Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kinh tế Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Tran Quoc123 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 86: Dòng 86:
=== Khu vực kinh tế phi chính thức ===
=== Khu vực kinh tế phi chính thức ===
[[Tập tin:MarketInStreetsOfHanoi.JPG|nhỏ|phải|200px|Khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức phổ biến ở Việt Nam]]
[[Tập tin:MarketInStreetsOfHanoi.JPG|nhỏ|phải|200px|Khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức phổ biến ở Việt Nam]]
Là một nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khá phổ biến. Một nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức (hoạt động kinh tế ngoài nông-lâm-ngư nghiệp của cá nhân, hộ gia đình không phải hoặc chưa đăng ký) chiếm 27,7 % lực lượng lao động trong toàn quốc; chiếm 55,7% số lao động phi nông nghiệp, và tạo ra giá trị sản lượng tương đương 20% GDP.<ref>Báo Lao động, [http://www.laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=126011 "Khu vực kinh tế phi hình thức"], ngày 15/02/2009. Truy cập ngày 07/3/2010.</ref>
Là một nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về phi mô thực của khu vực kinh tế này. Một nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức (hoạt động kinh tế ngoài nông-lâm-ngư nghiệp của cá nhân, hộ gia đình không phải hoặc chưa đăng ký) chiếm 27,7 % lực lượng lao động trong toàn quốc; chiếm 55,7% số lao động phi nông nghiệp, và tạo ra giá trị sản lượng tương đương 20% GDP.<ref>Báo Lao động, [http://www.laodong.com.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=126011 "Khu vực kinh tế phi hình thức"], ngày 15/02/2009. Truy cập ngày 07/3/2010.</ref>. Tương tự, [[Ngân hàng Thế giới]] ước tính khu vực kinh tế phi chính thức có giá trị tương đương 15,6% [[tổng sản phẩm nội địa ]] của Việt Nam. Tuy nhiên, con số này bị nhà kinh tế học [[Lê Đăng Doanh]] cho là không hợp lý với một nền kinh tế có mức độ phát triển như Việt Nam. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng khu vực kinh tế phi chính thức có giá trị khoảng 30 - 50% giá trị của tổng sản phẩm nội địa, ít nhất là gấp đôi con số của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Việt Nam. <ref>Việt Nam Net, [http://english.vietnamnet.vn/reports/2008/06/789617/ "What’s behind a beautiful figure?"], ngày 20/06/2008. Truy cập ngày 07/02/2011.</ref>


