Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Napoli”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 244: Dòng 244:
{{main articles|Núi Vesuvius}}
{{main articles|Núi Vesuvius}}
[[File:Destruction_of_Pompeii_and_Herculaneum.jpg|thumb|250px|right|''Hủy diệt Pompeii và Herculaneum'', tranh mô tả [[vụ phun trào núi Vesuvius năm 79]].]]
[[File:Destruction_of_Pompeii_and_Herculaneum.jpg|thumb|250px|right|''Hủy diệt Pompeii và Herculaneum'', tranh mô tả [[vụ phun trào núi Vesuvius năm 79]].]]
Cách Napoli 9 km về phía đông là núi [[Vesuvius]] (''Vesuvio'' trong tiếng Ý) tọa lạc bên bờ [[Vịnh Napoli]] - một trong những [[núi lửa]] nổi tiếng nhất thế giới và là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động trên lãnh thổ [[châu Âu lục địa]]. Nó thuộc loại [[núi lửa dạng tầng|núi lửa hỗn hợp hình nón dạng tầng]], được đặc trưng bởi các vụ phun trào có giai đoạn kèm theo các dòng [[dung nham]], [[tro núi lửa|tro]] và [[mạt vụn núi lửa|mạt vụn]], làm phát sinh sự chồng chéo về địa tầng khiến loại núi lửa này có kích thước lớn.
Cách Napoli 9 km về phía đông là núi [[Vesuvius]] (''Vesuvio'' trong tiếng Ý) tọa lạc bên bờ [[Vịnh Napoli]] - một trong những [[núi lửa]] nổi tiếng nhất thế giới và là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động trên lãnh thổ [[châu Âu lục địa]]. Nó thuộc loại [[núi lửa dạng tầng|núi lửa hỗn hợp hình nón dạng tầng]], được đặc trưng bởi các vụ phun trào có giai đoạn kèm theo các dòng [[dung nham]], [[tro núi lửa|tro]] và [[mạt vụn núi lửa|mạt vụn]], làm phát sinh sự chồng chéo về địa tầng khiến loại núi lửa này có kích thước lớn.<ref>{{cite web|url=https://www.wantedinrome.com/news/mount-vesuvius-one-of-the-most-dangerous-volcanoes-in-the-world.html|title=Mount Vesuvius, one of the most dangerous volcanoes in the world|website=Wanted in Rome|date=5 May 2021|access-date=20 May 2021}}</ref><ref>{{cite web|url=https://geology.com/volcanoes/vesuvius/|title=Mount Vesuvius - Italy|website=Geology.com|access-date=20 May 2021}}</ref>


Núi Vesuvius có hình dạng "lưng gù" đặc trưng, ​​bao gồm "Đại Nón" (''Gran Cono'') được bao bọc một phần bởi vành dốc của khu vực [[hõm chảo]] tạo ra từ sụp đổ của một cấu trúc cao hơn nhiều trước đó có tên là [[Núi Somma|đỉnh Somma]] - vì lý do này, núi lửa Vesuvius còn được gọi là "phức hợp Somma-Vesuvius". Đại Nón - [[nón núi lửa]] trung tâm mới của Vesuvius - là kết quả của [[vụ phun trào núi Vesuvius năm 79|vụ phun trào năm 79]], được xem là một trong những vụ phun trào nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp, Vesuvius đã phun ra một đám mây chứa đầy mạt vụn núi lửa và [[khí núi lửa]] siêu nóng đến độ cao 33 km, bắn ra dung nham, [[đá núi lửa]], đá bọt dạng bột và tro nóng với khối lượng 1,5 triệu tấn mỗi giây, giải phóng năng lượng nhiệt gấp 100.000 lần hai [[vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki]] cộng lại, xóa sổ các thành phố [[Pompeii]], [[Herculaneum]], [[Oplontis]] và [[Stabiae]] cũng như chôn vùi nhiều khu định cư La Mã khác bên dưới những lớp mạt núi lửa và [[đá mạt vụn núi lửa|đá tro ngưng tụ]]. [[Miệng núi lửa]] bắt đầu hình thành trong một vụ phun trào khoảng 17.000-18.000 năm trước, được mở rộng bởi các vụ phun trào bộc phát định hình sau cùng bằng lần phun trào năm 79. Cấu trúc này đã được dùng để đặt tên cho thuật ngữ "núi lửa somma", tả bất kỳ ngọn núi lửa nào miệng núi lửa trên đỉnh bao quanh một hình nón mới hình thành sau nó.
Núi Vesuvius có hình dạng "lưng gù" đặc trưng, ​​bao gồm "Đại Nón" (''Gran Cono'') được bao bọc một phần bởi vành dốc của khu vực [[hõm chảo]] tạo ra từ sụp đổ của một cấu trúc cao hơn nhiều trước đó có tên là [[Núi Somma|đỉnh Somma]]<ref name="OS storia">{{cite web | url = http://www.ov.ingv.it/inglese/vesuvio/storia/storia.htm | title = Summary of the eruptive history of Mt. Vesuvius | publisher = Osservatorio Vesuviano, Italian National Institute of Geophysics and Volcanology | access-date= 8 December 2006 | archive-url = https://web.archive.org/web/20061203041501/http://www.ov.ingv.it/inglese/vesuvio/storia/storia.htm <!--Added by H3llBot--> | archive-date = 3 December 2006}}</ref> - vì lý do này, núi lửa Vesuvius còn được gọi là "phức hợp Somma-Vesuvius".<ref>{{Cite web|title=Geology and Vulcanology {{!}} Vesuvius National Park|url=https://www.parconazionaledelvesuvio.it/en/the-volcano/geology-and-vulcanology/|access-date=2021-04-27|website=Parco Nazionale del Vesuvio|language=en-US}}</ref> Đại Nón - [[nón núi lửa]] trung tâm mới của Vesuvius - là kết quả của [[vụ phun trào núi Vesuvius năm 79|vụ phun trào năm 79]], được xem là một trong những vụ phun trào nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp, Vesuvius đã phun ra một đám mây chứa đầy mạt vụn núi lửa và [[khí núi lửa]] siêu nóng đến độ cao 33 km, bắn ra dung nham, [[đá núi lửa]], đá bọt dạng bột và tro nóng với khối lượng 1,5 triệu tấn mỗi giây, giải phóng năng lượng nhiệt gấp 100.000 lần hai [[vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki]] cộng lại, xóa sổ các thành phố [[Pompeii]], [[Herculaneum]], [[Oplontis]] và [[Stabiae]] cũng như chôn vùi nhiều khu định cư La Mã khác bên dưới những lớp mạt núi lửa và [[đá mạt vụn núi lửa|đá tro ngưng tụ]].<ref>{{cite book|title=Modeling Volcanic Processes: The Physics and Mathematics of Volcanism|first=Andrew W.|last=Woods|chapter=Sustained explosive activity: volcanic eruption columns and hawaiian fountains|editor1-first=Sarah A.|editor1-last=Fagents|editor2-first=Tracy K. P.|editor2-last=Gregg|editor3-first=Rosaly M. C.|editor3-last=Lopes|page=158|publisher=Cambridge University Press|location=Cambridge|year=2013|isbn=978-0521895439}}</ref><ref name=sciencepompeii>{{cite news|url= http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,865531,00.html|title=Science: Man of Pompeii|work=[[Time (tạp chí)|Time]]|date=15 October 1956|access-date=4 February 2011}}</ref><ref name=BBCportents>{{cite web|url=https://www.bbc.co.uk/history/ancient/romans/pompeii_portents_01.shtml |title=Pompeii: Portents of Disaster|work=[[BBC|BBC History]]| first =Andrew | last = Wallace-Hadrill|date= 15 October 2010|access-date=4 February 2011}}</ref>


[[File:Parco_nazionale_vesuvio.jpg|thumb|left|250px|Đỉnh "Đại Nón" (''Gran Cono''), phía sau là khu vực [[Pompeii]] và bán đảo Sorrento.]]
[[File:Parco_nazionale_vesuvio.jpg|thumb|left|250px|Đỉnh "Đại Nón" (''Gran Cono''), phía sau là khu vực [[Pompeii]] và bán đảo Sorrento.]]
[[Miệng núi lửa]] bắt đầu hình thành trong một vụ phun trào khoảng 17.000-18.000 năm trước, được mở rộng bởi các vụ phun trào bộc phát và định hình sau cùng bằng lần phun trào năm 79. Cấu trúc này đã được dùng để đặt tên cho thuật ngữ "núi lửa somma", mô tả bất kỳ ngọn núi lửa nào có miệng núi lửa trên đỉnh bao quanh một hình nón mới hình thành sau nó. Chiều cao của đỉnh Đại Nón liên tục thay đổi do các vụ phun trào, độ cao gần đây được đo vào năm 2010 là 1.281 mét (4.203 ft). Đỉnh Somma cao 1.132 mét (3.714 ft), ngăn cách với Đại Nón bởi thung lũng có tên là ''Atrio di Cavallo'' (nghĩa là "sảnh ngựa") dài 5 km (3,1 dặm). Các sườn của núi lửa hình thành sẹo bởi các dòng dung nham, trong khi phần còn lại có thảm thực vật dày đặc, với cây bụi và rừng ở phía trên và [[vườn nho]] ở chỗ có độ cao thấp hơn. Vesuvius vẫn được xem là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù hoạt động hiện tại của nó chủ yếu tạo ra các đám hơi nước giàu lưu huỳnh từ các lỗ thông hơi và vết nứt ở đáy và thành của [[miệng núi lửa]]. Vesuvius là một [[núi lửa dạng tầng|núi lửa phức hợp dạng tầng]] ở ranh giới hội tụ nơi [[mảng châu Phi|mảng kiến tạo châu Phi]] đang bị chồng lấp bên dưới [[mảng Á-Âu]]. Các lớp [[dung nham]], [[tro núi lửa|tro]], [[Scoria (đá)|scoria]] và [[đá bọt]] cấu thành nên đỉnh núi lửa. Nó là ngọn núi lửa duy nhất trên phần đất liền của [[châu Âu]] đã từng phun trào trong hàng trăm năm qua. Ngày nay, nó được coi là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì dân số hơn 3 triệu người sống ở các đô thị xung quanh đủ gần để chịu ảnh hưởng bởi một vụ phun trào kèm theo những đám mây bốc khói mù mịt và những dòng dung nham nóng chảy, trong đó hơn 600.000 người nằm trong ''zona rossa'' ("vùng đỏ") nguy hiểm trực tiếp, khiến nơi đây trở thành khu vực núi lửa đông dân cư nhất trên thế giới, kèm với xu hướng phun trào bùng nổ dữ dội, được gọi là [[phun trào kiểu Plinius]] hoặc kiểu Vesuvius (''Plinian eruptions'' hoặc ''Vesuvian eruptions'').
[[Hõm chảo|Hõm chảo núi lửa]] bắt đầu hình thành trong một vụ phun trào khoảng 17.000-18.000 năm trước,<ref>{{cite web|archive-url=https://web.archive.org/web/20080705060119/http://volcano.und.nodak.edu/vwdocs/volc_images/img_vesuvius.html|url=http://volcano.und.nodak.edu/vwdocs/volc_images/img_vesuvius.html|archive-date=5 July 2008|title=Vesuvius, Italy|work=Volcano World}}</ref><ref name="Scenta">{{cite web|archive-url=https://web.archive.org/web/20100826063343/http://www.scenta.co.uk/nature/volcanoes/volcanoes_worldwide.cfm|url=http://www.scenta.co.uk/nature/volcanoes/volcanoes_worldwide.cfm|title=The world's top volcanoes|publisher=Scenta|archive-date=26 August 2010}}</ref><ref name="OS Pomici di Base">{{cite web | url = http://www.ov.ingv.it/inglese/vesuvio/storia/pomici_base.htm | title = The Pomici Di Base Eruption | work = Osservatorio Vesuviano, Italian National Institute of Geophysics and Volcanology | access-date= 8 December 2006 | archive-url = https://web.archive.org/web/20061022134001/http://www.ov.ingv.it/inglese/vesuvio/storia/pomici_base.htm <!--Added by H3llBot--> | archive-date = 22 October 2006 }}</ref> được mở rộng bởi các vụ phun trào bộc phát và định hình sau cùng bằng lần phun trào năm 79.<ref name="global volcanism">{{cite gvp | vn=211020 | title = Vesuvius | access-date= 8 December 2006}}</ref> Cấu trúc này đã được dùng để đặt tên cho thuật ngữ "núi lửa somma", mô tả bất kỳ ngọn núi lửa nào có hõm chảo trên đỉnh bao quanh một hình nón mới hình thành sau nó.<ref>{{cite web | url= http://www.volcanolive.com/somma.html | title = Definition of somma volcano |work= Volcano Live | access-date= 11 December 2006 }}</ref> Chiều cao của đỉnh Đại Nón liên tục thay đổi do các vụ phun trào, độ cao gần đây được đo vào năm 2010 là 1.281 mét (4.203 ft).<ref name="Scenta" /> Đỉnh Somma cao 1.132 mét (3.714 ft), ngăn cách với Đại Nón bởi thung lũng có tên là ''Atrio di Cavallo'' (nghĩa là "sảnh ngựa") dài 5 km (3,1 dặm). Các sườn của núi lửa hình thành sẹo bởi các dòng dung nham, trong khi phần còn lại có thảm thực vật dày đặc, với cây bụi và rừng ở phía trên và [[vườn nho]] ở chỗ có độ cao thấp hơn. Vesuvius vẫn được xem là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù hoạt động hiện tại của nó chủ yếu tạo ra các đám hơi nước giàu lưu huỳnh từ các lỗ thông hơi và vết nứt ở đáy và thành của [[miệng núi lửa]]. Vesuvius là một [[núi lửa dạng tầng|núi lửa phức hợp dạng tầng]] ở ranh giới hội tụ nơi [[mảng châu Phi|mảng kiến tạo châu Phi]] đang bị chồng lấp bên dưới [[mảng Á-Âu]]. Các lớp [[dung nham]], [[tro núi lửa|tro]], [[Scoria (đá)|scoria]] và [[đá bọt]] cấu thành nên đỉnh núi lửa.<ref>{{cite web|url= http://www.volcanotrek.com/vesuvius_volcano.htm |title=Vesuvius |work=volcanotrek.com |access-date=29 October 2010}}</ref> Nó là ngọn núi lửa duy nhất trên phần đất liền của [[châu Âu]] đã từng phun trào trong hàng trăm năm qua. Ngày nay, nó được coi là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì dân số hơn 3 triệu người sống ở các đô thị xung quanh đủ gần để chịu ảnh hưởng bởi một vụ phun trào kèm theo những đám mây bốc khói mù mịt và những dòng dung nham nóng chảy, trong đó hơn 600.000 người nằm trong ''zona rossa'' ("vùng đỏ") nguy hiểm trực tiếp, khiến nơi đây trở thành khu vực núi lửa đông dân cư nhất trên thế giới,<ref>{{cite web|url=https://www.cbc.ca/natureofthings/features/what-if-mount-vesuvius-erupted-today|title=What If Mount Vesuvius Erupted Today?|website=CBC.ca|access-date=20 May 2021}}</ref><ref>{{cite web|url=http://www.protezionecivile.gov.it/en_GB/risk-activities/volcanic-risk/italian-volcanoes|title=Dipartimento della Protezione Civile - Risk activities and Volcanic Risk in Italy|website=Department of Civil Protection - Italian Government|access-date=20 May 2021}}</ref> kèm với xu hướng phun trào bùng nổ dữ dội, được gọi là [[phun trào kiểu Plinius]] hoặc kiểu Vesuvius (''Plinian eruptions'' hoặc ''Vesuvian eruptions'').<ref name=mcguire2003>{{cite news |first=Bill |last=McGuire |title=In the shadow of the volcano |date=16 October 2003 |work=[[The Guardian]] |url=https://www.theguardian.com/education/2003/oct/16/research.highereducation2 |access-date=8 May 2010 }}</ref>


[[File:Vesuvio_landscape.jpg|thumb|center|900px|<center>Núi Vesuvius - biểu tượng của thành phố Napoli (từ trái sang phải lần lượt là đỉnh Somma và đỉnh Đại Nón).</center>]]
[[File:Vesuvio_landscape.jpg|thumb|center|900px|<center>Núi Vesuvius - biểu tượng của thành phố Napoli (từ trái sang phải lần lượt là đỉnh Somma và đỉnh Đại Nón).</center>]]


Tuy không nằm trong địa giới Napoli, Vesuvius được xem là biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố này, và là thành phần trực quan nổi bật nhất trong cảnh quan của vịnh Napoli. Vesuvius được người Hy Lạp và La Mã hiến dâng cho người anh hùng [[á thần]] [[Hercules]] hay [[Heracles]] trong [[thần thoại Hy Lạp|thần thoại]], và từ đó đặt tên cho thành phố [[Herculaneum]] (ngày nay là [[Ercolano]] trong tiếng Ý) được xây dựng bên cạnh trên nền chân núi.
Tuy không nằm trong địa giới Napoli, Vesuvius được xem là biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố này,<ref>{{cite web|url=https://www.parconazionaledelvesuvio.it/en/the-volcano/|title=The Volcano A history of 400,000 years|website=Official Website of Vesuvius National Park|access-date=20 May 2021}}</ref><ref>{{cite web|url=https://napoliparlando.altervista.org/il-vesuvio-simbolo-di-napoli/|title=Il Vesuvio simbolo di Napoli: cosa rappresenta per i napoletani?|website=Napoli Parlando|access-date=20 May 2021}}</ref> và là thành phần trực quan nổi bật nhất trong cảnh quan của vịnh Napoli. Vesuvius được người Hy Lạp và La Mã hiến dâng cho người anh hùng [[á thần]] [[Hercules]] hay [[Heracles]] trong [[thần thoại Hy Lạp|thần thoại]], và từ đó đặt tên cho thành phố [[Herculaneum]] (ngày nay là [[Ercolano]] trong tiếng Ý) được xây dựng bên cạnh trên nền chân núi.<ref>{{cite book |publisher=Springer |title=The Illustrated History of Natural Disasters |last1=Kozák |first1=Jan |last2=Cermák |first2=Vladimir |year=2010 |pages=45–54 |isbn=978-90-481-3325-3 |doi=10.1007/978-90-481-3325-3_3 |chapter=Vesuvius-Somma Volcano, Bay of Naples, Italy}}</ref>


===Vành đai núi lửa và nguy cơ hiểm họa===
===Vành đai núi lửa và nguy cơ hiểm họa===

Phiên bản lúc 21:56, ngày 20 tháng 5 năm 2021

Napoli
Νεάπολις - Neapolis
—  Thành phố và comune  —
Napule (tiếng địa phương)
Naples (tiếng Anh)
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải: (1) Toàn cảnh cảng Mergellina, khu Chiaia, và núi Vesuvius; (2) Quảng trường Plebiscito; (3) Nhà ga tàu điện ngầm Toledo; (4) Lâu đài Mới (Castel Nuovo); (5) Bảo tàng quốc gia Capodimonte; (6) Cung điện hoàng gia Napoli
Từ trên xuống dưới, từ trái sang phải:
(1) Toàn cảnh cảng Mergellina, khu Chiaia, và núi Vesuvius; (2) Quảng trường Plebiscito; (3) Nhà ga tàu điện ngầm Toledo; (4) Lâu đài Mới (Castel Nuovo); (5) Bảo tàng quốc gia Capodimonte; (6) Cung điện hoàng gia Napoli
Hiệu kỳ của Napoli
Hiệu kỳ

Huy hiệu
Tên hiệu: Città del Sole
Thành phố Mặt Trời
Città dalle 500 cupole
Thành phố 500 mái vòm
Phạm vi của thành phố Napoli (Città di Napoli, màu đỏ) nằm bên trong lãnh thổ Thành phố đô thị Napoli (Città metropolitana di Napoli, màu vàng)
Phạm vi của thành phố Napoli (Città di Napoli, màu đỏ) nằm bên trong lãnh thổ Thành phố đô thị Napoli (Città metropolitana di Napoli, màu vàng)
Napoli trên bản đồ Ý
Napoli
Napoli
Napoli trên bản đồ Châu Âu
Napoli
Napoli
Quốc gia Ý
Vùng Campania
Tỉnh Thành phố đô thị Napoli
Phân chia hành chính10 quận
Chính quyền
 • KiểuĐô thị cấp huyện
 • Thị trưởngLuigi de Magistris
Diện tích[1]
 • Thành phố117,27 km2 (45,28 mi2)
 • Thành phố đô thị1.171 km2 (452 mi2)
Độ cao99,8 m (327,4 ft)
Độ cao cực đại453 m (1,486 ft)
Độ cao cực tiểu0 m (0 ft)
Dân số (31 tháng 1 năm 2021[2])
 • Thứ hạngĐứng thứ 3 tại Ý
 • Mật độ8.019,08/km2 (20,769,3/mi2)
 • Thành phố940.398
 • Thành phố đô thị3.016.762
Tên cư dântiếng Ý: Napoletano/a hoặc Partenopeo/a (nam/nữ), Napoletani hoặc Partenopei (số nhiều)
tiếng Napoli: Napulitano/a (nam/nữ), Napulitani (số nhiều)
tiếng Anh: Neapolitan(s)
Các múi giờCET (UTC+1)
CEST (UTC+2)
Mã bưu chính80121, 80122, 80123, 80124, 80125, 80126, 80127, 80128, 80129, 80131, 80132, 80133, 80134, 80135, 80136, 80137, 80138, 80139, 80141, 80142, 80143, 80144, 80145, 80146, 80147 sửa dữ liệu
Mã điện thoại081 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩa(xem bên dưới)
Thánh bảo hộThánh Gianuariô
Ngày lễ19 tháng 9
Trang webwww.comune.napoli.it
Tên chính thứcTrung tâm lịch sử Napoli
Tham khảo726
Công nhận1995 (Kỳ họp 19)
Diện tích1.021 ha (2.520 mẫu Anh)
Vùng đệm1.350 ha (3.300 mẫu Anh)
"Naples" được chuyển hướng đến đây. Với những mục đích tìm kiếm khác, vui lòng xem Naples (định hướng).

Napoli (/ˈnaːpoli/ , tiếng Napoli: Napule [ˈnɑːpulə]; tiếng Hy Lạp cổ đại: Νεάπολις - Neapolis có nghĩa là "thành phố mới", còn phổ biến với tên gọi Naples trong tiếng Anhtiếng Pháp) là thành phố lớn thứ ba của Ý sau RomaMilano cũng như là thành phố lớn nhất miền nam nước này, với dân số 940.398 người sống bên trong phạm vi thành phố tính đến năm 2021,[2] đồng thời đóng vai trò thủ phủ của vùng Campania. Napoli là trung tâm của Thành phố đô thị Napoli (đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh) với 3.115.320 dân cư, do đó là thành phố đô thị đông dân thứ ba của quốc gia.[3][4] Vùng đô thị của Napoli (vươn ra bên ngoài cương vực của Thành phố đô thị Napoli) là khu vực đô thị đông dân thứ hai của Ý và thứ 7 tại Liên minh châu Âu.

