Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Pleiku”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Bạn dành cả thanh xuân chỉ để thêm dòng này thôi sao? Đã lùi lại sửa đổi 57560306 của Nedved2604 (thảo luận)
Thẻ: Lùi sửa
Dòng 82: Dòng 82:
Ngày [[25 tháng 2]] năm [[2009]], [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là [[Đô thị Việt Nam#Đô thị loại II|đô thị loại II]] trực thuộc tỉnh [[Gia Lai]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-249-QD-TTg-cong-nhan-thanh-pho-Pleiku-tinh-Gia-Lai-la-do-thi-loai-2-vb85648t17.aspx Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2009 công nhận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành]</ref>
Ngày [[25 tháng 2]] năm [[2009]], [[Thủ tướng Việt Nam|Thủ tướng Chính phủ]] ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là [[Đô thị Việt Nam#Đô thị loại II|đô thị loại II]] trực thuộc tỉnh [[Gia Lai]].<ref>[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-249-QD-TTg-cong-nhan-thanh-pho-Pleiku-tinh-Gia-Lai-la-do-thi-loai-2-vb85648t17.aspx Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2009 công nhận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành]</ref>


Hiện nay, Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trong năm 2020.Theo đề án đề nghị công nhận TP Pleiku là đô thị loại I thì quy hoạch chung, đến năm 2030, các xã Trà Đa, Biển Hồ, Diên Phú và Chư Á sẽ nâng cấp lên thành các phường có tên tương ứng.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trong năm 2020.


==Vị trí địa lý==
==Vị trí địa lý==

Phiên bản lúc 06:01, ngày 7 tháng 1 năm 2020

Pleiku (Pờ-lây-cu) là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam.

Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên (sau Đà LạtBuôn Ma Thuột) và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên.

Tên gọi

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 4 tháng 7 năm 1905, "Plei-Kou" đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: Đem vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp.

"Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ tiềng Jrai "Plơi Kơdưr Chư Hdrông" trong tiếng Jrai có nghĩa là "Những ngôi làng phía bắc núi Chư Hdrông" (tức Núi Hàm Rồng), có lẽ ám chỉ khu vực sinh sống của người Jarai nhóm Jrai Hdrông và Jarai A-ráp xung quanh núi lửa đã tắt Chư Hdrông, được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp thành "Plei-Kou-Derr" sau này Chính quyền VNCH gọi là PLEIKU.

Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 5 năm 1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay.[3]

Lịch sử

Ngày 3 tháng 12 năm 1929, theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ, thị xã Pleiku đã được thành lập. Gần 3 năm sau đó, ngày 24 tháng 5 năm 1932 và ngày 4 tháng 3 năm 1933, Nghị định Toàn quyền tiếp tục tách phần đất thuộc đại lý Pleiku cũ (thuộc tỉnh Kon Tum) để thành lập tỉnh Pleiku.

Ngày 27 tháng 7 năm 1953, Nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam đặt trung tâm các tỉnh thuộc Hoàng triều Cương thổ phía Nam (các tỉnh thuộc Tây Nguyên hiện nay) thành thị trấn. Pleiku cùng Dran, Djiring, Blao, Ban Mê Thuột, Kon Tum đều là thị trấn.

Sau Hiệp định Genève (1954), chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vẫn lấy Pleiku làm tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên.

Ngày 26 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 27-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa bãi bỏ nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam, các thị trấn được đổi thành xã, thị trấn Pleiku trở thành xã Pleiku.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, Pleiku vẫn được gọi là thị xã, nhưng nằm trong xã Hội Thương - Hội Phú thuộc quận Lệ Trung[cần dẫn nguồn]. Từ năm 1962, chính quyền mới quy hoạch mở rộng thị xã này.

Như vậy trong hơn 40 năm (1932-1975) dưới thời thuộc Pháp cũng như Việt Nam Cộng hòa, Pleiku là tên tỉnh, đồng thời có giai đoạn là tên thị trấn, thị xã nhưng trực thuộc xã (chứ không phải là cấp hành chính thị xã tương đương quận, huyện hiện nay) và luôn là tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku.

Sau tháng 3 năm 1975, Pleiku là tên thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai (trước và sau khi sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum, và tỉnh Gia Lai - Kon Tum (trong thời gian nhập tỉnh 1976-1991).

Sau năm 1975, thị xã Pleiku có 6 phường: Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Thống Nhất, Yên Đỗ và 6 xã: An Phú, Biển Hồ, Gào, Hòa Phú, Tân Bình, Trà Bá.

