Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hôn nhân cùng giới”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Đã có ở dưới, đoạn mở đầu không cần liệt kê dài dằng dặc làm gì
Dòng 11: Dòng 11:
Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là [[kết hợp dân sự]], quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989<ref>{{Chú thích web |url=http://users.cybercity.dk/~dko12530/s2.htm |ngày truy cập=2015-03-22 |tựa đề=The Registered Partnership Act |archive-date=2014-09-30 |archive-url=https://web.archive.org/web/20140930123537/http://users.cybercity.dk/~dko12530/s2.htm }}</ref>,<ref>Sheila Rule: [http://www.nytimes.com/1989/10/02/world/rights-for-gay-couples-in-denmark.html Rights for Gay Couples in Denmark] - ''[[New York Times]]''. đăng: ngày 2 tháng 10 năm 1989. Truy cặp: ngày 7 tháng 6 năm 2012</ref>, Na Uy năm 1993<ref name="lovdata.no">{{no icon}} [http://lovdata.no/dokument/LTI/lov/ngày 27 tháng 6 năm 2008-53 Lov om endringer i ekteskapsloven, barnelova, adopsjonsloven, bioteknologiloven mv. (felles ekteskapslov for heterofile og homofile par)]</ref>.
Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là [[kết hợp dân sự]], quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989<ref>{{Chú thích web |url=http://users.cybercity.dk/~dko12530/s2.htm |ngày truy cập=2015-03-22 |tựa đề=The Registered Partnership Act |archive-date=2014-09-30 |archive-url=https://web.archive.org/web/20140930123537/http://users.cybercity.dk/~dko12530/s2.htm }}</ref>,<ref>Sheila Rule: [http://www.nytimes.com/1989/10/02/world/rights-for-gay-couples-in-denmark.html Rights for Gay Couples in Denmark] - ''[[New York Times]]''. đăng: ngày 2 tháng 10 năm 1989. Truy cặp: ngày 7 tháng 6 năm 2012</ref>, Na Uy năm 1993<ref name="lovdata.no">{{no icon}} [http://lovdata.no/dokument/LTI/lov/ngày 27 tháng 6 năm 2008-53 Lov om endringer i ekteskapsloven, barnelova, adopsjonsloven, bioteknologiloven mv. (felles ekteskapslov for heterofile og homofile par)]</ref>.


Năm 2020, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 29 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm: [[Hôn nhân đồng giới ở Áo|Áo]] [[Hôn nhân đồng giới ở Argentina|Argentina]], [[Hôn nhân đồng giới ở Bỉ|Bỉ]], [[Hôn nhân đồng giới ở Bồ Đào Nha|Bồ Đào Nha]], [[Hôn nhân đồng giới ở Brasil|Brasil]], [[Hôn nhân đồng giới ở Canada|Canada]], [[Hôn nhân đồng giới ở Colombia|Colombia]], [[Hôn nhân đồng giới ở Costa Rica|Costa Rica]], [[Hôn nhân đồng giới ở Đan Mạch|Đan Mạch]], [[Hôn nhân đồng giới ở Đài Loan|Đài Loan]], [[Hôn nhân đồng giới ở Đức|Đức]], [[Hôn nhân đồng giới ở Ecuador|Ecuador]], [[Hôn nhân đồng giới ở Hà Lan|Hà Lan]], [[Hôn nhân đồng giới ở Hoa Kỳ|Hoa Kỳ]], [[Hôn nhân đồng giới ở Iceland|Iceland]], [[Hôn nhân đồng giới ở Cộng hòa Ireland|Ireland]], [[Hôn nhân đồng giới ở Luxembourg|Luxembourg]], [[Hôn nhân đồng giới ở Malta|Malta]], [[Hôn nhân đồng giới ở México|México]] (chỉ một số bang), [[Hôn nhân đồng giới ở Na Uy|Na Uy]], [[Hôn nhân đồng giới ở Nam Phi|Nam Phi]], [[Hôn nhân đồng giới ở New Zealand|New Zealand]] (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), [[Hôn nhân đồng giới ở Pháp|Pháp]], [[Hôn nhân đồng giới ở Phần Lan|Phần Lan]], [[Hôn nhân đồng giới ở Tây Ban Nha|Tây Ban Nha]], [[Hôn nhân đồng giới ở Thụy Điển|Thụy Điển]], [[Hôn nhân đồng giới ở Úc|Úc]], [[Hôn nhân đồng giới ở Uruguay|Uruguay]], [[Hôn nhân đồng giới ở Vương quốc Anh|Vương quốc Anh]]. Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là [[tội phạm]], một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách [[trung dung]], không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.
Năm 2020, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 29 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới. Nguợc lại, Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là [[tội phạm]], một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách [[trung dung]], không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.


==Nghiên cứu==
==Nghiên cứu==

Phiên bản lúc 01:50, ngày 15 tháng 7 năm 2021

Hôn nhân đồng giới hay hôn nhân đồng tínhhôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học. Hôn nhân đồng giới có khi còn được gọi là "hôn nhân bình đẳng" hay "bình đẳng hôn nhân", thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến từ những người ủng hộ[1][2][3][4][5]. Việc hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới còn được mô tả bằng thuật ngữ "định nghĩa lại hôn nhân" từ các trường phái có quan điểm đối lập.[6][7][8]

Hôn nhân đồng giới là vấn đề gây tranh cãi gay gắt giữa những người ủng hộ và phản đối, đôi khi còn gây ra chia rẽ xã hội sâu sắc. Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới cho rằng việc hợp pháp hoá kiểu hôn nhân này là để đảm bảo nhân quyền, sự bình đẳng giữa các xu hướng tính dục và giảm được phân biệt đối xử trong xã hội. Họ cũng cho rằng con nuôi của các cặp đồng tính sẽ được lợi khi cặp đồng tính đó có tình trạng hôn nhân hợp pháp[9][10][11][12] Những nhóm ủng hộ đồng tính coi bình đẳng hôn nhân là mục tiêu sau khi đã có quyền bình đẳng của người da màu, của phụ nữ và các tôn giáo.[12][13][14][15][16][17][18][19][20] Ngược lại, những người khác phản đối hôn nhân đồng giới vì họ cho rằng kiểu gia đình này có những khiếm khuyết (trẻ em được nuôi bởi cặp đồng tính sẽ dễ gặp tổn thương tâm lý và lệch lạc hành vi, hôn nhân đồng tính thường không bền vững, không có khả năng duy trì nòi giống, làm sụt giảm giá trị của hôn nhân trong văn hóa xã hội, thúc đẩy tình trạng làm cha/mẹ đơn thân...), do vậy nếu chấp thuận và để hôn nhân đồng tính nhân rộng thì sẽ gây tác hại cho xã hộitrẻ em.

Công nhận hôn nhân đồng giới là một vấn đề chính trị, xã hội, nhân quyềnquyền công dân, cũng như vấn đề tôn giáo ở nhiều quốc gia và trên thế giới. Những tranh cãi tiếp tục diễn ra rằng hai người đồng giới có nên được kết hôn, được công nhận một mối quan hệ khác (kết hợp dân sự) hoặc từ chối công nhận những quyền đó.[21][22][23] Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi.[24] Những lợi ích hoặc tác hại của việc công nhận hôn nhân đồng tính là chủ đề tranh luận của nhiều tổ chức khoa học.

Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc, Nhà thờ ở Thụy Điển, Giáo hội Presbyterian, Do Thái giáo bảo thủ, Giáo hội Thống Nhất Canada...[25][26][27][28]

Trước khi công nhận hôn nhân đồng giới, nhiều nước đã có luật cho các cặp đồng tính đăng ký sống chung gọi là kết hợp dân sự, quy định quyền lợi và bổn phận của họ như Đan Mạch từ năm 1989[29],[30], Na Uy năm 1993[31].

Năm 2020, trong số 220 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã có 29 quốc gia/vùng lãnh thổ chính thức công nhận hôn nhân đồng giới. Nguợc lại, Có hơn 80 quốc gia/vùng lãnh thổ coi hành vi đồng tính luyến ái là tội phạm, một số còn áp dụng hình phạt tử hình đối với những người có hành vi đồng tính luyến ái. Số quốc gia/vùng lãnh thổ còn lại có chính sách trung dung, không coi đồng tính luyến ái là bất hợp pháp nhưng cũng không công nhận hôn nhân đồng tính.

Nghiên cứu

  Hôn nhân mở cửa cho các cặp đôi đồng giới (vòng tròn: trường hợp cá nhân)
  Pháp luật hoặc ràng buộc phán quyết của tòa án trong nước thiết lập hôn nhân đồng giới, nhưng hôn nhân chưa được quy định
  Hôn nhân đồng giới được công nhận khi được thực hiện ở một số khu vực pháp lý khác và được hưởng các quyền lớn hơn so với các hiệp hội đồng giới địa phương (nếu có)
  Kết hợp dân sự hoặc quan hệ đối tác trong nước
  Công nhận pháp lý hạn chế (giấy chứng nhận hợp tác, v.v.)
  Hôn nhân đồng giới được công nhận với các quyền hạn chế khi được thực hiện ở một số khu vực pháp lý khác (quyền cư trú cho vợ/chồng nước ngoài)
  Quốc gia chịu phán quyết của tòa án quốc tế để công nhận hôn nhân đồng giới
  Hôn nhân đồng giới không được pháp luật công nhận

Tổ chức ủng hộ

Cờ cầu vồng - biểu tượng của phong trào cộng đồng LGBT và phong trào "niềm tự hào đồng tính" từ năm 1978, gồm 6 màu: đỏ, cam, vàng, lục, xanh dương, tím. Số lượng sọc được chọn là chẵn để tránh việc sọc chính giữa của cờ bị che khuất bởi cột cờ khi treo thẳng đứng

.

Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association, APA) - tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về tâm lý học của Mỹ (với hơn 137.000 chuyên gia ngành tâm lý) đã tuyên bố trong Nghị quyết bình đẳng hôn nhân cho người đồng tính ngày 03 tháng 05 năm 2011:

Đồng tính luyến ái là một biểu hiện bình thường của thiên hướng tình dục con người mà không gây trở ngại cố hữu nào để có thể tạo lập một cuộc sống hạnh phúc, khỏe mạnh và hiệu quả, gồm cả khả năng tạo lập mối quan hệ bền vững với một người cùng giới, cũng như nuôi dạy con cái tốt. Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ ủng hộ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính, phản đối các chính sách, pháp luật phân biệt đối xử với họ. Hiệp hội cũng kêu gọi các chính phủ liên bang mở rộng công nhận đầy đủ hôn nhân đồng giới. Hiệp hội khuyến khích các nhà tâm lý học, khoa học và các chuyên gia khác tiến hành nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết của dân chúng về đồng tính và song tính, cũng như đẩy mạnh các biện pháp can thiệp và giáo dục công chúng nhằm giảm bớt thành kiến, kỳ thị và phân biệt đối xử. Hiệp hội sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chính phủ, các tổ chức xã hội để thúc đẩy nghiên cứu và can thiệp để cải thiện sức khỏe và phúc lợi của người đồng tính và song tính[32]

Hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ cho quyền bình đẳng đầy đủ cho những người LGBT trong gần 35 năm, trên cơ sở các nghiên cứu khoa học xã hội về khuynh hướng tình dục. APA đã hỗ trợ lợi ích hợp pháp cho các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 1997 và quyền kết hôn đối với các cặp vợ chồng đồng tính từ năm 2004. APA đã thông qua nhiều báo cáo chính sách, vận động sửa đổi Luật hôn nhân liên bang, nộp báo cáo tóm tắt hỗ trợ hôn nhân đồng tính tại nhiều bang của Hoa Kỳ...[33]

Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ (American Sociological Association, ASA) - tổ chức nghiên cứu chuyên nghiệp về xã hội học lớn nhất thế giới (với hơn 14.000 nhà xã hội học) đã tuyên bố trong nghị quyết của mình:

Không có bằng chứng cho thấy con cái của các cha mẹ cùng giới hay khác giới là khác nhau về hạnh phúc. Thật vậy, sự ổn định lớn hơn được cung cấp bởi hôn nhân cho các cặp đồng tính cũng như các bậc cha mẹ khác giới có thể là một tài sản cho các con mình[34]. Sửa đổi hiến pháp định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người phụ nữ là cố tình phân biệt đối xử chống lại người đồng tính nữ và đồng tính nam cũng như con cái của họ bằng cách từ chối truy cập đến các biện pháp bảo vệ, quyền lợi và trách nhiệm mở rộng tự động cho các cặp vợ chồng kết hôn... Chúng tôi tin rằng sự biện minh chính thức về việc sửa đổi hiến pháp được đề xuất dựa trên thành kiến hơn là nghiên cứu thực nghiệm. Các nghiên cứu xã hội học đã nhiều lần chỉ ra rằng sự bất bình đẳng gây phương hại đến lợi ích xã hội. Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ cực lực phản đối việc sửa đổi hiến pháp được đề xuất định nghĩa hôn nhân là giữa một người nam và một người nữ[35].

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics, viết tắt: AAP) kết luận vào năm 2006, trong một bản phân tích công bố trên Tạp chí Nhi khoa:[36][37]

Có nhiều bằng chứng cho thấy không có mối quan hệ giữa thiên hướng tình dục của cha/mẹ với các yếu tố tình cảm, tâm lý và cách cư xử của một đứa trẻ... chứng tỏ không có rủi ro đối với trẻ em lớn lên trong một gia đình với cha/mẹ là đồng tính. Những người lớn tận tâm và biết cách nuôi dạy, cho dù họ là nam hay nữ, đồng tính hay dị tính, đều có thể là những bậc cha mẹ tốt. Quyền lợi và sự bảo vệ của hôn nhân dân sự có thể làm cho những gia đình như vậy thêm vững mạnh.

Hiệp hội tâm lý - xã hội học Australia (The Australian Psychological Society, APS)[38] - tổ chức của các nhà tâm lý và xã hội học tại Úc với hơn 20.000 thành viên, trong kiến nghị gửi Thượng viện ban hành Luật Bình đẳng Hôn nhân sửa đổi Bill 2010 đã tuyên bố[39][40]:

Không có cơ sở khoa học cho một khẳng định rằng đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, và những người chuyển giới là ít phù hợp để kết hôn hay để trở thành cha mẹ của những trẻ em khỏe mạnh và được nuôi dạy tốt như ở những người dị tính. APS hỗ trợ bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho tất cả mọi người, bất kể giới tính và thiên hướng tình dục, về các khía cạnh quyền con người, sức khỏe và an sinh xã hội... APS đã có các kiến nghị: Chính phủ Úc sửa đổi luật để loại bỏ phân biệt đối xử dựa trên khuynh hướng tình dục và giới tính; Các chính quyền bang và lãnh thổ Úc bãi bỏ tất cả các biện pháp phủ nhận cặp vợ chồng đồng tính, bao gồm cả những người chuyển giới và lưỡng tính đồng thời ban hành luật để cung cấp bình đẳng hôn nhân đầy đủ cho các cặp vợ chồng đồng tính; Chính phủ Úc mở rộng công nhận đầy đủ quyền kết hôn hợp pháp cặp vợ chồng đồng tính, tương đương tất cả các quyền, lợi ích và trách nhiệm ở các cặp vợ chồng khác giới kết hôn hợp pháp; Nhà nước và chính quyền lãnh thổ Úc tăng cường ban hành Luật chống phân biệt đối xử để bảo vệ tất cả người dân Úc trước phân biệt đối xử trên cơ sở định hướng tình dục và giới tính.

Từ ngày 26/06/2014, Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận quyền kết hôn đồng tính với hơn 43.000 nhân viên thuộc tổ chức này trên toàn cầu, bao gồm các hình thức "hôn nhân" và "kết hợp dân sự" đồng tính. Trước kia, tình trạng hôn nhân của nhân viên Liên Hiệp quốc được xác định bởi quốc tịch của họ, tuy nhiên kể từ đây, Liên Hiệp quốc sẽ công nhận pháp lý đối tất cả các cặp vợ chồng đồng tính đã thực hiện kết hôn tại nước mà hôn nhân đồng giới là hợp pháp, không phân biệt quốc tịch của họ.[41][42][43] Vào tháng 4/2011, Liên Hiệp Quốc đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xuất bản một tài liệu có tựa đề "Phát ngôn của Liên hiệp quốc về giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trên cơ sở thiên hướng tình dục và bản sắc giới"[44][44]. Vào tháng 9/2012, Liên hiệp quốc in một ấn phẩm gồm 60 trang về vấn đề "thiên hướng tình dục và bản sắc giới trong luật nhân quyền quốc tế". Vào Ngày quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (ngày 17 tháng 5 hàng năm), hầu hết các cơ quan của Liên Hiệp quốc đều đánh dấu kỷ niệm ngày này với các sự kiện cụ thể[45][46].

Tổ chức phản đối

Nhiều tổ chức khác thì có quan điểm phản đối hôn nhân đồng tính do e ngại các hậu quả lâu dài mà nó gây ra cho xã hội. Ví dụ, như Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ) luôn duy trì lập trường chống lại hôn nhân đồng tính. Năm 2013, Đảng đã bỏ phiếu nhất trí tái khẳng định cam kết sẽ duy trì thể chế hôn nhân giữa một nam và một nữ tại Hoa Kỳ. Tại Nghị quyết năm 2012 của Đảng Cộng hòa khẳng định[47]:

Thể chế hôn nhân là nền tảng của xã hội dân sự, nó sẽ quyết định sự thành công của quốc gia. Kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học xã hội luôn cho thấy hôn nhân truyền thống là tốt nhất cho trẻ em: tăng tỷ lệ đỗ đại học, có thể chất và tình cảm lành mạnh, ít nghiện ma túy hoặc rượu, phạm tội hoặc mang thai ngoài hôn nhân. Việc phá vỡ mô hình gia đình sẽ dẫn đến lãng phí tài chính và tăng sự kiểm soát của chính phủ... Chúng tôi tin rằng hôn nhân, sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ phải được tôn trọng như là tiêu chuẩn quốc gia, một mục tiêu để khuyến khích thông qua luật quản lý hôn nhân.

Sau vụ tấn công hộp đêm ở Florida hồi tháng 6 năm 2016, tổng thống Donald Trump thể hiện rằng mình là người chống lại bạo lực đối với những người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT), tuy nhiên toàn thể đảng Cộng hòa của ông Trump vẫn tiếp tục phản đối hôn nhân đồng giới. Cương lĩnh 2016 của đảng Cộng hòa nêu bật sự ủng hộ đối với kiểu gia đình tự nhiên và phản đối hôn nhân đồng tính, thể hiện quan điểm thiên hữu mạnh mẽ hơn cả tổng thống Donald Trump. Văn kiện này cũng đồng tình với ý kiến cho rằng các bậc cha mẹ có thể quyết định việc chữa trị và liệu pháp y tế phù hợp cho những đứa con chưa đến tuổi vị thành niên, nội dung được cho là nhằm vào các thanh niên có dấu hiệu gia nhập cộng đồng LGBT.[48]

Hội đồng nghiên cứu gia đình, một tổ chức với quan điểm và hoạt động nhằm "thúc đẩy thế giới quan Kitô giáo làm cơ sở cho một xã hội công bằng, tự do và ổn định", tin rằng hôn nhân và gia đình là nền tảng của nền văn minhđạo đức xã hội. Hội đồng nghiên cứu gia đình tham gia tranh luận công khai và đưa ra các chính sách công nhằm tôn vinh phẩm giá con người và duy trì các tổ chức hôn nhân và gia đình[49] đã tuyên bố:[50]

Hội đồng nghiên cứu gia đình cho rằng hành vi tình dục đồng giới là có hại cho những người tham gia vào nó và cho xã hội nói chung, và không bao giờ nên được chấp nhận. Đó là một quan niệm phi tự nhiện, và như vậy sẽ liên quan đến các tác động tiêu cực tới sức khỏe thể chất và tâm lý. Trong khi nguyên nhân của hấp dẫn đồng tính là rất phức tạp, hiện không có bằng chứng thuyết phục rằng đồng tính chỉ là do di truyền hay bẩm sinh, mà nó còn xuất phát từ ảnh hưởng của văn hóa và cách nuôi dạy trẻ em... Chúng tôi phản đối những nỗ lực của các nhà hoạt động đồng tính yêu cầu đồng tính luyến ái được chấp nhận là tương đương với hôn nhân khác giới trong pháp luật, trong các phương tiện truyền thông, và trong các trường học. Việc chấp nhận "hôn nhân" giữa 2 người cùng giới tính sẽ tạo nên sự định nghĩa lại khái niệm căn bản và làm sai lệch mô hình hôn nhân.

Biểu tình quy mô nhỏ chống hôn nhân đồng tính tại Pháp năm 2013 để phản đối việc chính phủ Pháp thông qua luật hôn nhân đồng tính vào năm 2013.[51][52][53]

Hiệp hội gia đình Hoa Kỳ, một tổ chức chuyên nghiên cứu các chính sách gia đình[54] đã tuyên bố[55][56]:

Quyết định năm 1973 của APA (rằng đồng tính không phải là bệnh) đã không dựa trên bằng chứng khoa học, mà là do ảnh hưởng chính trị... Về phong trào đồng tính, đây chỉ là biểu hiện mới nhất và cơ bản nhất của cuộc cách mạng tình dục trong 40 năm qua và sẽ dẫn đến việc bình thường hóa của nhiều hành vi lệch lạc hơn. Đó là phong trào nhằm tách hôn nhân ra khỏi mục đích tối cao của nó là sinh sản và nuôi dưỡng trẻ em. Nếu tất cả các loại hình quan hệ tình dục chỉ đơn thuần là sự đồng thuận, xã hội sẽ không còn luân lý... Thúc đẩy phong trào hôn nhân đồng tính sẽ làm suy yếu tổ chức gia đình và theo đó là nền tảng của tất cả các xã hội... Các chương trình đồng tính làm nảy sinh hàng loạt các hệ lụy. Ví dụ, các nhà hoạt động cho rằng, bởi vì đồng tính luyến ái là bình thường, trẻ em cần được dạy điều đó này trong các trường học, và kể từ đó, trẻ em sẽ không còn e dè hoặc sẽ bị lôi cuốn vào việc thực hiện các hành vi đồng tính... AFA phản đối những nỗ lực để đưa phong trào đồng tính hiện diện trong các trường học, chính phủ, doanh nghiệp và nơi làm việc thông qua luật pháp, chính sách công cộng và phương tiện truyền thông.

Năm 2013, tại Đài Loan đã diễn ra cuộc biểu tình của hàng chục ngàn người phản đối hôn nhân đồng giới. Họ cho rằng động thái này sẽ đẩy xã hội rơi vào tình trạng hỗn loạn. Nhóm "Vì hạnh phúc của thế hệ mai sau" - một trong những nhóm tổ chức cuộc biểu tình - tuyên bố rằng việc cho phép đồng tính kết hôn và nhận con nuôi sẽ khuyến khích "tình dục thiếu kiểm soát", làm suy yếu giá trị gia đình truyền thống và gây ra vấn đề dễ nhầm lẫn giới tính ở trẻ em. Nhà lập pháp Lai Shyh-bao của Quốc Dân Đảng nói trước đám đông: "Chúng ta phải đứng lên nói "không" để bảo vệ giá trị gia đình, chính sách này có thể tạo ra một tác động cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến dân số cũng như công cuộc giáo dục con cái chúng ta." Một đại diện khác cũng của Quốc Dân Đảng là Ting Shou-chung nói rằng ông tôn trọng người đồng tính nhưng "gia đình được xây dựng từ một người nam với một người nữ vẫn là một yếu tố quan trọng cho sự ổn định của xã hội và không nên thay đổi điều này." Nhiều diễn giả tại cuộc biểu tình không ngừng cáo buộc rằng đề xuất hợp thức hóa hôn nhân đồng giới là để mở đường cho tình dục tự do, loạn luânquan hệ tình dục tập thể.[57]

Năm 2013, Croatia đã thông qua Hiến pháp mới, theo đó quy định cấm hôn nhân đồng tính đã được thông qua với tỷ lệ 65,87% cử tri ủng hộ[58]. Đảng Dân chủ Nhân dân Thiên Chúa giáo Hungary (KDNP) đã hoan nghênh kết quả trên. Theo KDNP, đó là chiến thắng của "giá trị Kitô giáo châu Âu". Vlado Košić đã nhấn mạnh rằng người Croatia là những người Công giáo biết trân quý truyền thống mà họ đã sống trong nhiều thế kỷ[59][60].