==Số liệu những năm gần đây==
==Số liệu những năm gần đây==

Phiên bản lúc 12:27, ngày 7 tháng 2 năm 2011

Kinh tế Việt Nam
Tiền tệĐồng Việt Nam (đ)
Năm tài chínhChương trình nghị sự
Tổ chức kinh tếAFTA, WTO, APEC,
ASEAN, FAO.
Số liệu thống kê
GDP5.007,9 nghìn tỷ VND (ước tính 2017.)[1]
(DN) 135.411 tỷ USD (ước tính 2012.)
Tăng trưởng GDP+6,81% (ước tính 2017) [1]
GDP đầu người(PPP): 2,385 USD (ước tính 2017.)[1]
(DN): 1,546 USD (ước tính 2012.)
GDP theo lĩnh vựcNông nghiệp (20,1%),
Công nghiệp (41,8%),
Dịch vụ (39%) (ước tính 2006.)
Lạm phát (CPI)1,36% (2018)[2]
Tỷ lệ nghèo11,3% - 11,5% (2012 ước tính.)
Lực lượng lao động52,58 triệu (2012 ước tính.)
Cơ cấu lao động theo nghềNông nghiệp (56.8%),
Công nghiệp (37%),
Dịch vụ (6.2%) (ước tính 2006.)
Thất nghiệp1,99% (2012 ước tính.)
Các ngành chínhDầu mỏ, sản xuất quần áo,
giầy dép, xi măng,
thép, hóa chất,
vật liệu xây dựng, than,
chế biến thực phẩm
Thương mại quốc tế
Xuất khẩu214,02 tỷ USD (2017)[3]
Mặt hàng XKĐiện thoại và linh kiện (45,27),
hàng dệt, may (26,04),
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (25,94), giày dép (14,65),
máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (12,77),
thủy sản (8,32), gỗ và sản phẩm gỗ (7,66),
phương tiện vận tải và phụ tùng (6,99), máy ảnh, máy quay phim (3,8), xơ, sợi (3,59) (tỉ USD năm 2017).[3]
Đối tác XKASEAN (23%), Hoa Kỳ (20,9%),
Nhật Bản (13,7%), Trung Quốc (6,9%),
Úc (7,4%), Đức (4,5%) (năm 2011),
Hàn Quốc (2,54%).
Nhập khẩu211,1 tỷ USD (2017)[3]
Mặt hàng NKMáy móc, thiết bị (14,2%),
xăng dầu (13,5%),
thép (8%),
vải (6,5%),
nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%),
điện tử máy tính (4,6%),
phân bón (1,8%).
Đối tác NKASEAN (19%),
Trung Quốc (21,3%),
Singapore (11,7%),
Nhật (10,4%),
Hàn Quốc (7,4%),
Thái Lan (6,6%).
Tài chính công
Nợ công58,7% GDP (2011 ước tính.)
Thu4,96% GDP (2011 ước tính.)
Chi5,33% GDP (2011 ước tính.)
Viện trợODA: 6 tỷ USD (2011 ước tính.)
Nguồn dữ liệu: CIA.gov
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích.

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩuđầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam cũng đã ký với Nhật Bản một hiệp định đối tác kinh tế song phương. Theo dự báo trong một báo cáo tháng 12-2005 của Goldman-Sachs thì vào năm 2025, nền kinh tế Việt Nam có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 17 trong số những nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến kinh tế thế giới với GDP danh nghĩa đạt 436 tỉ USD và GDP bình quân đầu người là 4.357 USD.[4] Theo dự báo của PricewaterhouseCoopers năm 2008, cho đến năm 2050, nền kinh tế Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các nền kinh tế mới nổi (10% mỗi năm) và sẽ đạt 70% quy mô của nền kinh tế Vương quốc Anh vào năm 2050.[5]

Lịch sử

Thời kỳ 1976-1982

Năm 1976, Việt Nam thống nhất đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1980 ra Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam được quyết định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc năm 1976. Đường lối kinh tế chủ đạo của Việt Nam từ thời kỳ này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động (gồm công nhân, nông dân tập thể, trí thức xã hội chủ nghĩa và lao động khác), xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu.

Để thực hiện điều này, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống kinh tế trong đó[6][7]:

  • Công nghiệp nặng được ưu tiên phát triển,
  • Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được cải tạo, kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân và được phát triển ưu tiên, nông dân ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ được khuyến khích tham gia sản xuất tập thể,
  • Nhà nước lãnh đạo nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch thống nhất.
  • Hội nhập kinh tế thông qua triển khai các hiệp định hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế từ năm 1978.
Do sản xuất kém phát triển, hàng hóa không đủ, nên việc phân phối bị kiểm soát bằng chế độ tem phiếu. Chế độ phân phối này chấm dứt vào năm 1994 khi chính sách tiền tệ hóa được hoàn tất

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có cả “do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội”[7] dẫn tới "chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng, những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; ... rất bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước.... kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với cách kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc, không đề cao trách nhiệm và mở rộng quyền chủ động cho cơ sở, địa phương và ngành, và cũng không tập trung thích đáng những vấn đề mà Trung ương cần và phải quản lý... duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy nhiệt tình cách mạng và sức lao động sáng tạo của những người lao động ... chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình, thiếu những biện pháp có hiệu quả,"[8] Hậu quả nghiêm trọng phải kể hai cuộc đổi tiền năm 1975 (do Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thực hiện) và đổi tiền năm 1978 trên toàn quốc để thực thi "đánh tư sản mại bản", tiêu diệt tiết kiệm vốn liếng của người dân và làm xáo trộn kinh tế trầm trọng.[9][10][11][12][13][14]