Ngày 17 tháng 8 năm 1981, theo Nghị quyết 30-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành lập 2 xã Trà ĐaDiên Phú; chuyển xã Tân Bình về huyện Mang Yang quản lý; chuyển xã Hòa Phú về huyện Chư Păh quản lý; chuyển 2 xã Chư ÁChư Jôr thuộc huyện Mang Yang về thị xã Pleiku quản lý.[4]

Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Gia Lai từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Pleiku trở lại là tỉnh lị tỉnh Gia Lai.[5]

Ngày 11 tháng 11 năm 1996, theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ chia xã Chư Jôr thành 2 xã: Chư Jôr và Tân Sơn; thành lập xã Nghĩa Hưng trên cơ sở 2.550 ha diện tích tự nhiên và 4.069 nhân khẩu của xã Biền Hồ thuộc thị xã Pleiku; 261,7 ha diện tích tự nhiên và 809 nhân khẩu của xã Ia Sao thuộc huyện Chư Păh; chuyển 2 xã Chư Jôr và Nghĩa Hưng về huyện Chư Păh quản lý.[6]

Ngày 12 tháng 3 năm 1998, thị xã Pleiku được công nhận là đô thị loại III

Ngày 24 tháng 4 năm 1999, theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) thuộc tỉnh Gia Lai.[7]

Ngày 11 tháng 8 năm 1999, theo Nghị định 70/1999/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 154,33 ha diện tích tự nhiên và 10.112 nhân khẩu của phường Hoa Lư; thành lập phường Ia Kring trên cơ sở điều chỉnh 669,72 ha diện tích tự nhiên và 10.270 nhân khẩu của phường Diên Hồng.[8]

Ngày 9 tháng 11 năm 2000, theo Nghị định 67/2000/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Yên Thế trên cơ sở điều chỉnh 1.187 ha diện tích tự nhiên và 12.916 nhân khẩu của xã Biển Hồ; xã Trà Bá được tách thành phường Trà Bá và xã Chư HDrông.[9]

Ngày 13 tháng 5 năm 2002, theo Nghị định 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ chuyển xã Ia Kênh thuộc huyện Ia Grai về thành phố Pleiku quản lý.[10]

Ngày 15 tháng 9 năm 2006, theo Nghị định 98/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Thắng Lợi trên cơ sở điều chỉnh 706,33 ha diện tích tự nhiên và 7.967 nhân khẩu của xã Chư Á.[11]

Ngày 17 tháng 4 năm 2008, theo Nghị định 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Đống Đa trên cơ sở điều chỉnh 402,43 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu của phường Thống Nhất; thành lập phường Chi Lăng trên cơ sở điều chỉnh 1.245,37 ha diện tích tự nhiên và 7.330 nhân khẩu của xã Chư HDrông; thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở điều chỉnh 103,31 ha diện tích tự nhiên và 6.175 nhân khẩu của phường Hội Phú; điều chỉnh 349,87 ha diện tích tự nhiên và 7.927 nhân khẩu của phường Trà Bá.[12]

Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia Lai.[13]

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trong năm 2020.

Vị trí địa lý

Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m - 800 m; ngã ba Hàm Rồng hay ngã ba Quốc lộ 14Quốc lộ 19 (phía Nam của thành phố Pleiku) có độ cao là 785m.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Pleiku
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.8 35.0 35.9 36.0 35.1 33.1 32.0 31.6 32.5 32.8 32.0 31.3 36,0
Trung bình cao °C (°F) 26.3 28.4 30.6 31.0 29.3 27.3 26.7 26.2 26.7 26.8 26.0 25.5 27,6
Trung bình ngày, °C (°F) 18.8 20.5 22.6 24.1 23.8 22.9 22.3 22.1 22.2 21.7 20.5 19.1 21,7
Trung bình thấp, °C (°F) 13.9 15.3 17.5 19.5 20.4 20.4 20.0 20.1 19.7 18.6 16.9 14.9 18,1
Thấp kỉ lục, °C (°F) 5.6 6.8 5.9 10.0 14.6 16.6 15.6 14.8 13.7 11.0 5.8 5.8 5,6
Giáng thủy mm (inch) 3
(0.12)
6
(0.24)
22
(0.87)
93
(3.66)
245
(9.65)
344
(13.54)
390
(15.35)
476
(18.74)
362
(14.25)
189
(7.44)
64
(2.52)
11
(0.43)
2.206
(86,85)
Độ ẩm 76.3 72.7 70.5 74.4 83.3 89.6 91.2 92.2 90.4 85.8 81.5 78.2 82,2
Số ngày giáng thủy TB 0.6 0.9 3.4 8.2 18.5 23.1 26.0 27.4 25.3 16.3 7.4 2.3 159,2
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 265 261 277 237 208 149 145 128 134 177 200 233 2.412
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[14]

