Natri oxalat
Natri oxalat | |
---|---|
![]() Natri oxalat | |
Danh pháp IUPAC | Natri oxalat |
Tên khác | Muối natri của axit oxalic Natri etanđioat |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số RTECS | K11750000 |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Na2C2O4 |
Khối lượng mol | 133.99914 g/mol |
Khối lượng riêng | 2.34 g/cm3 |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 3.7 g/100 ml (20 °C) 6.25 g/100 mL (100 °C) |
Độ hòa tan | không tan trong cồn |
Các nguy hiểm | |
MSDS | Oxford MSDS |
Phân loại của EU | Có hại (Xn) |
NFPA 704 |
|
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Natri oxalat, là muối natri của axít oxalic có công thức phân tử là Na2C2O4. Nó thường gặp dưới dạng bột trắng tinh thể không mùi và phân huỷ ở 250–270 °C.
Natri oxalat có thể hoạt động như một chất khử, và cũng có thể được dùng như một tiêu chuẩn gốc trong việc chuẩn hoá dung dịch kali pemanganat (KMnO4).
Dạng khoáng vật của natri oxalat là natroxalate. Nó rất hiếm thấy và bị giới hạn trong các pecmatit cực kiềm.[1]
Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]
Natri oxalat có thể được điều chế qua phản ứng trung hoà giữa axit oxalic và NaOH với tỉ lệ axit-bazơ 1:2. Phản ứng nửa trung hoà cũng có thể xảy ra với tỉ lệ 1:1 sẽ tạo ra NaHC2O4.
Các phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]
Natri oxalat được dùng để chuẩn độ dung dịch kali pemanganat. Nhiệt độ của hỗn hợp chuẩn độ nên đặt cao hơn 60 °C để đảm bảo chắc chắn tất cả gốc pemanganat phản ứng nhanh chóng. Động học của phản ứng khá phức tạp, và các ion manganat(II) được tạo thành lại làm xúc tác cho các phản ứng tiếp theo giữa pemaganat và axit oxalic (tạo thành trong dung dịch bởi lượng dư axit sulfuric). Phản ứng sau cùng là:[2]
- 5H2C2O4 + 2KMnO4 + 3H2SO4 → K2SO4 + 2MnSO4 + 10CO2 + 8H2O
Tính hoạt động sinh hoá[sửa | sửa mã nguồn]
Giống như các muối oxalat khác, natri oxalat độc đối với người. Nó có thể gây bỏng ở miệng, họng và dạ dày, nôn ra máu, đau đầu, chuột rút, co giật, hạ huyết áp, suy tim, sốc, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. Liều gây chết trung bình theo đường bụng là 10-15 gram (mỗi MSDS).
Natri oxalat, cũng như là natri xitrat, có thể được dùng để loại thải ion canxi (Ca2+) ra khỏi huyết thanh. Nó cũng ngăn máu vón cục. Ghi nhớ rằng bằng cách loại bỏ ion canxi khỏi máu, natri oxalat có thể làm suy yếu chức năng não, và để lại canxi oxalat ở thận (nguy cơ gây sỏi thận).
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ http://rruff.geo.arizona.edu/doclib/hom/natroxalate.pdf Handbook of Mineralogy
- ^ Mcbride, R. S. (1912). “The standardization of potassium permanganate solution by sodium oxalate”. J. Am. Chem. Soc. 34: 393. doi:10.1021/ja02205a009.