Vòng loại Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tại vòng loại giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2011, các đội tuyển bóng đá quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 6 liên đoàn châu lục sẽ tham dự vòng loại để chọn ra 15 đội vào vòng chung kết tới thi đấu tại Đức với đội chủ nhà. Châu Âu có 5,5 suất (tính cả chủ nhà), châu Á 3 suất, Bắc và Trung Mỹ 2,5 suất, châu Phi 2 suất, Nam Myc 2 suất và châu Đại Dương là 1 suất. Đội tuyển thứ 16 được xác định nhờ trận play-off giữa đội thứ ba Bắc/Trung Mỹ và đội thắng play-off tranh vé vớt của châu Âu.[1]

Phân bổ suất dự vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội giành quyền vào vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

  Quốc gia vượt qua vòng loại
  Quốc gia không vượt qua vòng loại
  Quốc gia không tham gia vòng loại
  Quốc gia không phải thành viên FIFA
Đội Tư cách Ngày vượt qua Số lần tham dự Số VCK liên tiếp Thành tích tốt nhất Thứ hạng FIFA1[2]
 Đức Chủ nhà 30 tháng 10 năm 2007 6 6 Vô địch (2003, 2007) 2
 Na Uy Thắng play-off UEFA 15 tháng 9 năm 2010 6 6 Vô địch (1995) 7
 Pháp Thắng play-off UEFA 15 tháng 9 năm 2010 2 1 Vòng bảng (2003) 8
 Anh Thắng play-off UEFA 16 tháng 9 năm 2010 3 2 Tứ kết (1995, 2007) 10
 Thụy Điển Thắng play-off UEFA 16 tháng 9 năm 2010 6 6 Á quân (2003) 4
 Brasil Vô địch Nam Mỹ 2010 19 tháng 11 năm 2010 6 6 Á quân (2007) 3
 Colombia Á quân Nam Mỹ 2010 19 tháng 11 năm 2010 1 1 Chưa có 32
 New Zealand Vô địch châu Đại Dương 2010 8 tháng 10 năm 2010 3 2 Vòng bảng (1991, 2007) 23
 Nigeria Vô địch châu Phi 2010 11 tháng 11 năm 2010 6 6 Tứ kết (1995) 27
 Guinea Xích Đạo Á quân châu Phi 2010 11 tháng 11 năm 2010 1 1 Chưa có 62
 Canada Vô địch CONCACAF 2010 5 tháng 11 năm 2010 5 5 Hạng tư (2003) 9
 México Á quân CONCACAF 2010 5 tháng 11 năm 2010 2 1 Vòng bảng (1999) 22
 Úc Vô địch châu Á 2010 27 tháng 5 năm 2010 5 5 Tứ kết (2007) 12
 CHDCND Triều Tiên Á quân châu Á 2010 27 tháng 5 năm 2010 4 4 Tứ kết (2007) 6
 Nhật Bản Hạng ba châu Á 2010 30 tháng 5 năm 2010 6 6 Tứ kết (1995) 5
 Hoa Kỳ Thắng play-off UEFA-CONCACAF 27 tháng 11 năm 2010 6 6 Vô địch (1991, 1999) 1
1.^ Thứ hạng tính tới ngày 18 tháng 3 năm 2011.

Châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

(24 đội tranh 2 suất)

Giải vô địch bóng đá nữ châu Phi đóng vai trò là giải đấu vòng loại World Cup. Giải dự kiến được tổ chức từ 31 tháng 10 tới 14 tháng 11 năm 2010 ở Nam Phi.[3]

Tám đội tuyển sẽ tham dự vòng chung kết tại Nam Phi, trong đó vòng loại sẽ diễn ra theo thể thức loại trực tiếp hai lượt đi và về. Vòng sơ loại diễn ra vào tháng 3 năm 2010, các đội thắng sẽ tiến vào vòng loại thứ nhất, diễn ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 2010. Bảy đội chiến thắng tại vòng này sẽ tới nam Phi dự vòng chung kết, nơi tám đội sẽ được chia thành hai bảng thi đấu vòng tròn. Hai đội nhất mỗi bảng sẽ lọt vào bán kết. Hai đội lọt vào chung kết sẽ tới Đức.

