Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 230: Dòng 230:
! TT!! width="120"|Giám đốc!! width="120"; align="center"|Thời gian!!align="center"| Chức vụ cao nhất
! TT!! width="120"|Giám đốc!! width="120"; align="center"|Thời gian!!align="center"| Chức vụ cao nhất
|-align="center"
|-align="center"
|1||align="left"|TS. [[Trần Chí Đáo]]|| 1995- 2001 || Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
|1||align="left"|TS. [[Trần Chí Đáo]]|| 1995 - 2001 || Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
|- align="center"
|- align="center"
|2|| align="left"|PGS. TS [[Nguyễn Tấn Phát]] || 2001- 2007|| Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
|2|| align="left"|PGS. TS [[Nguyễn Tấn Phát]] || 2001 - 2007|| Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
|- align="center"
|- align="center"
|3|| align="left"|PGS. TS [[Phan Thanh Bình (sinh 1960)|Phan Thanh Bình]] || 2007 - 06/01/2017||[[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ủy viên Trung ương Đảng]], Uỷ viên [[Ủy ban thường vụ Quốc hội]], Chủ nhiệm [[Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (Việt Nam)|UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội]]
|3|| align="left"|PGS. TS [[Phan Thanh Bình (sinh 1960)|Phan Thanh Bình]] || 2007 - 2016||[[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ủy viên Trung ương Đảng]], Uỷ viên [[Ủy ban thường vụ Quốc hội|Ủy ban Thường vụ Quốc hội]], Chủ nhiệm [[Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội (Việt Nam)|UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội]]
|- align="center"
|- align="center"
|4|| align="left"|PGS. TS [[Huỳnh Thành Đạt]] || 06/01/2017 - 14/01/2021 || Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
|4|| align="left"|PGS. TS [[Huỳnh Thành Đạt]] || 2017 - 2020 || Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
|- align="center"
|- align="center"
|5|| PGS. TS Vũ Hải Quân|| 14/01/2021 - ||
|5|| PGS. TS [[Vũ Hải Quân]]|| 2021 - nay ||Ủy viên Trung ương Đảng
|}
|}



Phiên bản lúc 13:52, ngày 16 tháng 1 năm 2021

Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ
Map
Thông tin
LoạiHệ thống đại học trọng điểm của Việt Nam
Thành lập27/1/1995[1]
Giám đốcVũ Hải Quân
Số Sinh viênHơn 69.000 người (Tháng 8/2019)
Websitewww.vnuhcm.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVNUHCM
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
QS(2021)1[2]
THE(2020)3[3]
Webometrics(2020)8[4]
uniRank(2020)11[5]
Xếp hạng châu Á
QS(2021)143[6]
THE(2020)401+
Xếp hạng thế giới
QS(2021)801-1000
THE(2020)1000+
Webometrics(2020)2943

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Vietnam National University Ho Chi Minh City) là một trong hai hệ thống đại học quốc gia của Việt Nam, được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, được đánh giá là một trong 1000 trường/nhóm trường đại học tốt nhất thế giới của Việt Nam.[7]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Thủ tướng Chính phủ. Trường bao gồm các chương trình giáo dục đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đa ngành có chất lượng cao và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam.

Lịch sử

Ngày 27 tháng 10 năm 1976, Trường Đại học Văn khoa Sài GònTrường Đại học Khoa học Sài Gòn sáp nhập thành Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[8][9]

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ban đầu được thành lập vào ngày 27 tháng 1 năm 1995 theo Nghị định 16/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học (Trường Đại học Tổng hợp, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thủ Đức, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Tài chính Kế toán, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Kiến Trúc, Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) lại thành 10 trường đại học thành viên và chính thức ra mắt vào ngày 6 tháng 2 năm 1996[10].

Quy hoạch của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được phát triển trên nền tảng của Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng từ thập niên 1960, trong đó bao gồm việc xây dựng một số hệ thống đường sá và hạ tầng cho khu đại học đường và khu biệt thự cho các giáo sư, tổng thể các công trình của Đại học Nông Lâm Súc xây xong vào khoảng 1974 (nay là Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), Đại học Khoa học và một số biệt thự trong khu ở cho giáo sư.