Thời kỳ 1982-1986

Năm 1982, Đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kỳ 1976-1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa bảo đảm được tiêu dùng của xã hội trong khi dân số tăng nhanh; thị trường, vật giá, tài chính, tiền tệ không ổn định, đời sống của nhân dân lao động còn nhiều khó khăn".[8] Vì thế, từ năm 1982, Đảng này quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ.[8]

Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế-xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. [15] Siêu lạm phát xuất hiện và kéo dài.

Để vượt qua khó khăn, các địa phương nhất là địa phương ở Nam Bộ đã có những biện pháp “xé rào” như khoán hộ, khoán sản phẩm, bù giá vào lương, tăng cường quan hệ ngoại thương với các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp “xé rào” này đã mang lại những hiệu quả nhất định trong tăng năng suất sản xuất, giải quyết tình trạng khan hiếm hàng hóa và nợ lương người lao động. Vì thế, chúng đã thu hút được sự chú ý của các nhà lãnh đạo Đảng và chính phủ.[16][17] Khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động (hay Khoán 100 gọi dựa theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng CSVN khóa IV) và mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp quốc doanh (nghị quyết 25/CP của Chính phủ) được Đảng và Chính phủ cho phép thí điểm và dần áp dụng rộng rãi từ năm 1981. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, một số nhà nghiên cứu kinh tế gồm cả những người được đào tạo thời Việt Nam Cộng hòa đã được lãnh đạo Đảng triệu tập để nghiên cứu, chuẩn bị cho Đổi Mới. [18]

Những thực tiễn “xé rào” và lý luận mới trên đã giúp Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai chính thức chương trình Đổi mới tư duy quản lý kinh tế mà thể hiện trước hết là nghị quyết của Đại hội VI tổ chức vào giữa tháng 12 năm 1986. Và, giai đoạn Đổi Mới bắt đầu từ năm 1987.

Chuyển theo kinh tế thị trường

Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán. Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Nền kinh tế dần dần được thị trường hóa. Song Đảng chủ trương và thực hiện kinh tế quốc doanh là chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác. Cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dần dần giảm đi.[19][20][21]

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt. Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo. Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo. Hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng, nhiều hơn và đa dạng hơn. Xuất khẩu tăng mạnh, thâm hụt thương mại giảm. Từ năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô, đem lại nguồn thu xuất khẩu lớn. Lạm phát được kiềm chế dần dần. [21]

Tháng 6 năm 1991, Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, tại đây một văn kiện quan trọng đã ra đời, đó là "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội". Cương lĩnh này sau đó liên tục được bổ sung và điều chỉnh trong các kỳ họp của Ban Chấp hành trung ương Đảng và Đại hội Đại biểu toàn quốc tiếp theo. Cương lĩnh này và các văn kiện có tính chất sửa đổi nó tuyên bố rằng nhiệm vụ trung tâm của xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: “đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”[22] “gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện”[23]. Các văn kiện này nêu phương hướng: "thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" [23] và "phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[22].

Thời kỳ 1993-1997 là thời kỳ kinh tế Việt Nam kiềm chế thành công lạm phát đồng thời lại tăng trưởng nhanh chóng. Sau đó, kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 2 năm 1998-1999. Tuy bắt đầu tăng tốc dần từ năm 2000, nhưng nền kinh tế có lúc rơi vào tình trạng giảm phát và thiểu phát. Các năm 2007-2008, lạm phát tăng tốc và hàng năm đều ở mức 2 chữ số.[24]

Thập niên 1990 và 2000 là thời kỳ mà Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản.

