng minh về tính duy nhất của phân tích nguyên tố được dựa trên bổ đề Euclid: Nếu là số nguyên tố và chia được một tích với là số nguyên thì cũng chia được hoặc (hoặc cả hai).[42] Ngược lại, nếu một số có tính chất khi chia được một tích thì nó cũng chia được ít nhất một thừa số trong tích, thì phải là số nguyên tố.[43]

Sự tồn tại vô số số nguyên tố

vô số số nguyên tố. Nói cách khác, dãy các số nguyên tố

2, 3, 5, 7, 11, 13, ...

không bao giờ kết thúc. Phát biểu trên còn được gọi là định lý Euclid theo tên của nhà toán học Hy Lạp cổ đại Euclid vì ông là người đầu tiên chứng minh được phát biểu này. Một số cách chứng minh khác về sự tồn tại vô số số nguyên tố bao gồm một chứng minh bằng giải tích của Euler, chứng minh của Goldbach dựa trên số Fermat,[44] chứng minh của Furstenberg từ tô pô học,[45] hay cách chứng minh đơn giản của Kummer.[46]

Chứng minh của Euclid cho thấy rằng một tập hợp hữu hạn các số nguyên tố bất kỳ là chưa hoàn thành.[47] Thật vậy, xét một tập hợp hữu hạn gồm các số nguyên tố . Khi nhân các số đó với nhau và cộng thêm 1 thì ta được

Theo định lý cơ bản của số học thì có một phân tích nguyên tố

với một hoặc nhiều thừa số nguyên tố. có thể chia được hết bởi bất kỳ thừa số nào trong tích trên, nhưng lại có phần dư bằng 1 khi được chia bởi bất kỳ số nguyên tố nào trong tập hợp đã cho, nên không có thừa số nguyên tố nào của có trong tập hợp đó. Vì không tồn tại một tập hợp hữu hạn nào chứa tất cả các số nguyên tố nên phải có vô số số nguyên tố.

Các số được tạo ra khi cộng thêm 1 vào tích của các số nguyên tố nhỏ nhất được gọi là số Euclid.[48] Năm số Euclid đầu tiên là số nguyên tố, nhưng số Euclid thứ sáu,

là hợp số.

Công thức số nguyên tố

Không có công thức số nguyên tố hiệu quả nào được biết đến. Chẳng hạn, không có đa thức khác hằng số nào, kể cả đa thức đa biến, chỉ cho duy nhất các giá trị nguyên tố.[49] Tuy nhiên, có một số biểu thức có thể tạo ra các giá trị nguyên tố, nhưng hiệu quả hoạt động khá thấp. Một công thức như thế được dựa trên định lý Wilson và có thể cho giá trị 2 nhiều lần, các giá trị nguyên tố khác đúng một lần.[50] Một hệ phương trình Diophantine gồm 9 biến và một tham số cũng tồn tại với tính chất: tham số đó là số nguyên tố khi và chỉ khi hệ phương trình thu được có một nghiệm trên tập hợp số tự nhiên. Tính chất đó có thể được dùng để suy ra một công thức với tính chất là tất cả các giá trị dương của nó đều là số nguyên tố.[49]

Hai công thức số nguyên tố khác đến từ định lý Mills và một định lý của Wright, cho rằng tồn tại hằng số thực sao cho giá trị của

là số nguyên tố với mọi số tự nhiên bất kỳ ở công thức thứ nhất và bất kỳ số lũy thừa nào trong công thức thứ hai.[51] Ở đây hàm sàn, số lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng với số được xét. Tuy nhiên, các công thức này không hữu ích vì cần phải tạo ra các số nguyên tố trước tiên để tính hoặc .[49]

Các bài toán mở

Đã có nhiều giả thuyết được đặt ra liên quan đến số nguyên tố, và đa số giả thuyết như vậy không được chứng minh trong nhiều thập kỷ: cả bốn bài toán của Landau từ năm 1912 vẫn chưa có lời giải.[52] Một trong số đó là giả thuyết Goldbach cho rằng mọi số nguyên tố chẵn lớn hơn 2 có thể được viết thành tổng của hai số nguyên tố.[53] Tính đến năm 2014, giả thuyết này đã được xác nhận là đúng với các số lớn đến .[54] Một số giả thuyết tương tự như vậy đã được chúng minh, chẳng hạn, định lý Vinogradov cho rằng một số nguyên lẻ đủ lớn có thể được viết thành tổng của ba số nguyên tố.[55] Còn theo định lý Chen, một số nguyên tố chẵn đủ lớn có thể được biểu diễn thành tổng của một số nguyên tố và một số nửa nguyên tố (tích của hai số nguyên tố).[56] Đồng thời, một số nguyên chẵn lớn hơn 10 có thể được viết thành tổng của 6 số nguyên tố.[57] Nhánh của lý thuyết số nghiên cứu những bài toán như thế được gọi là lý thuyết cộng tính số.[58]