Khởi nguồn từ những người Hy Lạp định cư đầu tiên vào khoảng thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, Napoli là một trong những khu đô thị lâu đời nhất trên thế giới có dân cư liên tục sinh sống.[5] Vào thế kỷ thứ 9 TCN, một thuộc địa có tên Parthenope được thiết lập trên hòn đảo Megaride[6] mà sau này được tái lập thành Neapolis vào thế kỷ 6 TCN.[7] Thành phố từng là một phần thuộc Magna Graecia tức "Đại Hy Lạp", đóng vai trò quan trọng trong việc giao thoa gắn kết giữa xã hội Hy LạpLa Mã, trở thành trung tâm văn hóa chiến lược dưới sự cai trị của người La Mã.[8] Theo sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã, Napoli dần hình thành nền công quốc tự chủ dưới quyền của Đế quốc Byzantine, và bắt đầu từ thế kỷ 13 trong suốt hơn 500 năm kế tiếp, nơi đây lần lượt là kinh đô của Vương quốc NapoliVương quốc Hai Sicilia cho đến khi thống nhất nước Ý vào năm 1861.

Suốt hàng thế kỷ, Napoli trở thành một trong những cái nôi tiên phong của nền học thuật hàn lâm và trung tâm tri thức lớn của phương Tây với Đại học Napoli "Federico II" là viện đại học công lập đầu tiên trên toàn thế giới. Ngoài ra còn là nơi tọa lạc của Đại học Đông phương Napoli là ngôi trường cổ nhất tại châu Âu về lĩnh vực Đông phương họcHán học, và Nunziatella - một trong những học viện đào tạo quân sự lâu đời nhất thế giới. Thành phố được xem là một trong những kinh đô của nghệ thuật Baroque, bắt đầu với sự nghiệp của nghệ sĩ Caravaggio vào thế kỷ 17 và cuộc cách mạng nghệ thuật mà ông truyền cảm hứng,[9] đồng thời là trung tâm quan trọng của chủ nghĩa nhân văn Phục Hưngthế kỷ Ánh Sáng,[10][11] và từ lâu đã là địa điểm tham chiếu toàn cầu về âm nhạc cổ điểnopera thông qua trường phái Napoli.[12]

Trong những năm 1925 đến 1936, Napoli được chính quyền phát xít của Benito Mussolini mở rộng và nâng cấp nhưng sau đó chịu thiệt hại nặng nề do các cuộc đánh bom của quân Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, dẫn đến công cuộc tái thiết diện rộng hậu 1945.[13] Từ nửa sau thế kỷ 20, Napoli đã trải qua sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong những thập kỷ gần đây, nhờ xây dựng khu vực trung tâm tài chính Centro Direzionale và mạng lưới giao thông tiên tiến, bao gồm tuyến đường sắt cao tốc Alta Velocità kết nối đến Roma và Salerno cùng hệ thống tàu điện ngầm mở rộng. Napoli là nền kinh tế đô thị lớn thứ ba ở Ý, sau MilanoRoma.[14] Cảng Napoli là một trong những hải cảng quan trọng nhất ở châu Âu cũng như khu vực Địa Trung Hải. Ngoài các hoạt động giao thương, nơi đây còn là trụ sở của Bộ Tư lệnh Quân Đồng Minh Napoli, bộ phận NATO có sứ mệnh giám sát Bắc Phi, SahelTrung Đông.[15]

Trung tâm lịch sử của Napoli là khu vực di tích lịch sử lớn nhất tại châu Âu và là một Di sản thế giới thuộc UNESCO, song song với một loạt các địa điểm văn hóa và lịch sử quan trọng khác xung quanh thành phố như Đại cung điện hoàng gia Caserta và tàn tích La Mã PompeiiHerculaneum. Napoli đồng thời nổi tiếng với những thắng cảnh tự nhiên hùng vĩ như Posillipo, cánh đồng Phlegraei, Nisida, và đặc biệt Vườn quốc gia núi lửa Vesuvius được trao tặng danh hiệu khu dự trữ sinh quyển thế giới.[16][17] Thành phố nổi tiếng với bề dày truyền thống, di sản và văn hóa độc đáo của riêng mình, là cội nguồn của thể loại ca khúc vang danh quốc tế cũng như hình thức trình diễn sân khấu mang dấu ấn riêng. Tiếng Napoli, được xem là ngôn ngữ khá khác biệt so với tiếng Ý, vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực kiến thức, văn hóa, hình thái xã hội và lối sống của người dân thành phố. Đặc biệt nền ẩm thực Napoli nổi tiếng với pizza - món ăn mang tính biểu tượng toàn cầu được khai sinh từ thành phố này[18] và nghệ thuật của những người làm bánh pizza ở Napoli được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.[19] Cùng với nhiều món địa phương đặc sắc, các nhà hàng tại Napoli đạt được số lượng ngôi sao Michelin nhiều hơn bất kỳ thành phố Ý nào khác.[20] Bên cạnh đó, Napoli tồn đọng những vấn đề rất lớn như mafia và tội phạm có tổ chức - là lực cản đối với sự phát triển kinh tế, xã hội;[21] hay về mặt tự nhiên, thành phố đã và đang có nguy cơ phải hứng chịu những trận động đất lớn và mối đe dọa từ hoạt động núi lửa.[22] Đường chân trời quận tài chính Centro Direzionale là quang cảnh các tòa nhà chọc trời đầu tiên của nước Ý, được xây dựng vào năm 1994 và trong suốt 15 năm là thành phố duy nhất của quốc gia có cảnh quan như vậy cho đến năm 2009. Đội thể thao nổi tiếng nhất ở Napoli là câu lạc bộ S.S.C. Napoli, hai lần vô địch Giải bóng đá vô địch quốc gia Ý Serie A tại sân vận động San Paolo - Diego Maradona nằm ở phía tây nam thành phố.[23]

Thần thoại và từ nguyên

Cảnh phác họa siren Parthenope (phiên bản tiên chim) gieo mình xuống biển, nhân vật thần thoại lập nên thành phố Napoli.[24]
Lâu đài Trứng (Castel dell'Ovo) trên hòn đảo Megaride xưa, nay là một bán đảo.

Neapolis (Tân Thành, "thành phố mới") được xây dựng cách vài mét từ một thành phố đã tồn tại trước đó, có tên là "Parthenope" hay được xem là Paleopolis (tiếng Hy Lạp cổ: Παλαιόπολις - Cựu Thành, "thành phố cũ").

Theo thần thoại của người Hy Lạp, Parthenope (Παρθενόπη, nghĩa là "giọng ca trinh nữ")[25] là một trong 3 nàng siren (tiên chim hoặc tiên cá tùy theo dị bản), là con gái của thần Achelous - vị thần của dòng sông lớn nhất Hy Lạp, và thần nàng thơ (muse) Terpsichore. Từ những hang động trên đảo Capri, nàng cùng với hai người chị em dùng tiếng hát ngân nga tuyệt vời của mình để quyến rũ người anh hùng Odysseus và đoàn tùy tùng của chàng trên thuyền nhưng thất bại.[26][27] Tuyệt vọng và buồn đau, nàng trẫm mình xuống biển và xác của nàng trôi dạt vào bờ biển ở hòn đảo Megaride, chính là nơi tọa lạc của Lâu đài Trứng ngày nay.[28] Khi người dân từ Cumae đến định cư tại đây, họ đã đặt tên cho thành phố là Parthenope để tưởng nhớ nàng.[29] Người Hy Lạp sau đó đã chọn vùng đất bên cạnh để tái lập thành phố mới và đặt tên Neapolis, mà từ đó chính là nguồn gốc trực tiếp của tên gọi "Napoli" hay "Naples". Hiện tại cái tên Parthenope được sử dụng như biệt danh của thành phố Napoli, và người dân Napoli vẫn được gọi là "Partenopeo/Partenopei" trong tiếng Ý, đồng nghĩa với "Napoletano/Napoletani" (tuy vậy từ tương đương trong tiếng Anh là "Parthenopean" chỉ còn được sử dụng trong các văn cảnh lịch sử).[30][31] Các thành trì Parthenope (cũ) và Neapolis (mới) thời cổ đại tương ứng với khu vực cốt lõi trung tâm của thành phố Napoli rộng lớn ngày nay.[32]

Thần thoại La Mã kể một phiên bản khác của câu chuyện trên, trong đó chàng nhân mã tên là Vesuvius say mê đắm đuối nàng Parthenope. Trong cơn giận, thần Jupiter đã biến chàng nhân mã kia thành ngọn núi lửa và nàng Parthenope biến thành thành phố Napoli. Vì bị ngăn cấm khỏi ham muốn của mình, cơn thịnh nộ của Vesuvius được thể hiện qua những đợt phun trào dữ dội thường xuyên của ngọn núi lửa.[33]

Lịch sử

Hy Lạp khai sinh và La Mã thâu nhận

Núi Echia, nơi bức tường thành của Parthenope vươn dậy.

Napoli đã có mặt con người sinh sống từ thời kỳ đồ đá mới.[34] Các khu định cư Hy Lạp sớm nhất được thành lập ở khu vực Napoli trong thiên niên kỷ đầu tiên trước Công Nguyên. Các thủy thủ từ đảo Rhodes của Hy Lạp đã thành lập một cảng thương mại nhỏ gọi là Parthenope trên đảo Megaride vào thế kỷ thứ 9 TCN.[35][36] Đến thế kỷ thứ 8 TCN, khu định cư đã mở rộng bao gồm cả khu vực núi Echia.[37] Vào thế kỷ thứ 6 TCN, thành phố được tái lập với tên gọi là Neápolis, cuối cùng trở thành một trong những thành phố quan trọng nhất của khu vực Magna Graecia.

Thành phố phát triển nhanh chóng nhờ ảnh hưởng từ thành bang Siracusa của Hy Lạp hùng mạnh,[6] và trở thành đồng minh với nền Cộng hòa La Mã trong cuộc chiến chống lại quân Carthage. Trong các cuộc Chiến tranh Samnite, thành phố lúc bấy giờ là một trung tâm buôn bán sầm uất đã bị người Samnite đánh chiếm;[38] tuy nhiên, người La Mã sau đó sớm chiếm được thành trì từ tay họ và biến Neapolis trở thành thuộc địa của La Mã. Trong các cuộc Chiến tranh Punic, những bức tường thành vững chắc bao quanh Neapolis đã đẩy lùi lực lượng xâm lược của quân đội Cathage dưới sự chỉ huy của tướng Hannibal.[39]

Các cột chống của Đền thờ Castor và Pollux kết hợp vào mặt tiền của Nhà thờ Thánh Phaolô Cả.

Neapolis rất được người La Mã tôn trọng như một biểu tượng của nền văn hóa Hy Lạp. Trong thời La Mã, người dân Neapolis vẫn duy trì ngôn ngữ và phong tục Hy Lạp của mình, trong khi thành phố được mở rộng với các biệt thự La Mã trang nhã, hệ thống cầu dẫn nước và nhà tắm công cộng. Các thắng cảnh như Đền thờ Dioscures được xây dựng, và nhiều hoàng đế đã chọn đến nghỉ mát tại thành phố, bao gồm cả ClaudiusTiberius.[39] Vergilius, tác giả của bộ sử thi La Mã Aeneis, đã tiếp nhận một phần giáo dục của mình tại thành phố và sau đó cư trú tại các khu vực xung quanh Neapolis.

Cũng trong thời kỳ này, khi Kitô giáo lần đầu tiên đến Napoli; các tông đồ PhêrôPhaolô được cho là đã rao giảng trong thành phố. Thánh Gianuariô đã tử vì đạo tại Napoli vào thế kỷ thứ 4 và về sau trở thành vị thánh bảo trợ của thành phố.[40] Hoàng đế cuối cùng của Đế quốc Tây La Mã, Romulus Augustulus, bị vua man tộc Odoacer đày đến Napoli vào thế kỷ thứ 5.

Thời kỳ Byzantine và Công quốc Napoli

Sau sự suy tàn của Đế quốc Tây La Mã, Napoli bị người Ostrogoth thuộc một nhóm tộc người Giéc-manh xâm lược và sáp nhập vào Vương quốc Ostrogoth.[41] Tuy nhiên, Belisarius của Đế quốc Đông La Mã đã tái chiếm lại Napoli vào năm 536, sau khi tiến vào tòa thành thông qua một cây cầu dẫn nước.[42]

Trận đồi Lactarius trên sườn núi Vesuvius, tranh vẽ bởi Alexander Zick.

Năm 543, trong các cuộc Chiến tranh Gothic, Totila chiếm được thành phố cho người Ostrogoth trong một thời gian ngắn, nhưng người Byzantine đã giành quyền kiểm soát khu vực này sau trận chiến đồi Lactarius trên sườn núi Vesuvius.[41] Napoli được trông đợi sẽ giữ mối liên hệ với Quan trấn thủ Ravenna, trung tâm của quyền lực của Đông La Mã trên bán đảo Ý.[43]

Sau khi quan trấn thủ thất bại, Công quốc Napoli được thành lập. Mặc dù nền văn hóa Hy-La của Napoli vẫn tồn tại lâu dài, nhưng cuối cùng nó đã chuyển lòng trung thành từ Constantinopolis sang Roma dưới thời Công tước Stefano II, đặt thể chế dưới quyền tôn chủ của giáo hoàng vào năm 763.[43]

Từ những năm 818 đến 832 có nhiều xáo trộn trong mối quan hệ của Napoli với Hoàng đế Đông La Mã, với nhiều phe thù địch giả danh để chiếm giữ ngôi vị công tước.[44] Theoctistus được bổ nhiệm mà không có sự chấp thuận của hoàng đế; sự bổ nhiệm này sau đó đã bị thu hồi và Theodore II thay thế vị trí của ông. Tuy nhiên, dân chúng bất mãn đã đuổi vị công tước ra khỏi thành phố, và thay vào đó, bầu Stefano III, người đúc tiền bằng tên viết tắt của chính mình thay vì tên của Hoàng đế Byzantine. Napoli giành được độc lập hoàn toàn vào đầu thế kỷ thứ chín.[44] Thành phố liên minh với người Hồi Saracen vào năm 836 và yêu cầu sự hỗ trợ để đẩy lùi cuộc bao vây của quân Lombard đến từ Công quốc Benevento lân cận. Tuy nhiên, trong những năm 850, Muhammad I Abu al-Aghlab đã lãnh đạo người Ả Rập-Hồi giáo tiến hành cuộc chinh phạt Napoli, cướp phá thành phố và lấy đi một lượng lớn tài sản.[45][46]

Công quốc nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của người Lombard trong một thời gian ngắn, sau khi Pandolfo IV chiếm được Thân vương quốc Capua, một kỳ phùng địch thủ của Napoli; tuy nhiên, chế độ này chỉ kéo dài ba năm trước khi các công tước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Hy-La phục hồi chức vị.[44] Đến thế kỷ 11, Napoli bắt đầu sử dụng lính đánh thuê người Norman để chiến đấu với các đối thủ của họ; Công tước Sergius IV đã thuê Rainulf Drengot để gây chiến với Capua cho ông.[47]

Đến năm 1137, người Norman gây được ảnh hưởng lớn ở Ý, kiểm soát các thành phố và công quốc độc lập trước đây như Capua, Benevento, Salerno, Amalfi, SorrentoGaeta; cũng vào năm này, Napoli - công quốc độc lập cuối cùng ở phần phía nam của bán đảo đã rơi vào sự kiểm soát của người Norman. Công tước cầm quyền cuối cùng của công quốc, Sergius VII, buộc phải đầu hàng Roger II, người tự xưng là Vua của Sicilia bảy năm trước đó. Napoli do đó gia nhập Vương quốc Sicilia, với Palermo là thủ đô.[48]

Norman và nhập vào Vương quốc Sicilia

Federico II của Đế quốc La Mã Thần thánh.

Sau thời gian cai trị của người Norman, vào năm 1189, Vương quốc Sicilia nằm trong một cuộc tranh chấp kế vị giữa Tancredi vua Sicilia là con ngoài giá thú và Nhà Staufer hoàng tộc người Đức,[49] vì Hoàng tử Henry của gia tộc này đã kết hôn với Công chúa Constanza, người thừa kế hợp pháp ngai vàng xứ Sicilia. Năm 1191, Henry xâm lược Sicilia sau khi đăng quang với hiệu là Henry VI, Hoàng đế La Mã Thần thánh và nhiều thành phố đầu hàng, nhưng Napoli đã chống lại ông từ tháng 5 đến tháng 8 dưới sự lãnh đạo của Riccardo, Bá tước Acerra, Niccolò xứ Aiello, Aligerno Cottone và Margarito thành Brindisi trước khi quân Đức bị dịch bệnh và buộc phải rút lui. Conrad II, Công tước Bohemia và Philip I, Tổng giám mục thành Cologne chết vì bệnh dịch trong cuộc vây hãm. Nhờ đó, Tancredi đã đạt được một thành tích bất ngờ khác trong cuộc phản công của mình, đó là bắt được Constanza, đương kim hoàng hậu. Ông giam giữ vị hoàng hậu tại Lâu đài Trứng trước khi bà được thả vào tháng 5 năm 1192 dưới áp lực của Giáo hoàng Cêlestinô III. Năm 1194 Henry bắt đầu chiến dịch thứ hai sau cái chết của Tancredi, và lần này Aligerno đã đầu hàng mà không kháng cự, và cuối cùng Henry chinh phục được Sicilia, đặt nó dưới sự cai trị của Nhà Staufer.

Viện Đại học Napoli, đại học công lập đầu tiên của thế giới và trường đào tạo quản lý thế tục đầu tiên ở châu Âu, được thành lập bởi Hoàng đế Fedirico đệ Nhị, biến Napoli trở thành trung tâm tri thức của vương quốc.[50] Xung đột giữa Nhà Staufer và giáo hoàng dẫn đến việc Giáo hoàng Innôcentê IV phong tước vị công tước vương triều Capet là Charles I làm Vua của Sicilia vào năm 1266:[51] Charles chính thức chuyển thủ đô từ Palermo đến Napoli, nơi ông cư trú tại Lâu đài Mới.[52] Do niềm yêu thích lớn đối với kiến ​​trúc, Charles I đã nhập khẩu các kiến ​​trúc sư và công nhân người Pháp và chính cá nhân ông đã tham gia vào một số dự án xây dựng tại thành phố.[53] Nhiều ví dụ về kiến ​​trúc Gothic mọc lên xung quanh, bao gồm cả Nhà thờ chánh tòa Napoli, hiện vẫn là nhà thờ chính của thành phố.[54]

Vương quốc Napoli

Lâu đài Mới (Castel Nuovo), nơi ngự tọa của các vị vua Napoli thời Trung Cổ, thời Aragon và thời thuộc Tây Ban Nha.

Thời kỳ Angevin

Năm 1282, sau sự nổi dậy thành công chống lại Charles I nổ ra tại Sicilia, Vương quốc Sicilia được chia làm đôi. Vương quốc Napoli thuộc quyền của Đế quốc Angevin bao gồm phần phía nam của bán đảo Ý, trong khi đảo Sicilia trở thành Vương quốc Sicilia của người Aragon.[51] Các cuộc chiến tranh giữa các vương triều kình địch nhau tiếp tục cho đến Hòa ước Caltabellotta vào năm 1302, chứng kiến Federico III được công nhận là vua của Sicilia, trong khi Charles II được Giáo hoàng Bonifaciô VIII công nhận là vua của Napoli.[51] Bất chấp sự chia rẽ, Napoli ngày càng trở nên quan trọng, thu hút các thương gia từ PisaGenova,[55] hào chủ ngân hàng vùng Toscana, và một vài nghệ sĩ nổi bật nhất thời Phục Hưng lúc bấy giờ như Boccaccio, PetrarcaGiotto.[56] Trong thế kỷ 14, Louis Đại đế của Hungary của nhà Angevin đã nhiều lần chiếm được thành phố. Năm 1442, Alfonso V của vương triều Aragon chinh phục Napoli sau chiến thắng của ông trước vị vua Angevin cuối cùng, René, và Napoli được thống nhất với Sicilia một lần nữa trong một thời gian ngắn.[57]

Vương triều Aragon – Habsburg và Đế quốc Tây Ban Nha

Quân đội Pháp và pháo binh tiến vào Napoli năm 1495 trong chiến tranh bán đảo Ý 1494-1495.

Sicilia và Napoli được tách ra từ năm 1282, nhưng vẫn là thuộc quốc của nhà Aragon dưới thời Ferdinand I.[58] Vương triều mới nâng cao vị thế thương mại của Napoli bằng cách thiết lập quan hệ với bán đảo Iberia. Napoli cũng trở thành một trung tâm của thời kỳ Phục Hưng, với các nghệ sĩ như Francesco Laurana, Antonello da Messina, Jacopo SannazaroPoliziano đến thành phố.[59] Năm 1501, Napoli nằm dưới quyền cai trị trực tiếp của Pháp dưới thời Louis XII, khi của Napoli bấy giờ là Federico IV bị bắt làm tù binh; tuy nhiên, tình trạng này không tồn tại lâu, khi Tây Ban Nha giành được Napoli từ tay người Pháp trong trận Garigliano năm 1503.[60]

Sau chiến thắng của Tây Ban Nha, Napoli trở thành một phần của Đế quốc Tây Ban Nha, và vẫn duy trì như vậy trong suốt thời kỳ Habsburg của Tây Ban Nha.[60] Người Tây Ban Nha cử các phó vương đến Napoli để trực tiếp giải quyết các vấn đề địa phương: quan trọng nhất trong số các vị phó vương này là Pedro Álvarez de Toledo, người chịu trách nhiệm về những cải cách xã hội, kinh tế và đô thị đáng kể trong thành phố; ông cũng ủng hộ các hoạt động của Tòa án dị giáo Tây Ban Nha.[61] Năm 1544, khoảng 7.000 người bị cướp biển Barbary bắt làm nô lệ và đưa đến Bờ biển Barbary tại Bắc Phi.[62]

Đến thế kỷ 17, Napoli đã trở thành thành phố lớn thứ hai của châu Âu - chỉ sau Paris - và là thành phố Địa Trung Hải lớn nhất của châu Âu, với khoảng 250.000 dân.[63] Thành phố là một trung tâm văn hóa lớn trong thời kỳ Baroque, là quê hương của các nghệ sĩ như Caravaggio, Salvator RosaGian Lorenzo Bernini, các triết gia như Bernardino Telesio, Giordano Bruno, Tommaso CampanellaGiambattista Vico, và các nhà văn như Giambattista Marino. Một cuộc cách mạng do ngư dân địa phương Masaniello lãnh đạo đã chứng kiến ​​sự thành lập của nhà nước Cộng hòa Napoli độc lập ngắn ngủi vào năm 1647, mặc dù chỉ kéo dài vài tháng trước khi sự cai trị của Tây Ban Nha được tái lập.[60] Năm 1656, một trận dịch hạch bùng phát đã giết chết khoảng một nửa trong số 300.000 cư dân của Napoli.[64]

Nhà Bourbon

Carlos III của Tây Ban Nha rời Napoli năm 1759.