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu loại trực tiếp
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
11 tháng 11
 
 
 Nigeria5
 
14 tháng 11
 
 Cameroon1
 
 Nigeria4
 
11 tháng 11
 
 Guinea Xích Đạo2
 
 Guinea Xích Đạo3 (hp)
 
 
 Nam Phi1
 
Tranh hạng ba
 
 
14 tháng 11
 
 
 Cameroon0
 
 
 Nam Phi2

Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]

(17 đội tranh 3 suất)

Cúp bóng đá nữ châu Á 2010 đóng vai trò là vòng loại.

Năm đội tuyển mạnh nhất AFC gồm CHDCND Triều Tiên (đương kim vô địch châu Á), Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung QuốcÚc được vào thẳng vòng chung kết Cúp châu Á (tổ chức 19-30 tháng 5 năm 2010). Năm đội này sẽ cùng ba đội khác vượt qua vòng loại tham gia vòng chung kết.

Giải được tổ chức ở Thành Đô, Trung Quốc.[4] Hai đội vào tới chung kết – Úc và Triều Tiên – cùng đội thắng trận tranh hạng ba – Nhật Bản – sẽ tới World Cup. Trung Quốc lần đầu tiên không vượt qua vòng loại World Cup.

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu loại trực tiếp
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
 
 
 
 Nhật Bản0
 
 
 
 Úc1
 
 Úc1 (5)
 
 
 
 CHDCND Triều Tiên1 (4)
 
 Trung Quốc0
 
 
 CHDCND Triều Tiên1(hp)
 
Tranh hạng ba
 
 
 
 
 
 Nhật Bản2
 
 
 Trung Quốc0

Châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

(41 đội tranh 4 hoặc 5 suất, chủ nhà Đức được đặc cách vào vòng chung kết)

Bốn mươi mốt đội tuyển châu Âu được phân thành tám bảng đấu vào ngày 17/3/2009.[5] Các bảng được diễn ra từ tháng 8 năm 2009 tới tháng 8 năm 2010. Các đội đầu bảng sẽ thi đấu loạt trận play-off hai lượt đi và về (diễn ra vào tháng 9 năm 2010), trong đó các đội vô địch sẽ giành quyền tới World Cup. Bốn đội thua thi đấu các trận play-off tranh vé vớt một tháng sau đó để tìm ra đội sẽ thi đấu play-off với đội thứ ba CONCACAF để đoạt lấy chiếc vé cuối cùng.[6]

Đây là lần đầu tiên tất cả các đội của UEFA đều đủ điều kiện để vượt qua vòng loại. Trước đây chỉ các đội top đầu của châu Âu mới được thi đấu vòng loại.

Play-off của các đội đầu bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Pháp  3–2  Ý 0–0 3–2
Anh  5–2  Thụy Sĩ 2–0 3–2
Ukraina  0–3  Na Uy 0–1 0–2
Thụy Điển  4–3  Đan Mạch 2–1 2–2

Play-off tranh vé vớt[sửa | sửa mã nguồn]

Ý giành quyền thi đấu trận playoff UEFA-CONCACAF.

  Tranh vé vớt I Tranh vé vớt II
                         
  Ukraina 0 0 0  
  Ý 3 0 3  
      Ý 1 4 5
    Thụy Sĩ 0 2 2
  Đan Mạch 1 0 1
  Thụy Sĩ 3 0 3  

Bắc, Trung Mỹ và Caribe[sửa | sửa mã nguồn]

(26 đội tranh 2 hoặc 3 suất)

Cúp vàng nữ CONCACAF đóng vai trò là vòng loại. Hoa Kỳ, CanadaMéxico được đặc cách vào vòng chung kết, trong khi đó ba đội khu vực Caribe và hai từ khu vực Trung Mỹ sẽ giành quyền vào vòng chung kết sau khi vượt qua vòng loại tại khu vực tương ứng. Hai đội lọt vào chung kết sẽ giành quyền tới World Cup 2011. Đội đúng thứ ba sẽ gặp đội đứng thứ năm của UEFA trong trận playoff liên lục địa. Giải diễn ra tại Cancún, México từ 28/10 tới 8/11/2010.[7]