Năm 1996, Trường Đại học Khoa học Tự nhiênTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn được tách ra từ Trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định 1236/GDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30 tháng 3 năm 1996.[11]

Ngày 12 tháng 2 năm 2001, Thủ tướng Phan Văn Khải ra quyết định số 15/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại hai đại học quốc gia tại Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh.Theo đó, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (cũng như Đại học Quốc gia Hà Nội) có quy chế tổ chức và hoạt động riêng dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, là trung tâm đào tạo đại học, sau đại họcnghiên cứu khoa học – công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nồng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Cũng theo quyết định đó, một số trường thành viên trước đây của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tách ra độc lập và chỉ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có 7 trường đại học thành viên: Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Kinh tế – Luật, Trường Đại học An Giang, một khoa trực thuộc: Khoa Y và một trung tâm đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh Bến Tre.

Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt – Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho Đại học Quốc gia. Như vậy, Trường Đại học Việt – Đức có thể sẽ là trường thành viên thứ 7 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh[12]. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ đã công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển Trường Đại học Việt – Đức về Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Trường Đại học Việt – Đức tiếp tục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn đầu xây dựng trường[13].

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tới năm 2019 trường mới chính thức được chuyển vào Đại học Quốc gia.[14][15][16]

Ban Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Giám đốc

Phó Giám đốc

Quy mô đào tạo và cơ sở vật chất

Hiện nay, quy mô đào tạo chính quy (bao gồm các chương trình đại họcsau đại học) của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là hơn 69.000 sinh viên chính quy (trong đó có hơn 10.000 học viên cao học và nghiên cứu sinh) với:[19]

  • 138 ngành đào tạo bậc đại học
  • 125 ngành đào tạo bậc thạc sĩ
  • 89 ngành đào tạo bậc tiến sĩ

Các lĩnh vực đào tạo của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trải rộng trong nhiều ngành, bao gồm: kỹ thuật-công nghệ, Khoa học Giáo dục, khoa học tự nhiên, khoa học xã hộinhân văn, khoa học kinh tếkhoa học sức khỏe.

Cơ quan hành chính của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm văn hóa, thương mại và công nghiệp lớn và năng động nhất của khu vực phía Nam cũng như của Việt Nam. Địa chỉ nhà điều hành chính của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh: phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang xúc tiến xây dựng tại khu quy hoạch Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) – Dĩ An (tỉnh Bình Dương) trên diện tích rộng 643,7 hecta theo mô hình một đô thị đại học hiện đại.

Nhân sự

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh hiện có tổng cộng gần 6.000 giảng viên và nhân viên, trong đó có 3.500 người tham gia giảng dạy với:

Các đơn vị thành viên

Trường Đại học Bách khoa

  • Đào tạo bậc Kỹ sư các ngành: Công nghệ thông tin, Công nghệ hóa học, Cơ khí, Điện – Điện tử, Kỹ thuật xây dựng, Khoa học ứng dụng, Môi trường, Địa chất – Dầu khí, Kỹ thuật giao thông, Công nghệ vật liệu.
  • Đào tạo bậc Kiến trúc sư ngành: Kiến trúc dân dụng và Công nghiệp
  • Đào tạo bậc Cử nhân ngành: Quản lý công nghiệp.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành: Kỹ thuật khoan khai thác và Công nghệ dầu khí, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Vật lý kỹ thuật, Địa chất khoáng sản và thăm dò, Địa chất môi trường, Địa kỹ thuật, Bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý, Toán ứng dụng, Khoa học máy tính, Cơ học Kỹ thuật, Công nghệ chế tạo máy, Kỹ thuật Chế tạo phôi, Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Ôtô, máy kéo, Thiết bị, mạng và nhà máy điện, Tự động hóa, Kỹ thuật điện tử, Công nghệ hóa học, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học, Công nghệ Nhiệt, Kỹ thuật trắc địa, Công nghệ thực phẩm và đồ uống, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng công trình biển, Địa Kỹ thuật xây dựng, Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng, Công nghệ và quản lý xây dựng, Công nghệ vật liệu vô cơ, Công nghệ vật liệu kim loại, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ môi trường, Quản lý môi trường, Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển.
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Quản trị kinh doanh, Vật lý Kỹ thuật, Địa chất đệ Tứ, Địa kiến tạo, Bản đồ, Chế biến thực phẩm và đồ uống, Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ dệt may, Công nghệ hóa dầu và lọc dầu, Công nghệ hóa học các chất hữu cơ, Công nghệ hóa học các chất vô cơ, Công nghệ tạo hình vật liệu, Công nghệ và thiết bị lạnh, Công nghệ và thiết bị nhiệt, Công nghệ và thiết bị năng lượng mới, Công nghệ vật liệu cao phân tử và tổ hợp, Công nghệ điện hóa và bảo vệ kim loại, Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy công cụ, Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục, Kỹ thuật ôtô, máy kéo, Kỹ thuật điện tử, Mạng và hệ thống điện, Nhà máy điện, Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước, Thiết bị điện, Trắc địa cao cấp, Trắc địa ảnh và viễn thám, Tự động hóa, Xây dựng công trình biển, Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp, Xây dựng công trình thủy, Xây dựng cầu, hầm, Xây dựng đường ôtô và đường thành phố, Địa chất công trình, Địa Kỹ thuật xây dựng, Cấp thoát nước, Địa hóa học...