Các đặc trưng của kinh tế Việt Nam hiện nay

Hệ thống kinh tế

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp. Trong khi nền kinh tế ngày càng được thị trường hóa thì sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế vẫn còn ở mức độ cao. Hiện tại, nhà nước vẫn sử dụng các biện pháp quản lý giá cả kiểu hành chính như yêu cầu các tập đoàn kinh tế và tổng công ty điều chỉnh mức đầu tư, quyết định giá xăng dầu, kiểm soát giá thép, xi măng, than.[25][26] Tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Đảng ra quyết định về chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho thời kỳ 10 năm và phương hướng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm để trình Quốc hội góp ý và thông qua.

Chính phủ Việt Nam tự nhận rằng kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một số nền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. [27][28][29] Tuy nhiên, cho đến nay Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản vẫn chưa công nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường.[30][31] Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi.

Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế. Theo cách xác định hiện nay của chính phủ, Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.[22] Một trong những biện pháp mà Đảng và Chính phủ Việt Nam thực hiện để khu vực kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo của nền kinh tế là thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng cổng ty nhà nước. Tuy nhiên, từ đầu thập niên 1990 cho đến nay, Việt Nam đã liên tục thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên phát triển các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, song tốc độ tăng trưởng của hai thành phần này lại thấp hơn so với của kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.[32] Theo số liệu sơ bộ[33] của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tế nhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lần lượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tư nhân (10,11 %).

Xem thêm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Kinh tế hỗn hợp, Kế hoạch 5 năm (Việt Nam), Cổ phần hóa.

Cơ cấu kinh tế

Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3 ngành lớn) kinh tế, đó là: 1) nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; 2) công nghiệp (bao gồm công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); 3) thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.

Vào năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm 20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58 % (trong đó công nghiệp chế biến chiếm 21,38 %). Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81 % GDP thực tế.[33]

Địa lý kinh tế

Các bộ, ngành của Việt Nam hiện thường chia toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thành 7 vùng địa-kinh tế, đó là: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng song Cửu Long. Ngoài ra, cũng còn nhiều cách phân vùng kinh tế khác được áp dụng. Ở 3 miền của đất nước có 4 vùng kinh tế trọng điểm[34] làm đầu tàu cho phát triển kinh tế của cả nước và vùng miền. Ở ven biển, có 13 khu kinh tế[35] với những ưu đãi riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước và làm động lực cho phát triển kinh tế của các vùng. Ngoài ra, dọc biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia có một loạt các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 9 khu kinh tế cửa khẩu được ưu tiên phát triển (Móng Cái, Lạng Sơn-Đồng Đăng, Lào Cai, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang, Đồng Tháp).

Kinh tế vĩ mô - tài chính

Mặt trước và sau tờ 500.000 đồng.
Tập tin:500 dong.jpg
Tiền kim loại mệnh giá 500 đồng (làm từ hợp kim nhôm mạ nikel).

Đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam hiện nay là đồng. Đồng gồm tiền giấy hoặc polimer có các mệnh giá 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng, 50.000 đồng, 20.000 đồng, 10.000 đồng, 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng, 200 đồng, 100 đồng và tiền kim loại có các mệnh giá 5.000 đồng, 2.000 đồng, 1.000 đồng, 500 đồng, 200 đồng. Các loại tiền có mệnh giá dưới 5.000 đồng rất ít xuất hiện trong thị trường nhưng lại khá phổ biến trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, tế lễ dưới dạng quyên góp công đức hoặc cúng bái.

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 %[36], cao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5-9% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%[37], thấp hơn mức Quốc hội đề ra là trên 7,5-8%. Những lo ngại về lạm phát tăng tốc nhanh trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đã khiến Chính phủ quyết định thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính cũng như tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến.

Thu chi ngân sách nhà nước được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp lý khác. Kỳ họp cuối năm là lúc Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm sau. Các cấp ngân sách nhà nước đều có nguồn thu riêng. Ngoài ra còn có một số nguồn thu chung - là nguồn thu của ngân sách cấp trên chia cho ngân sách cấp dưới.

