Bước tới nội dung

Lâm Đồng

Lâm Đồng
Tỉnh
Tỉnh Lâm Đồng

Biệt danhXứ ngàn thông
Xứ ngàn hoa
Thiên đường của những thắng cảnh thần tiên
Tên cũTuyên Đức
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
Tỉnh lỵThành phố Đà Lạt
Trụ sở UBNDSố 01 Trần Phú, Phường 4, Đà Lạt
Phân chia hành chính2 thành phố, 8 huyện
Đại biểu Quốc hội5 đại biểu
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Hồng Thái
Hội đồng nhân dân66 đại biểu
Chủ tịch HĐNDPhạm Thị Phúc
Chủ tịch UBMTTQPhạm Triều
Chánh án TANDĐào Chiến Thắng
Viện trưởng VKSNDVũ Văn Diến
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Thái Học (Quyền)
Địa lý
Tọa độ: 11°41′04″B 108°08′28″Đ / 11,684514°B 108,141174°Đ / 11.684514; 108.141174
MapBản đồ tỉnh Lâm Đồng
Vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Lâm Đồng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích9.781,2 km²[1][2]:90
Dân số (2022)
Tổng cộng1.543.000 người[2]:93
Thành thị703.100 người (46,69%)[2]:99
Nông thôn802.700 người (53,31%)[2]:101
Mật độ153 người/km²[2]:90
Dân tộcKinh, K'ho, Mạ, Nùng,...
Kinh tế (2022)
GRDP131.400 tỉ đồng (5,58 tỉ USD)
GRDP đầu người87,2 triệu đồng (3.706 USD)
Khác
Mã địa lýVN-35
Mã hành chính68[3]
Mã bưu chính67xxxx
Mã điện thoại263
Biển số xe49
Websitelamdong.gov.vn

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở vùng miền Trung của Việt Nam, đồng thời là tỉnh có diện tích lớn thứ 7 cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Đà Lạt.

Năm 2022, Lâm Đồng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 23 về số dân, xếp thứ 23 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 18 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 26 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.321.800 người dân[4], số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 103,4 nghìn tỉ Đồng (tương ứng với 3,406 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 77,67 triệu đồng (tương ứng với 3,338 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 12.09%.[5]

Nằm trên 3 cao nguyên cao nhất của Tây NguyênLâm Viên - Di Linh - Bảo Lộc (tên cũ là B'Lao) với độ cao 1500 mét so với mực nước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế. Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướng Đông Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 658 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội 1.414 km tính theo đường Quốc lộ 1. Năm 2010, Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, Bảo Lộc).

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Đa Dưng, Lâm Hà
Đồi cây cà phê, Đam Rông
Đèo Bảo Lộc, Bảo Lộc

Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12'- 12˚15 vĩ độ bắc và 107˚45 kinh độ đông[6].

Phía bắc là dãy núi Yang Bông có đỉnh cao 1749 mét. Dãy núi phía nam có đỉnh Đan Sê Na cao 1950 mét, đỉnh Langbiang cao 2163 mét, Hòn Giao cao 1948 mét. Phía nam hai dãy núi là cao nguyên Lang Biang, trên đó có thành phố Đà Lạt ở độ cao 1475 mét. Phía đông và nam tỉnh có cao nguyên Di Linh cao 1010 mét, phía tây nam có cao nguyên Bảo Lộc cao từ 900 ÷ 1100m địa hình khá bằng phẳng và đông dân cư, là nơi đầu nguồn của sông La Ngà.[8]

Những liên kết với Nam Bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy thuộc vùng Tây Nguyên nhưng Lâm Đồng vẫn có những liên kết nhất định với vùng Nam Bộ ở một vài lĩnh vực:

  • Về mặt quân sự, Lâm Đồng được xếp vào Quân khu 7 (quân khu Đông Nam Bộ mở rộng)[9].
  • Về mặt công thương, Công ty Điện lực Lâm Đồng trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Nam.

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, trên 3 cao nguyên (cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh, cao nguyên Bảo Lộc) và là khu vực đầu nguồn của hệ thống sông suối lớn, địa hình đa số là núi và cao nguyên với độ cao trung bình từ 800 đến 1.000 mét so với mực nước biển, đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ bắc xuống nam[10].