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin, cả hai đều có chính sách nghiêm cấm hôn nhân đồng tính nhằm ngăn chặn sự hủy hoại văn hóa gia đình, đảm bảo trẻ em - thế hệ tương lai của đất nước sẽ phát triển lành mạnh

Tại Trung Quốc, từ sau khi chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo năm 2012, Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh kiểm duyệt chặt chẽ mọi nội dung được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước. Ủy ban về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc hoạt động rất mạnh tay trong lĩnh vực an ninh văn hóa: Các mối quan hệ và hành vi tình dục bất thường như loạn luân, ấu dâm, đồng tính luyến ái bị cấm đưa lên phim hoặc phải cắt bỏ mọi cảnh quay liên quan.[61][62] Chính phủ Trung Quốc cũng cấm tất cả các nội dung về đồng tính luyến ái được xuất hiện trên sóng phát thanh truyền hình, như là một phần của chính sách chống lại những nội dung "thô tục, vô đạo đức và không lành mạnh"[61]. Cảnh sát Trung Quốc giám sát chặt những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, và họ sẽ giải tán những hoạt động đó nếu phát hiện ra chúng có ý đồ cổ vũ đồng tính luyến áihôn nhân đồng tính[63] Trung Quốc cũng kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nội dung trên internet. Các quy định nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu hiển thị những hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luân, lạm dụng tình dục, đồng tính luyến ái, chuyển đổi giới tính... Tất cả những phim ảnh, bài báo vi phạm quy định này đều sẽ bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các bộ phim về đồng tính luyến ái trên Internet đã làm băng hoại giới trẻ Trung Quốc bởi nội dung gây suy đồi đạo đức, làm tha hóa lối sống thanh niên và văn hóa gia đình[62].

Tổng thống Nga Vladimir Putin phản đối hôn nhân đồng tính vì nó sẽ tước đi quyền có đầy đủ cha mẹ của trẻ em, hủy hoại tương lai đất nước và làm trầm trọng thêm vấn nạn già hóa dân số

Năm 2013, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin đã ra bộ luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về đồng tính luyến ái và hôn nhân đồng tính[64]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ hôn nhân đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp. Đây là một nỗ lực nhằm tuyên dương những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại trào lưu cổ vũ đồng tính luyến ái, đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính đến từ các nước phương Tây, mà Chính phủ Nga tin rằng đang làm băng hoại giới trẻ và phá hủy nền tảng luân lý gia đình của nước Nga, khiến nước Nga suy yếu[65] Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối: 436 phiếu thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[66] Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình để tập hợp các chiến dịch tuyên truyền bảo vệ giá trị gia đình truyền thống, ngăn chặn sự truyền bá của các nhóm hoạt động đồng tính, các tổ chức phi chính phủ đòi hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính[67].

Tổng thống Nga Vladimir Putin lý giải tại sao cần phải cấm hôn nhân đồng tính: "Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói"[68] Putin cho biết chính sách cấm đồng tính luyến ái là vấn đề quan trọng cho việc bảo vệ tương lai đất nước: "Người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi"[69].

Tổ chức quốc gia về hôn nhân (Hoa Kỳ) (National Organization for Marriage) đã giúp chính phủ Nga thông qua Đạo luật chống tuyên truyền đồng tính năm 2013. Chủ tịch tổ chức là Brian Brown tin rằng những người LGBT nên dừng ngay việc nhận con nuôi và ngay sau đó, Nga đã ban hành một đạo luật người đồng tính cấm nhận con nuôi. Brian Brown tiết lộ ông đã vận động hành lang chống lại dự luật hôn nhân bình đẳng tại Pháp (nơi các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra). Brown gọi Nga là một ví dụ tiên phong, và ông hi vọng phong trào này phát triển trên toàn thế giới. Brown đã gom các lập luận của mình vào một nhu cầu phải bảo vệ trẻ em, và là luật "chống tuyên truyền đồng tính" của Nga cũng được đóng khung theo cách đó, khiến cho bất kỳ ai trao đổi về đồng tính luyến ái với một trẻ vị thành niên cũng trở thành bất hợp pháp. Trước Quốc hội Nga, Brian Brown phát biểu[70]

Ngay bây giờ các bạn đang có cuộc chiến về nhận con nuôi, nhưng vấn đề nhận con nuôi không thể tách rời từ các vấn đề hôn nhân. Nếu các bạn không bảo vệ các giá trị văn hóa của đất nước mình, tôi e rằng chúng ta sẽ nhìn thấy sự phát triển rất tiêu cực trên toàn thế giới. Trong một số trường học Hoa Kỳ, trẻ em đang nói chuyện với nhau về tình dục đồng tính, nhưng trong thực tế, các em không nên tìm hiểu về điều đó cho đến một độ tuổi nhất định. Chúng ta cần đoàn kết với nhau, chúng ta cần bảo vệ con em chúng ta. Mọi trẻ em đều có quyền có cha mẹ bình thường: Một người cha và một người mẹ đúng nghĩa

Năm 2016, hàng ngàn người dân Mexico cũng biểu tình để phản đối đề xuất của chính phủ về việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính tại quốc gia này. Theo những người biểu tình, họ không phản đối các quyền của người đồng tính, mà chỉ muốn bảo vệ các giá trị truyền thống về gia đình và hôn nhân[71].

Quan điểm khác của một số cá nhân

Việc công nhận hôn nhân đồng tính hay không là chủ đề tranh cãi tại nhiều nơi trên thế giới. Những người ủng hộ cho rằng việc công nhận hôn nhân đồng tính là thể hiện sự bình đẳng và đảm bảo quyền con người, và việc công nhận hôn nhân đồng giới mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Ngược lại, những người phản đối hôn nhân đồng tính thì lo ngại những hệ lụy mà nó gây ra cho xã hội.

Ủng hộ

Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban ki-moon cho rằng: "Văn hóa truyền thống không nên là một trở lực đối với việc thực hiện nhân quyền cho mọi người trên cơ sở xu hướng tính dục. Vì vậy người đồng tính, song tính và chuyển giới cũng nên có quyền được kết hôn như người dị tính và không thể sử dụng văn hóa, truyền thống làm lý do từ chối quyền cơ bản này đối với những người thiểu số tính dục".[72]

Ngày 06/3/2015, Chính Quyền của tổng thống Obama đã chính thức ủng hộ hôn nhân đồng giới bằng việc gửi kiến nghị ủng hộ vấn đề này lên Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ. Bản thân Ông Obama trong cuộc phỏng vấn với ABC News, đã tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng tính: "Tôi cho rằng từ góc độ cá nhân, một việc rất quan trọng với tôi là xúc tiến và khẳng định việc những cặp đôi đồng giới nên được phép kết hôn". Trong một bài diễn văn khác năm 2013, ông khẳng định người đồng giới cũng cần được đối xử giống như những người khác theo pháp luật[73]. Sự vận động để hôn nhân đồng tính được công nhận trên toàn nước Mỹ là một nỗ lực thực hiện trong quá trình kéo dài trong suốt gần 3 thập kỷ, từ năm 1996 của Ông Obama[74]. Bà Hillary Clinton, cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ phát biểu ngày 18/1/2013: Những người Mỹ LGBT là những công dân đầy đủ và bình đẳng, và xứng đáng được hưởng các quyền công dân, bao gồm cả kết hôn. Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ hôn nhân cho các cặp vợ chồng đồng tính, nam cũng như nữ. Cá nhân tôi ủng hộ vấn đề này, và như là một vấn đề của chính sách và pháp luật, trong bối cảnh nỗ lực ngày càng rộng rãi để thúc đẩy bình đẳng và cơ hội cho những người Mỹ LGBT và tất cả người Mỹ.[75][76]

Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg nhận định: "Bình đẳng Hôn nhân đã làm thành phố của chúng ta cởi mở hơn, toàn diện hơn và tự do hơn. Nó cũng đã giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm và hỗ trợ nền kinh tế của chúng ta."[77]

Thị trưởng thành phố San Francisco Gavin Newsom khẳng định: "Bình đẳng hôn nhân là vấn đề về phẩm giá của con người, quyền của con người. Bạn thích hay không thích cũng vậy thôi". "Chúng ta chưa thể dừng lại cho đến khi mọi người Mỹ đều có quyền bình đẳng như nhau và được tôn trọng như nhau."[78][79][80]

Phản đối

Tiến sĩ David Blankenhorn cho rằng: để phát triển tốt về tâm lý, trẻ em cần phải có một gia đình với một người mẹ và một người cha.[81][82] Trong cuốn sách Tương lai của hôn nhân, ông viết:

Luật pháp là một giáo viên tuyệt vời, và nếu những người ủng hộ hôn nhân đồng tính thành công, trẻ em sẽ bị trục xuất khỏi bài học về hôn nhân. Chấp nhận hôn nhân đồng tính sẽ khiến cho các thế hệ tương lai nghĩ rằng hôn nhân không phải là vì trẻ em mà chỉ vì sự gắn kết quan hệ. Khi hôn nhân không còn gì nhiều hơn sự gắn kết quan hệ, ít người sẽ kết hôn để có con... Người dân vẫn sẽ sinh con, tất nhiên, nhưng rất nhiều trong số trẻ em là con ngoài giá thú. Đó là một thảm họa cho tất cả mọi người. Trẻ em bị tổn thương vì thiếu sự nuôi nấng của cha hoặc mẹ. Xã hội bị tổn thương vì sẽ bắt đầu một chuỗi các tác động tiêu cực dẫn đến nghèo đói, tội phạm, các chi phí phúc lợi cao hơn dẫn đến bộ máy nhà nước phình to hơn, thuế cao hơn, và một nền kinh tế trì trệ hơn.[81]

Tiến sĩ Richard Kay dẫn số liệu tại Bắc Âu cho biết:

Hệ quả của hôn nhân đồng tính thể hiện rõ ở các nước Bắc Âu. Ở Na Uy, nơi hợp pháp hôn nhân đồng tính kể từ đầu thập niên 1990. Trên toàn Na Uy, số trẻ em ngoài giá thú đã tăng khoảng 50% trong thập kỷ đầu tiên của hôn nhân đồng tính.[83]

Nhà nghiên cứu Dana Mack cho rằng: "Hôn nhân không nên được mở rộng cho các cặp đồng tính bởi quan hệ đồng tính không thể giúp sinh sản. Hôn nhân là cách thức của nhân loại mà mục đích cốt lõi là để đoàn kết các thành phần sinh học, xã hội và pháp lý của cha mẹ vào cam kết lâu dài. Hôn nhân nói với một đứa trẻ rằng: một người đàn ông và một người phụ nữ sẽ ở đó để yêu thương và dạy dỗ bạn. Trong ý nghĩa này, hôn nhân là một món quà mà xã hội ban cho đứa trẻ. Cho phép hôn nhân đồng tính sẽ làm chuyển đổi mục đích của hôn nhân: từ nghĩa vụ sinh đẻ và nuôi dưỡng trẻ em trở thành ham muốn ích kỷ của người lớn."[84]

Nhà đạo đức học Úc, Giáo sư Margaret Somerville quan sát thấy rằng nhu cầu cho hôn nhân đồng tính "buộc chúng ta phải lựa chọn giữa ưu tiên cho quyền của trẻ em hoặc quyền của người lớn đồng tính. Những tuyên bố của người đồng tính luôn được ưu tiên với các phương tiện truyền thông, được tung hô là tiến bộ và vì "quyền bình đẳng" của người lớn. Nhưng sau đó, ai sẽ bảo vệ quan điểm của trẻ em?" Frank Brennan, Chủ tịch của Ủy ban Tư vấn Nhân quyền quốc gia Úc, nói về hôn nhân đồng giới và quyền của trẻ em[85]:

Sự bình đẳng của người lớn không nên khiến trẻ em trong tương lai bị tước đi cơ hội để được sinh ra bởi một người đàn ông và một người phụ nữ. Quyền của các cặp đồng tính bình đẳng không thể lớn hơn quyền của trẻ em trong tương lai. Đây là trung tâm của sự phản đối hôn nhân đồng tính: chấp nhận cha mẹ đồng tính có nghĩa là trẻ em trong tương lai phải mất đi một người mẹ hay một người cha.

Hôn nhân là một kết hợp chất đúng theo Điều 16 của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền: "quyền kết hôn và xây dựng gia đình". Hôn nhân đồng tính bao gồm cả việc công nhận quyền thành lập một gia đình bằng sinh sản nhân tạo - như đẻ thuê - và bất kỳ đứa trẻ được tạo ra trong đó sẽ không có khả năng có cả mẹ và cha.

Tất nhiên, có những đứa trẻ bất hạnh không thể có cả một người mẹ và một người cha, ví như cái chết hay sự ly dị của cha mẹ, nhưng đó không phải là điều chúng ta sẽ mong muốn, và nó không phải là thứ mà chính phủ gây ra cho đứa trẻ. Nhưng nếu Chính phủ chấp nhận hôn nhân đồng tính, đó sẽ là hành vi tước đoạt cha mẹ có chủ ý. Đó là hành vi phạm tội đối với trẻ em, và pháp luật trở thành công cụ buộc một đứa trẻ phải sống mà không có một người mẹ hoặc cha. Tình mẫu tử của con người sâu sắc nhất, nhưng mối quan hệ này sẽ bị bãi bỏ bởi "hôn nhân" của hai người đàn ông. Hôn nhân đồng tính cũng báo hiệu một sự mất phương hướng đau đớn khi những đứa trẻ được tạo ra bởi những người cha hiến tặng tinh trùng vô danh khi được sinh ra từ bà mẹ độc thân.

Theo Kilian Melloy, trợ lý biên tập viên Nghệ thuật của EDGE Media Network, thì Trayce Hansen đã tìm cách bỏ qua những số lượng đảo các bằng chứng cho thấy rằng cha mẹ đồng tính không có ảnh hưởng xấu đến trẻ em, Hansen chỉ đơn giản cho rằng các tác giả của nghiên cứu này đã nói dối. Hansen đã tuyên bố rằng, "Hầu hết các nhà nghiên cứu tham gia vào các nghiên cứu về trẻ em của người đồng tính là tự tuyên bố", trong khi Hansen không đưa ra được bất kỳ một bằng chứng nào cho tuyên bố của mình. Tiến sĩ Thomas Marra đã viết một báo cáo bác bỏ những lập luận của Trayce Hansen trên "bốn điểm cơ bản", và kết luận rằng những lập luận của Hansen không dựa trên khoa học. Tiến sĩ Marra nói: "Bài viết Hansen đã may mắn khi được dán nhãn "quan điểm,' vì không một điều gì trong lập luận của cô ấy dựa trên khoa học tâm lý. Trong thực tế, toàn bộ bài viết đã dựa trên niềm tin và giá trị, rất ít có sự tham gia của kiến thức lý thuyết hoặc nghiên cứu. Tiến sĩ Mara nói thêm ""Không có bằng chứng khoa học rằng cha mẹ đồng tính là có hại. Hansen có thể không chấp thuận cha mẹ đồng tính như không có trong hệ thống niềm tin giá trị của cô ấy, nhưng cô nên đặt ra rõ ràng rằng điều này là dựa trên sở thích cá nhân của mình và thiên vị chứ không phải trên khoa học tâm lý mà cô đã nghiên cứu để có được".[86].

Nhà nghiên cứu Ryan Normandin của Đại học RMIT cho rằng[86]:

Nếu ai phản đối việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, ý kiến của họ sẽ tự động bị phe đối lập coi là dựa trên cơ sở của sự thù ghét, sợ đồng tính, hoặc động cơ tiêu cực khác. Trên thực tế, có những lý do chính đáng tại sao hôn nhân đồng tính không nên được hợp pháp hóa.

Sự phản đối hôn nhân đồng tính mang một ý nghĩa tiêu cực vì những người ủng hộ đã đóng khung thành công vấn đề này thành một trong những "quyền bình đẳng". Theo logic này, nếu bạn phản đối hôn nhân đồng tính, bạn đang phản đối quyền bình đẳng cho tất cả mọi người. Nhưng có phải tất cả mọi người đều có quyền kết hôn với bất cứ ai mà họ muốn? Không; tiểu bang có luật điều chỉnh kết hôn, cấm anh em họ gần kết hôn, anh chị em ruột kết hôn, cha mẹ kết hôn với con cái, người kết hôn với động vật... và nhiều dạng cấm khác.

Tại sao chính phủ khuyến khích một số loại hôn nhân trong khi cấm loại hôn nhân khác? Lý do là nam và nữ, khi lập gia đình, có nhiều khả năng sinh sản, do đó đảm bảo sự duy trì xã hội. Các loại hôn nhân bị cấm vì lý do tương tự: con cháu của các gia đình này có nhiều khả năng bị còi cọc, do đó không thể tiếp tục sự phát triển của xã hội, hoặc khiến xã hội bị suy thoái.

Rõ ràng là, bởi thời điểm này, hôn nhân đồng tính rơi vào trường hợp này. Cặp đôi đồng tính không thể sinh sản, có nghĩa là không có lợi ích xã hội để công nhận hôn nhân của họ. Nhiều người sẽ cho rằng hạnh phúc của cặp đồng tính sẽ được tăng cường bởi hôn nhân đồng tính, do đó tạo ra một lợi ích xã hội. Điều này, trên thực tế, không phải là lý do. Về gia đình mà thiếu vắng người cha, một nghiên cứu của Đại học Canterbury do giáo sư Bruce J. Ellis tiến hành đã chỉ ra rằng "việc thiếu vắng người cha có liên quan chặt chẽ với nguy cơ quan hệ tình dục sớm và mang thai vị thành niên". Điều này có liên quan đến các cuộc tranh luận xung quanh hôn nhân đồng tính bởi vì, trong các cặp đồng tính nữ, trẻ em chắc chắn sẽ lớn lên mà không có người cha sinh học của trẻ, do đó làm tăng nguy cơ của các tác dụng không may. Các bằng chứng cho thấy rằng các trẻ em lớn lên có đầy đủ cả mẹ và cha là điều kiện thuận lợi nhất.

Hôn nhân đồng tính không phải là một vấn đề quyền công dân; vấn đề chính là có tồn tại lợi ích xã hội đủ để Chính phủ khuyến khích hôn nhân đồng tính hay không? Khi mà các cặp vợ chồng đồng tính không thể sinh sản và, trên thực tế, có tiềm năng gây nguy hiểm cao hơn cho trẻ em, chính phủ cần duy trì lập trường rằng hôn nhân chỉ diễn ra giữa 2 người khác giới.

Sự phân công vai trò

Cục thống kê Australia đã tiến hành một cuộc điều tra, kết quả thống kê cho thấy gia đình đồng tính có sự phân công vai trò thành viên như sau:[87]:

  • 59% các cặp đồng tính nữ và 57% đôi đồng tính nam biết chia sẻ các công việc chung của gia đình trong khi chỉ có 38% các cặp vợ chồng dị tính làm được điều này.
  • Hơn 50% các cặp đồng tính có bằng cử nhân và đang làm việc với những chức vụ khá cao như quản lý hoặc chuyên gia trong một số lĩnh vực. Con số này ở những cặp đôi dị tính là 40%.
  • Về thu nhập, có khoảng 50% các cặp đồng tính ở Australia kiếm được hơn 1.000 USD trong một tuần.
  • Có khoảng 33.700 các cặp vợ chồng đồng tính và 6.300 đứa trẻ đang được nuôi dưỡng trong những gia đình này.

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Massachusetts Amherst (Hoa Kỳ) đã so sánh 104 gia đình, trong đó gồm 50 gia đình khác giới, 29 gia đình đồng tính nam và 25 gia đình đồng tính nữ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong các gia đình đồng tính, các hoạt động chăm sóc trẻ em đã được chia đồng đều hơn giữa hai người so với gia đình dị tính, sự phân công nhiệm vụ đã được chia sẻ nhiều hơn so với vai trò giới truyền thống [88]

Vấn đề bạo lực gia đình

Theo điều tra của chính phủ Mỹ, Bạo lực gia đình xuất hiện thường xuyên hơn ở những gia đình đồng tính hơn so với những gia đình thông thường. Điều tra nạn nhân Quốc gia Mỹ giai đoạn 1993-1999 báo cáo rằng 0,24% phụ nữ và 0,035% đàn ông đã lập gia đình là nạn nhân của bạo lực gia đình hàng năm gây ra bởi vợ/chồng họ, so với tỷ lệ 4,6% đàn ông và 5,8% phụ nữ đồng tính bị bạo hành bởi người đồng tính chung sống với họ[89]

Trong năm 2013, CDC công bố kết quả của một nghiên cứu năm 2010 và thừa nhận rằng "ít người được biết về sự phổ biến về bạo lực tâm lý, bạo lực tình dục giữa đồng tính nữ, đồng tính, những người đàn ông và phụ nữ lưỡng tính". Báo cáo cho thấy tỷ lệ phải chịu bạo lực gia đình trong cuộc sống của các nhóm như sau: 46% đối với đồng tính nữ và 43% đối với phụ nữ dị tính, 40% ở nam giới đồng tính và 21% so với nam giới dị tính.[90] CDC nêu số liệu cụ thể như sau[91]:

  • 44% phụ nữ đồng tính, so với 35% phụ nữ dị tính trải qua hiếp dâm, bạo hành thể xác và/hoặc rình rập bởi một bạn tình trong cuộc đời của họ.
  • 26% đàn ông đồng tính so với 29% đàn ông dị tính đã trải qua hiếp dâm, bạo hành thể xác và/hoặc rình rập bởi một đối tác bởi một bạn tình trong cuộc đời của họ.

Waldner-Haugrud và Vaden Gratch báo cáo rằng 50% đồng tính nữ từng bị lạm dụng tình dục bởi bạn tình đồng tính mà họ cùng chung sống[92] Lạm dụng tâm lý được báo cáo đã xảy ra với khoảng 24% đến 90% của đồng tính nữ[93] Trong cuốn sách về Bạo lực gia đình trong gia đình đồng tính, Các tiến sĩ Island và Letellier thông báo rằng "tỷ lệ bạo lực gia đình trong những người đàn ông đồng tính cao gần gấp đôi so với người dị tính."[94]

Các cuộc khảo sát quốc gia về bạo lực gia đình tại Mỹ cho thấy: 21,5% đàn ông và 35,4% phụ nữ chung sống đồng tính đã từng trải qua bạo lực thể chất bởi bạn tình đồng tính mà họ cùng chung sống, so với 7,1% nam giới và 20,4% phụ nữ chỉ chung sống khác giới[95]

Một báo cáo tổng quan đã được công bố ngày 4/9/2014 trên tờ Journal of Sex & Family Therapy. Tác giả đầu tiên là tiến sĩ tâm lý học Colleen Stiles-Shields. Bạo lực gia đình xảy ra ít nhất là thường xuyên, và thậm chí là có khả năng còn nhiều hơn như vậy, giữa các cặp vợ chồng đồng tính so với các cặp vợ chồng khác giới, theo đánh giá của các nhà khoa Northwestern Medicine. Các nghiên cứu trước, khi phân tích với nhau, chỉ ra rằng bạo lực gia đình ảnh hưởng đến 25-75% người đồng tính nữ, đồng tính nam và lưỡng tính. Tuy nhiên, việc thiếu dữ liệu và báo cáo của việc bạo hành khiến việc vẽ ra một bức tranh đầy đủ là khó khăn, nó cho thấy tỷ lệ bạo hành còn cao hơn[96].

