Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thái Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 39: Dòng 39:
'''Thái Nguyên''' là một tỉnh thuộc vùng [[Đông Bắc Bộ]], tỉnh lỵ là [[Thái Nguyên (thành phố)|thành phố Thái Nguyên]], cách trung tâm thủ đô [[Hà Nội]] 75 km, và là tỉnh nằm trong [[quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội]].
'''Thái Nguyên''' là một tỉnh thuộc vùng [[Đông Bắc Bộ]], tỉnh lỵ là [[Thái Nguyên (thành phố)|thành phố Thái Nguyên]], cách trung tâm thủ đô [[Hà Nội]] 75 km, và là tỉnh nằm trong [[quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội]].


Năm 2019, Thái Nguyên là đơn vị hành chính [[Việt Nam]] đông thứ 27 về số dân, [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP|xếp thứ 14]] về [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)]], [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người|xếp thứ 12]] về [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)|GRDP]] bình quân đầu người, [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP|đứng thứ chín]] về tốc độ tăng trưởng [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)|GRDP]]. GRDP đạt 107.417 tỉ [[Đồng (đơn vị tiền tệ)|Đồng]] (tương ứng với 4,6700 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 83.5 triệu đồng (tương ứng với 3.630 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%.<ref name=":017">{{Chú thích web|url=https://cucthongkethainguyen.gov.vn/vi/news/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018-tinh-thai-nguyen-116.html|title=Tình hình kinh tế, xã hội Thái Nguyên năm 2018|last=|first=|date=|website=Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=Ngày 12 tháng 10 năm 2019}}</ref>
Năm 2019, Thái Nguyên là đơn vị hành chính [[Việt Nam]] đông thứ 27 về số dân, [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP|xếp thứ 17]] về [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)]], [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người|xếp thứ 12]] về [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)|GRDP]] bình quân đầu người, [[Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP|đứng thứ chín]] về tốc độ tăng trưởng [[Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)|GRDP]]. GRDP đạt 107.417 tỉ [[Đồng (đơn vị tiền tệ)|Đồng]] (tương ứng với 4,6700 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 83.5 triệu đồng (tương ứng với 3.630 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%.<ref name=":017">{{Chú thích web|url=https://cucthongkethainguyen.gov.vn/vi/news/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2018-tinh-thai-nguyen-116.html|title=Tình hình kinh tế, xã hội Thái Nguyên năm 2018|last=|first=|date=|website=Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên|archive-url=|archive-date=|dead-url=|access-date=Ngày 12 tháng 10 năm 2019}}</ref>


Tính đến thời điểm 0h ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm.
Tính đến thời điểm 0h ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm.

Phiên bản lúc 04:39, ngày 25 tháng 5 năm 2020

Thái Nguyên
Tỉnh
Tỉnh Thái Nguyên
Tập tin:Emblem of Thainguyen Province.png
Biểu trưng
Trung tâm thành phố Thái Nguyên nhìn từ Quảng trường Võ Nguyên Giáp
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng
Tỉnh lỵThành phố Thái Nguyên
Trụ sở UBNDSố 18 đường Nha Trang, thành phố Thái Nguyên
Phân chia hành chính2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện
Thành lập
  • 4/11/1831
  • 1/1/1997 (tái lập)
Đại biểu quốc hội7
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDVũ Hồng Bắc
Chủ tịch HĐNDBùi Xuân Hoà
Chánh án TANDNguyễn Văn Chung
Viện trưởng VKSNDPhùng Đức Tiến
Địa lý
Tọa độ: 21°33′51″B 105°52′46″Đ / 21,564225°B 105,879364°Đ / 21.564225; 105.879364
Thai Nguyen in Vietnam.svgBản đồ tỉnh Thái Nguyên
Diện tích3.536,4 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng1.286.751 người[1]
Thành thị410.267 người (31,9%)
Nông thôn876.484 người (68,1%)
Mật độ347 người/km²
Dân tộcKinh (73,1%), Tày (11%), Nùng (5,7%), Sán Dìu (3,9%), Sán chay (2,9%), Dao (2,3%)
Khác
Mã hành chínhVN-69
Mã bưu chính25xxxx
Mã điện thoại208
Biển số xe20
WebsiteTỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, tỉnh lỵ là thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 75 km, và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội.

Năm 2019, Thái Nguyên là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 27 về số dân, xếp thứ 17 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 12 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ chín về tốc độ tăng trưởng GRDP. GRDP đạt 107.417 tỉ Đồng (tương ứng với 4,6700 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 83.5 triệu đồng (tương ứng với 3.630 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9%.[2]

Tính đến thời điểm 0h ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, là tỉnh đông dân thứ 27 toàn quốc và đứng thứ 3 các tỉnh trong vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sau 10 năm dân số tỉnh Thái Nguyên tăng 163.635 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân là 1,36%/năm.

Tỉnh có 410.267 người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm 31,9% tổng dân số; 876.484 người cư trú ở khu vực nông thôn, chiếm 68,1%, tổng dân số của tỉnh. Năm 2019, tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau TP Hà Nội).

Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị - xã hội của khu vực đông bắc hay cả vùng Trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang phát triển ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng với quy mô tổng cộng hàng chục trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, các Viện Nghiên cứu. Thái Nguyên cũng là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, là nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu 1.

Tên gọi

"Thái Nguyên" là từ Hán Việt: (). Thái (太) ở đây có nghĩa là to lớn hay rộng rãi, Nguyên (原) có nghĩa là cánh đồng hoặc chỗ đất rộng và bằng phẳng.

Địa lý

Vị trí

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.

Địa chất

Hang Phượng Hoàng trên địa bàn huyện Võ Nhai

Khu vực tây bắc Thái Nguyên bao gồm huyện Định Hóa và các xã phía tây của hai huyện Phú Lương, Đại Từ có lịch sử hình thành sớm nhất, thuộc chu kỳ kiến tạo sơn Caledonia bắt đầu cách đây 480 triệu năm và được hình thành xong trong đại cổ sinh cách đây 225 triệu năm. Các khu vực núi còn lại của Thái Nguyên có lịch sử địa chất trẻ hơn. Phần lớn lãnh thổ Thái Nguyên có lịch sử hình thành suốt trung sinh (bắt đầu từ cách đây 240 triệu năm và kết thúc cách đây 67 triệu năm, kéo dài trong khoảng 173 triệu năm).[3]

Sau khi được hình thành xong (cách đây 67 triệu năm), lãnh thổ Thái Nguyên ngày nay tồn tại dưới chế độ lục địa liên tục 50 triệu năm. Với thời gian này, địa hình Thái Nguyên ngày nay được san bằng và trở thành bình nguyên. Đến kiến tạo sơn Hymalaya cách đây khoảng 25 triệu năm, do vận động nâng lên mãnh liệt, Thái Nguyên cũng được nâng cao từ 200 đến 500m, làm cho địa hình trẻ lại. Những miền được nâng cao có địa hình bị cắt xẻ, các vật liệu trầm tích trẻ, mềm bị ngoại lực bóc mòn, các núi cổ được cấu tạo bằng nham thạch cổ hơn, cứng hơn lại lộ ra, tái lập lại địa hình như lúc mới hình thành xong (cuối trung sinh).[3]

Địa hình

Tam Đảo là dãy núi tạo thành ranh giới giữa tỉnh Thái Nguyên và hai tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang

Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ.

Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy. Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia. Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam. phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh.

Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc.

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.

Thủy văn

Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Sông bắt đầu chảy vào Thái Nguyên từ xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ và đến địa bàn xã Hà Châu, huyện Phú Bình, sông trở thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang và sau đó hoàn toàn ra khỏi địa bàn tỉnh ở xã Thuận Thành, huyện Phổ Yên. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tườngsông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy. Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu.[4]

Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng.

Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.[5]

Cơ cấu đất đai

Sông Công

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

  • Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chấttrầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.
  • Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên)
  • Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác.

Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25 °C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 41,5 °C và 3 °C.[6] Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp.

Lịch sử

Thời tiền - sơ sử

Từ xa xưa, Thái Nguyên đã là nơi sinh sống của người Việt cổ. Trên địa bàn hang Ốc thuộc xã Bình Long đã tìm được dấu tích của người tiền sử có niên đại ít nhất cách đây từ 7000 đến 8000 năm với những vỏ ốc bị chặt đuôi, xương động vật là những tàn tích thức ăn của người xưa. Từ những năm 1980, cũng tại huyện Võ Nhai, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra dấu tích của người Việt cổ tại khu vực Mái Đá Ngườm thuộc xã Thần Sa.[7] Hàng chục ngàn hiện vật từ các hang Phiêng Tung, Mái đá Hạ Sơn I, Hạ Sơn II, hang Thắm Choong, Nà Ngùn và Mái Đá Ranh…ở Thần Sa, với những công cụ cuội được ghè đẽo như: Mảnh tước, rìu tay, công cụ chặt hình núm cuội, công cụ chặt rìa, công cụ chặt 2 lưỡi, công cụ hình sừng bò... Đặc biệt. các nhà khảo cổ đã tìm thấy 3 bộ xương người cổ được mai táng ở Mái Đá Ngườm, xóm Kim Sơn. Mái Đá Ngườm là một di chỉ quan trọng bậc nhất của khu di chỉ khảo cổ học Thần Sa với 4 địa tầng văn hóa khảo cổ, trong đó tầng thứ tư tiêu biểu cho trung kỳ Thời đại đá cũ.[8]

Thời kỳ hình thành nhà nước và Bắc thuộc

Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đời các vua Hùng, Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang, nằm dưới sự cai quản của chế độ lạc tướng. Khoảng đầu công nguyên, chế độ lạc tướng chấm dứt, bộ chuyển thành huyện, tên Vũ Định vẫn được giữ nguyên. Dưới thời Nhà Triệu, Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường, Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ.

Thời Nhà Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần

Đền Đuổm thờ Dương Tự Minh

Dưới triều Đinh, Tiền Lê (TK X), đất nước được chia làm 10 đạo. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, 10 đạo được đổi thành 24 lộ, các vùng xa xôi hẻo lánh như Thái Nguyên nằm trong các châu biên viễn. Kể từ khi Nhà Lý định đô ở Thăng Long, Thái Nguyên đã trở thành phên giậu trực tiếp che chở phía bắc kinh thành. Dưới thời Nhà Lý, Thái Nguyên có một danh tướng nổi tiếng, từng 2 lần được vua gả công chúa cho, được dân gian tôn sùng là Đức Thánh Đuổm (xem thêm bài Dương Tự Minh). Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1076-1077, phần đất phía nam Thái Nguyên từng là địa đầu của phòng tuyến sông Cầu, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quan quân Nhà Lý với Nhà Tống. Dưới thời Nhà Trần, đầu năm 1226, châu được đổi thành lộ, Thái Nguyên thuộc Như Nguyệt Giang lộ. Năm 1397, Nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên (tương đương với tỉnh ngày nay).

Thời thuộc Minh

Thời thuộc Minh (1407-1427), trấn Thái Nguyên được đổi thành phủ Thái Nguyên lệ thuộc vào ty Bố Chính. Năm 1426, phủ Thái Nguyên đổi thành Thái Nguyên Thừa Chính ty, gồm 3 phủ: Thái Nguyên, Phú Bình, Thông Hóa. Cũng trong thời gian bị Nhà Minh cai trị, dân chúng Thái Nguyên lại liên tiếp đứng lên khởi nghĩa. Tiêu biểu là Lưu Nhân Chú, người huyện Đại Từ, ông cùng cha và anh rể đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo.

Thời Lê sơ

Năm 1428, Nhà Lê sơ được thành lập, Lê Thái Tổ chia đất nước làm 5 đạo, Thái Nguyên thuộc Bắc Đạo. Năm 1466, Lê Thánh Tông chia lại 5 đạo thành 12 đạo Thừa Tuyên, Thái Nguyên là Thái Nguyên Thừa Tuyên. Năm 1467, Nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới, hoàn thành lập bản đồ quốc gia Đại Việt vào năm 1469. Cùng thời gian này, Thái Nguyên Thừa Tuyên được đổi thành Ninh Sóc Thừa Tuyên, gồm 3 phủ: Phú Bình, Thông Hóa, Cao Bằng. Đến năm 1483, Ninh Sóc Thừa Tuyên đổi thành xứ Thái Nguyên. 1533 lại đổi xứ thành trấn Thái Nguyên. Năm 1677, phủ Cao Bằng tách khỏi trấn Thái Nguyên thành trấn Cao Bằng. Thủ phủ trấn Thái Nguyên lúc này đặt tại xã Bình Kỳ, huyện Thiên Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay).

Thời Nhà Nguyễn

Dưới thời Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1813, sau khi huyện Thiên Phúc tách khỏi trấn Thái Nguyên nhập về Bắc Ninh. Thủ phủ trấn Thái Nguyên được chuyển về thành Đồng Mỗ, huyện Đồng Hỷ (nay thuộc phường Trưng Vương, thành phố Thái Nguyên). Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên. Đến năm 1836, tỉnh Thái Nguyên có 3 phủ, 9 huyện và 2 châu.

Thời thuộc Pháp

Tỉnh lỵ Thái Nguyên năm 1909

Dưới thời Pháp thuộc, từ năm 1890, chính quyền thực dân tách huyện Bình Xuyên khỏi tỉnh Thái Nguyên để thành lập tỉnh Vĩnh Yên và thực thi chế độ quân quản, chia nhỏ Thái Nguyên nhập vào các tiểu quân khu thuộc các đạo quan binh. Như vậy, từ tháng 10/1890 - 9/1892 tỉnh Thái Nguyên bị xóa bỏ, phân tán vào các địa bàn khác nhau đặt dưới quyền quản lý của giới cầm quyền quân sự Pháp.

Theo các Nghị định của toàn quyền Đông Dương ký vào các ngày 10 và 15/10/1892, các địa hạt đã bị phân tán (trừ huyện Bình Xuyên) trở về với tỉnh Thái Nguyên, đặt dưới quyền cai trị của một Công sứ. Đến 12/6/1894, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định đưa các châu Cảm Hóa, Chợ Rã vào tiểu quân khu Cao Bằng thuộc Đạo Quan binh II, đồng thời tổ chức một đơn vị là Tiểu quân khu Cai Kinh gồm 13 tổng, trong đó có 5 tổng tách từ Thái Nguyên sang. 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Bắc Cạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hóa của Thái Nguyên[9].

Khởi nghĩa Thái Nguyên

Đội Cấn

Vào 11 giờ đêm 30-8-1917, Đội Trường và một lính thân tín bắt đầu hành sự: Giết tên Giám binh Noel-chỉ huy Trại lính khố xanh và Ba Chén; chém đầu viên phó quản Lạp-tay sai đắc lực của Giám binh. Hai thủ cấp của chúa Trại được dâng lên Lễ tế cờ. Liền đó, Đội Cấn tuyên đọc tờ Hịch thứ nhất, chính thức phát động cuộc Khởi nghĩa Thái Nguyên.

Hạt nhân của quân khởi nghĩa gồm 131 người trong tổng số 175 binh lính ở Trại lính khố xanh (có 30 người bỏ trốn, 10 người già yếu xin nộp súng về nhà…). Đội Cấn trở thành “Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc” ra lệnh ngay cho Đội Giá dẫn hơn 100 binh lính chia thành nhiều toán đi sang Nhà lao Thái Nguyên (ở cách Trại lính khố xanh khoảng 400m về phía đông bắc) phá ngục, cứu tù.