Năm 1714, quyền cai trị của Tây Ban Nha đối với thành phố chấm dứt do Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha; Charles VI của Áo cai trị Napoli từ Viên thông qua các phó tướng của riêng mình.[65] Tuy nhiên, Chiến tranh Kế vị Ba Lan chứng kiến ​​người Tây Ban Nha giành lại Sicilia và Napoli như một phần của liên minh cá nhân, với Hiệp ước Vienna năm 1738 công nhận hai chính thể độc lập dưới quyền của nhánh phụ thuộc Nhà Bourbon Tây Ban Nha.[66]

Trong thời Ferdinand IV, người ta đã cảm nhận được ảnh hưởng của Cách mạng Pháp ở Napoli: Horatio Nelson, một đồng minh của nhà Bourbons, thậm chí đã đến thành phố vào năm 1798 để cảnh báo chống lại những người theo chủ nghĩa cộng hòa Pháp. Ferdinand buộc phải rút lui và chạy trốn đến Palermo, nơi ông được bảo vệ bởi hạm đội Anh. Tuy nhiên, các lazzaroni - những người thuộc tầng lớp thấp của Napoli rất sùng đạo và bảo hoàng, ủng hộ nhà Bourbon; trong trận chiến sáp lá cà sau đó, họ chiến đấu với tầng lớp quý tộc Napoli ủng hộ nền Cộng hòa, gây ra một cuộc nội chiến.[67]

Một thoáng Napoli trong thời kỳ Cộng hòa Parthenope yểu mệnh.
Khai trương tuyến đường sắt Napoli-Portici.

Cuối cùng, những người Cộng hòa đã chinh phục Lâu đài Thánh Elmo và tuyên bố lập nước Cộng hòa Parthenope, được Quân đội Pháp bảo trợ.[67] Một đội quân tôn giáo phản cách của lazzaroni được gọi là "quân lòng lành" dưới thời Hồng y Fabrizio Ruffo đã được dấy lên; họ gặt được thành công lớn, và người Pháp buộc phải đầu hàng tại các lâu đài Napoli, và hạm đội của họ quay trở lại Toulon.[67]

Napoleon và Vương quốc Hai Sicilia

Ferdinand IV được phục hồi làm vua; tuy nhiên, chỉ sau bảy năm, Napoléon đã chinh phục vương quốc và cài đặt các vị vua nhà Bonaparte, bao gồm cả anh trai của ông là Joseph Bonaparte (vua của Tây Ban Nha). Với sự giúp đỡ của Đế quốc Áo và các đồng minh, nhà Bonaparte đã bị đánh bại trong Chiến tranh Napoli, và Ferdinand IV một lần nữa giành lại ngai vàng và vương quốc.[68]

Đại hội Viên năm 1815 chứng kiến các vương quốc Napoli và Sicilia kết hợp để tạo thành Vương quốc Hai Sicilia,[68] với Napoli là thành phố thủ đô. Năm 1839, Napoli trở thành thành phố đầu tiên trên bán đảo Ý có đường sắt, với việc xây dựng tuyến đường sắt Napoli – Portici.[69]

Thống nhất nước Ý

Garibaldi tiến vào Napoli vào ngày 7 tháng 9 năm 1960.

Sau cuộc Viễn chinh Nghìn quân do Giuseppe Garibaldi lãnh đạo, mà đỉnh điểm là Cuộc vây hãm Gaeta gây tranh cãi, Napoli trở thành một phần của Vương quốc Ý vào năm 1861 trong tiến trình thống nhất nước Ý, chấm dứt kỷ nguyên thống trị của Nhà Bourbon. Nền kinh tế của khu vực cựu Vương quốc Hai Sicilies rơi vào sa sút, dẫn đến làn sóng di cư chưa từng có,[70] với ước tính khoảng 4 triệu người di cư khỏi khu vực Napoli từ năm 1876 đến năm 1913.[71] Trong bốn mươi năm sau khi thống nhất, dân số Napoli chỉ tăng 26%, so với 63% của Torino và 103% ở Milano; tuy nhiên, đến năm 1884, Napoli vẫn là thành phố lớn nhất ở Ý với 496.499 dân, với khoảng 64.000 người trên một kilomet vuông (hơn hai lần mật độ dân số của Paris).[72]:11–14, 18

Điều kiện y tế công cộng của thành phố ở một số khu vực nhất định rất kém, với 12 trận dịch tả và sốt thương hàn gây ra cái chết của khoảng 48.000 người trong nửa thế kỷ 1834–1884, và tỷ lệ tử vong cao (vào thời điểm đó) là 31,84 phần nghìn trong thời kỳ không có dịch bệnh 1878–1883. Sau đó vào năm 1884, Napoli trở thành nạn nhân của một trận dịch tả lớn, nguyên nhân phần lớn là do cơ sở hạ tầng thoát nước kém của thành phố. Để đối phó với những vấn đề này, kể từ năm 1852 chính phủ đã thúc đẩy một cuộc canh tân thay đổi bộ mặt đô thị hoàn toàn được gọi là risanamento với mục tiêu cải thiện cơ sở hạ tầng thoát nước và thay thế những khu vực tập trung nhất bằng những con đường lớn và thoáng mát vì đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng kém thông thoáng. Dự án tỏ ra khó hoàn thành cả về mặt chính trị và kinh tế do tham nhũng như trong Cuộc điều tra Saredo, tình trạng đầu cơ đất đai và bộ máy quan liêu trì trệ, tất cả những điều này đã khiến dự án mất vài thập kỷ để hoàn thành kèm với kết quả trái ngược. Những chuyển đổi đáng chú ý nhất được thực hiện là việc xây dựng phố Caracciolo thay cho bãi biển dọc theo lối đi dạo, tạo ra Nhà triển lãm Umberto I và Nhà triển lãm Principe và xây dựng Diễu lộ Umberto.[73][74]

Thời Phát xít

Quân Đồng Minh ném bom Napoli vào năm 1943.

Napoli là thành phố bị đánh bom nặng nề nhất nước Ý trong Thế chiến thứ hai.[13] Mặc dù người dân Napoli không nổi dậy dưới thời Phát xít Ý, nhưng đây là thành phố Ý đầu tiên đứng lên chống lại sự chiếm đóng của quân đội Đức Quốc Xã; thành phố được giải phóng hoàn toàn vào ngày 1 tháng 10 năm 1943, khi lực lượng Anh và Mỹ tiến vào thành phố.[75] Những người Đức rời đi đã đốt cháy thư viện của đại học, cũng như Hiệp hội Hoàng gia Ý. Họ cũng phá hủy cục lưu trữ của thành phố. Những quả bom hẹn giờ được đặt trên khắp thành phố tiếp tục phát nổ vào tháng 11.[76] Biểu tượng cho sự tái sinh của Napoli là việc xây dựng lại nhà thờ Thánh Chiara, nhà thờ này đã bị phá hủy trong một cuộc tập kích ném bom của Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ.[13]

Sau Thế chiến thứ 2 và Đương đại

Nguồn vốn đặc biệt từ Quỹ dành cho miền Nam của chính phủ Ý đã tài trợ từ năm 1950 đến năm 1984, giúp nền kinh tế Napoli cải thiện phần nào, với các địa danh của thành phố như Quảng trường Plebiscito được cải tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao tiếp tục ảnh hưởng đến Napoli.[77]

Truyền thông Ý cho rằng các vấn đề xử lý rác thải của thành phố trong quá khứ là do hoạt động của mạng lưới tội phạm có tổ chức Camorra, tên gọi của mafia tại Napoli.[78] Do vấn nạn này, ô nhiễm môi trường và việc gia tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cũng phổ biến.[79] Năm 2007, chính phủ Silvio Berlusconi đã tổ chức các cuộc họp cấp cao tại Napoli để thể hiện ý định giải quyết những vấn đề này.[80] Tuy nhiên, cuộc đại suy thoái cuối những năm 2000 đã tác động nghiêm trọng đến thành phố, làm gia tăng các vấn đề về quản lý rác thải và thất nghiệp.[81] Đến tháng 8 năm 2011, số người thất nghiệp ở khu vực Nappoli đã lên đến 250.000 người, làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối tình hình kinh tế của công chúng.[82] Vào tháng 6 năm 2012, các cáo buộc đe dọa, tống tiền và đấu thầu hợp đồng bất hợp pháp xuất hiện liên quan đến các vấn đề xử lý rác của thành phố.[83][84]

Napoli đã tổ chức Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 6 vào tháng 9 năm 2012[85] và Đại hội Phi hành vũ trụ Quốc tế lần thứ 63 vào tháng 10 năm 2012.[86] Năm 2013, nó là nơi tổ chức Diễn đàn Văn hóa Toàn cầu và là nơi đăng cai tổ chức Thế vận hội Đại học Mùa hè 2019.

Địa lý tự nhiên và địa hình

Vị trí và địa hình

Toàn cảnh Vịnh Napoli từ đồi Vomero, có thể nhìn thấy núi lửa Vesuvius, bán đảo Sorrento, đảo Capri (ngoài xa) và bờ tây nam Posilipo (rìa bên phải hình)
Nhìn từ vệ tinh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Bản đồ địa hình khu vực thành phố đô thị Napoli
và vùng vịnh Napoli.
1
Phlegraei
2
Tp. Napoli
3
Herculaneum
4
Vesuvius
5
Pompeii
6
Procida
7
Vịnh Napoli
8
Capri
9
Sorrento

Thành phố tọa lạc tại khu vực duyên hải trung tâm Vịnh Napoli - một khu vực vùng vịnh phía tây miền Nam bán đảo Ý cách thủ đô Roma khoảng 230km về phía đông nam, "thống trị" bởi núi lửa Vesuvius và giáp với bán đảo Sorrento ở phía đông, và phía tây là dải cánh đồng hõm chảo miệng núi lửa có tên Phlegraei (Campi Flegrei hay Phlegraean Fields, "Cánh đồng Hỏa Diệm Liên Sơn"), phía tây bắc giáp với sườn nam của vùng đồng bằng Campania kéo dài từ hồ Patria (Lago di Patria) đến khu vực Nola. Giới hạn địa phận của thành phố Napoli nằm giữa cánh đồng Hỏa Diệm Phlegraeiphức hợp núi lửa Somma-Vesuvius. Đây là khu vực có lịch sử địa chất rất phức tạp, và lớp nền đất của thành phố có nguồn gốc nổi tiếng từ núi lửa và là sản phẩm do hàng loạt các vụ phun trào của hai khu phức hợp trên.[87]

Lãnh thổ Napoli được cấu thành bởi rất nhiều ngọn đồi, điển hình nhất như đồi Vomero 250 mét tại khu vực trung tâm, Capodimonte 150 mét ở phía Bắc, Posilippo 78 mét tại bờ tây nam, và nơi cao nhất là ngọn đồi Camaldoli 457 mét (1.480 ft) - nằm ở khu vực ngoại ô phía Tây của thành phố, ngoài ra còn bao gồm các hòn đảo (như Nisida , Gaiola, một vài đảo Phlegraei) và bán đảo (như Baia Trentaremi) nhìn ra biển Tyrrhenum. Những con sông nhỏ trước đây đi qua trung tâm thành phố đã bị bao phủ trong quá trình xây dựng. Sorrentobờ biển Amalfi nằm ở phía nam thành phố, trong khi các tàn tích La Mã từng bị hủy diệt trong vụ phun trào núi Vesuvius năm 79 như Pompeii, Herculaneum, OplontisStabiae cũng có thể được nhìn thấy gần đó. Các thị trấn cảng PozzuoliBaia, là một phần của cơ sở hải quân La Mã Portus Julius, nằm ở phía tây của thành phố.

Napoli từ lâu đã là một ngã tư Địa Trung Hải trọng yếu, không chỉ là điểm xuất phát của nhiều chuyến phà hay tàu cánh ngầm đến các đảo xung quanh (như Procida, CapriIschia) mà còn là đầu tuyến hàng hải đến các vùng địa lý khác như Sardegna, Sicilia, Quần đảo Eolie, Quần đảo Ponza, CorseTunisia.

Núi Veuvius

Hủy diệt Pompeii và Herculaneum, tranh mô tả vụ phun trào núi Vesuvius năm 79.

Cách Napoli 9 km về phía đông là núi Vesuvius (Vesuvio trong tiếng Ý) tọa lạc bên bờ Vịnh Napoli - một trong những núi lửa nổi tiếng nhất thế giới và là ngọn núi lửa duy nhất còn hoạt động trên lãnh thổ châu Âu lục địa. Nó thuộc loại núi lửa hỗn hợp hình nón dạng tầng, được đặc trưng bởi các vụ phun trào có giai đoạn kèm theo các dòng dung nham, tromạt vụn, làm phát sinh sự chồng chéo về địa tầng khiến loại núi lửa này có kích thước lớn.[88][89]

Núi Vesuvius có hình dạng "lưng gù" đặc trưng, ​​bao gồm "Đại Nón" (Gran Cono) được bao bọc một phần bởi vành dốc của khu vực hõm chảo tạo ra từ sụp đổ của một cấu trúc cao hơn nhiều trước đó có tên là đỉnh Somma[90] - vì lý do này, núi lửa Vesuvius còn được gọi là "phức hợp Somma-Vesuvius".[91] Đại Nón - nón núi lửa trung tâm mới của Vesuvius - là kết quả của vụ phun trào năm 79, được xem là một trong những vụ phun trào nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới. Với sức mạnh hủy diệt khủng khiếp, Vesuvius đã phun ra một đám mây chứa đầy mạt vụn núi lửa và khí núi lửa siêu nóng đến độ cao 33 km, bắn ra dung nham, đá núi lửa, đá bọt dạng bột và tro nóng với khối lượng 1,5 triệu tấn mỗi giây, giải phóng năng lượng nhiệt gấp 100.000 lần hai vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki cộng lại, xóa sổ các thành phố Pompeii, Herculaneum, OplontisStabiae cũng như chôn vùi nhiều khu định cư La Mã khác bên dưới những lớp mạt núi lửa và đá tro ngưng tụ.[92][93][94]

Đỉnh "Đại Nón" (Gran Cono), phía sau là khu vực Pompeii và bán đảo Sorrento.

Hõm chảo núi lửa bắt đầu hình thành trong một vụ phun trào khoảng 17.000-18.000 năm trước,[95][96][97] được mở rộng bởi các vụ phun trào bộc phát và định hình sau cùng bằng lần phun trào năm 79.[98] Cấu trúc này đã được dùng để đặt tên cho thuật ngữ "núi lửa somma", mô tả bất kỳ ngọn núi lửa nào có hõm chảo trên đỉnh bao quanh một hình nón mới hình thành sau nó.[99] Chiều cao của đỉnh Đại Nón liên tục thay đổi do các vụ phun trào, độ cao gần đây được đo vào năm 2010 là 1.281 mét (4.203 ft).[96] Đỉnh Somma cao 1.132 mét (3.714 ft), ngăn cách với Đại Nón bởi thung lũng có tên là Atrio di Cavallo (nghĩa là "sảnh ngựa") dài 5 km (3,1 dặm). Các sườn của núi lửa hình thành sẹo bởi các dòng dung nham, trong khi phần còn lại có thảm thực vật dày đặc, với cây bụi và rừng ở phía trên và vườn nho ở chỗ có độ cao thấp hơn. Vesuvius vẫn được xem là một ngọn núi lửa đang hoạt động, mặc dù hoạt động hiện tại của nó chủ yếu tạo ra các đám hơi nước giàu lưu huỳnh từ các lỗ thông hơi và vết nứt ở đáy và thành của miệng núi lửa. Vesuvius là một núi lửa phức hợp dạng tầng ở ranh giới hội tụ nơi mảng kiến tạo châu Phi đang bị chồng lấp bên dưới mảng Á-Âu. Các lớp dung nham, tro, scoriađá bọt cấu thành nên đỉnh núi lửa.[100] Nó là ngọn núi lửa duy nhất trên phần đất liền của châu Âu đã từng phun trào trong hàng trăm năm qua. Ngày nay, nó được coi là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì dân số hơn 3 triệu người sống ở các đô thị xung quanh đủ gần để chịu ảnh hưởng bởi một vụ phun trào kèm theo những đám mây bốc khói mù mịt và những dòng dung nham nóng chảy, trong đó hơn 600.000 người nằm trong zona rossa ("vùng đỏ") nguy hiểm trực tiếp, khiến nơi đây trở thành khu vực núi lửa đông dân cư nhất trên thế giới,[101][102] kèm với xu hướng phun trào bùng nổ dữ dội, được gọi là phun trào kiểu Plinius hoặc kiểu Vesuvius (Plinian eruptions hoặc Vesuvian eruptions).[103]

Núi Vesuvius - biểu tượng của thành phố Napoli (từ trái sang phải lần lượt là đỉnh Somma và đỉnh Đại Nón).

Tuy không nằm trong địa giới Napoli, Vesuvius được xem là biểu tượng nổi tiếng nhất của thành phố này,[104][105] và là thành phần trực quan nổi bật nhất trong cảnh quan của vịnh Napoli. Vesuvius được người Hy Lạp và La Mã hiến dâng cho người anh hùng á thần Hercules hay Heracles trong thần thoại, và từ đó đặt tên cho thành phố Herculaneum (ngày nay là Ercolano trong tiếng Ý) được xây dựng bên cạnh trên nền chân núi.[106]

Vành đai núi lửa và nguy cơ hiểm họa

Bản đồ địa hình khu vực cánh đồng Plegraei.

Ngoài Vesuvius ở phía đông, một thực thể nguy hiểm tiềm tàng khác có tên gọi Cánh đồng Phlegraei (tiếng Hy Lạp: Φλεγραῖον πεδίον, cánh đồng/quảng trường lửa cháy) là vùng hõm chảo khổng lồ nằm ở phía tây, một siêu núi lửa cổ xưa bao gồm dải 24 miệng núi lửa lớn nhỏ, phần lớn trong số chúng nằm dưới mặt nước điển hình như hồ Avernus (Lago Averno). Nơi đây thường diễn ra các hoạt động nhiệt dịch, giải phóng khí gas cũng như hiện tượng nâng lên và chìm xuống của đất liền theo thời gian. Nổi tiếng nhất trong quần thể này là núi lửa Solfatara - được xem là trụ xứ của vị thần La Mã Vulcan và Núi Mới (Monte Nuovo) - được tạo ra trong vụ phun trào 8 ngày liền vào năm 1538. Cánh đồng Hỏa Diệm bao gồm các phường Agnano và Fuorigrotta của Napoli, và vùng ngoại thành như Pozzuoli, Bacoli, Monte di Procida, Quarto, và các hòn đảo Ischia, ProcidaVivara. Hiện tại khu vực Phlegraei có thể tham quan bằng đường bộ, nó chứa nhiều khói và có thể nhìn thấy hơi nước bốc ra cũng như hơn 150 vũng bùn đang sôi. Với vị thế địa lý đặc biệt gồm vành đai các núi lửa này, vùng đô thị Napoli là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới và là đối tượng chịu nhiều nguy cơ đe dọa từ các vụ phun trào núi lửa và nguy cơ địa chấn, bằng chứng rõ nhất trong thế kỷ 20 là những tàn phá do trận động đất các năm 1930 và 1980 đã khiến hàng ngàn người thiệt mạng, riêng ở Napoli đã có hàng chục công trình bị chôn vùi, bao gồm một tòa nhà căn hộ 10 tầng.

Tòa nhà cổ của Đài quan sát Vesuvius, đài quan sát núi lửa đầu tiên trên thế giới.

Để lường trước những rủi ro của một vụ phun trào núi lửa, các kế hoạch sơ tán cho thành phố đang được nghiên cứu. Kế hoạch giả định thông báo từ hai tuần đến 20 ngày về một vụ phun trào và dự đoán việc sơ tán khẩn cấp hơn 600.000 người sống trong "vùng đỏ" tức có nguy cơ chịu hiểm họa cao nhất từ các luồng mạt vụn núi lửa, và sau đó là quần thể triệu dân của Napoli. Việc sơ tán, bằng tàu hỏa, phà, ô tô và xe buýt, được lên kế hoạch kéo dài khoảng 7 ngày, và những người sơ tán chủ yếu sẽ được gửi đến các vùng khác của quốc gia thay vì đến các nơi an toàn trong khu vực Campania và có thể phải tránh xa khu vực trong vài tháng. Tuy nhiên, vấn đề nan giải sẽ phải đối mặt ngoài số lượng dân cư khổng lồ với những người thực hiện kế hoạch là khi nào bắt đầu cuộc đại di tản này: nếu bắt đầu quá muộn, hàng nghìn người có thể thiệt mạng; trong khi nếu bắt đầu quá sớm, các dấu hiệu của một vụ phun trào có thể trở thành báo động giả. Năm 1984, 40.000 người đã phải sơ tán gấp khỏi khu vực Phlegraei nhưng không có vụ phun trào nào xảy ra.

Bên cạnh đó, các núi lửa và lò magma của nó phải được theo dõi liên tục và cẩn thận một cách khoa học. Đài quan sát Vesuvius (Osservatorio Vesuviano) được thành lập năm 1851 bởi Ferdinand II của nhà Bourbonđài quan sát núi lửa và viện nghiên cứu ngành núi lửa học lâu đời nhất thế giới, có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ Vesuvius, cánh đồng Phlegraei và đảo Ischia, nhờ mạng lưới rộng lớn của các trạm đo đạc địa chấn và trọng lực, sự kết hợp của mảng trắc địa GPS và radar độ mở tổng hợp dựa trên vệ tinh để đo lường những chuyển động trên mặt đất và bằng các cuộc khảo sát địa vật lý cũng như phân tích hóa học khí thải ra từ các lỗ phun (fumarole). Tất cả nhằm mục đích theo dõi trạng thái magma bên dưới núi lửa.

Lưu huỳnh tại miệng núi lửa Solfatara.

Vào năm 2009 các nhà nghiên cứu đã nói rằng hoạt động bề mặt của trung tâm miệng núi lửa gần Pozzuoli có thể báo trước một sự kiện phun trào trong vòng nhiều thập kỷ tới. Vào năm 2012, Chương trình Khoan Khoa học Lục địa Quốc tế (International Continental Scientific Drilling Program - ICSDP) đã lên kế hoạch khoan 3,5 km (11.000 ft) dưới dưới mặt đất gần Pompeii, để theo dõi buồng magna nóng chảy khổng lồ bên dưới và đưa ra cảnh báo sớm về bất kỳ vụ phun trào nào. Các nhà khoa học địa phương lo ngại rằng bản thân việc khoan như vậy có thể gây ra một vụ phun trào hoặc động đất. Năm 2010, hội đồng thành phố Napoli đã tạm dừng dự án khoan này. Các nhà khoa học của chương trình cho biết chương trình khoan này không khác gì so với việc khoan công nghiệp trong khu vực, thị trưởng mới được bầu sau đó đã cho phép tiếp tục dự án. Một bài báo của Reuters nhấn mạnh rằng khu vực này có thể thức tỉnh một "siêu núi lửa" giết chết hàng triệu người. Vào tháng 12 năm 2016, hoạt động địa chất trở nên cao đến mức người ta lo sợ sẽ có một vụ phun trào. Vào tháng 5 năm 2017, một nghiên cứu mới của UCL và Đài quan sát Vesuvius được công bố trên tạp chí Nature Communications đã tiết lộ rằng một vụ phun trào có thể xảy ra gần hơn những gì đã nghĩ trước đây. Nghiên cứu cho thấy tình trạng bất ổn địa lý kể từ những năm 1950 có tác động tích lũy, gây ra sự tích tụ năng lượng trong lớp vỏ và khiến núi lửa dễ bị phun trào hơn.

Vào ngày 21 tháng 8 năm 2017, đã có một trận động đất mạnh 4 độ Richter ở rìa phía tây của khu vực cánh đồng Phlegraei. Hai người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương ở Casamicciola trên bờ biển phía bắc đảo Ischia, phía nam của tâm chấn. Vào Chủ nhật ngày 26 tháng 4 năm 2020, một trận động đất vừa phải đã tấn công vào vùng hõm chảo Phlegraei, bao gồm khoảng 34 trận động đất từ ​​0 đến 3,1 độ richter tập trung xung quanh thành phố cảng Pozzuoli. Ở khu vực Vesuvius, không có magma nào được phát hiện trong vòng 10 km tính từ bề mặt, và do đó núi lửa này hiện tại được đài quan sát phân loại ở Cấp độ Cơ bản hoặc Cấp độ Xanh.