Theo báo cáo tại Úc, Bạo lực gia đình đã trở thành một "đại dịch thầm lặng" trong cộng đồng đồng tính nam và đồng tính nữ dù đã được tăng cường giám sát, theo Hội đồng AIDS của NSW. Khoảng 1/3 số cặp vợ chồng đồng tính nữ, đồng tính nam lưỡng tính, chuyển giới và song tính đã trải qua bạo lực gia đình[97]


Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng 83% người đồng tính cho biết họ đã bị lạm dụng tâm lý bởi bạn tình đồng giới[98] Một nghiên cứu trên Tạp chí Interpersonal đã kiểm tra xung đột và bạo lực trong quan hệ đồng tính. Các nhà nghiên cứu tìm thấy rằng 90% số cặp đồng tính nữ được khảo sát đã bị lăng mạ bằng lời nói từ các bạn tình của họ trong năm trước đó, trong khi 31% phải trải qua bạo hành thân thể[99]

Tạp chí Nghiên cứu Dịch vụ Xã hội báo cáo rằng: cuộc khảo sát của 1.099 phụ nữ đồng tính cho thấy khoảng hơn 50% số đồng tính nữ cho biết rằng họ đã bị lạm dụng bởi bạn tình chung sống với họ, các hình thức thường xuyên nhất của sự lạm dụng là bằng lời nói/cảm xúc/lạm dụng tâm lý và lạm dụng thân xác-tâm lý kết hợp"[100] Một nghiên cứu về các cặp vợ chồng đồng tính nữ trong Sổ tay Phát triển gia đình và Can thiệp chỉ ra rằng 54 % người đồng tính đã chịu bạo hành gia đình khoảng 10 lần hoặc hơn, 74% đã trải qua 6 lần hoặc nhiều sự cố, và 71% nói rằng tình trạng bạo hành đang tồi tệ hơn theo thời gian[101]

Về nguyên nhân, người đồng tính thực hiện bạo hành đối với bạn tình của mình để đạt được và duy trì sự kiểm soát[102]. Một động cơ khác là để để khỏa lấp cảm giác mất mát và bị bỏ rơi. Vì vậy, nhiều vụ bạo hành xảy ra trong quá trình rạn nứt quan hệ. Một số người đồng tính khác thì thực hiện bạo hành do bị ảnh hưởng bởi việc lớn lên trong các gia đình thường xuyên xảy ra bạo hành thể chất, tâm lý hoặc tình dục[103]

Tính bền vững so với hôn nhân thông thường

Trong một nghiên cứu năm 2014, Đại học Mở của Anh đã khảo sát 5.000 người để tìm hiểu về tình hình sống chung của các cặp đôi hiện đại và phương thức giữ gìn mối quan hệ. Theo đó, các cặp đôi đồng tính hầu hết đều có mối quan hệ tình cảm hạnh phúc hơn các cặp đôi dị tính. Tuy nhiên, họ lại ít khi bày tỏ những cử chỉ thân mật ở nơi công cộng và ngại công khai mối quan hệ. Tiến sĩ Jacqui Gibb cho biết: "Các cặp đôi đồng tính tham gia luôn có suy nghĩ tích cực và hạnh phúc với mối quan hệ của họ".[104][105][106][107]

Tuy nhiên, về bạo lực gia đình, khảo sát được tiến hành bởi Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận rằng người đồng tính và các mối quan hệ đồng tính nữ có một tỷ lệ lớn hơn của bạo lực gia đình so với các mối quan hệ khác giới. Trong cuốn sách về bạo lực gia đình trong những cặp đồng tính nam, Island và Letellier khẳng định rằng "bạo lực gia đình trong số những người đàn ông đồng tính cao gần gấp đôi so với nam giới dị tính." Khảo sát của Trung tâm quốc gia chống bạo lưc phụ nữ, được tài trợ bởi Viện Tư pháp, cho thấy rằng "chung sống đồng tính có mức bạo lực với bạn tình cao hơn đáng kể so với chung sống khác giới. 39% số cuộc chung sống đồng tính nữ đã xảy ra hãm hiếp, hành hung thể chất, so với 21,7% chung sống khác giới. Đối với đàn ông, các con số tương đương là 23,1% và 7,4%"[108]

Về tính bền vững, Khảo sát năm 2004 ở Na UyThụy Điển đối với các cặp đồng tính đã đăng ký kết hợp dân sự cho thấy: các cặp đồng tính nam có tỷ lệ ly hôn cao hơn 50%, với đồng tính nữ cao hơn 167% so với các cặp vợ chồng nam-nữ thông thường.[109] Đại học Chicago và nhà xã hội học Edward Laumann lập luận rằng "cư dân đồng tính điển hình trong thành phố dành hầu hết cuộc sống trong các mối quan hệ tình cảm mang tính "giao dịch", hoặc chỉ duy trì được quan hệ ngắn hơn sáu tháng".[110]

Một nghiên cứu về đồng tính namHà Lan được công bố trong tạp chí AIDS phát hiện ra rằng "thời gian có quan hệ ổn định" với mỗi bạn tình chỉ là 1 năm rưỡi, và mỗi đồng tính nam có trung bình 8 đối tác tình dục mỗi năm[111] Điều tra năm 2004 ở Mỹ về lối sống của 7862 người đồng tính cho thấy: chỉ có 15% đã gắn bó với bạn tình đồng giới được 12 năm hoặc lâu hơn, chỉ có 5% kéo dài hơn 20 năm. Trong khi đó, Trung tâm Sức khỏe Quốc gia năm 2001 thống kê rằng 66% các cuộc hôn nhân nam-nữ đã kéo dài được 10 năm hoặc lâu hơn, 50% kéo dài được 20 năm hoặc lâu hơn. Điều này cho thấy rằng chỉ một số ít mối quan hệ đồng tính đạt được tuổi thọ lâu dài về hôn nhân[108].

Về mức độ chung thủy, nghiên cứu của Sondra E. SolomonEsther D. Rothblum cho biết: khi được hỏi về thái độ đối với việc quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn tình, 40,3% các nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) đã từng thảo luận và chấp nhận điều đó trong vài hoàn cảnh, so với chỉ 3,5% ở nam giới đã kết hôn với nữ; số nam đồng tính phản đối là 50,4% so với 78,6% ở nam giới kết hôn với nữ. Có 58,3% các cặp nam đồng tính (đã đăng ký kết hợp dân sự) có quan hệ tình dục ngoài bạn tình, so với 15,2% ở nam kết hôn với nữ[112]. Theo Báo cáo Mendola, chỉ 26% người đồng tính tin rằng chung thủy là yếu tố quan trọng nhất trong một cuộc hôn nhân[108].

Các tổ chức ủng hộ đồng tính vẫn tuyên truyền rằng tình yêu đồng tính không có gì khác biệt so với tình yêu nam-nữ, tuy nhiên thực tế lại rất khác. Chính bản thân "văn hóa đồng tính" luôn thôi thúc người đồng tính liên tục tìm kiếm các bạn tình mới, thay vì tôn trọng chế độ một vợ một chồng như các cặp dị tính.[113] Andrew Sullivan, một tác giả nổi tiếng về đồng tính, cho biết các cặp đồng tính có các tiêu chuẩn đạo đức rất "khác biệt" so với xã hội. Một trong số đó là "sự tồn tại các bạn tình ngoài hôn nhân", họ luôn muốn tìm nhiều bạn tình riêng dù vẫn đang chung sống với nhau. Các cặp đôi đồng tính không xem đó là hành vi ngoại tình mà lại coi đó là điều cần thiết trong lối sống của họ. Một khảo sát của Tạp chí Nghiên cứu Giới tính cho thấy: chỉ có 2,7% số người đồng tính lớn tuổi là chung thủy với duy nhất 1 bạn tình trong suốt cuộc đời của họ, so với tỷ lệ trên 80% ở những người bình thường.[114]

Nhà nghiên cứu Brad Hayton cung cấp cái nhìn sâu sắc thái độ của nhiều người đồng tính đối với cam kết trong hôn nhân:

Người đồng tính có niềm tin rằng mối quan hệ hôn nhân chỉ là tạm thời và chủ yếu là vì bản năng tình dục. Quan hệ tình dục giữa họ chủ yếu vì niềm vui chứ không phải vì sự sinh sản. Họ tin rằng nguyên tắc một vợ một chồng trong hôn nhân không phải là tiêu chuẩn và cũng không cần được khuyến khích.[115]

Cặp đồng giới nuôi dạy con

Người LGBT làm cha mẹ nói chung và nhận con nuôi nói riêng là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước phương Tây, ngay cả ở những nước công nhận hôn nhân đồng tính, bởi việc công nhận hôn nhân đồng tính đồng nghĩa với việc công nhận việc nhận con nuôi của các cặp đồng tính. Những lo ngại chủ yếu là về tác động của kiểu hôn nhân này đối với tâm lý trẻ em (nhất là những trẻ lớn lên trong một gia đình đồng tính) khi thiếu vắng một người cha/mẹ theo đúng nghĩa, đồng thời với đó là sự sụp đổ các quan niệm về giá trị của hôn nhân trong cách nghĩ của các thế hệ sau.[116]

Ủng hộ

Có một số nghiên cứu khoa học cho rằng cha mẹ đồng tính nữ và đồng tính nam có khả năng như các bậc cha mẹ khác giới, và con cái của họ phát triển tâm lý lành mạnh như con cái nuôi bởi cha mẹ dị tính[117][118][119]. Các nghiên cứu xã hội học này chỉ ra rằng các yếu tố tài chính, tâm lý và thể chất hạnh phúc của cha mẹ được tăng cường bởi hôn nhân và rằng trẻ em được hưởng lợi từ việc nuôi dưỡng bởi cha mẹ khi hôn nhân được công nhận về mặt pháp lý.[20][118][119][120], mặc dù trên thực tế sự phân biệt pháp lý và bất bình đẳng vẫn là thách thức đáng kể đối với các gia đình đồng tính.[117] Các hiệp hội chủ yếu của các chuyên gia sức khỏe tâm thần ở Mỹ, Canada, và Australia cho biết chưa xác định được nghiên cứu thực nghiệm nào đáng tin cậy cho kết quả khác.[20][37][118][121][122] Kết quả các thống kê cho thấy việc chăm sóc trẻ em và những công việc khác trong các gia đình đồng tính được phân chia đồng đều hơn giữa hai người hơn[123], và rằng không có sự khác biệt về lợi ích và sở thích của trẻ em có cha mẹ đồng tính so với trẻ em có cha mẹ dị tính.[124]

Các nghiên cứu và phân tích bao gồm các phân tích Bridget Fitzgerald năm 1999 về đồng tính và cha mẹ đồng tính nữ được công bố trong Tạp chí Hôn nhân và Gia đình đã chỉ ra rằng "Các nghiên cứu hiện có nói chung kết luận rằng: khuynh hướng tình dục của cha mẹ không phải là một yếu tố dự báo hiệu quả và quan trọng nhất tới sự phát triển thành công ở trẻ em" [125].

Từ những năm 1970, có những nghiên cứu cho rằng phương pháp và quá trình phát triển của gia đình (chẳng hạn như "chất lượng" của cha mẹ, trạng thái tâm lý xã hội hạnh phúc của cha mẹ, chất lượng và sự hài lòng với các mối quan hệ trong gia đình, mức độ hợp tác và hòa hợp giữa cha mẹ) góp phần vào việc tạo nên hạnh phúc của trẻ em hơn là cấu trúc gia đình (chẳng hạn như tình trạng số lượng, giới tính hay khuynh hướng tình dục của cha mẹ).[117][120].

Ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em

Một nghiên cứu mới vào năm 2012 của Mark Regnerus, giáo sư tại Đại học Texas được đăng trên Tạp chí nghiên cứu xã hội Hoa Kỳ đã cung cấp thêm nhiều thông tin về vấn đề này. Nghiên cứu khảo sát 15.000 thanh niên, khảo sát kỹ 3.000 thanh niên trong đó 175 được nuôi lớn bởi cặp đồng tính nữ và 73 bởi cặp đồng tính nam. Kết quả cho thấy: trong ngắn hạn, các cặp đồng tính có thể nuôi con tốt như vợ chồng thông thường; nhưng về dài hạn, sự khiếm khuyết về giới tính (thiếu vắng cha hoặc mẹ để nuôi dạy đứa trẻ) là không thể khắc phục được, và con nuôi của họ khi bước vào tuổi thành niên sẽ gặp phải nhiều vấn đề hơn hẳn so với con cái của những gia đình thông thường, cụ thể[126]:

Vấn đề gặp phải Con nuôi đồng tính nữ Con nuôi đồng tính nam Gia đình thông thường
Thất nghiệp 28% 20% 15%
Có ý định tự tử 12% 24% 9%
Phải điều trị tâm lý gần đây 19% 19% 9%
Có quan hệ đồng tính 7% 12% 2%
Bị cưỡng ép quan hệ tình dục 31% 25% 11%

Nghiên cứu trên của Mark Regnerus nhận được sự ủng hộ của Trường Cao đẳng nhi khoa Hoa Kỳ, một tổ chức quốc gia của các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và giáo dục dành cho trẻ em. Hội đồng Nghiên cứu gia đình Hoa Kỳ đã có bài phân tích ủng hộ nghiên cứu và cho biết: nhờ mẫu thống kê lớn nên nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng cho biết về tình trạng của trẻ em trong gia đình đồng tính về dài hạn, cũng như bản chất "bất ổn định" của cặp đồng tính. Nghiên cứu này đã xóa tan những ngộ nhận về việc "cha mẹ đồng tính không khác cha mẹ thường". Kết quả của nó tương đồng với nghiên cứu của các chuyên gia nghiên cứu chính sách gia đình, và không có gì đáng ngạc nhiên khi nghiên cứu này bị tấn công quyết liệt các nhà hoạt động ủng hộ đồng tính[127]

Mark Regnerus tin rằng còn quá sớm đưa ra các kết luận sâu rộng về ảnh hưởng đối với con cái của các cặp đồng tính, và hiện không có bằng chứng thuyết phục rằng con cái của cặp đồng tính sẽ không khác biệt so với những đứa trẻ có đủ cha mẹ. Trước khi có nhiều bằng chứng hơn, Nhà nước nên thận trọng giữ lại hôn nhân trong phạm vi truyền thống (1 nam và 1 nữ), Regnerus tin rằng đó là điều tốt nhất dành cho trẻ em[128]

Đại học Texas (nơi Mark Regnerus làm việc) đã đưa ra tuyên bố: "Nghiên cứu này của Mark Regnerus là của riêng ông, không phản ánh quan điểm của Đại học Texas hay Hiệp hội Xã hội học Mỹ", đồng thời các kết quả nghiên cứu của Regnerus "đã được trích dẫn trong các nỗ lực không phù hợp nhằm hạn chế các quyền dân sự của các đối tác LBGTQ và gia đình của họ"[129]. Hiệp hội xã hội học Hoa Kỳ (ASA) thì cho rằng vẫn chưa thể bàn luận về các tác động của kết quả việc nuôi dạy của cha mẹ đồng tính lên con cái dựa trên nghiên cứu này.[130][131]. Tuy nhiên, 18 nhà khoa học đã ký tên chung vào bài viết ủng hộ nghiên cứu của Mark Regnerus. Những người này cho rằng nghiên cứu này có giá trị dựa trên những điều sau[132]:

  • Phần lớn các nghiên cứu trước đó đều dựa vào các mẫu nhỏ, không đại diện cho trẻ em trong các gia đình đồng tính. Ngược lại, Regnerus dựa trên một mẫu lớn, ngẫu nhiên, và đại diện của hơn 200 trẻ em nuôi dưỡng bởi cha mẹ có mối quan hệ đồng tính, so sánh chúng với một mẫu ngẫu nhiên của hơn 2.000 trẻ em lớn lên trong gia đình dị tính, để đạt được kết luận của mình. Giáo sư xã hội học Paul Amato, chủ tịch phân viện gia đình của Hiệp hội Xã hội học Mỹ đã viết rằng nghiên cứu Regnerus là "(nghiên cứu) tốt hơn hầu hết các nghiên cứu trước đó trong việc phát hiện sự khác biệt giữa các nhóm đó (nhóm gia đình khác biệt) trong dân số"
  • Những người đã lên tiếng phê bình Regnerus đã không công khai thừa nhận những hạn chế về phương pháp nghiên cứu trước đây về cha mẹ đồng tính.
  • Ngay cả Judith Stacey, một người nổi bật trong việc phê bình nghiên cứu của Regnerus, trong các bài viết khác cũng thừa nhận rằng các nghiên cứu cho thấy “Các mối quan hệ (đồng tính) có thể được chứng minh là kém bền vững” hơn hôn nhân dị tính
  • Những phát hiện liên quan đến sự bất ổn (trong các gia đình đồng tính) của Regnerus phù hợp với các nghiên cứu gần đây của các quốc gia như Anh, Hà Lan, và Thụy Điển dựa trên các mẫu đại diện lớn, ngẫu nhiên, tiêu biểu cho các cặp đồng tính, các nghiên cứu ấy cũng phát hiện ra sự tương đồng lớn về những kiểu bất ổn xuất hiện trong số các cặp đôi đồng giới.
  • Sự bất ổn này cũng có thể coi là một "kết quả của sự kỳ thị xã hội và tách biệt" mà các cặp vợ chồng đồng tính nam và đồng tính nữ phải đối mặt trong suốt thời gian dài từ khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Cũng có thể giải thích những phát hiện Regnerus như là bằng chứng cho sự cần thiết phải hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, để hỗ trợ cho sự ổn định xã hội của các mối quan hệ như vậy. Nghiên cứu của Mark có thể mở ra nhiều nghiên cứu khác lớn và kỹ lưỡng hơn về chủ đề gây nhiều tranh cãi này.

Một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi 1 cặp đồng tính chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Ví dụ: nếu 1 cặp đồng tính nam nhận con gái nuôi hoặc cặp đồng tính nữ nhận con trai nuôi, đứa trẻ sẽ phải lớn lên mà thiếu vắng sự hướng dẫn giới tính từ người có cùng giới tính với nó, nhất là trong gia đoạn dậy thì, từ đó làm tăng nguy cơ về sự lệch lạc hành vi giới tính. Sự dễ chia tay hoặc quan hệ ngoài luồng, vốn phổ biến của các cặp đồng tính, cũng làm tăng nguy cơ chấn thương tâm lý ở đứa trẻ. Tệ hơn, đứa trẻ có thể phải đối mặt với sự kỳ thị, trêu chọc hoặc cô lập từ bạn bè cùng trang lứa, từ đó hình thành tâm lý bất mãn hoặc nổi loạn. Nhà tâm lý Enrique Rojas cho biết: Theo các nghiên cứu từ Hoa Kỳ, Canada, và New Zealand, 70-80% số đứa trẻ được nuôi bởi người đồng tính sẽ phát triển những khuynh hướng đồng tính tương tự.[133]

Mặt khác, trong cuốn sách "Lớn lên trong một gia đình đồng tính nữ: Tác động với sự phát triển trẻ em", 2 tiến sĩ Fiona TaskerSusan Golombok, quan sát thấy rằng 25% những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ đồng tính cũng đã tham gia vào một mối quan hệ đồng tính, so với xấp xỉ 0% ở những thanh niên được nuôi bởi các bà mẹ bình thường[134]

Tiến sĩ xã hội học Trayce Hansen cho biết: "Nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội, mặc dù không dứt khoát, cho thấy rằng trẻ em nuôi bởi các cặp đồng tính có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi đồng tính hơn so với các trẻ em khác. Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy khoảng 8% đến 21% con nuôi của các cặp đồng tính cuối cùng cũng sẽ trở thành đồng tính. Để so sánh, tạm cho khoảng 2% dân số nói chung là đồng tính. Do đó, nếu các tỷ lệ này được xác minh kĩ, con nuôi của các cặp đồng tính có khả năng phát triển thành đồng tính cao hơn 4 đến 10 lần so với những đứa trẻ khác."[135]

Phân tích tổng hợp của Stacy và Biblarz (năm 2001) cho thấy rằng: các bà mẹ nuôi là đồng tính nữ có ảnh hưởng lớn, khiến con trai nuôi của họ trở nên nữ tính trong khi con gái nuôi thì lại trở nên nam tính. Họ báo cáo: "...các cô gái vị thành niên được nuôi bởi các bà mẹ đồng tính sẽ có tỷ lệ cao hơn về tình dục bừa bãi... nói cách khác, trẻ em (đặc biệt là trẻ em gái) được nuôi bởi nữ đồng tính có xu hướng đả phá các quan niệm giới tính truyền thống, trong khi trẻ em được nuôi bởi các bà mẹ thông thường sẽ có biểu hiện phù hợp với giới tính của mình". Một nghiên cứu năm 1996 bởi một nhà xã hội học Úc cho thấy: những đứa trẻ của các cặp vợ chồng bình thường là giỏi nhất, trong khi con nuôi của các cặp vợ chồng đồng tính lại học hành kém nhất, điều này đúng tại 9 trên 13 trường học được khảo sát.[136]

Một nghiên cứu lớn tiến hành trên 3.826 cặp sinh đôi cùng giới (7.652 cá nhân) ở Thuỵ Điển đã cho thấy, những yếu tố thuộc về bẩm sinh như yếu tố di truyền và môi trường xung quanh sự hình thành và phát triển của bào thai (môi trường tử cung sớm) trước khi đứa trẻ ra đời (trong đó bao gồm quá trình sinh học như tiếp xúc hormone khác nhau trong bụng mẹ) chiếm chủ yếu trong việc hình thành thiên hướng tình dục đồng giới. Trong khi đó, các tác nhân như môi trường gia đình, xã hội, giáo dục con cái không ảnh hưởng hoặc hoặc ảnh hưởng không đáng kể tới sự hình thành thiên hướng tình dục đồng tính. Nghiên cứu này đưa ra các số liệu: yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng khoảng 35% ở nam và 18% ở nữ, yếu tố môi trường phát triển thai nhi trong bụng mẹ (môi trường không chia sẻ) chiếm tỷ lệ chủ yếu tới 64% ở cả nam và nữ. Trong khi đó, yếu tố môi trường gia đình, xã hội, giáo dục (môi trường chia sẻ) chỉ giải thích 16% trong sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nữ và không có ảnh hưởng (phương sai ảnh hưởng 0%) tới sự hình thành xu hướng tình dục đồng tính nam.[137][138].

Hội đồng nghiên cứu gia đình cho rằng[139]:

Lập luận rằng "trẻ em cần một người mẹ và một người cha" là trung tâm bảo vệ hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ.

Các tổ chức ủng hộ giá trị gia đình (như Hội đồng Nghiên cứu Gia đình) khẳng định "nghiên cứu khoa học xã hội cho thấy rằng trẻ em làm tốt nhất khi được nuôi bởi người mẹ sinh học của riêng mình và cha của những người cam kết với nhau trong một cuộc hôn nhân lâu dài" Tuyên bố này là đúng sự thật, và dựa trên một bộ sưu tập lớn và mạnh mẽ của các nghiên cứu. Những người ủng hộ người đồng tính phản bác "Các nghiên cứu về trẻ em nuôi dưỡng bởi cha mẹ đồng tính cho thấy rằng không có sự khác biệt (hoặc có sự khác biệt nhưng không bất lợi) so với con cái nuôi dưỡng bởi cha mẹ dị tính". Tuy vậy, các nghiên cứu như vậy thường dựa trên những mẫu đại diện quá nhỏ, và thường xuyên được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu công khai ủng hộ đồng tính và có một tư tưởng sai lệch về vấn đề đang được nghiên cứu...

Trong thực tế, một bài báo xuất bản bởi tiến sĩ Loren Marks, (Đại học bang Louisiana) đã phân tích 59 nghiên cứu trước đây về cha mẹ đồng tính của Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA). Marks đã bóc trần kết quả sai lệch của APA rằng "con nuôi của cha mẹ đồng tính không bị thiệt thòi hơn so với con cái của các bậc cha mẹ khác giới." Marks cũng chỉ ra rằng chỉ có bốn trong số 59 nghiên cứu được trích dẫn bởi APA thậm chí không đạt tiêu chuẩn của APA về bằng chứng thống kê.

