Nội các Nhật Bản
Nội các | |
---|---|
Kanji/Hán tự: | 内閣 |
Kana: | ないかく |
Hán-Việt: | Nội các |
Rōmaji: | Naikaku |
Nội các Suga | |
---|---|
![]() Nội các 99 của Nhật Bản | |
![]() | |
Ngày thành lập | 16 tháng 9 năm 2020 |
Ngày kết thúc | đương nhiệm |
Thành viên và tổ chức | |
Đứng đầu Nhà nước | Thiên hoàng Naruhito |
Lãnh đạo Chính phủ | Suga Yoshihide |
Phó lãnh đạo Chính phủ | Aso Taro |
Đảng chính trị | Đảng Dân chủ Tự do |
Tình trạng trong Nghị viện | Hạ viện: LDP-K Liên minh đại đa số Thượng viện: LDP-K Liên minh đa số |
Đảng đối lập | Đảng Dân chủ Lập hiến (Nhật Bản) |
Lãnh tụ đối lập | Edano Yukio |
Lịch sử | |
Bầu cử | Tổng tuyển cử 2017 |
![]() |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Nhật Bản |
|
|
Nội các Nhật Bản (内閣 (Nội các) Naikaku) là nhánh hành pháp của chính quyền ở Nhật Bản. Đứng đầu nội các là Thủ tướng (総理大臣 (Tổng Lý Đại Thần) Sori Daijin). Giúp việc cho Thủ tướng là các Bộ trưởng (大臣 (Đại Thần) Daijin). Thủ tướng do Quốc hội Nhật Bản bổ nhiệm. Còn bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng sẽ thuộc quyền của Thủ tướng. Tập thể Nội các chịu trách nhiệm trước Quốc hội và phải từ chức hoặc xin Thiên hoàng giải tán Chúng Nghị viện nếu bị Chúng Nghị viện mất tín nhiệm.
Nội các Nhật Bản hiện đại được thành lập theo Hiến pháp năm 1946 của Nhật Bản. Trước đây, thời kỳ Đại Nhật Bản Đế quốc, Nội các được thành lập theo Hiến pháp Đại Nhật Bản Đế quốc và là một cơ quan dưới quyền của Nhật hoàng.
Bổ nhiệm[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Hiến pháp, các Bộ trưởng được Thủ tướng lựa chọn và bổ nhiệm. Phần lớn thành viên của Nội các, bao gồm cả Thủ tướng phải là đại biểu của một trong hai viện thuộc Quốc hội và tất cả thành viên đều phải là dân sự. Theo Luật Nội các năm 2001, số lượng Bộ trưởng không được quá 14 người, tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, vẫn có thể lên đến 17 người. Trong trường hợp Nội các từ chức tập thể, Nội các vẫn phải điều hành công việc cho đến khi có một Thủ tướng mới được bổ nhiệm. Trong khi tại nhiệm, các hoạt động pháp lý vẫn có thể chống lại các Bộ trưởng mà không cần có sự đồng ý của Thủ tướng.
Nội các phải từ chức tập thể trong những trường hợp sau:
- Khi bị Chúng Nghị viện viện bỏ phiếu quyết định bất tín nhiệm, trừ phi Chúng Nghị viện giải tán trong vòng 10 ngày;
- Tùy theo quyết định trong lần nhóm họp đầu tiên của Quốc hội khi Hạ viện mới được bầu ra qua tổng tuyển cử (ngay cả khi toàn bộ bộ trưởng sau đó được tái bổ nhiệm);
- Khi vị trí Thủ tướng bị bỏ trống, hoặc khi Thủ tướng tuyên bố ý định từ chức.
Quyền lực của Nội các[sửa | sửa mã nguồn]
Nội các Nhật Bản có thể hành xử hai loại quyền lực. Một loại thực hiện thông qua Nhật hoàng theo thỉnh cầu và tư vấn của Nội các. Một loại nữa do Nội các trực tiếp thực hiện. Trái với nhiều nước theo chế độ quân chủ lập hiến khác, hoàng đế Nhật Bản không phải là nguyên thủ quốc gia về ngành hành pháp. Hiến pháp Nhật Bản đã trao toàn bộ công việc hành pháp cho Nội các.
Các quyền lực thực hiện qua Thiên hoàng[sửa | sửa mã nguồn]
- Triệu tập Quốc hội
- Giải tán Hạ viện
- Tuyên bố tổng tuyển cử Quốc hội
- Tiến hành các nghi lễ.
