Bước tới nội dung

Natri dithionat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Natri đithionat
Hai cation natri và một anion đithionat
Mô hình phân tử của các ion
Danh pháp IUPACNatri đithionat
Tên khácNatri bisunfat
Nhận dạng
Số CAS7631-94-9
PubChem146045
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Na+].[Na+].[O-]S(=O)(=O)S([O-])(=O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1/2Na.H2O6S2/c;;1-7(2,3)8(4,5)6/h;;(H,1,2,3)(H,4,5,6)/q2*+1;/p-2
Thuộc tính
Công thức phân tửNa2S2O6
Khối lượng mol206.11 g/mol
Bề ngoàibột tinh thể màu trắng.
Khối lượng riêng? g/cm³, chất rắn.
Điểm nóng chảy52°C(325.15 K) (phân hủy)
Điểm sôiphân hủy
Độ hòa tan trong nước6.05%(0°C); 10.63%(12°C); 13.39%(20°C); 17.32%(30°C)
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Về chất sát trùng, xem natri metabisunfit. Về chất khử, xem natri đithionit.

Natri đithionat Na2S2O6 là một hợp chất quan trọng trong hóa vô cơ. Nó còn có tên là đinatri đithionat, natri hyposunfat, và natri metabisunfat. Nguyên tố lưu huỳnh có thể được xem ở trạng thái oxy hóa +5.

Không nên nhầm lẫn với natri đithionit, Na2S2O4, một chất hoàn toàn khác biệt, và là một chất khử công hiệu với nhiều ứng dụng trong hóa học và hóa sinh. Sự nhầm lẫn giữa đithioant và đithionit được bắt gặp thường xuyên, thậm chí trong bản mục lục của nhà sản xuất.

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri đithionat được điều chế bằng cách oxy hóa natri bisunfit bởi mangan dioxide:[1]

2 NaHSO3 + MnO2 → Na2S2O6 + MnO + H2O

Một cách khác, nó có thể điều chế bằng cách oxy hóa natri sunfit bởi cation bạc(I):[1]

Na2SO3 + Ag2SO3 → Na2S2O6 + 2 Ag

Một phương pháp khác là thông qua phản ứng oxy hóa natri thiosunfat với clo:

3 Cl2 + Na2S2O3·5H2O + 6 NaOH → Na2S2O6 + 6 NaCl + 8 H2O

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ion đithionat chứa lưu huỳnh đã được oxy hóa, nhưng không hoàn toàn. Lưu huỳnh có thể bị khử thành sulfide hay oxy hóa hoàn toàn thành sunfat, với các trạng thái oxy hóa trung gian đa dạng trong các chất nửa vô cơ, cũng như hợp chất cơ lưu huỳnh. Ví dụ, các ion vô cơ như sunfitthiosunfat.

Natri đithionat kết tinh theo dạng trực thoi đihiđrat hóa (Na2S2O6.H2O). Ở nhiệt độ 90 °C, nước bị tách khỏi tinh thể và chuyển thành cấu trúc lục phương.[2]

Tính chất

[sửa | sửa mã nguồn]

Natri đithionat là một hợp chất rất bền, không bị oxy hóa bởi kali pemaganat, đicromat hay brom. Nó có thể bị oxy hóa thành sunfat dưới điều kiện oxy hóa mạnh: đun sôi trong vòng 1 giờ với dung dịch axit sunfuric 5 M có chứa lượng dư kali đicromat, hay xử lý với lượng dư hydro peroxide rồi đun sôi với dung dịch axit clohiđric đậm đặc. Sự biến đổi năng lượng tự do Gibbs cho quá trình oxy hóa là khoảng −300 kJ/mol.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b W. G. Palmer (1954). Hóa vô cơ thực nghiệm. CUP Archive. tr. 361–365. ISBN 052105902X.
  2. ^ D. W. Larson; A. B. VanCleave (1963). “Dữ liệu nhiễu xạ tia X cho các đithionat kim loại kiềm”. Tạp chí hóa học Canada. The National Research Council of Canada. 41 (2).