Bế tắc này đã bị phá vỡ bởi những công việc mà Mark Regnerus đã thực hiện. Không giống như các nghiên cứu trước đây thực hiện trên duy nhất trên một cấu trúc gia đình, Regnerus đã so sánh cụ thể với trẻ em lớn lên bởi cha mẹ đồng tính. Ông dựa trên mẫu dân số đại diện là đủ lớn để lập luận một cách khoa học và thống kê các kết luận hợp lệ. Đối với những lý do này, "cấu trúc mới về gia đình học" của ông (NFSS) xứng đáng được coi là "tiêu chuẩn vàng" trong lĩnh vực này... Regnerus, mặt khác, đã khảo sát những người trẻ từ 18 đến 39 về kinh nghiệm sống của họ trong gia đình. Trong khi các báo cáo này không phải là hoàn toàn khách quan, chúng vẫn đáng tin cậy hơn là cha mẹ tự báo cáo, và cho phép đánh giá các tác động lâu dài.

Tất cả những phát hiện trong nghiên cứu này rất quan trọng, đó là điều cái mạnh nhất - hầu như không thể chối cãi. So với trẻ em nuôi dưỡng bởi cha mẹ khác giới, con của cha mẹ đồng tính (LM và GF):

  • Có trình độ học vấn thấp hơn.
  • Có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn.
  • Bị bắt giam thường xuyên hơn

Đối với con cái của các bà mẹ đồng tính nữ:

  • Phải nhận trợ cấp xã hội nhiều gấp 4 lần
  • Tỷ lệ thất nghiệp cao gấp 3 lần
  • Tỷ lệ có hành vi đồng tính cao gấp 4 lần
  • Bị buộc quan hệ tình dục trái với ý muốn cao gấp 4 lần
  • Sử dụng cần sa, hút thuốc lá thường xuyên hơn
  • Tỷ lệ phạm tội cao hơn

Tiến sĩ Glenn T. Stanton, giám đốc Tổ chức Family Formation Studies, lập luận[140]:

Trẻ em lớn lên trong gia đình đồng tính có chịu bất lợi hơn so với trẻ em trong gia đình khác giới? Câu trả lời đơn giản là "có", nhưng câu hỏi chính xác hơn là "thiệt thòi về với những điều gì?"

Có rất nhiều nghiên cứu xã hội, y tế và tâm lý vững chắc cho thấy những đứa trẻ lớn lên mà không có cha/mẹ sẽ phải đối mặt với những bất lợi đáng kể trong tất cả các mặt: sức khỏe thể chất và tinh thần, trình độ giáo dục, hạnh phúc, sự tự tin và phát triển sự đồng cảm, cũng như nghèo đói, lạm dụng chất gây nghiện, bạo lực gia đìnhlạm dụng tình dục và tránh không kết hôn.

"Chúng ta nên chối bỏ quan điểm cho rằng "người mẹ cũng có thể làm người cha tốt, cũng như chối bỏ quan niệm phổ biến của các nhà nữ quyền cực đoan rằng "các ông bố cũng có thể làm người mẹ tốt"... Hai giới là khác nhau về bản chất, và đều là cần thiết - cả về văn hóa và sinh học - cho sự phát triển tối ưu của một con người"[141]

Các nhóm ủng hộ đồng tính thường nhanh chóng giải thích rằng nhiều tổ chức y tế chuyên nghiệp tuyên bố rằng trẻ em trong gia đình đồng tính cũng phát triển tốt như trẻ em trong gia đình khác giới. The American Academy of Pediatrics (AAP), tổ chức y tế hàng đầu đã có một tuyên bố như vậy, và đó hầu hết các tổ chức khác theo sau, chỉ đơn giản là lặp lại. Báo cáo của họ bỏ bê một điểm quan trọng của so sánh. Tuyên bố của AAP hoàn toàn vô nghĩa trong việc cung cấp bất kỳ loại thông tin quyết định nào về cách các gia đình đồng tính là có ích hay có hại với trẻ em.

Đó là hành vi phi đạo đức khi đem trẻ em phục vụ cho một thử nghiệm xã hội chưa được kiểm chứng hậu quả. Không có nền văn hóa nào ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, đã từng sản sinh ra một thế hệ trẻ em lớn lên trong gia đình đồng tính. Đây là việc biến trẻ em thành vật thử nghiệm để hoàn thành ham muốn của người lớn. Một xã hội khôn ngoan và nhân đạo luôn luôn đi kèm với sự trợ giúp trẻ em mồ côi, và không bao giờ cố ý muốn trẻ phải chịu đựng hoàn cảnh như vậy. Nhưng công nhận gia đình đồng tính sẽ gây ra chính xác điều đó, chỉ vì một số nhỏ người lớn mong muốn như vậy

Thuật ngữ thay thế

Một số người ủng hộ việc thừa nhận hợp pháp hôn nhân đồng giới—chẳng hạn như Marriage Equality USA (thành lập năm 1998), Freedom to Marry (thành lập năm 2003) và Canadians for Equal Marriage—từ lâu đã sử dụng các thuật ngữ bình đẳng hôn nhânhôn nhân bình đẳng để báo hiệu rằng mục tiêu của họ là hôn nhân đồng giới được công nhận bình đẳng với hôn nhân khác giới. Ngược lại, những người phản đối hôn nhân đồng tính lại mô tả các cặp đồng tính nam đòi hỏi "quyền đặc biệt".[1][12][142][143][144][145][146]

AP Stylebook khuyến nghị sử dụng cụm từ hôn nhân dành cho đồng tính nam và đồng tính nữ hoặc cụm từ hôn nhân đồng tính trong các tiêu đề giới hạn về không gian. Associated Press cảnh báo rằng hôn nhân đồng tính được xây dựng có thể ngụ ý rằng cuộc hôn nhân của các cặp đồng giới về mặt nào đó khác với cuộc hôn nhân của các cặp khác giới.[147][148]

Các nhà nhân chủng học đã phải vật lộn để xác định một định nghĩa về hôn nhân hấp thụ những điểm chung của cấu trúc xã hội giữa các nền văn hóa trên thế giới.[149][150] Nhiều định nghĩa được đề xuất đã bị chỉ trích vì không thừa nhận sự tồn tại của hôn nhân đồng giới ở một số nền văn hóa, bao gồm hơn 30 nền văn hóa châu Phi, chẳng hạn như KikuyuNuer.[150][151][152]

Với việc một số quốc gia sửa đổi luật hôn nhân của họ để công nhận các cặp đồng tính trong thế kỷ 21, tất cả các từ điển tiếng Anh lớn đã sửa đổi định nghĩa của họ về từ kết hôn để loại bỏ các đặc tả giới tính hoặc bổ sung chúng bằng các định nghĩa phụ để bao gồm ngôn ngữ trung lập về giới tính hoặc công nhận rõ ràng các cặp đồng giới.[153][154] Từ điển tiếng Anh Oxford đã công nhận hôn nhân đồng giới từ năm 2000.[155]

Những người phản đối hôn nhân đồng giới muốn hôn nhân bị giới hạn trong việc kết đôi nam nữ, chẳng hạn như Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Jesus Kitô, Giáo hội Công giáoCông ước Baptist Phương Nam, sử dụng thuật ngữ hôn nhân truyền thống để nghĩa là hôn nhân khác giới.[156]

Biên niên sự kiện trên thế giới

Trong kỷ nguyên hiện đại, đạo luật đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới có hiệu lực ở Hà Lan vào ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Ngày nay, hôn nhân đồng giới được thực hiện hợp pháp và được công nhận ở 29 quốc gia (trên toàn quốc hoặc ở một số khu vực pháp lý):

Ngoài ra, Tòa án Nhân quyền liên Mỹ đã đưa ra phán quyết được cho là sẽ tạo điều kiện công nhận ở một số quốc gia ở châu Mỹ.{{efn|name=IACHR|text=Phán quyết của IACHR được ban hành vào ngày 9 tháng 1 năm 2018, trong đó Costa Rica chấp nhận kết quả trong phán quyết quốc gia của Tòa án Tối cao Costa Rica vào ngày 8 tháng 8 năm 2018. Ecuador trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện phán quyết quốc tế, theo một phán quyết quốc gia của Tòa án Hiến pháp Ecuador vào ngày 12 tháng 6 năm 2019.

Thời điểm các quốc gia hay các bang công nhận hôn nhân đồng giới.

2001
2002

Không có

2003
2004
2005
2006
2007

Không có

2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
  • Những tên được tô đậm là quốc gia, những tên không được tô đậm là các tiểu bang/tỉnh của một quốc gia nào đó.

Những điều luật đầu tiên trong thời kỳ hiện đại cho phép hôn nhân đồng giới được thông qua vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Kể từ khi Hà Lan là nước đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào tháng 01 năm 2001, cho tới nay đã có 28 quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới. Quốc gia gần đây nhất công nhận hôn nhân đồng giới trên toàn lãnh thổ là Ecuador, vào ngày 8 tháng 7 năm 2019.

Cho đến thời điểm hiện tại, trên thế giới có các nước gồm: Áo, Argentina, Bỉ, Bồ Đào Nha, Brasil, Canada, Colombia, Costa Rica, Đan Mạch, Đài Loan, Đức, Ecuador, Hà Lan, Hoa Kỳ, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, México (chỉ một số bang), Na Uy, Nam Phi, New Zealand (trừ Niue, Tokelau và Quần đảo Cook), Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Úc, Uruguay, Vương quốc Anh. Nhiều quốc gia tuy chưa cho phép kết hôn đồng tính nhưng đã thông qua luật về quyền của người đồng tính như: Cộng hòa Czech (năm 2006), Thụy Sĩ (năm 2007). Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở những nền luật pháp khác nhau trải qua các quá trình khác nhau, một tòa án quyết định dựa trên những đảm bảo hiến pháp hoặc tổ chức bỏ phiếu trực tiếp hoặc trưng cầu dân ý.

Các quốc gia công nhận được liệt kê dưới đây theo thứ tự thời gian.

Châu Âu

Châu Âu là lục địa có nhiều nước công nhận hôn nhân đồng giới sớm nhất (2001) và nhiều nhất (18 nước). Các nước công nhận hôn nhân đồng giới là các nước Tây và Bắc Âu như Hà Lan (2001), Bỉ (2003), Tây Ban Nha (2005), Na Uy (2009), Thụy Điển (2009), Bồ Đào Nha (2010), Iceland (2010), Đan Mạch (2012), Pháp (2013), Vương Quốc Anh (2014), Luxemburg (2015), Ireland (2015), Phần Lan (2017), Malta (2017), Đức (2017) và Áo (2019).

Hà Lan là nước đầu tiên mở rộng luật hôn nhân cho các cặp đồng tính, theo sự đề nghị của một ủy ban đặc biệt được Quốc hội chỉ định để xem xét vấn đề này từ năm 1995. Dự luật Hôn nhân đồng giới năm 2000 trình qua Quốc hội Hà Lan thảo luận, đã được Hạ viện thông qua với 103 phiếu thuận/33 phiếu chống.[157][158][159]. Sau đó Dự luật được Thượng viện phê chuẩn với 49 phiếu thuận/26 phiếu chống. Toàn bộ 26 phiếu chống lại dự luật ở thượng viện là của các nghị sĩ Kitô giáo, chiếm 26/75 số ghế tại thời điểm đó.[160][161] Luật hôn nhân đồng giới tại Hà Lan chính thức có hiệu lực từ ngày 04 tháng 01 năm 2001.[162][163]

Thị trưởng thành phố Liège, Willy Demeyer, cử hành lễ hôn nhân của một cặp đồng tính.

Bỉ là nước thứ 2 trên thế giới chính thức công nhận hôn nhân đồng giới, có hiệu lực từ 1 tháng 6 năm 2003. Ban đầu, Bỉ chỉ cho phép đám cưới của các cặp đồng tính ngoại quốc, nếu quốc gia họ cũng chấp nhận kiểu hôn thú này. Tuy nhiên luật pháp có hiệu lực vào tháng 10 năm 2004, cho phép bất cứ cặp nào làm đám cưới, nếu một trong 2 người đã sống ở đó ít nhất 3 tháng. Năm 2006, các cặp vợ chồng đồng giới được phép nhận con nuôi.[164][165]

Tây Ban Nha là nước thứ 3 trên thế giới đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, luật có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 7 năm 2005, được ủng hộ bởi đa số người dân.[166][167]. Vào năm 2004, khi chính quyền của Đảng công nhân Xã hội chủ nghĩa mới được bầu, đã bắt đầu chiến dịch hợp pháp hóa hôn nhân cùng với quyền được nhận con nuôi của các cặp đồng tính.[168] Sau nhiều cuộc tranh luận, luật cho phép hôn nhân đồng tính đã được quốc hội Tây Ban Nha thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2005. Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos, mặc dù có 30 ngày để quyết định sự chấp thuận của hoàng gia, đã gián tiếp cho thấy sự tán thành bằng cách ký tên vào ngày 1 tháng 7 năm 2005. Luật đã được công bố một ngày sau đó.[169]

Na Uy trở thành quốc gia thứ 6 công nhận hôn nhân đồng giới. Luật hôn nhân đồng giới hợp pháp có hiệu lực tại Na Uy kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, khi một Dự luật về "hôn nhân trung tính" được ban hành sau khi được thông qua bởi cơ quan lập pháp Na Uy vào tháng 6 năm 2008[170][171].

Vào tháng 1 năm 2015, chính phủ Ireland đã đưa một dự luật để cải tổ hiến pháp ra quốc hội để biểu quyết. Theo dự luật, câu sau sẽ được thêm vào hiến pháp: "Một cuộc hôn nhân giữa hai người, không phân biệt giới tính, có thể được thực hiện theo quy định của luật pháp."[172] Sau khi hạ viện đã đồng ý vào ngày 11 tháng 3 năm 2015, thượng viện đã thông qua vào ngày 27 tháng 3 năm 2015 với tỉ lệ ủng hộ áp đảo là 29/3.[173] Những cải tổ hiến pháp ngoài sự chấp thuận của quốc hội còn phải được sự đồng ý của người dân. Cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Ireland vào ngày 22 tháng 5 năm 2015, với 62,1% số phiếu đồng ý việc tổ hiến pháp công nhận hôn nhân đồng giới.[174] Bằng việc sửa đổi hiến pháp, Ireland trở thành nước đầu tiên chấp thuận hôn nhân đồng giới qua một cuộc trưng cầu dân ý.[175]

Ngày 29 tháng 10 năm 2015, Luật hôn nhân đồng giới chính thức có hiệu lực ở Ireland. Ireland cũng là nước có truyền thống Công giáo đầu tiên (với tỷ lệ gần 90% dân số theo đạo Thiên Chúa) thông qua luật về hôn nhân đồng giới bằng hình thức trưng cầu dân ý.[176][177]

Luật mới về hôn nhân thay thế cho hình thức quan hệ đối tác đăng ký áp dụng cho các cặp vợ chồng đồng tính đã tồn tại từ năm 1993. Luật mới trao cho các cặp vợ chồng đồng tính có đầy đủ các quyền như người dị tính, bao gồm cả quyền tổ chức tiệc cưới tại nhà thờ, quyền nhận con nuôi và hỗ trợ mang thai. Ngoài ra, luật mới cũng sửa đổi lại định nghĩa của hôn nhân dân sự để nó mang tính "trung lập".[178][179][180] Các cặp vợ chồng trong quan hệ đối tác đăng ký có thể giữ lại tình trạng đó hoặc chuyển đổi sang hình thức hôn nhân[171].

Châu Mỹ

Hiện tại tổng cộng có 6 nước tại châu Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới là Canada (2005), Argentina (2010), Brasil (2013), Uruguay (2013) và Costa Rica (2020), từ ngày 26.06.2015 theo phán xử của tòa án tối cao tại toàn nước Hoa Kỳ và một số bang tại Mexico.

Ngày 20 tháng 7 năm 2005, Canada trở thành nước thứ 4 trên thế giới, và là nước đầu tiên ngoài Âu Châu, hợp thức hóa toàn quốc. Các quyết định của tòa án, bắt đầu từ năm 2003, đã hợp thức hóa Hôn nhân đồng giới trong 8 của 10 vùng, mà số dân tổng cộng là 90% dân số Canada. Trước khi đạo luật được ra đời, đã có hơn 3.000 cặp đồng tính đã làm hôn thú trong những khu vực này.[181] Những quyền lợi về pháp lý mà có liên quan tới hôn nhân đã được mở rộng ra cho những cặp đồng tính sống chung với nhau từ năm 1999.

Ngày 15 tháng 7 năm 2010, thượng viện Argentina đã chấp thuận dự luật mở rộng quyền hôn nhân cho các cặp đồng tính, mà được ủng hộ bởi chính quyền của nữ tổng thống Cristina Fernández de Kirchner, tuy nhiên bị chống đối bởi nhà thờ công giáo.[182] Luật mới có hiệu lực từ ngày 22.7.2010. Các cuộc trưng cầu dân ý cho thấy 70% người Argentina ủng hộ cho các cặp đồng tính cùng quyền hôn nhân như các cặp khác giới tính.[183] Argentina là nước đầu tiên ở Châu Mỹ Latin, nước thứ hai ở Châu Mỹ sau Canada, và nước thứ 10 trên thế giới chấp nhận hôn nhân đồng giới.[184],[185]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Hoa Kỳ trở thành quốc gia thứ 21 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sau phán quyết của Tối cao Pháp viện tuyên bố hôn nhân đồng tính được công nhận ở tất cả 50 bang trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Trước đó, hôn nhân đồng giới đã được công nhận ở một số bang của Mỹ nhưng chưa áp dụng trên toàn quốc[186]

Châu Phi

Công nhận chính thức hôn nhân đồng giới ở Nam Phi là do kết quả của quyết định tòa án hiến pháp vào ngày 1 tháng 12 năm 2005, theo đó luật hôn nhân hiện tại đã vi phạm chương 9 về quyền bình đẳng trong hiến pháp, bởi vì nó phân biệt căn bản về định hướng tình dục. Tòa án đã cho quốc hội một năm để chỉnh sửa sự bất công.[187][188] Luật mới đã được quốc hội thông qua vào ngày 14 tháng 12 năm 2006, với số phiếu thuận là 230 so với 41. Nó bắt đầu có hiệu luật vào ngày 30 tháng 11 năm 2006.[189] Nam Phi là nước thứ 5, cũng là nước đầu tiên ở châu Phi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Những vấn đề liên quan

Thăm dò ý kiến

Biểu tình chống hôn nhân đồng tính tại San Francisco năm 2008

Nhiều thăm dò và nghiên cứu được thực hiện, bao gồm những công trình được hoàn tất trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. Nhiều khảo sát thực hiện ở những nước phát triển trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 cho thấy việc ủng hộ hôn nhân đồng giới có xu hướng tăng ở mọi lứa tuổi, quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, chủng tộc và tôn giáo.[190][191][192][193][194]

Thăm dò dư luận tháng 6/2013 tại 16 nước ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á-Thái Bình Dương cho thấy tỉ lệ ủng hộ việc công nhận mối quan hệ của các cặp đồng tính khá cao (73%). Cả 16 nước đều có đa phần người dân ủng hộ việc công nhận này. 72% người được hỏi nói rằng hôn nhân đồng giới không có hại gì cho xã hội, 59% ủng hộ các cặp vợ chồng đồng tính nhận con nuôi và 64% cho rằng những cặp vợ chồng đồng tính cũng có khả năng nuôi dạy con tốt như các cặp vợ chồng khác. Chỉ 14% phản đối việc công nhận mối quan hệ của các cặp đồng giới.[195][196]

Châu Âu

Tại Đức, thăm dò dư luận của Ifop tháng 5 năm 2013 cho thấy 74% người Đức ủng hộ các cặp đồng tính được quyền kết hôn và nhận con nuôi.[197]

Tại Pháp, theo khảo sát năm 2015, 56% người dân Pháp phản đối hôn nhân đồng tính bất chấp đạo luật này đã được thông qua vào năm 2013, hầu hết số phản đối là tín đồ Cơ đốc giáo. Theo một cuộc khảo sát vừa được thực hiện bởi Viện Pháp về Ý kiến Cộng đồng, 22% người dân Pháp muốn đạo luật hôn nhân đồng giới bị bãi bỏ và 32% thì cho rằng hôn nhân đồng tính nên được chuyển thành "kết hợp dân sự nhưng không bao gồm việc nhận con nuôi". Tuy nhiên, tạp chí của Times của Ý khẳng định đây là một tỷ lệ cải thiện vì năm 2013, tỷ lệ phản đối là 37% nên đây là một tin tốt.[198]. Các cuộc khảo sát khác thì cho kết quả khác biệt, phần lớn người dân Pháp ủng hộ hôn nhân đồng tính. Theo kết quả của kênh khảo sát uy tín của Ủy ban châu Âu (Eurobarometer), 71% người Pháp nghĩ rằng hôn nhân đồng giới nên được cho phép trên toàn châu Âu, trong khi chỉ có 24% phản đối[199]. Một cuộc thăm dò của BVA vào tháng 6 năm 2015 cho kết quả: 56% người Pháp ủng hộ cho quyền bình đẳng của các cặp vợ chồng đồng tính, 67% ủng hộ hôn nhân đồng tính (tăng 9% so với năm 2013), gần 6 trong số 10 người dân Pháp ủng hộ các quyền được áp dụng cho các cặp vợ chồng đồng tính.[200]

Thăm dò dư luận Ipsos tháng 5/2013 cho thấy 78% người Na Uy ủng hộ hôn nhân đồng tính.[201] Tại Thụy Điển, 81% người dân ủng hộ hôn nhân đồng tính và thêm 9% ủng hộ một hình thức công nhận các cặp đôi đồng tính khác.[201]

Thăm dò dư luận YouGov tháng 1/2013 cho thấy 79% người Đan Mạch ủng hộ hôn nhân đồng tính và 16% phản đối.[202]

Thăm dò dư luận Ifop tháng 5/2013 tại Thụy Sĩ cho thấy 63% người Thụy Sĩ ủng hộ quyền kết hôn và nhận con nuôi chung của người đồng tính.[197]

Tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới tại Phần Lan tăng mạnh trong thập kỷ trước, từ 45% (2006), 54 % (2010), 57% (2013) cho đến 65% vào đầu năm nay.[203][204]

Thăm dò dư luận tháng 10/2014 tại Italia cho thấy 55% người dân ủng hộ hôn nhân đồng tính.[205]

Thăm dò dư luận tháng 4/2013 tại Luxembourg cho thấy 83% người dân ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới. Luật thừa nhân hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng như quyền nhận con nuôi của họ được Quốc hội Luxembourg thông qua ngày 19/06/2014 với tỉ lệ ủng hộ áp đảo 56 phiếu thuận và 4 phiếu chống.[206][207]

76% người Tây ban Nha ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới, 18% phản đối.[208]

Thăm dò dư luận tháng 11/2013 cho thấy 61% người Áo ủng hộ hôn nhân đồng tính.[209] Thăm dò dư luận tháng 5/2014, 73% người Áo ủng hộ hôn nhân đồng giới.[210][211]

85% người Hà Lan ủng hộ quyền kết hôn và nhận con nuôi của người đồng tính.[197]

Thăm dò dư luận tháng 2/2015 tại Slovenia cho thấy 59% người dân ủng hộ hôn nhân đồng giới.[212]

Thăm dò dư luận tháng 2/2014, 76% người Ireland ủng hộ bình đẳng hôn nhân.[213] Tại Scotland, thăm dò dư luận năm 2010 của The Scottish Social Attitudes Survey cho thấy 61% người dân ủng hộ hôn nhân đồng tính, 19% phản đối.[214] Trong cuộc thăm dò dư luận tháng 6/2012 của Ipsos MORI, 64% người Scotland ủng hộ hôn nhân đồng tính.[215] Thăm dò dư luận vào tháng 12/2014 của The Scottish Social Attitudes Survey cho thấy 68% người Scotland ủng hộ hôn nhân đồng tính, chỉ 17% phản đối. Đa phần người theo các tôn giáo lớn và phần lớn người dân ở các độ tuổi ủng hộ hôn nhân đồng tính.[216]

Năm 2014, Thủ tướng Anh David Cameron gửi lời đến toàn thể người dân nhân sự kiện các cặp đôi đồng tính tại nước này đã có thể kết hôn như những cặp đôi dị tính khác: "Cuối tuần này đánh dấu một thời điểm quan trọng cho đất nước của chúng ta. Lần đầu tiên, các cặp đôi được phép kết hôn sẽ không chỉ bao gồm đàn ông và phụ nữ nữa mà còn là giữa cặp nam-nam và nữ-nữ với nhau. Sau tất cả các cuộc vận động, cuối cùng chúng ta cũng đã đi đến cái đích là hôn nhân bình đẳng. Nói đơn giản hơn, tại Anh, việc bạn là đồng tính hay dị tính sẽ chẳng còn là vấn đề nữa. Nhà nước công nhận mối quan hệ của bạn đều bình đẳng như nhau."[217][218] Lesley Carig, Đại sứ Anh tại Việt Nam, phát biểu tại 1 lễ cưới đồng tính được tổ chức ở Đại sứ quán Anh: "Thật tuyệt vời khi có thể chứng kiến lễ cưới đồng tính đầu tiên tại Việt Nam. Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ ăn mừng cho cặp đôi hạnh phúc này mà còn vì sự bình đẳng cho tất cả mọi người, cho những giá trị mà nước Anh tin tưởng!".[219]

Trong khi đó, tại các quốc gia vùng Đông Âu như Nga, Ucraina, Belarus... tỷ lệ phản đối hôn nhân đồng tính lại rất cao.

