Natri methylsulfinylmethylide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Natri metylsunfinylmetylua)
Natri methylsulfinylmethylide
Cấu trúc của natri metylsunfinylmetylua
Danh pháp IUPACNatri metylsunfinylmetylua
Tên khácnatri đimsylat, đimsylnatri, NaDMSYL
Nhận dạng
Viết tắtNaDMSO, NaDMSYL
Số CAS15590-23-5
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Thuộc tính
Công thức phân tửC2H5NaOS
Khối lượng mol100,1161 g/mol
Bề ngoàichất rắn màu trắng, có thể có màu xanh táo hay tím trong dung dịch[1]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướcphản ứng sinh ra DMSO
Độ hòa tantan rất tốt trong DMSO và nhiều dung môi phân cực khác
Độ axit (pKa)35
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphân hủy cho ra chất ăn mòn NaOH
Các hợp chất liên quan
Hợp chất liên quanĐimetyloxosunfoni metylua
Đimetyl sunfoxit
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri methylsulfinylmethylide (còn gọi là NaDMSO hay dimsyl natri) là muối natri của base liên hợp dimethyl sulfoxide. Công thức hóa học của nó là C2H5NaOS. Muối không màu không thông dụng này có vài ứng dụng trong hóa hữu cơ như một base và chất ái nhân nucleophin.

Từ lần đầu tiên xuất bản vào năm 1965 bởi Corey và nhiều tác giả khác,[2] một số ứng dụng mới của chất này đã được xác định.[3]

Điều chế[sửa | sửa mã nguồn]

Natri metylsulfinylmetylua được điều chế bởi việc đun nóng natri hydride[4] hay natri amide[5] trong DMSO.

CH3SOCH3 + NaH → CH3SOCH2Na+ + H2
CH3SOCH3 + NaNH2 → CH3SOCH2Na+ + NH3

Phản ứng[sửa | sửa mã nguồn]

Như một base[sửa | sửa mã nguồn]

pKa của DMSO là 35, dẫn tới NaDMSO trở thành một base Brønsted rất mạnh. NaDMSO dùng trong điều chế các ylid của phosphorlưu huỳnh.[6] NaDMSO trong DMSO đặc biệt thích hợp trong tổng hợp dimethyloxosulfoni methylidedimethylsulfoni methylide.[2][7]

Phản ứng với este[sửa | sửa mã nguồn]

NaDMSO ngưng tụ với các este (1) cho ra các β-ketosulfoxide (2), có thể trở thành các chất trung gian có ích.[8] Khử các β-ketosulfoxide này bằng hỗn hống nhôm cho ra các metyl keton (3).[9] Phản ứng với các alkyl halide kèm sự tách loại cho ra các α,β-ceton không no (4). Thú vị hơn, các β-ketosulfoxide có thể được sử dụng trong phản ứng chuyển vị Pummerer để gắn thêm các nhóm nucleophin vào vị trí alpha tạo thành một carbonyl (5).[10]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “15590”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập 30 tháng 6 năm 2016.
  2. ^ a b Corey, E. J.; Chaykovsky, M. (1965). “Methylsulfinyl Carbanion (CH3-SO-CH2). Formation and Applications to Organic Synthesis”. J. Am. Chem. Soc. 87 (6): 1345–1353. doi:10.1021/ja01084a033.
  3. ^ , Mukulesh Mondal "Sodium methylsulfinylmethylide: A versatile reagent" Synlett 2005, vol. 17, 2697-2698. doi:10.1055/s-2005-917075
  4. ^ Iwai, I.; Ide, J. (1988). "2,3-Diphenyl-1,3-Butadiene".
  5. ^ Kaiser, E. M.; Beard, R. D.; Hauser, C. R. (1973). “Preparation and reactions of the mono- and dialkali salts of dimethyl sulfone, dimethyl sulfoxide, and related compounds”. J. Organomet. Chem. 59: 53–64. doi:10.1016/S0022-328X(00)95020-4.
  6. ^ Romo, D.; Myers, A. I. (1992). “An asymmetric route to enantiomerically pure 1,2,3-trisubstituted cyclopropanes”. J. Org. Chem. 57 (23): 6265–6270. doi:10.1021/jo00049a038.
  7. ^ Trost, B. M.; Melvin, L. S., Jr. (1975). Sulfur Ylides: Emerging Synthetic Intermediates. New York: Academic Press. ISBN 0-12-701060-2.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ Ibarra, C. A; Rodgríguez, R. C; Monreal, M. C. F; Navarro, F. J. G.; Tesoreo, J. M. (1989). “One-pot synthesis of β-keto sulfones and β-keto sulfoxides from carboxylic acids”. J. Org. Chem. 54 (23): 5620–5623. doi:10.1021/jo00284a043.
  9. ^ Swenton, J. S.; Anderson, D. K.; Jackson, D. K.; Narasimhan, L. (1981). “1,4-Dipole-metalated quinone strategy to (±)-4-demethoxydaunomycinone and (±)-daunomycinone. Annelation of benzocyclobutenedione monoketals with lithioquinone bisketals”. J. Org. Chem. 46 (24): 4825–4836. doi:10.1021/jo00337a002.
  10. ^ Isibashi, H.; Okada, M.; Komatsu, H.; Ikeda, M. S. (1985). “A New Synthesis of Substituted Cyclopentenones by Olefin Cyclization Initiated by Pummerer Reaction Intermediates”. Synthesis. 1985: 643–645. doi:10.1055/s-1985-31290.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]