Dân số, dân tộc

Năm 1971 thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh lỵ Pleiku có 34.867 cư dân.[15] Đến 31-2-2010 thì dân số đạt 214.710 người. Bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia RaiBa Na (12,5%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 261.482 người chiếm 57% dân số.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu trong các làng như làng Plei Ốp (P. Hoa Lư), Làng Kép (P. Đống Đa), Làng Brúk Ngol (P. Yên Thế), và một số làng khác. Theo kết quả tổng điều tra dân số 2019, toàn đô thị có 254.802 dân số có hộ khẩu thường trú, trong đó thành thị có 191.684 người, nông thôn có trên 63.118 người, có 129.000 nam và 125.265 nữ. Tính cả dân số quy đổi có khoảng 505.181 người.

Hành chính

Thành phố Pleiku được chia thành 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: Chi Lăng, Diên Hồng, Đống Đa, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Ia Kring, Phù Đổng, Tây Sơn, Thắng Lợi, Thống Nhất, Trà Bá, Yên Đỗ, Yên Thế và 9 xã: An Phú, Biển Hồ, Chư Á, Chư HDrông, Diên Phú, Gào, Ia Kênh, Tân Sơn, Trà Đa.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Pleiku
Tên Diện tích (km²)[16] Dân số (người)[16]
Phường (14)
Chi Lăng 12,45 18.325
Diên Hồng 1,66 26.953
Đống Đa 4,02 12.136
Hoa Lư 5,08 25.297
Hội Phú 4,53 12.641
Hội Thương 0,77 39.531
Ia Kring 6,7 27.495
Phù Đổng 4,53 42.306
Tây Sơn 1,54 29.640
Thắng Lợi 7,06 15.934
Thống Nhất 10,19 27.761
Trà Bá 4,09 15.918
Tên Diện tích (km²)[16] Dân số (người)[16]
Yên Đỗ 1,86 41.387
Yên Thế 11,87 32.290
Xã (9)
An Phú 10,79 20.176
Biển Hồ 20,19 8.856
Chư Á 14,77 17.649
Chư HDrông 13,03 5.666
Diên Phú 16,79 5.022
Gào 58,31 9.124
Ia Kênh 33,03 9.160
Tân Sơn 8,5 12.822
Trà Đa 13,21 7.293

Kinh tế

Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng.

Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v… Du lịch tại Pleiku: du lịch hồ Đức An, công viên Đồng Xanh, Về Nguồn, Biển Hồ T'Nưng... Ngoài ra ngay tại Pleiku, du khách có thể được thưởng thức hương vị cafê ở phố núi Pleiku.

Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư nhanh khi có chính sách phù hợp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65% (giai đoạn 1999 - 2004), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt 662 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 550 hộ chiếm 1,45% (cuối năm 2003 là 1,78%), theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo.

Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Công nghiệp Nam Hàm Rồng, khu công nghiệp Bắc Biển Hồ điện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tỉnh đang quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu Cạn, thủy điện Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số…

Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng (Công ty FBS đang đầu tư xây dựng), suối Hội Phú (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản đang đầu tư), và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… Khoáng sản có khá nhiều nhưng phân tán. Hiện có mỏ manhezit đang được Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét đầu tư khai thác

Cơ sở hạ tầng

Cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 86%, cấp 259,72 lít nước/người/ngày.

Điện chiếu sáng: mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 23/23 xã, phường, thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia.

Vệ sinh môi trường: được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị, đến cuối năm 2004 thành phố sẽ quản lý, chăm sóc trên 6.000 cây xanh đường phố.

Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 23/23 xã, phường, thôn, làng. Tính đến cuối năm 2003 số máy điện thoại bình quân đạt 16 máy/100 dân, cuối năm 2004 đạt 19 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2017 đạt 98 máy/100 dân). Sân bay Cù Hanh (Sân bay Pleiku) đang được đầu tư nâng cấp để tiếp đón máy bay hạng nặng (A320).

Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có hơn 92% nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố, cao tầng; Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu vực đi vào hoạt động ổn định.