Khí hậu

Napoli sở hữu lằn ranh giữa khí hậu Địa Trung Hải (Csa) và cận nhiệt đới ẩm (Cfa) trong phân loại khí hậu Köppen, vì chỉ có hai tháng mùa hè với lượng mưa dưới 40 mm (1,6 in), khiến nó không bị phân loại rạch ròi là cận nhiệt đới ẩm hay kiểu Địa Trung Hải. Khí hậu và độ phì nhiêu của Vịnh Napoli đã khiến khu vực này trở nên nổi tiếng trong thời La Mã, khi các hoàng đế như ClaudiusTiberius thường đi nghỉ mát gần thành phố. Khí hậu nơi đây là sự giao thoa giữa các đặc điểm hải dương và lục địa, một kiểu đặc trưng của bán đảo Ý. Đặc điểm hải hương có mùa đông ôn hòa nhưng đôi khi gây ra mưa lớn, đặc biệt là vào các tháng thu và đông trong khi mùa hè khá giống với các khu vực nội địa xa hơn về phía bắc của quốc gia với nhiệt độ và độ ẩm cao. Ảnh hưởng của lục địa vẫn đảm bảo nhiệt độ cao nhất vào mùa hè trung bình gần 30°C (86°F), và Napoli nằm trong phạm vi khí hậu cận nhiệt đới với trung bình hàng ngày vào mùa hè trên 22°C (72°F) với ngày nóng, đêm ấm và thỉnh thoảng có dông vào mùa hè.

Mùa đông ôn hòa với tuyết rất hiếm khi rơi trong thành phố mà thường đọng lại trên đỉnh núi Vesuvius. Tháng mười một là tháng ẩm ướt nhất ở Napoli trong khi tháng bảy là khô nhất.

Dữ liệu khí hậu của Napoli-Capodichino, phường ngoại ô thành phố (độ cao: 72 mét (236 foot) so với mực nước biển.[107])
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 21.1 22.8 27.8 27.4 34.8 37.4 39.0 40.0 37.2 31.5 26.0 24.4 40
Trung bình cao °C (°F) 13.0 13.1 15.6 17.4 23.0 26.5 29.8 30.8 26.8 22.7 17.3 14.3 20,9
Trung bình ngày, °C (°F) 8.7 8.8 11.0 12.9 17.8 21.3 24.3 24.9 21.4 17.1 12.5 9.9 15,88
Trung bình thấp, °C (°F) 4.4 4.5 6.3 8.4 12.6 16.2 18.8 19.1 16.0 12.1 7.8 5.6 11,0
Thấp kỉ lục, °C (°F) −5.6 −3.8 −3.6 0.8 5.0 9.0 11.2 11.4 5.6 2.6 −3.4 −4.6 −5,6
Giáng thủy mm (inch) 92.1
(3.626)
95.3
(3.752)
77.9
(3.067)
98.6
(3.882)
59.0
(2.323)
32.8
(1.291)
28.5
(1.122)
35.5
(1.398)
88.9
(3.5)
135.5
(5.335)
152.1
(5.988)
112.0
(4.409)
1.008,2
(39,693)
Số ngày giáng thủy TB (≥ 1.0 mm) 9.3 9.1 8.6 9.3 6.1 3.3 2.4 3.7 6.1 8.5 10.2 9.9 86,5
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 114.7 127.6 158.1 189.0 244.9 279.0 313.1 294.5 234.0 189.1 126.0 105.4 2.375,4
Nguồn: Servizio Meteorologico[108] và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (1961-1990, độ ẩm)[109]
Nhiệt độ trung bình nước biển (Duyên hải vịnh Napoli):[110]
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TB Năm
14,6 °C (58,3 °F) 13,9 °C (57,0 °F) 14,2 °C (57,6 °F) 15,6 °C (60,1 °F) 19,0 °C (66,2 °F) 23,6 °C (74,5 °F) 25,9 °C (78,6 °F) 26,0 °C (78,8 °F) 24,9 °C (76,8 °F) 21,5 °C (70,7 °F) 19,2 °C (66,6 °F) 16,4 °C (61,5 °F) 19,6 °C (67,3 °F)

Cảnh quan thành phố

Trung tâm lịch sử Napoli

Di sản thế giới của UNESCO
Bia văn tự ghi nhận di sản thế giới UNESCO tại Quảng trường Gesù Nuovo, Napoli.
Thông tin khái quát
Quốc gia Ý
Diện tích1.021 ha (2.520 mẫu Anh)
KiểuVăn hóa
Tiêu chuẩn(ii), (iv)
Tham khảo726
Vùng UNESCOChâu Âu và Bắc Mỹ
Công nhận1995 (kỳ họp thứ 19)

"Thấy Napoli rồi chết"

Khu trung tâm lịch sử thành phố Napoli.

Lịch sử ba thiên niên kỷ của Napoli đã để lại rất nhiều công trình và di tích lịch sử, từ lâu đài thời Trung Cổ đến những tàn tích cổ điển, và một loạt các địa điểm văn hóa và lịch sử quan trọng xung quanh, bao gồm Cung điện Caserta và tàn tích La Mã Pompeii và Herculaneum .

Các hình thức kiến trúc nổi bật nhất có thể nhìn thấy ở Napoli ngày nay là phong cách Trung Cổ, Phục Hưng và Baroque.[111] Napoli có tổng cộng 448 nhà thờ lịch sử (trong số tổng cộng khoảng 1000 nhà thờ),[112] khiến nó trở thành một trong những thành phố đậm tính Công giáo nhất trên thế giới về số lượng nơi thờ tự. Năm 1995, khu trung tâm lịch sử Napoli được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc duy trì danh mục và bảo tồn các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa hoặc thiên nhiên nổi bật đối với di sản chung của nhân loại.[113]

Lâu đài và pháo đài

Napoli nổi tiếng với những lâu đài lịch sử: lâu đài cổ kính nhất là Lâu đài Trứng (Castel dell'Ovo), được xây dựng trên hòn đảo nhỏ Megaride sát bờ, nơi mà những người Cumaea đến đầu tiên và thành lập nên thành phố. Vào thời La Mã, hòn đảo nhỏ này trở thành một phần của biệt thự Lucullus và sau đó nó là địa điểm mà Romulus Augustulus vị hoàng đế cuối cùng của Tây La Mã bị lưu đày.[114] Đây cũng là nơi quân Sicilia giam lỏng Hoàng hậu Constanza trong khoảng thời gian từ năm 1191 đến năm 1192, cũng như là nhà tù dành cho Conradin và Giovanna I trước khi họ bị hành quyết.

Lâu đài Mới (Castel Nuovo), còn được gọi là Pháo đài Angevin (Maschio Angioino), là một trong những địa danh nổi tiếng nhất của thành phố; nó được xây dựng dưới thời Charles I xứ Anjou, vị vua đầu tiên của Napoli. Lâu đài Mới đã chứng kiến ​​nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý: ví dụ, vào năm 1294, Giáo hoàng Cêlestinô V thoái vị trong một hội trường của lâu đài, và sau đó, Giáo hoàng Bônifaciô VIII được hồng y đoàn bầu làm giáo hoàng, trước khi chuyển đến Roma.[115]

Quang cảnh ngọn đồi Vomero nhìn từ phía dưới lên, bên trái cao hơn là Lâu đài Thánh Elmo, bên phải thấp hơn là Đan viện Thánh Martino - nay là một bảo tàng quốc gia.

Lâu đài Capuano (Castel Capuano) được xây dựng vào thế kỷ 12 bởi quốc vương đầu tiên của Vương quốc Napoli là Guglielmo I, con trai của Ruggero II vua xứ Sicilia. Nó được Hoàng đế Federico II mở rộng và trở thành một trong những cung điện hoàng gia của ông. Cùng với lịch sử của nó, lâu đài là nơi ở của nhiều vị vua và nữ vương. Vào thế kỷ 16, nó trở thành Hội trường Công Lý.[116]

Một lâu đài Napoli khác là Lâu đài Thánh Elmo (Castel Sant'Elmo), hoàn thành vào năm 1329 và xây dựng theo hình ngôi sao. Vị trí chiến lược của nó nhìn ra toàn bộ thành phố khiến nó trở thành mục tiêu của nhiều thế lực xâm lược khác nhau. Trong cuộc nổi dậy của Masaniello vào năm 1647, người Tây Ban Nha đã ẩn náu ở Sant'Elmo để trốn thoát khỏi những người cách mạng.[117]

Lâu đài Carmine xây dựng vào năm 1392 và được người Tây Ban Nha cải đổi nhiều lần vào thế kỷ 16, đã bị phá bỏ vào năm 1906 để nhường chỗ cho phố Via Marina, mặc dù hai trong số các tòa tháp của lâu đài hiện vẫn còn là một di tích. Pháo đài Vigliena, được xây dựng vào năm 1702, đã bị phá hủy vào năm 1799 trong cuộc chiến tranh bảo hoàng chống lại nền Cộng hòa Parthenope, hiện đã bị bỏ hoang và đổ nát.[118]

Cung điện

Nhà thờ và công trình tôn giáo

Napoli là ngai giám mục của Tổng giáo phận Napoli, và Công giáo Rôma là tôn giáo rất quan trọng đối với dân cư của thành phố.[113] Có khoảng 500 nhà thờ lịch sử tại Napoli, do vậy là một trong những thành phố có số lượng nhà thờ nhiều nhất thế giới, và nơi đây cũng được mệnh danh là "Thành phố 500 mái vòm" (tiếng Ý: Città dalle 500 cupole).[119] Nhà thờ chánh tòa Napoli là địa điểm hàng đầu trong thờ tự, mỗi năm vào ngày 19 tháng 9, nơi đây tổ chức lễ Phép lạ lâu đời của Thánh Gianuariô, vị thánh quan thầy của thành phố.[120] Trong phép lạ mà hàng ngàn người dân Napoli đổ xô đến để chứng kiến, máu khô của Gianuariô được cho là chuyển sang thể lỏng khi đưa đến gần các thánh tích được cho là của thi thể ông..[120] Những nhà thờ, nhà nguyện và phức hợp tôn giáo nổi tiếng khác của thành phố có thể kể đến như Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô thành Paola, Thánh Phaolô Cả, Thánh Martino, Nhà thờ Đức Bà cứu rỗi linh hồn ở Luyện ngục Arco, Nhà thờ Tân Giê-su, Thánh Girolamini, Nhà nguyện Thánh Severo.

Quảng trường, đường phố và nơi công cộng

Quảng trường Plebiscito được Nhà thờ Thánh Phanxicô thành Paola ôm trọn phần phía Tây...
...và Cung điện Hoàng gia Napoli nằm ở phía Đông quảng trường (đối diện với nhà thờ)

Quảng trường chính của thành phố là Quảng trường Plebiscito, bắt đầu xây dựng bởi vua Joachim Murat nhà Bonaparte và hoàn thành bởi vua Ferdinando IV nhà Bourbon. Quảng trường được bao xung quanh bởi nhà thờ Thánh Phanxicô thành Paola ở phía tây kèm với hàng cột mở rộng ở cả hai bên và Cung điện Hoàng gia ở phía đông. Gần đó là Nhà hát Thánh Carlo, là nhà hát opera lâu đời nhất ở Ý. Ngay đối diện với San Carlo là Nhà triễn lãm Umberto I, một trung tâm mua sắm và địa điểm tụ tập giao lưu công cộng.

Ngoài Plebiscito, Napoli còn có hai quảng trường công cộng lớn khác: Quảng trường Dante, với bức tượng lớn của Dante Alighieri được đặt ở trung tâm và Quảng trường Thánh Tử đạo (Piazza dei Martiri), ban đầu chỉ có đài tưởng niệm các vị tử đạo tôn giáo, nhưng vào năm 1866, sau khi nước Ý thống nhất, bốn con sư tử đã được thêm vào, đại diện cho bốn cuộc nổi dậy chống lại nhà Bourbon.[121]

Thánh Gianuriô của Người nghèo (San Gennaro dei Poveri) là một phức hợp tu viện và tôn giáo, sau chuyển thành bệnh viện thời Phục Hưng dành cho người nghèo, được người Tây Ban Nha xây dựng vào năm 1667. Đây là tiền thân của một dự án tham vọng hơn nhiều, Nhà tế bần Hoàng gia dành cho Người nghèo (Ospedale L'Albergo Reale dei Poveri) do Carlos III của nhà Bourbon khởi xướng. Điều này dành cho những người nghèo khổ và bệnh tật của thành phố; nó cũng cung cấp một cộng đồng tự cung tự cấp, nơi người nghèo sẽ sống và làm việc. Mặc dù là một địa danh đáng chú ý, nó hiện không còn là một bệnh viện hoạt động, mà là một tòa nhà dành cho những cuộc hội nghị, triễn lãm, hòa nhạc.[122]

Bút tháp và cột tưởng niệm

Di tích khảo cổ và thành phố ngầm dưới lòng đất

Thành phố ngầm dưới lòng đất của Napoli.

Bên dưới Napoli là một loạt các hang động và cấu trúc được tạo ra suốt hàng thế kỷ khai thác mỏ, và thành phố nằm trên đỉnh một vùng địa nhiệt lớn. Ngoài ra còn có một số hồ chứa nước Hy Lạp-La Mã cổ đại được đào từ đá tro núi lửa mềm, từ vật liệu này mà phần lớn thành phố được xây dựng. Khoảng một cây số trong hệ thống đường hầm trải dài nhiều kilomet bên dưới thành phố này có thể được viếng thăm từ Thành phố ngầm Napoli, tọa lạc trong khu trung tâm lịch sử trên con phố Via dei Tribunali. Hệ thống đường hầm và bể chứa nằm dưới phần lớn thành phố và nằm dưới mặt đất khoảng 30 mét. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, những đường hầm này được sử dụng làm nơi trú ẩn của các cuộc không kích, và có những dòng chữ khắc trên tường mô tả những đau khổ mà những người tị nạn thời đó phải chịu đựng.

Có những cổ mộ bên trong và xung quanh thành phố, và các địa danh khác như Piscina Mirabilis, bể chứa chính phục vụ Vịnh Napoli trong thời La Mã. Một số cuộc khai quật khảo cổ học cũng đã diễn ra; người ta phát hiện ra ở khu vực nhà thờ Thánh Lôrensô Cả các khu chợ trong nhà (tiếng Latinh: macellum) của Napoli, và ở Thánh Chiara có một khu phức hợp bồn tắm nhiệt lớn nhất của thành phố vào thời La Mã.

Không gian xanh, biệt thự, đài phun nước và bậc thang

Biệt thự Comunale.

Trong số nhiều công viên công cộng ở Napoli, nổi bật nhất là Biệt thự Comunale, được xây dựng bởi vua nhà Bourbon Ferdinando IV vào những năm 1780;[123] công viên ban đầu là "Khuôn viên Hoàng gia", dành riêng cho các thành viên của gia đình hoàng tộc, nhưng mở cửa cho công chúng vào những ngày lễ đặc biệt. Bosco di Capodimonte, không gian xanh lớn nhất của thành phố từng là khu bảo tồn săn bắn của hoàng gia, trong Công viên còn có thêm 16 tòa nhà lịch sử bao gồm nhà ở, nhà nghỉ, nhà thờ cũng như đài phun nước, tượng, vườn cây ăn quả và rừng.[124]

Một công viên quan trọng khác là công viên Virgiliano, có cảnh quan nhìn về phía đảo núi lửa nhỏ Nisida; và ngoài Nisida còn có ProcidaIschia.[125] Công viên này được đặt theo tên của Vergilius, nhà thơ La Mã cổ đại và nhà văn tiếng Latinh, được cho là đã chôn cất gần đó.[125] Napoli nổi tiếng với nhiều biệt thự, đài phun nước và cầu thang trang nghiêm, chẳng hạn như Biệt thự Floridiana với kiến trúc Tân cổ điển, Đài phun nước Nettuno và các bậc thang nổi tiếng như Pedamentina và Petraio.

Trung tâm tài chính

Nhân khẩu học

Kết cấu đô thị và dân số

Biểu đồ dân số thành phố Napoli từ năm 800 đến hiện tại[3][126][127][128]
(đơn vị: người)
NămSố dân±% năm
800 50.000—    
1000 30.000−0.26%
1300 60.000+0.23%
1500 150.000+0.46%
1600 275.000+0.61%
1700 207.000−0.28%
1861 484.026+0.53%
1871 489.008+0.10%
1881 535.206+0.91%
1901 621.213+0.75%
1911 751.290+1.92%
NămSố dân±% năm
1921 859.629+1.36%
1931 831.781−0.33%
1936 865.913+0.81%
1951 1.010.550+1.04%
1961 1.182.815+1.59%
1971 1.226.594+0.36%
1981 1.212.387−0.12%
1991 1.067.365−1.27%
2001 1.004.500−0.61%
2011 957.811−0.47%
2017 970.185+0.21%
Mật độ đô thị tại trung tâm Napoli.

Tính đến năm 2012, tổng dân số của thành phố Napoli vào khoảng 960.000 người. Khu vực đô thị rộng lớn hơn của Napoli, đôi khi được gọi là Đại Napoli, có dân số khoảng 4,4 triệu người.[129] Hồ sơ nhân khẩu học của vùng Napoli nói chung là tương đối trẻ: 19% dưới 14 tuổi, trong khi 13% trên 65 tuổi, so với mức trung bình của cả nước lần lượt là 14% và 19%.[129] Napoli có tỷ lệ nữ (52,5%) cao hơn nam (47,5%).[3] Napoli hiện có tỷ lệ sinh cao hơn các vùng khác của Ý, với 10,46 ca sinh trên 1.000 dân, so với mức trung bình của Ý là 9,45 ca sinh.[130]

Dân số của thành phố đã tăng từ 621.000 người vào năm 1901 lên 1.226.000 người vào năm 1971, trước khi giảm xuống còn 957.811 người vào năm 2011 khi cư dân thành phố chuyển đến vùng ngoại thành. Theo các nguồn khác nhau, khu vực đô thị của Napoli hoặc là khu vực đô thị đông dân thứ hai ở Ý sau Milano (với 4.434.136 dân theo Svimez Data)[131] hoặc thứ ba (với 3,1 triệu dân theo OECD).[132] Ngoài ra, Napoli là thành phố có mật độ dân số cao nhất trong số các đô thị lớn của Ý, với khoảng 8.182 người trên một km vuông;[3] tuy nhiên, thành phố đã chứng kiến ​​sự sụt giảm đáng kể về mật độ dân số kể từ năm 2003 khi mà con số lúc bấy giờ là hơn 9.000 người trên một km vuông.[133]

Nhóm thiểu số và dân nhập cư

Trái ngược với Roma hay nhiều thành phố phía bắc nước Ý, số lượng người nhập cư nước ngoài ở Napoli tương đối ít; 94,3% cư dân của thành phố là công dân Ý. Trong năm 2017, có tổng cộng 58.203 người nước ngoài ở Napoli; phần lớn trong số này chủ yếu đến từ Sri Lanka, Trung Quốc, Ukraine, Pakistan và Romania.[134] Thống kê cho thấy, trước đây, đại đa số người nhập cư đến Napoli là nữ; điều này xảy ra bởi vì những người nhập cư nam đến Ý có xu hướng hướng về phía bắc giàu có hơn.[129][135]

Nhóm dân sinh ra ở nước ngoài cư trú đông nhất tại Napoli năm 2017[134]
Quốc gia nơi sinh Dân số
Sri Lanka Sri Lanka 15.195
Ukraina Ukraina 8.590
Trung Quốc Trung Quốc 5.411
Pakistan Pakistan 2.703
România Romania 2.529
Philippines Philippines 1.961
Bangladesh Bangladesh 1.745
Ba Lan Ba Lan 1.346
Nigeria Nigeria 1.248
Algérie Algérie 1.184
Cộng hòa Dominica Cộng hòa Dominica 1,091

Văn hóa và nghệ thuật

Ngôn ngữ và phương ngữ

Các điều khoản quy định trên xe buýt được thể hiện bằng tiếng Napoli.