Tại đây, quân khởi nghĩa đã giết chết được tên cai ngục Lô-ép (Loew) và mở cửa nhà lao cho tù nhân chạy trốn về Trại lính khố xanh, giữa những làn đạn từ phía “Trại lính Tây” của chủ lực quân sự Pháp đóng ở Thái Nguyên, cách nhà lao 200m, thấy “có biến” đã bắn xối xả tới. 180 tù nhân-có người bị tra tấn thành tàn tật, phải bò lết-thoát thân được về trại lính. Riêng thủ lĩnh Lương Ngọc Quyến-bị liệt nửa người-nhờ có đồng đội cõng chạy, nên cũng thoát được khỏi tù. Liền sau đấy, nghĩa quân đã triển khai lực lượng đánh chiếm được nhiều vị trí khác ở tỉnh lỵ Thái Nguyên, như: Dinh Công sứ; các công sở: Lục lộ, Điền bạ, Tòa án, Nhà đoan; Kho vũ khí: Lấy được 92 súng “mút-cơ-tông”, 75 súng trường, 1 súng lục, 15 thanh kiếm, hơn 62 nghìn viên đạn; Nhà Bưu điện; Kho bạc... Trong vòng nửa đêm (30-8-1917) và một ngày (31-8-1917) chưa đầy 24 giờ đồng hồ, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917 đã thành công chấn động. Không chỉ chiếm được tỉnh lỵ và làm chủ tỉnh chiến lược Thái Nguyên, cuộc khởi nghĩa còn thành lập được quân đội (lấy tên là “Quang phục quân Thái Nguyên”) gồm 623 người (trong đó: 131 lính khố xanh, 180 tù nhân được giải phóng, 312 công nhân và nông dân yêu nước trong tỉnh đến gia nhập) do Trịnh Văn Cấn làm “Đại đô đốc”, Lương Ngọc Quyến làm “Quân sư”. Cuộc khởi nghĩa đã tuyên bố đặt quốc hiệu là “Đại Hùng”, định quốc kỳ là “cờ Ngũ Tinh” (nền vàng có 5 ngôi sao đỏ) với hàng chữ “Nam binh phục quốc”. Hình ảnh của một quốc gia độc lập với quốc kỳ, quốc hiệu và quân đội từng xiết bao mơ ước, vậy là đã thu nhỏ mà huy hoàng xuất hiện và hiên ngang tồn tại, giữa thời Pháp thuộc đen tối, ở tỉnh lỵ Thái Nguyên trong vòng 132 tiếng đồng hồ (từ đêm 30-8-1917 đến trưa 5-9-1917). Đấy cũng là thời gian mà nghĩa quân đã căng thẳng chuẩn bị và anh dũng chiến đấu, chống lại cuộc đại phản kích và đàn áp khốc liệt của thực dân Pháp vào địa bàn trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Và, sau buổi trưa 5-9-1917, quyết định rút lực lượng khởi nghĩa ra khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên, nghĩa quân vẫn còn có 4 tháng 11 ngày, kiên trì và quyết liệt kéo dài cuộc chiến đấu oanh liệt vì độc lập, tự do của dân tộc và đất nước, trên địa bàn các tỉnh, từ Thái Nguyên đến Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, cho đến ngày 10-1-1918, hy sinh đến người cuối cùng.

Thủ đô kháng chiến

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhiều Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ thường xuyên qua lại hoạt động, phát triển lực lượng ở Thái Nguyên. Năm 1947, Hồ Chí Minh đã tới Thái Nguyên và lãnh đạo cuộc Kháng chiến chống Pháp từ căn cứ chính tại ATK Định Hóa. Cũng tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Chiến cục đông-xuân 1953-1954 cũng như quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử và hàng loạt sự kiện quan trọng khác.

Từ 1954 - 1975

Ngày 19/8/1956 Thái Nguyên là một trong sáu tỉnh và là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc. Đồng thời, sáp nhập huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc và sáp nhập huyện Phú Bình về tỉnh Bắc Giang, sau khi khu tự trị này bị giải thể, hai huyện Phổ Yên và Phú Bình lại được trả về Thái Nguyên. Năm 1965, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã sáp nhập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái.

Từ sau 1975 - nay

Năm 1997, tỉnh Bắc Thái lại tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn như ngày nay. Khi tách ra, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính gồm: thành phố Thái Nguyên (tỉnh lị), thị xã Sông Công và 7 huyện: Đại Từ, Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, Phổ Yên.

Theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, thị xã Sông Công được nâng cấp thành thành phố Sông Công và huyện Phổ Yên được nâng cấp thành thị xã Phổ Yên[10]. Từ đó, tỉnh Thái Nguyên có 2 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện.

Kinh tế

Một góc KCN Yên Bình - thị xã Phổ Yên
Tập tin:Ga hang hoa keo dai yen binh.jpg
Ga hàng hóa kéo dài tại KCN Yên Bình I, Thái Nguyên
Trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG - một trong những Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc hàng đầu Việt Nam có trụ sở chính và nhiều nhà máy tại Tỉnh Thái Nguyên.
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam.[11] Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển từ rất sớm, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố; chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp thứ 12/63 tỉnh, thành phố (tăng 5 bậc so với năm 2017); chỉ số cải cách hành chính xếp thứ 18/63 tỉnh, thành phố (tăng 12 bậc so với năm 2017). Là một trong 3 tỉnh dẫn đầu cả nước về chỉ số hài lòng của người dân năm 2017 (tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Ninh Bình).

Công ty TNHH Một thành viên Tài nguyên Masan Thái Nguyên (MRTN) đang khai thác tại mỏ Núi Pháo, một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới với trữ lượng quặng tiềm năng đã được chứng minh là 66 triệu tấn

Trong năm 2019, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực: Tăng trưởng kinh tế đạt trên 9%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 11.5%; xuất khẩu ước đạt 27.63 tỷ USD, tăng 11.2%; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 15600 tỷ đồng, vượt 4,2% so dự toán và tăng 3,6% so cùng kỳ; trong đó, thu cân đối ngân sách 15,56 nghìn tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ và vượt 3,8% dự toán cả năm; thu quản lý qua ngân sách 68,7 tỷ đồng, tăng 22% so cùng kỳ. Chi ngân sách địa phương: Cả năm 2019, tổng chi ngân sách địa phương đạt 14700 tỷ đồng, trong đó, chi cân đối ngân sách địa phương ước đạt 13,72 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% so với dự toán và giảm 12%  so với cùng kỳ.

Chi đầu tư phát triển ước đạt 4 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8% so với cùng kỳ và vượt 27,4% dự toán. Chi thường xuyên ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng tăng 1,2% so với cùng kỳ và  bằng 98,1% dự toán. Trong chi thường xuyên, chi sự nghiệp giáo dục đạt 3,2 nghìn tỷ đồng, (chiếm tỷ trọng 39,3% tổng số chi), tăng 2,6% so với cùng kỳ và bằng 88,5% dự toán cả năm; chi sự nghiệp khoa học đạt 36,9 tỷ đồng, tăng 1,7% cùng kỳ và bằng 91,7% dự toán; chi khác ngân sách đạt 4,8 nghìn tỷ đồng, vượt 5,8% so dự toán.

Trong tổng thu cân đối, thu nội địa đạt 12900 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ và bằng 110,7% dự toán cả năm; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 2,67 nghìn tỷ đồng, giảm 15,6% so với cùng kỳ và bằng 79,7% dự toán cả năm.

Tính đến tháng 12/2019, trên địa bàn tỉnh có trên 7.000 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký gần 86 nghìn tỷ đồng; 143 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký gần 8,1 tỷ USD. Riêng các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện thu hút được trên 120.000 lao động, với thu nhập bình quân gần 7 triệu đồng/tháng.

Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo (gần 01 tỷ USD), dự án Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc và các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt Sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ Sông Cầu cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép.