Hiện Việt Nam có 2 sở giao dịch chứng khoán, 1 ở Hà Nội và 1 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tại HOSE có 172 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số giá chứng khoán Vn-Index; ngoài ra còn có 68 trái phiếu và 4 chứng chỉ quỹ.[38] Tại HNX-Index có 170 cổ phiếu được niêm yết và sử dụng chỉ số HNX-Index; ngoài ra còn có 531 loại trái phiếu.[39] Bên cạnh cổ phiếu được niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết (ở Việt Nam quen gọi là cổ phiếu OTC) cũng được giao dịch rất nhiều. Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ có các loại trái phiếu (định danh bằng đồng hoặc dollar Mỹ) do chính phủ, kho bạc nhà nước và chính quyền một số tỉnh, thành phố phát hành; chưa có trái phiếu doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã phát hành và niêm yết trái phiếu chính phủ tại thị trường chứng khoán nước ngoài.[40] Người nước ngoài được phép mua bán chứng khoán Việt Nam. Cho tới nay, năm 2006 là năm sôi động nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Việt Nam có 43 ngân hàng thương mại trong nước và 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Xem thêm: Danh sách ngân hàng tại Việt Nam). Ngân hàng Nhà nước Việt Namngân hàng trung ương của Việt Nam có văn phòng tại tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

Ngân hàng Nhà nước đang quản lý tương đương 20,7 tỷ dollar dự trữ ngoại hối nhà nước của Việt Nam (tính vào thời điểm ngày 19/6/2008). Ngân hàng này quản lý tỷ giá hối đoái chính thức của Việt Nam thông quan can thiệp vào giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để tác động tới tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu.[41] Bộ Tài chính (Việt Nam) cũng công bố một tỷ giá chính thức nữa để phục vụ hạch toán ngoại tệ.[42] Ngoài các loại tỷ giá hối đoái chính thức nói trên, Việt Nam còn có tỷ giá hối đoái không chính thức thường áp dụng trong giao dịch ngoại tệ tại các cửa hàng kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của tư nhân.

Kinh tế đối ngoại - hội nhập kinh tế

Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được khoảng 64.8 tỷ dollar Mỹ, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23,5% là hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó cùng năm, giá trị nhập khẩu ước đạt 60,8 tỷ dollar, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là hàng tiêu dùng.[43]

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải ngân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài LoanNhật Bản. Còn theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một. Các tỉnh, thành thu hút được nhiều FDI (đăng ký) nhất lần lượt là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.[44] Riêng năm 2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phát sinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar.[45] Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào. Tính đến hết năm 2007, có 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ dollar và vốn thực hiện khoảng 800 triệu dollar. Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp.[46]

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc.[47][48] Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Xem thêm: Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, Tổ chức ACMECS, Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, Vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, AFTA, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ.

Khu vực kinh tế phi chính thức

Khu vực kinh tế phi chính thức và lao động phi chính thức phổ biến ở Việt Nam

Là một nước đang phát triển, các hoạt động kinh tế phi chính thức ở Việt Nam khá phổ biến. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều về phi mô thực của khu vực kinh tế này. Một nghiên cứu chung giữa Tổng cục Thống kê Việt Nam và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp cho thấy khu vực kinh tế phi chính thức (hoạt động kinh tế ngoài nông-lâm-ngư nghiệp của cá nhân, hộ gia đình không phải hoặc chưa đăng ký) chiếm 27,7 % lực lượng lao động trong toàn quốc; chiếm 55,7% số lao động phi nông nghiệp, và tạo ra giá trị sản lượng tương đương 20% GDP.[49]. Tương tự, Ngân hàng Thế giới ước tính khu vực kinh tế phi chính thức có giá trị tương đương 15,6% tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam. Tuy nhiên, con số này bị nhà kinh tế học Lê Đăng Doanh cho là không hợp lý với một nền kinh tế có mức độ phát triển như Việt Nam. Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng khu vực kinh tế phi chính thức có giá trị khoảng 30 - 50% giá trị của tổng sản phẩm nội địa, ít nhất là gấp đôi con số của Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Việt Nam. [50]