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, chính vì vậy khí hậu Lâm Đồng được chia làm 2 mùa riêng biệt là mùa mưamùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ cũng thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%. Đặc biệt Đà Lạt thuộc Lâm Đồng có khí hậu cận nhiệt đới núi cao ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới savan điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

Nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rất phong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn, với 73 hồ chứa nước, 92 đập dâng. Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam, hầu hết các sông suối ở đây đều có lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Dân số tỉnh Lâm Đồng 1967[11]
Quận Dân số
Bảo Lộc 44.239
Di Linh 22.541
Tổng số 66.780

Ngày 1 tháng 11 năm 1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province de Haut Donnai), tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring), do Ernest Outrey làm công sứ đầu tiên

Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị. Cai trị đại lý Di Linh là đại biện Laugier, đại diện của viên công sứ Lucien L. Garnier của Bình Thuận.

Năm 1913, nhập đại lý Đà Lạt với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận, đặt Élie Joseph Marie Cunhac[12] làm đại biện.

Ngày 6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt, Cunhac làm công sứ đầu tiên. Tỉnh Lâm Viên còn được gọi là Langbiang hay Lâm Viên.

Ngày 31 tháng 10 năm 1920: xóa bỏ tỉnh Lâm Viên, một phần lập ra thành phố Đà Lạt, phần còn lại lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh, công sứ lúc này là L Garnier. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt, do L'Helgoach làm công sứ.

Ngày 8 tháng 1 năm 1941, lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt, De Redon làm công sứ đầu tiên. Tỉnh lị tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh.

Ngày 19 tháng 5 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng gồm 2 quận Bảo Lộc (B'Lao) và Di Linh, tỉnh lỵ đặt tại Bảo Lộc.

Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Như vậy tỉnh Lâm Đồng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đặt bao gồm 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức do Việt Nam Cộng hòa đặt.

Tháng 2 năm 1976, 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng mới, gồm thành phố Đà Lạt và 4 huyện: Bảo Lộc, Di Linh, Đơn Dương, Đức Trọng.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, chia huyện Bảo Lộc thành 2 huyện: Bảo Lộc và Đạ Huoai; chia huyện Đơn Dương thành 2 huyện: Đơn Dương và Lạc Dương.[13]

Ngày 6 tháng 6 năm 1986, chia huyện Đạ Huoai thành 3 huyện: Đạ Huoai, Đạ TẻhCát Tiên.[14]

Ngày 28 tháng 10 năm 1987, chia huyện Đức Trọng thành 2 huyện: Đức TrọngLâm Hà.

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm.[15]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, thành phố Đà Lạt được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại II[16].

Ngày 17 tháng 11 năm 2004, thành lập huyện Đam Rông trên cơ sở tách 3 xã thuộc huyện Lạc Dương và 5 xã thuộc huyện Lâm Hà.[17]

Ngày 23 tháng 3 năm 2009, thành phố Đà Lạt được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng[18].

Ngày 8 tháng 4 năm 2010, chuyển thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc. Tỉnh Lâm Đồng có 2 thành phố và 10 huyện như hiện nay.[19]

Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1255/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023-2025 (Nghị định có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2024).

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 426,71 km2, quy mô dân số là 44.783 người của huyện Cát Tiên và toàn bộ diện tích tự nhiên là 526,73 km2, quy mô dân số là 57.194 người của huyện Đạ Tẻh vào huyện Đạ Huoai. Sau khi nhập, huyện Đạ Huoai có diện tích tự nhiên là 1.448,48 km2 và quy mô dân số là 146.064 người.

Huyện Đạ Huoai giáp huyện Bảo Lâm, thành phố Bảo Lộc; các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Nông và Đồng Nai.

Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố và 8 huyện. [1]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Lâm Đồng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh và 8 huyện với 137 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 106 xã, 18 phường và 13 thị trấn.[20] Tỉnh còn được phân chia thành 1.367 thôn, buôn, tổ dân phố.[21]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Lâm Đồng
Tên Dân số (người)2022 Hành chính
Thành phố (2)
Đà Lạt 258.014 12 phường, 4 xã
Bảo Lộc 196.088 6 phường, 5 xã
Huyện (8)
Bảo Lâm 137.340 1 thị trấn, 13 xã
Di Linh 191.511 1 thị trấn, 18 xã
Tên Dân số (người)2022 Hành chính
Đạ Huoai 146.064 5 thị trấn, 18 xã
Đam Rông 61.338 8 xã
Đơn Dương 128.747 2 thị trấn, 7 xã
Đức Trọng 220.697 1 thị trấn, 14 xã
Lạc Dương 35.635 1 thị trấn, 5 xã
Lâm Hà 167.805 2 thị trấn, 14 xã
Sông Đa Mrong, đoạn chảy qua Đam Rông, Lâm Đồng.
Lịch sử phát triển
dân số
Năm Dân số
1995 856.300
1996 891.400
1997 927.900
1998 966.300
1999 1.004.600
2000 1.031.100
2001 1.050.700
2002 1.067.700
2003 1.085.000
2004 1.104.400
2005 1.125.500
2006 1.145.100
2007 1.160.500
2008 1.175.400
2009 1.189.300
2010 1.204.100
2011 1.218.700
2012 1.229.647
2013 1.246.193
2014 1.259.255
2015 1.261.400
2016 1.271.300
2017 1.247.508
2018 1.234.600
2019 1.296.906
2020 1.415.500
2021 1.369.359
2022 1.321.800
Nguồn:[22]

Lâm Đồng có diện tích trồng Trà lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên một phần lớn doanh thu của tỉnh là nhờ vào phát triển du lịch và xuất khẩu cà phê. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Lâm Đồng xếp ở vị trí thứ 61/63 tỉnh thành[23], đến năm 2015 xếp hạng 20/63 tỉnh thành Việt Nam[24].

Giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, GDP theo giá so sánh năm 1994 đạt 7.247 tỷ đồng tăng 15,6% so với cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 1.752 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 2.760,8 tỷ đồng, dịch vụ 2.733,7 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, GDP theo giá hiện hành đạt 19.366 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ 2011. Trong đó Nông lâm thủy sản 6.104 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 4.515 tỷ đồng, dịch vụ 8.747 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 197.7 tỷ đồng tăng 9,6 %, tổng mức đầu tư xã hội đạt 8.550 tỷ đồng, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 2.886,5 tỷ đồng, thu hút du lịch đạt 2,98 triệu lượt đồng thời giải quyết cho 22.663 lao động[25].

Dân cư và Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 1.296.906 người, mật độ dân số đạt 125 người/km²[26] Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 508.755 người, chiếm 39,2% dân số toàn tỉnh[27], dân số sống tại nông thôn đạt 788.151 người, chiếm 60,8% dân số[28]. Dân số nam đạt 653.074 người[29], trong khi đó nữ đạt 643.832 người[30]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,88 ‰[31] Lâm Đồng cũng là tỉnh có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất Tây Nguyên (42,7%; tính đến năm 2022).

Trẻ em vùng cao, Daring

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 43 dân tộc cùng 18 người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc Kinh là đông nhất với 901.316 người, xếp ở vị trí thứ hai là người Kaho với 145.665 người, người Mạ đứng ở vị trí thứ 3 với 31.869 người, thứ 4 là người Nùng với 24.526 người, người Tày có 20.301 người, Chu Ru có 18.631 người, người Hoa có 14.929 người, Mnông có 9.099 người, người Thái có 5.277 người, người Mường có 4.445 người cùng các dân tộc ít người khác như Mông với 2.894 người, Dao với 2.423 người, Khơ Me với 1.098 người... ít nhất là Lô Lô, Cơ LaoCống mỗi dân tộc chỉ có duy nhất 1 người[32].

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Lâm Đồng có 12 Tôn giáo khác nhau chiếm 741.836 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo có 380.996 người, Phật giáo có 200.560 người, Tin Lành có 113.536 người, Cao Đài có 46.220 người, cùng các tôn giáo khác như Phật giáo Hòa Hảo với 330 người, Hồi Giáo có 75 người, Bà La Môn có 72 người, 27 người theo Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, 11 người theo Minh Sư Đạo, 5 người theo đạo Bahá'í, 3 người theo Minh Lý Đạo, 1 người Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam[32].

Y tế & giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 459 trường học ở cấp phổ trong đó có 37 trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở có 133 trường, Tiểu học có 251 trường, trung học có 22 trường, có 16 trường phổ thông cơ sở, bên cạnh đó còn có 200 trường mẫu giáo[33]. Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Lâm Đồng cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh[33].