Qua 5 năm xây dựng và phát triển đô thị, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (1999 - 2004) trên địa bàn thành phố đạt hơn 1.245 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố đầu tư hơn 110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết quả đạt khả quan như đầu tư trên 64 tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 65 trường học (350 phòng học); đầu tư trên 24 tỷ đồng xây dựng 225 đường hẻm với tổng chiều dài 112 km đường giao thông nông thôn (đường láng nhựa và bê tông xi măng); cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 72 phòng họp tổ dân phố, thôn, làng…

Thành phố hiện đang có rất nhiều trường học. Trong đó nổi bật là trường THPT Chuyên Hùng Vương, THCS Nguyễn Du, THCS Nguyễn Huệ, THCS Trưng Vương, THCS Phạm Hồng Thái, Trường Cao đẳng Sư phạm, Phân viện Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh,...

Giao thông

Hiện có 734,257 km đường bộ, bao gồm 19,52 km đường bê tông xi măng, 85 km đường bê tông nhựa, 216,1 km đường láng nhựa, 32 km đường cấp phối và 381,9 km đường đất.

Quốc lộ 14 nối về phía bắc đi Kon Tum (49 km), nối với Đà Nẵng. Nối về phía nam đi Buôn Mê Thuột (182 km), đi Tp Hồ Chí Minh (545 km). Quốc lộ 19 nối về phía đông đi ra quốc lộ 1, đi Quy Nhơn (166 km). Tỉnh lộ 664 về phía tây đi huyện Ia Grai, biên giới nước bạn Campuchia.

Sân bay Pleiku (tên cũ là sân bay Cù Hanh) cách trung tâm thành phố khoảng 5 km đã được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn (A320). Hiện có các đường bay kết nối Pleiku với Hà Nội (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways), Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Facific), Hải Phòng (Vietjet Air) và Đà Nẵng (Bamboo Airways).

Biển số xe

Xe gắn máy, xe máy điện, xe tay ga:

  • 81-Bx xxxx(x)
  • 81-Dx xxxx(x)
  • 81-Fx xxxx(x)
  • 81-Hx xxxx(x)
  • 81-Mx xxxx(x)
  • 81-Nx xxxx(x)
  • 81-Px xxxx(x)
  • 81-Tx xxxx(x)
  • 81-MĐx xxxxx

Ô tô, xe tải:

  • 81A xxxxx
  • 81C xxxxx
  • 81M xxxxx

Hình ảnh

[17]

Tham khảo

  1. ^ Kim Văn (1 tháng 1 năm 2018). “Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm Chủ tịch thành phố Pleiku”. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “Giới thiệu chung về Thành phố Pleiku”.
  3. ^ Kpă Pual (Phó Trưởng ban Giáo dục Dân tộc, Sở GD-ĐT Gia Lai) (4 tháng 10 năm 2011). “Trao đổi thêm về tên gọi "Pleiku" (Gia Lai)”. Báo Gia Lai. Truy cập 22/12/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  4. ^ Quyết định 30-HĐBT năm 1981 điều chỉnh địa giới một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Gia Lai - Kon Tum
  5. ^ Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Quốc hội ban hành
  6. ^ Nghị định 70/CP năm 1996 về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập một số xã, thị trấn và huyện Ia Grai thuộc tỉnh Gia Lai
  7. ^ Nghị định 29/1999/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai
  8. ^ Nghị định 70/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để chia tách, thành lập các phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
  9. ^ Nghị định 67/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã, phường thuộc huyện Chư Sê và thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
  10. ^ Nghị định 54/2002/NĐ-CP về việc thành lập xã thuộc các huyện Chư Prông, Ayun Pa và chuyển xã Ia Kênh thuộc huyện Ia Grai về thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
  11. ^ Nghị định 98/2006/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập phường, xã thuộc thành phố Pleiku, huyện Ayun Pa và huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
  12. ^ Nghị định 46/2008/NĐ-CP về điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thành lập xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Pleiku và các huyện Chư Prông, Chư Sê, tỉnh Gia Lai
  13. ^ Quyết định 249/QĐ-TTg năm 2009 công nhận thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành
  14. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2018.
  15. ^ Whitfield, Danny. Historical and Cultural Dictionary of Vietnam. Metuchen, NJ: The Scarecrow Press, 1976. tr 231.
  16. ^ a b c d “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  17. ^ Quảng trường Đại đoàn kết - Tượng "Bác Hồ với các dân tộc Tây nguyên"

Liên kết ngoài