  • Tại LitvaUcraina, chỉ có 28% người dân chấp nhận sự hiện diện của người đồng tính trong xã hội[220]
  • Một cuộc khảo sát tiến hành ở Croatia vào năm 2014 cho thấy: 45,4% người được hỏi phản đối mạnh mẽ và 15,5% phản đối vừa phải việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Croatia. Chỉ 10,1% là mạnh mẽ ủng hộ, 6,9% ủng hộ vừa phải, và 21,2% là trung lập[221]

Châu Mỹ

Hoa Kỳ

Thăm dò ý kiến về vấn đề Hôn nhân đồng giới tại  Hoa Kỳ
Cơ quan thăm dò Ngày tháng Đồng ý Chống lại
Gallup 17.03.1996[222] 27 % 68 %
Gallup 09.02.1999[222] 35 % 62%
Gallup 04.05.2004[222] 42 % 55 %
Gallup 25.08.2005[222] 37 % 59 %
Gallup 11.05.2006[222] 39 % 58 %
Gallup 13.05.2007[222] 46 % 53 %
Gallup 11.05.2008[222] 40 % 56 %
Gallup 10.05.2009[222] 40 % 57 %
Gallup 06.05.2010[222] 44 % 53 %
Gallup 08.05.2011[222] 53 % 44 %
Gallup 18.12.2011[222] 48 % 48 %
Gallup 06.05.2012[222] 50 % 48 %
Gallup 29.11.2012[222] 53 % 46 %
Washington Post/ABC 10.03.2013[223] 58 % 36 %
Gallup 07.05.2013[222] 53 % 45 %
Gallup 14.07.2013[222] 54 % 43 %

Một thăm dò gần đây ở Hoa Kỳ cho thấy có sự gia tăng trong cộng đồng người Mỹ việc ủng hộ hôn nhân đồng giới. Khi những người lớn tuổi được hỏi vào năm 2005 là họ có nghĩ "hôn nhân giữa cho người đồng tính có nên hoặc không nên được luật pháp công nhận và có quyền lợi như hôn nhân truyền thống khác", 28% đồng ý trong khi 68% không đồng ý (4% còn lại không chắc chắn). Khi được hỏi vào tháng 3 năm 2013, 50% ủng hộ trong khi 41% chống đối và 9% không chắc chắn.[224] Nhiều thăm dò và nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy người ủng hộ tăng lên khi có sự gia tăng về trình độ học vấn, người trẻ hơn thường ủng hộ hơn người già hơn.[225][226][227][228][229]

Một cuộc biểu tình ở nhà thờ Unitarian church để ủng hộ bình đẳng hôn nhân tại bang New Jersey, Hoa Kỳ.

83% người Do Thái ở Mỹ ủng hộ hôn nhân đồng tính, tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm sắc tộc ở Mỹ.[230] Khảo sát những người theo Công giáo ở Mỹ của The Pew Research Centre vào năm 2014 cho thấy tỷ lệ ủng hộ quyền kết hôn của người đồng tính rất cao: 85% người Công giáo từ 18-29 tuổi chấp nhận người đồng tính và 75% ủng hộ hôn nhân đồng tính.[231]

Một điều tra của tờ USA Today và viện Gallup năm 2009 thì có ủng hộ là 40% trong khi vẫn còn 57% phản đối[232]. Con số ủng hộ này ngày càng tăng, thăm dò dư luận tháng 2/2015 cho thấy tỷ lệ người Mỹ ủng hộ việc công nhận hôn nhân đồng giới cao kỷ lục là 60%, 46% người Mỹ có quen biết một cặp đồng tính đã kết hôn.[233][234] Thế hệ trẻ của Mỹ có tỷ lệ ủng hộ bình đẳng hôn nhân rất cao: Thăm dò dư luận của ABC News/Washington Post cho thấy 81% người Mỹ dưới 30 tuổi ủng hộ hôn nhân đồng tính, 58% người Mỹ nói chung ủng hộ hôn nhân đồng giới.[235][236] Đây là một sự thay đổi rất lớn so với cuộc thăm dò dư luận cách đây 1 thập kỷ trong đó số người Mỹ phản đối hôn nhân đồng tính là 55%, trong khi số ủng hộ là 37%.[237]

Đại học Quinnipiac đã tiến hành các cuộc điều tra về thái độ dân chúng Mỹ với hôn nhân đồng giới vào cuối năm 2015 [238]. Tất cả các kết quả đều cho thấy tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính tăng đều theo thời gian và hiện chiếm tỷ lệ quá bán:

  • Bạn có nghĩ rằng người đồng tính kết hôn là hợp pháp hay không hợp pháp? Kết quả: Hợp pháp (56%), không hợp pháp (34%), không chắc chắn (10%).
  • Bạn có ủng hộ hay phản đối các cặp đồng tính kết hôn? Kết quả: Hỗ trợ (55%), phản đối (38%), không chắc chắn (7%)
  • Bạn nghĩ rằng quan chức chính phủ nên hay không nên cấp giấy phép kết hôn cho các cặp đồng tính? Kết quả: Nên (62%), không nên (32%), không chắc chắn (6%).
  • Nếu quan chức chính phủ nói việc cấp giấy phép hôn thú đồng giới vi phạm niềm tin tôn giáo của họ, bạn nghĩ họ nên hay không nên cấp phép? Kết quả: Nên (55%), không nên (39%), không chắc chắn (6%).
  • Khi có một cuộc xung đột giữa tín ngưỡng tôn giáo với việc đối xử bình đẳng theo pháp luật, bạn nghĩ điều gì quan trọng hon? Kết quả: Niềm tin tôn giáo (19%), quyền bình đẳng theo pháp luật (74%), không chắc chắn (6%).
  • Sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ thông qua luật hôn nhân đồng giới trên toàn liên bang, có một thư ký quận Kentucky đã từ chối cấp giấy phép hôn nhân đồng tính vì niềm tin tôn giáo. Bạn nghĩ rằng cô ấy nên hay không nên cấp giấy hôn thú cho các cặp đồng tính? Kết quả: Nên (63%), không nên (33%), không chắc chắn (4%)...

Các nước khác

Thăm dò dư luận năm 2012 tại Canada cho thấy 66,4% người dân ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Tỷ lệ ủng hộ cao nhất ở Quebec (72%) và British Columbia (70.2%), thấp nhất ở Alberta (45.6%).[239]

Đông đảo người ủng hộ thông qua hôn nhân đồng giới ở Buenos Aires, thủ đô Argentina

Thăm dò dư luận tháng 8 năm 2012 tại Chile cho thấy 54,9% người Chile ủng hộ hôn nhân đồng tính và 40,7% không ủng hộ. Tân Tổng thống Chile Michelle Bachelet từng hứa sẽ công nhận hôn nhân đồng tính trong chiến dịch tranh cử của mình.[240]

Thăm dò dư luận tháng 7 năm 2013 tại Mexico cho thấy 52% người Mexico ủng hộ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, trong đó tỷ lệ ủng hộ của người theo đạo Công giáo là 52% và người không theo tôn giáo là 62%.[241]

Tại Cuba, bản dự thảo Hiến pháp mới năm 2018 từng có điều khoản sửa đổi nhằm cho phép công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng sau đó điều khoản này đã bị loại bỏ do đại đa số người dân Cuba đã phản đối khi bản dự thảo được tham vấn ý kiến nhân dân. Quốc hội Cuba cho biết trong số 192.408 ý kiến phát biểu, có đến 158.376 ý kiến đòi giữ nguyên quy định về hôn nhân như Hiến pháp cũ (chỉ cho phép hôn nhân giữa 1 nam và 1 nữ). Do đó để tôn trọng quan điểm của nhân dân, ủy ban soạn thảo Hiến pháp Cuba đã xóa bỏ điều khoản này[242]

Jamaica là quốc gia có tỉ lệ người dân phản đối hôn nhân đồng tính rất cao. Theo một cuộc thăm dò dư luận năm 2011 tại quốc gia này, 85,2% người được hỏi phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, 82,2% người được hỏi cho rằng đồng tính luyến ái nam là vô đạo đức, 75,2% tin rằng đồng tính luyến ái nữ là vô đạo đức, và 75,3% tin rằng quan hệ lưỡng tính là vô đạo đức [243]. Trong một cuộc thăm dò ý kiến năm 2008 với câu hỏi "Dù bạn có đồng ý hay không đồng ý với lối sống của họ, bạn có nghĩ rằng những người đồng tính luyến ái nên được hưởng các quyền và đặc quyền cơ bản giống như những người khác ở Jamaica không?" 26% trả lời "có", 70% trả lời "không"[244].

Châu Á

Quốc gia Ủng hộ Phản đối
Trung Đông
Israel 47% 40%
Liban 18% 80%
Thổ Nhĩ Kỳ 9% 78%
Palestine 4% 93%
Ai Cập 3% 95%
Jordan 3% 97%
Tunisia 2% 94%
Đông và Nam Á
Philippines 73% 26%
Nhật bản 54% 36%
Hàn Quốc 39% 59%
Trung Quốc 21% 57%
Malaysia 9% 86%
Indonesia 3% 93%
Pakistan 2% 87%

Đa số các nước theo đạo Hồi tỉ lệ phản đối hôn nhân đồng tính rất cao. Ở Đông Nam Á, MalaysiaIndonesia có tỉ lệ phản đối hôn nhân đồng tính lần lượt là 86% và 93%. Ở Trung Đông, đa số các nước phản đối hôn nhân đồng tính với tỉ lệ rất cao từ 78% ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến 97% ở Jordan.[245] Tuy nhiên ở một số nước theo đạo Hồi như Albania, Lebanon, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có những cuộc tranh luận về việc công nhận hôn nhân đồng giới.[246]

Đài Loan là nước có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng tính cao nhất châu Á với 68% người dân ủng hộ.[247][248][249][250]

59% người dân Israel ủng hộ hôn nhân đồng tính. 89% người Do Thái thế tục ủng hộ quyền bình đẳng đầy đủ của người đồng tính.[251] Tổng thống Israel Shimon Peres cũng ủng hộ quyền kết hôn của người đồng tính.[252][253][254]

Ở Hồng Kông, 59% số người được hỏi đã phản đối hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới (trong khi tỉ lệ ủng hộ chỉ là 33,3%), theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đảng Tự do [255].

Một cuộc khảo sát đã được tiến hành với hơn 1.300 người ở Singapore vào năm 2019 cho thấy: 43% người tham gia khảo sát đã phản đối ý tưởng hợp pháp hóa việc sống chung của các cặp đồng tính dưới hình thức kết hợp dân sự, còn tỉ lệ ủng hộ chỉ là 34% [256][257].

Việt Nam

Ngày 21/11/2013, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Quốc hội Việt Nam cần sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình để bảo đảm cho các cặp đồng tính cũng được hưởng đầy đủ tất cả các quyền như mọi cặp vợ chồng khác, trong đó có quyền kết hôn, thủ tục đăng ký và được pháp luật bảo hộ đầy đủ về tài sản và con cái. Ông Brad Adams, Giám đốc phụ trách châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: "Việt Nam đang tăng cường các quyền cho những cặp đồng tính, nhưng vẫn cần đạt tới bước cuối cùng để đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người. Những điều luật có nội dung mập mờ có thể gây kỳ thị đối với những người có quan hệ đồng giới, song giới và chuyển đổi giới. Giới chức chính quyền cần có can đảm xác lập sự công bằng về hôn nhân trong luật pháp Việt Nam."[258]

Đại diện tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc, bà Shoko Ishikawa phát biểu: "Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực chính sách và lập pháp. Các khái niệm về bình đẳng, tự do và không phân biệt đối xử được bảo đảm trong bản Hiến pháp sửa đổi... Trong quá trình xem xét sửa đổi luật hôn nhân và gia đình hiện nay, dường như việc cấm hôn nhân đồng giới sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn mong muốn bộ luật này đi xa hơn nữa để bảo đảm quyền của các cặp đôi đồng giới được tương tự như các cuộc hôn nhân khác."[259]

Theo kết quả điều tra quốc gia về "Quan điểm xã hội với hôn nhân cùng giới" được Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) công bố ngày 26 tháng 03 năm 2014, khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Sóc Trăng với sự tham gia của 5.300 người dân, có tới 90% người dân biết về đồng tính và việc sống chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính (62%). Một tỷ lệ lớn (30%) người dân có quen ai đó là người đồng tính (họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…), 33,7% ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, số còn lại không đồng ý. Về việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, số người ủng hộ là 41,2%. Hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng".[260]

Ngày 1 tháng 1 năm 2015, một chỉnh sửa mới từ luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực, trong đó quy định sẽ không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, coi như hủy bỏ luật cấm năm 2000. Tuy nhiên, theo Điều 8 về "Điều kiện kết hôn" có ghi "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính". Như vậy, những người đồng giới tính vẫn có thể chung sống, nhưng sẽ không được pháp luật giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra khi chung sống[261][262]

Châu Úc

Thăm dò dư luận tháng 12 năm 2012 tại New Zealand cho thấy 59% người New Zealand ủng hộ hôn nhân đồng tính.[263]

Thăm dò dư luận tháng 7 năm 2014 tại Australia cho thấy 72% người dân ủng hộ hôn nhân đồng tính, chỉ 21% phản đối. Đa phần người theo các tôn giáo lớn và phần lớn người Úc ở các độ tuổi ủng hộ hôn nhân đồng tính. Tỷ lệ ủng hộ cao nhất là ở những người đã có con cái với 85% ủng hộ.Tất cả các bang đều có phần lớn người dân ủng hộ hôn nhân đồng tính.[264][265][266]

Nhận con nuôi

Tình hình về hợp pháp hóa việc nhận con nuôi của cặp đôi đồng giới trên thế giới.
  Cùng nhận con nuôi
  Second-parent adoption: xem giải thích trong bài.
  Cá nhân LGBT được cho phép nhận con nuôi
Quyền nhận con nuôi ở Campuchia và Philippines chưa được xác nhận. Hai nước này có thể chỉ cho phép người nước ngoài nhận con nuôi. Trong nhiều quốc gia hoặc tiểu bang, nhiều chánh án có thể cho phép người LGBT nhận con nuôi trong từng trường hợp riêng lẻ vì ở đó nó không bị cấm như thế.

Hầu hết các quốc gia hoặc tiểu bang cho phép hôn nhân đồng giới thì cũng cho phép cặp đôi đồng giới nhận con nuôi chung(ngoại trừ ngoại lệ đã có từ lâu là Bồ Đào Nha[cần dẫn nguồn]). Hơn nữa, nhiều quốc gia hoặc tiểu bang không cho phép hôn nhân đồng giới nhưng lại cho phép cặp đôi đồng giới (không kết hôn) nhân con nuôi chung như: Vương quốc Anh, tiểu bang Tây Úc, New South WalesTasmania ở Úc, tiểu bang CoahuilaChihuahuaMéxico, một số tiểu bang của Hoa Kỳ (Colorado, Indiana, Nevada, Oregon) và ít nhất trong một vài trường hợp ở Israel. [cần dẫn nguồn] Nhiều quốc gia hoặc tiểu bang khác cho phép second-parent: người cặp đôi (không kết hôn) với người đồng tính nhận con của người đồng tính mà mình cặp đôi làm con nuôi (xem như cha mẹ kế).

Mang thai hộ và thụ tinh trong ống nghiệm

Một người đồng tính hoặc song tính nam có thể có con với một người phụ nữ, một quá trình trong đó một người phụ nữ sử dụng tinh trùng của người đồng tính nam hoặc mang thai trứng đã thụ tinh. Một người đồng tính hoặc song tính nữ có thể sinh con nhờ thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng được hiến tặng trong ngân hàng tinh trùng.[267][268]

Người hoán tính và liên giới tính

Theo pháp luật, giới tính có thể được xác định dựa trên một trong những đặc điểm: hệ thống gen xác định giới tính XX-XY, kiểu tuyến sinh dục, kiểu cơ quan sinh dục ngoài hoặc nhận thực xã hội của đối tượng. Vấn đề xác định giới tính dựa vào hình dạng cơ quan sinh dục hoặc đặc điểm sinh dục nào đó thì phức tạp bởi vì có những phương pháp giải phẫu có thể làm thay đổi những đặc điểm này.

Ly dị

Bỉ, năm 2009, có 158 nam và 213 nữ đồng tính đăng ký ly dị trong khi 1133 nam và 999 nữ đồng tính đăng ký kết hôn.[269]

Đan Mạch, năm 1997, tỉ lệ ly dị ở người đăng ký cặp đôi đồng giới (17%) thấp hơn đáng kể so với tỉ lệ ly dị ở cặp đôi khác giới (43%). Phần đông hôn nhân đồng giới ở Đan Mạch là cặp nam-nam và chỉ 14% trong số này ly dị so với 23% ở cặp đôi nữ-nữ. Tỉ lệ ly dị cao ở người đồng tính nữ phù hợp với dữ liệu cho thấy phụ nữ là bên chủ động ly dị trong hầu hết vụ ly dị của cặp đôi khác giới ở Đan Mạch.[270]

Hà Lan, nữ đồng tính đăng ký kết hôn nhiều hơn nam đồng tính một ít: từ 2006 tới 2011, có trung bình 690 nữ và 610 nam đồng tính đăng ký mỗi năm. Số ly dị đồng giới ở nữ cao hơn ở nam nhiều: trung bình có 100 nữ và 45 nam ly dị đồng giới mỗi năm.[271]

Na UyThụy Điển, một nghiên cứu về đăng ký cặp đôi đồng giới ngắn hạn cho thấy tỉ lệ ly dị đồng giới cao hơn ly dị khác giới là 50-167% và những cặp đôi đồng giới nữ được coi là ít bền vững, hoặc dễ thay đổi, hơn những cặp đôi đồng giới nam.[272]

Vương quốc Anh, tỉ lệ ly dị đồng giới trong 30 tháng đầu tiên của luật đăng ký cặp đôi dân sự thấp hơn 1% một ít.[273]

Hoa Kỳ, năm 2011, đối với những tiểu bang có số liệu, tỉ lệ chia tay ở cặp đôi đồng giới là bằng một nửa tỉ lệ chia tay ở cặp đôi khác giới. Tỉ lệ chia tay ở những cặp đôi đồng giới có đăng ký theo pháp luật là 1,1% trong khi 2% cặp đôi khác giới có kết hôn ly dị mỗi năm.[274]

Nghiên cứu tháng 12 năm 2014 của The Williams Institute cho thấy các cặp đồng tính kết hôn có tỷ lệ ly dị thấp hơn (1%) so với các cặp khác giới (2%).[275]

Quan điểm tôn giáo

Việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bị một số nhóm tôn giáo phản đối gọi là "tái định nghĩa hôn nhân".[276][277][278]

Các tôn giáo chính trên thế giới có quan điểm khác nhau về hôn nhân đồng giới. Chẳng hạn, trong số các hệ phái lớn của Kitô giáo, lập trường chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma là chống mọi hình thức kỳ thị người đồng tính nhưng phản đối hôn nhân đồng giới,[279][280][281] Giáo hội Chính thống giáo,[282] một số giáo hội Tin Lành, đa số người Hồi giáo,[283] cũng như Do Thái giáo Chính thống có cùng quan điểm như thế. Phật giáo được cho là có quan điểm không nhất quán về vấn đề này theo cách tổng thể.[284]

Giáo hoàng Biển Đức XVI cho rằng hôn nhân đồng tính cấu thành hành vi chống lại sự thật bản chất của con người. Đó là một nỗ lực không mệt mỏi của cả Tòa Thánh Vatican mà người đứng đầu là Giáo hoàng, nhằm cố gắng thức tỉnh Hoa Kỳ và một loạt các nước châu Âu đang đòi hỏi công nhận hôn nhân đồng tính trong thời gian qua. Giáo hoàng Biển Đức XVI đã lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng: hôn nhân đồng giới là phi tự nhiên và có thể gây nhiều phẫn nộ ảnh hưởng tới hòa bình và công lý trên thế giới. Giáo hoàng Biển Đức XVI khi còn tại vị từng kêu gọi:[285][286]

Chúng ta cần phải phổ cập và lan truyền kiến thức về hôn nhân tự nhiên trong sự giao hòa giữa phái nam và phái nữ nhằm gia tăng nỗ lực chống lại mọi sự dị biến hôn nhân. Những dị biến như thế làm mất ổn định tính tự nhiên của hôn nhân, che lấp bản chất vốn có của hôn nhân và làm phai nhạt vai trò quan trọng của nó đối với xã hội. Nguyên tắc hôn nhân này không phải là chân lý đức tin mà đơn giản là hệ quả tất yếu của quyền tự do tôn giáo, thể hiện bản chất của con người và là một thành quả phát triển của nhân loại. [...]
Hãy biết thêm về giá trị của gia đình và hôn nhân. Là tín đồ Kitô, chúng ta có bổn phận bảo vệ nguyên tính và nhất thống của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ trước bất kỳ hình thức diễn dịch lệch lạc nào
.

Mặt khác, nhiều cộng đồng tôn giáo trên thế giới ủng hộ hoặc cử hành nghi lễ cho các cặp kết hôn đồng giới. Trong số đó có thể kể đến: Phật giáo tại Australia, Giáo hội Giám nhiệm (Hoa Kỳ), Giáo hội Trưởng lão (USA), Giáo hội Đan Mạch, Giáo hội Thụy Điển, Giáo hội Iceland (Lutheran), Metropolitan Community Church, United Church of Christ, Evangelical Lutheran Church in America, một số nhánh Do Thái giáo tại Mỹ, v.v.

Trong Hồi giáo, Luật Sharia coi đồng tính là tội đáng bị trừng phạt. Không có hình phạt cụ thể nào được ghi trong luật này, nhưng một số nước Hồi giáo đã thông qua án tử hình đối với tội danh này[287].