Một dạng bài toán khác có liên quan đến khoảng cách nguyên tố, tức là chênh lệch giữa hai số nguyên tố liên tiếp. Có thể thấy được sự tồn tại của các khoảng cách nguyên tố lớn tùy ý bằng cách chú ý rằng dãy số chứa hợp số với là số tự nhiên.[59] Tuy nhiên, khoảng cách nguyên tố lớn này bắt đầu xuất hiện sớm hơn so với thời điểm mà lập luận này đã cho.[60] Chẳng hạn, khoảng cách nguyên tố đầu tiên với độ dài bằng 8 nằm giữa hai số 89 và 97, nhỏ hơn nhiều so với .[61] Có giả thuyết cho rằng có vô số cặp số nguyên tố sinh đôi, tức là cặp số nguyên tố với chênh lệch bằng 2; đó chính là giả thuyết số nguyên tố sinh đôi. Giả thuyết Polignac phát biểu tổng quát hơn rằng với một số nguyên dương bất kỳ, tồn tại vô số các cặp số nguyên tố liên tiếp sai khác nhau .[62] Giả thuyết Andrica,[62] giả thuyết Brocard,[63] giả thuyết Legendre [64]giả thuyết Oppermann[63] đều cho rằng khoảng cách lớn nhất giữa các số nguyên tố từ 1 đến phải là xấp xỉ , một kết quả được cho là suy ra từ giả thuyết Riemann, trong khi giả thuyết Cramér đặt khoảng cách lớn nhất đó bằng .[62] Khoảng cách nguyên tố có thể được khái quát hóa thành bộ số nguyên tố, một bộ gồm khoảng cách giữa nhiều hơn hai số nguyên tố. Tính vô hạn và mật độ của chúng là vấn đề chính trong giả thuyết Hardy–Littlewood đầu tiên, vốn có thể được suy ra từ thuật giải heuristic rằng số nguyên tố có tính chất tương tự như một dãy số ngẫu nhiên với mật độ được cho bởi định lý số nguyên tố.[65]

Tính chất trong giải tích

Lý thuyết số giải tích nghiên cứu lý thuyết số qua các khái niệm hàm số liên tục, giới hạn, chuỗi vô hạn và các khái niệm liên quan đến vô hạnsố nhỏ vô hạn.

Leonhard Euler là người đầu tiên khởi xướng ra ngành nghiên cứu này với thành tựu quan trọng đầu tiên là lời giải cho bài toán Basel. Bài toán yêu cầu tìm giá trị của tổng vô hạn mà ngày nay được công nhận là giá trị của hàm zeta Riemann. Hàm này có liên hệ mật thiết với số nguyên tố và giả thuyết Riemann, một trong những bài toán chưa được giải có ý nghĩa quan trọng nhất trong toán học. Euler chứng minh được rằng .[66] Nghịch đảo của số đó, , là giới hạn của xác suất để hai số được chọn ngẫu nhiên từ một khoảng giá trị lớn là hai số nguyên tố cùng nhau (không có thừa số chung nào).[67]

Sự phân phối các số nguyên tố trong khoảng giá trị lớn đó, chẳng hạn như có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn một số lớn cho trước, được mô tả bởi định lý số nguyên tố, nhưng không có công thức cho số nguyên tố thứ được biết đến. Ở dạng cơ bản nhất, định lý Dirichlet về cấp số cộng phát biểu rằng đa thức tuyến tính

với nguyên tố cùng nhau cho vô số các giá trị nguyên tố. Dạng chặt chẽ hơn của định lý phát biểu rằng tổng của nghịch đảo các giá trị nguyên tố đó phân kỳ, và các đa thức tuyến tính khác nhau với bằng nhau có tỷ lệ số nguyên tố gần như nhau. Mặc dù đã có nhiều giả thuyết được đặt ra về tỷ lệ số nguyên tố trong các đa thức bậc cao nhưng chúng vẫn chưa được chứng minh, và không rõ có tồn tại một đa thức bậc hai nào có thể luôn cho các giá trị nguyên tố một cách thường xuyên hơn hay không.