Số liệu những năm gần đây

Dựa theo số liệu từ CIA[51] và các báo chí Việt Nam[52][53][54][55][56][57]

Các chỉ số về GDP theo tỷ giá

Năm GDP theo tỷ giá
(tỷ USD)
GDP tỷ giá theo đầu người
(USD)
Tăng trưởng
2007 71,4 823 8,5%
2008 89,83 1024 6,2%
2009 92,84 1040 5,3%
2010 6,5%*

(*) - Dự kiến của Chính phủ Việt Nam[58]

Các chỉ số về GDP theo sức mua

Năm GDP theo sức mua
(tỷ USD)
GDP sức mua theo đầu người
(USD)
ghi chú
2007 230,8 2700
2008 245,1 2800
2009 258,1 2900
2010

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Năm FDI đăng ký
(tỷ USD)
FDI giải ngân
(tỷ USD)
2007 8
2008 71,7 11,5
2009 21,48 10
2010 (dự kiến) 22 - 25 11

Các chỉ số về xuất nhập khẩu

Năm Xuất khẩu
(tỷ USD)
Nhập khẩu
(tỷ USD)
Thâm hụt
(tỷ USD)
2007 48,38 60,83 -12,45
2008 63,0 80,5 -17,5
2009 56,58 68,83 -12,25
2010

Các số liệu khác

Còn các số liệu dưới đây được dịch từ nguồn của Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA)[59].

Tỷ trọng trong GDP (2009)
Lực lượng lao động
  • Có 43,87 triệu lao động (2009 ước) (xếp thứ 13 toàn cầu)
Tỷ lệ thất nghiệp
  • Đạt 2,9% (2009 ước) (xếp thứ 23 toàn cầu)
Dân số dưới mức nghèo
  • Đạt 12,3% (2009 ước)
Hộ gia đình có thu nhập hoặc tiêu dùng bằng cách chia sẻ phần trăm
  • Thấp nhất 10%: 3,1%
  • Cao nhất 10%: 29,8% (2006)
Đầu tư (tổng cố định)
  • Đạt 42,5% của GDP (2009 ước) (xếp thứ 4 toàn cầu)
Ngân sách
  • Thu: 24,27 tỷ USD
  • Chi: 28,85 tỷ USD (2008 ước)
Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng)
  • Đạt 6,9% (2009 ước) (xếp thứ 164 toàn cầu)
Xuất khẩu
  • Đạt 56,55 tỷ USD (2009 ước) (xếp thứ 40 toàn cầu)
Nhập khẩu
  • Đạt 68,80 tỷ USD (2009 ước) (xếp thứ 36 toàn cầu)
Tỷ giá trao đổi
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI nhập đến 31 tháng 12 năm 2009)
Đứng thứ 51 toàn cầu với 47,37 tỷ USD tính toàn bộ các dự án đăng ký, chủ yếu tập trung vào công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng tăng thêm vốn 1,83 tỷ USD vào những dự án đang tồn tại.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI xuất đến 31 tháng 12 năm 2009)
Đứng thứ 50 toàn cầu với 7,7 tỷ USD.
Nợ nước ngoài
(% GDP, cuối 2005) 35,5%. Bộ Tài chính dự kiến mức này cho năm 2006 là 34%. Theo Nhóm Ngân hàng Thế giới, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 31% GDP theo tỷ lệ danh nghĩa và 22% theo tỷ lệ thực. [60]
Cán cân thanh toán theo ngoại tệ chuyển đổi (2005)
Các mặt hàng xuất khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)

Dầu thô (23%), hàng dệt may (15 %), giày dép (9,3%), hải sản (8,5%), điện tử máy tính (4,5%), gạo (4,3%), cao su (2,4%), cà phê (2,2%).

Các mặt hàng nhập khẩu chính (2005, % tổng kim ngạch)

Máy móc, thiết bị (14,2%), xăng dầu (13,5%), thép (8%), vải (6,5%), nguyên phụ liệu dệt may da (6,3%), điện tử máy tính (4,6%), phân bón (1,8%).

Các thị trường xuất khẩu chính (2003)

Hoa Kỳ (20%), Nhật Bản (14%), Trung Quốc (9%) Úc (7%), Singapore (5%), Đài Loan (4%), Đức (4%), Anh (4%), Pháp (2%), Hà Lan (2%), các nước khác (29%).

* Tỷ giá liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ** Theo ước tính của Bộ Tài chính *** do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá xếp hạng trong 125 nước[61]

Tham khảo và chú thích

  1. ^ a b c Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 (14:00 27/12/2017)
  2. ^ Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2018 "Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 1,35% so với bình quân cùng kỳ năm 2017" Truy cập vào ngày 09 tháng 08 năm 2018
  3. ^ a b c Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm 2017 Truy cập ngày 09 tháng 08 năm 2018 "Tính đến hết 12 tháng/2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tướng ứng tăng 37,44 tỷ USD, và tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016"
  4. ^ “2025: Việt Nam đứng thứ 17 về tiềm lực kinh tế?”. Tuổi Trẻ. 27 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ “China to overtake US by 2025, but Vietnam may be fastest growing of emerging economies”. PricewaterhouseCoopers. 4 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2010.
  6. ^ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980.
  7. ^ a b Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng trình bày, ngày 27 tháng 3 năm 1982.
  8. ^ a b c “Phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế và xã hội trong 5 năm (1981 - 1985) và những năm 80”, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V do Phạm Văn Đồng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trình bày ngày 27 tháng 3 năm 1982.
  9. ^ http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=18&NewsId=55405 Chiến dịch X1 và X2
  10. ^ http://www.guardian.co.uk/news/2000/may/03/guardianobituaries
  11. ^ Santoli, Al. To Bear Any Burden. Bloomington, IN: Indiana University Press, 1999. Trang 349.
  12. ^ Nguyen Van Canh. Vietnam under Communism, 1975-1982. Stanford, CA: Hoover Press, 1985. Trang 37.
  13. ^ Morris, Stephen J. Why Vietnam Invaded Cambodia: Political Culture and the Causes of War. Stanford, CA: Stanford University Press, 1999. Trang 187.
  14. ^ [1]
  15. ^ Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI do Trường Chinh trình bày.
  16. ^ Tuổi Trẻ Online: “Đêm trước” đổi mới: Chiếc áo cơ chế mới. Truy cập ngày 3/1/2009.
  17. ^ Tuổi Trẻ Online: trước”đổi mới: Những thông điệp gửi đến Ba Đình.
  18. ^ Tuổi Trẻ Online: ““Đêm trước” đổi mới: Chuyển đổi vô hình”.
  19. ^ Văn kiện Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII” do Trường Chinh trình bày.
  20. ^ Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam: Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế, xã hội trong 5 năm 1986-1990, Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do Võ Văn Kiệt trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng.
  21. ^ a b Văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam: “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương (khóa VI) tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII” do Nguyễn Văn Linh trình bày.
  22. ^ a b c Báo cáo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Ðảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
  23. ^ a b Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam: "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội".