Hiện Thái Nguyên đã và đang triển khai các khu công nghiệp sau:

  • KCN Sông Công (320ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên);
  • KCN Sông Công I (220ha);
  • KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai) thuộc thành phố Sông Công;
  • KCN Yên Bình I (200ha)
  • KCN Nam Phổ Yên (200 ha),
  • KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên;
  • KCN Điềm Thuỵ (350ha) thuộc huyện Phú Bình
  • KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh.[12][13]

Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2019 đã có 20 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích hơn 763 ha (7.63 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Theo Đề án điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, sẽ hình thành 35 CCN với tổng diện tích 1.259 ha.[14] Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà trong năm 2019 Thái Nguyên có khoảng 120.000 công nhân, trong đó có tới 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.

Trung bình hàng năm (từ 2016-2019) tỉnh đã giải quyết bình quân mỗi năm trên 22 nghìn lao động có việc làm ổn định. Đến hết năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt 68,6%, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 4,38%.

Một vài doanh nghiệp tiêu biểu của Thái Nguyên có thể kể đến như:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (Trụ sở tại số 01, đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên) là Công ty kinh doanh đa ngành nghề, ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như: Bất động sản, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản xuất quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu, giàn giáo, cốp pha. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã phát triển lớn mạnh, hoạt động chuyên nghiệp trên địa bàn trải rộng toàn quốc. Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao, được khách hàng đón nhận. Công ty đã vinh dự được đảng và nhà nước trao tặng huân chương lao động, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt, các Cúp vàng ISO, hàng Việt Nam được người tiêu dùng ưa thích và nhiều giải thưởng cao quý khác.

Năm 2015, TBCO đã chính thức lên sàn giao dịch với mã chứng khoán TTB Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE). Việc gia nhập thị trường chứng khoán đánh dấu bước ngoặt lớn đối với công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp trên toàn quốc, giúp Công ty có cơ hội phát triển mạnh mẽ và quản trị doanh nghiệp minh bạch hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

Hiện nay TBCO đang đầu tư một số dự án bất động sản tại Thái Nguyên như TBCO riverside tại TP Thái Nguyên với 02 block chung cư cao từ 19-25 tầng, chung cư TBCO với 04 block tòa nhà cao trên 10 tầng. Sau thành công bước đầu với các dự án bất động sản tại Thái Nguyên, TBCOB đã mở rộng đầu tư sang Bắc Giang với việc hoàn thành đầu tư xây dựng phần thô 2/4 tòa chung cư Dự án Green City tại Bắc Giang với quy mô diện tích 1,6 ha, với gần 700 căn hộ trong thời gian 9 tháng, trong đó hơn 600 căn hộ đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Bắc Giang mua sử dụng làm quỹ nhà tái định cư.

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG (TNG) đã được xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TOP 10 doanh nghiệp lớn nhất ngành dệt may Việt Nam và TNG cũng đã khẳng định được thương hiệu ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Công ty cổ phần đầu tư và thương Mại TNG là doanh nghiệp hoat động đa ngành trong đó ngành nghề chính là may mặc xuất khẩu, trong đó thị trường mỹ chiếm 54%, EU chiếm 21.9 %, Canada & mexico chiếm 11%, Korea chiếm 7%, japan chiếm 3 % và các thị trường khác chiếm 3.5%.

Công ty Cổ phần Thái Hưng được thành lập từ năm 1993 (Tiền thân là doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng), Thái Hưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuỗi giá trị khi sản lượng tiêu thụ thép bình quân của Thái Hưng hàng năm chiếm khoảng 13% thị phần thép của Việt Nam.

Với doanh thu bình quân hàng năm từ 15.000 - 18.000 tỷ đồng (tương đương 650 triệu USD - 780 triệu USD). Thái Hưng là đơn vị sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề trong đó: Kinh doanh: Thép xây dựng, phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, Dịch vụ: Logistics, khách sạn; Đầu tư: Giáo dục, bất động sản.

Trải qua hơn 26 năm xây dựng và phát triển, Thái Hưng đã xây dựng được đội ngũ nhân lực vừa có tâm vừa có tầm, với hơn 500 lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề bậc cao. Thái Hưng đã tạo dựng được chữ tín trong lòng đối tác khách hàng, với mạng lưới bán hàng trải rộng theo chiều dài của đất nước, hơn 2000 khách hàng và mở rộng quan hệ với gần 50 quốc gia trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu với kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân hàng năm khoảng 150 - 200 triệu USD.

Hiện nay Thái Hưng đang đầu tư vào lĩnh vực bất động sản và giáo dục với dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ trường học và nhà ở Gia Sàng (Crown Villas). Dự án có quy mô hơn 35 ha với tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng.

Nhờ có uy tín lâu năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép xây dựng, sản phẩm thép do Thái Hưng cấp đã có mặt ở nhiều công trình trọng điểm của quốc gia, trở thành niềm tự hào của Công ty mỗi khi nhắc đến như: Trung tâm hội nghị quốc gia, Tòa Keangnam, nhà ga T1 - Sân bay quốc tế Nội Bài, nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất, Tập đoàn Sam Sung electronics, các khu đô thị lớn nhỏ hầu hết trong cả nước, các dự án đường cao tốc, đường vành đai ….

Để ghi nhận những thành tựu đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Thái Hưng đã được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: Huân chương lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì (lần 2), Hạng Ba; 9 cờ thi đua của chính phủ và hơn 300 phần thưởng khác của các Sở, Ban, ngành từ trung ương đến địa phương. Thái Hưng vinh dự nằm trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, TOP 20 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt Nam, Top 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Top 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam …

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ (Trụ sở tại số 01, đường Bắc Kạn, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên) là Công ty kinh doanh đa ngành nghề, ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như: Bất động sản, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản xuất quả cầu lông tiêu chuẩn thi đấu, giàn giáo, cốp pha.

Tính đến năm 2010, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn. Theo phân loại, có hai chợ loại 1, 7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3. Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5%. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại TừThanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên QuangBắc Giang.[15]. Ngoài ra, tại các đô thị lớn của tỉnh, các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đang không ngừng gia tăng về số lượng và diện tích.

Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Tỉnh Thái Nguyên có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đông của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên môn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngoài ra mỏ còn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác.[16]

Nhìn chung, ngoài các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI đang triển khai trên địa bàn, các doanh nghiệp, tập đoàn địa phương của Thái Nguyên cũng tương đối mạnh và đa dạng ngành nghề, từ kinh doanh sắt thép, nguyên vật liệu cho tới bất động sản, khai khoáng, may mặc, hàng tiêu dùng. Trong danh sách top 500 thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2019, Thái Nguyên đóng góp tới 6 doanh nghiệp (nếu không tính SAMSUNG ELECTRONICS VIỆT NAM THÁI NGUYÊN) và đều có thứ hạng cao trong danh sách.

Hành chính

Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên (trước năm 2015)

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện với 178 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 32 phường, 9 thị trấn và 137 xã.[17]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Nguyên
Tên Dân số (người) Số xã, phường, thị trấn
Thành phố (2)
Thái Nguyên 362.921 21 phường, 11 xã
Sông Công 146.120 7 phường, 3 xã
Thị xã (1)
Phổ Yên 220.963 4 phường, 14 xã
Huyện (6)
Tên Dân số (người) Số xã, phường, thị trấn
Đại Từ 160.598 2 thị trấn, 28 xã
Định Hóa 90.600 1 thị trấn, 22 xã
Đồng Hỷ 88.439 2 thị trấn, 13 xã
Phú Bình 144.908 1 thị trấn, 19 xã
Phú Lương 94.203 2 thị trấn, 13 xã
Võ Nhai 84.820 1 thị trấn, 14 xã

Dân cư

Tỉnh Thái Nguyên có 26,9% dân cư là người dân tộc thiểu số
Trung tâm hội nghị tỉnh Thái Nguyên

Theo điều tra dân số ngày 1/4/2019, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.286.751 người, trong đó nam có 629.197 người và nữ là 657.554 người. Tổng dân số đô thị là 410.267 người (31,9%) và tổng dân cư nông thôn là 876.484 người (68,1%). Cũng theo Tổng cục Thống kê, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2019 của Thái Nguyên là 1,36%. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị của tỉnh đứng thứ 18 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô (chỉ sau TP Hà Nội).

Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại các thành phố, thị xã Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên và các huyện phía nam như Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại. Người Kinh ban đầu chỉ là dân tộc bản địa cư trú tại các khu vực trung du ven sông Cầu ở khu vực phía nam của tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Vào thời Nhà Trần, Lê, Nguyễn, nhiều làng xóm của người Kinh hình thành tại các khu vực phía nam của tỉnh và dân cư chủ yếu là các di dân đến từ các nơi thuộc đồng bắng Sông Hồng và Thanh Hóa ngày nay. Bên cạnh đó, khi các quan triều đình được cử đến Thái Nguyên, họ thường đem theo cả gia đình, dòng tộc tới định cư. Ngoài ra, nhiều người đến làm ăn và buôn bán rồi sau đó ở lại Thái Nguyên lập nghiệp. Đặc biệt, trong thời kỳ thuộc Pháp, rất nhiều người Kinh từ các tỉnh đồng bằng đã được chế độ thực dân đưa lên Thái Nguyên để làm việc trong các đồn điền và hầm mỏ. Trong kháng chiến chống Pháp, vì có vai trò là thủ đô kháng chiến nên số người Kinh đến Thái Nguyên ngày càng tăng. Quá trình người Kinh nhập cư đến Thái Nguyên tiếp tục tăng nhanh vào sau năm 1954, khi một số cơ sở công nghiệp lớn được hình thành và việc thực hiện chương trình "kinh tế mới". Ngay từ năm 1960, người Kinh đã chiếm 74,56% dân số tỉnh.[18] Người Kinh ở Thái Nguyên nói chung vẫn giữ được nhiều phong tục truyền thống của cha ông tại miền xuôi, mặc dù vậy nhiều yếu tố đã bị phai nhạt, đặc biệt là ở khu vực các huyện phía bắc, họ chịu ảnh hưởng của các dân tộc thiểu số bản địa.[18]

Tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm giai đoạn 2009-2019 đạt 1,36%/năm (trong đó, khu vực thành thị tăng bình quân 3,56%/năm và khu vực nông thôn tăng 0,48%/năm), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 10 năm qua cao hơn so với tốc độ tăng bình quân của 10 năm trước (tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 1999-2009 là 0,71%/năm) và cao hơn so với mức tăng 1,14%/năm của bình quân chung của cả nước.

Sở dĩ tỉnh Thái nguyên có tốc độ tăng dân số cao hơn bình quân chung cả nước và cao hơn giai đoạn 10 năm trước chủ yếu là do có sự di chuyển từ các tỉnh khác đến nhập cư vào Thái Nguyên để tham gia lao động làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong đó tăng đột biến ở các năm 2014 và 2015 khi trên địa bàn có các dự án đầu tư nước ngoài sản xuất các sản phẩm điện tử, viễn thông tăng năng lực và đi vào sản xuất.

Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.903 người/km ², thứ 2 là thành phố Sông Công với mật độ 1.511 người/km².

Thành phần dân tộc

Cổng chính vào nhà cổ 200 năm tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đông dân nhất là:[19]

Dân tộc Dân số
(người)
Tỉ lệ
so với tổng
dân số tỉnh
Dân số đô thị
(người)
Tỉ lệ
so với dân số
dân tộc
Dân số nông thôn
(người)
Tỉ lệ
so với dân số
dân tộc
Kinh 821.083 73,1% 249.305 30,4% 571.778 69,6%
Tày 123.197 11% 21.319 17,3% 101.878 82,7%
Nùng 63.816 5,7% 7.716 12,1% 56.100 87,9%
Sán Dìu 44.134 3,9% 3.941 8,9% 40.193 91,1%
Sán Chay 32.483 2,9% 1.101 3,4% 31.382 96,6%
Dao 25.360 2,3% 1.186 4,7% 24.174 95,3%
H’Mông 7.230 0,6% 237 0,03% 6.993 99,97%
Hoa 2.064 0,18% 712 34,5% 1.352 65,5%

Các dân tộc thiểu số

Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên

Năm 1999 dân tộc Tày có 106.238 người, đứng hàng thứ hai trong các dân tộc của tỉnh (chiếm 10,15%). Họ có mặt ở tất cả các huyện thị xã, thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất là ở huyện Định Hoá (41,1%), tiếp đến là các huyện: Phú Lương (18,6%), Đại Từ (12,7%), Võ Nhai (12,5%).[20]

Trong quá trình phát triển tộc người, người Nùng ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng có hiện tượng là nhiều nhóm Nùng đến sớm đã bị Tày hoá, còn những nhóm Nùng hiện nay được biết đến thì tới Việt Nam chỉ khoảng vài trăm năm nay.

Những người Hoa đầu tiên đã có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm. Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng ĐôngQuảng Tây tại Trung Quốc. Tổ tiên của một bộ phận trong số họ vốn là những nông dân nghèo đói phải phiêu bạt mưu sinh, một số ít khác có thể là hậu duệ những chiến binh của phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống lại Nhà Thanh, bị đàn áp nên trốn sang Việt Nam. Khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước, một bộ phận người Hoa cũng chuyển từ Hà Cối (Quảng Ninh) về Thái Nguyên lập nghiệp.

Theo Tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999, người Ngái ở Thái Nguyên chỉ có 422 nhân khẩu, sinh sống phân tán ở các huyện Đại Từ (110 người, nam: 60, nữ: 50), thành phố Thái Nguyên (86 nhân khẩu, nam: 42, nữ: 44), Phổ Yên (31 nhân khẩu, nam: 21, nữ: 10). Người Ngái còn phân bố ở các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ. Dân tộc Ngái không có các thôn bản riêng, họ sống xen kẽ với người Kinh, Tày, Hoa và Sán Dìu.[20]

Người Sán Dìu tự gọi mình là Sán Dìu (Sán Dao/Sán Dìu, chữ Hán: 山由, Sơn Do). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiều, Slán Dao. Các nhà ngôn ngữ học xếp dân tộc Sán Dìu vào nhóm ngôn ngữ Hán, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng.

Người Dao ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền

Theo số liệu của Ban chỉ đạo cuộc Tổng điều tra dân số Việt Nam năm 1979 thì vào năm này tỉnh Bắc Thái nói chung, Thái Nguyên nói riêng mới có số liệu về người H'Mông. Năm 1979, toàn tỉnh Bắc Thái có 650 người Hmông thì tại Thái Nguyên ngày nay có 644 người, trong đó gần 80% tập trung ở huyện Võ Nhai. Sau đó 10 năm (1989) dân số H'Mông ở Thái Nguyên đã lên tới 2.264 người, huyện có đông người H'Mông nhất là Đồng Hỷ tăng từ 54 người lên 1.022 người (tăng tuyệt đối 968 người), huyện Võ Nhai mặc dù đã tăng từ 513 người lên 923 người (tăng tuyệt đối 410 người) nhưng lại xuống vị trí thứ hai. Đến năm 1999, dân số Hmông trong toàn tỉnh đã lên tới 4.831 người, tăng hơn gấp đôi trong 10 năm.[20]

Người Sán Chay bao gồm hai nhóm là Cao LanSán Chí, đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm. Trong Đại Nam nhất thống chí, ở mục Phong tục tỉnh Thái Nguyên khi đề cập tới người Cao Lan có ghi: Mán Cao Lan cứ ba năm một lần thay đổi chỗ ở, không ở chỗ nào nhất định.[20]

Tôn giáo

Chùa Khmer trong khuôn viên Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Việt Nam