Các quyền lực tuyệt đối[sửa | sửa mã nguồn]
- Thực thi pháp luật
- Chính sách đối ngoại
- Ký kết các hiệp ước (với sự phê chuẩn của Quốc hội)
- Quản lý các dịch vụ công cộng
- Lập dự toán ngân sách trung ương (phải được Quốc hội phê chuẩn)
- Phê chuẩn các nghị định của Nội các
- Quyết định đại xá, đặc xá, phạt, giảm tội, khôi phục quyền
- Tất cả các luật và nghị định Nội các đều do Bộ trưởng liên quan ký
Nội các hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]
Chi tiết: Xem Nội các Suga
Văn phòng | Đương nhiệm | Chân dung | Vị trí | Hiện trạng |
---|---|---|---|---|
![]() Thủ tướng |
Suga Yoshihide | ![]() |
Thành viên Chúng Nghị viện, Đảng Dân chủ Tự do | Lãnh tụ đa số |
![]() Phó Thủ tướng Bộ trưởng Tài chính Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Tài chính Bộ trưởng phụ trách khắc phục giảm phát |
Aso Taro | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Nội vụ và Truyền thông Bộ trưởng Bộ An ninh Xã hội và Hệ thống Số Thuế |
Takeda Ryōta | ![]() |
Đổi việc | |
![]() Bộ trưởng Tư pháp |
Kamikawa Yōkō | ![]() |
Tái bổ nhiệm | |
![]() Bộ trưởng Ngoại giao |
Motegi Toshimitsu | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Bộ trưởng phụ trách tái thiết giáo dục |
Hagiuda Kōichi | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Y tế, Lao động và Phúc lợi Bộ trưởng phụ trách cải cách phong cách làm việc |
Tamura Norihisa | ![]() |
Tái bổ nhiệm | |
![]() Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản |
Nogami Kōtarō | ![]() |
Lần đầu tiên giữ chức | |
![]() Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghệp Bộ trưởng phụ trách năng lực cạnh tranh công nghiệp Bộ trưởng phụ trách Expo 2025 Bộ trưởng Bộ hợp tác kinh tế với Nga Bộ trưởng phụ trách ứng phó với tác động kinh tế do tai nạn hạt nhân gây ra Bộ trưởng Bộ Nhà nước về bồi thường thiệt hại hạt nhân và ngừng hoạt động |
Kajiyama Hiroshi | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Bộ trưởng phụ trách chính sách chu trình nước |
Akaba Kazuyoshi | ![]() |
Thành viên Chúng Nghị viện, Đảng Tân Komeito | Giữ lại |
![]() Bộ trưởng Môi trường Bộ trưởng Bộ Chuẩn bị khẩn cấp hạt nhân |
Koizumi Shinjirō | ![]() |
Thành viên Tham Nghị viện, Đảng Dân chủ Tự do | Giữ lại |
![]() Bộ trưởng Quốc phòng |
Kishi Nobuo | ![]() |
Thành viên Chúng Nghị viện, Đảng Dân chủ Tự do | Lần đầu tiên giữ chức |
![]() Chánh Văn phòng Nội các Bộ trưởng phụ trách giảm thiểu tác động của Quân đội Hoa Kỳ tại Okinawa Bộ trưởng phụ trách Vấn đề bắt cóc |
Katō Katsunobu | ![]() |
Đổi việc | |
![]() Bộ trưởng Tái thiết Bộ trưởng phụ trách điều phối chính sách toàn diện cho sự phục hồi từ vụ tai nạn hạt nhân tại Fukushima |
Hirasawa Katsuei | ![]() |
Lần đầu tiên giữ chức | |
![]() Chủ tịch Ủy ban An toàn Công cộng Quốc gia Bộ trưởng phụ trách cải cách hành chính Bộ trưởng phụ trách cải cách công vụ Bộ trưởng phụ trách xây dựng khả năng phục hồi quốc gia Bộ trưởng Bộ quản lý thiên tai |
Okonogi Hachirō | ![]() |
Lần đầu tiên giữ chức | |
![]() Bộ trưởng thúc đẩy sự tham gia năng động của mọi công dân Bộ trưởng phụ trách các vấn đề lãnh thổ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Okinawa và Lãnh thổ phía Bắc Bộ trưởng Tiêu dùng và An toàn thực phẩm Bộ trưởng Nhà nước về các biện pháp cho sự ra đời giảm dần Bộ trưởng Nhà nước về chính sách đại dương |
Sakamoto Tetsushi | ![]() |
Lần đầu tiên giữ chức | |
![]() Bộ trưởng phụ trách chính sách công nghệ thông tin Bộ trưởng bộ nhà nước về chiến lược "Cool Japan" "Bộ trưởng Bộ chiến lược sở hữu trí tuệ Bộ trưởng Bộ chính sách khoa học và công nghệ Bộ trưởng Chính sách không gian |
Kōno Tarō | ![]() |
Đổi việc | |
![]() Bộ trưởng Chính sách tài chính và kinh tế Bộ trưởng phụ trách cải cách an sinh xã hội Bộ trưởng phụ trách Đối tác xuyên Thái Bình Dương và đàm phán thương mại Nhật Bản-Hoa Kỳ |
Nishimura Yasutoshi | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Đặc vụ, Văn phòng Nội các Bộ trưởng phụ trách cải cách quy định |
Kitamura Seigo | ![]() |
Giữ lại | |
![]() Bộ trưởng Nhà nước cho Olympic Tokyo và Paralympic Games Bộ trưởng phụ trách Trao quyền cho Phụ nữ Bộ trưởng Bộ Bình đẳng Giới |
Hashimoto Seiko | ![]() |
Giữ lại |