Natri bisunfat
Natri hiđrosulfat (Natri bisulfat) | |||
---|---|---|---|
| |||
![]() Natri hiđrosulfat, dưới dạng bột trắng, làm đổi màu giấy chỉ thị sang đỏ. | |||
Danh pháp IUPAC | Natri hiđro sulfat | ||
Tên khác | Natri axit sulfat Muối bisulfat của natri | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EINECS | |||
Số RTECS | VZ1860000 | ||
Thuộc tính | |||
Công thức phân tử | NaHSO4 | ||
Khối lượng mol | 120.06 g/mol (khan) 138.07 g/mol (ngậm 1 nước) | ||
Bề ngoài | dạng rắn màu trắng | ||
Khối lượng riêng | 2.742 g/cm3 (khan) 1.8 g/cm3 (ngậm 1 nước) | ||
Điểm nóng chảy | 58.5°C (ngậm 1 nước) 315°C (khan) | ||
Điểm sôi | phân huỷ thành Na2S2O7 (+ H2O) ở 315°C | ||
Độ hòa tan trong nước | 50 g/100 mL (0°C) 100 g/100 mL (100°C) | ||
Độ hòa tan | không tan amoniac; phân huỷ trong cồn. | ||
Độ axit (pKa) | 1.99 | ||
Cấu trúc | |||
Cấu trúc tinh thể | tam phương (triclinic) (khan) đơn tà (ngậm nước) | ||
Các nguy hiểm | |||
MSDS | External MSDS | ||
Chỉ mục EU | chất ăn mòn (C) | ||
NFPA 704 |
| ||
Chỉ dẫn R | R34, R37, R41 (xem Danh sách nhóm từ R) | ||
Chỉ dẫn S | S26, S36, S37, S39, S45 (xem Danh sách nhóm từ S) | ||
Điểm bắt lửa | không cháy | ||
Các hợp chất liên quan | |||
Anion khác | Natri sulfat | ||
Cation khác | Kali hiđrosulfat | ||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Natri bisulfat, bisulfat natri, natri hiđrosulfat là các tên gọi của hợp chất vô cơ có công thức hóa học là NaHSO4. Nó là sản phẩm dạng hạt, khô rất dễ chuyên chở và bảo quản. Nó là chất hút ẩm mạnh ở dạng khan. Dung dịch của muối này có tính axit mạnh, với dung dịch có nồng độ 1M có pH nhỏ hơn 1.
Phương pháp pha trộn lượng vừa đủ tỉ lệ 1:1 natri hiđroxit và axit sunfuric sẽ tạo ra natri hiđrosulfat và nước.
- NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O
Phương pháp thứ hai là cho natri clorua (khan) tác dụng với axit sunfuric đặc ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra natri hiđrosulfat và khí hiđrô clorua.
- NaCl + H2SO4 → NaHSO4 + HCl
Dung dịch natri hiđrosulfat thu được sẽ được làm lạnh từ từ để tạo thành tinh thể. Khí HCl thì được hoà tan vào nước để tạo axit clohiđric như là một sản phẩm phụ có ích của phản ứng.
Chỉ có hai nhà sản xuất ở Mỹ: Jones-Hamilton Co. sử dụng phương pháp axit sunfuric/axit clohiđric để sản xuất dạng khan, còn Jost Chemical thì lại dùng phương pháp natri hiđroxit/axit sunfuric để sản xuất ở dạng ngậm nước.
Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]
Natri hiđrosulfat được dùng chủ yếu để làm giảm độ pH. Đối với những ứng dụng kĩ thuật, nó được dùng trong chế tác kim loại (giai đoạn cuối), làm sạch sản phẩm, và làm giảm độ pH của nước để việc khử trùng bằng clo có hiệu quả, bao gồm cầ hồ bơi. Natri hiđrosulfat còn được AAFCO phê duyệt làm chất phụ gia trong thức ăn, kể cả thức ăn cho động vật. Natri hiđrosulfat còn làm chất oxi hoá nước tiểu để giảm thiểu sỏi tiết niệu cho mèo. Nó được FDA chứng nhận là an toàn (GRAS - Generally Recognized As Safe)[1] và xác định sự có mặt trong các sản phẩm tự nhiên. Ở EU nó có số E là E514ii. Natri hiđrosulfat được dùng trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm đồ uống, gia vị, nước sốt và thịt nhồi. Nó còn được dùng rộng rãi trong quá trình chế biến thịt và gia cầm, và gặp nhiều trong việc ngăn ngừa sự biến chất của những sản phẩm vừa mới sản xuất.
Trong ngành kim hoàn, natri hiđrosulfat là nguyên liệu chính dùng trong dung dịch axit làm tẩy để loại bỏ lớp kim loại bị oxi hoá ở bề mặt sau khi nung nóng.[2]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ FDA GRAS Notice
- ^ Fisch, Arline M. (2003), Textile Techniques in Metal: For Jewelers, Textile Artists & Sculptors, Lark Books, tr. 32, ISBN 9781579905149.