Vòng đấu loại trực tiếp
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
5 tháng 11
 
 
 Canada4
 
8 tháng 11
 
 Costa Rica0
 
 Canada1
 
5 tháng 11
 
 México0
 
 Hoa Kỳ1
 
 
 México2
 
Tranh hạng ba
 
 
8 tháng 11
 
 
 Costa Rica0
 
 
 Hoa Kỳ3

Châu Đại Dương[sửa | sửa mã nguồn]

(8 đội tranh 1 suất)

Giải vô địch bóng đá nữ châu Đại Dương đóng vai trò là vòng loại. Giải được tổ chức ở Auckland, New Zealand từ 29/9 tới 8/10/2010.[8]

Đội vô địch New Zealand giành quyền vào vòng chung kết Giải vô địch thế giới.

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng đấu loại trực tiếp
 
Bán kếtChung kết
 
      
 
6 tháng 10
 
 
 New Zealand8
 
8 tháng 10
 
 Quần đảo Solomon0
 
 New Zealand11
 
6 tháng 10
 
 Papua New Guinea0
 
 Papua New Guinea1
 
 
 Quần đảo Cook0
 
Tranh hạng ba
 
 
8 tháng 10
 
 
 Quần đảo Solomon0
 
 
 Quần đảo Cook2

Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

(10 đội tranh 2 suất)

Giải vô địch bóng đá nữ Nam Mỹ là giải đấu vòng loại, diễn ra từ 4 tới 21 tháng 11 năm 2010 tại Ecuador.[9]

Vị trí chung cuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn hai
Đội Trận Điểm
 Brasil 3 9
 Colombia 3 4
 Chile 3 2
 Argentina 3 1

Play-off UEFA-CONCACAF[sửa | sửa mã nguồn]

Đội thắng trận tranh giải ba Gold Cup 2010 của khu vực CONCACAF sẽ đá play-off với đội thắng loạt play-off tranh vé vớt của châu Âu.

Các trận đấu diễn ra vào ngày 20 và 27 tháng 11 năm 2010, với lịch thi đấu được thông báo từ trụ sở FIFA ở Zürich vào ngày 17/3/2010.[10]

Đội 1 TTS Đội 2 Lượt đi Lượt về
Ý  0–2  Hoa Kỳ 0–1 0–1

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Frequently Asked Questions Lưu trữ 2017-06-25 tại Wayback Machine, FIFA.com, Truy cập 19.3.2009.
  2. ^ “Bảng xếp hạng FIFA/Coca-Cola”. FIFA.com. Zürich, Thụy Sĩ: FIFA. 20 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập 20 tháng 11 năm 2009.
  3. ^ Ekurhuleni Municipality set to host cream of African women's football talent Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine, SAFA, truy cập 21/9/2010.
  4. ^ AFC Women’s Committee meeting, the-afc.com, truy cập 4/11/2009.
  5. ^ EURO rivals to meet in World Cup qualifying[liên kết hỏng], UEFA.com, truy cập 26/8/2010.
  6. ^ Women's World Cup hopefuls await draw Lưu trữ 2010-10-25 tại Wayback Machine, UEFA.com, truy cập 26.8.2010.
  7. ^ Women's World Cup Qualifying set for Cancun Lưu trữ 2010-08-16 tại Wayback Machine, www.concacaf.com, truy cập 13.8.2010.
  8. ^ Women's Nations Cup teams learn fate, oceaniafootball.com, truy cập 20/8/2010.
  9. ^ Sudamericano Femenino Ecuador 2010: nueva fecha de disputa Lưu trữ 2010-09-26 tại Wayback Machine, conmebol.com, truy cập 11.10.2010.
  10. ^ CONCACAF to host second leg of WWC playoff Lưu trữ 2011-06-10 tại Wayback Machine, concacaf.com, truy cập 18/3/2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]