Các phong trào ủng hộ hoặc phản đối

Tháng 6/2011, Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã thông qua tuyên bố về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới trên toàn cầu. Tuyên bố khẳng định "mọi người đều sinh ra tự do và bình đẳng về nhân cách và quyền lợi, và mọi người đều xứng đáng có được tự do và quyền lợi mà không bị phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào". 96 nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã ký tên ủng hộ nghị quyết công nhân quyền của người đồng tính, 44 nước không ủng hộ cũng không phản đối quyền của người đồng tính, 57 nước ký tên phản đối quyền của người đồng tính (hiện còn 54 nước vì có 3 nước đã chuyển sang ủng hộ quyền của người đồng tính.[288][289][290][291][292][293][294]

Trong ngày 27/1/2013, hàng trăm ngàn người Pháp đã xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới được Chính phủ thông qua. Chỉ riêng thủ đô Paris, theo số liệu của cảnh sát là 125.000 người còn theo số liệu của các nhà tổ chức là 400.000 người đã xuống đường để hô khẩu hiệu và giương biểu ngữ ủng hộ. Tại các địa phương khác, tổng số người tham gia hoạt động này là khoảng 100.000 người.[295]

Ngày 26/06/2015, Tòa án tối cao Mỹ đã thông qua điều luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trên toàn nước Mỹ. Ngay lập tức, trên các phương tiện truyền thông: báo đài, truyền hình, mạng xã hội... nhiều người dân Mỹ bày tỏ sự ủng hộ với người đồng tính. Nhiều chính khách, nghệ sĩ, doanh nhân cũng thể hiện sự vui mừng trước bước tiến triển mới về những nỗ lực cho cộng đồng LGBT. Mạng xã hội facebook lập ra ứng dụng đổi hình đại diện sang màu cầu vồng sáu sắc mang tên "Celebrate Pride" để thể hiện sự ủng hộ đối với người đồng tính. Sau 4 ngày, gần 30 triệu tài khoản đã thay đổi hình đại diện sang biểu tượng cầu vồng để ủng hộ hôn nhân đồng giới. Thống kê của Facebook cho biết các hình ảnh ủng hộ hôn nhân đồng giới đã nhận được hơn 500 triệu lượt like sau 4 ngày. Nhiều người nổi tiếng trên thế giới và cả ở Việt Nam đã tham gia phong trào này.[296][296][297]

Ngày 30/6/2013, sau khi Tòa án Tối cao Mỹ bãi bỏ lệnh cấm hôn nhân đồng giới, nhiều người Mỹ đã ra đường để ủng hộ người đồng tính. Riêng tại thành phố New York, Hãng thông tấn AP ước tính có khoảng hai triệu người tham gia diễu hành vì quyền của người đồng tính. Nhiều cuộc diễu hành cũng được tổ chức tại San Francisco, Chicago, Seattle, Minneapolis,Venezuela, Costa Rica, Colombia và nhiều nơi khác trên khắp Châu Mỹ.[298] Theo tờ Daily Mail ước tính có khoảng 950.000 người đã tham gia vào các sự kiện ủng hộ người đồng tính trong vài tuần trên khắp thế giới[299]. Tại Anh, 30.000 ngàn người đã xuống đường phố London diễu hành ủng hộ hôn nhân đồng giới, lá cờ cầu vồng được treo 1 tuần trên nóc Văn phòng Nội các Westminster (trung tâm London) để chào mừng sự kiện.[300]. Tại Nhật Bản, đã có khoảng 3.000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Tokyo để kêu gọi Chính phủ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.[301].

Sau khi Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, Tim cock - CEO (giám đốc điều hành) của Tập đoàn Apple đã công khai mình là một người đồng tính. Ông đã dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 8.000 nhân viên Apple xuống đường tuần hành với cờ lục sắc để ăn mừng sự kiện.[302].

Tại thành phố Toronto, Canada, Pride week là một trong những lễ hội đồng tính lớn nhất trên thế giới diễn ra thường niên và nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố. Sự kiện thu hút 500000 đến 1 triệu người tham gia mỗi năm và được coi là một trong những lễ hộ văn hóa lớn nhất Bắc Mỹ. Lễ hội năm 2009 đã thu hút 1 triệu người tham dự và đem về cho thành phố 136 triệu đôla Canada. Lễ hội năm 2012 thu hút 1,2 triệu người tham dự. Lễ hội năm 2014 đem về 791 triệu đôla Canada cho thành phố. Pride week đã nhận giải "sự kiện hàng đầu" của giải thưởng Top Choice Award năm 2008.[303][304][305][306][307]

Lễ diễu hành đồng tính đầu tiên tại Đài Bắc năm 2003 có 500 người tham dự, nhưng đến năm 2013 đã có 78000 người tham dự, trở thành lễ diễu hành đồng tính lớn nhất Đài Loan từ trước tới nay. Nhiều sự kiện và hội thảo quốc tế về LGBT cũng được tổ chức trong dịp này.[308] Lễ diễu hành đồng tính năm 2007 tại Madrid, Tây Ban Nha có 2,3 triệu người tham dự. Sự kiện nhận được sự ủng hộ của chính quyền thành phố, vùng và nhà nước.[309] Lễ diễu hành đồng tính tại Cologne,Đức năm 2002 có 1,2 triệu người tham dự.[310]

Tháng 11/2015, 10.000 người đã có buổi diễu hành quy mô lớn nhất ở Hồng Kông để ủng hộ hôn nhân đồng tính[311]. Cùng thời điểm, tại Đài Loan cũng có cuộc tuần hành kỷ lục với 78.000 người để ủng hộ hôn nhân đồng giới và cộng đồng LGBT[312].

Ngược lại cũng diễn ra nhiều cuộc diễu hành phản đối hôn nhân đồng tính:

  • Năm 2012, trên 100.000 người ở Pháp tham gia biểu tình phản đối việc chính phủ nước này hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Ít nhất 70.000 người biểu tình đã tràn ra các đường phố ở thủ đô Paris, số còn lại tập trung tại các thành phố Lyon, Toulouse và Marseille.[313] Năm 2013, khoảng 300.000 người đã tập trung trên các đường phố ở thủ đô Paris để tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính[314]
  • Sau khi tổ chức từ năm 1990, tới năm 2015, diễu hành đồng tính đã bị cấm bởi cảnh sát Hàn Quốc. Sau những phản đối từ các nhóm Thiên Chúa giáo, ngày 30 tháng 5, cảnh sát Hàn Quốc đã đưa ra một thông báo cấm diễu hành đồng tính dựa trên Điều 8 của Luật về hội họp và biểu tình, theo đó cấm cuộc diễu hành vì bất tiện cho người đi bộ và phương tiện giao thông[315]
  • Năm 2015, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng hơi cayvòi rồng để giải tán một đoàn diễu hành đồng tính ở Istanbul sau khi có lệnh cấm của thị trưởng được ban bố nhân tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo[316]
  • Tại Úc, những người biểu tình phản đối hôn nhân đồng giới đã tụ tập tại Sydney cho một cuộc biểu tình phản đối.[317]
  • Tại Mexico, khoảng 5.000 đến 10.000 người đã xuống đường phố Guadalajara, thủ phủ của tiểu bang Mexico tây Jalisco để phản đối hôn nhân đồng tính và việc nhận con nuôi của những người đồng tính.[318]
  • Tại Italy, khoảng 300.000 tới 1 triệu người đã tuần hành phản đối hôn nhân đồng tính tại Quảng trường San Giovanni ở Rome.[319]
  • Tại Serbia, năm 2011, chính phủ nước này đã quyết định sử dụng cảnh sát để ngăn chặn một cuộc diễu hành đồng tính được dự kiến tổ chức. Cảnh sát đã bắt giữ sáu người ở Belgrade. Trong khi một số người nói rằng chính quyền Serbia đã cấm diễu hành đồng tính một cách thô bạo, nhiều người Serbia tỏ ra hạnh phúc khi những giá trị truyền thống đã giành chiến thắng[320].
  • Tại Singapore, sau khi nhận nhiều khiếu nại từ các phụ huynh theo đạo Thiên Chúa, Cơ quan quản lý văn hóa nước này đã loại bỏ 3 cuốn sách cho trẻ em vì chứa nội dung đồng tính. Cơ quan này cũng cấm nhập nhiều truyện tranh Mỹ vì có chứa nội dung về hôn nhân đồng tính, điều bị coi là đi ngược lại với đạo đức xã hội. Quan hệ đồng tính nam ở Singapore có thể bị phạt 2 năm tù[321]

Nước Nga dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra luật cấm mọi hình thức tuyên truyền về hôn nhân đồng giới [322]. Bộ luật cấm những sự kiện cổ vũ cho người đồng tính, quy định việc cung cấp những thông tin “tuyên truyền việc về đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới” cho trẻ vị thành niên là phạm pháp, đồng thời các sự kiện cổ vũ cho quyền lợi của người đồng tính cũng bị cấm. Đây là một nỗ lực mới nhằm cổ vũ những giá trị truyền thống của nước Nga và chống lại chủ nghĩa tự do phương Tây, mà Chính phủ và Giáo hội Nga cho rằng đang làm băng hoại giới trẻ cũng như kích động các vụ biểu tình chống lại Tổng thống Putin.[323] Trên thực tế, khi được đưa ra bỏ phiếu, Bộ luật cấm tuyên truyền đồng tính đã được Duma Quốc gia Nga (Hạ viện Nga) thông qua với số phiếu tuyệt đối 436 thuận - 0 phiếu chống, và 88% người dân Nga được phỏng vấn đã bày tỏ ủng hộ đối với lệnh cấm[324] Bên cạnh đó, từ năm 2015, Chính quyền thành phố Moskva và quốc hội Nga đã đề ra Ngày tình yêu gia đình và cho rằng muốn sử dụng ngày này trong chiến dịch bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống chống lại sự tuyên truyền của phong trào LGBT[325].

Sau khi đạo luật được ban hành, hơn 200 nghệ sỹ trên thế giới như danh ca Madonna, Debbie Harry, diễn viên Susan Sarandon, nhà văn Gunter Grass, Orhan Pamuk, đại văn hào Đức Gunter Grass, nhà thơ Ấn Độ Salman Rushdie, thi sĩ nữ Canada Margaret Atwood, tiểu thuyết gia người Mỹ Jonathan Franzen, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk, cùng nhiều nhà văn khác như Neil Gaiman, Wole Soyinka, Elfriede Jelinek, Ian McEwan, Carol Ann Duffy, Julian Barnes… đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ đăng tải trên tờ Guardian (Anh) để phản đối đạo luật này của Nga. Bức thư đã viết: “Chính sách này sẽ bóp chết sự sáng tạo, đẩy giới văn sĩ vào tình trạng rủi ro”.[326]. Các đại diện ngoại giao cấp cao của ĐứcLiên minh châu Âu cũng lên tiếng phản đối rằng đạo luật này của Nga đi ngược lại quyền con người và củng cố phân biệt đối xử, kêu gọi Nga tôn trọng các cam kết quốc tế như Công ước châu Âu về nhân quyền mà Nga đã ký.[327]. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì chỉ trích đạo luật này của Nga là đạo luật phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền, bao gồm cả quyền của trẻ em đồng tính được tiếp cận những thông tin thích hợp, rằng "đạo luật này đã hình thành cơ sở cho hành vi sách nhiễu thường xuyên, thậm chí giam giữ tùy tiện, và giúp tạo ra một không khí sợ hãi cho bất cứ ai hoạt động thúc đẩy quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới".[328]. Một nhóm các chuyên gia của Liên hiệp quốc đã gửi thông báo cho Chính phủ Nga yêu cầu xem xét loại bỏ đạo luật chống "tuyên truyền đồng tính" hình thành trên cơ sở vi phạm nhân quyền. Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc cho biết: "Đạo luật "Cấm tuyên truyền đồng tính luyến ái" của Nga không chỉ trừng phạt những người tăng cường sức khỏe tình dục và sinh sản ở những người LGBT mà còn hủy hoại các quyền của trẻ em trong việc truy cập thông tin sức khỏe liên quan để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần."[329].

Trước những chỉ trích, tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời: "Vấn đề của người đồng tính ở Nga đã được cố tình phóng đại từ bên ngoài vì những lý do chính trị, và tôi tin rằng, đó không phải là những mục đích tốt... Tôi không thấy bất cứ điều gì phản dân chủ trong hành vi pháp lý này. Tôi tin rằng chúng ta nên để trẻ em sống trong yên bình. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ em một cơ hội để phát triển, giúp trẻ em nhận ra mình là ai và có quyền đưa ra quyết định cho mình. Trẻ em muốn sống trong một cuộc hôn nhân tự nhiên bình thường hay là một cuộc hôn nhân phi truyền thống? Đó là điều duy nhất tôi muốn nói"[330] Ông Putin cho biết việc phân biệt đối xử đối với những người đồng tính là vấn đề quan trọng cho việc duy trì dân số đất nước: "người châu Âu đang chết dần (do già hóa dân số)... và hôn nhân đồng tính không thể tạo ra trẻ em", "chúng tôi có sự lựa chọn cho riêng chúng tôi (nước Nga), và chúng tôi đã làm thế vì đất nước của chúng tôi"[331].

Văn hóa, nghệ thuật

Nhiều tác phẩm khắc họa tình yêu đồng tính và ủng hộ hôn nhân đồng giới đã được sản xuất, trình diễn và được các nhà chuyên môn đánh giá cao.

Theo công ty thống kê Nielsen, bộ phim "Behind the Candelabra" nói về tình yêu đồng tính của nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng Liberace và chàng trai Scott Thorson đã được một lượng khán giả lớn 2,4 triệu người xem trên kênh HBO, lượng người xem khá cao đối với một bộ phim truyền hình. Ngoài ra, còn có 1,1 triệu người khác xem buổi chiếu lại của bộ phim. Bộ phim được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Phim đã được đề cử giải Quả Cầu Vàng 2014 ở thể loại phim truyền hình với tổng cộng 4 đề cử và giành được 2 giải dành cho Phim truyền hình ngắn tập xuất sắc và Nam diễn viên phim truyền hình ngắn tập xuất sắc. Phim cũng giành được 11 giải Primetime Emmy Awards bao gồm giải phim hay nhất và diễn viên chính xuất sắc nhất, giải Critics' Choice Television Award cho phim hay nhất, giải Satellite cho diễn viên chính xuất sắc nhất, 5 đề cử giải BAFTA và nhiều giải thưởng khác.[332][333][334][335][336][337]

Bộ phim nói về đề tài đồng tính "Blue Is The Warmest Colour" của đạo diễn người Pháp Abdellatif Kechiche đã giành giải Cành Cọ Vàng cho Phim xuất sắc nhất của LHP Cannes 2013. Đạo diễn Abdellatif Kechiche cho biết bộ phim là “hi vọng về tự do, sống tương thân, được tự do thể hiện bản thân và tự do bày tỏ tình yêu.” Đạo diễn Steven Spielberg, Chủ tịch Ban giám khảo nhận định: “Phim là một chuyện tình lớn khiến tất cả chúng ta cảm thấy vinh hạnh được sống. Đạo diễn đã không đặt nặng vào cốt truyện và cách kể truyện. Ông đã để cho các cảnh phim tự chạy trong đời thực. Bộ phim chứa đựng thông điệp mạnh mẽ và rất tích cực về đồng tính nữ. Tác phẩm này chạm tới tâm hồn của những người đồng tính. Họ cũng có quyền yêu thương và hạnh phúc như bao người bình thường khác nếu không có rào cản của xã hội”. Phim được các nhà phê bình đánh giá cao và giành giải Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI. Các bài bình luận trên các báo khen ngợi bộ phim, nhiều nhà phê bình đánh giá đây là bộ phim hay nhất của Pháp năm 2013. Phim giành giải phim nước ngoài hay nhất của Austin Film Critics Association, British Independent Film Awards, Critics' Choice Awards, Dallas–Fort Worth Film Critics Association, Independent Spirit Awards... và rất nhiều giải thưởng quốc tế khác.[338][339][340][341][342][343][344][345][346]

Bộ phim "Bá Vương Biệt Cơ" của đạo diễn Trần Khải Ca nói về một nam diễn viên kinh kịch chuyên đóng vai phụ nữ, đã được công chúng Hong Kong bình chọn là phim Trung Quốc được yêu thích nhất mọi thời đại nhân dịp kỷ niệm 100 năm điện ảnh Trung Quốc. Phim đạt giải Quả Cầu Vàng cho phim nước ngoài hay nhất và là phim Trung Quốc duy nhất giành giải Cành Cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes cho tới lúc đó. Phim lọt vào danh sách 100 bộ phim hay nhất mọi thời đại của tạp chí Time, tạp chí Empire... Phim cũng giành giải Phim xuất sắc nhất của Hiệp hội Phê bình gia FIPRESCI, giải BAFTA, giải César, giải Boston Society of Film Critics, Los Angeles Film Critics Association, National Board of Review (USA)... cho phim nước ngoài hay nhất.[347][348][349][350]

Backstreet Boys, nhóm nhạc số một thế giới một thời đã phát hành đĩa đơn "In a world like this" để kỷ niệm 20 năm biểu diễn của ban nhạc và bày tỏ sự ủng hộ đối với hôn nhân đồng giới. "In a world like this" đã mô tả những sự kiện lịch sử đối với nước Mỹ như cuộc đổ bộ đầu tiên của con người lên mặt trăng, vụ khủng bố 11/9 và việc nước Mỹ công nhận hôn nhân đồng giới. Bài hát mang thông điệp: "Một tình yêu thực sự sẽ giúp bạn vượt qua mọi thứ trong thế giới này với tất cả sự điên cuồng và năng lượng tiêu cực xung quanh". Backstreet Boys cho biết "sản phẩm âm nhạc này là món quà tinh thần ý nghĩa với những người đồng tính, việc công nhận hôn nhân đồng giới và những người trong cộng đồng, xã hội cần được tôn trọng". Đây cũng là bài hát chủ đề cho album thứ 8 của nhóm. Bài hát nhận được nhiều sự khen ngợi từ giới phê bình và đạt thứ hạng cao tại nhiều quốc gia. Video của bài hát hiện có hơn 15 triệu lượt xem trên Youtube.[351]

Final Fantasy XIV, tựa game mới nhất của dòng game nhập vai Final Fantasy đã công nhận quyền kết hôn của các game thủ không phân biệt giới tính, chủng tộc và quốc gia từ năm 2014. Ngay sau khi tính năng này được ra mắt, cộng đồng game thủ LGBTA của game nhập vai online này đã tổ chức một cuộc diễu hành đồng tính trong thế giới của game. Nhà sản xuất Naoki Yoshida cho biết " chúng ta không thể ngăn cản tình yêu và tình bạn giữa các game thủ", "những nhân vật tại vùng đất Eorzea (một địa danh trong trò chơi) sẽ được thể hiện tình yêu hoặc tình bạn của họ trong một buổi lễ kết đôi. Sự kiện này sẽ chào đón tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính và tín ngưỡng. Hai người chơi nếu họ muốn được bên nhau, họ có thể thực hiện nó qua buổi lễ kết đôi ở Eorzea." Square Enix là hãng game rất thân thiện với cộng đồng LGBT. Năm 1997, trò chơi nhập vai Saga Frontier có nhân vật chính Asellus là một cô gái có tình cảm với phụ nữ. Một trong những kết thúc của trò chơi cho phép Asellus lấy 1 cô gái khác làm vợ. Một trong những nhân vật chính của game nhập vai nổi tiếng Final Fantasy IX, Quina thuộc một chủng tộc có giới tính không xác định là chủng tộc Qu và người chơi có thể gọi Quina là 'anh ấy" hoặc 'cô ấy" đều được. Nhiều game khác của hãng cũng có những nhân vật phụ là LGBT như Bahamut Lagoon, Final Fantasy VII, Chrono Trigger, The Last Remnant...[352][353]

Fallout 2 là trò chơi đầu tiên cho phép kết hôn đồng giới từ năm 1998. Các mối quan hệ đồng tính trong game đã ảnh hưởng sâu tới gameplay và mang tới cho các game thủ một cái nhìn rất khác, đa dạng và sâu sắc hơn về cộng đồng LBGT. Nhiều trò chơi nổi tiếng khác cũng có các nhân vật là người đồng tính và cho phép các game thủ kết hôn đồng giới như Fable, The Sims, Dragon Age, Mass Effect, The Elder Scrolls V: Skyrim, Fire Emblem Fates... Khi thông báo về việc tựa game mới nhất của dòng game nổi tiếng Fire Emblem sẽ cho phép kết hôn đồng giới, đơn vị phát triển Tomodachi Life cho biết họ sẽ "cố gắng thiết kế những trải nghiệm chơi game mới một cách toàn diện và gắn với thực tế hơn. Dẫu rằng trò chơi này thực sự được chú ý, tuy nhiên việc những người làm game đã lắng nghe, vừa sửa đổi sản phẩm của mình cho phù hợp với cộng đồng, luôn là một điều đáng để khen ngợi". Trong tương lai gần, dự kiến sẽ có rất nhiều trò chơi thân thiện với cộng đồng LBGT ra đời hơn nữa.[354][355][356]

Tại Việt Nam, nhiều trò chơi trực tuyến cũng đã cho phép các game thủ kết hôn đồng giới như Audition, Cửu Âm Chân Kinh, Liên Minh Huyền Bí, Cửu Dương Thần Công, The Sims... Nhận thấy chuyện kết hôn đồng giới đang nhận được quan tâm từ cộng đồng game thủ quốc tế, tháng 9 năm 2014, BEAT 3D (tựa game thể loại vũ đạo sở hữu một cộng đồng game thủ lớn) trở thành game mobile vũ đạo đầu tiên có tính năng kết hôn đồng giới tại Việt Nam. BEAT 3D cho biết với việc ra mắt phiên bản Big Update “Tình Yêu Màu Nắng”, họ muốn đem hi vọng tới những mối tình đồng giới trên cộng đồng mạng xã hội Việt Nam.[357][358][359]

Các khía cạnh kinh tế

Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người LGBT, cũng là những người đóng thuế cho chính phủ, được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi.[24] Nhiều nghiên cứu, thống kê và đánh giá đã chỉ ra việc công nhân hôn nhân đồng giới có lợi cho nền kinh tế, thị trường, du lịch và phát triển xã hội.[360]

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường (iSEE) tại Việt Nam, 29% các cặp đôi đồng tính sở hữu chung các tài sản có giá trị lớn như ô tô, sổ tiết kiệm, 18,4% có vốn đầu tư kinh doanh chung, 16% có nhà đất chung (chỉ đứng tên một trong hai người)… Việc không công nhận hôn nhân đồng giới sẽ gây ra những rắc rối khi phân chia tài sản và gây thiệt thòi về quyền thừa kế khi có một người đột ngột qua đời.[361]

Một nghiên cứu ở Australia năm 2013 cho biết các cặp đồng tính có thu nhập cao hơn 29% so với các cặp khác giới do họ có thể làm toàn thời gian mà không cần lo chăm sóc con cái.[362][363]

Thống kê của hãng Prudential ở Mỹ năm 2011 với 1.000 người cho thấy người đồng tính kiếm được nhiều tiền hơn và ít nợ nần hơn so với người dị tính, nhưng một cuộc thăm dò quy mô lớn do Viện Gallup với hơn 120.000 người thực sự cho thấy rằng các cá nhân LGBT thường có thu nhập thấp và ít giáo dục so với dân số nói chung.[364] Vào ngày 17/12/2009, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ ước tính rằng chi phí mà chính phủ Mỹ phải trả nếu công nhận bạn tình đồng tính của nhân viên liên bang có quyền lợi giống như vợ chồng khác giới (chưa tính đến chi phí bổ sung như an sinh xã hội và thuế thừa kế) sẽ là 596 triệu USD bắt buộc và 302 triệu USD chi tiêu tùy ý từ năm 2010 tới 2019[365].