Chứng minh định lý Euclid bằng giải tích

Chứng minh của Euler về sự tồn tại vô số số nguyên tố xét tổng nghịch đảo các số nguyên tố

Euler chứng minh được rằng với một số thực bất kỳ, tồn tại một số nguyên tố sao cho tổng trên lớn hơn .[68] Nếu chỉ có một số hữu hạn các số nguyên tố thì tổng này phải đạt giá trị lớn nhất tại số nguyên tố lớn nhất thay vì tăng dần qua các giá trị của , do đó có vô số số nguyên tố. Tốc độ gia tăng giá trị của tổng này được mô tả rõ hơn trong định lý thứ hai của Mertens.[69] Để so sánh, tổng

không tăng đến vô hạn khi tiến đến vô hạn (xem bài toán Basel). Trong trường hợp này, số nguyên tố xuất hiện thường xuyên hơn so với bình phuơng các số tự nhiên, mặc dù cả hai tập hợp đều là vô hạn.[70] Định lý Brun phát biểu rằng tổng nghịch đảo các số nguyên tố sinh đôi

là hữu hạn. Do định lý này nên không thể áp dụng cách của Euler để chứng minh giả thuyết số nguyên tố sinh đôi rằng có vô số cặp số nguyên tố sinh đôi.[70]

Số lượng số nguyên tố nằm dưới một số cho trước

Sai số tuơng đối của và tích phân logarit , hai xấp xỉ của hàm đếm số nguyên tố. Cả hai sai số tuơng đối đều giảm dần về 0 khi tăng dần, nhưng tốc độ giảm này nhanh hơn nhiều đối với tích phân logarit.

Hàm đếm số nguyên tố được định nghĩa là số lượng số nguyên tố không lớn hơn .[71] Ví dụ, , nghĩa là có 5 số nguyên tố nhỏ hơn hoặc bằng 11. Có một số phuơng pháp để tính giá trị chính xác của nhanh hơn so với khi liệt kê tất cả các số nguyên tố lớn đến , chẳng hạn như thuật toán Meissel–Lehmer.[72] Định lý số nguyên tố phát biểu rằng tiệm cận với hay

nghĩa là tỷ số giữa và phân số ở vế phải tiến về 1 khi tăng đến vô hạn.[73] Kéo theo đó, xác suất để một số nhỏ hơn được chọn ngẫu nhiên là số nguyên tố tỷ lệ nghịch với số chữ số của .[74] Đồng thời, số nguyên tố thứ tỷ lệ thuận với và độ dài trung bình của khoảng cách nguyên tố tỷ lệ thuận với .[75][60] Một xấp xỉ chính xác hơn của được cho bởi tích phân logarit bù[73]

Cấp số cộng

Cấp số cộng là một dãy số hữu hạn hoặc vô hạn sao cho các số liên tiếp trong dãy đều có chênh lệch bằng nhau.[76] Chênh lệch đó được gọi là mô đun (công sai) của cấp số cộng.[77] Ví dụ,

3, 12, 21, 30, 39, ...

là cấp số cộng vô hạn với mô đun bằng 9. Trong một cấp số cộng, phép chia của tất cả các số cho mô đun đều cho số dư bằng nhau; trong ví dụ trên, số dư đó bằng 3. Vì cả mô đun 9 và số dư 3 đều là bội của 3 nên các phần tử khác trong dãy cũng vậy. Do đó, cấp số cộng đã cho chỉ chứa một số duy nhất, đó chính là số 3. Tổng quát, cấp số cộng vô hạn

có thể chứa nhiều hơn một số nguyên tố chỉ khi số dư và mô đun nguyên tố cùng nhau. Khi đó, theo định lý Dirichlet về cấp số cộng, cấp số cộng đó chứa vô số số nguyên tố.[78]

Số nguyên tố trong cấp số cộng mô đun 9. Mỗi hàng trong thanh nhỏ nằm ngang chỉ một trong chín cấp số cộng mod 9 khác nhau, trong đó số nguyên tố được đánh dấu màu đỏ. Cấp số cộng 0, 3 hoặc 6 mod 9 chỉ chứa nhiều nhất một số nguyên tố (số 3); các cấp số cộng còn lại là 2, 4, 5, 7 và 8 mod 9 chứa vô số số nguyên tố với số lượng số nguyên tố như nhau trong mỗi cấp số cộng

Định lý Green–Tao cho thấy tồn tại các cấp số cộng hữu hạn dài tùy ý chỉ chứa các số nguyên tố.[30][79]

Giá trị nguyên tố của đa thức bậc hai

Xoắn Ulam. Các số nguyên tố (màu đỏ) tập trung ở một số đường chéo nhất định. Các giá trị nguyên tố của được tô màu xanh.