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  • Đào tạo hệ Cử nhân các ngành: Toán tin học, Công nghệ thông tin, Vật lý, Kỹ thuật Hạt nhân, Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Địa chất, Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Khoa học và Công nghệ Vật liệu, Hải Dương Học & Khí Tượng -Thủy Văn, Kỹ thuật điện tử truyền thông.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ: Sinh học thực nghiệm, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyếtvật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử, hạt nhân và năng lượng cao, Quang học, Vật lý địa cầu, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Địa chất học, Thạch học, khoáng vật học và địa hóa học, Địa chất thủy văn, Địa chất công trình, Hải dương học, Khí tượng thủy văn, Toán giải tích, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết tối ưu, Bảo đảm toán học cho hệ thống máy tính và tính toán, Khoa học máy tính, Khoa học môi trường, Quản lý môi trường, Cơ học ứng dụng, cơ học lý thuyết (Liên kết đào tạo với Viện Cơ học ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh).
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ: Sinh lý học người và động vật, Sinh lý học thực vật, Hóa sinh học, Vi sinh vật học, Sinh thái học, Di truyền học, Vật lý lý thuyết và vật lý toán, Vật lý vô tuyến và điện tử, Vật lý nguyên tử và hạt nhân, Vật lý năng lượng cao, Vật lý chất rắn, Quang học, Vật lý địa cầu, Cơ học vật thể rắn, Hóa hữu cơ, Hóa phân tích, Hóa lý thuyết và hóa lý, Thạch học, Khoáng vật học, Địa hóa học, Thủy thạch động lực học biển, Hóa học biển, Toán giải tích, Phương trình vi phân và tích phân, Đại số và lý thuyết số, Hình học và tôpô, Lý thuyết xác suất và thống kê toán học, Lý thuyết và tối ưu, Khoa học máy tính, Môi trường đất và nước, Quản lý tổng hợp môi trường đới bờ, Vi điện tử và Thiết kế Vi mạch.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Quốc tế

Đào tạo hệ Cử nhân:

Đào tạo hệ Cao học:

  • Thạc sĩ: Công nghệ Sinh học, Kỹ thuật Điện tử, Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh
  • Tiến sĩ: Quản lý Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Sinh học

Trường Đại học Công nghệ Thông tin

Trường Đại học Kinh tế – Luật

  • Đào tạo hệ Cử nhân:
    • Đào tạo cử nhân các ngành/chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, luậtquản lý: Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing, Toán kinh tế, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật tài chính - ngân hàng.
    • Đào tạo cử nhân tài năng các ngành/chuyên ngành: Kinh tế học, Luật tài chính - ngân hàng.
    • Đào tạo cử nhân chất lượng cao các ngành/chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại, Kinh doanh quốc tế, Tài chính - Ngân hàng, Kiểm toán, Luật thương mại quốc tế.
    • Đào tạo cử nhân quốc tế liên kết với Trường đại học Birmingham City, Anh quốc cấp bằng tại Việt Nam. Ngành đào tạo: Kinh doanh quốc tế, Tài chính quốc tế.
  • Đào tạo hệ Thạc sĩ các ngành/chuyên ngành: Kinh tế học, Kinh tế & Quản lý công, Kinh tế chính trị, Kinh tế quốc tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Luật kinh tế, Luật dân sự & tố tụng dân sự.
  • Đào tạo hệ Tiến sĩ các ngành: Kinh tế học, Kinh tế chính trị, Tài chính – Ngân hàng, Luật Kinh tế.