Cũng giống như phần lớn các tỉnh khác tại Miền Bắc Việt Nam, Thái Nguyên có đại đa số cư dân "không tôn giáo". Theo thống kê năm 2019, số người theo có tôn giáo tại tỉnh Thái Nguyên là 48.299 người, tức chiếm 5,58% tổng dân số của tỉnh.[19] Hiện nay, Thái Nguyên có khoảng 100 chùa, gần 50 đền và khoảng 100 đình. Ðạo Tin Lành ở Thái Nguyên có từ năm 1963 và từ năm 1990 trở lại đây, tôn giáo này tiếp tục phát triển, tập trung chủ yếu vào người Mông, Dao. Thái Nguyên có 4 xứ đạo Công giáo hoạt động là: Thái Nguyên, Tân Cương, Nhã Lộng (Phú Bình) và Yên Huy (Ðại Từ), tất cả các hoạt động Công giáo ở Thái Nguyên đều do Toà giám mục Giáo phận Bắc Ninh chỉ đạo.[21]

Tôn giáo Tín đồ
người
Tỉ lệ
so với dân số
Công giáo 34.267 1,885%
Tin Lành 7.781 0,605%
Phật giáo 3.226 0,25%
Hồi giáo 10 /
Minh Lý đạo 7 /
Minh Sư đạo 6 /
Phật giáo Hòa Hảo 1 /
Baha'i 1 /

Du lịch

Cổng của khu du lịch hồ Núi Cốc
Cổng tam quan đường Bắc Sơn kéo dài, một hạng mục quan trọng nằm trong dự án Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc
Tượng Phật tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc

Theo số liệu tổng hợp của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên: Trong năm 2019, khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ đạt hơn 1 triệu lượt; khách du lịch đến các điểm tham quan đạt hơn 1,8 triệu lượt; doanh nghiệp lữ hành phục vụ đạt hơn 150.000 lượt; doanh thu tại các doanh nghiệp du lịch đạt trên 430 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách tăng hơn gần 500.000 lượt, doanh thu từ các doanh nghiệp tăng hơn gần 30 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh có 435 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao đang được xây dựng của tập đoàn APEC, 50 khách sạn đạt từ 1 đến 4 sao, 386 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh doanh nhà nghỉ, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Thái Nguyên từng là nơi tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2007. Với lợi thế là trung tâm vùng, hạ tầng cơ sở phát triển, với hơn 800 điểm đến là các di tích lịch sử, di tích danh thắng, di tích khảo cổ học, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích tín ngưỡng đã được kiểm kê, bảo vệ theo quy định của Luật Di sản văn hoá và 80 lễ hội được tổ chức vào dịp đầu xuân… Trên địa bàn tình, một trong những điểm đến được nhiều du khách quan tâm như:

  • Khu du lịch hồ Núi Cốc, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía tây (giáp dãy núi Tam Đảo) là khu du lịch lớn nhất của tỉnh. Mặt hồ rộng 25 km² và có đến 69 hòn đảo lớn nhỏ. Nơi đây đang thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh đến nghỉ và tham quan. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.[5] Thái Nguyên cũng là nơi đăng cai Festival Trà Quốc tế lần thứ I từ 11-15/11/2011 tại thành phố Thái Nguyên và khu du lịch Hồ Núi Cốc.[22] Khu Du lịch Hồ Núi Cốc đón tiếp khoảng hơn 600.000 lượt du khách trong năm 2019.
  • Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam với diện tích 40.000 m², nằm ngay tại trung tâm thành phố Thái Nguyên. Bảo tàng có hệ thống 5 phòng trưng bày cố định và Khu trưng bày ngoài trời với 6 vùng văn hóa đặc trưng (vùng Núi cao, vùng thung lũng, vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng ven biển miền Trung, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam bộ).
  • Di tích đền Đội Cấn, công viên Sông Cầu tại trung tâm thành phố Thái Nguyên.
  • Khu du lịch hang Phượng Hoàng và suối Mỏ Gà (là suối chảy ra từ núi đá) tại huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên 45 km.
  • Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hoá. Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sinh sống nhiều năm trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), đón tiếp, phục vụ 2.680 đoàn khách với gần 557.000 lượt khách
  • Thác nước 7 tầng Khuôn Tát, nằm trong khu di tích lịch sử ATK.
  • Các điểm đền chùa như­ đền Đuổm thờ Dương Tự Minh (Phú L­ương); chùa Hang (thành phố Thái Nguyên); chùa Phù Liễn; đền X­ương Rồng (thành phố Thái Nguyên).
  • Khu di tích núi Văn, núi Võ được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia. Dấu tích cùng với truyền thuyết đẹp gắn với danh tướng Lưu Nhân Chú và đội nghĩa binh của ông.
  • Khu Di tích Lịch sử Quốc gia - Địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 915, Đội 91 Bắc Thái, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên đón tiếp gần 1.800 đoàn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, dâng hương, tri ân các liệt sĩ TNXP, với gần 160.000 lượt người;

Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận. Cụ thể như­:

Ngoài ra Thái Nguyên có nhiều dân tộc còn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc như­ dân tộc Tày, H’Mông, Dao có thể khai thác thành các điểm du lịch cho khách tham quan.

Theo nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hồ Núi Cốc sẽ là trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1577/QĐ-TTg ngày 15/11/2018: Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030.

Theo quyết định này, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc địa bàn các xã: Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ, xã Phúc Tân thuộc thị xã Phổ Yên. Quy mô diện tích lên tới 19.276ha.

Quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc phải gắn với bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, môi trường, điều kiện tự nhiên, văn hóa để phát triển du lịch, kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh – quốc phòng.

Hồ Núi Cốc sẽ là Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng sinh thái, bảo tồn, thể thao và vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh Thái Nguyên và khu vực miền Bắc; là khu vực bảo tồn sinh quyển, rừng phòng hộ bảo vệ lưu vực chính của sông Công, khu vực trồng chè đặc sản có quy mô lớn tập trung có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, gìn giữ văn hóa đặc sắc của các nhóm dân tộc vùng lòng hồ.

Mục tiêu của quy hoạch này là nhằm cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến 2030; xây dựng và phát triển Khu du lịch Hồ Núi Cốc đáp ứng các tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia trước năm 2025, hướng tới trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn của quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại đến năm 2030, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Giao thông

Đường bộ

Thái Nguyên có hệ thống hạ tầng giao thông tương đối phát triển, với 1 tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, 1 tuyến tiền cao tốc Thái Nguyên - Chợ Mới, 5 tuyến quốc lộ đi qua.

: Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên theo tiêu chuẩn cao tốc loại A, đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) là tiền cao tốc.

: Tuyến Quốc lộ 1B từ Thành phố Thái Nguyên đi Lạng Sơn.

: Tuyến Quốc lộ 3 từ Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, đoạn qua TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công và TX. Phổ Yên đã được nâng cấp thành đường cấp III đô thị chính thứ yếu 4 làn xe.

: Tuyến Quốc lộ 17 phường Chùa Hang, Thành phố Thái Nguyên đi Hà Nội, qua Bắc Ninh - Bắc Giang.

: Tuyến Quốc lộ 3C từ Định Hóa, Thái Nguyên nối qua các tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng.

: Tuyến Quốc lộ 37 có 2 hướng, lấy thành phố Thái Nguyên làm đầu nút. Hướng 1 đi từ TP Thái Nguyên qua huyện Đại Từ sang các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái. Hướng 2 từ TP Thái Nguyên theo hướng Phú Bình đi các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hải PhòngThái Bình.

Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại TừPhổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngoài ra còn có các tỉnh lộ 242, 259, 262. Thái Nguyên là một trong những địa phương đi đầu cả nước về phong trào vận động nhân dân hiến đất giải phóng mặt bằng để làm đường giao thông, do vậy, kinh phí để hoàn thành các tuyến đường đã được giảm xuống.[23]

Đường sắt

Về đường sắt, tỉnh Thái Nguyên có tuyến đường sắt Hà Nội - Quan Triều [24] hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km đã từng có một đoạn ngắn nối lên tỉnh Tuyên Quang nhưng ngày nay đã bị bỏ và chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá (từ phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên đến thị trấn Kép, Lạng Giang, Bắc Giang) được xây dựng trong thời chiến tranh để nhận viện trợ của các nước XHCN đã bị bỏ hoang, cộng thêm hệ thống đường sắt nội bộ trong khu Gang Thép.