Euler nhận thấy rằng hàm

cho giá trị là số nguyên tố với , mặc dù các giá trị hợp số bắt đầu xuất hiện khi lớn hơn 40.[80][81] Việc tìm ra giải thích cho hiện tượng này chính là tiền đề của lý thuyết số đại số với số Heegnerbài toán lớp số.[82] Giả thuyết F của Hardy–Littlewood dự đoán mật độ số nguyên tố trong các giá trị của đa thức bậc hai với hệ số nguyên về mặt tích phân logarit và hệ số của đa thức. Không có đa thức bậc hai nào được chứng minh là chỉ cho các giá trị nguyên tố.[83]

Xoắn Ulam sắp xếp các số tự nhiên thành một mặt phẳng hai chiều, xoắn ở các hình vuông đồng tâm quanh điểm gốc với sồ nguyên tố được đánh dấu. Dễ thấy trong ví dụ này, các số nguyên tố chỉ tập trung ở một số đường chéo nhất định, ngụ ý rằng có một số đa thức bậc hai cho giá trị nguyên tố thường xuyên hơn các đa thức khác.[83]

Hàm zeta và giả thuyết Riemann

Đồ thị giá trị tuyệt đối của hàm zeta

Giả thuyết Riemann (1859) là một trong những bài toán chưa được giải nổi tiếng nhất toán học và một là trong bảy bài toán thiên niên kỷ, yêu cầu tìm các nghiệm số của hàm zeta Riemann . Hàm này là một hàm giải tích trên tập số phức. Với số phức có phần thực lớn hơn 1, nó bằng một tổng vô hạn trên tất cả số nguyên và một tích vô hạn trên tất cả số nguyên tố:

Sự bằng nhau này giữa một tổng và một tích (do Euler tìm ra) được gọi là tích Euler.[84] Tích Euler có thể được suy ra từ định lý cơ bản của số học và cho thấy sự liên hệ giữa hàm zeta và số nguyên tố.[85] Nó dẫn đến một cách chứng minh khác về sự tồn tại vô số số nguyên tố: nếu chỉ có một số hữu hạn số nguyên tố thì dấu bằng giữa tổng và tích cũng xảy ra tại nhưng tổng có tính phân kỳ (đó chính là chuỗi điều hòa ) trong khi tích có tính hội tụ (mang giá trị hữu hạn), mâu thuẫn.[86]

Giả thuyết Riemann phát biểu rằng nghiệm số của hàm zeta là tất cả các số âm chẵn hoặc các số phức với phần thực bằng 1/2.[87] Chứng minh ban đầu của định lý số nguyên tố được dựa trên dạng không chặt chẽ của giả thuyết này cho rằng không có nghiệm số nào có phần thực bằng 1,[88][89] mặc dù còn có thêm một số cách chứng minh cơ bản khác.[90] Hàm đếm số nguyên tố có thể được biểu diễn bởi công thức tường minh của Riemann thành một tổng mà trong đó, mỗi số hạng đến từ một nghiệm số của hàm zeta: số hạng chính của tổng là tích phân logarit và các số hạng còn lại làm cho giá trị của tổng dao động quanh số hạng chính đó.[91] Trong trường hợp này, các nghiệm số làm ảnh hưởng đến sự phân phối các số nguyên tố như thế nào. Nếu giả thuyết Riemann là đúng, độ dao động đó sẽ nhỏ lại và sự phân phối tiệm cận các số nguyên tố được cho bởi định lý số nguyên tố cũng đúng trên các khoảng nhỏ hơn rất nhiều (có độ dài gần bằng căn bậc hai của đối với khoảng nằm gần một số ).[89]

Bảng số nguyên tố-sàng Eratosthene

Sàng Eratosthene

Hình minh họa cho thấy thuật toán đơn giản để tìm số nguyên tố và các bội số
Các số tô màu giống nhau là cùng một họ mà dẫn đầu (đậm hơn) sẽ là số nguyên tố

Sàng Eratosthenes là một giải thuật cổ xưa để lập bảng tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn một số cho trước. Giải thuật dựa trên tính chất: mọi hợp số đều có ước nguyên tố không vượt quá căn của chính nó (). Giải thuật đầu tiên xóa số 1 ra khỏi tập các số nguyên tố. Số tiếp theo số 1 là số 2, là số nguyên tố. Bắt đầu từ số 2 xoá tất cả các bội của 2 ra khỏi bảng. Số đầu tiên không bị xoá sau số 2 (số 3) là số nguyên tố. Tiếp theo lại xoá các bội của 3... Giải thuật tiếp tục cho đến khi găp số nguyên tố lớn hơn hoặc bằng sqrt(n) thì dừng lại. Tất cả các số chưa bị xoá là số nguyên tố. Theo ngôn ngữ thuật toán ta có thể diễn đạt giải thuật sàng Eratosthene như sau:

Eratosthene(n) 
Var List Prime[1..n] 
Int i,j,k 
for i:=1 to n Prime[i]:=True
Prime[1]:=false
k=0
while k < sqrt(n) {
i=k+1
while Prime[i]=False i:=i+1
k=i
j=2
while k*j<=n { 
Prime[k*j]:= False
j:=j+1
}
} 

Chú thích

  1. ^ Gardiner, Anthony (1997). The Mathematical Olympiad Handbook: An Introduction to Problem Solving Based on the First 32 British Mathematical Olympiads 1965–1996. Oxford University Press. tr. 26. ISBN 978-0-19-850105-3.
  2. ^ Henderson, Anne (2014). Dyslexia, Dyscalculia and Mathematics: A practical guide (ấn bản 2). Routledge. tr. 62. ISBN 978-1-136-63662-2.
  3. ^ Adler, Irving (1960). The Giant Golden Book of Mathematics: Exploring the World of Numbers and Space. Golden Press. tr. 16. OCLC 6975809.
  4. ^ Leff, Lawrence S. (2000). Math Workbook for the SAT I. Barron's Educational Series. tr. 360. ISBN 978-0-7641-0768-9.
  5. ^ Dudley, Underwood (1978). “Section 2: Unique factorization”. Elementary number theory (ấn bản 2). W.H. Freeman and Co. tr. 10. ISBN 978-0-7167-0076-0.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  6. ^ Sierpiński, Wacław (1988). Elementary Theory of Numbers. North-Holland Mathematical Library. 31 (ấn bản 2). Elsevier. tr. 113. ISBN 978-0-08-096019-7.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  7. ^ a b Ziegler, Günter M. (2004). “The great prime number record races”. Notices of the American Mathematical Society. 51 (4): 414–416. MR 2039814.
  8. ^ Stillwell, John (1997). Numbers and Geometry. Undergraduate Texts in Mathematics. Springer. tr. 9. ISBN 978-0-387-98289-2.
  9. ^ Sierpiński, Wacław (1964). A Selection of Problems in the Theory of Numbers. New York: Macmillan. tr. 40. MR 0170843.
  10. ^ Nathanson, Melvyn B. (2000). “Notations and Conventions”. Elementary Methods in Number Theory. Graduate Texts in Mathematics. 195. Springer. ISBN 978-0-387-22738-2. MR 1732941.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  11. ^ Faticoni, Theodore G. (2012). The Mathematics of Infinity: A Guide to Great Ideas. Pure and Applied Mathematics: A Wiley Series of Texts, Monographs and Tracts. 111 (ấn bản 2). John Wiley & Sons. tr. 44. ISBN 978-1-118-24382-4.
  12. ^ Bruins, Evert Marie, bình duyệt trong Mathematical Reviews của Gillings, R.J. (1974). “The recto of the Rhind Mathematical Papyrus. How did the ancient Egyptian scribe prepare it?”. Archive for History of Exact Sciences. 12 (4): 291–298. doi:10.1007/BF01307175. MR 0497458.
  13. ^ a b Stillwell, John (2010). Mathematics and Its History. Undergraduate Texts in Mathematics (ấn bản 3). Springer. tr. 40. ISBN 978-1-4419-6052-8.
  14. ^ a b Pomerance, Carl (tháng 12 năm 1982). “The Search for Prime Numbers”. Scientific American. 247 (6): 136–147. Bibcode:1982SciAm.247f.136P. doi:10.1038/scientificamerican1282-136. JSTOR 24966751.
  15. ^ a b c Mollin, Richard A. (2002). “A brief history of factoring and primality testing B. C. (before computers)”. Mathematics Magazine. 75 (1): 18–29. doi:10.2307/3219180. JSTOR 3219180. MR 2107288.
  16. ^ O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Abu Ali al-Hasan ibn al-Haytham”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor, Đại học St. Andrews
  17. ^ Sandifer, C. Edward (2007). How Euler Did It. MAA Spectrum. Mathematical Association of America. tr. 45. ISBN 978-0-88385-563-8.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  18. ^ Sandifer, C. Edward (2014). How Euler Did Even More. Mathematical Association of America. tr. 42. ISBN 978-0-88385-584-3.