  24. ^ Quỹ Tiền tệ Quốc tế: Report for Selected Countries and Subjects
  25. ^ VnExpress: "Thủ tướng kêu gọi toàn dân tiết giảm chi tiêu".
  26. ^ Cổng thông tin kinh tế Việt Nam: "Chính phủ yêu cầu tăng cường chống đầu cơ tăng giá".
  27. ^ VnExpress: "Thêm một nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường".
  28. ^ Lao Động: "Ấn Độ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam".
  29. ^ Thời báo Kinh tế Việt Nam: 18 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.
  30. ^ VTV: "Việt Nam chưa được công nhận nền kinh tế thị trường đầy đủ".
  31. ^ VietNamNet: "EU: Công nhận kinh tế thị trường sớm, Việt Nam dễ rủi ro".
  32. ^ Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế (Năm trước = 100)”. Truy cập ngày 11/1/2009.
  33. ^ a b Tổng cục Thống kê (Việt Nam): “Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành kinh tế”. Truy cập ngày 11/1/2009.
  34. ^ Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ trên đề án nhưng đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
  35. ^ Theo kế hoạch đến năm 2020 sẽ có 15 khu kinh tế ven biển.
  36. ^ Tổng cục Thống kê: “Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ cả nước tháng 12 năm 2008”. Truy cập ngày 11/1/2009.
  37. ^ Báo Kinh tế và Đô thị: Tăng trưởng GDP 2008 thấp hơn mức đã công bố.
  38. ^ HOSE: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại. Truy cập ngày 12/1/2009.
  39. ^ HASTC: Quy mô niêm yết thị trường hiện tại. Truy cập ngày 12/1/2009.
  40. ^ Vinashin được vay toàn bộ 750 triệu USD trái phiếu quốc tế. Truy cập ngày 12/1/2009.
  41. ^ Xem tại website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
  42. ^ Ví dụ: được công bố tại đây.
  43. ^ Số liệu của Bộ Tài chính (Việt Nam) công khai tại đâytại đây. Truy cập ngày 12/1/2009.
  44. ^ Cục Đầu tư nước: Tổng hợp tình hình Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2007, dự báo năm 2008. Truy cập ngày 12/1/2009.
  45. ^ Cục Đầu tư nước: Tình hình đầu tư nước ngoài tháng 12 và 12 tháng năm 2008. Truy cập ngày 12/1/2009.
  46. ^ Cục Đầu tư nước: http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?ctl=Article2&TabID=4&mID=238&aID=537 Tình hình đầu tư ra nước ngoài giai đoạn 1989 - 2007]. Truy cập ngày 12/1/2009.
  47. ^ Bui Quang Tuan (2007), “Economic Integration of Vietnam,” paper presented at the 32nd FAEA Annual Conference "Politics and Economic Development of ASEAN", Bangkok, December 7-8.
  48. ^ Lưu Ngọc Trịnh và Trần Thị Lan Hương (2007), “Hội nhập đa tuyến: Kinh nghiệm của Việt Nam”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 11(139), trang 45-51, tháng 11.
  49. ^ Báo Lao động, "Khu vực kinh tế phi hình thức", ngày 15/02/2009. Truy cập ngày 07/3/2010.
  50. ^ Việt Nam Net, "What’s behind a beautiful figure?", ngày 20/06/2008. Truy cập ngày 07/02/2011.
  51. ^ https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html
  52. ^ http://www.cand.com.vn/vi-VN/kinhte/2009/1/107075.cand
  53. ^ http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/12/821532/
  54. ^ http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/01/3BA17DDC/
  55. ^ http://vneconomy.vn/63472P0C10/tong-quan-xuat-nhap-khau-nhap-sieu-2007.htm
  56. ^ http://vneconomy.vn/2009010101321425P0C10/nhung-diem-noi-bat-cua-xuat-nhap-khau-2008.htm
  57. ^ http://vneconomy.vn/20091230113944360P0C10/10-diem-dang-chu-y-cua-xuat-nhap-khau-2009.htm
  58. ^ http://tuoitre.vn/Kinh-te/338261/Chinh-phu-du-kien-GDP-nam-2010-tang-65.html
  59. ^ Thông tin về Việt Nam trên CIA
  60. ^ Việt Nam có mức rủi ro thấp về nợ nước ngoài - Việt Nam Net, 16/11/2007
  61. ^ Việt Nam trong xếp hạng cạnh tranh toàn cầu

Xem thêm

Liên kết ngoài