Viện William, một tổ chức ở Mỹ nghiên cứu về tình trạng bất bình đẳng xã hội, phân biệt đối xử và mối quan hệ, tác động của luật pháp, chính sách công tới các nhóm xã hội, trong một cuộc khảo sát vào tháng 6/2013 cho thấy có sự thấp hơn về điều kiện kinh tế giữa các cặp vợ chồng đồng tính so với dị tính nói chung và các chủng tộc khác nhau nói riêng[366]:

  • 7,6% các cặp vợ chồng đồng tính nữ, so với 5,7% của các cặp vợ chồng kết hôn khác giới, đang sống trong cảnh nghèo đói.
  • Các cặp đồng tính người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ nghèo cao hơn gấp đôi tỷ lệ của các cặp vợ chồng gốc Phi khác.
  • 1/3 các cặp vợ chồng đồng tính nữ và 20,1% các cặp nam đồng tính mà không có một bằng tốt nghiệp trung học đang sống nghèo đói, so với tỉ lệ 18,8% của các cặp vợ chồng nói chung.
  • cặp đồng giới nữ ở khu vực nông thôn đang có nhiều khả năng là người nghèo (14,1%), so với 4,5% của đồng tính nữ cùng ở các thành phố lớn. 10,2% các cặp đồng tính nam đang sống trong khu vực đô thị nhỏ là người nghèo, so với 3,3% của đàn ông đồng tính nam trong khu vực đô thị lớn.
  • Gần 1/4 trẻ em sống với một cặp đồng tính nam và 19,2% trẻ em sống chung với một nữ cặp đồng tính đang sống trong cảnh nghèo đói, so với 12,1% trẻ em của các cặp vợ chồng khác giới. Trẻ em người Mỹ gốc Phi trong các hộ gia đình đồng tính nam có tỷ lệ nghèo cao nhất (52,3%) của bất kỳ trẻ em trong bất kỳ loại hộ gia đình.
  • 14,1% các cặp đồng tính nữ và 7,7% các cặp đồng tính nam phải nhận trợ cấp thực phẩm, so với 6,5% của các cặp vợ chồng thông thường.

Ngoài ra, viện William cũng nhận xét: "Thống kê cho thấy tỷ lệ nghèo là thấp hơn trong các cặp đồng tính nữ ở các tiểu bang có luật chống phân biệt đối xử. Ngược lại, tỷ lệ nghèo cao hơn ở các bang mà không có luật phân biệt đối xử đối, và khoảng cách giàu nghèo là rõ ràng đối với cặp đồng tính nữ... Chính sách công cộng có tác dụng giảm nghèo là chính sách làm giảm phân biệt đối xử trong việc làm dựa trên khuynh hướng tình dục và giới tính. Hiện nay pháp luật liên bang, cũng như các luật hầu hết các bang, không bảo vệ người LGBT từ kỳ thị việc làm. Việc thực thi pháp luật công bằng, không phân biệt có thể giúp ngăn ngừa nghèo bằng cách giảm nguy cơ thất nghiệp hoặc mất lương"[367].

Một số nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nghèo đói đặc biệt cao ở cộng đồng người đồng tính không phải là người da trắng, già và sinh sống tại các vùng nông thôn.[368]