  19. ^ Koshy, Thomas (2002). Elementary Number Theory with Applications. Academic Press. tr. 369. ISBN 978-0-12-421171-1.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  20. ^ Yuan, Wang (2002). Goldbach Conjecture. Series In Pure Mathematics. 4 (ấn bản 2). World Scientific. tr. 21. ISBN 978-981-4487-52-8.
  21. ^ Narkiewicz, Wladyslaw (2000). “1.2 Sum of Reciprocals of Primes”. The Development of Prime Number Theory: From Euclid to Hardy and Littlewood. Springer Monographs in Mathematics. Springer. tr. 11. ISBN 978-3-540-66289-1.
  22. ^ Apostol, Tom M. (2000). “A centennial history of the prime number theorem”. Trong Bambah, R.P.; Dumir, V.C.; Hans-Gill, R.J. (biên tập). Number Theory. Trends in Mathematics. Basel: Birkhäuser. tr. 1–14. MR 1764793.
  23. ^ Apostol, Tom M. (1976). “7. Dirichlet's Theorem on Primes in Arithmetical Progressions”. Introduction to Analytic Number Theory. New York; Heidelberg: Springer-Verlag. tr. 146–156. MR 0434929.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  24. ^ Chabert, Jean-Luc (2012). A History of Algorithms: From the Pebble to the Microchip. Springer. tr. 261. ISBN 978-3-642-18192-4.
  25. ^ Rosen, Kenneth H. (2000). “Theorem 9.20. Proth's Primality Test”. Elementary Number Theory and Its Applications (ấn bản 4). Addison-Wesley. tr. 342. ISBN 978-0-201-87073-2.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  26. ^ Rosen 2000, tr. 245
  27. ^ Kraft, James S.; Washington, Lawrence C. (2014). Elementary Number Theory. Textbooks in mathematics. CRC Press. tr. 7. ISBN 978-1-4987-0269-0.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  28. ^ Bauer, Craig P. (2013). Secret History: The Story of Cryptology. Discrete Mathematics and Its Applications. CRC Press. tr. 468. ISBN 978-1-4665-6186-1.
  29. ^ Klee, Victor; Wagon, Stan (1991). Old and New Unsolved Problems in Plane Geometry and Number Theory. Dolciani mathematical expositions. 11. Cambridge University Press. tr. 224. ISBN 978-0-88385-315-3.
  30. ^ a b Neale, Vicky (2017). Closing the Gap: The Quest to Understand Prime Numbers. Oxford University Press. tr. 18, 47. ISBN 978-0-19-109243-5.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  31. ^ a b Caldwell, Chris K.; Reddick, Angela; Xiong, Yeng; Keller, Wilfrid (2012). “The history of the primality of one: a selection of sources”. Journal of Integer Sequences. 15 (9): Article 12.9.8. MR 3005523.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết) Đối với những câu nói chọn lọc của các nhà toán học Hy Lạp về vấn đề này, xem tr. 3–4. Đối với các nhà toán học Hồi giáo, xem tr. 6.
  32. ^ Tarán, Leonardo (1981). Speusippus of Athens: A Critical Study With a Collection of the Related Texts and Commentary. Philosophia Antiqua : A Series of Monographs on Ancient Philosophy. 39. Brill. tr. 35–38. ISBN 978-90-04-06505-5.
  33. ^ Caldwell và đồng nghiệp 2012, tr. 7–13. Đặc biệt xem mục về Stevin, Brancker, Wallis và Prestet.
  34. ^ Caldwell và đồng nghiệp 2012, tr. 15
  35. ^ a b c Caldwell, Chris K.; Xiong, Yeng (2012). “What is the smallest prime?” (PDF). Journal of Integer Sequences. 15 (9): Article 12.9.7. MR 3005530.
  36. ^ Riesel, Hans (1994). Prime Numbers and Computer Methods for Factorization (ấn bản 2). Basel, Switzerland: Birkhäuser. tr. 36. doi:10.1007/978-1-4612-0251-6. ISBN 978-0-8176-3743-9. MR 1292250.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  37. ^ a b Conway, John Horton; Guy, Richard K. (1996). The Book of Numbers. New York: Copernicus. tr. 129–130. doi:10.1007/978-1-4612-4072-3. ISBN 978-0-387-97993-9. MR 1411676.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  38. ^ Đối với hàm phi Euler, xem Sierpiński 1988, tr. 245. Đối với tổng các ước, xem Sandifer 2007, tr. 59.