Giống với phần còn lại của nước Ý, ở vùng Campania đã diễn ra sự tiến hóa của tiếng Latinh thông tục hình thành nên tiếng Napoli theo một hướng khác so với tiếng Ý tiêu chuẩn - mặc dù chúng thuộc cùng một nhánh ngôn ngữ Ý - Rôman. Cần lưu ý rằng tiếng Ý có nguồn gốc từ sự tiến hóa của tiếng Latinh thông tục ở Firenze và vùng Toscana, được ưu tiên lựa chọn vì uy tín văn hóa vì nó là ngôn ngữ của Dante, PetrarcaBoccaccio, được sử dụng làm ngôn ngữ chính của văn hóa, hành chính và giảng dạy từ thế kỷ 16 tại các quốc gia thuộc lãnh thổ Ý trước thống nhất, và trở thành ngôn ngữ giao tiếp chính thức duy nhất kể từ khi nước Ý khai sinh thành một khối thống nhất. Tuy nhiên, tiếng Ý chỉ bắt đầu trở nên phổ biến trong tất cả các tầng lớp xã hội và trong mọi lĩnh vực (chính thức hoặc đời thường) trong nửa sau của thế kỷ 20.[136]

Trong khi đó, tiếng Napoli (Lingua napoletana) được xem là ngôn ngữ riêng biệt so với tiếng Ý và vẫn tiếp tục được nhiều người nói tại thành phố và các khu vực đô thị lân cận xung quanh, ở vùng Campania và lan truyền sang các khu vực khác của miền Nam nước Ý bởi những người di cư Napoli và ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nó đã trải qua quá trình lịch sử của mình giống như nhiều ngôn ngữ khác, có sự ảnh hưởng và "vay mượn" từ các tộc người khác nhau đã sinh sống hoặc thống trị khu vực Trung - Nam Ý, từ những thực dân Hy Lạp cổ đại cho đến các thương nhân Byzantine trong thời kỳ Công quốc, tiếp đó lần lượt là người Ả Rập đến người Norman, và về sau là sự thống trị của các thế lực hoàng tộc Pháp và Tây Ban Nha. Một lượng lớn những người sử dụng các phương ngữ miền Nam có liên kết chặt chẽ với tiếng Napoli cùng tạo thành một nhóm ngôn ngữ mà Ethnologue gọi là tiếng Napoli-Calabria (Napoletano-Calabrese). Nhóm ngôn ngữ này lan tỏa trên hầu hết khu vực phía nam bán đảo Ý, bao gồm cả huyện GaetaSora ở phía nam vùng Lazio, phần phía nam của Marche, Abruzzo, Molise, Basilicata, bắc Calabria, bắc và trung Puglia với số lượng ước tính là 5,7 triệu người bản ngữ.[137]

Phương ngữ Napoli (Dialetto napoletano) giống như hầu hết các ngôn ngữ Ý-Rôman khác được nói ở Ý thể hiện những sự khác biệt dù nhiều hay ít ngay cả giữa các thị trấn lân cận nhau, vì lý do này phương ngữ Napoli khó có thể chuẩn hóa khi xét ở cấp độ bác ngữ học đối với hầu hết các nhà ngôn ngữ. Phương ngữ Napoli được tiếp nối lưu truyền một cách hiệu quả, nhưng nên hiểu rằng nó không phải là một phương ngữ của tiếng Ý tiêu chuẩn, mà là một phương ngữ trong chính nhóm ngôn ngữ Ý-Rôman của nó (tức nhóm Napoli-Calabria hoặc nhóm Nam-Trung Ý).[138] Ở mức độ hình thái ngôn ngữ học, ngôn ngữ Napoli thể hiện phần nền móng hạ tầng từ tiếng Oscan (một ngôn ngữ tại phía nam bán đảo Ý nay đã tuyệt chủng, là chị em của tiếng Latinh và cùng thuộc ngữ hệ Ấn-Âu) với sự đóng góp rất lớn từ tiếng Hy Lạp cổ đại, và phần cấu trúc thượng tầng chịu ảnh hưởng bởi cả nhánh ngôn ngữ Ý-Rôman cũng như các nhánh Rôman xa hơn khác như Gaul-RômanIberia-Rôman và không phải là Tân Latinh (nhờ vào tiếng Hy Lạp Byzantine).[139]

Tiếng Napoli đã thay thế tiếng Latinh trong các văn bản chính thức và trong các phiên họp tòa án tại Napoli theo sắc lệnh của Alfonso I vào năm 1442 và trong hơn một thế kỷ, nó là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Napoli. Vào thế kỷ 16, vua Fernando II của Aragon áp đặt tiếng Tây Ban Nha làm ngôn ngữ chính thức mới và tiếng Napoli chỉ tồn tại trong các vị trí cử tọa hoàng gia, các văn phòng ngoại giao và quan chức công quyền. Từ nửa sau thế kỷ 16 các vị trí lĩnh vực này dần được thay thế bởi phương ngữ vùng Toscana (tức tiếng Ý sau này) giống như các bang quốc khác trên Ý.[140]

Nhà thơ tiếng Napoli nổi tiếng nhất là Giulio Cesare Cortese với tác phẩm Vaiasseide, trong khi văn xuôi bản ngữ Napoli trở nên nổi tiếng nhờ Giambattista Basile sống vào nửa đầu thế kỷ 17, tác giả của tập truyện nổi tiếng Pentamerone được Benedetto Croce dịch sang tiếng Ý và mang đến cho thế giới những câu chuyện cổ tích hiện thực và giàu sức tưởng tượng.[141] Cortese và Basile là những người đặt nền móng văn học và nghệ thuật cho ngôn ngữ Napoli. Trên thực tế trong ba thế kỷ gần đây, tiếng Napoli đã được sử dụng với tần suất nhất định và mang lại hiệu quả đáng kể trong nghệ thuật. Về văn học và thơ ca có Salvatore di Giacomo, Edoardo Nicolardi, Libero Bovio; trong sân khấu với sự khai sinh thể loại trình diễn sân khấu Napoli; với opera, giữa thế kỷ 17 và 18 (trong thời kỳ huy hoàng nhất của trường phái âm nhạc Napoli) đã tạo ra toàn bộ các bản nhạc opera kinh điển; và trong âm nhạc, canzone napoletana ra đời từ thế kỷ 13 và là một trong những phương thức truyền bá quan trọng nhất của người dân Napoli, rất có tiếng tăm trong thế giới âm nhạc Ý cho đến khi Nhạc hội Sanremo làm lu mờ Lễ hội âm nhạc Napoli, khiến nó ngừng được tổ chức vào năm 1970 (và hoàn toàn kết thúc vào năm 2004). Vào ngày 14 tháng 10 năm 2008, chính phủ vùng Campania đã ban hành luật địa phương có hiệu lực rằng việc sử dụng tiếng Napoli được bảo vệ.[142]

Tôn giáo

Vương cung thánh đường Tông tòa Hoàng gia Thánh Phanxicô thành Paola

Là nơi đặt chân đầu tiên của tông đồ Phêrô trên lãnh thổ Ý, Napoli là một trong những địa điểm Kitô giáo đầu tiên ở phương Tây.[143] Những cổ mộ đầu tiên ở Napoli có niên đại từ thế kỷ 2 và 3, không được sử dụng để thờ phượng mà chỉ được sử dụng cho việc chôn cất, theo quy định của luật La Mã.[144] Việc truyền đạo tại thành phố đã phát triển trong những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, và việc Latinh hóa các nghi lễ diễn ra vào thế kỷ 12, đặc biệt là bởi vua người Norman Ruggiero II. Trong nhiều thế kỷ, các vương cung thánh đường quan trọng cũng đồng thời là nơi đặt các trụ sở quản lý hành chính của thành phố và cùng với những cơ quan thực thể khác đã phản đối việc thành lập tòa án dị giáo tại địa phương vào năm 1547. Ngoại trừ các phường phía tây liên quan đến giáo phận Pozzuoli, hầu hết Napoli thuộc về Tổng giáo phận Napoli, do Tổng giám mục Hồng y Domenico Battaglia cai quản. Công giáo tại Napoli được tổ chức trên cơ sở 13 giáo phận, với 500 chỗ thờ tự, trong số đó có 288 là nhà thờ giáo xứ.[145]

Trong bối cảnh Hồi giáo, sự hiện diện của người đạo Hồi trong thành phố bắt đầu từ thế kỷ 9, do về cơ bản họ đã thiết lập quan hệ thương mại với người dân Napoli. Mặt khác sự lan rộng của Hồi giáo với tư cách là một tôn giáo có tổ chức cùng thời điểm với những dòng người di cư vào những năm 1980 khi hai thánh đường đạo Hồi đầu tiên được xây dựng lần lượt ở Quảng trường Garibaldi và Quảng trường Thị chính (Piazza Municipio). Sau đó, một thánh đường Hồi giáo khác đã được mở tại Quảng trường Chợ (Piazza Mercato) và trong dư âm sự kiện các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001, thánh đường này và Giáo phận Napoli đã soạn thảo một tuyên bố chung mang tên Salam alaikum - Pax vobiscum trong đó nhấn mạnh và khẳng định các nguyên tắc hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và cùng chung sống hòa hợp giữa 2 tôn giáo Hồi và Kitô.[146] Đến nay, sự hiện diện của người theo đạo Hồi trong thành phố đã ghi nhận một sự tăng trưởng khởi đầu đáng kể,[147] bằng chứng là bộ phim tài liệu Napolislam dành chiến thắng của Liên hoan Biografilm 2015.

Ngoài ra, Napoli còn có một nhà thờ Tin Lành và một thánh đường Anh giáo. Một cộng đồng người Do Thái cùng với hội đường Do Thái giáo cũng hiện diện trong thành phố.

Ẩm thực

Pizza là món ăn được phát minh tại Napoli, trong đó pizza Margherita là đĩa pizza đặc trưng truyền thống và nổi tiếng nhất đại diện cho pizza phong cách Napoli.

Napoli nổi tiếng quốc tế về ẩm thực và rượu vang; nó thu hút ảnh hưởng ẩm thực từ nhiều nền văn hóa đã sinh sống trong suốt lịch sử của mình, bao gồm cả người Hy Lạp, Tây Ban NhaPháp. Ẩm thực Napoli đã vươn lên như một hình thức riêng biệt vào thế kỷ 18. Các thành phần thường có hương vị phong phú, trong khi giá cả phải chăng cho người dân nói chung.[148]

Napoli theo truyền thống được xem là mái nhà quê hương của pizza.[18] Món ăn này có nguồn gốc là bữa ăn của những người nghèo và tầng lớp thấp trong xã hội, nhưng dưới thời Ferdinando IV, nó trở nên phổ biến trong giới thượng lưu: nổi tiếng nhất, pizza Margherita được đặt theo tên của Nữ vương Margherita xứ Savoia sau chuyến thăm của bà đến thành phố.[18] Được nấu theo cách truyền thống trong lò đốt củi, các thành phần của bánh pizza theo phong cách Napoli đã được luật pháp quy định chặt chẽ kể từ năm 2004, và phải bao gồm bột mì loại "00" với việc bổ sung men loại bột mì số "0", nước khoáng tự nhiên, cà chua gọt vỏ hoặc cà chua bi tươi, phô mai mozzarella, muối biển và dầu ô liu siêu nguyên chất.[149] Năm 2009, pizza kiểu Napoli được đăng ký bảo hộ món ăn Đặc sản Truyền thống, và vào năm 2017, nghệ thuật làm pizza phong cách Napoli đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.[19]

Spaghetti cũng gắn liền với thành phố và thường được ăn với nước sốt ragu kiểu Napoli: một biểu tượng văn hóa dân gian phổ biến của người dân Napoli là nhân vật truyện tranh Pulcinella đang ăn một đĩa mì spaghetti.[150] Các món ăn khác phổ biến ở thành phố bao gồm Parmigiana di melanzane (cà tím nướng phủ pho mát Parmesan), spaghetti alle vongole (mì Ý và nghêu) và bánh casatiello.[151] Là một thành phố ven biển, Napoli còn được biết đến với nhiều món hải sản, bao gồm impepata di cozze (vẹm xếp lớp), purpetiello affogato (bạch tuộc luộc nước lèo), alici marinate (cá cơm ướp), baccalà alla napoletana (cá tuyết muối) và baccalà fritto (cá tuyết chiên), một món ăn thường được ăn trong dịp lễ Giáng sinh.

Napoli nổi tiếng với các món ngọt, bao gồm kem gelato đầy sắc màu, và có nhiều trái cây hơn. Các món bánh ngọt phổ biến của thành phố bao gồm zeppole (thường được gọi là "'a Pasta Cresciuta" và "'e fFritt' 'e Viento"), bánh babà, sfogliatellepastiera, món được chế biến đặc biệt cho lễ Phục sinh.[152] Một loại món ngọt khác theo mùa là struffoli, một loại bánh bột làm từ mật ong có vị ngọt được trang trí và ăn vào dịp Giáng sinh.[153] Cà phê Napoli cũng được hoan nghênh rộng rãi. Bình pha cà phê nắp gập truyền thống của người Napoli được gọi là cuccuma hoặc cuccumella, là tiền đề cho việc phát minh ra máy pha cà phê espresso, và cũng là nguồn cảm hứng cho ấm pha Moka.

Các nhà máy rượu ở khu vực Vesuvius sản xuất các loại rượu như Lacryma Christi ("nước mắt của Chúa") và Terzigno. Napoli cũng là quê hương của limoncello, một loại rượu mùi chanh phổ biến.[154][155] Giá trị dinh dưỡng của ẩm thực Napoli được phát hiện bởi nhà dịch tễ học người Mỹ Ancel Keys vào năm 1950, sau đó thường được các nhà sức khỏe đề cập đến như một trong những ví dụ tuyệt vời điển hình nhất về chế độ ăn Địa Trung Hải.

Kiến trúc

Lâu đài Aselmeyer Castle, do Lamont Young xây dựng theo phong cách kiểu Tân Gothic.
Một trong những ví dụ điển hình thuộc phong cách Liberty Napoli

Nhiều tòa nhà lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Phục hưng Gothic vẫn còn tồn tại ở Napoli, do ảnh hưởng của phong trào này đối với kiến trúc sư người Scotland gốc Ấn Lamont Young, một trong những kiến trúc sư Napoli tích cực nhất vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Young đã để lại dấu ấn đáng kể trong cảnh quan thành phố và thiết kế nhiều dự án đô thị, chẳng hạn như tàu điện ngầm đầu tiên của thành phố.

Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20, một phiên bản địa phương của hiện tượng Art Nouveau, được gọi là "Liberty Napoletano", đã phát triển trong thành phố, tạo ra nhiều tòa nhà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Năm 1935, kiến trúc sư Luigi Cosenza theo chủ nghĩa duy lý đã tạo ra một chợ cá mới cho thành phố. Trong thời đại Benito Mussolini, các cấu trúc đầu tiên của "trung tâm dịch vụ" của thành phố đã được xây dựng, tất cả đều theo phong cách Chủ nghĩa Duy lý-Chức năng, bao gồm các tòa nhà như Cung Bưu Điện và Pretura. Trung tâm thương mại Napoli là cụm tòa nhà chọc trời liền kề duy nhất ở khu vực Nam Âu.

Hội họa

1. Gắn cờ Chúa Kitô, Caravaggio năm 1607, Bảo tàng Capodimonte.
2. Chúa Kitô phủ khăn liệm - tác phẩm điêu khắc đá hoa cương kiệt xuất của Sanmartino, Nhà nguyện Thánh Severo.

Napoli từ lâu đã là một trung tâm của nghệ thuật và kiến ​​trúc, điểm xuyết với các nhà thờ, lâu đài và cung điện thời Trung Cổ, BaroquePhục Hưng. Một nhân tố chính trong sự phát triển của trường phái hội họa Napoli là việc Caravaggio đến thành phố vào năm 1606. Vào thế kỷ 18, Napoli trải qua thời kỳ tân cổ điển, sau khi những tàn tích La Mã tại HerculaneumPompeii tình cờ được phát hiện ra và vẫn còn nguyên vẹn.

Học viện Mỹ thuật Napoli, được Carlos III của vương triều Bourbon thành lập vào năm 1752 với tên gọi Học viện Thiết kế Hoàng gia (Real Accademia di Disegno), là trung tâm của trường phái nghệ thuật Posillipo vào thế kỷ 19. Các nghệ sĩ như Domenico Morelli, Giacomo Di Chirico, Francesco Saverio Altamura, và Gioacchino Toma đã hoạt động tại Napoli trong thời kỳ này, và nhiều tác phẩm của họ hiện được trưng bày trong bộ sưu tập nghệ thuật của học viện. Học viện hiện đại cung cấp các khóa học về hội họa, trang trí, điêu khắc, thiết kế, phục hồi và quy hoạch đô thị. Napoli còn được biết đến với những nhà hát thuộc hàng lâu đời nhất ở châu Âu - nhà hát opera San Carlo có từ thế kỷ 18.

Điêu khắc

Thủ công, gốm sứ

Napoli cũng là quê hương của truyền thống nghệ thuật đồ sứ Capodimonte. Năm 1743, Carlos nhà Bourbon thành lập Xưởng sứ hoàng gia Capodimonte, nhiều tác phẩm nghệ thuật này hiện được trưng bày trong Bảo tàng Capodimonte. Một số nhà máy sứ giữa thế kỷ 19 của Napoli vẫn hoạt động cho đến ngày nay.

Văn học

Giordano Bruno

Napoli là một trong những trung tâm quan trọng của nền văn học Ý. Lịch sử của ngôn ngữ Napoli gắn liền với lịch sử của phương ngữ vùng Toscana mà sau đó trở thành tiếng Ý hiện tại ngày nay. Những bằng chứng bằng văn bản đầu tiên của tiếng Ý là các văn bản pháp lý của Placiti Cassinensi, có niên đại năm 960, được lưu giữ trong Tu viện Monte Cassino, trên thực tế là bằng chứng về một ngôn ngữ được nói bằng phương ngữ miền Nam. Nhà thơ vùng Toscana Giovanni Boccaccio đã sống nhiều năm tại triều đình của vua Roberto Thông Thái và sử dụng Napoli làm bối cảnh cho tác phẩm Mười ngày và một số tiểu thuyết sau này của ông. Tác phẩm của ông chứa một số từ được lấy từ tiếng Napoli thay vì tiếng Ý tương ứng, ví dụ như "testo" ở Napoli chỉ một cái lọ lớn bằng đất nung dùng để trồng cây bụi và cây nhỏ. Vua Alfonso V của nhà Aragon đã tuyên bố vào năm 1442 rằng ngôn ngữ Napoli sẽ được sử dụng thay vì tiếng Latinh trong các tài liệu chính thức.

Sau đó tiếng Napoli được thay thế bởi tiếng Tây Ban Nha trong thời kỳ thống trị của Tây Ban Nha, và sau đó là tiếng Ý. Năm 1458, Accademia Pontaniana, một trong những học viện đầu tiên ở Ý, được thành lập tại Napoli theo ý tưởng sáng kiến ​​tự do của những người từ chương, khoa học và thơ văn. Năm 1480, nhà văn kiêm nhà thơ Jacopo Sannazaro đã viết tác phẩm lãng mạn mục vụ đầu tiên, Arcadia, tác phẩm có ảnh hưởng đến văn học Ý. Năm 1634, Giambattista Basile thu thập được Lo Cunto de li Cunti, năm cuốn sách kể về những câu chuyện cổ được viết bằng phương ngữ Napoli chứ không phải tiếng Ý. Nhà triết học Giordano Bruno, người đã đưa ra lý thuyết về sự tồn tại của vô số các hệ hành tinh tương tự ngoài Hệ Mặt Trời và sự vô hạn của toàn bộ vũ trụ, đã hoàn thành nghiên cứu của mình tại Đại học Napoli. Nhờ các nhà triết học như Giambattista Vico, Napoli trở thành một trong những trung tâm lớn của Ý về nghiên cứu lịch sử và triết học lịch sử.

Triết học

Giambattista Vico

Các nghiên cứu luật khoa đã được nâng cao ở Napoli nhờ vào những nhân cách lỗi lạc của các luật gia như Bernardo Tanucci, Gaetano Filangieri và Antonio Genovesi. Vào thế kỷ 18 cùng với Milano, Napoli đã trở thành một trong những địa điểm quan trọng nhất mà từ đó Kỷ nguyên Ánh Sáng thâm nhập vào Ý. Nhà thơ và nhà triết học Giacomo Leopardi đã đến thăm thành phố vào năm 1837 và sau đó qua đời tại đây. Các tác phẩm của ông đã ảnh hưởng đến Francesco de Sanctis, người đã theo học tại Napoli và sau đó trở thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục của vương quốc Ý. De Sanctis là một trong những nhà phê bình văn học đầu tiên khám phá, nghiên cứu và phổ biến các bài thơ và tác phẩm văn học của nhà thơ vĩ đại đến từ Recanati.

Nhà văn kiêm nhà báo Matilde Serao đồng sáng lập tờ nhật báo của thành phố là Il Mattino cùng với chồng mình là Edoardo Scarfoglio vào năm 1892. Serao là một tiểu thuyết gia và nhà văn nổi tiếng trong thời của bà. Nhà thơ Salvatore Di Giacomo là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất bằng phương ngữ Napoli, và nhiều bài thơ của ông đã được chuyển thể thành nhạc, trở thành những bài hát nổi tiếng của người dân thành phố. Vào thế kỷ 20, các triết gia như Benedetto Croce theo đuổi truyền thống nghiên cứu triết học lâu đời ở Napoli, và những nhân vật như luật gia và luật sư Enrico De Nicola theo đuổi các nghiên cứu về luật và hiến pháp. De Nicola sau đó đã giúp soạn thảo Hiến pháp hiện đại của nước Cộng hòa Ý, và cuối cùng được bầu vào chức vụ Tổng thống đầu tiên của nền Cộng hòa Ý. Các nhà văn và nhà báo Napoli được chú ý khác bao gồm Antonio De Curtis, Curzio Malaparte, Giancarlo Siani, Roberto Saviano và Elena Ferrante.[156]

Khoa học

Bảo tàng

Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Napoli.
Bên trong tòa Nhà triễn lãm Umberto I.

Napoli được biết đến rộng rãi với vô số bảo tàng lịch sử. Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia Napoli là một trong những bảo tàng quan trọng của thành phố, sở hữu một trong những bộ sưu tập phong phú nhất về các sản phẩm thủ công của thời Đế quốc La Mã trên thế giới.[157] Nơi đây cũng lưu giữ nhiều đồ cổ được khai quật tại PompeiiHerculaneum, cũng như một số tác phẩm thủ công mỹ nghệ từ thời Hy LạpPhục Hưng.[157]

Bảo tàng Capodimonte trước đây là cung điện của nhà Bourbon giờ đây là bảo tàng quốc gia và phòng trưng bày nghệ thuật. Phòng trưng bày tại đây có các bức tranh từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18, bao gồm các tác phẩm chính của Raffaello, Simone Martini, Tiziano Vecelli, Caravaggio, El Greco, Jusepe de RiberaLuca Giordano. Các căn hộ hoàng gia được trang bị đồ nội thất cổ của thế kỷ 18 và một bộ sưu tập đồ sứ và đá quý từ các dinh thự hoàng gia khác nhau: xưởng đồ sứ Capodimonte nổi tiếng từng nằm ngay cạnh cung điện.

Phía trước Cung điện Hoàng gia NapoliNhà triễn lãm Umberto I, nơi có Bảo tàng Trang sức San hô. Bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Đức Bà Nữ Vương (Museo d'Arte Contemporanea Donnaregina - MADRE) nằm trong một cung điện từ thế kỷ 19 được cải tạo bởi kiến ​​trúc sư người Bồ Đào Nha Álvaro Siza Vieira có một dãy bao quanh đặt nhiều tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại như Francesco Clemente, Richard Serra và Rebecca Horn.[158] Cung điện Roccella có từ thế kỷ 16 là nơi tổ chức Điện Nghệ Thuật Napoli, nơi chứa các bộ sưu tập nghệ thuật cộng đồng của thành phố, và có các cuộc triển lãm đương thời về nghệ thuật và văn hóa. Điện Como xây dựng từ thế kỷ 15 là nơi đặt Bảo tàng Filangieri về chủ nghĩa chiết trung, gồm bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật, tiền xu và sách, thành lập vào năm 1883 bởi Gaetano Filangieri.

Lễ hội

Lễ hội Piedigrotta, Napoli.

Ý nghĩa văn hóa của Napoli thường được thể hiện thông qua một loạt các lễ hội được tổ chức trong thành phố. Sau đây là một số lễ hội nổi tiếng thường diễn ra ở Napoli:

  • Lễ hội Piedigrotta (Festa di Piedigrotta) - Một sự kiện âm nhạc, thường được tổ chức vào Tháng Chín, để tưởng nhớ Đức Mẹ Piedigrotta. Trong suốt cả tháng, một loạt các buổi trình diễn âm nhạc, các buổi hòa nhạc, các sự kiện tôn giáo và các sự kiện dành cho trẻ em được tổ chức để phục vụ giải trí cho người dân thành phố và các khu vực lân cận.[159]
  • Lễ hội Pizza (Pizzafest) - Vì Napoli nổi tiếng là quê hương của bánh pizza, thành phố tổ chức một lễ hội kéo dài mười một ngày dành riêng cho món ăn mang tính biểu tượng này. Đây là một sự kiện quan trọng đối với người dân Napoli và khách du lịch, vì nhiều trạm ẩm thực mở cửa phục vụ và cho nếm thử nhiều loại bánh pizza chuẩn kiểu Napoli. Ngoài việc nếm thử bánh pizza, một loạt các chương trình giải trí khác cũng được thực hiện.[160]
  • Tháng Năm của những tượng đài (Maggio dei Monumenti) - Một nét văn hóa nơi thành phố tổ chức một loạt các sự kiện đặc biệt dành riêng cho ngày sinh của Vua Carlos của nhà Bourbon. Lễ hội hiện diện nghệ thuật và âm nhạc của thế kỷ 18, và nhiều tòa nhà thường đóng cửa quanh năm mở cửa cho du khách tham quan vào khoảng thời gian này.[161]
  • Sự trở lại của Lễ hội Thánh Gianuariô (Il Ritorno della festa di San Gennaro) - Một dịp lễ kỷ niệm đức tin hàng năm được tổ chức trong suốt ba ngày, để tưởng nhớ vị thánh bảo hộ của thành phố. Trong suốt lễ hội diễn ra các cuộc diễu hành, lễ rước tôn giáo và các buổi giải trí âm nhạc. Một lễ kỷ niệm tương tự hàng năm cũng được tổ chức tại khu "Little Italy" ở Manhattan, Thành phố New York nơi có đông người gốc Ý sinh sống.[162][163]

Thời trang may mặc

Via Toledo là con phố mua sắm nổi tiếng nhất trung tâm thành phố.

