Natri bis(trimethylsilyl)amide

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Natri bis(trimetylsilyl)amua)
Natri bis(trimethylsilyl)amide
Tên hệ thốngSodiobis(trimetylsilyl)amin
Tên khácNatri hexametylđisilazane
Natri hexametylđisilazua
Nhận dạng
Viết tắtNaHMDS
Số CAS1070-89-9
PubChem2724254
Số EINECS213-983-8
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
InChI
Tham chiếu Beilstein3629917
Thuộc tính
Công thức phân tửC6H18NNaSi2
Khối lượng mol183,37 g/mol
Bề ngoàiChất rắn trắng xám
Khối lượng riêng0,9 g/cm³, rắn
Điểm nóng chảy 171 đến 175 °C (444 đến 448 K; 340 đến 347 °F)
Điểm sôi 170 °C (443 K; 338 °F) (2 mmHg)
Độ hòa tan trong nướcPhản ứng với nước
Độ hòa tan trong các dung môi khácTHF, benzen
toluen
Cấu trúc
Hình dạng phân tửtháp tam giác
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhdễ cháy, ăn mòn
Chỉ dẫn RR11, R15, R34 (xem Danh sách nhóm từ R)
Chỉ dẫn SS16, S24/25 (xem Danh sách nhóm từ S)
Các hợp chất liên quan
Cation khácLithi
bis(trimetylsilyl)amua

(LiHMDS)
Kali
bis(trimetylsilyl)amua
Hợp chất liên quanLithi điisopropylamua (LDA)
KH
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Natri bis(trimetylsilyl)amuahợp chất hóa học với công thức ((CH3)3Si)2NNa. Hóa chất này, thường gọi tắt là NaHMDS (natri hexametylđisilazua), là một base mạnh dùng trong các phản ứng tách proton hay xúc tác base. Ưu điểm là nó có thể tìm thấy ở dạng rắn và tan được với lượng lớn trong các dung môi không phân cực như THF, đietyl ete, benzen, và toluen bởi nhóm ưa béo TMS.[1]

NaHMDS nhanh chóng phân hủy trong nước để tạo ra natri hydroxidebis(trimetylsilyl)amin.

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường các chất cơ kim phân cực thể hiện dưới dạng ion, nhưng NaHMDS lại có rất ít tính chất ion. Cấu trúc phân tử như trên hình là hợp lý hơn cả - nguyên tử natri gắn với nguyên tử nitơ thông qua một liên kết cộng hóa trị phân cực. Khi không dung môi hóa, nó là chất rắn ở dạng trime hóa.[2]

Ứng dụng trong tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

NaHMDS được dùng rộng rãi như một base cho các axit C-H. Các phản ứng tiêu biểu:

  • Tách proton của xetoneste để tạo các dẫn xuất enolat.
  • Tạo các halocacben như CHBr và CHI bằng phản ứng tách hiđrohalide của CH2X2 (X = Br, I). Các cacben này cộng hợp với anken tạo thành dẫn xuất thế của xiclopropan.
  • Tạo thuốc thử Wittig thông qua phản ứng tách proton các muối photphoni.
  • Tách proton của xianohiđrin.

NaHMDS cũng dùng cho các axit N-H.

NaHMDS phản ứng với ankyl halide tạo ra các dẫn xuất amin:

(CH3)3Si)2NNa + RBr → (CH3)3Si)2NR + NaBr
(CH3)3Si)2NR + H2O → (CH3)3Si)2O + RNH2

Quá trình trên được mở rộng lên thành phản ứng aminomwtyl hóa nhờ tác chất (CH3)3Si)2NCH2OMe, chứa một nhóm metoxi không thay thế.

  • Tách proton các chất đầu để tạo thành các cacben bền.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Watson, B. T.; Lebel, H. "Sodium bis(trimethylsilyl)amide" in Encyclopedia of Reagents for Organic Synthesis (Ed: L. Paquette) 2004, J. Wiley & Sons, New York. doi:10.1002/047084289X.rs071m.pub2
  2. ^ Driess, Matthias; Pritzkow, Hans; Skipinski, Markus; Winkler, Uwe (1997). “Synthesis and Solid State Structures of Sterically Congested Sodium and Cesium Silyl(fluorosilyl)phosphanide Aggregates and Structural Characterization of the Trimeric Sodium Bis(trimethylsilyl)amide”. Organometallics. 16 (23): 5108–5112. doi:10.1021/om970444c.