Tỉnh có 4 trường đại học là Trường Đại học Đà Lạt, Trường Đại học Yersin Đà Lạt, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh cơ sở Đà Lạt, Trường Đại học Tôn Đức Thắng cơ sở Bảo Lộc và 2 học viện là Học viện Lục quân, Phân viện Học viện Hành chính Quốc Gia (Việt Nam) khu vực Tây Nguyên. [cần dẫn nguồn]

Theo thống kê về y tế năm 2022, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có 189 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 14 Bệnh viện, 22 phòng khám đa khoa khu vực và 142 Trạm y tế phường xã, 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 3015 giường bệnh và 582 bác sĩ, 596 y sĩ, 859 y tá và khoảng 483 nữ hộ sinh[34].

Thác ĐamBri.

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù địa hình chủ yếu là đèo, núi, tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ vẫn phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh. Các tuyến đường Quốc lộ tại Lâm Đồng như Quốc lộ 20, Quốc lộ 28, Quốc lộ 55, Quốc lộ 27.

Các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Đa Dâng, sông Đồng Nai, sông La Ngà, sông Đa Nhim, nhưng vì tốc độ chảy khá cao, ngắn và dốc nên không thuận lợi cho giao thông đường thủy. Mặt khác đối với đường hàng không thì tỉnh có sân bay Liên Khương, với các hãng Vietnam Airlines, Air MekongVietjet Air,Bamboo Airways,AirAsia,.. có các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng, Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh và một số sân bay quốc tế trong khu vực tới Sân bay quốc tế Liên Khương, nằm ở ngoại ô thành phố Đà Lạt.

Tỉnh Lâm Đồng không nằm trên trục giao thông chính của nước ta là Quốc lộ 1A, vì thế để di chuyển đến địa phận tỉnh Lâm Đồng phải rẽ vào Quốc lộ 20 từ Quốc lộ 1A.

Đường bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ba tuyến đường bộ có lưu lượng giao thông lớn trên địa bàn tỉnh là Quốc Lộ 20 kết nối Lâm Đồng với Đồng Nai và đi tuyến TP. Hồ Chí Minh. Quốc Lộ 27 kết nối Lâm Đồng với Khánh Hòa mà lưu lượng chính chủ yếu là tuyến Đà Lạt - Nha Trang. Đường cao tốc Liên Khương – Prenn kết nối sân bay Liên Khương đến Đà Lạt.

Xe buýt đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển tham quan du lịch tại Lâm Đồng. Theo đó, có một số tuyến xe buýt chính bao gồm:

  • Tuyến Đà Lạt - Đơn Dương
  • Tuyến Đà Lạt - Lạc Dương
  • Tuyến Đà Lạt - Bảo Lộc
  • Tuyến Đà Lạt - Xuân Trường
  • Tuyến Đà Lạt - Tân Thanh
  • Tuyến Đà Lạt - Đại Lào
  • Tuyến Đà Lạt - Phú Sơn
  • Tuyến Đà Lạt - Thái Phiên
  • Tuyến Đà Lạt - Đức Trọng

Ngoài các tuyến trên còn một số tuyến xe buýt khác được khai thác nhằm tạo thuận lợi cho di chuyển giữa các địa điểm và cả phục vụ cho tham quan du lịch các địa điểm nổi tiếng của Lâm Đồng.

Biển số xe
[sửa | sửa mã nguồn]

Biển số xe của các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh Lâm Đồng như sau:

  • Biển số ô tô: 49A, 49B, 49C, 49D, 49LD
  • Biển Thành phố Đà Lạt: 49-B1, 49-M8
  • Biển số Đơn Dương: 49-F1
  • Biển số Lạc Dương: 49-P1
  • Biển số Đức Trọng: 49-E1
  • Biển số Lâm Hà: 49-D1
  • Biển số Đam Rông: 49-C1
  • Biển số Di Linh: 49-G1
  • Biển số Đạ Huoai: 49-L1
  • Biển số Đạ Tẻh: 49-M1
  • Biển số Cát Tiên: 49-N1
  • Biển số Thành phố Bảo Lộc: 49-K1; 49-S1
  • Biển số Bảo Lâm: 49-H1

Đường không

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, sân bay Liên Khương chỉ khai thác tuyến Đà Lạt - Hà Nội với tần suất bay 02 chuyến/tuần. Những năm trở lại đây, giao thông bằng đường hàng không dần trở nên phổ biến hơn khi các hãng hàng không mở rộng khai thác thêm các tuyến bay kết nối Sân Bay Liên Khương với các địa điểm khác.

Lâm Đồng có nhiều thắng cảnh nổi tiếng như các thác nước tại huyện Đức Trọng và những thắng cảnh thiên nhiên tại Đà Lạt như Hồ Than Thở, Hồ Xuân Hương.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do không được quan tâm bảo trì đúng mức, cảnh quan nhiều thắng cảnh đang bị phá hủy. Ngày nay 10 trong số 17 thắng cảnh quốc gia xuống cấp, trong đó có ba ngọn thác ở huyện Đức Trọng đã được xếp hạng quốc gia tại Lâm Đồng đã biến mất gồm: thác Gougah, thác Liên Khương và thác Bảo Đại[35]. Lý do là vì các đơn vị được giao đầu tư thiếu năng lực và chỉ lo khai thác kinh doanh bán vé [35]. Ông Đinh Bá Quang - Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở VH-TT-DL) Lâm Đồng cho biết: "Theo quy định, hằng năm các đơn vị trích từ 3 - 5% lãi suất kinh doanh để tu bổ, tôn tạo và tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích. Thế nhưng thực tế qua kiểm tra thì các điểm này không thực hiện được như vậy"[36].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống Kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  5. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Lâm Đồng năm 2018”. Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên Lưu trữ 2013-07-15 tại Wayback Machine, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Lâm Đồng
  7. ^ Điều kiện tự nhiên Lưu trữ 2020-02-05 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử Lâm Đồng
  8. ^ Non nước Việt Nam, Vũ Thế Bình chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2005
  9. ^ “Tư lệnh Quân khu 7 kiểm tra tại Lâm Đồng”.
  10. ^ Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp Lưu trữ 2020-02-05 tại Wayback Machine, Cổng thông tin điện tử Lâm Đồng
  11. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.
  12. ^ Trong Tuần san Indochine, Cunhac là một thành viên trong đoàn thám hiểm tìm ra cao nguyên Lâm Viên cuối thế kỉ XIX, với vai trò là viên đội chuyên đo vẽ địa hình. Năm 1903, khi tỉnh Đồng Nai Thượng bị giải thể, Cunhac được cử làm đại biện (hay trưởng đại lý) đầu tiên của đại lý hành chính Djiring (1903 - 1915). Đầu tháng 3/1916, tỉnh Lang-bian được thành lập, Cunhac được cử làm công sứ đầu tiên của tỉnh này. Năm 1920, Đà Lạt trở thành hạt tự trị, Cunhac làm phụ tá cho viên Tổng uỷ viên - công sứ Garnier
  13. ^ Quyết định 116-CP năm 1979 về việc chia một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng
  14. ^ Quyết định 68-HĐBT năm 1986 điều chỉnh địa giới hành chính huyện Đạ Hu oai thuộc tỉnh Lâm Đồng
  15. ^ Nghị định 65-CP năm 1994 về việc chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm
  16. ^ “Quyết định 158/1999/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Đà Lạt là đô thị loại II do Thủ tướng Chính phủ ban hành”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2015.
  17. ^ Nghị định 189/2004/NĐ-CP về việc thành lập huyện Đam Rông
  18. ^ “Quyết định: Về việc công nhận Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Lâm Đồng”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2018.
  19. ^ Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Bảo Lộc
  20. ^ Lê Hoàng (3 tháng 11 năm 2024). “Lâm Đồng sáp nhập 2 huyện Cát Tiên và Đạ Tẻh vào Đạ Huoai”. VOV.
  21. ^ “Quy định số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. 27 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  23. ^ “PCI 2011: Lào Cai và Bắc Ninh 'vượt vũ môn' ngoạn mục”. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2012.
  24. ^ “Bảng xếp hạng PCI năm 2012”. Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 14 tháng 4 năm 2013.
  25. ^ Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng trong 9 tháng đầu năm 2012 Lưu trữ 2016-03-11 tại Wayback Machine, Website Lâm Đồng
  26. ^ Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  27. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  28. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  29. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  30. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  31. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  32. ^ a b Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  33. ^ a b Thống kê về Giáo dục Việt Nam, Niên giám thống kê 2011, Theo tổng cục thống kê Việt Nam
  34. ^ Y tế, Văn hoá, Thể thao và Mức sống dân cư , Tổng cục thống kê
  35. ^ a b Ba danh thắng thiên nhiên quốc gia biến mất[liên kết hỏng]
  36. ^ Thê thảm danh thắng ở Lâm Đồng

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]