Mối quan hệ của Napoli với thời trang và nhãn hiệu "Made in Italy" có nguồn gốc từ lịch sử sớm nhất là từ thời Angevin vào thế kỷ 14. Phong cách và sự thể hiện là một bộ phận cấu thành tâm hồn người dân thành phố, ngay cả những người bị bó buộc bởi kinh tế khó khăn và chỉ mua sắm ở chợ địa phương cũng không bỏ qua mặt hàng quần áo và may mặc. "Confraternita dei Sartori" được thành lập bởi các thợ may và chuyên gia vải hàng đầu vào năm 1351, cho đến tận ngày những người thợ dệt vẫn tiếp tục bám trụ, tự hào mang trong mình truyền thống hàng thế kỷ. Trong thời kỳ thống trị của vương triều Aragon, thời trang Napoli chạm đến thời kỳ vàng son thực sự, rất nhiều thợ may và thợ dệt đã được tuyển dụng tại triều đình để mặc trang phục cho các vị vua và những người nổi tiếng, mang lại sức sống cho phong cách được đánh giá cao. Bắt đầu từ thời kỳ Phục Hưng, thời trang trở nên phát triển mạnh mẽ bên cạnh nghệ thuật, âm nhạc và triết học. Napoli cùng với thành bang hùng mạnh khác như Venezia, Milano, FirenzeRoma đã sản xuất hàng dệt như nhung, lụa, len và các loại vải phong phú kèm hàng với xa xỉ, mũ, giày dép, mỹ phẩm, đồ trang sức, áo choàng, váy công phu.[164] Thời trang Ý nhìn chung ngày càng trở nên phổ biến và tạo ảnh hưởng trên khắp nơi, và được ưa chuộng bởi những gia đình quyền lực và quý tộc, nhanh chóng dẫn đầu xu hướng chính của châu Âu nhờ vào sức mạnh văn hóa mà chúng đã phát huy trong thời kỳ bấy giờ.[165]

Phường Chiaia là một trong những khu giàu có nhất Napoli, trên các con phố chính tại đây có nhiều cửa hàng thương hiệu thời trang cao cấp.

Thời kỳ nhà Bourbon (ngoại trừ một số trường hợp như lụa ở San Leucio hay găng tay ở Sanità rất năng động vào thời Ferdinando) là thời kỳ suy tàn đối với thời trang Napoli. Bấy giờ trang phục người dân Napoli bị xem là lỗi thời, đặc biệt khi so sánh với những nơi mà quy tắc về trang phục đã được quy định như ParisLondon. Sự suy giảm này có lẽ là do chế độ quân chủ Bourbon bác bỏ các quy tắc của thời trang Pháp và ưa thích những đặc điểm đặc trưng của văn hóa địa phương. Trong giai đoạn giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, thời trang Napoli tìm lại uy tín của quá khứ, thiết lập và định hình nền tảng cho ngày nay: sự thể hiện của việc đo đạc và thanh lịch. Chính trong những năm này, nghề may mặc của thành phố trở nên nổi tiếng và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Các nhà may như De Nicola, Sardonelli và hàng loạt thương hiệu khác ra đời, bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm thời trang của mình ra nước ngoài, bao gồm cà vạt là mặt hàng chủ đạo của thương hiệu Napoli. Đến những năm 1930, nghề may địa phương đã được đình hình vững, tốt ngang bằng với ngành may mặc ở Anh và tạo ra các quy tắc phong cách riêng của mình, điển hình là áo khoác kiểu Napoli, được thiết kế để đảm bảo sự nhẹ nhàng và thoải mái cho người mặc.[166]

Hiện nay khu vực đô thị của Napoli là nơi có nhiều nhà máy thủ công chuyên môn hóa cao, chuyên sản xuất các sản phẩm chất lượng bao gồm các bộ phận của quần áo và phụ kiện cung cấp cho các thương hiệu cao cấp hàng đầu của Pháp, Anh và Mỹ (chẳng hạn như Chanel, Dior, Balmain và dòng chính của Ralph Lauren). Năm 2016 Ủy ban Thương mại Ý đã tổ chức sự kiện thương mại "Naples Meets the World" với sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất và thương hiệu mới nổi và tốt nhất của thành phố để sẵn sàng thu hút sự chú ý của toàn cầu. Thành phố được xem là một trong những trung tâm thời trang quan trọng và là kinh đô thời trang thứ tư của Ý, xếp sau Milano, RomaFirenze, cũng như là trung tâm thời trang lớn nhất khu vực miền Nam quốc gia này. Cùng với quận thời trang Via Montenapoleone và trung tâm mua sắm Galleria Vittorio Emanuele ở Milano, phố Via dei Condotti ở Roma và Via Tornabuoni của Firenze, phường Chiaia ở Napoli là một trong những quận khu mua sắm trọng điểm nhất của Ý.[167][168][169][170]

Sân khấu

Hình tượng nhân vật đeo mặt nạ Pulcinella

Napoli là một trong những trung tâm của Ý khởi nguồn của thể loại sân khấu hiện đại ngày nay, phát triển từ loại hình "hài kịch nghệ thuật" thế kỷ 16. Nhân vật đeo mặt nạ Pulcinella là nhân vật nổi tiếng trên toàn thế giới với tư cách là nhân vật sân khấu hoặc nhân vật rối.

Một thể loại nhạc kịch opera có tên là opera buffa được tạo ra ở Napoli vào thế kỷ 18 và sau đó lan rộng đến Roma và đến miền bắc nước Ý. Trong thời kỳ Belle Époque, Napoli cạnh tranh với Paris về những ca sĩ hát xướng biểu diễn ở các phòng cà phê, và nhiều bài hát tân cổ điển nổi tiếng ban đầu được tạo ra để giải trí cho công chúng xuất phát từ các quán cà phê của Napoli. Có lẽ bài hát được biết đến nhiều nhất là "Ninì Tirabusciò", lịch sử ra đời của bài hát này được dàn dựng trong bộ phim hài cùng tên "Ninì Tirabusciò: la donna che inventò la mossa" do Monica Vitti đóng vai chính.

Thể loại "Sceneggiata" nổi tiếng của vùng Napoli là một thể loại quan trọng của sân khấu dân gian hiện đại trên toàn thế giới, dàn dựng các chủ đề kinh điển thông thường về những câu chuyện tình yêu bị cản trở, hài kịch, những câu chuyện đẫm nước mắt, thường là về những người lương thiện trở thành kẻ sống ngoài vòng pháp luật do những sự kiện không may. Sceneggiata trở nên rất phổ biến đối với người dân nước ngoài, và sau đó trở thành một trong những thể loại nổi tiếng nhất của điện ảnh Ý nhờ các diễn viên và ca sĩ như Mario Merola và Nino D'Angelo. Nhiều nhà văn và nhà viết kịch như Raffaele Viviani đã viết phim hài và phim truyền hình cho thể loại này. Các diễn viên và diễn viên hài như Eduardo Scarpetta và sau đó là các con trai của ông là Eduardo De Filippo, Peppino De Filippo và Titina De Filippo, đã góp phần làm cho sân khấu Napoli và các vở hài kịch và bi kịch của nó được biết đến nhiều như "Filumena Marturano" và "Napoli Milionaria".

Âm nhạc

Nhà hát San Carlo là nhà hát opera lâu đời nhất còn hoạt động trên thế giới.

Napoli đóng vai trò quan trọng trong lịch sử âm nhạc nghệ thuật phương Tây trong hơn bốn thế kỷ.[171] Các nhạc viện đầu tiên được thành lập trong thành phố dưới thời cai trị của Tây Ban Nha vào thế kỷ 16. Nhạc viện San Pietro a Majella, được thành lập vào năm 1826 bởi Francesco I của nhà Bourbon, tiếp tục hoạt động cho đến ngày nay với tư cách vừa là một trung tâm giáo dục âm nhạc uy tín vừa là một bảo tàng âm nhạc.

Trong cuối thời kỳ Baroque, Alessandro Scarlatti, cha của Domenico Scarlatti, đã thành lập trường phái opera Napoli; đây là một dạng opera seria, là một bước phát triển mới vào thời đó.[172] Một hình thức opera khác có nguồn gốc ở Napoli là opera buffa, một phong cách opera truyện tranh có mối liên hệ chặt chẽ với Battista PergolesiPiccinni; những người đóng góp sau này cho thể loại này bao gồm Gioachino RossiniWolfgang Amadeus Mozart.[173] Nhà hát San Carlo được xây dựng vào năm 1737 là nhà hát lâu đời nhất còn hoạt động ở châu Âu và vẫn là trung tâm biểu diễn của thành phố.[174]

Ca khúc Napoli được yêu thích và nổi tiếng nhất thế giới 'O sole mio đã đem đến cúp vàng Grammy danh giá cho danh ca Pavarotti năm 1980.

Cây đàn guitar sáu dây sớm nhất được tạo ra bởi Gaetano Vinaccia vào năm 1779; nhạc cụ này bây giờ được gọi là guitar lãng mạn. Gia đình Vinaccia cũng phát triển đàn mandolin.[175][176] Do ảnh hưởng của người Tây Ban Nha, người dân Napoli trở thành những người tiên phong trong âm nhạc guitar cổ điển, với Ferdinando CarulliMauro Giuliani là những người sáng tạo nổi bật.[177] Giuliani đến từ Puglia nhưng sống và làm việc ở Napoli được nhiều người coi là một trong những tay chơi guitar và nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế kỷ 19, cùng với Fernando Sor người xứ Catalunya đương thời.[178][179] Một nhạc sĩ nổi tiếng khác của Napoli là ca sĩ opera Enrico Caruso, một trong những tenor giọng nam cao opera nổi bật nhất mọi thời đại:[180] ông được xem là tượng đài của người dân Napoli, xuất thân từ tầng lớp lao động.[181]

Một điệu nhảy truyền thống phổ biến ở miền Nam nước Ý và Napoli là Tarantella, có nguồn gốc từ vùng Puglia và lan rộng bên cạnh tất cả các phần còn lại của Vương quốc Hai Sicilia. Điệu tarantella Napoli là một điệu nhảy tán tỉnh được thực hiện bởi các cặp đôi có "nhịp điệu, giai điệu, cử chỉ và các bài hát đi kèm khá phá cách" với âm nhạc vui tươi tiết tấu nhanh.

Một yếu tố đáng chú ý của âm nhạc đại chúng Napoli là phong cách Canzone napoletana, về cơ bản là âm nhạc truyền thống của thành phố, với hàng trăm bài hát dân gian, một số bài có thể bắt nguồn từ thế kỷ 13.[182] Thể loại này đã trở thành một loại hình chính thức vào năm 1835, sau khi cuộc thi sáng tác hàng năm của Lễ hội Piedigrotta được giới thiệu.[182] Một số nghệ sĩ thu âm nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này bao gồm Roberto Murolo, Sergio Bruni và Renato Carosone.[183] Ngoài ra còn có nhiều hình thức âm nhạc khác nhau phổ biến ở Napoli nhưng không được biết đến nhiều bên ngoài thành phố, chẳng hạn như cantautore ("ca sĩ kiêm nhạc sĩ") và sceneggiata, được mô tả như một vở nhạc kịch opera xà phòng; người biểu diễn nổi tiếng nhất của phong cách này là Mario Merola.[184]

Điện ảnh và truyền hình

Napoli có ảnh hưởng đáng kể đến nền điện ảnh Ý. Vì tầm quan trọng của thành phố, nhiều bộ phim và chương trình truyền hình được quay (toàn bộ hoặc một phần) ở Napoli. Ngoài việc làm bối cảnh cho một số bộ phim và chương trình, rất nhiều tài tử nổi tiếng (diễn viên, đạo diễn và nhà sản xuất) xuất thân từ thành phố.

Napoli là địa điểm chính cho những kiệt tác điện ảnh Ý thời kỳ đầu. Assunta Spina (1915) là một bộ phim câm được chuyển thể từ một bộ phim truyền hình chiếu rạp của nhà văn người Napoli, Salvatore Di Giacomo. Phim do Gustavo Serena làm đạo diễn. Serena cũng đóng vai chính trong bộ phim Romeo và Juliet năm 1912.[185][186][187]

Ieri, Oggi e Domani của Vittorio De Sica, với sự tham gia diễn xuất của Sophia LorenMarcello Mastroianni, đã thắng tượng vàng cho Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất trong lễ trao giải Oscar lần thứ 37.

Một số bộ phim nổi tiếng diễn ra (toàn bộ hoặc một phần) tại Napoli bao gồm:[188]

  • Hai cậu bé đánh giày (1946), do Vittorio De Sica làm đạo diễn
  • Le mani sulla città (1963), do Francesco Rosi đạo diễn
  • Hành trình đến Ý (1954), do Roberto Rossellini đạo diễn
  • Hôn nhân kiểu Ý (1964), do Neapolitan, Vittorio De Sica làm đạo diễn
  • It Started in Naples (1960), do Melville Shavelson làm đạo diễn

Napoli là quê hương của một trong những bộ phim màu đầu tiên của Ý, Totò a colori (1952), với sự tham gia của Totò (Antonio de Curtis), một diễn viên hài nổi tiếng sinh ra ở Napoli.[189] Một số bộ phim hài đáng chú ý lấy bối cảnh ở Napoli bao gồm Ieri, Oggi e Domani (Hôm qua, Hôm nay và Ngày mai) của Vittorio De Sica, với sự tham gia của Sophia LorenMarcello Mastroianni, đã đạt giải Oscar cho danh mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, It Started in Naples, L'oro di Napoli một lần nữa của Vittorio De Sica; phim kịch tính như Profumo di donna của Dino Risi; phim chiến tranh như Bốn ngày Napoli của đạo diễn Nanni Loy người Sardegna; phim nhạc kịch sceneggiata như Zappatore, từ bài hát cùng tên của Libero Bovio và ca sĩ đóng vai chính và nam diễn viên Mario Merola; các phim tội phạm như Il Camorrista với Ben Gazzara đóng vai trùm camorra khét tiếng Raffaele Cutolo; và các phim cổ trang hoặc lịch sử như That Hamilton Woman với sự tham gia của Vivien LeighLaurence Olivier.

Các bộ phim Napoli hiện đại hơn bao gồm Ricomincio da tre, mô tả cuộc sống khốn khó của một người di cư trẻ vào cuối thế kỷ 20. Bộ phim Gomorrah năm 2008, dựa trên cuốn sách của Roberto Saviano, khám phá bóng tối của thành phố Napoli thông qua năm câu chuyện đan xen về tổ chức tội phạm khét tiếng của thành phố, cũng như loạt phim truyền hình cùng tên.

Chương 5 của bộ manga Jojo chàng trai dũng cảm của Nhật Bản, Vento Aureo, có cốt truyện diễn ra tại Napoli. Một số tập của loạt phim hoạt hình Tom và Jerry cũng có tham chiếu/ảnh hưởng từ Napoli. Bài hát "Santa Lucia" do mèo Tom chơi trong tập Cat và Dupli-cat có nguồn gốc từ Napoli. Tập phim "Chú chuột Napoli" (Neapolitan Mouse) có bối cảnh diễn ra tại thành phố. Napoli cũng xuất hiện trong các tập phim truyền hình nhiều kỳ như The Sopranos và phiên bản năm 1998 của Bá tước Monte Cristo, với sự tham gia của Gérard Depardieu.

Thể thao

Sân vận động San Paolo trong mùa giải Serie A 2019–20.
Tranh tường đường phố Napoli phác họa cầu thủ Diego Maradona.

Cho đến nay bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở Napoli. Được người Anh đưa đến thành phố vào đầu thế kỷ 20,[190] môn thể thao này đã ăn sâu vào văn hóa địa phương: nó phổ biến ở mọi tầng lớp trong xã hội, từ những trẻ em đường phố scugnizzi đến những tuyển thủ chuyên nghiệp giàu có. Câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng nhất của thành phố là S.S.C. Napoli, chơi các trận đấu trên sân nhà tại Sân vận động San Paolo ở phường Fuorigrotta. Sau sự ra đi của cựu cầu thủ Diego Maradona vào ngày 25 tháng 11 năm 2020, sân vận động đã được chính quyền đổi tên thành "Sân vận động Diego Armando Maradona" để vinh danh tưởng nhớ vị tiền đạo người Argentina đã chơi cho họ trong bảy năm.[191] Đội bóng chơi ở Giải vô địch bóng đá quốc gia Ý và đã dành huy hiệu vô địch Scudetto hai lần, thắng chiếc cúp Coppa Italia sáu lần và Supercoppa Italiana hai lần.[23][192] Đội cũng đã giành được cúp vô địch UEFA Europa League,[193] và từng được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ của FIFA là Diego Maradona trong số các cầu thủ của mình. Bản thân Napoli đã sản sinh ra rất nhiều cầu thủ chuyên nghiệp nổi bật, bao gồm Ciro FerraraFabio Cannavaro. Cannavaro là đội trưởng đội tuyển quốc gia Ý cho đến năm 2010, và đã dẫn dắt đội giành chức vô địch World Cup 2006. Do đó, anh được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA.

Một số câu lạc bộ nhỏ hơn của thành phố bao gồm F.C. NeapolisInternapoli, chơi tại Sân vận động Arturo Collana. Thành phố cũng có các đội thuộc một loạt các môn thể thao khác như Eldo Napoli đại diện cho thành phố tại Serie A của môn bóng rổ và thi đấu tại thành phố Bagnoli. Thành phố đồng đăng cai EuroBasket 1969. Partenope Rugby là đội bóng bầu dục nổi tiếng nhất của thành phố: đội đã hai lần vô địch giải bóng bầu dục Serie A. Các môn thể thao địa phương phổ biến khác bao gồm bóng nước, đua ngựa, chèo thuyền, đấu kiếm, quyền Anhvõ thuật. Học viện Quốc gia và Trường đấu kiếm Napoli (Accademia Nazionale di Scherma) là nơi duy nhất tại Ý cấp danh hiệu "Bậc thầy kiếm thuật" và "Bậc thầy kendo" sau kỳ thi khảo hạch.[194]

Chất lượng sống và vấn đề xã hội

Camorra – Tội phạm có tổ chức

Suy thoái đô thị và khủng hoảng rác thải

Giáo dục

Đại học và giáo dục bậc cao

Đại học Napoli do Hoàng đế Federico II thành lập năm 1224, là viện đại học công lập đầu tiên của thế giới.

Napoli được biết đến với nhiều viện giáo dục đại học và trung tâm nghiên cứu, là một trong những cái nôi học thuật hàn lâm và tri thức lớn của thế giới phương Tây. Thành phố là nơi tọa lạc của viện đại học công lập lâu đời nhất trên thế giới, tên chính thức là Đại học Napoli Federico II, được thành lập bởi Federico II của Đế quốc La Mã Thần thánh vào ngày 5 tháng 6 năm 1224. Đây này là một trong những đại học nổi bật nhất ở Ý, với khoảng 100.000 sinh viên và 3.000 giáo sư (theo số liệu năm 2020).[195][196] Ngôi trường đồng thời là chủ sở hữu của Vườn bách thảo Napoli, được khai trương vào năm 1807 bởi Joseph Bonaparte, sử dụng các kế hoạch được lập ra dưới thời vua nhà Bourbon Ferdinando IV. Khu vườn rộng 15 ha có khoảng 25.000 mẫu thảm thực vật, đại diện cho hơn 10.000 loài thực vật.[197]

Ngoài Federico II, Napoli còn có viện đại học trọng điểm thứ hai và hiện đại hơn là Đại học vùng Campania mang tên kiến trúc sư người Ý Luigi Vanvitelli, được mở vào năm 1989 và có liên kết chặt chẽ với tỉnh Caserta gần đó.[198] Một trung tâm giáo dục đáng chú ý khác là Đại học Đông phương Napoli, chuyên về văn hóa phương Đông, và được thành lập bởi nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ripa vào năm 1732, sau khi ông trở về từ triều đình Khang Hy, Hoàng đế nhà Thanh của Trung Quốc lúc bấy giờ.[199]

Các trường đại học nổi bật khác ở Napoli bao gồm Đại học Napoli Parthenope, đại học tư thục Suor Orsola Benincasa, và Chủng viện Thần học Dòng Tên Nam Ý.[200][201] Nhạc viện Thánh Phêrô Maiella là cơ sở giáo dục âm nhạc hàng đầu của thành phố; các nhạc viện Napoli sớm nhất được thành lập vào thế kỷ 16 dưới thời Tây Ban Nha.[202] Học viện Mỹ thuật nằm trên phố Đức Bà thành Constantinopolis (Via Santa Maria di Costantinopoli) là trường nghệ thuật hàng đầu của thành phố và là một trong những ngôi trường lâu đời nhất ở Ý.[203]

Thư viện và cục lưu trữ

Trường đào tạo và nghiên cứu

Napoli cũng là nơi đặt Đài quan sát thiên văn Capodimonte, được thành lập vào năm 1812 bởi vua Joachim Murat và nhà thiên văn học Federigo Zuccari,[204] trạm nghiên cứu động vật biển lâu đời nhất trên thế giới Stazione Zoologica Anton Dohrn, được lập ra vào năm 1872 bởi nhà khoa học người Đức Anton Dohrn, và đài quan sát núi lửa vĩnh cửu lâu đời nhất thế giới, Đài quan sát Vesuvius, được thành lập vào năm 1841. Đài quan sát này nằm trên sườn núi Vesuvius, gần thành phố Ercolano, và hiện là một viện chuyên ngành vĩnh viễn của Viện Vật lý Địa cầu Quốc gia Ý.

Tổ chức hành chính và chính quyền

Điện San Giacomo, tòa thị chính Napoli.

Chính quyền thành phố

Mỗi comune (huyện) trong số 8.101 comune ở Ý ngày nay được đại diện bởi một hội đồng thành phố do một thị trưởng được bầu đứng đầu, và được gọi một cách không chính thức là công dân thứ nhất (primo cittadino). Hệ thống này, hoặc một hệ thống khác cũng rất tương tự, đã có từ khi Napoléon xâm lược Ý vào năm 1808. Khi Vương quốc Hai Sicilia được khôi phục, hệ thống này được giữ nguyên với các thành viên của giới quý tộc đảm nhiệm vai trò thị trưởng. Vào cuối thế kỷ 19, đảng phái chính trị đã bắt đầu xuất hiện; trong thời kỳ phát xít, mỗi comune được đại diện bởi một quyền trưởng (podestà). Kể từ Thế chiến thứ hai, cục diện chính trị của Napoli không hoàn toàn ngã về cánh hữu cũng như cánh tả - cả những người theo chủ nghĩa dân chủ Cơ đốc giáo và những người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ đều cai quản thành phố vào những thời điểm khác nhau, với tần suất gần như ngang nhau. Hiện nay, thị trưởng thành phố Napoli là Luigi de Magistris của đảng Dân chủ và Tự trị; de Magistris đã giữ chức vụ này kể từ cuộc bầu cử năm 2011.

Phường

Bản đồ 30 phố phường Napoli, các phường màu đỏ chứa các khu vực tập hợp thành khu trung tâm lịch sử Napoli được UNESCO công nhận di sản thế giới.