Đường sông

Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầusông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh, dự án Cụm cảng Đa Phúc được xây dựng tại thị xã Phổ Yên có thể kết nối đến cảng Hải Phòng.[25]

Mạng lưới xe bus nội tỉnh

Một góc trung tâm Thành phố Thái Nguyên
Đường Hoàng Văn Thụ
Một góc đường Hoàng Văn Thụ, nhìn từ tòa nhà Kim Thái Hotel

Tỉnh Thái Nguyên hiện có nhiều tuyến xe buýt đi tới tất cả các huyện trong tỉnh, bao gồm:

  • Tân Long - TPTN - Sông Công - Đa Phúc - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội)
  • A Gang Thép (TPTN) - Đường Cách mạng tháng Tám - Trung tâm TPTN - Yên Lãng (Đại Từ)
  • B Gang Thép (TPTN) - Quốc lộ 3 - Đường tránh TPTN - Tân Long (TPTN)- Yên Lãng (Đại Từ)
  • Chợ Thái (TPTN)- Hồ Núi Cốc - TT Đại Từ - Ký Phú
  • Đồng Hỷ - TP Sông Công - Phố Nỷ (Sóc Sơn, Hà Nội)
  • Tân Long (TPTN) - Phú Bình - Cầu Ca
  • TP Thái Nguyên - Phú Lương - Định Hóa
  • Quyết Thắng (TPTN) - Đồng Hỷ - Đình Cả (Võ Nhai)
  • Bình Long (Võ Nhai) - TP Thái Nguyên - KCN Yên Bình (TX Phổ Yên)
  • TT Trại Cau (Đồng Hỷ) - Thịnh Đán, Thịnh Đức (TPTN) - TP Sông Công - KCN Yên Bình (TX Phổ Yên)
  • Thịnh Đán (TP.Thái Nguyên) - P. Ba Hàng (TX Phổ Yên) - Quân Chu (Đại Từ)

Giáo dục

Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông

Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ tư sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà NộiĐà Nẵng[26] .Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người.[27]. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng, và nhiều trường trung cấp nghề.

Đại học Thái Nguyên

Đại học Thái Nguyên là một trong năm Đại học vùng cùng với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế. Là đại học trọng điểm của Việt Nam, thuộc khu vực trung du, miền núi phía bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên[28]:

Các trường đại học, cao đẳng khác

Đại học:

Khuôn viên trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên
  • Trường Đại học Việt Bắc
  • Đại học Sư phạm
  • Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh
  • Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông
  • Đại học Công nghiệp
  • Đại học Nông Lâm
  • Đại học Y Dược
  • Đại học Khoa học và Tự nhiên
  • Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

Cao đẳng:

  • Trường Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên
  • Trường Cao đẳng thương mại - du lịch Thái Nguyên
  • Trường Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên
  • Trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên
  • Trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
  • Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim
  • Trường Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc
  • Trường Cao đẳng công nghiệp Việt-Đức
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp
  • Trường Cao đẳng nghề số 1 - Bộ Quốc phòng

Các trường trung cấp

  • Trường trung cấp luật Thái Nguyên
  • Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
  • Trường trung cấp nghề Thái Nguyên
  • Trường trung cấp Y tế Thái Nguyên
  • Trường trung cấp Y khoa Pasteur

Số liệu về trường, lớp, giáo viên học sinh đầu năm học 2019-2020

Sau khi sắp xếp lại, năm học 2019-2020 trên địa bàn toàn tỉnh có 681 trường (bao gồm cả 01 trường nội trú thuộc Trung ương quản lý), trong đó có 28 trường ngoài công lập. Bao gồm: hệ mầm non có 237 trường (công lập 215, ngoài công lập 22 trường); Tiểu học có 219 trường (công lập 217, ngoài công lập 2); trung học cơ sở có 191 trường (công lập 190, ngoài công lập 1); trung học phổ thông có 33 trường (3 trường ngoài công lập; 30 trường công lập) và có 01 trường nội trú thuộc Trung ương quản lý.

Số liệu sơ bộ về lớp học và học sinh đầu năm học 2019-2020: Hệ mầm non có 3.080 nhóm/lớp với 83.947 học sinh. Cấp tiểu học có 3.940 lớp với 117.312 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 1 là 25.235 học sinh. Trung học cơ sở có 2.019 lớp với 71.548 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 6 là 19.388 học sinh, giảm 0,74% so năm học trước. Trung học phổ thông có 873 lớp với 35.842 học sinh, trong đó tuyển mới vào lớp 10 là 12.057 học sinh, giảm 6,5% cùng kỳ. Nhìn chung học sinh tuyển mới đầu các cấp học đều giảm so với năm học trước.

Riêng số học sinh dân tộc nội trú là 1.887 em, đạt tỷ lệ 6,34% học sinh dân tộc thiểu số được học tại các trường dân tộc nội trú. So với mục tiêu Nghị quyết Đại hội còn thiếu 1,66%; dự kiến đến tháng 9 năm 2020 đạt tỷ lệ 8%, bằng mục tiêu đề ra.

- Kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Thực hiện đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020, tính đến ngày 20/12/2019, toàn tỉnh có 560/683 trường đạt chuẩn quốc gia đạt tỷ lệ 82,72%

- Kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Số học sinh thực tế dự thi để xét công nhận tốt nghiệp là 13.976 học sinh; Kết quả số học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học

2018 - 2019 là 12.831 học sinh, đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông của tỉnh Thái Nguyên năm 2019 là 91,81% (thấp hơn so với tỷ lệ 97,39% của năm 2018).

- Công tác tuyển sinh cao đẳng, đại học năm học 2019-2020: Theo số liệu của Đại học Thái Nguyên, kế hoạch tuyển sinh 12.390 chỉ tiêu; đã tuyển sinh mới được khoảng 8 nghìn chỉ tiêu, bằng 60% kế hoạch, trong đó, có khối ngành y dược vượt chỉ tiêu tuyển sinh; còn lại các khối ngành khác đều chưa đạt kế hoạch.

Y tế

Theo thống kê năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tếBệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, 1 bệnh viện trực thuộc Quân khu 1Bệnh viện Quân y 91, 213 cơ sở y tế do Sở Y tế tỉnh quản lý (chưa tính các cơ sở y tế tư nhân) - trong đó có 12 bệnh viện công lập và 4 bệnh viện tư nhân, 13 phòng khám khu vực và 181 trạm y tế.[29] Tổng số giường bệnh do Bộ Y tế quản lý là khoảng hơn 1.600 giường, Sở Y tế tỉnh quản lý là 4.295 giường trong đó 3.145 giường tại các bệnh viện[30]. Dưới đây là thống kê các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

Các bệnh viện tuyến trung ương

Các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và tương đương tuyến tỉnh:

  • Bệnh viện A (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh, mũi nhọn sản nhi - quy mô 510 giường, thực kê 850 giường)
  • Bệnh viện C (Là BV đa khoa hạng I tuyến tỉnh - quy mô 510 giường, thực kê 900 giường)
  • Bệnh viện Gang Thép (Là BV đa khoa hạng II tuyến tỉnh - quy mô 350 giường, thực kê 500 giường)
  • Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên (trực thuộc Đại học Thái Nguyên)
  • Bệnh viện Quân y 91 (trực thuộc Quân khu I)

Các bệnh viện, trung tâm y tế chuyên khoa tuyến tỉnh:

  • Bệnh viện Tâm thần
  • Bệnh viện Mắt Thái Nguyên
  • Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên
  • Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi Chức năng
  • Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình
  • Bệnh viện Lao và Phổi Thái Nguyên
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
  • Trung tâm Giám định Y khoa
  • Trung tâm Giám định Pháp Y

