Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992
Europamästerskapet i fotboll
Sverige 1992
Logo chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhà Thụy Điển
Thời gian10 – 26 tháng 6
Số đội33 (vòng loại)
8 (vòng chung kết)
Địa điểm thi đấu4 (tại 4 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Đan Mạch (lần thứ 1)
Á quân Đức
Thống kê giải đấu
Số trận đấu15
Số bàn thắng32 (2,13 bàn/trận)
Số khán giả430.111 (28.674 khán giả/trận)
Vua phá lướiHà Lan Dennis Bergkamp
Thụy Điển Tomas Brolin
Đan Mạch Henrik Larsen
Đức Karl-Heinz Riedle
(3 bàn)
1988
1996

Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992 được tổ chức ở Thụy Điển từ ngày 10 đến ngày 26 tháng 6 năm 1992. Đây là giải vô địch bóng đá châu Âu lần thứ 9, được tổ chức 4 năm một lần bởi UEFA. Đan Mạch, đội thay thế cho Nam Tư (đã vượt qua vòng loại nhưng không thể tham dự do xảy ra nội chiến), đã tạo nến bất ngờ lớn khi giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình.

Một đội tuyển khác "chính thức" không qua vòng loại mà vẫn có mặt tại vòng chung kết Euro 1992 là đội tuyển CIS (tên viết tắt của Cộng đồng các quốc gia độc lập mới được tách ra từ Liên Xô), thay thế cho đội Liên Xô đã vượt qua vòng loại trước đó. Năm 1991, Liên Xô tan rã và bị tách thành 15 nước độc lập; CIS được thành lập từ 12 nước trong số nước đó gồm Nga, Ukraina, Belarus, Azerbaijan, Gruzia, Kazakhstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kyrgyzstan, Armenia, MoldovaTajikistan. Đây cũng là lần đầu tiên một đội tuyển Đức thống nhất tham dự một giải đấu bóng đá chính thức sau hơn nửa thế kỉ.

Tại Euro 1992 có một điều đáng chú ý nữa là lần đầu tiên tại một vòng chung kết một giải đấu bóng đá lớn, tên riêng của mỗi cầu thủ được in sau lưng áo đấu của mình.[cần dẫn nguồn]

Lựa chọn chủ nhà[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 16 tháng 12 năm 1988, Ủy ban điều hành UEFA quyết định Thụy Điển là quốc gia thay thế cho Tây Ban Nha để tổ chức sự kiện này,[1] do Tây Ban Nha bận tổ chức EXPO 1992SevilleThế vận hội Mùa hè 1992Barcelona.[1] [2]

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Göteborg Stockholm
Ullevi Sân vận động Råsunda
Sức chứa: 44.000 Sức chứa: 40.000
Malmö Norrköping
Sân vận động Malmö Idrottsparken
Sức chứa: 30.000 Sức chứa: 23.000

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách cầu thủ[sửa | sửa mã nguồn]

Các đội tham dự[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia lọt vào vòng chung kết Euro 1992

Các quốc gia tham dự vòng chung kết lần này gồm:

Đội tuyển Ngày vượt qua vòng loại Tư cách vượt qua vòng loại Các lần tham dự trước
 Anh 13 tháng 11, 1991 Nhất bảng 7 3 (1968, 1980, 1988)
 Đức 20 tháng 11, 1991 Nhất bảng 5 5 (1972, 1976, 1980, 1984, 1988)
 Hà Lan 4 tháng 12, 1991 Nhất bảng 6 3 (1976, 1980, 1988)
 Scotland 13 tháng 11, 1991 Nhất bảng 2 Lần đầu
 Pháp 12 tháng 10, 1991 Nhất bảng 1 2 (1960, 1984)
 SNG (thay thế  Liên Xô) 13 tháng 11, 1991 Nhất bảng 3 5 (1960, 1964, 1968, 1972, 1988)
 Đan Mạch (thay thế  Nam Tư) 31 tháng 5, 1992 Nhì bảng 4 3 (1964, 1984, 1988)
 Thụy Điển 16 tháng 12, 1988 Chủ nhà Lần đầu

Các trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Đội giành quyền vào vòng trong.