Dựa trên các đặc điểm về địa lý và địa hình, chức năng cũng như hoàn cảnh lịch sử cụ thể, Napoli được chia làm 30 khu phố hay "phường" (quartieri) sau đây (dựa trên bản đồ):

 

1. San Ferdinando
2. Arenella
3. Chiaia
4. Bagnoli
5. San Giuseppe
6. Montecalvarlo
7. Avvocata
8. Stella
9. San Carlo all'Arena
10. Vicaria

 

11. San Lorenzo
12. Poggioreale
13. San Giovanni a Teduccio
14. Mercato
15. Pendino
16. Porto
17. Vomero
18. Posillipo
19. Fuorigrotta
20. Miano

 

21. Piscinola-Marianella
22. Barra
23. Ponticelli
24. San Pietro a Patierno
25. Pianura
26. Secondigliano
27. Sciampìa
28. Chiaiano
29. Soccavo
30. Zona Industriale

 

Phân chia hành chính

Ba mươi phường ở trên được nhóm lại với nhau thành mười ủy ban cộng đồng chính quyền, gọi là "quận" (hay municipilità trong tiếng Ý).[205] 10 quận hành chính của Napoli là:

Quận Bao gồm các phường Dân số (người)
năm 2001
Diện tích
(km²)
Mật độ
(người/km²)
Bản đồ
Quận 1 Chiaia, Posillipo, San Ferdinando 82.673 8,80 9.553,07 10 quận của Napoli
Quận 2 Avvocata, Mercato, Montecalvario, Pendino, Porto, San Giuseppe 91.536 4,56 20.073,68
Quận 3 San Carlo all'Arena, Stella 103.633 9,51 10.897,27
Quận 4 Poggioreale, San Lorenzo, Vicaria, Zona Industriale 96.078 9,27 10.364,4
Quận 5 Arenella, Vomero 119.978 7,42 16.169,54
Quận 6 Barra, Ponticelli, San Giovanni a Teduccio 138.641 19,28 7.190,92
Quận 7 Miano, San Pietro a Patierno, Secondigliano 91.460 10,26 8.914,23
Quận 8 Chiaiano, Marianella, Piscinola, Scampia 92.616 17,45 5.307,51
Quận 9 Pianura, Soccavo 106.299 16,56 6.419,02
Quận 10 Bagnoli, Fuorigrotta 101.192 14,16 7.416,38
Tổng cộng 10 quận, 30 phường 1.024.106 người 117,27 km² 8.733 người/km²

Thành phố đô thị Napoli

Thành phố đô thị Napoli (màu xanh lục) và các tỉnh trong vùng Campania.
Thành phố đô thị Napoli

Thành phố đô thị Napoli (Città metropolitana di Napoli) được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2015 và là một trong 14 thành phố đô thị của Ý - đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh, thay thế cho đơn vị hành chính cũ trước đó là tỉnh Napoli. Với hơn 3 triệu dân, đây là thành phố đô thị đông dân thứ 3 của Ý và đứng nhất quốc gia tính theo mật độ dân số.

Toàn bộ khu vực có mức độ đô thị hóa cao, diện tích 1.171 km² với tổng cộng 92 huyện thị bao gồm cả thành phố Napoli - đóng vai trò là "tỉnh lỵ" nòng cốt và nơi đặt trung tâm hành chính của thành phố đô thị. Các bờ biển của vịnh nhìn ra biển Tyrrhenum, về phía khu vực cánh đồng Phlegraei giáp với vịnh Gaeta tại bờ biển Domitianus về phía tây bắc, về phía đông nam có dãy núi Sữa (Monti Lattari) nằm trên bán đảo Sorrento giáp với bờ biển Amalfi; phía Bắc giáp với tỉnh Caserta và về phía đông bắc với các tỉnh Benevento và Avellino, về phía đông giáp với vùng nông thôn Nocerino-Sarnese của tỉnh Salerno. Núi lửa Vesuvius chiếm phần rất lớn ở khu vực trung tâm lãnh thổ của thành phố đô thị.

Các thể chế, tổ chức và hiệp hội

Napoli ngoài tư cách là thủ phủ của thành phố đô thị và vùng Campania cũng như là nơi đặt trung tâm hành chính thành phố đô thị và chính quyền vùng, thành phố còn là nơi đặt trụ sở của các cơ quan quốc gia như Cơ quan Bảo đảm Truyền thông (AGCOM) và Biệt thự Rosebery, dinh thự chính thức vào mùa hè của Tổng thống Cộng hòa Ý.

Trên trường quốc tế, Napoli là nơi tọa lạc của một trong những Đại sứ quán Mỹ lâu đời nhất thế giới và đầu tiên trên lãnh thổ bán đảo Ý vào năm 1796 khi còn là kinh đô của Vương quốc Hai Sicilia. Hiện nay, thành phố là nơi thiết đặt cơ quan ngoại giao của các quốc gia trên thế giới với tổng cộng 76 tổng lãnh sự quán và các lãnh sự quán danh sự.[206]

Đặc biệt, Napoli là đầu não tổng chỉ huy các lực lượng quân đội Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của khu vực Nam Âu (kèm với các căn cứ nhỏ khác tại Capodichino, Camaldoli và Agnano), là trung tâm chỉ đạo chiến lược cho mặt trận phía nam bao gồm Bắc Phi, SahelTrung Đông.[207] Thành phố là nơi có trung tâm đào tạo phát triển lập trình viên do Apple hợp tác thành lập với Đại học Napoli, trở thành Học viện iOS đầu tiên tại châu Âu.[208] Ngoài ra, Học viện Networking và Trung tâm cải tiến Cisco,[209] Đài quan sát quốc tế về Kinh tế biển[210] và cơ quan tổ chức phi chính phủ quốc tế Lazarus Union tại Ý.[211] cũng đặt tại Napoli.

Kinh tế

Tổng thể

Tập tin:Centro direzionale di Napoli.jpg
Trung tâm thương mại Napoli
Cảng Napoli
Con phố Via San Gregorio Armeno trong khu phố cổ Napoli, rất nổi tiếng với những cửa hàng đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ về chủ đề thánh đản.

Napoli là nền kinh tế lớn thứ tư của Ý sau Milano, RomaTorino, và là nền kinh tế đô thị lớn thứ 103 thế giới tính theo sức mua, với GDP năm 2011 ước tính là 83,6 tỷ đô la Mỹ, tương đương 28.749 đô la trên đầu người.[212][213] Napoli là một trạm trung chuyển container hàng hóa trọng điểm, và cảng Napoli là một trong những cảng lớn nhất và nhộn nhịp nhất của Địa Trung Hải. Thành phố đã có sự tăng trưởng kinh tế đáng kể kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn là một vấn đề lớn,[214][215][216] cũng như vấn nạn mức độ tham nhũng chính trị cao và tội phạm có tổ chức.[83]

Napoli là một điểm đến du lịch lớn trong nước và quốc tế, là một trong những thành phố du lịch hàng đầu của Ý và châu Âu. Khách du lịch bắt đầu đến thăm Napoli vào thế kỷ 18. Về lượng khách quốc tế, Napoli có lượng khách đến thăm nhiều thứ 166 trên thế giới trong năm 2008, với 381.000 du khách (giảm 1,6% so với năm trước), xếp sau Lille, nhưng vượt qua York, Stuttgart, BelgradeDallas.[217]

Trong thời gian gần đây, đã có sự chuyển dịch từ nền kinh tế dựa vào nông nghiệp truyền thống ở tỉnh Napoli sang nền kinh tế dựa trên các ngành dịch vụ.[218] Đầu năm 2002, có trên 249.590 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đã đăng ký vào Phòng Thương mại công. Khu vực dịch vụ sử dụng phần lớn người dân Napoli, mặc dù hơn một nửa trong số này là các doanh nghiệp nhỏ với ít hơn 20 công nhân; 70 công ty được cho là quy mô vừa với hơn 200 công nhân; và 15 có hơn 500 công nhân.[218]

Năm 2003, việc làm ở khu vực tỉnh Napoli được phân bổ như sau:[218]

Dịch vụ công Sản xuất Thương mại Xây dựng Giao thông Dịch vụ tài chính Nông nghiệp Khách sạn Nhóm ngành khác
Phần trăm 30.7% 18% 14% 9.5% 8.2% 7.4% 5.1% 3.7% 3.4%

Du lịch

Napoli, cùng với Firenze, Roma, VeneziaMilano, là một trong những điểm du lịch chính của Ý.[219] Với 3.700.000 du khách vào năm 2018,[220] thành phố đã hoàn toàn thoát khỏi tình trạng suy thoái du lịch nặng nề trong những thập kỷ qua (chủ yếu là do điểm đến đơn phương của một thành phố công nghiệp mà còn do những tổn hại về hình ảnh do các phương tiện truyền thông Ý gây ra,[221][222] từ trận động đất Irpinia năm 1980 và khủng hoảng rác thải, liên quan đến khu vực trung tâm ven biển trong khu vực đô thị của thành phố.[223] Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hiện tượng này, cần phải xem xét rằng một lượng lớn khách du lịch đến thăm Napoli mỗi năm, lưu trú tại nhiều địa phương xung quanh nó,[224] được kết nối với thành phố bằng cả tuyến giao thông tư nhân và công cộng.[225][226] Các chuyến thăm hàng ngày đến Napoli được thực hiện bởi nhiều nhà điều hành tour du lịch khác nhau ở Roma và bởi tất cả các khu du lịch chính của vùng Campania: Nappoli là đô thị được ghé thăm nhiều thứ mười một tại Ý và là đứng nhất ở miền Nam.

Ngành này không ngừng phát triển[227][228] và triển vọng vươn tới đẳng cấp thành phố nghệ thuật một lần nữa được mong đợi trong thời gian tương đối ngắn;[229] du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng quyết định đối với nền kinh tế của thành phố, đó là lý do tại sao, chính xác như đã xảy ra chẳng hạn như trong trường hợp của Venezia hoặc Firenze, nguy cơ phải trải qua việc chỉnh trang đô thị ở khu trung tâm lịch sử hiện nay là rất cao.[230]

Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải

Napoli Centrale, nhà ga chính của thành phố

Đường bộ

Napoli được kết nối bởi một số đường cao tốc trọng điểm. Autostrada A1 là đường cao tốc dài nhất ở Ý nối Napoli với Milano.[231] A3 chạy về phía nam từ Napoli đến Salerno, nơi bắt đầu A2 đến Reggio Calabria, trong khi A16 chạy về phía đông đến Canosa.[232] A16 có biệt danh là "Đường cao tốc Hai Biển" (autostrada dei Due Mari) vì nó nối biển Tyrrhenum với biển Adriatic.[233]

Đường sắt

Các dịch vụ đường sắt nối tới vùng ngoại thành được cung cấp bởi Trenitalia (đường sắt quốc gia Ý), Circumvesuviana (tuyến vòng núi Vesuvius), Ferrovia Cumana (tuyến đến Cumae) và Metronapoli.

Nhà ga chính của thành phố là Napoli Centrale, nằm ở Quảng trường Garibaldi; các nhà ga quan trọng khác bao gồm Napoli Campi Flegrei[234] và Napoli Mergellina. Đường phố Napoli nổi tiếng chật hẹp (đây là thành phố đầu tiên trên thế giới thiết lập đường một chiều dành cho người đi bộ),[235] vì vậy công chúng thường sử dụng xe ô tô hatchback nhỏ gọn và xe tay ga để di chuyển cá nhân.[236] Kể từ năm 2007, các chuyến tàu chạy với tốc độ 300 km/h (186 dặm/giờ) đã kết nối Napoli với Roma với thời gian hành trình dưới một tiếng,[237] và các dịch vụ cao tốc trực tiếp cũng hoạt động đến Firenze, Bologna, Milano, TorinoSalerno. Dịch vụ "xe lửa đường thủy" ngủ qua đêm hoạt động mỗi tối đến các thành phố ở Sicilia.

Cảng

Cảng Napoli chạy một vài dịch vụ phà công cộng, tàu cánh ngầm và tàu thủy SWATH, kết nối nhiều địa điểm ở cả thành phố đại đô thị Napoli, bao gồm Capri, IschiaSorrento, và tỉnh Salerno bên cạnh, bao gồm cả Salerno, PositanoAmalfi. Dịch vụ cũng mở hoạt động cho các điểm đến xa hơn, chẳng hạn như Sicilia, Sardegna, PonzaQuần đảo Eolie.[238] Cảng phục vụ hơn 6 triệu hành khách địa phương hàng năm,[239] cộng với hơn 1 triệu hành khách du thuyền quốc tế.[240] Một dịch vụ vận tải bằng tàu cánh ngầm trong khu vực, gọi là "Metro miền Biển" (Metropolitana del Mare), hoạt động hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9, được duy trì bởi một nhóm các chủ tàu và chính quyền địa phương.[241]

Sân bay

Sân bay quốc tế Napoli nằm ở phường ngoại ô San Pietro a Patierno. Đây là sân bay lớn nhất ở miền nam nước Ý, với khoảng 250 chuyến bay quốc gia và quốc tế đến hoặc đi hàng ngày.[242]

Khoảng thời gian trung bình mà mọi người dành để đi lại bằng phương tiện công cộng ở Napoli, chẳng hạn như đến và đi từ nơi làm việc, vào một ngày trong tuần là 77 phút. 19% người đi phương tiện công cộng, tham gia trung bình hơn 2 giờ mỗi ngày. Khoảng thời gian chờ trung bình tại một điểm dừng hoặc nhà ga dành cho phương tiện công cộng là 27 phút, trong khi 56% người sử dụng giao thông công cộng trung bình đợi hơn 20 phút mỗi ngày. Khoảng cách trung bình mà mọi người thường đi trong một chuyến đi với phương tiện công cộng là 7,1 km, trong khi 11% hành trình di chuyển là hơn 12 km đi thẳng.[243]

Giao thông công cộng

Tập tin:Scale mobili della stazione Toledo (Naples).jpg
Toledo được bình chọn là một trong những ga tàu điện ngầm đẹp nhất thế giới.

Napoli sở hữu mạng lưới giao thông công cộng rộng khắp, bao gồm tàu điện nổi (tram), xe buýtxe điện bánh hơi,[244] hầu hết được vận hành bởi công ty thuộc sở hữu chính quyền thành phố là Azienda Napoletana Mobilità (ANM).

Ngoài ra, thành phố còn vận hành Tàu điện ngầm Napoli (Metropolitana di Napoli), một hệ thống đường sắt vận chuyển tốc hành dưới lòng đất tích hợp cả các tuyến đường sắt trên mặt và các nhà ga tàu điện ngầm của thành phố, nhiều trong số đó được chú ý nhờ kiến trúc trang trí và nghệ thuật công cộng.[244]

Ngoài ra còn có bốn chuyến tàu leo dốc trong thành phố (do ANM điều hành) là Centrale, Chiaia, MontesantoMergellina.[245] Bốn thang máy công cộng đang hoạt động trong thành phố: tại cầu Chiaia, phố Acton, cầu Sanità,[246] và trong công viên Ventaglieri, đi kèm với hai thang cuốn công cộng.[247]

Quan hệ quốc tế

Thành phố kết nghĩa

Napoli kết nghĩa với:[248]

Đối tác

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Comune di Napoli (biên tập). “Il Comune”. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b Dato Istat - Popolazione residente al 31 gennaio 2021 (dato provvisorio).
  3. ^ a b c d ‘City’ population (i.e. that of the comune or municipality). City of Naples Lưu trữ 2 tháng 7 2015 tại Wayback Machine. Comuni-italiani.it. 2012. Retrieved 11 April 2012.
  4. ^ Principal Agglomerations of the World Lưu trữ 24 tháng 7 2010 tại WebCite. Citypopulation.de. 1 October 2011. Retrieved 1 April 2012.
  5. ^ David J. Blackman; Maria Costanza Lentini (2010). Ricoveri per navi militari nei porti del Mediterraneo antico e medievale: atti del Workshop, Ravello, 4–5 novembre 2005. Edipuglia srl. tr. 99. ISBN 978-88-7228-565-7.
  6. ^ a b “Greek Naples”. naplesldm.com. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  7. ^ Daniela Giampaola, Francesca Longobardo (2000). Naples Greek and Roman. Electa.
  8. ^ “Virgil in Naples”. naplesldm.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  9. ^ Alessandro Giardino (2017), Corporeality and Performativity in Baroque Naples. The Body of Naples. Lexington.
  10. ^ “Umanesimo in "Enciclopedia dei ragazzi". www.treccani.it (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2020.
  11. ^ Musi, Aurelio. Napoli, una capitale e il suo regno (bằng tiếng Ý). Touring. tr. 118, 156.
  12. ^ Florimo, Francesco. Cenno Storico Sulla Scuola Musicale De Napoli (bằng tiếng Ý). Nabu Press.
  13. ^ a b c “Bombing of Naples”. naplesldm.com. 7 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  14. ^ Sr-m.it Lưu trữ 8 tháng 2 2018 tại Wayback Machine
  15. ^ Napoli.repubblica.it Lưu trữ 5 tháng 9 2017 tại Wayback Machine
  16. ^ Rivistameridiana.it Lưu trữ 26 tháng 12 2014 tại Wayback Machine
  17. ^ UNESCO (biên tập). “Somma-Vesuvio e Miglio d'oro (Campania)”. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2018.
  18. ^ a b c “Pizza – The Pride of Naples”. HolidayCityFlash.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ a b France-Presse, Agence (7 tháng 12 năm 2017). “Naples' pizza twirling wins Unesco 'intangible' status”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2017.
  20. ^ “Guida Michelin, trionfa Napoli: è la città più stellata d'Italia”. napolitoday.it. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 4 năm 2016.
  21. ^ Di Giacomo, Gennaro; Pizzuti, Domenico (2009). Guida Editori (biên tập). Dire camorra oggi. Forme e metamorfosi della criminalità organizzata in Campania. ISBN 978-88-6042-966-7. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2018.
  22. ^ “Regione Campania”. sito.regione.campania.it. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ a b “La storia del Calcio Napoli sino ai giorni nostri” (bằng tiếng Ý). Ale Napoli. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2008.
  24. ^ “Center of Naples, Italy”. Chadab Napoli. 24 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2007.
  25. ^ Austern, Linda; Naroditskaya, Inna biên tập (2006). Music of the Sirens. Bloomington, Indiana: Indiana University Press. ISBN 0-253-21846-2. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2014.
  26. ^ Facaros, Dana; Pauls, Michael (2007). Bay of Naples and Southern Italy. Cape Town, South Africa: New Holland Publishers. tr. 21. ISBN 978-1-86-011349-9. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2014.
  27. ^ Miles, Gary B. (1980). Virgil's Georgics: A New Interpretation. Berkeley and Los Angeles: University of California Press. tr. 293. ISBN 0-520-03789-8. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2014. parthenope odysseus.
  28. ^ Lancaster, Jordan (2005). In the Shadow of Vesuvius: A Cultural History of Naples. London and New York: I.B. Tauris. tr. 11. ISBN 1-85043-764-5. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
  29. ^ Jansen, Laura biên tập (2014). The Roman Paratext: Frame, Texts, Readers. Cambridge UK: Cambridge University Press. tr. 230. ISBN 978-1-107-02436-6. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
  30. ^ "partenopeo" in Vocabolario - Treccani, l'Enciclopedia Italiana”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  31. ^ “Definition of "PARTHENOPEAN" by Oxford Dictionary on Lexico.com - Oxford University Press”. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2021.
  32. ^ TERRITORIO DELLA RICERCA SU INSEDIAMENTI E AMBIENTE (Rivista internazionale della cultura urbanistica), Il mare e la città metropolitana di Napoli, Università degli Studi di Napoli, Centro Interdipartimentale di Ricerca L.U.P.T., 2014 p.221
  33. ^ Ledeen, Michael (2011). Virgil's Golden Egg and Other Neapolitan Miracles: an Investigation into the Sources of Creativity. New Brunswick, New Jersey: Transaction Publishers. tr. 37. ISBN 978-1-4128-4240-2. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014.
  34. ^ "Neapolis Station – Archaeological Yards" Lưu trữ 20 tháng 5 2013 tại Wayback Machine. Virtualtourist.com. 12 June 2005. Retrieved 7 September 2012.
  35. ^ "Port of Naples" Lưu trữ 28 tháng 4 2012 tại Wayback Machine. World Port Source. Retrieved 15 May 2012.
  36. ^ Attilio Wanderlingh (2010). Naples: The History. Intra Moenia.
  37. ^ Archemail.it Lưu trữ 29 tháng 3 2013 tại Wayback Machine. Retrieved 3 December 2012.
  38. ^ “Touring Club of Italy, Naples: The City and Its Famous Bay, Capri, Sorrento, Ischia, and the Amalfi, Milano”. Touring Club of Italy. 2003. tr. 11. ISBN 88-365-2836-8.
  39. ^ a b “Antic Naples”. Naples.Rome-in-Italy.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2008.
  40. ^ Herbermann, Charles, ed. (1913). "Naples" . Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
  41. ^ a b Wolfram, Herwig (1997). The Roman Empire and Its Germanic Peoples. University of California Press. ISBN 978-0-520-08511-4.
  42. ^ “Belisarius – Famous Byzantine General”. About.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2009.
  43. ^ a b Kleinhenz, Christopher (2004). Medieval Italy: An Encyclopedia. Routledge. ISBN 978-0-415-22126-9.
  44. ^ a b c McKitterick, Rosamond (2004). The New Cambridge Medieval History. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-85360-6.
  45. ^ Magnusson & Goring 1990
  46. ^ Hilmar C. Krueger. "The Italian Cities and the Arabs before 1095" in A History of the Crusades: The First Hundred Years, Vol.I. Kenneth Meyer Setton, Marshall W. Baldwin (eds., 1955). University of Pennsylvania Press. p.48.
  47. ^ Bradbury, Jim (8 tháng 4 năm 2004). The Routledge Companion to Medieval Warfare. Routledge. ISBN 978-0-415-22126-9.
  48. ^ “Kingdom of Sicily, or Trinacria”. Encyclopædia Britannica. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2007.
  49. ^ “Swabian Naples”. naplesldm.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  50. ^ Astarita, Tommaso (2013). “Introduction: "Naples is the whole world"”. A Companion to Early Modern Naples. Brill. tr. 2.
  51. ^ a b c “Sicilian History”. Dieli.net. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  52. ^ “Naples – Castel Nuovo”. PlanetWare.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  53. ^ Warr, Cordelia; Elliott, Janis (2010). Art and Architecture in Naples, 1266–1713: New Approaches. John Wiley & Sons. tr. 154–155.
  54. ^ Bruzelius, Caroline (1991). “"ad modum franciae": Charles of Anjou and Gothic Architecture in the Kingdom of Sicily”. Journal of the Society of Architectural Historians. University of California Press. 50 (4): 402–420. doi:10.2307/990664. JSTOR 990664.
  55. ^ Constable, Olivia Remie (1 tháng 8 năm 2002). Housing the Stranger in the Mediterranean World: Lodging, Trade, and Travel. Humana Press. ISBN 978-1-58829-171-4.
  56. ^ “Angioino Castle, Naples”. Naples-City.info. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  57. ^ “Aragonese Overseas Expansion, 1282–1479”. Zum.de. 7 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2008.
  58. ^ “Ferrante of Naples: the statecraft of a Renaissance prince”. Questia.com. 7 tháng 10 năm 2007.
  59. ^ “Naples Middle-Ages”. Naples.Rome-in-Italy.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2008.
  60. ^ a b c “Spanish acquisition of Naples”. Encyclopædia Britannica. 7 tháng 10 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2008.
  61. ^ Matthews, Jeff (2005). “Don Pedro de Toledo”. Around Naples Encyclopedia. Faculty.ed.umuc.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008.
  62. ^ Niaz, Ilhan (2014). Old World Empires: Cultures of Power and Governance in Eurasia. Routledge. tr. 399. ISBN 978-1317913795.
  63. ^ Colin McEvedy (2010), The Penguin Atlas of Modern History (to 1815). Penguin Group. p. 39.
  64. ^ Byrne, Joseph P. (2012). Encyclopedia of the Black Death. ABC-CLIO. tr. 249. ISBN 978-1598842548.
  65. ^ “Charles VI, Holy Roman emperor”. Bartleby.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2009.
  66. ^ “Charles of Bourbon – the restorer of the Kingdom of Naples”. RealCasaDiBorbone.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2009.
  67. ^ a b c “The Parthenopean Republic”. Faculty.ed.umuc.edu. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2001.
  68. ^ a b “Austria Naples – Neapolitan War 1815”. Onwar.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2001.
  69. ^ Webb, Diana (6 tháng 6 năm 1996). “La dolce vita? Italy by rail, 1839–1914”. History Today. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015.
  70. ^ “Italians around the World: Teaching Italian Migration from a Transnational Perspective”. OAH.org. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2010.
  71. ^ Moretti, Enrico (1999). “Social Networks and Migrations: Italy 1876–1913”. International Migration Review. 33 (3): 640–657. JSTOR 2547529.
  72. ^ Snowden, Frank M. (2002). Naples in the Time of Cholera, 1884–1911. Cambridge University Press.
  73. ^ “Archived copy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2018.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  74. ^ “Eddyburg.it - Bisogna Sventrare Napoli!”. 25 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2012.
  75. ^ Hughes, David (1999). British Armoured and Cavalry Divisions. Nafziger. tr. 39–40.
  76. ^ Atkinson, Rick (2 tháng 10 năm 2007). The Day of Battle. 4889: Henry Holt and Co.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  77. ^ “North and South: The Tragedy of Equalization in Italy”. Frontier Center for Public Policy. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2003.
  78. ^ Fraser, Christian (7 tháng 10 năm 2007). “Naples at the mercy of the mob”. BBC. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2007.
  79. ^ Sito della Presidenza del Consiglio dei Ministri (biên tập). “Consiglio dei Ministri n. 76/09” (PDF).
  80. ^ “Berlusconi Takes Cabinet to Naples, Plans Tax Cuts, Crime Bill”. Bloomberg L.P. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 7 năm 2012.
  81. ^ "Naples, city of the hard luck story" Lưu trữ 7 tháng 4 2017 tại Wayback Machine. The Guardian. 16 October 2011. Retrieved 17 October 2010.
  82. ^ "Unemployment spawns protests across Naples". Demotix.com. 2 August 2011. Retrieved 17 October 2011.
  83. ^ a b "Cricca veneta sui rifiuti di Napoli: arrestati i fratelli Gavioli" (in Italian) Lưu trữ 22 tháng 6 2012 tại Wayback Machine. Il Mattino. 20 June 2012. Retrieved 11 July 2012.
  84. ^ "Gestione rifiuti a Napoli, undici arresti tra Venezia e Treviso" (in Italian) Lưu trữ 25 tháng 1 2014 tại Wayback Machine. Il Mattino di Padova. 21 June 2012. Retrieved 14 July 2012.
  85. ^ UN Habitat. Retrieved 24 December 2011.
  86. ^ Proietti, Manuela. “Expo 2012, Napoli capitale dello spazio| Iniziative | DIREGIOVANI”. Diregiovani.it. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2010.[liên kết hỏng]
  87. ^ P. Nicotera e P. Lucira, La costituzione (PDF), in Il sottosuolo di Napoli (Relazione della commissione di studio), Comune di Napoli, 1967. URL consultato il 4 settembre 2012 (archiviato dall'url originale il 29 gennaio 2018).
  88. ^ “Mount Vesuvius, one of the most dangerous volcanoes in the world”. Wanted in Rome. 5 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  89. ^ “Mount Vesuvius - Italy”. Geology.com. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  90. ^ “Summary of the eruptive history of Mt. Vesuvius”. Osservatorio Vesuviano, Italian National Institute of Geophysics and Volcanology. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
  91. ^ “Geology and Vulcanology | Vesuvius National Park”. Parco Nazionale del Vesuvio (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  92. ^ Woods, Andrew W. (2013). “Sustained explosive activity: volcanic eruption columns and hawaiian fountains”. Trong Fagents, Sarah A.; Gregg, Tracy K. P.; Lopes, Rosaly M. C. (biên tập). Modeling Volcanic Processes: The Physics and Mathematics of Volcanism. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 158. ISBN 978-0521895439.
  93. ^ “Science: Man of Pompeii”. Time. 15 tháng 10 năm 1956. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
  94. ^ Wallace-Hadrill, Andrew (15 tháng 10 năm 2010). “Pompeii: Portents of Disaster”. BBC History. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2011.
  95. ^ “Vesuvius, Italy”. Volcano World. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2008.
  96. ^ a b “The world's top volcanoes”. Scenta. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2010.
  97. ^ “The Pomici Di Base Eruption”. Osservatorio Vesuviano, Italian National Institute of Geophysics and Volcanology. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2006.
  98. ^ “Vesuvius”. Global Volcanism Program. Viện Smithsonian.
  99. ^ “Definition of somma volcano”. Volcano Live. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2006.
  100. ^ “Vesuvius”. volcanotrek.com. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2010.
  101. ^ “What If Mount Vesuvius Erupted Today?”. CBC.ca. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  102. ^ “Dipartimento della Protezione Civile - Risk activities and Volcanic Risk in Italy”. Department of Civil Protection - Italian Government. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  103. ^ McGuire, Bill (16 tháng 10 năm 2003). “In the shadow of the volcano”. The Guardian. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2010.
  104. ^ “The Volcano A history of 400,000 years”. Official Website of Vesuvius National Park. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  105. ^ “Il Vesuvio simbolo di Napoli: cosa rappresenta per i napoletani?”. Napoli Parlando. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2021.
  106. ^ Kozák, Jan; Cermák, Vladimir (2010). “Vesuvius-Somma Volcano, Bay of Naples, Italy”. The Illustrated History of Natural Disasters. Springer. tr. 45–54. doi:10.1007/978-90-481-3325-3_3. ISBN 978-90-481-3325-3.
  107. ^ “GeoHack – San Pietro a Patierno”. wmflabs.org. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2016.
  108. ^ Tabelle climatiche della stazione meteorologica di Napoli-Capodichino Ponente dall'Atlante Climatico 1971–2000 (PDF). Servizio Meteorologico dell'Aeronautica Militare. Retrieved 5 December 2012.
  109. ^ “Naples (16289) - WMO Weather Station”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2019.
  110. ^ “Naples Sea Temperature”. seatemperature.org. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2020.
  111. ^ “Historical centre”. INaples.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  112. ^ Ilgiornaledellarte.com Lưu trữ 15 tháng 8 2013 tại Wayback Machine
  113. ^ a b “Naples”. Red Travel. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2012.
  114. ^ “Cultura - Il castel dell'ovo”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  115. ^ “Cultura - Patrimonio Artistico e Museale - Castel Nuovo”. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012.
  116. ^ “Fondazione Castel Capuano”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2018.
  117. ^ Giuseppe Grispello, Il mistero di Castel Sant'Elmo, Napoli, Guida, 1999, ISBN 88-7188-322-5.
  118. ^ Ruggiero Gennaro, I castelli di Napoli, Napoli, Newton & Compton, 1995, ISBN 88-7983-760-5.
  119. ^ “Tripadvisor: Napoli al quinto posto nella classifica delle recensioni”. Uninta.it. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2021.
  120. ^ a b “Saint Gennaro”. SplendorofTruth.com. 24 tháng 3 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  121. ^ “Piazza Dei Martiri”. INaples.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2008.
  122. ^ Ceva Grimaldi, Francesco (1857). Della città di Napoli dal tempo della sua fondazione sino al presente. Stamperia e calcografia. tr. 521. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2013. Albergo Reale dei Poveri napoli.
  123. ^ “Villa Comunale”. Faculty.ed.umuc.edu. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2003.
  124. ^ “Information en”.
  125. ^ a b “Parco Virgiliano”. SkyTeam.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2011.
  126. ^ Lachmann, Richard (1 tháng 1 năm 2002). Capitalists in Spite of Themselves: Elite Conflict and Economic Transitions in Early Modern Europe. Oxford University Press. ISBN 9780195159608 – qua Google Books.
  127. ^ Claus, Edda (tháng 6 năm 1997). “The Rebirth of a Communications Network: Europe at the Time of the Carolingians”. Université de Montréal. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2014.
  128. ^ Tellier, Luc-Normand (1 tháng 1 năm 2009). Urban World History: An Economic and Geographical Perspective. PUQ. ISBN 9782760522091 – qua Google Books.
  129. ^ a b c “Demographics of Naples”. UMUC.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2008.
  130. ^ “Demographics”. ISTAT. 8 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  131. ^ “Seminario-aprile2001.PDF” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2009.
  132. ^ OECD. “Competitive Cities in the Global Economy” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009.
  133. ^ “Urban slums reports: the case of Naples, Italy” (PDF). UCL. 2003. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
  134. ^ a b “Statistiche Demografiche ISTAT”. ISTAT. 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2018.
  135. ^ “Cittadini Stranieri – Napoli”. comuni-italiani.it. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  136. ^ “Università Statale di Milano: Profilo di storia linguistica italiana. Unificazione, norma ed espansione dell'italiano. (PDF).
  137. ^ “Ethnologue Napoletano-Calabrese”. Ethnologue.com. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2011.
  138. ^ “Patrimoni linguistici: Che cosa si intende per lingua napoletana..
  139. ^ “Università degli Studi di Milano: Storia e morfologia delle lingue italoromanze.
  140. ^ “:Enciclopedia Treccani: Storia della lingua italiana..
  141. ^ Giambattista Basile, in Dizionario biografico degli italiani, vol. 7, Istituto dell'Enciclopedia Italiana, 1970
  142. ^ “Tutela del dialetto, primo via libera al Ddl campano”. Il Denaro (bằng tiếng Ý). 15 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  143. ^ Francesco Ceva Grimaldi, Della città di Napoli dal tempo della sua fondazione sino al presente: memorie storiche, Stamperia e calcografia, 1857.
  144. ^ Giovanni Liccardo, Le catacombe di Napoli, Roma, Newton & Compton, 1995, ISBN 88-8183-175-9.
  145. ^ “Chiesa di Napoli - Sito ufficiale dell'arcidiocesi”..
  146. ^ Massimiliano Boccolini, L'Islam a Napoli. Chi sono e cosa fanno i musulmani all'ombra del Vesuvio, Napoli, Intra Moenia, 2002, ISBN 88-7421-007-8.
  147. ^ “corrieredelmezzogiorno.corriere Napolislam, il film che non si può vedere.
  148. ^ “The Foods of Sicily – A Culinary Journey”. ItalianFoodForever.com. 24 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2013.
  149. ^ "Proposal of recognition of the Specialita' Traditionale Garantita 'Pizza Napoletana'" Lưu trữ 8 tháng 2 2009 tại Wayback Machine. Forno Bravo. 24 May 2004. Retrieved 27 November 2011.
  150. ^ “La cucina napoletana”. PortaNapoli.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  151. ^ “Campania”. CuciNet.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  152. ^ “Campania – Cakes and Desserts”. Emmeti.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  153. ^ “Struffoli – Neapolitan Christmas Treats”. About.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  154. ^ “Lacryma Christi – A Legendary Wine”. BellaOnline.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  155. ^ “Limoncello”. PizzaToday.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  156. ^ Ferri, Interviewed by Sandro and Sandra (2015). “Elena Ferrante, Art of Fiction No. 228”. The Paris Review. Interviews. (bằng tiếng Anh). Spring 2015 (212). ISSN 0031-2037. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2019.
  157. ^ a b “Napoli”. Best.unina.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2007.
  158. ^ Aric Chen (18 September 2005). Going to Naples Lưu trữ 28 tháng 6 2012 tại Wayback Machine. New York Times. Retrieved 30 January 2013.
  159. ^ Napoli, Comune di. “Comune di Napoli – Festa di Piedigrotta”. comune.napoli.it. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  160. ^ Napoli, Comune di. “Comune di Napoli – PizzaFest 2007”. comune.napoli.it. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  161. ^ Napoli, Comune di. “Comune di Napoli – Maggio dei Monumenti 2016”. comune.napoli.it. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  162. ^ Napoli, Comune di. “Comune di Napoli – Il ritorno della Festa di San Gennaro”. comune.napoli.it. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  163. ^ “san-gennaro”. san-gennaro. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2016.
  164. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2011.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  165. ^ “Renaissance Fashion”. Renaissance-spell.com. 9 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2013.
  166. ^ “Napoli capitale della moda: 700 anni di storia dell'eleganza”. Lưu trữ bản gốc 11 Tháng mười hai năm 2020. Truy cập 11 tháng Năm năm 2021.
  167. ^ Limited, Mario Corporation. “Italian Fashion Wholesale clothing - apparel supplier in Italy”. www.mariocorp.com.
  168. ^ “Italian brands distribution supply wholesale designer fashion luxury clothes - Italian Fashion buying house”. www.italianbrandsdistribution.com.
  169. ^ “Is Naples ready to be Italy's fourth fashion capital”. Lưu trữ bản gốc 11 tháng Năm năm 2021. Truy cập 11 tháng Năm năm 2021.
  170. ^ “Napoli, prossima capitale della moda internazionale”. Lưu trữ bản gốc 28 Tháng hai năm 2021. Truy cập 11 tháng Năm năm 2021.
  171. ^ “Naples”. AgendaOnline.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2004.
  172. ^ “Timeline: Opera”. TimelineIndex.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  173. ^ “What is opera buffa?”. ClassicalMusic.About.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  174. ^ “Teatro San Carlo”. WhatsOnWhen.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2011.
  175. ^ “Vinaccia 1779”. EarlyRomanticGuiar.com. 8 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  176. ^ Tyler, James (24 tháng 10 năm 2002). The Guitar and Its Music: From the Renaissance to the Classical Era. Routledge. ISBN 978-0-19-816713-6.
  177. ^ “Cyclopaedia of Classical Guitar Composers”. Cyclopaedia of Classical Guitar Composers. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 11 năm 2007.
  178. ^ “The Masters of Classical Guitar”. LagunaGuitars.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
  179. ^ “Starobin Plays Sor and Giuliani”. FineFretted.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2008.
  180. ^ “Enrico Caruso”. Encyclopædia Britannica. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  181. ^ “Enrico Caruso”. Grandi-Tenori.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2009.
  182. ^ a b “History”. FestaDiPiedigrotta.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2014.
  183. ^ “Artisti classici napoletani”. NaplesMyLove.com. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2008.
  184. ^ “Mario Merola obituary”. The Guardian. London. 8 tháng 1 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2017.
  185. ^ Matthews, Jeff. “Salvatore Di Giacomo”. naplesldm.com. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  186. ^ “Gustavo Serena”. IMDb. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  187. ^ Shakespeare, William; Loehlin, James N. (25 tháng 4 năm 2002). Romeo and Juliet (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-66769-2.
  188. ^ gadam (27 tháng 8 năm 2014). “IMDb: 10 good movies about Naples – a list by gadam”. IMDb. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2016.
  189. ^ Celli, C.; Cottino-Jones, M. (8 tháng 1 năm 2007). A New Guide to Italian Cinema (bằng tiếng Anh). Springer. ISBN 978-0-230-60182-6.
  190. ^ “Storia Del Club, by Pietro Gentile and Valerio Rossano”. Napoli2000.com. 23 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2007.
  191. ^ Reuters (4 tháng 12 năm 2020). “Napoli's San Paolo stadium renamed to honour Maradona”. Thomson Reuters. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  192. ^ “Storia” (bằng tiếng Ý). Calcio Napoli Net. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2007.
  193. ^ “Palmares”. sscnapoli.it. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2014.
  194. ^ “Fencing”. Accademia Nazionale di Scherma. 12 tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2018.
  195. ^ “University of Naples 'Federico II'. UNINA.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 2 năm 2008.
  196. ^ “L'università che ha tutti i numeri...”. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2021.
  197. ^ “Orto Botanico di Napoli”. OrtoBotanico.UNINA.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
  198. ^ “Scuola: Le Università”. NapoliAffari.com. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2014.
  199. ^ Ripa, Matteo (1849). Memoirs of Father Ripa: During Thirteen Years Residence at the Court of Peking in the Service of the Emperor of China. New York Public Library.
  200. ^ “Pontificia Facoltà Teologica dell'Italia Meridionale”. PFTIM.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  201. ^ “Università degli Studi Suor Orsola Benincasa – Napoli”. UNISOB.na.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2008.
  202. ^ “History”. SanPietroaMajella.it. 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009.
  203. ^ Cassese, Giovanna (2013). Accademie patrimoni di belle arti, p. 189. Gangemi Editore. ISBN 8849276710
  204. ^ Gargano, Mauro; Olostro Cirella, Emilia; Della Valle, Massimo (2012). Il tempio di Urania : progetti per una specola astronomica a Napoli. Napoli: INAF – Osservatorio Astronomico di Capodimonte. ISBN 9788890729409.
  205. ^ “Quartieri”. Palapa.it. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  206. ^ “Rappresentanze Diplomatiche straniere in Italia”. Ministero degli Affari Esteri e della Cooperazione Internazionale. 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  207. ^ “napoli.repubblica, L'inaugurazione dell'hub di direzione strategica della Nato.
  208. ^ “Apple's first European Academy opens in Naples”. The Local Italy. 6 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2021.
  209. ^ “unina, Presentata la Cisco Academy in Ateneo. Collaborazione con Apple unica al mondo.
  210. ^ “laredazione.eu, Nasce a Napoli l'Osservatorio Internazionale per l'Economia del Mare.
  211. ^ “csli-italia, Chi siamo.
  212. ^ “Global city GDP 2011”. Brookings Institution. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2013.
  213. ^ "Which are the largest city economies in the world and how might this change by 2025?" Lưu trữ 4 tháng 5 2011 tại Wayback Machine PricewaterhouseCoopers. November 2009. Retrieved 23 April 2012.
  214. ^ “Il Comune - Area statistica - struttura della popolazione e territorio - città - condizione professionale”. www.comune.napoli.it (bằng tiếng Ý). Comune di Napoli. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  215. ^ “Tasso di disoccupazione : Tasso di disoccupazione - livello provinciale”. dati.istat.it. Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  216. ^ Grassi, Paolo (14 tháng 3 năm 2018). “Napoli, è record di disoccupati”. Corriere del Mezzogiorno (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 5 tháng 10 năm 2019.
  217. ^ “Euromonitor Internationals Top City Destinations Ranking Euromonitor archive”. Euromonitor.com. 12 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  218. ^ a b c “Rapporto sullo stato dell'economia della Provincia di Napoli”. Istituto ISSM. 8 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2008.
  219. ^ ildenaro.it (23 tháng 3 năm 2018). “Turismo, dal Cipe 6 milioni per le "top destinations" d'Italia: c'è anche Napoli”. Ildenaro.it (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  220. ^ “Turismo in Italia nel 2018”. istat.it (bằng tiếng Ý). 15 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  221. ^ “Sassi / La cattiva scuola”. CADMO (1): 26–26. 12 tháng 7 năm 2015. doi:10.3280/cad2015-001003. ISSN 1122-5165. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  222. ^ “Se il Sud è la parte cattiva del Paese”. Corriere della Sera (bằng tiếng Ý). 12 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  223. ^ “E' uscito il libro Lo stato della città. Napoli e la sua area metropolitana a cura di Luca Rossomando : Inchiesta”. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  224. ^ “Linee guida per lo sviluppo turistico della Regione Campania, pp.10 a 13” (PDF). sito.regione.campania. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  225. ^ g.marinelli (1 tháng 2 năm 2018). “Campania Express 2019”. EAV srl (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  226. ^ “fondazionefs, Reggia Express Treno storico da Napoli Centrale a Caserta” (PDF). fondazionefs.it. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  227. ^ ildenaro.it (27 tháng 11 năm 2019). “Turismo, Istat: Napoli, boom di presenze. In un anno + 13,6%”. Ildenaro.it (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  228. ^ “Napoli capitale del turismo, Palermo a fondo classifica”. lastampa.it (bằng tiếng Ý). 3 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  229. ^ “Franceschini: "Napoli capitale del turismo". la Repubblica (bằng tiếng Ý). 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  230. ^ Nuzzo*, Claudio Calveri e Diego (16 tháng 12 năm 2019). “Napoli, il record del centro storico Unesco e il "rischio" gentrificazione”. Corriere del Mezzogiorno (bằng tiếng Ý). Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2021.
  231. ^ “Driving around Italy”. OneStopItaly.com. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  232. ^ “A3”. AISCAT.it. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  233. ^ “A16 – Autostrada dei due Mari”. AISCAT.it. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  234. ^ “The Naples Train Station-Napoli Centrale”. RailEurope.com. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  235. ^ "Istituzione di un senso unico pedonale zona Decumani nel periodo natalizio" (in Italian) Lưu trữ 22 tháng 7 2011 tại Wayback Machine. Comune di Napoli. 21 November 2008. Retrieved 27 November 2011.
  236. ^ “Naples – City Insider”. Marriott.co.uk. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  237. ^ “High Speed Rail Operations, Italy”. Railway-Technology.com. 26 tháng 6 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2008.
  238. ^ “Ferries from Naples”. ItalyHeaven.co.uk. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2008.
  239. ^ “Passenger traffic statistics”. Autorità Portuale di Napoli (Naples Port Authority). 13 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  240. ^ “Statistics of cruise passenger arrivals”. Autorità Portuale di Napoli (Naples Port Authority). 13 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  241. ^ “Consortium of Metropolitana del Mare”. Metro' del Mare S.C.A.R.L. 13 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2013.
  242. ^ “Naples International Airport” (PDF). Gesac.it. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2008.
  243. ^ “Naples Public Transportation Statistics”. Global Public Transit Index by Moovit. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2017. Material was copied from this source, which is available under a Creative Commons Attribution 4.0 International License Lưu trữ 16 tháng 10 2017 tại Wayback Machine.
  244. ^ a b “Naples Italy Transportation Options”. GoEurope.com. 26 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2008.
  245. ^ “Funicolari”. A.N.M. S.p.A.
  246. ^ “Ascensori pubblici”. A.N.M. S.p.A.
  247. ^ “Scale mobili intermodali”. A.N.M. S.p.A.
  248. ^ a b c d “Gemellaggi”. comune.napoli.it (bằng tiếng Ý). Napoli. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2019.
  249. ^ 姉妹・友好・兄弟都市 [Sister, friendship or Twin cities]. Kagoshima International Affairs Division (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2016.
  250. ^ “Twin-cities of Azerbaijan”. Azerbaijans.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  251. ^ Mazumdar, Jaideep (17 tháng 11 năm 2013). “A tale of two cities: Will Kolkata learn from her sister?”. The Times of India. New Delhi. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013.
  252. ^ Fraternity cities on Sarajevo Official Web Site Lưu trữ 1 tháng 12 2008 tại Wayback Machine. City of Sarajevo. 2008. Retrieved 9 November 2008.

Tham khảo

Liên kết ngoài

Chính thức

Bản mẫu:Largest cities of Italy