  39. ^ Smith, Karl J. (2011). The Nature of Mathematics (ấn bản 12). Cengage Learning. tr. 188. ISBN 978-0-538-73758-6.
  40. ^ Dudley 1978, tr. 16; Neale 2017, tr. 107
  41. ^ du Sautoy, Marcus (2003). The Music of the Primes: Searching to Solve the Greatest Mystery in Mathematics. Harper Collins. tr. 23. ISBN 978-0-06-093558-0.
  42. ^ Dudley 1978, tr. 15; Higgins, Peter M. (1998). Mathematics for the Curious. Oxford University Press. tr. 77–78. ISBN 978-0-19-150050-3.
  43. ^ Rotman, Joseph J. (2000). A First Course in Abstract Algebra (ấn bản 2). Prentice Hall. tr. 56. ISBN 978-0-13-011584-3.
  44. ^ Thư của Goldbach gửi Euler bằng tiếng Latinh năm 1730 trong Fuss, P. H. biên tập (1843). “Lettre VIII. Goldbach à Euler”. Correspondance mathématique et physique de quelques célèbres géomètres du XVIIIème siècle [Thư từ toán học và vật lý của một số nhà hình học nổi tiếng thế kỷ 18]. Saint Petersbourg, Nga: Viện Hàn lâm Khoa học. tr. 32–34.
  45. ^ Furstenberg, Harry (1955). “On the infinitude of primes”. American Mathematical Monthly. 62 (5): 353. doi:10.2307/2307043. JSTOR 2307043. MR 0068566.
  46. ^ Ribenboim, Paulo (2004). The little book of bigger primes. Berlin; New York: Springer-Verlag. tr. 4. ISBN 978-0-387-20169-6.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  47. ^ Bộ Cơ sở của Euclid, quyển 9, mệnh đề 20. Xem bản dịch tiếng Anh của David Joyce hoặc Williamson, James (1782). The Elements of Euclid, With Dissertations. Oxford: Clarendon Press. tr. 63. OCLC 642232959.
  48. ^ Vardi, Ilan (1991). Computational Recreations in Mathematica. Addison-Wesley. tr. 82–89. ISBN 978-0-201-52989-0.
  49. ^ a b c Matiyasevich, Yuri V. (1999). “Formulas for prime numbers”. Trong Tabachnikov, Serge (biên tập). Kvant Selecta: Algebra and Analysis. II. American Mathematical Society. tr. 13–24. ISBN 978-0-8218-1915-9.
  50. ^ Mackinnon, Nick (tháng 6 năm 1987). “Prime number formulae”. The Mathematical Gazette. 71 (456): 113–114. doi:10.2307/3616496. JSTOR 3616496.
  51. ^ Wright, E.M. (1951). “A prime-representing function”. American Mathematical Monthly. 58 (9): 616–618. doi:10.2307/2306356. JSTOR 2306356.
  52. ^ Guy, Richard (2013). Unsolved Problems in Number Theory. Problem Books in Mathematics. Springer. tr. vii. ISBN 978-0-387-26677-0.
  53. ^ Guy 2013, tr. 105–107
  54. ^ Oliveira e Silva, Tomás; Herzog, Siegfried; Pardi, Silvio (2014). “Empirical verification of the even Goldbach conjecture and computation of prime gaps up to ”. Mathematics of Computation. 83 (288): 2033–2060. doi:10.1090/S0025-5718-2013-02787-1. MR 3194140.
  55. ^ Tao, Terence (2009). “3.1 Structure and randomness in the prime numbers”. Poincaré's legacies, pages from year two of a mathematical blog. Part I. Providence, RI: American Mathematical Society. tr. 239–247. ISBN 978-0-8218-4883-8. MR 2523047.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết) Đặc biệt xem tr. 239.
  56. ^ Guy 2013, tr. 159
  57. ^ Ramaré, Olivier (1995). “On Šnirel'man's constant”. Annali della Scuola Normale Superiore di Pisa. 22 (4): 645–706. MR 1375315.
  58. ^ Rassias, Michael Th. (2017). Goldbach's Problem: Selected Topics. Cham: Springer. tr. vii. doi:10.1007/978-3-319-57914-6. ISBN 978-3-319-57912-2. MR 3674356.
  59. ^ Koshy 2002, tr. 109. Riesel 1994 cũng có lập luận tương tự sử dụng giai thừa nguyên tố thay vì giai thừa.
  60. ^ a b Riesel 1994, tr. 78–79
  61. ^ “Sloane's A100964 : Smallest prime number that begins a prime gap of at least 2n”. Bảng tra cứu dãy số nguyên trực tuyến. Tổ chức OEIS.
  62. ^ a b c Ribenboim 2004, tr. 186–192
  63. ^ a b Ribenboim 2004, tr. 183
  64. ^ Chan, Joel (tháng 2 năm 1996). “Prime time!”. Math Horizons. 3 (3): 23–25. doi:10.1080/10724117.1996.11974965. JSTOR 25678057. Chú ý rằng Chan viết giả thuyết Legendre thành "tiên đề Sierpinski".
  65. ^ Ribenboim 2004, tr. 201–202
  66. ^ Sandifer 2007, tr. 205–208
  67. ^ Ogilvy, C.S.; Anderson, J.T. (1988). Excursions in Number Theory. Dover Publications Inc. tr. 29–35. ISBN 978-0-486-25778-5.
  68. ^ Apostol 1976, mục 1.6, định lý 1.13
  69. ^ Apostol 1976, mục 4.8, định lý 4.12
  70. ^ a b Miller, Steven J.; Takloo-Bighash, Ramin (2006). An Invitation to Modern Number Theory. Princeton University Press. tr. 43–44. ISBN 978-0-691-12060-7.
  71. ^ Crandall & Pomerance 2005, tr. 6
  72. ^ Crandall & Pomerance 2005, tr. 152–162
  73. ^ a b Crandall & Pomerance 2005, tr. 10
  74. ^ du Sautoy, Marcus (2011). “What are the odds that your telephone number is prime?”. The Number Mysteries: A Mathematical Odyssey through Everyday Life. St. Martin's Press. tr. 50–52. ISBN 978-0-230-12028-0.
  75. ^ Apostol 1976, mục 4.6, định lý 4.7
  76. ^ Gelfand, I.M.; Shen, Alexander (2003). Algebra. Springer. tr. 37. ISBN 978-0-8176-3677-7.
  77. ^ Mollin, Richard A. (1997). Fundamental Number Theory with Applications. Discrete Mathematics and Its Applications. CRC Press. tr. 76. ISBN 978-0-8493-3987-5.
  78. ^ Crandall & Pomerance 2005, tr. 12
  79. ^ Green, Ben; Tao, Terence (2008). “The primes contain arbitrarily long arithmetic progressions”. Annals of Mathematics. 167 (2): 481–547. arXiv:math.NT/0404188. doi:10.4007/annals.2008.167.481.
  80. ^ Hua, L.K. (2009) [1965]. Additive Theory of Prime Numbers. Translations of Mathematical Monographs. 13. Providence, RI: American Mathematical Society. tr. 176–177. ISBN 978-0-8218-4942-2. MR 0194404. OCLC 824812353.
  81. ^ Dãy các giá trị nguyên tố này, bắt đầu tại thay vì , có trong Lava, Paolo Pietro; Balzarotti, Giorgio (2010). “Chapter 33. Formule fortunate”. 103 curiosità matematiche: Teoria dei numeri, delle cifre e delle relazioni nella matematica contemporanea (bằng tiếng Ý). Ulrico Hoepli Editore S.p.A. tr. 133. ISBN 978-88-203-5804-4.
  82. ^ Chamberland, Marc (2015). “The Heegner numbers”. Single Digits: In Praise of Small Numbers. Princeton University Press. tr. 213–215. ISBN 978-1-4008-6569-7.
  83. ^ a b Guy 2013, tr. 7–10
  84. ^ Patterson, S.J. (1988). An introduction to the theory of the Riemann zeta-function. Cambridge Studies in Advanced Mathematics. 14. Cambridge University Press, Cambridge. tr. 1. doi:10.1017/CBO9780511623707. ISBN 978-0-521-33535-5. MR 0933558.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  85. ^ Borwein, Peter; Choi, Stephen; Rooney, Brendan; Weirathmueller, Andrea (2008). The Riemann hypothesis: A resource for the afficionado and virtuoso alike. CMS Books in Mathematics/Ouvrages de Mathématiques de la SMC. New York: Springer. tr. 10–11. doi:10.1007/978-0-387-72126-2. ISBN 978-0-387-72125-5. MR 2463715.Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  86. ^ Sandifer 2007, tr. 191–193
  87. ^ Borwein và đồng nghiệp 2008, tr. 15
  88. ^ Patterson 1988, tr. 7
  89. ^ a b Borwein và đồng nghiệp 2008, tr. 18
  90. ^ Nathanson 2000, tr. 289–324
  91. ^ Zagier, Don (1977). “The first 50 million prime numbers”. The Mathematical Intelligencer. 1 (S2): 7–19. doi:10.1007/bf03351556. Đặc biệt xem tr. 14–16.

Xem thêm

Liên kết ngoài

Tiếng Anh:

(tiếng Việt)