Trường Đại học An Giang

Ngày 8 tháng 12 năm 2016, Thủ tướng có văn bản đồng ý chủ trương chuyển Trường Đại học An Giang từ trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh An Giang thành trường Đại học thành viên của ĐHQG TP. HCM. Dự kiến đến năm 2022 đạt yêu cầu về chất lượng và có thể hòa nhập vào tất cả hoạt động chung của hệ thống ĐHQG.[20]

Ngày 13 tháng 8 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg về việc chuyển Trường ĐH An Giang là trường đại học thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM. [21]

Các Viện và Trung tâm

Viện Môi trường – Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

Các đơn vị trực thuộc

Khoa Y[22]

  • Khoa Y là đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM, được thành lập ngày 23 tháng 6 năm 2009, với định hướng là một đơn vị đào tạo tiên tiến, chất lượng cao dựa trên mô hình Trường – Bệnh viện, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Khoa Y đã chính thức tuyển sinh khóa đầu tiên trong kỳ tuyển sinh đại học – cao đẳng năm 2010.
  • Khoa Y được định hướng phát triển theo cơ chế tự chủ cao về chuyên môn, là một Khoa Y mở, gắn bó mật thiết với hệ thống các trường đào tạo y dược trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với các bệnh viện trong khu vực, phát huy những thế mạnh sẵn có của Đại học Quốc gia TP. HCM đa ngành, đa lĩnh vực để đào tạo ra những bác sĩ vừa hội đủ những yêu cầu chung theo quy định của Bộ Y tế, vừa mang những đặc thù riêng của Đại học Quốc gia TP. HCM.

Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại Bến Tre

Trường Phổ thông Năng khiếu

Các đơn vị trực thuộc khác

Các Giám đốc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

TT Giám đốc Thời gian Chức vụ cao nhất
1 TS. Trần Chí Đáo 1995 - 2001 Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
2 PGS. TS Nguyễn Tấn Phát 2001 - 2007 Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo kiêm Giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM
3 PGS. TS Phan Thanh Bình 2007 - 2016 Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội
4 PGS. TS Huỳnh Thành Đạt 2017 - 2020 Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ
5 PGS. TS Vũ Hải Quân 2021 - nay Ủy viên Trung ương Đảng

Chú thích

  1. ^ Nghị định 16/CP của Chính phủ, ngày 27 tháng 1 năm 1995
  2. ^ https://www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2021. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  3. ^ https://www.timeshighereducation.com/world-university-rankings/2020/world-ranking#!/page/0/length/25/locations/VN/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  4. ^ “Webometrics”.
  5. ^ “2020 Vietnamese University Ranking”.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên top dai hoc
  7. ^ “Xếp hạng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo QS Rankings”.
  8. ^ “ĐẠI HỌC TỔNG HỢP TP. HỒ CHÍ MINH”. Tài liệu của Trường ĐH KHXH&NV. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  9. ^ “Đoàn trường Đại học Xã hội Nhân Văn”. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. 28 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  10. ^ Nghị định 16/CP của Chính phủ về việc thành lập Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 1 năm 1995
  11. ^ “Lược sử hình thành và phát triển của trường”. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên. 12 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2018.
  12. ^ Chuyển đổi cơ quan chủ quản của ĐH Việt-Đức và ĐH KH&CN Hà Nội, 12 tháng 3 năm 2016
  13. ^ Không chuyển ĐH Việt Đức về ĐH Quốc gia TP HCM, 29 tháng 8 năm 2016
  14. ^ “http://aad.vnuhcm.edu.vn/Tuyen-sinh/Dai-hoc/Gioi-thieu-chung.html”Trong phần danh sách trường không có ĐH AG Đã bỏ qua tham số không rõ |separator= (trợ giúp); Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  15. ^ “Tra cứu ngành theo trường trực thuộc Đại học Quốc gia”Danh sách trường ĐH QG chưa có ĐH AG Chú thích có tham số trống không rõ: |separator= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  16. ^ “Báo Tuổi Trẻ”Trường ĐH An Giang chính thức là trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM Chú thích có tham số trống không rõ: |separator= (trợ giúp)Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  17. ^ “Đại học Quốc gia TP HCM có giám đốc mới”.
  18. ^ “Bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Tâm làm phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM”.
  19. ^ “Giới thiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”.
  20. ^ “Sáp nhập Trường ĐH An Giang vào ĐHQG TP.HCM: Có thể tuyển sinh từ năm 2018”Lãnh đạo ĐHQG TP.HCM dự kiến giai đoạn gia nhập, đảm bảo ổn định khoảng 2 năm (2018 - 2019). Sau đó là đến giai đoạn hội nhập vào tất cả hoạt động chung của ĐHQG TP.HCM (2019 - 2022). Đến năm 2025, đảm bảo Trường ĐH An Giang trở thành đơn vị đảm bảo chi thường xuyên và tự đảm bảo chi đầu tư ở năm 2030.Quản lý CS1: postscript (liên kết)
  21. ^ “Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Trường ĐHAG là trường đại học thành viên ĐHQG TPHCM và khai giảng năm học 2019 – 2020”.
  22. ^ “Khoa Y - ĐHQG TP.HCM”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)

Liên kết ngoài