Bảng 1[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Pld W D L GF GA GD Pts
 Thụy Điển 3 2 1 0 4 2 +2 5
 Đan Mạch 3 1 1 1 2 2 0 3
 Pháp 3 0 2 1 2 3 –1 2
 Anh 3 0 2 1 1 2 –1 2
10 tháng 6 năm 1992
Thụy Điển  1–1  Pháp
11 tháng 6 năm 1992
Đan Mạch  0–0  Anh
14 tháng 6 năm 1992
Pháp  0–0  Anh
Thụy Điển  1–0  Đan Mạch
17 tháng 6 năm 1992
Thụy Điển  2–1  Anh
Pháp  1–2  Đan Mạch

Bảng 2[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Pld W D L GF GA GD Pts
 Hà Lan 3 2 1 0 4 1 +3 5
 Đức 3 1 1 1 4 4 0 3
 Scotland 3 1 0 2 3 3 0 2
 SNG 3 0 2 1 1 4 –3 2
12 tháng 6 năm 1992
Hà Lan  1–0  Scotland
SNG  1–1  Đức
15 tháng 6 năm 1992
Scotland  0–2  Đức
Hà Lan  0–0  SNG
18 tháng 6 năm 1992
Hà Lan  3–1  Đức
Scotland  3–0  SNG

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

Bán kết Chung kết
21 tháng 6 – Solna
  Thụy Điển 2  
  Đức 3  
 
26 tháng 6 – Göteborg
      Đức 0
    Đan Mạch 2
22 tháng 6 – Göteborg
  Hà Lan 2 (4)
  Đan Mạch (pen.) 2 (5)  

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]

Thụy Điển 2–3 Đức
Brolin  64' (ph.đ.)
K. Andersson  89'
Chi tiết Häßler  11'
Riedle  59'88'
Khán giả: 28.827
Trọng tài: Tullio Lanese (Ý)

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Đan Mạch 2–0 Đức
Jensen  18'
Vilfort  78'
Chi tiết
Khán giả: 37.800
Trọng tài: Bruno Galler (Thụy Sĩ)
Vô địch Euro 1992

Đan Mạch
Lần thứ nhất

Cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

Đội hình tiêu biểu[1] Lưu trữ 2009-01-22 tại Wayback Machine[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

Đan Mạch Peter Schmeichel

Pháp Jocelyn Angloma
Pháp Laurent Blanc
Đức Jürgen Kohler
Đức Andreas Brehme

Hà Lan Ruud Gullit
Đức Stefan Effenberg

Đức Thomas Häßler
Đan Mạch Brian Laudrup
Hà Lan Dennis Bergkamp
Hà Lan Marco van Basten

Bảng xếp hạng giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

R Đội G Pld W D L GF GA GD Pts
1  Đan Mạch 1 5 2 2 1 6 4 +2 6
2  Đức 2 5 2 1 2 7 8 −1 5
Bị loại ở bán kết
3  Hà Lan 2 4 2 2 0 6 3 +3 6
4  Thụy Điển 1 4 2 1 1 6 5 +1 5
Bị loại ở vòng bảng
5  Scotland 2 3 1 0 2 3 3 0 2
6  Pháp 1 3 0 2 1 2 3 −1 2
7  Anh 1 3 0 2 1 1 2 −1 2
8  SNG 2 3 0 2 1 1 4 −3 2

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Sweden to host 1992 Euro finals”. New Straits Times. Reuters. 18 tháng 12 năm 1988. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ Dietrich Schulze-Marmeling: Die Geschichte der Fußball-Europameisterschaft, Verlag Die Werkstatt, ISBN 978-3-89533-553-2