Các bệnh viện tư nhân:

Bệnh viện Đa khoa An Phú
  • Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (300 giường)
  • Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
  • Bệnh viện Đa khoa An Phú
  • Bệnh viện Đa khoa Việt Bắc

Các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện:

  • Bệnh viện Đa khoa Thị xã Phổ Yên
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Đại Từ
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Định Hóa
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Đồng Hỷ
  • Bệnh viện Đa khoa HuyệnPhú Lương
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Phú Bình
  • Bệnh viện Đa khoa Huyện Võ Nhai
  • Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên
  • Trung tâm Y tế Thành phố Sông Công
  • Trung tâm Y tế Thị xã Phổ Yên
  • Trung tâm Y tế Huyện Đại Từ
  • Trung tâm Y tế Huyện Định Hóa
  • Trung tâm Y tế Huyện Đồng Hỷ
  • Trung tâm Y tế Huyện Phú Lương
  • Trung tâm Y tế Huyện Phú Bình
  • Trung tâm Y tế Huyện Võ Nhai

Ẩm thực

Chè Thái Nguyên

Là địa bàn có nhiều dân tộc cùng sinh sống, cư dân trong tỉnh lại có nguồn gốc đa dạng nên ẩm thực tại tỉnh Thái Nguyên cũng khá phong phú. Một số dân tộc thiểu số trong tỉnh thường làm "xôi thập cẩm" có nhiều màu sắc trong các dịp lễ tết, các màu sắc đều được nhuộm từ các loại lá cây tự nhiên bằng một số công thức khác nhau có thể lấy ví dụ như xôi màu tím sẽ được ngâm vào chậu nước lá cây gạo cẩm trộn với nước gio, xôi màu vàng được ngâm vào chậu nước nghệ. Trên địa bàn huyện Định Hóa ở phía tây bắc tỉnh có đặc sản là cơm lam, được làm bằng cách cho gạo nếp đã ngâm vào ống nứa, cho thêm nước rồi nút lại bằng lá chuối non sau đó đem hơ trên ngọn lửa. Cơm nếp lam có thể để được cả tuần mà không bị thiu hay vữa.[31] Cũng trên địa bàn huyện miền núi Định Hóa, một loại gạo đặc sản mang tên "Gạo Bao Thai Định Hoá" đã được bảo vệ nhãn hiệu tập thể từ năm 2007.[32] Làng bánh chưng Bờ Đậu nằm ven quốc lộ 3 và quốc lộ 37 thuộc địa bàn xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương không chỉ nổi tiếng ở tỉnh Thái Nguyên mà còn được nhiều nơi khác biết đến vào mỗi dịp tết đến xuân về. Những năm gần đây, bánh chưng Bờ Đậu còn vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Bánh chưng Bờ Đậu được làm từ gạo nếp thuần chủng và lá dong nếp lấy từ trên rừng huyện Định Hóa, nước để làm bánh là nguồn tự nhiên ở địa phương được lấy từ những giếng khơi trên núi.[33]

Điểm nhấn từ trước đến nay khi nhắc đến Thái Nguyên, sản phẩm nổi lên hàng đầu đó la chè Thái Nguyên với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng nức danh trong và ngoài nước như: Chè Tân Cương (TP. Thái Nguyên); Chè La Bằng (Đại Từ); Chè hữu cơ Sông Cầu; Trại Cài (Đồng Hỷ); Làng nghề chè Vô Tranh - Tức Tranh (Phú Lương),…Chè (Trà) Thái Nguyên nổi tiếng trên khắp Việt Nam và được tôn vinh là một trong hai loại trà ngon nhất nước và cũng được mệnh danh là "Thủ đô Chè Việt Nam". Trong đó, trà tại vùng Tân Cương, một xã phía tây thành phố Thái Nguyên được đánh giá cao nhất. Giống chè tại Thái Nguyên được ông Đội Năm, tên thật là Võ Văn Thiệt di thực về vùng này khoảng năm 1920-1922 và vườn chè cổ nay đã 87 tuổi.[34]

Thể thao

Sân vận động Thái Nguyên và nhà thi đấu Thái Nguyên nằm ở khu vực trung tâm thành phố là những nơi tổ chức các hoạt động thể thao và văn hóa-xã hội của tỉnh. Câu lạc bộ bóng đá nữ Gang Thép Thái Nguyên là một trong sáu đội bóng tham dự Giải vô địch bóng đá nữ Việt Nam.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Thái Nguyên năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  3. ^ a b Sơ lược lịch sử phát triển địa chất ở Thái Nguyên
  4. ^ “Môi trường lưu vực sông Cầu:Bài học cho sự hài hoà giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường” (PDF). Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên.
  5. ^ a b Thái Nguyên: Công bố Quy hoạch xây dựng Vùng du lịch quốc gia hồ Núi Cốc
  6. ^ Thành phố Thái Nguyên
  7. ^ “Phát hiện dấu tích người Việt cổ tại Thái Nguyên”. Thông tấn xã Việt Nam. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ “Khu di tích khảo cổ Thần Sa”. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2011.
  9. ^ http://baothainguyen.org.vn/UserFiles/File/2016/lichsudangbotinhtap119361965.pdf
  10. ^ Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 năm 2015 vè việc thành lập thị xã Phổ Yên và 4 phường thuộc thị xã Phổ Yên; điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên để thành lập phường Lương Sơn thuộc thị xã Sông Công và thành lập thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
  11. ^ Cả nước còn hơn 3 triệu hộ nghèo
  12. ^ Giới thiệu tổng quát về các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên
  13. ^ Các khu công nghiệp Thái Nguyên: Hứa hẹn những triển vọng mới
  14. ^ Đề án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015
  15. ^ “Quyết định Phê duyệt đề án phát triển hệ thống chợ nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015” (PDF). Ủy ban Nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |1= (trợ giúp)
  16. ^ “Kiểm tra tình hình thực hiện Dự án khai thác, chế biến khoáng sản Núi Pháo”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2011.
  17. ^ http://quochoi.vn/UBTVQH/tintuc/Pages/tin-hoat-dong.aspx?ItemID=1081
  18. ^ a b Dân cư-Dân tộc
  19. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội.
  20. ^ a b c d Dân cư-Dân tộc
  21. ^ Tỉnh Thái Nguyên, Ủy ban Dân tộc
  22. ^ Festival Trà quốc tế lần thứ I – Thái Nguyên 2011, VOV
  23. ^ Thái Nguyên đẩy mạnh phong trào hiến đất làm đường giao thông, Đài PT-TH Thái Nguyên
  24. ^ Các ga trên tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều
  25. ^ Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Thái Nguyên
  26. ^ Số liệu Giáo dục được thống kê từ Bộ giáo dục
  27. ^ Khởi công cụm nhà ở sinh viên đầu tiên, VTC News
  28. ^ Đại học Thái Nguyên
  29. ^ http://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-8898-fdef1a92c072&px_db=11.+Y+tế%2c+văn+hóa+và+đời+sống&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=11.+Y+tế%2c+văn+hóa+và+đời+sống%5cV11.05.px&layout=tableViewLayout1
  30. ^ http://www.gso.gov.vn/SLTK/Table.aspx?rxid=8f161760-9ba0-4c6d-8898-fdef1a92c072&px_db=11.+Y+tế%2c+văn+hóa+và+đời+sống&px_type=PX&px_language=vi&px_tableid=11.+Y+tế%2c+văn+hóa+và+đời+sống%5cV11.08.px&layout=tableViewLayout1
  31. ^ Cơm lam Định Hóa
  32. ^ Dẻo thơm gạo Bao thai Định Hóa
  33. ^ Làng bánh chưng Bờ Đậu bắt đầu đỏ lửa, Báo Điện tử Chính phủ]
  34. ^ Chè Tân Cương, Báo Tuổi trẻ

Liên kết ngoài