Ghi chú

Tham khảo

  1. ^ a b Pratt, Patricia (ngày 29 tháng 5 năm 2012). “Albany area real estate and the Marriage Equality Act”. Albany Examiner. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2012. On ngày 24 tháng 7 năm 2011 the Marriage Equality Act became a law in New York State forever changing the state's legal view of what a married couple is. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Pratt” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ “Vote on Illinois marriage equality bill coming in January: sponsors”. Chicago Phoenix. ngày 13 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ “Commission endorses marriage and adoption equality”. Human Right Commission New Zealand. 11 tháng 5 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ Mulholland, Helene (ngày 27 tháng 9 năm 2012). “Ed Miliband calls for gay marriage equality”. The Guardian. London. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  5. ^ Ring, Trudy (ngày 20 tháng 12 năm 2012). “Newt Gingrich: Marriage Equality Inevitable, OK”. The Advocate. Los Angeles. He [Newt Gingrich] noted to HuffPo that he not only has a lesbian half-sister, LGBT rights activist Candace Gingrich, but has gay friends who've gotten married in Iowa, where their unions are legal. Public opinion has shifted in favor of marriage equality, he said, and the Republican Party could end up on the wrong side of history if it continues to go against the tide.
  6. ^ Byron Babione (ngày 10 tháng 5 năm 2012). “Opposing view: You can't redefine marriage”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ “State lacks authority to redefine marriage, says bishop”. Catholic News Agency. CNA. ngày 7 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  8. ^ Will Rabbe (ngày 18 tháng 7 năm 2013). “Redefining marriage, one dictionary at a time”. MSNBC. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  9. ^ “Vote on Illinois marriage equality bill coming in January: sponsors: Chicago Phoenix”. Chicago Phoenix. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  10. ^ “Commission endorses marriage and adoption equality”. Human Right Commission New Zealand. No date. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  11. ^ “Ed Miliband calls for gay marriage equality”. the Guardian. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  12. ^ a b c “Newt Gingrich Accepts Marriage Equality as Inevitable”. Advocate.com. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ring” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  13. ^ “Shep Smith: 'The President Of The United States, Now In The 21st Century'. The Huffington Post. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  14. ^ “Same”. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  15. ^ “21st Century Issues in America”. Google Books. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  16. ^ American Psychological Association (2004). “Resolution on Sexual Orientation and Marriage” (PDF). Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
  17. ^ American Sociological Association. “American Sociological Association Member Resolution on Proposed U.S. Constitutional Amendment Regarding Marriage”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2010.
  18. ^ “Brief of the American Psychological Association, The California Psychological Association, the American Psychiatric Association, and the American Association for Marriage and Family Therapy as amici curiae in support of plaintiff-appellees – Appeal from United States District Court for the Northern District of California Civil Case No. 09-CV-2292 VRW (Honorable Vaughn R. Walker)” (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010.
  19. ^ “Marriage of Same-Sex Couples  – 2006 Position Statement” (PDF). Canadian Psychological Association. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  20. ^ a b c Pawelski JG, Perrin EC, Foy JM; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2006). “The effects of marriage, civil union, and domestic partnership laws on the health and well-being of children”. Pediatrics. 118 (1): 349–64. doi:10.1542/peds.2006-1279. PMID 16818585. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) available online: http://pediatrics.aappublications.org/cgi/content/full/118/1/349 Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “pediatrics” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  21. ^ “Pamela K. Taylor - OnFaith”. OnFaith. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  22. ^ “Susan K. Smith - OnFaith”. OnFaith. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  23. ^ “Decision in Perry v. Schwarzenegger” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2010.
  24. ^ a b Handbook of Gay, Lesbian, Bisexual, and Transgender Administration and Policy — Page 13, Wallace Swan - 2004
  25. ^ “Đám cưới đồng tính đầu tiên theo nghi thức Phật giáo”. Giác Ngộ Online. Truy cập 27 tháng 12 năm 2014.
  26. ^ “Lễ cưới đồng tính nữ theo nghi thức Phật giáo đầu tiên ở Đài Loan”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2012.
  27. ^ “UNITED CHURCH OF CANADA AND HOMOSEXUALITY”. Truy cập 27 tháng 12 năm 2014.
  28. ^ “Presbyterian Church Makes Landmark Decision On Gay Marriage”. The Huffington Post. Truy cập 27 tháng 12 năm 2014.
  29. ^ “The Registered Partnership Act”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2015.
  30. ^ Sheila Rule: Rights for Gay Couples in Denmark - New York Times. đăng: ngày 2 tháng 10 năm 1989. Truy cặp: ngày 7 tháng 6 năm 2012
  31. ^ (tiếng Na Uy) 27 tháng 6 năm 2008-53 Lov om endringer i ekteskapsloven, barnelova, adopsjonsloven, bioteknologiloven mv. (felles ekteskapslov for heterofile og homofile par)
  32. ^ Resolution on Marriage Equality for Same-Sex Couples
  33. ^ Hiệp hội tâm lý Mỹ tái khẳng định hỗ trợ cho Same-Sex Hôn nhân
  34. ^ ASA Files Amicus Brief With US Supreme Court In Same-Sex Marriage Cases
  35. ^ ASA Statement Against The Proposed Constitutional Amendment Prohibiting Same-Sex Marriage
  36. ^ doi:10.1542/peds.2006-1279
    Hoàn thành chú thích này
  37. ^ a b Herek GM (2006). “Legal recognition of same-sex relationships in the United States: a social science perspective” (PDF). The American Psychologist. 61 (6): 607–21. doi:10.1037/0003-066X.61.6.607. PMID 16953748. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  38. ^ APS
  39. ^ Constitutional Affairs Committee Inquiry into Recognition of Foreign Marriages Bill
  40. ^ [1]
  41. ^ “Liên Hiệp Quốc công nhận hôn nhân đồng giới”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  42. ^ “United Nations recognizes gay marriages for staffers”. 7 tháng 7 năm 2014. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  43. ^ “http://www.reuters.com/article/2014/07/07/us-un-gaymarriage-idUSKBN0FC1VU20140707”. 7 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2015. Truy cập 7 tháng 7 năm 2014. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  44. ^ a b Tackling Discrimination on Grounds of Sexual Orientation and Gender Identity
  45. ^ International Day Against Homophobia and Transphobia
  46. ^ UN High Commissioner for Human Rights
  47. ^ “Republican Party Says No to Same-Sex Marriage TIME.com”. TIME.com. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  48. ^ Nguyễn Hoàng (21 tháng 7 năm 2016). “Bản cương lĩnh bảo thủ nhất mọi thời đại của đảng Cộng hòa”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập 28 tháng 12 năm 2018.
  49. ^ “About FRC: History/Mission”. Family Research Council. ngày 8 tháng 5 năm 2010. 1 Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2007. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  50. ^ “Family Research Council”. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  51. ^ “UBQG về phòng, chống HIV/AIDS và ma túy, mại dâm”. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  52. ^ 27 tháng 9 năm 2014-4168705.php “Mariage pour tous: 56% des sympathisants UMP opposés à sa suppression” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). leparisien.fr. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  53. ^ “68% des Français désormais favorables au mariage pour tous et 53% à l'adoption par les couples homosexuels”. Atlantico.fr. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  54. ^ “The Religious Right in Washington”. ACLU. ngày 1 tháng 6 năm 1995. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2007.
  55. ^ “The American Family Association agenda in its founder's own words”. GLAAD. ngày 16 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2015.
  56. ^ “Defining the Gay Agenda”. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  57. ^ “Đài Loan - hàng ngàn người biểu tình chống đối hôn nhân đồng giới”. Một Thế giới. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  58. ^ “2013 Referendum”. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  59. ^ Biskup Vlado Košić: Ova vlast nije uz narod! [Bishop Vlado Košić: This government is not of the people!], Slobodna Dalmacija, ngày 8 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2013
  60. ^ Ünnepelnek Semjénék a melegházasságról szóló horvát népszavazás után (Hungarian)
  61. ^ a b https://www.theguardian.com/tv-and-radio/2016/mar/04/china-bans-gay-people-television-clampdown-xi-jinping-censorship
  62. ^ a b http://viettimes.vn/bi-cam-tai-trung-quoc-phim-dong-tinh-nham-nhi-van-nhap-khau-viet-nam-43547.html
  63. ^ http://www.newnownext.com/china-gay-crackdown/05/2017/
  64. ^ “Cho phép hôn nhân đồng giới: Âm mưu chính trị khủng khiếp nhắm vào Nga - VTC News”. Báo điện tử VTC News. Truy cập 4 tháng 2 năm 2018.
  65. ^ “Nga xem xét luật chống người đồng tính”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập 4 tháng 2 năm 2018.
  66. ^ “Russia will deport foreigners for homosexual propaganda; Duma passes bill 436”. Truy cập 4 tháng 2 năm 2018.
  67. ^ “United Russia activists create 'flag for straights' to oppose 'gay fever'. RT International. Truy cập 4 tháng 2 năm 2018.
  68. ^ “Putin talks gay rights on 60 Minutes”.
  69. ^ “Putin: Europeans Are Dying Out Because They Allow Same-Sex Couples To Marry”. Truy cập 4 tháng 2 năm 2018.
  70. ^ “National Organization for Marriage Caught Helping Russia Pass Antigay Laws”. Advocate.com. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  71. ^ Mexico: Thousands protest against same-sex marriage proposal
  72. ^ VN muốn chấp nhận hôn nhân đồng tính
  73. ^ Chính quyền ông Obama chính thức ủng hộ hôn nhân đồng tính
  74. ^ The evolution of the nation's 'first gay president'. CNN online
  75. ^ “Bà Hillary Clinton ủng hộ hôn nhân đồng tính”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  76. ^ “Bà Clinton ủng hộ hôn nhân đồng tính”. Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  77. ^ “Gay marriage boosts NYC's economy by $259 million in first year”. CNNMoney. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  78. ^ “California cho phép hôn nhân đồng tính”. Người Lao động. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  79. ^ “Lieutenant Governor Gavin Newsom”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  80. ^ “Lieutenant Governor Gavin Newsom”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  81. ^ a b Future of Marriage. David Blankenhorn. Encounter Books Publishing 2009. ISBN 978-1-594032-41-7. P 178
  82. ^ “Trayce Hansen, PhD”. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  83. ^ Reasoning with the Unreasonable: 23 Controversial Essays on Current Tragedies of Ignoring Foundational Principals. Richard Kay. Author House, 2008. ISBN 978-1-4343-7159-1. P 201-202
  84. ^ Dana Mack, "Now What for Marriage?," www.wsj.com, Aug. 6, 2010
  85. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2015.
  86. ^ a b Study by Anti-Gay Researcher Claims Gay Parents More Likely to Have Gay Kids
  87. ^ Ưu điểm của gia đình cặp đôi đồng tính
  88. ^ Children Of Gay Couples Impacted By Parents' Relationship But Not Sexual Orientation: Study
  89. ^ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14650663
  90. ^ http://www.theatlantic.com/health/archive/2013/11/a-same-sex-domestic-violence-epidemic-is-silent/281131/
  91. ^ http://www.cdc.gov/violenceprevention/pdf/cdc_nisvs_victimization_final-a.pdf
  92. ^ Waldner-Haugrud, Lisa K., & Vaden Gratch, Linda. (1997). Sexual coercion in gay/lesbian relationships: Descriptives and gender differences. Violence and Victims, 12 (1), 87-98.
  93. ^ Scherzer, Teresa. (1998). Domestic violence in lesbian relationships: Findings of the lesbian relationships research project. Journal of Lesbian Studies, 2 (1), 29-47.
  94. ^ Dr. Island and P. Letellier, Men Who Beat the Men Who Love Them: Battered Gay Men and Domestic Violence, (New York: Haworth Press, 1991)
  95. ^ http://www.advocate.com/crime/2014/09/04/2-studies-prove-domestic-violence-lgbt-issue
  96. ^ http://www.northwestern.edu/newscenter/stories/2014/09/domestic-violence-likely-more-frequent-for-same-sex-couples.html
  97. ^ http://www.smh.com.au/nsw/domestic-violence-a-silent-epidemic-in-gay-relationships-20150415-1mm4hg.html
  98. ^ A Descriptive Analysis of Same-Sex Relationship Violence for a Diverse Sample[liên kết hỏng], The Journal of Family Violence, Publisher Springer Netherlands, Volume 15, Number 3, September, 2000, Pages 281-293. ISSN 0885-7482
  99. ^ Lettie L. Lockhart et al., "Letting out the Secret:Violence in Lesbian Relationships," pp. 469-492 Journal of Interpersonal Violence 9 (1994)
  100. ^ Gwat Yong Lie and Sabrina Gentlewarrier, Intimate Violence in Lesbian Relationships: Discussion of Survey Findings and Practice Implications, p. 46, Journal of Social Service Research 15 (1991)
  101. ^ William C. Nichols, et al, editors, Handbook of Family Development and Intervention, p. 393 (New York:John Wiley and Sons, Inc., 2000)
  102. ^ National Coalition of Anti-Violence Programs (http://www.avp.org). (1999). Lesbian, gay, transgender and bisexual domestic violence in 1998. New York: NCAVP. (See also 1997 and 1998 reports for information on state laws concerning same-sex domestic violence.)
  103. ^ West, Carolyn M. (1998). Leaving a second closet: Outing partner violence in same-sex couples. In Jana L. Jasinski & Linda M. Williams (Eds.), Partner violence: A comprehensive review of 20 years of research (pp. 163-183). Thousand Oaks, CA: Sage Publications.
  104. ^ “Các cặp đôi đồng tính hạnh phúc hơn các cặp đôi dị tính?”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  105. ^ “The key to a happy relationship? Be gay. Or childless. Or make tea”. The Independent. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  106. ^ “Same-Sex Couples Happier Than Straight Couples: Study”. The Bilerico Project. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  107. ^ “Married Same-Sex Couples Are Happier”. LiveScience.com. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  108. ^ a b c Comparing the Lifestyles of Homosexual Couples to Married Couples. By Timothy J. Dailey, Ph. D. Senior Fellow
  109. ^ Gunnar Andersson, "Divorce-Risk Patterns in Same-Sex Marriages in Norway and Sweden". 2004.
  110. ^ Adrian Brune, "City Gays Skip Long-term Relationships: Study Says," Washington Blade (February 27, 04): 12.
  111. ^ The Contribution of Steady and Casual Partnerships to the Incidence of HIV Infection among Homosexual Men in Amsterdam," AIDS 17 (2003): 1031.
  112. ^ "Money, Housework, Sex, and Conflict: Same-Sex Couples in Civil Unions, Those Not in Civil Unions, and Heterosexual Married Siblings Sondra E. Solomon". Esther D. Sex Roles, Vol. 52, Nos. 9/10, 2005. DOI: 10.1007/s11199-005-3725-7. P 569” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2013.
  113. ^ Ryan Lee, "Gay Couples Likely to Try Non-monogamy, Study Shows," Washington Blade (ngày 22 tháng 8 năm 2003): 18
  114. ^ A Comparative Demographic and Sexual Profile of Older Homosexually Active Men," Journal of Sex Research 34 (1997): 354
  115. ^ “AC21DOJ.org”.
  116. ^ “Hollande calls for calm as gay marriage opponents vow to fight on in France”. Euronews. ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2013.
  117. ^ a b c “Elizabeth Short, Damien W. Riggs, Amaryll Perlesz, Rhonda Brown, Graeme Kane: Lesbian, Gay, Bisexual and Transgender (LGBT) Parented Families – A Literature Review prepared for The Australian Psychological Society” (PDF). Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2010. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “apsp” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  118. ^ a b c Brief of the American Psychological Association, The California Psychological Association, The American Psychiatric Association, and the American Association for Marriage and Family Therapy as Amici Curiae in support of plaintiff-appellees Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “amici2010” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  119. ^ a b Canadian Psychological Association: Marriage of Same-Sex Couples – 2006 Position Statement Canadian Psychological Association Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “cpa” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  120. ^ a b Michael Lamb, Affidavit – United States District Court for the District of Massachusetts (2009) Lưu trữ 2010-12-25 tại Wayback Machine Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “lamb” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  121. ^ “How Does the Gender of Parents Matter” (PDF). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  122. ^ “Brief presented to the Legislative House of Commons Committee on Bill C38 yb the Canadian Psychological Association – ngày 2 tháng 6 năm 2005” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2015.
  123. ^ Escobar, Samantha (ngày 27 tháng 7 năm 2013). “Children of Gay Couples Impacted By Parents' Relationship But Not Sexual Orientation: Study”. Huffington Post. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2013.
  124. ^ “Gay and Lesbian Parents”. American Academy Of Pediatrics. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2013.
  125. ^ Bridget Fitzgerald, "Children of lesbian and gay parents: A review of the literature," Marriage and Family Review, 1999, Volume 29, Number 1.
  126. ^ http://www.baylorisr.org/wp-content/uploads/Regnerus.pdf
  127. ^ “Family Research Council”. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  128. ^ “Why Is The Author Of Disputed Gay Parenting Study Testifying On Same-Sex Marriage?”. The Huffington Post. Truy cập 23 tháng 3 năm 2015.
  129. ^ Statement from the Chair Regarding Professor
  130. ^ “American Sociological Association calls out, obliterates anti-gay parenting study”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2015.
  131. ^ “(C_ Gottlieb)_ASA_Same-Sex_Marriage.pdf Amicus Brief - American Sociological Association”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2015.
  132. ^ “A Social Scientific Response to the Regnerus Controversy”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2015.
  133. ^ Eminent Psychiatrist Says Homosexuality is a Disorder that Can be Cured
  134. ^ Growing up in a lesbian family: effects on child development. Fiona L. Tasker, Susan Golombok. Guilford Press, 1997. ISBN 1-57230-412-X. P 111
  135. ^ Love Isn’t Enough: 5 Reasons Why Same-Sex Marriage Will Harm Children. P. 3
  136. ^ Stacy, J. & Biblarz, T. J. (2001). Does sexual orientation of parents matter? American Sociological Review, 66 (2), p. 171
  137. ^ doi:10.1007/s10508-008-9386-1
    Hoàn thành chú thích này
  138. ^ “Homosexual Behavior Largely Shaped By Genetics And Random Environmental Factors”. ScienceDaily. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  139. ^ New Study On Homosexual Parents Tops All Previous Research
  140. ^ Are Children with Same-Sex Parents at a Disadvantage?
  141. ^ David Popenoe, Life Without Father: Compelling New Evidence That Fatherhood and Marriage are Indispensable of the Good of Children and Society, (New York: The Free Press, 1996), p. 197
  142. ^ “Marriage Equality”. Garden State Equality. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2012.
  143. ^ “Marriage 101”. Freedom to Marry. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  144. ^ “Vote on Illinois marriage equality bill coming in January: sponsors”. Chicago Phoenix. ngày 13 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  145. ^ “Commission endorses marriage and adoption equality”. Human Right Commission New Zealand. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  146. ^ Mulholland, Helene (ngày 27 tháng 9 năm 2012). “Ed Miliband calls for gay marriage equality”. The Guardian. London, UK. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2012.
  147. ^ Harper, Robyn (ngày 6 tháng 6 năm 2012). “When I Get Married, Will It Be a 'Gay Marriage'?”. Huffington Post. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  148. ^ Harper, Robyn (ngày 30 tháng 6 năm 2012). “My Marriage Won't Be a 'Gay Marriage'. Yahoo!. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  149. ^ Fedorak, Shirley A. (2008). Anthropology matters!. [Toronto], Ont.: University of Toronto Press. tr. Ch. 11, p. 174. ISBN 978-1442601086.
  150. ^ a b Gough, Kathleen E. (Jan–Jun 1959). “The Nayars and the Definition of Marriage”. The Journal of the Royal Anthropological Institute of Great Britain and Ireland. 89 (1): 23–34. doi:10.2307/2844434. JSTOR 2844434.
  151. ^ Murray, Stephen O.; Roscoe, Will (2001). Boy-wives and female husbands: studies of African homosexualities (ấn bản 1). New York: St. Martin's. ISBN 978-0312238292.
  152. ^ Njambi, Wairimu; O'Brien, William (Spring 2001). “Revisiting "Woman-Woman Marriage": Notes on Gikuyu Women”. NWSA Journal. 12 (1): 1–23. doi:10.1353/nwsa.2000.0015. S2CID 144520611. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  153. ^ “Dictionaries take lead in redefining modern marriage”. The Washington Times. ngày 24 tháng 5 năm 2004. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  154. ^ “Webster Makes It Official: Definition of Marriage Has Changed”. American Bar Association. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  155. ^ Redman, Daniel (ngày 7 tháng 4 năm 2009). “Noah Webster Gives His Blessing: Dictionaries recognize same-sex marriage—who knew?”. Slate. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
  156. ^ “The Divine Institution of Marriage”. The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints. ngày 13 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2012.
    “Marriage Protection Sunday: Churches encouraged to address 'gay marriage'. Baptist Press. ngày 19 tháng 5 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2011.
  157. ^ “Dutch Legislators Approve Full Marriage Rights for Gays”. Nytimes.com. ngày 13 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  158. ^ “Netherlands legalizes gay marriage”. BBC News. ngày 12 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  159. ^ “Dutch legalise gay marriage”. BBC News. ngày 12 tháng 9 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  160. ^ “Same-Sex Dutch Couples Gain Marriage and Adoption Rights”. Nytimes.com. ngày 20 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  161. ^ “Dutch gays allowed to marry”. BBC News. ngày 19 tháng 12 năm 2000. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  162. ^ “World's first legal gay weddings”. TVNZ. ngày 1 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2009.
  163. ^ “Dutch gay couples exchange vows”. BBC News. ngày 1 tháng 4 năm 2001. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2011.
  164. ^ “Belgium legalizes gay marriage”. UPI. ngày 31 tháng 1 năm 2003.
  165. ^ “Belgium backs gay adoption plans”. BBC News. ngày 2 tháng 12 năm 2005.
  166. ^ “Spain approves liberal gay marriage law”. St. Petersburg Times. ngày 1 tháng 7 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  167. ^ Giles, Ciaran (ngày 21 tháng 4 năm 2005). “Spain: Gay marriage bill clears hurdle”. Planetout.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2006.
  168. ^ “Spain's new government to legalize gay marriage”. SignonSanDiego.com. Reuters. ngày 15 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2009.
  169. ^ “Disposiciones Generales” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Boletin Oficial del Estado. ngày 2 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2007.
  170. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  171. ^ a b “New law in Norway grants gay couples marriage rights”. Usatoday.com. ngày 17 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  172. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên z1
  173. ^ Thirty-fourth Amendment of the Constitution (Marriage Equality) Bill 2015
  174. ^ [2]
  175. ^ “Ireland says Yes to same-sex marriage”. RTE. ngày 23 tháng 5 năm 2015.
  176. ^ Ireland chính thức ký luật hôn nhân đồng giới
  177. ^ Ireland chính thức đưa hôn nhân đồng giới vào luật
  178. ^ “Norway moves to legalise gay marriage • PinkNews”. Pinknews.co.uk. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2015.
  179. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.
  180. ^ Dennis Ravndal & Gjermund Glesnes and Øystein Eian (ngày 11 tháng 6 năm 2008). “Tårer da ekteskapsloven ble vedtatt” (bằng tiếng Na Uy). Verdens Gang. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2008.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  181. ^ “Canada passes bill to legalize gay marriage”. The New York Times. ngày 29 tháng 6 năm 2005. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2013.
  182. ^ Barrionuevo, Alexei (ngày 16 tháng 7 năm 2010). “Argentina Approves Gay Marriage, in a First for Region”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2012.
  183. ^ Barrionuevo, Alexei (ngày 13 tháng 7 năm 2010). “Argentina Senate to Vote on Gay Marriage”. The New York Times.
  184. ^ Forero, Juan (ngày 15 tháng 7 năm 2010). “Argentina becomes second nation in Americas to legalize gay marriage”. seattletimes.nwsource.com. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2010.
  185. ^ Fastenberg, Dan (ngày 22 tháng 7 năm 2010). “International Gay Marriage”. Time. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
  186. ^ “U.S. 21st country to allow same-sex marriage nationwide”. CNN. ngày 26 tháng 6 năm 2015.
  187. ^ “Media Summary: Minister of Home Affairs and Another v Fourie and Another, Lesbian and Gay Equality Project and Eighteen Others v Minister of Home Affairs and Others” (PDF). Constitutional Court of South Africa. ngày 1 tháng 12 năm 2005. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2011.
  188. ^ Bản mẫu:Cite SAFLII
  189. ^ “South Africa Gay Marriage Bill Goes To President”. 365Gay. ngày 28 tháng 11 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2009.
  190. ^ Newport, Frank. “For First Time, Majority of Americans Favor Legal Gay Marriage”. Gallup. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  191. ^ “Public Opinion: Nationally”. australianmarriageequality.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  192. ^ “Gay Life in Estonia”. globalgayz.com. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  193. ^ Jowit, Juliette (ngày 12 tháng 6 năm 2012). “Gay marriage gets ministerial approval”. The Guardian. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  194. ^ “Most Irish people support gay marriage, poll says”. PinkNews.co.uk. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  195. ^ “Support for gay marriage high in developed nations: poll”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2014. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  196. ^ “Strong International Support (73%) Among Developed Nations for Legal Recognition of Same-Sex Couples: Majorities in All 16 Countries Support Recognition Ipsos”. Ipsos. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  197. ^ a b c Enquête sur la droitisation des opinions publiques européennes
  198. ^ http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/tin-tuc-lgbt/56-dan-phap-phan-doi-hon-nhan-dong-tinh-233783.html
  199. ^ Special Eurobarometer 437
  200. ^ Les Français et les droits des couples homosexuels
  201. ^ a b “Same-Sex Marriage”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2014.
  202. ^ YouGov / EMEA Survey Results
  203. ^ “Phần Lan chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  204. ^ “Tahdon2013-kysely: Samaa sukupuolta olevien avioliiton kannatus noussut”. Yle Uutiset. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  205. ^ Cronaca. “Nozze gay, per la prima volta oltre la metà degli italiani dice sì”. Repubblica.it. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  206. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên source1
  207. ^ “Luxemburger Wort”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  208. ^ “Detailed tables”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2015.
  209. ^ http://derstandard.at/1381370702708/Mehrheit-will-Ehe-und-Adoption-fuer-Homosexuelle. “Umfrage: Mehrheit will Ehe und Adoptionsrecht für Homosexuelle”. Truy cập 13 tháng 2 năm 2015.
  210. ^ Österreich, ein Hafen der Ehe
  211. ^ Einstellung zur gleichgeschlechtlichen Ehe
  212. ^ Večina podpira istospolne poroke, do posvojitev je zadržana
  213. ^ Poll finds strong support for same-sex marriage
  214. ^ “61 per cent of Scots support gay marriage”. PinkNews. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  215. ^ “Ipsos MORI”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  216. ^ “Record Support for Same-Sex Marriage in Scotland”. Equality Network. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  217. ^ “Thủ tướng David Cameron: "Hôn nhân đồng giới sẽ thúc đẩy nước Anh phát triển". Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  218. ^ “David Cameron welcomes first gay marriages - Telegraph”. Telegraph.co.uk. 28 tháng 3 năm 2014. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  219. ^ “Đại sứ quán Anh tại Việt Nam tổ chức lễ cưới đồng tính đầu tiên”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 23 tháng 12 năm 2014.
  220. ^ “Eastern and Western Europe divided over gay marriage, homosexuality”. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  221. ^ http://barometar.pilar.hr/en/results-2014/relation-to-current-issues/same-sex-marriages.html
  222. ^ a b c d e f g h i j k l m n o “Marriage”. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  223. ^ “Gay marriage support hits new high in Post-ABC poll”. Washington Post. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  224. ^ “Law and Civil Rights”. PollingReport.com. POLLING REPORT, INC. 2013. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2013.
  225. ^ “Survey – Generations at Odds: The Millennial Generation and the Future of Gay and Lesbian Rights”. Public Religion Research Institute. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  226. ^ “Pew Forum: Part 2: Gay Marriage”. Pew Research Center. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  227. ^ Poirier, Justine. “Same-Sex Marriage: Let's Make a Change”. Montréalités Justice. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  228. ^ “Chart: Support for Legal Same”. Truy cập 25. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  229. ^ “Support for Same‐Sex Marriage in Latin America” (PDF). Vanderbilt University. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2012.
  230. ^ “83% of American Jews Support 'Gay Marriage'. Arutz Sheva. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  231. ^ “Young U.S. Catholics overwhelmingly accepting of homosexuality”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  232. ^ “Majority of Americans Continue to Oppose Gay Marriage”. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  233. ^ New Poll Shows Record Support for Marriage Equality
  234. ^ US: Support for same-sex marriage hits record high
  235. ^ Poll shows growing support for gay marriage.
  236. ^ Poll Tracks Dramatic Rise In Support for Gay Marriage
  237. ^ analysisby dalia sussman. “Poll: Most Oppose Same-Sex Marriage”. ABC News. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  238. ^ CBS News/New York Times Poll
  239. ^ “One twentieth of Canadians claim to be LGBT”. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  240. ^ “Chile expected to legalize gay marriage”. Gay Star News. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  241. ^ “Matrimonio gay a debate: 52% de los mexicanos apoya legalización”. Terra. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  242. ^ http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181219-cuba-hien-phap-bo-hon-nhan-dong-gioi-sau-khi-lay-y-kien-nguoi-dan
  243. ^ "National Survey of Attitudes and Perceptions of Jamaicans Towards Same Sex Relationships", AIDS-Free World, ngày 30 tháng 6 năm 2011 Lưu trữ 2015-09-06 tại Wayback Machine
  244. ^ “Jamaicans Reject Basic Rights for Homosexuals”. Angus Reid Global Monitor. ngày 26 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  245. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pewglobal
  246. ^ http://news.bbc.co.uk/2/hi/8177544.stm
  247. ^ “Đài Loan: 68% người dân ủng hộ hôn nhân đồng giới”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  248. ^ “Taiwan: Survey reveals 68% support same-sex marriage”. PinkNews.co.uk. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  249. ^ “68% of Taiwan backs gay marriage”. Gay Star News. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  250. ^ “Taiwan Poll: 68% Back Marriage Equality - Marriage Equality Watch”. Marriage Equality Watch. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  251. ^ “Haaretz poll finds 70% of Israelis support equality for gay community - National”. Haaretz.com. 15 tháng 12 năm 2013. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  252. ^ “Israeli president backs same-sex marriage”. Washington Blade: Gay News, Politics, LGBT Rights. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  253. ^ “Israeli President Backs Gay Marriage”. The Huffington Post. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  254. ^ “Tổng thống Israel công khai ủng hộ hôn nhân đồng giới”. Đọc báo, tin tức, thời sự với Báo Điện Tử Một thế giới. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  255. ^ 調查稱近六成受訪港人反對同性婚姻
  256. ^ Ho, Kim (ngày 18 tháng 2 năm 2019). “Singaporeans split on same-sex civil partnerships”. YouGov.
  257. ^ Glauert, Rik (ngày 19 tháng 2 năm 2019). “A third of Singaporeans support same-sex civil partnership”. Gay Star News.
  258. ^ “Việt Nam: Hãy trao quyền kết hôn cho các cặp đồng tính”. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  259. ^ “Phát biểu của Đại diện tổ chức Phụ nữ Liên hợp quốc, bà Shoko Ishikawa tại buổi đối thoại nhân Ngày Quốc tế Chống kỳ thị người Đồng tính, Song tính và Chuyển giới (IDAHOT)”. The United Nations in Viet Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 6 năm 2019. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  260. ^ “Gần 50% người được hỏi ủng hộ quyền chung sống của người đồng tính”. Thanh Niên Online. Truy cập 4 tháng 12 năm 2014.
  261. ^ “Người đồng giới được tổ chức đám cưới và chung sống - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015.
  262. ^ “Từ 1-1-2015: Không xử phạt kết hôn đồng giới - Tuổi Trẻ Online”. Tuổi Trẻ Online. 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập 3 tháng 1 năm 2015.
  263. ^ “Generations divided over gay marriage”. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  264. ^ “Poll shows growing support for same-sex marriage”. The Sydney Morning Herald. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  265. ^ “Record support for same”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2015. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  266. ^ “Poll shows growing support for same-sex marriage”. The Age. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  267. ^ The Fertility Sourcebook, Third Edition – Page 245, M. Sara Rosenthal – 2002
  268. ^ An Introduction to Family Social Work – Page 348, Donald Collins, Catheleen Jordan, Heather Coleman – 2009
  269. ^ “Homohuwelijken in dalende lijn en steeds meer scheidingen”. Gazet van Antwerpen (bằng tiếng Hà Lan). ngày 5 tháng 6 năm 2011. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  270. ^ Marian Jones (ngày 1 tháng 5 năm 1997). “Lessons from a Gay Marriage: Despite stereotypes of gay relationships as short-lived, gay unions highlight the keys to success”. Psychology Today. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  271. ^ “Lesbiennes scheiden veel meer dan homo's (Lesbians divorce much more than gays)”. Nu.nl] (bằng tiếng Hà Lan). ngày 24 tháng 1 năm 2012). Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp); |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  272. ^ Andersson, Gunnar (2006). “The Demographics of Same-Sex "Marriages" in Norway and Sweden” (PDF). 43 (1). Demography: 79–98. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) Text version.
  273. ^ Tony Grew (ngày 7 tháng 8 năm 2008). “Less than 1% of civil partnerships end in 'divorce'. Pink News. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2011. Không cho phép mã đánh dấu trong: |publisher= (trợ giúp)
  274. ^ M.V. Lee Badgett & Herman, Jody L. (2011). “Patterns of Relationship Recognition by Same-Sex Couples in the United States” (PDF). The Williams Institute, UCLA School of Law. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  275. ^ “New Data from Marriage Licenses for Same-Sex Couples”. Williams Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2014. Truy cập 16 tháng 12 năm 2014.
  276. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên auto
  277. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên auto1
  278. ^ Byron Babione (ngày 10 tháng 5 năm 2012). “Opposing view: You can't redefine marriage”. USA Today. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2013.
  279. ^ http://www.bbc.com/vietnamese/world/2013/07/130730_francis_position_homosexuals
  280. ^ http://www.vatican.va/roman_curia/secretariat_state/2008/documents/rc_seg-st_20081218_statement-sexual-orientation_en.html
  281. ^ “Pope: Abortion, gay marriage among world's greatest threats”. USA Today. Washington DC. ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  282. ^ “On Marriage, Family, Sexuality, and the Sanctity of Life”. Orthodox Church in America. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2006.
  283. ^ “Homosexuality and Same - Sex Marriage in Islam”. patheos.com. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
  284. ^ Mettanando Bhikkhu (ngày 13 tháng 7 năm 2005). Religion and Same-Sex Marriage. The Buddhist Channel: Bringing Buddha Dharma Home – Issues. The Bangkok Post
  285. ^ “Nước Pháp chia rẽ vì dự luật hôn nhân đồng tính”. Báo điện tử Người đưa tin. Truy cập 1 tháng 10 năm 2015.
  286. ^ “Thông điệp của Giáo hoàng Biển Đức XVI: Hôn nhân đồng tính là phi tự nhiên”. Báo điện tử An ninh Thế giới.
  287. ^ http://www.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/cap-dong-tinh-hoi-giao-dau-tien-dam-cong-khai-c46a545992.html
  288. ^ http://www.pinknews.co.uk/2011/06/17/un-passes-gay-rights-resolution/
  289. ^ http://m.hrw.org/news/2014/09/26/un-landmark-resolution-anti-gay-bias[liên kết hỏng]
  290. ^ http://www.ynet.co.il/english/Ext/Comp/ArticleLayout/CdaArticlePrintPreview/1,2506,L-3688718,00.html
  291. ^ http://www.amnesty.org/es/library/asset/IOR40/024/2008/en/269de167-d107-11dd-984e-fdc7ffcd27a6/ior400242008en.pdf
  292. ^ http://geneva.usmission.gov/2011/03/22/lgbtrights/
  293. ^ http://www.google.com/hostednews/ap/article/ALeqM5gpjOuYqR_9HwpkxaT7bS6f0x_glA?docId=3e1fdafae97c40f393a3d245c0df9fe4
  294. ^ http://www.tjsl.edu/slomansonb/10.3_GLBT_UN.pdf
  295. ^ Pháp: Biểu tình rầm rộ ủng hộ hôn nhân đồng tính
  296. ^ a b http://baodatviet.vn/doi-song/gia-dinh/the-gioi-doi-avatar-khi-my-hop-phap-hon-nhan-dong-tinh-3274471/
  297. ^ http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/gan-30-trieu-nguoi-dung-facebook-su-dung-hieu-ung-cau-vong-3241542.html
  298. ^ http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/anh/hang-trieu-nguoi-dieu-hanh-vi-nguoi-dong-tinh-2841183.html
  299. ^ “Thế giới rợp màu cầu vồng ủng hộ hôn nhân đồng tính”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2015.
  300. ^ London: Bất chấp IS, 30.000 người xuống đường ủng hộ hôn nhân đồng giới
  301. ^ Tuần hành kêu gọi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới ở Nhật Bản
  302. ^ Tim Cook dẫn đầu 8.000 nhân viên Apple tham dự diễu hành
  303. ^ http://www.thestar.com/news/gta/2013/09/18/world_pride_2014_gets_strong_support_at_city_hall.html
  304. ^ http://www.topchoiceawards.com/
  305. ^ http://www.citynews.ca/2009/10/18/toronto-to-host-world-pride-in-2014/
  306. ^ http://www.dailyxtra.com/toronto/news-and-ideas/news/worldpride-brought-big-dividends-toronto-pride-says-95315
  307. ^ http://fr.scribd.com/doc/135951013/Pride-Toronto-to-Toronto-Police-Re-trans-march-on-Yonge
  308. ^ http://news.xinhuanet.com/english/2015-10/31/c_134769703.htm
  309. ^ http://www.europride.com/en/archives/year-2007/madrid-2007/
  310. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  311. ^ http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/tin-tuc-lgbt/10000-nguoi-tham-du-le-hoi-tu-hao-dong-tinh-tai-hong-kong-253677.html
  312. ^ Đài Loan: Gần 80.000 người tham dự lễ tự hào đồng tính
  313. ^ http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/dan-phap-bieu-tinh-ram-ro-phan-doi-hon-nhan-dong-tinh-49073.html
  314. ^ http://baotintuc.vn/anh/bieu-tinh-phan-doi-hon-nhan-dong-tinh-o-phap-20130114150133271.htm
  315. ^ http://www.out.com/news-opinion/2015/6/01/south-korea-bans-lgbt-pride
  316. ^ http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/turkey/11704462/Turkish-police-use-water-cannon-and-tear-gas-to-disperse-crowds-at-Istanbul-Gay-Pride.html
  317. ^ http://www.theguardian.com/australia-news/2015/sep/20/rally-opposing-marriage-equality-clashes-with-counter-protesters-in-sydney
  318. ^ http://latino.foxnews.com/latino/lifestyle/2015/07/26/thousands-protest-against-gay-marriage-abortion-in-mexico/
  319. ^ http://www.naturalmarriage.org.au/news-posts/over-300000-rally-in-rome-against-same-sex-marriage/
  320. ^ http://www.balkaninsight.com/en/article/lgbt-serbia-capitulated-to-hooligans
  321. ^ http://www.ecumenicalnews.com/article/gay.themed.childrens.books.in.singapore.escape.pulping/25753.htm
  322. ^ http://vtc.vn/cho-phep-hon-nhan-dong-gioi-am-muu-chinh-tri-khung-khiep-nham-vao-nga.311.560153.htm
  323. ^ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20130122/nga-xem-xet-luat-chong-nguoi-dong-tinh/531149.html
  324. ^ https://www.lifesitenews.com/news/russia-will-deport-foreigners-for-homosexual-propaganda-duma-passes-bill-43
  325. ^ https://www.rt.com/politics/272416-russia-straight-flag-family/
  326. ^ Văn nghệ sĩ thế giới lên tiếng bảo vệ người đồng tính
  327. ^ German and EU foreign ministers slam Russia on gay rights
  328. ^ UN rights office rejects anti-gay laws of Russia
  329. ^ United Nations Asks Russia to Kill Anti-Gay 'Propaganda' Bill
  330. ^ http://www.cbsnews.com/news/putin-talks-gay-rights-on-60-minutes/
  331. ^ http://thinkprogress.org/lgbt/2013/09/19/2652771/putin-europeans-dying-allow-sex-couples-marry/
  332. ^ http://vietnamnet.vn/vn/van-hoa/123246/2-4-trieu-nguoi-xem-phim-dong-tinh-tren-truyen-hinh.html
  333. ^ http://dantri.com.vn/giai-tri/cong-bo-de-cu-qua-cau-vang-2014-1387350615.htm
  334. ^ http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/hollywood/phim-dong-tinh-cua-michael-douglas-doat-qua-cau-vang-2938817.html
  335. ^ http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/tin-tuc-lgbt/qua-cau-vang-ton-vinh-phim-dong-tinh-38539.html
  336. ^ http://www.indiewire.com/article/steven-soderberghs-behind-the-candelabra-highest-rated-hbo-movie-since-2004
  337. ^ http://deadline.com/2013/08/television-critics-association-awards-2013-winners-list-556180/
  338. ^ http://khampha.vn/giai-tri/cannes-66-vinh-danh-tinh-yeu-dong-tinh-c6a85990.html
  339. ^ Phim đồng tính gây sốc đoạt cành cọ vàng
  340. ^ http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/phim/diem-phim/blue-is-the-warmest-colour-phim-18-giau-cam-xuc-bac-nhat-2939426.html
  341. ^ http://daotao.vtv.vn/phim-dong-tinh-nu-chien-thang-canh-co-vang/[liên kết hỏng]
  342. ^ http://songmoi.vn/van-hoa-giai-tri/lhp-cannes-2013-vinh-danh-tinh-yeu-dong-tinh
  343. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  344. ^ http://www.thetimes.co.uk/tto/arts/film/article3950516.ece
  345. ^ http://www.indiewire.com/article/12-years-a-slave-and-her-split-four-more-critics-groups-awards
  346. ^ http://www.bifa.org.uk/releases/mbifa-2013-winners-final
  347. ^ http://www.nytimes.com/movies/movie/131112/Farewell-My-Concubine/awards
  348. ^ http://www.empireonline.com/features/100-greatest-world-cinema-films/default.asp?film=97
  349. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2015.
  350. ^ http://vtc.vn/cuoc-doi-dam-nuoc-mat-cua-huyen-thoai-truong-quoc-vinh.13.547156.htm
  351. ^ http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/showbiz/music/5-thanh-vien-backstreet-boys-tung-mv-xi-tin-2854142.html
  352. ^ http://www.ign.com/articles/2014/07/23/final-fantasy-14s-gay-marriage-decision-inspires-pride-parade
  353. ^ http://www.pcgamer.com/final-fantasy-xiv-guild-holds-pride-parade-to-celebrate-in-game-gay-marriage-update/
  354. ^ http://gamesao.vietnamnet.vn/game-pc-console/nhung-tua-game-ung-ho-hon-nhan-dong-gioi-10922.html
  355. ^ http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/tin-tuc-lgbt/nhung-dau-moc-quan-trong-cua-hon-nhan-dong-tinh-trong-the-gioi-game-206064.html
  356. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2015.
  357. ^ http://gamesao.vietnamnet.vn/game-mobile/lien-minh-huyen-bi-bat-ngo-xuat-hien-dam-cuoi-dong-gioi-dau-2690.html
  358. ^ http://gamesao.vietnamnet.vn/game-online/ket-hon-dong-gioi-trong-beat-3d-4228.html
  359. ^ http://gamethu.vnexpress.net/tin-tuc/mobile/ket-hon-dong-gioi-trong-beat-3d-3172827.html[liên kết hỏng]
  360. ^ http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hon-nhan-dong-tinh-kich-thich-kinh-te-1365211399.htm
  361. ^ 94,7% người đồng tính mong muốn được kết hôn hợp pháp
  362. ^ “Christian party claims heterosexual Australians oppressed because gays earn more”. Gay Star News. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  363. ^ “LGBT Marketing and Advertising”. Human Rights Campaign. Truy cập 24 tháng 12 năm 2014.
  364. ^ “Gay people earn more, owe less”. CNNMoney. Truy cập 22 tháng 12 năm 2014.
  365. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2015. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2015.
  366. ^ “New Patterns of Poverty in the Lesbian, Gay, and Bisexual Community”. Williams Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2020. Truy cập 22 tháng 3 năm 2015.
  367. ^ New Patterns of Poverty in the Lesbian, Gay, and Bisexual Community
  368. ^ Peter Drucker. Warped: Gay Normality and Queer Anti-Capitalism Historical Materialism Book Series. BRILL, 2015. ISBN 9004288112. Trang 259.

Liên kết ngoài


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu