Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đài Loan”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 35: Dòng 35:
Viên chức 3 = [[Mao Trị Quốc]] |
Viên chức 3 = [[Mao Trị Quốc]] |
legislature = [[Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc|Lập pháp viện]] |
legislature = [[Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc|Lập pháp viện]] |
Diện tích = 36.193<ref name="taiwan-popstat"/> |
Diện tích = 36.193 |
Diện tích dặm vuông = 13.974 |
Diện tích dặm vuông = 13.974 |
Đứng hàng diện tích = 136 |
Đứng hàng diện tích = 136 |
Độ lớn diện tích = 1 E10 |
Độ lớn diện tích = 1 E10 |
Phần nước = 10,34% |
Phần nước = 10,34% |
Dân số ước lượng = 23.373.517<ref name="taiwan-popstat"/> |
Dân số ước lượng = 23.373.517 |
Năm ước lượng dân số = tháng 12 năm 2013 |
Năm ước lượng dân số = tháng 12 năm 2013 |
Đứng hàng dân số ước lượng = 52 |
Đứng hàng dân số ước lượng = 52 |

Phiên bản lúc 09:08, ngày 6 tháng 2 năm 2016

Trung Hoa Dân Quốc
Quốc kỳ Quốc huy
Bản đồ
Vị trí của Trung Hoa Dân Quốc
Vị trí của Trung Hoa Dân Quốc
Vị trí của Trung Hoa Dân Quốc (màu đỏ) trên thế giới
Vị trí của Trung Hoa Dân Quốc
Vị trí của Trung Hoa Dân Quốc
Vùng lãnh thổ dưới quyền kiểm soát của
Trung Hoa Dân Quốc
Quốc ca
《中華民國國歌》
"Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc"

Quốc kỳ ca:
《中華民國國旗歌》
"Quốc kỳ ca Trung Hoa Dân Quốc"
Hành chính
Chính phủCộng hòa bán tổng thống
Tổng thốngMã Anh Cửu
Phó Tổng thốngNgô Đôn Nghĩa
Thủ tướngMao Trị Quốc
Lập phápLập pháp viện
Thủ đôĐài Bắc
25°02′B 121°38′Đ / 25,033°B 121,633°Đ / 25.033; 121.633
Thành phố lớn nhấtTân Bắc
Địa lý
Diện tích36.193 km²
13.974 mi² (hạng 136)
Diện tích nước10,34% %
Múi giờCST (UTC+8)
Lịch sử
10/10/1911Tuyên bố
7/12/1949Rời sang Đài Loan
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Hoa phổ thông[1]
Tiếng Phúc Kiến Đài Loan
Tiếng Khách Gia
Tiếng Đài Loan bản địa
Thổ ngữ Phúc Châu
Ngôn ngữ khácChữ Hán phồn thể
Dân số ước lượng (tháng 12 năm 2013)23.373.517 người (hạng 52)
Mật độ644 người/km² (hạng 17)
1.664 người/mi²
Kinh tế
GDP (PPP) (2014)Tổng số: 1.021,607 tỷ đô la Mỹ[2]
Bình quân đầu người: 43.599 đô la Mỹ[2] (hạng 17)
GDP (danh nghĩa) (2014)Tổng số: 505,452 tỷ đô la Mỹ[2] (hạng 25)
Bình quân đầu người: 21.571 đô la Mỹ[2] (hạng 39)
HDI (2011)0.868 cao
Đơn vị tiền tệTân Đài tệ (NT$) (TWD)
Thông tin khác
Tên miền Internet.tw

Đài Loan, tên chính thức Trung Hoa Dân Quốc (phồn thể: 中華民國; giản thể: 中华民国; bính âm Hán ngữ: Zhōnghuá Mínguó; bính âm thông dụng: Jhonghuá Mínguó), là một quốc gia thuộc Đông Á. Lãnh thổ của nó đã từng bao trùm toàn cõi Trung Quốc, sau lệnh ngưng bắn tạm thời trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, vào năm 1949 phe cộng sản đã nắm quyền kiểm soát Trung Hoa đại lục, hiện Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) chỉ quản lý các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim MônMã Tổ. Kể từ cuối thập niên 1990, Trung Hoa Dân Quốc thường được gọi là "Đài Loan" (台灣), và kể từ cuối thập niên 1970 tên "Trung Quốc" đã được sử dụng nhiều hơn để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại đại lục Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Trung Hoa Dân Quốc đôi khi còn được các tổ chức quốc tế gọi là "Trung Hoa Đài Bắc" (中華台北).

Trung Hoa Dân Quốc được thành lập vào năm 1912, thay thế nhà Thanh, triều đại cuối cùng của Trung Quốc, và kết thúc trên 2000 năm chế độ phong kiến. Do đó nó là nền cộng hòa tồn tại lâu đời nhất tại Đông Á. Trong lúc chế độ này cầm quyền tại Trung Hoa đại lục, Trung Quốc đã bị nhiều thế lực tranh giành quyền lực, bị Nhật Bản xâm chiếm, và cuối cùng lao vào một cuộc nội chiến. Cuộc nội chiến này tạm kết thúc năm 1949, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát gần toàn bộ Trung Hoa đại lục trong khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc kiểm soát đảo Đài Loan và một số đảo khác. Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập một quốc gia mới, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh năm 1949. Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan tiếp tục cho rằng nó là chính phủ chính thống của toàn bộ Trung Quốc. Việc này đã được hầu hết các nước trên thế giới công nhận cho đến cuối thập niên 1970. Đài Bắc được chọn làm thủ đô lâm thời.

Vị thế chính trị

Vị thế chính trị Đài Loan là một vấn đề gây tranh cãi. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là bất hợp pháp, và gọi họ là "Chính quyền Đài Loan". Tuyên bố này bị Trung Hoa Dân Quốc bác bỏ bởi họ tự coi mình là một quốc gia độc lập có chủ quyền[3]. Ban đầu Quốc Dân Đảng nắm quyền ở Trung Hoa Dân Quốc tự tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn Trung Hoa, dù hiện tại đa số người dân Đài Loan đã từ bỏ quan điểm đó. Trung Hoa Dân Quốc thực tế chưa bao giờ tái tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Trung Hoa nhưng các biên giới quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc cũng chưa được vẽ lại và những tuyên bố lãnh thổ còn chưa giải quyết xong từ cuối thập niên 1940 cũng chưa được xem xét lại. Vì thế, các biên giới theo tuyên bố của Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục bao gồm cả Lục địa Trung Quốc, nhiều hòn đảo ngoài khơi, Đài Loan, Ngoại Mông, bắc MyanmaTuva (hiện là lãnh thổ Nga). Tuy nhiên, trong tình thế chính trị hiện nay quan điểm này đã bị coi là lỗi thời và hiếm khi được đề cập.

Không khí chính trị khá căng thẳng với khả năng xảy ra xung đột quân sự trong trường hợp Đài Loan có các hoạt động theo hướng độc lập hay hành động thống nhất. Chính sách của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là sử dụng vũ lực để đảm bảo việc thống nhất nếu quá trình thống nhất trong hòa bình không thể diễn ra, như đã được tuyên bố trong Luật chống chia cắt đất nước, và vì lý do này các căn cứ quân sự của Trung Quốc luôn hiện diện trên bờ biển Phúc Kiến[4]. Hoa Kỳ đã huấn luyện quân sự và bán vũ khí cho Trung Hoa Dân Quốc[5]. Tuy nhiên, tình thế giữ nguyên trạng hiện tại, như theo định nghĩa của Hoa Kỳ, được ủng hộ dựa trên cơ sở sự quid pro quo ("để ý lẫn nhau") giữa hai nước Trung Quốc. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được cho là sẽ "không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan" và Trung Hoa Dân Quốc sẽ "có sự cẩn trọng trong việc điều phối mọi khía cạnh của các quan hệ xuyên eo biển." Cả hai sẽ kiềm chế tiến hành các hoạt động hay đưa ra những tuyên bố "có thể đơn phương làm thay đổi vị thế Đài Loan"[6].

Bên trong Trung Hoa Dân Quốc, các ý kiến khác biệt giữa những người ủng hộ thống nhất, đại diện là các đảng thuộc Liên minh Phiếm Lam, và những người ủng hộ độc lập, đại diện là các đảng thuộc Liên minh Phiếm Lục. Quốc Dân Đảng, Đảng lớn nhất trong Liên minh Phiếm Lam, ủng hộ việc giữ nguyên trạng trong tương lai không xác định với mục tiêu được tuyên bố duy nhất là thống nhất. Tuy nhiên, họ không ủng hộ việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tương lai gần, bởi một viễn cảnh như vậy sẽ là không thể chấp nhận được với các thành viên của họ và với những người dân. Mã Anh Cửu, cựu chủ tịch Quốc dân Đảng và là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, đã đặt ra tiêu chuẩn về mức độ dân chủ, phát triển kinh tế ở gần mức của Trung Hoa Dân Quốc để lục địa đạt tới trước khi việc thống nhất diễn ra. Đảng Dân chủ Tiến bộ (gọi tắt là Đảng Dân Tiến), đảng lớn nhất trong Phiếm Lục, cũng ủng hộ việc giữ nguyên trạng bởi nguy cơ chọc giận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là không thể chấp nhận đối với các thành viên của họ. Tuy nhiên, Tổng thống Trần Thủy Biển của Đảng Dân Tiến đã nói rằng dù thế nào chăng nữa, bất kỳ quyết định nào phải được đưa ra thông qua trưng cầu dân ý trước nhân dân Trung Hoa Dân Quốc. Chính sách đối ngoại của cả hai liên minh hiện tại đều ủng hộ việc tham gia của Trung Hoa Dân Quốc vào các tổ chức quốc tế, nhưng Quốc Dân Đảng chấp nhận nguyên tắc "Một Trung Quốc" và Đảng Dân Tiến khuyến khích các mối quan hệ kinh tế với các nước khác trừ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vì các lý do an ninh.

Về phần mình, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dường như coi việc giữ lại cái tên "Trung Hoa Dân Quốc" còn dễ chịu hơn nhiều so với việc tuyên bố một nước Cộng hòa Đài Loan độc lập về pháp lý. Tuy nhiên, với sự trỗi dây của phong trào ủng hộ độc lập tại Đài Loan, cái tên "Đài Loan" đã ngày càng được sử dụng nhiều trên chính hòn đảo này. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố rằng bất kỳ một nỗ lực nào tại Đài Loan nhằm chính thức xóa bỏ chế độ Trung Hoa Dân Quốc và thay thế nó bằng một nước Cộng hòa Đài Loan sẽ dẫn tới nguy cơ đáp trả bằng biện pháp quân sự mạnh mẽ. Quan điểm hiện tại của Hoa Kỳ là vấn đề Đài Loan phải được giải quyết một cách hòa bình và hành động đơn phương của bất kỳ bên nào sẽ bị lên án; cả việc vô cớ tấn công của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay một tuyên bố độc lập từ phía Đài Loan đều không thể chấp nhận[6].

chính sách một Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu cầu các nước không chính thức công nhận Trung Hoa Dân Quốc như một điều kiện để duy trì các quan hệ ngoại giao với họ. Chỉ có 24 quốc gia có quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, đa số các nước đều có văn phòng đại diện không chính thức tại Trung Hoa Dân Quốc. Hoa Kỳ vẫn giữ quan hệ không chính thức với Trung Hoa Dân Quốc thông qua Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan (美國在台協會)[7]. Trên thực tế Trung Hoa Dân Quốc cũng giữ các đại sứ quánlãnh sự quán ở hầu hết các nước, được gọi là các "Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc" (臺北經濟文化代表處 Đài Bắc kinh tế văn hóa đại biểu xứ), gọi tắt là Văn phòng Đại diện Đài Bắc. Các Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc là "các thực thể thương mại không chính thức" của Trung Hoa Dân quốc chịu trách nhiệm duy trì quan hệ ngoại giao, cung cấp các dịch vụ lãnh sự (như cấp thị thực nhập cảnh), và bảo vệ các lợi ích quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc tại các nước khác trên cơ sở căn bản như Đại sứ quán hay Lãnh sự quán[8].

Cũng vì việc áp dụng chính sách Một Trung Quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc chỉ có thể tham gia vào các tổ chức quốc tế nơi họ không được công nhận như một quốc gia độc lập có chủ quyền. Năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc có tư cách đại diện cho toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và họ là một trong những quốc gia sáng lập cũng như là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc; tuy nhiên, năm 1971, với việc thông qua Nghị quyết 2758 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, nó bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế. Kể từ năm 1992, Trung Hoa Dân Quốc luôn lặp lại đề nghị được gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng chưa hề thành công. Đa số quốc gia thành viên, gồm cả Hoa Kỳ, không muốn bàn thảo vấn đề vị thế chính trị Trung Hoa Dân Quốc vì sợ gây trở ngại tới những quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tuy nhiên, cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều công khai ủng hộ việc Trung Hoa Dân Quốc xin trở thành quan sát viên của Tổ chức Y tế Thế giới[9]. Tuy nhiên, dù Trung Hoa Dân Quốc hàng năm đều đệ trình hồ sơ xin làm thành viên của WHO từ năm 1997 dưới nhiều tên gọi, những nỗ lực của họ luôn bị Trung Quốc cản trở. Tương tự, Trung Hoa Dân Quốc chịu áp lực phải sử dụng cái tên trung lập về chính trị là "Đài Bắc Trung Quốc" trong các sự kiện quốc tế như Thế vận hội, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tham gia. Trung Hoa Dân Quốc nói chung bị ngăn cản sử dụng quốc ca và quốc kỳ của mình tại các sự kiện quốc tế vì áp lực của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những thành viên đoàn Trung Hoa Dân Quốc tham gia vào các sự kiện đó như Thế vận hội thường bị ngăn cản mang theo quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc vào những địa điểm tổ chức sự kiện Olympic[10]. Trung Hoa Dân Quốc có thể tham gia với tên gọi "Trung Quốc" tại các tổ chức nơi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không tham dự, như Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới.

Quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và những vấn đề liên quan về độc lập của Đài Loan và sự thống nhất với Trung Quốc vẫn tiếp tục là vấn đề thống trị trong chính trị Trung Hoa Dân Quốc[11]. Về bất kỳ một giải pháp riêng biệt nào ý kiến của công chúng thay đổi rất nhiều khi câu chữ chỉ thay đổi một chút, việc này phản ánh sự phức tạp của ý kiến công chúng với chủ đề này[12].

Lịch sử

1911–1927

Viên Thế Khải (trái) và Tôn Dật Tiên (phải) với hai lá cờ khác nhau đại diện cho buổi đầu nền Cộng hòa

Năm 1911, sau hơn bốn ngàn năm dưới quyền lãnh đạo của các hoàng đế, Trung Quốc lật đổ chế độ quân chủ và chuyển sang một nền cộng hòa. Nhà Thanh đã suy yếu, Trung Quốc vừa trải qua một thế kỷ bất ổn định, cả với những cuộc nổi dậy bên trong cùng với chủ nghĩa đế quốc từ bên ngoài. Các nguyên tắc Tân Khổng giáo, cho tới thời điểm đó, đã duy trì hệ thống triều đại bị nghi ngờ và sự biến mất của lòng tin cá nhân bị cho là nguyên nhân khiến tới 40 triệu người Trung Quốc sử dụng thuốc phiện năm 1900 (khoảng 10% dân số[13]). Tới khi bị các lực lượng viễn chinh của các cường quốc trên thế giới thời ấy đánh bại trong cuộc đàn áp Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn, nhà Thanh đã gần như chính thức chấm dứt, vì không có chế độ khác thay thế nên sự tồn tại của nó vẫn được tính kéo dài tới tận năm 1912[14].

Cờ Ngũ Sắc là quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc 1912-1928, tượng trưng cho 5 sắc dân Hán, Mãn, Mông, Hồi và Tạng

Việc thành lập nền Cộng hòa Trung Quốc đã phát triển ngoài dự kiến, cuộc Cách mạng Tân Hợi chống lại nhà Thanh xảy ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1911. Trung Hoa Dân Quốc được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1912, với bác sĩ Tôn Dật TiênTổng thống lâm thời. Như một phần trong thỏa thuận để đổi lấy sự thoái vị của hoàng đế cuối cùng Phổ Nghi, Viên Thế Khải chính thức được bầu làm Tổng thống năm 1913. Tuy nhiên, Viên Thế Khải đã giải tán Quốc Dân Đảng cầm quyền, bỏ qua Hiến pháp lâm thời khi gia tăng quyền lực cho Tổng thống, và cuối cùng tự tuyên bố mình là Hoàng đế Trung Quốc vào năm 1915.

Những người ủng hộ Viên Thế Khải đã bỏ rơi ông, và nhiều tỉnh tuyên bố độc lập dưới quyền của các tay quân phiệt. Viên Thế Khải chết năm 1916. Sự kiện này đẩy Trung Quốc vào thời kỳ quân phiệt. Tôn Dật Tiên, đang lưu vong, được các tay quân phiệt miền Nam đưa về Quảng Đông năm 1917 và 1920, để lập nên chính phủ đối lập. Tôn Dật Tiên tái lập Quốc Dân Đảng tháng 10 năm 1919.

Chính quyền trung ương tại Bắc Kinh tìm cách thâu tóm quyền lực. Và một cuộc tranh cãi mở và rộng lớn về cách thức đối xử của Trung Quốc với người phương Tây diễn ra. Sau Hiệp ước Versailles, ngày 4 tháng 5, một cuộc biểu tình của sinh viên đã dẫn tới cuộc khởi nghĩa trên khắp nước khiến nó được đặt tên là Phong trào Ngũ Tứ.

Chủ nghĩa vô chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chủ nghĩa vô chính phủ cộng sản, từng là một trong những hình thức thường thấy nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa thậm chí cả trước Khởi nghĩa Vũ Xương. Sau Cách mạng Nga năm 1917, ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx lan tràn và trở nên quen thuộc với quần chúng. Lý Đại ChiêuTrần Độc Tú lãnh đạo buổi đầu phong trào Marx-Lenin. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập tháng 7 năm 1921.

1928–1948

Quốc kỳ Trung Hoa Dân Quốc 1928-nay

Sau cái chết của Tôn Dật Tiên tháng 3 năm 1925, Tưởng Giới Thạch trở thành lãnh đạo Quốc Dân Đảng. Tưởng Giới Thạch đã lãnh đạo thành công cuộc Bắc phạt, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đánh bại các lãnh chúa phía bắc và về danh nghĩa đã thống nhất Trung Quốc dưới quyền Quốc Dân Đảng. Các cố vấn Xô viết giúp huấn luyện, tuyên truyền, tác động đến tư tưởng quần chúng, và cung cấp vũ khí. Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch nhanh chóng trục xuất các cố vấn Xô viết, thanh trừng những người cộng sảncánh tả trong Quốc Dân Đảng, dẫn tới Nội chiến Trung Quốc. Những người cộng sản bị đẩy vào nội địa khi Tưởng Giới Thạch tìm cách tiêu diệt họ. Tưởng Giới Thạch củng cố quyền lực, thành lập Chính phủ Quốc gia tại Nam Kinh năm 1928. Nhiều nỗ lực đã được tiến hành nhằm xây dựng một xã hội dân sự hiện đại, qua việc thành lập Viện Nghiên cứu Trung ương, Ngân hàng Trung Quốc, và các cơ quan khác.

Sự ổn định chấm dứt với Cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Mãn Châu năm 1931, tình trạng thù địch tiếp tục kéo dài suốt Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, một phần của Thế chiến thứ hai từ 1937 tới 1945. Năm 1945, Nhật Bản đầu hàng và Trung Hoa Dân Quốc trở thành một trong những thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc.

Nội chiến Trung Quốc giữa những người cộng sản và chống cộng tiếp tục và rất ác liệt. Dù nắm giữ nhiều ưu thế cộng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, phe Dân Quốc đã thua cuộc trước phe Cộng sản năm 1949.

Chính phủ dời đến Đài Loan

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được kiến lập, hai bờ eo biển Đài Loan bắt đầu do hai chính thể phân biệt quản lý. Tháng 3 năm 1950, Đại tổng thống Lý Tông Nhân ở lại Hoa Kỳ, Tưởng Giới Thạch tuyên bố tại Đài Loan rằng phục hồi tiến hành thị sự. Lúc này khu vực nằm sát duyên hải đông nam của Trung Quốc đại lục vẫn bất ổn, bị Giải phóng quân công kích mãnh liệt. Sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng phát vào năm 1950, Hoa Kỳ phái Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ giúp phòng thủ và cung cấp viện trợ kinh tế, khiến Trung Hoa Dân Quốc chuyển nguy thành an, cũng ổn định về quân sự và kinh tế. Do Quốc quân ưu tiên phòng thủ bảo vệ Đài Loan nên đảo Hải Nam, quần đảo Vạn Sơn, quần đảo Chu Sơn lần lượt rơi vào tay nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; ngoài ra, Quốc quân cứ thủ tại miền nam Vân Nam dời đến miền bắc Miến Điện, cuối cùng một phận phận dời đến Đài Loan. Tại Kim Môn, lần lượt phát sinh các sự kiện Chiến dịch Cổ Ninh Đầu, Pháo chiến 3 tháng 9 vào năm 1954, và Pháo chiến 23 tháng 8 vào năm 1958, do phòng ngự của Quốc quân và Giải phóng quân thiếu năng lực vượt biển, khiến cục thế quân sự hai bờ dần chuyển từ tác chiến trực tiếp sang xung đột ngẫu nhiên. Sau khi triệt thoái khỏi đảo Đại Trần vào năm 1955, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc quản lý hữu hiệu khu vực giới hạn tại các đảo Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ, và kéo dài cho đến nay.

Sau khi chiến sự hai bờ dần chấm dứt, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc xác định các đảo xa Kim Môn, Mã Tổ là tiền tuyến đối lập với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tại Đài Loan dốc sức phát triển kiến thiết, khiến trình độ phát triển kinh tế và xã hội của Đài Loan dần được nâng cao. Nhằm kháng Cộng, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc dựa vào "lệnh giới nghiêm" và "Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn" để đóng băng thể chế hiến pháp dân chủ, ngoài gia tăng tuyên truyền "phản Cộng kháng Nga", cũng đưa việc thu phục lãnh thổ Trung Quốc đại lục thành quốc sách trọng yếu. Tưởng Giới Thạch còn lấy "Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn" để thi hành liên tuyển liên nhiệm, tổng cộng đảm nhiệm chức tổng thống nhiệm kỳ thứ nhất đến thứ năm, dốc sức thực thi thống trị uy quyền. Mặc dù nội bộ ổn định, song khiến cho nhiều người bị quy là "phỉ điệp", nhân quyền ít được bảo vệ, sử gọi là Khủng bố trắng. Năm 1951, tỉnh Đài Loan thực thi tự trị địa phương, nghị viên cấp tỉnh và huyện trưởng, thị trưởng thực thi dân tuyển. Năm 1966, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát động Đại cách mạng văn hóa, khiến văn hóa Trung Hoa chịu tổn hại, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc do đó phát động "vận động phục hưng văn hóa Trung Hoa". Trên phương diện nội chính, chính phủ tỉnh Đài Loan thi hành cải cách thổ địa, ổn định nông nghiệp; xúc tiến xí nghiệp dân doanh và phát triển công thương nghiệp, phát triển lấy gia công xuất khẩu làm mô hình sản xuất chính.

Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch và Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower vẫy chào quần chúng Đài Bắc vào năm 1960.

Ngày 25 tháng 10 năm 1971, Liên Hiệp Quốc thông qua "nghị quyết số 2758", Trung Hoa Dân Quốc liền tuyên bố rút khỏi Liên Hiệp Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thay thế ghế đại biểu cũ của Trung Hoa Dân Quốc. Sau đó, số quốc gia thừa nhận Trung Hoa Dân Quốc giảm mạnh, cộng đồng quốc tế bắt đầu đổi sang gọi "Đài Loan". Khủng hoảng dầu mỏ 1973 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, nhằm ổn định phát triển kinh tế, tháng 11 năm 1973, Viện trưởng Hành chính viện Tưởng Kinh Quốc tuyên bố thi hành Thập đại kiến thiết và Thập nhị hạng kiến thiết, chính sách này xúc tiến phát triển kinh tế, khiến Trung Hoa Dân Quốc sau thập niên 1980 trở thành một trong Bốn con hổ châu Á. Kết cấu sản xuất dần quá độ sang công nghiệp thâm dụng lao động, đồng thời triều hướng phát triển ngành dịch vụ. Trong bối cảnh dân sinh sung túc, các phong trào xã hội và chính trị Đài Loan tích lũy năng lượng trong thời kỳ này. Tưởng Giới Thạch từ trần vào ngày 5 tháng 4 năm 1975, sau đó Phó Tổng thống Nghiêm Gia Cam kế nhiệm tổng thống cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 1978, sau đó Tưởng Kinh Quốc được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ sáu.

Năm 1978, Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao. Nhằm đáp ứng diễn biến tình thế quốc tế, đồng thời giải quyết nhu cầu cải cách dân chủ quốc nội, Tưởng Kinh Quốc thận trọng xúc tiến dân chủ hóa quốc gia. Năm 1987, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc chọn thái độ khoan dung trước việc thành lập Đảng Dân chủ Tiến bộ; hai năm sau loại bỏ việc cấm chỉ lập đảng, kế tiếp tuyên bố giải trừ lệnh giới nghiêm tại khu vực Đài Loan, mở cửa cho dân chúng đến Trung Quốc đại lục thăm thân, giao lưu hai bờ từ đó dần ấm lên. Năm 1988, Tưởng Kinh Quốc từ trần, Phó tổng thống Lý Đăng Huy kế nhiệm tổng thống, đến năm 1990 được bầu làm tổng thống nhiệm kỳ tám. Năm 1990, sinh viên quốc nội do vấn đề "vạn niên quốc hội" nên phát động "học vận tháng ba" với mục đích yêu cầu hiến pháp trở lại bình thường, Lý Đăng Huy xúc tiến tu hiến, phế trừ "Điều khoản lâm thời thời kỳ động viên dẹp loạn", chế định các điều khoản bổ sung hiến pháp, đồng thời cải cách toàn diện việc bầu cử quốc hội (bao gồm Lập pháp viện và Quốc dân đại hội), cuối cùng đạt đến bầu trực tiếp tổng thống, khiến thể chế quốc gia của Trung Hoa Dân Quốc dần tiến gần hơn đến xã hội Đài Loan.

Năm 1996, trong bối cảnh khủng hoảng eo biển Đài Loan, Lý Đăng Huy đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên. Lý Đăng huy đề xuất khái niệm "người Đài Loan mới", đồng thời đề xuất Đài Loan trở thành trung tâm kinh doanh vận chuyển khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi chủ quyền Hồng Kông được chuyển giao vào năm 1997, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu tăng cường chủ trương chủ quyền đối với Đài Loan. Chính phủ hai bờ trong thập niên 1990 sử dụng cơ cấu dân gian để kiến lập cơ chế hiệp thương và đối thoại phi chính trị, cũng từng cử hành hai lần Hội đàm Cô Chấn Phủ-Uông Đạo Hàm; song sau khi Lý Đăng Huy phát biểu "Lưỡng quốc luận" vào năm 1999, cơ chế đối thoại hai bờ đình trệ kéo dài.

Trần Thủy Biển của Đảng Dân Tiến đắc cử trong bầu cử năm 2000, là lần thay thế chính đảng cầm quyền đầu tiên sau khi thi hành hiến pháp, song trong cuộc bầu cử lập pháp vào năm sau đảng này lại không giành được quá bán số ghế, do vậy thường xảy ra xung đột với Quốc Dân đảng trong việc hành pháp. Thời gian này, do chính đảng Lam và Lục đấu tranh ác liệt, Trung Quốc nổi lên, sản xuất chuyển ra ngoại quốc và truyền thông hỗn loạn, các phương diện chính trị, xã hội và kinh tế quốc nội đều thể hiện sự bất ổn.[15] Do chính phủ đề xướng phát triển khoa học kỹ thuật cao, tỷ lệ của ngành dịch vụ và sản xuất khoa học kỹ thuật cao dần chiếm quá bán, đồng thời chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2002. Tháng 8 năm 2002, Trần Thủy Biển phát biểu "Nhất biên nhất quốc luận", khiến cho phía Đại lục bất mãn. Năm 2004, Trần Thủy Biển tái đắc cử tổng thống, Đảng Dân Tiến không giành được đa số quá bán trong bầu cử Lập pháp viện vào cuối năm. Năm 2005, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng năm thông qua "pháp luật chống phân liệt quốc gia", lần đầu tiên sử dụng hình thức pháp luật nhằm biểu thị chủ trương "một Trung Quốc", khiến bộ phận dư luận Đài Loan bất mãn. Từ năm 2006, các thân tín của Trần Thủy Biển bị phát hiện liên quan đến các bê bối tham ô, danh tiếng của chính phủ Trần Thủy Biển và Đảng Dân Tiến chịu đả kích nghiêm trọng.

Quốc Dân đảng giành được hơn hai phần ba số ghế trong bầu cử Lập pháp viện vào tháng 1 năm 2008; đến tháng 3 cùng năm, Mã Anh Cửu đắc cử tổng thống. Sau khi nhậm chức, Mã Anh Cửu ký kết Hiệp định khung Hợp tác Kinh tế, tích cực cải thiện quan hệ hai bờ. Tháng 1 năm 2012, Mã Anh Cửu tái đắc cử tổng thống[16], Quốc Dân đảng giành được số ghế quá bán trong Lập pháp viện.

Địa lý

Xét theo lãnh thổ thống trị thực tế, từ sau năm 1950, lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc bao gồm đảo Đài Loan và các đảo phụ thuộc, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kim Môn, quần đảo Mã Tổ, quần đảo Đông Sa và bộ phận quần đảo Trường Sa, tổng diện tích là 36.192,8 km²[17], đường bờ biển dài hơn 1.813 km, đất có khả năng canh tác chiếm 24%.

Đảo Đài Loan hiện là lãnh thổ chủ yếu nằm dưới quyền quản lý của Trung Hoa Dân Quốc, dài 394 km theo chiều bắc-nam và chiều rộng đông-tây lớn nhất là 144 km, chiều dài đường bờ biển của đảo là 1.139 km. Đảo Đài Loan có vị trí nằm trên đường tiếp xúc giữa đại lục Á-Âu và bồn Thái Bình Dương. Bờ tây đảo Đài Loan cách Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan, cự ly khoảng 150 km. Phía bắc đảo Đài Loan là biển Hoa Đông, ở phía đông bắc cách đảo Ishigaki của quần đảo Ryukyu khoảng 600 km, trong khi cách đảo cực tây của Nhật Bản là Yonaguni khoảng 111 km; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp eo biển Bashi, bán đảo Hằng Xuân cách quần đảo Batanes của Philippines khoảng 250 km; ở phía tây nam là biển Đông. Do đảo Đài Loan nằm tại vị trí trung tâm của cung đảo Đông Á, cộng thêm việc eo biển Đài Loan là tuyến hàng hải quốc tế trọng yếu, do vậy có giá trị chiến lược trọng yếu.

Trừ đảo Đài Loan, lãnh thổ thống trị thực tế của Trung Hoa Dân Quốc còn bao gồm quần đảo Bành Hồ, quần đảo Kim Môn, quần đảo Mã Tổ, các đảo phụ thuộc của Đài Loan như Lan Tự hay Lục Đảo. Ngoài ra, Trung Hoa Dân Quốc tham dự tranh chấp quần đảo Điếu Ngư Đài và các quần đảo trên biển Đông với Trung Quốc đại lục và các quốc gia khác.

Địa hình chủ yếu là sơn địa, gò đồi, bồn địa, đài địa, bình nguyên[18] Đảo Đài Loan hình thành do mảng Á-Âumảng Philippines va chạm vào đại Tân sinh. Do vị trí nằm giữa hai mảng lục địa nên Đài Loan thường xảy ra động đất, có địa hình núi lửa. Dãy núi Trung Ương chi phối địa hình của đảo, đỉnh núi cao liên tục và lệnh về phía đông, hình thành cảnh quan khác biệt giữa phía đông và phía tây; dốc về phía tây có bình nguyên rộng lớn, sông suối dọc ngang, về phía đông có nhiều vách đá, dãy núi dốc đứng ở sát biển.

Địa hình đảo Đài Loan rộng lớn nhất là sơn địa[18], nhiều núi cao vượt quá 3000 m, trong đó 100 đỉnh được chọn làm "Đài Loan bách nhạc". Các dãy núi chủ yếu gồm dãy núi Trung Ương, dãy núi Tuyết Sơn, dãy núi Ngọc Sơn, dãy núi A Lý Sơn, dãy núi Hải Ngạn; đỉnh cao nhất là Ngọc Sơn với cao độ 3.952 mét trên mực nước biển. Sơn địa cao trên 500 mét chiếm hai phần ba tổng diện tích toàn đảo. Do vị trí đảo Đài Loan nằm tại vành đai động đất núi lửa ven Thái Bình Dương, có một số địa hình núi lửa, chủ yếu có quần thể núi lửa Đại Đồn tại Cơ Long, quần thể núi lửa dãy Hải Ngạn tại đông bộ (bao gồm Lan Tự, Lục Đảo) và quần thể núi lửa Bành Hồ, song hiện không có hoạt động núi lửa rõ ràng trên đảo.

Bình nguyên tây bộ chủ yếu do bình nguyên Chương Hóa, bình nguyên Gia Nambình nguyên Bình Đông tổ thành, hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp; ở đông bộ có bình nguyên thung lũng Hoa Đôngbình nguyên Lan Dương[18]; khu vực Đào Trúc Miêu do đài địa tổ thành. Bồn địa Đài Bắc, đài địa Đào Viên, bồn địa Đài Trung và bình nguyên Gia Nam hiện là các khu vực tập trung nhân khẩu chủ yếu.

Sông Tú Cô Loan tại phía đông Đài Loan.

Do hướng núi và phân bố bình nguyên, sông suối phía đông khá dốc và ngắn so với phía tây, tạo nên địa hình bờ cát phía tây và bờ đá phía đông. Sông suối chủ yếu từ bắc đến nam gồm có sông Đạm Thủy ở bắc bộ; sông Đại Giáp, sông Ôsông Trạc Thủy tại trung bộ; sông Tăng Vănsông Cao Bình tại nam bộ; sông Lan Dương, sông Tú Cô Loansông Ti Nam tại đông bộ. Sông Trạc Thủy hiện là sông dài nhất tại lãnh thổ thống trị thực tế của Trung Hoa Dân Quốc (khoảng 186,6 km)[19], sông Cao Bình là sông có diện tích lưu vực lớn nhất. Mặc dù lượng mưa hàng năm tại Đài Loan cao hơn bình quân thế giới, song do đại bộ phận sông ngắn nhỏ và lưu lượng không ổn định, do vậy cần phải xây dựng cơ sở thủy lợi nhằm điều tiết cung cấp nước, tạo nên cảnh tượng hồ và ao chứa nước tại các địa phương trên toàn quốc. Hồ chứa Tăng Vân là hồ lớn nhất Trung Hoa Dân Quốc, chủ yếu được sử dụng nhằm cung ứng nước tưới cho nông nghiệp tại khu vực bình nguyên Gia Nam và phát điện, trên đảo không có nhiều hồ tự nhiên, trong đó lớn nhất là đầm Nhật Nguyệt.

Đa số sông vào mùa hạ thì nước lũ cuồn cuộn, đến mùa đông thì lòng sông trơ đá[20] không có nhiều khả năng cho tàu thuyền qua lại. Chỉ có các sông ở khu vực Đài Bắc là sông Đạm Thủy, sông Đại Hán, sông Tân Điếmsông Cơ Long mới có lượng nước khá ổn định quanh năm, vào thời Thanh từng phát huy công năng vận chuyển trọng yếu.

Khí hậu

Khí hậu Đài Loan lấy chí tuyến Bắc đi qua Gia Nghĩa làm ranh giới, chia đảo thành hai vùng khí hậu bắc và nam. Phía bắc chí tuyến là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, phía nam chí tuyến là khí hậu nhiệt đới gió mùa.[21] Bắc bộ có nhiệt độ bình quân tháng 7 đạt 29 °C, tháng 1 đạt 16 °C; nam bộ có nhiệt độ bình quân tháng 7 đạt 29 °C, tháng 1 đạt 20 °C, khí hậu quanh năm ấm áp ẩm thấp. Tại bình địa không có tuyết rơi, song tại những vùng sơn địa có cao độ lớn như Hợp Hoan Sơn, Ngọc Sơn, Tuyết Sơn từng có tuyết rơi. Do thuộc khí hậu gió mùa, mùa đông có cao áp lạnh đại lục từ Siberi, gió mùa đông bắc là chủ yếu; mùa hạ có khí áp cao mang tính chất hải dương từ Thái Bình Dương, gió mùa tây nam là chủ yếu. Mặc dù mùa đông kéo dài ngắn, nhiệt độ chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ nhỏ, song có khi bất chợt có khí lạnh đại lục tràn đến, khiến nhiệt độ giảm sâu xuống dưới 10 °C, gây tổn thất cho sản xuất nông ngư nghiệp.

Đài Loan có lượng mưa lớn, bình quân 2.515 mm mỗi năm[22], khu vực sơn địa có lượng mưa nhiều hơn tại bình địa, đông bộ nhiều hơn tây bộ, bắc bộ nhiều hơn nam bộ. Bắc bộ và đông bộ có mưa quanh năm, trong đó thành phố Cơ Long được gọi là "vũ cảng" (cảng mưa). Mùa mưa tại trung bộ và nam bộ chủ yếu là vào mùa hạ. Từ tháng 6 đến tháng 9 là mùa bão, mỗi năm vào hai quý hạ và thu đều có bình quân 3-4 cơn bão tấn công. Tuy nhiên, do sông suối ngắn và nông, nước không được lưu trữ, nên vào mùa xuân thường phát sinh hiện tượng thiếu nước.

Chính phủ

Trung Hoa Dân Quốc

Chính phủ quốc gia đầu tiên của Trung Hoa Dân theo chế độ cộng hòa được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1912, tại Nam Kinh với Tôn Dật Tiên là tổng thống lâm thời. Đại biểu các tỉnh được gửi tới để xác nhận quyền lực của chính phủ quốc gia, và sau này họ cũng tham gia thành lập nên nghị viện đầu tiên. Chính phủ quốc gia này vừa ít quyền lực vừa tồn tại ngắn ngủi bởi các vị tướng lĩnh kiểm soát cả các các tỉnh trung tâm và miền bắc Trung Quốc. Số lượng hạn chế các đạo luật do chính phủ này thông qua gồm nghi thức chấp nhận thoái vị của nhà Thanh và một số sáng kiến kinh tế.

Một thời gian ngắn sau khi Viên Thế Khải nổi lên, quyền lực của nghị viện chỉ còn là hình thức; nhiều hành động vi phạm hiến pháp của Viên Thể Khải chỉ gặp phải những phản đối mang tính hình thức, và các thành viên Quốc Dân Đảng trong nghị viện sẽ nhận được 1.000 bảng Anh nếu họ từ bỏ đảng tịch. Viên Thế Khải vẫn giữ quyền lực tại địa phương bằng cách gửi các vị tướng tới giữ chức thống đốc các tỉnh hay giữ liên minh với những người đang nắm giữ các chức đó. Các cường quốc nước ngoài cũng bắt đầu công nhận quyền lực của Viên Thế Khải: khi Nhật Bản tới Trung Quốc với 21 yêu cầu, chính Viên Thế Khải là người xem xét chúng ngày 25 tháng 5 năm 1915.

Khi Viên Thế Khải chết, nghị viện năm 1913 được triệu tập lại để công nhận tính pháp lý cho một chính phủ mới. Tuy nhiên, quyền lực thật sự khi ấy được chuyển vào tay các lãnh đạo quân sự, tạo thành giai đoạn của các lãnh chúa. Chính phủ không quyền lực vẫn hữu dụng; khi Thế chiến thứ nhất bắt đầu, nhiều cường quốc phương Tây và Nhật Bản đã muốn Trung Quốc tuyên chiến với Đức, để chia nhau những tài sản của Đức.

Hiện tại

Phủ Tổng thống tại Đài Bắc nơi đóng Văn phòng Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc

Nguyên thủ quốc giatổng tư lệnhTổng thống Trung Hoa Dân Quốc, người được bầu phổ thông dân chủ với nhiệm kỳ bốn năm cùng Phó tổng thống. Tổng thống có quyền đối với năm nhánh hành chính (hay Viện): Giám sát viện, Khảo thí viện, Hành chính viện, Tư pháp việnLập pháp viện. Tổng thống chỉ định các thành viên của Hành chính viện vào chính phủ của mình, gồm cả một Thủ tướng, người chính thức là Chủ tịch Hành chính viện; các thành viên chịu trách nhiệm về mặt chính sách và hành chính.

Cơ quan lập pháp chính là Lập pháp viện theo chế độ đơn viện với 225 ghế. 168 ghế được bầu theo hình thức phổ thống đầu phiếu; 41 ghế được chọn dựa trên tỷ lệ phiếu toàn quốc của các đảng chính trị. 8 ghế cho các khu vực bầu cử ngoài nước và 8 ghế dành cho người bản xứ dựa trên cùng tiêu chí. Các thành viên Lập pháp viện làm việc với nhiệm kỳ 3 năm. Tiền thân của Quốc hội đơn viện là Quốc dân Đại hộiđoàn bầu cử thường trực, giữ một số chức năng nghị viện, nhưng Quốc dân Đại hội đã bị xóa bỏ năm 2005 và quyền lập hiến được trao cho Lập pháp viện cùng tất cả các cử tri của nhà nước Cộng hòa thông qua trưng cầu dân ý.

Tư pháp viện là cơ quan tư pháp cấp cao nhất của Đài Loan. Cơ quan này có trách nhiệm giải thích hiện pháp, các luật và các nghị định, phán quyết các vụ việc hành chính và các hoạt động công cộng. Chủ tịch và Phó chủ tịch Lập pháp viện cùng mười lăm Thẩm phán hình thành nên Hội đồng Đại Thẩm phán. Họ được giới thiệu và chỉ định bởi Tổng thống nhà nước Cộng hòa, với sự ưng thuật của Lập pháp viện. Tòa án cấp cao nhất, Tòa án Tối cao, gồm một số nhóm dân sự và hình sự, mỗi nhóm gồm một Thẩm phán chủ tịch và bốn Thẩm phán cấp dưới, tất cả đều được chỉ định để làm việc suốt đời. Năm 1993, một tòa án hiến pháp độc lập được thành lập để giải quyết các tranh cãi hiến pháp, giám sát các hoạt động của các đảng chính trị và tăng tốc quá trình dân chủ hóa. Trong hệ thống tòa án Trung Hoa Dân Quốc không có bồi thẩm đoàn nhưng quyền được xét xử đúng luật được pháp luật bảo hộ và được tôn trọng trên thực tế; nhiều vụ việc đã được nhiều thẩm phán cùng tham gia xét xử.

An East Asian man in suit smiling to the crowd
Tổng thống Mã Anh Cửu

Hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc không đi theo các mô hình truyền thống. Thủ tướng được Chính phủ lựa chọn mà không cần có sự đồng thuật từ nhánh Lập pháp, nhưng nhánh Lập pháp có thể thông qua luật mà cả Tổng thống và Thủ tướng đều không có quyền phủ quyết. Vì thế, Tổng thống và nhánh Lập pháp ít khi muốn đàm phán với nhau về việc làm luật nếu họ thuộc hai phe chính trị đối lập. Trên thực tế, kể từ khi vị Tổng thống thuộc Liên minh Phiếm Lục Trần Thủy Biển lên nắm quyền năm 2000 và việc Phiếm Lục tiếp tục nắm đa số tại Lập pháp viện, tiến trình lập pháp liên tục bị đình trệ, bởi hai bên đều không nhượng bộ. Một điểm đáng chú ý khác trong hệ thống chính trị Trung Hoa Dân Quốc; vì trước kia nước này nằm dưới sự lãnh đạo của một đảng chính trị ưu thế, quyền lực thực sự của hệ thống chuyển từ chức vụ này tới chức vụ khác, phụ thuộc vào việc vị lãnh đạo quốc gia khi ấy nắm chức gì. Di sản này khiến quyền hành pháp hiện tại tập trung chủ yếu trong văn phòng Tổng thống chứ không phải Thủ tướng.

Thuật ngữ "đảng cầm quyền" trước kia được gán cho Quốc Dân Đảng, bởi đây là đảng độc tài từng kiểm soát mọi cơ quan chính phủ (đảng cầm quyền cũng có thể được áp dụng gọi đảng chiếm đa số trong hệ thống nghị viện). Người Xô viết, những người từng huấn luyện cho Tưởng Giới Thạch, Quốc Dân Đảng và những người Cộng sản, đã để lại một dấu ấn trong hoạt động của Quốc Dân Đảng, và một phong cách nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Lenin, có ít khác biệt giữa chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Quốc Dân Đảng và quân đội. Tuy nhiên, ngày nay thuật ngữ "đảng cầm quyền" đã được sử dụng rõ ràng, riêng biệt tại Đài Loan và được dùng để gọi đảng đang nắm quyền Tổng thống. Điều này không hoàn toàn chính xác bởi Đài Loan không có một hệ thống nghị viện, theo đó nhánh hành pháp do cùng đảng hay liên minh nắm đa số trong nhánh lập pháp nắm giữ. Thuật ngữ này hiện được sử dụng bởi Thủ tướng do Tổng thống chỉ định, vì thế quyền hành pháp thường do đảng của Tổng thống chi phối.

Cương vực và hành chính

Trung Hoa Dân Quốc hiện có 2 tỉnh là Đài Loan và Phúc Kiến, 5 trực hạt thị là Đài Bắc, Tân Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng; tỉnh được phân thành 14 huyện và ba thành phố; trong đó tỉnh Phúc Kiến gồm các quần đảo Mã Tổ, Kim Môn, Ô Khâu. Cuối thập niên 1990, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thực thi danh nghĩa hóa cấp tỉnh[23], đưa đại bộ phận cơ quan chính phủ cấp tỉnh nhập với chính phủ trung ương nhằm tinh giản hoạt động hành chính, do vậy cấp tỉnh thực chất không tồn tại, chỉ còn mang tính tượng trưng.

Vào thời kỳ đầu kiến quốc, Trung Hoa Dân Quốc kế thừa cương vực cuối thời Thanh, đương thời Chính phủ Bắc Dương quản lý 22 tỉnh là Trực Lệ, Phụng Thien, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Giang Tô, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Chiết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu. Ngoài ra, còn thiết lập địa phương Kinh Triệu (đặc khu thủ đô), ba địa phương Tây Tạng, Mông Cổ, Thanh Hải, bảo lưu ba địa khu A Nhĩ Thái, Tháp Nhĩ Ba Cáp Đài và Y Lê (sau đều nhập tỉnh Tân Cương). Về sau, Chính phủ Bắc Dương thiết lập thêm các khu đặc biệt Tuy Viễn, Sát Cáp Nhĩ, Nhiệt Hà, Xuyên Biên.[24]

Sau khi Chính phủ Quốc dân hoàn thành Bắc phạt, đưa Tuy Viễn, Sát Cáp Nhĩ, Nhiệt Hà, Xuyên Biên cùng Ninh Hạ và Thanh Hải thành các tỉnh, trong đó Xuyên Biên đổi tên thành Tây Khang, Trung Hoa Dân Quốc tổng cộng có 28 tỉnh, ngoài ra còn có hai địa phương Tây Tạng và Mông Cổ. Sau khi kháng chiến thắng lợi vào năm 1945, khu vực Đông Bắc căn cứ theo phân chia hành chính thời Mãn Châu Quốc mà phân thành chín tỉnh, như vậy có thêm 6 tỉnh là Liêu Bắc, An Đông, Hiệp Giang, Tùng Giang, Nộn Giang, Hưng An; Đài Loan gia nhập trở thành tỉnh thứ 35, ngoài ra còn thiết lập khu hành chính đặc biệt Hải Nam, chuẩn bị lập tỉnh. Chính phủ Quốc dân vào tháng 1 năm 1946 thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập[25], song sau khi dời đến Đài Loan thì triệt tiêu thừa nhận.

Loại Số Khu hành chính cấp một trước khi dời đến Đài Loan năm 1949
Tỉnh 35 Giang Tô | Chiết Giang | An Huy | Giang Tây | Hồ Bắc | Hồ Nam | Tứ Xuyên | Tây Khang | Phúc Kiến | Đài Loan | Quảng Đông | Quảng Tây |
Vân Nam | Quý Châu | Hà Bắc | Sơn Đông | Hà Nam | Sơn Tây | Thiểm Tây | Cam Túc | Ninh Hạ | Thanh Hải | Tuy Viễn | Sát Cáp Nhĩ |
Nhiệt Hà | Liêu Ninh | An Đông | Liêu Bắc | Cát Lâm | Tùng Giang | Hiệp Giang | Hắc Long Giang | Nộn Giang | Hưng An | Tân Cương
Viện hạt thị 12 Nam Kinh | Thượng Hải | Bắc Bình | Thanh Đảo | Thiên Tân | Trùng Khánh | Đại Liên | Cáp Nhĩ Tân | Hán Khẩu | Quảng Châu | Tây An | Thẩm Dương
Khu hành chính đặc biệt 1 Hải Nam
Địa phương 1 Tây Tạng

Sau Quốc-Cộng nội chiến, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc lưu vong đến Đài Loan, để mất lãnh địa đại lục. Nhằm biểu thị bản thân vẫn là thế lực thống trị hợp pháp đối với toàn Trung Quốc, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục phát hành các bản đồ quốc gia và bản đồ phân chia hành chính bao gồm khu vực Đại lục. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Chính phủ đã dần loại bỏ quy phạm và số hiệu liên quan đến phân chia hành chính khu vực Đại lục. Hiện nay, công bố phân chia hành chính quốc gia chỉ liệt kê phân chia khu vực thống trị thực tế. Năm 2002, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thừa nhận Ngoại Mông Cổ độc lập, kiến lập quan hệ ngoại giao phi chính thức.[26]

Hiện tại

Khu vực mà Trung Hoa Dân Quốc thống trị thực tế về mặt pháp luật gọi là "địa khu tự do", Sau khi Chính phủ Quốc dân dời đến Đài Loan, lần lượt thăng Đài Bắc và Cao Hùng làm trực hạt thị vào năm 1967 và 1979; cuối năm 2010, huyện Đài Bắc, huyện thị Đài Trung, huyện thị Đài Nam, huyện thị Cao Hùng trở thành trực hạt thị, trong đó huyện Đài Bắc đổi thành thành phố Tân Bắc, các trực hạt thị còn lại theo phương pháp kết hợp huyện thị; đến cuối năm 2014, Đào Viên được nâng cấp thành trực hạt thị, nâng tổng số đô thị loại này lên thành sáu.[27][28] Năm đô thị là Đài Bắc, Tân Bắc, Đài Trung, Đài Nam, Cao Hùng được gọi chung là "Ngũ đô".[29], hiện là năm đô thị tối trọng yếu của Trung Hoa Dân Quốc. Thủ đô Đài Bắc là trung tâm chính trị và thương nghiệp của toàn quốc, là trung tâm của khu vực đô thị Đài Bắc. Trung Hoa Dân Quốc cũng kiểm soát Quần đảo Đông SaĐảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình), là một phần của Quần đảo Trường Sa đang ở tình trạng tranh chấp. Chúng được đặt dưới quyền quản lý của Thành phố Cao Hùng sau khi Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan[30].

Khu vực quản lý thực tế của Trung Hoa Dân quốc c1
Trực hạt thị Đài Bắc (Bắc) • Tân Bắc (Tân Bắc) • Đào Viên (Đào) • Đài Trung (Trung) • Đài Nam (Nam) • Cao Hùng (Cao) c2
Tỉnh c3 Đài Loan (Đài) Thị Cơ Long (Cơ) • Tân Trúc (Trúc thị) • Gia Nghĩa (Gia thị)
Huyện Tân Trúc (Trúc huyện) • Miêu Lật (Miêu) • Chương Hóa (Chương) • Nam Đầu (Đầu) • Vân Lâm (Vân) •
Gia Nghĩa (Gia huyện) • Bình Đông (Bình) • Nghi Lan (Nghi) c4 • Hoa Liên (Hoa) • Đài Đông (Đông) • Bành Hồ (Bành)
Phúc Kiến (Mân) Kim Môn (Kim) • Liên Giang (Mã) c5

c1. "Khu vực tự do" chỉ phạm vi thống trị hữu hiệu của Chính phủ Trung Hoa Dân quốc sau triệt thoái đảo Đại Trần năm 1955.
c2. Quần đảo Đông Sa, đảo Ba Bình cùng bãi Bàn Than thuộc Quần đảo Trường Sa thuộc quyền quản lý hành chính của khu Kỳ Tân, Cao Hùng.
c3. Trên thực tế cấp tỉnh trở thành cơ quan mang tính danh nghĩa, chủ tịch tỉnh những năm gần đây đều do quan viên Hành chính viện kiêm nhiệm.
c4. Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư Đài) được quy thuộc trấn Đầu Thành của huyện Nghi Lan, song tồn tại tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản và Trung Quốc đại lục, không nắm quyền quản lý thực tế.
c5. Phạm vi quản lý của huyện Liên Giang chỉ gồm quần đảo Mã Tổ, do vậy thường gọi là Mã Tổ.

Chính trị

1911–49

Ban đầu nhà nước Cộng hòa được thành lập dựa trên chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc. "Dân tộc độc lập" có nghĩa đứng lên chống lại sự can thiệp của Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu; "Dân quyền tự do" đại diện cho mô hình quản lý qua bầu cử theo hình thức nghị viện của Nhật Bản; "Dân sinh hạnh phúc" có nghĩa chính phủ quản lý các phương tiện sản xuất. Một nguyên tắc phụ trợ khác là "Ngũ tộc cộng hòa", nhấn mạnh sự hài hòa của năm nhóm sắc tộc chính Trung Quốc (Hán, Mãn, Mông, TạngHồi), đại diện bởi các dải màu trên cờ ngũ sắc. "Ngũ tộc cộng hòa" và "cờ ngũ sắc" đã bị hủy bỏ năm 1927.

Chủ nghĩa Tam dân không được thực hiện. Trung Hoa Dân Quốc rơi vào vòng xoáy của các lãnh chúa, các cuộc xâm lược nước ngoài và nội chiến. Các cơ quan lập pháp đã được bầu ra, nhưng Trung Hoa Dân Quốc hầu như vẫn là một nhà nước độc tài một đảng[31], với một số đảng nhỏ như Đảng Thanh niên Trung Quốc[32], Đảng Xã hội Quốc gia và Đảng Tái thiết Nông thôn[33]. Bên trong Quốc Dân Đảng, có những sức ép đòi từ bỏ quan điểm của đảng từ những người Cộng sản. Chính phủ trung ương yếu ớt và không thể tiến hành cuộc cải cách ruộng đất hay tái phân phối tài sản. Chính trị thời kỳ này chủ yếu là những cuộc tranh giành chính trị và quân sự giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc giữa những giai đoạn kháng chiến quân sự chống cuộc xâm lược Nhật Bản.

1949–2005

Nhà Tưởng niệm Tưởng Giới Thạch

Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc đã được phác thảo trước khi Trung Hoa lục địa rơi vào tay những người cộng sản. Nó được tạo ra với mục đích thành lập một chính phủ liên minh giữa những người Quốc gia và Cộng sản để quản lý toàn bộ Trung Hoa, bao gồm cả Đài Loan. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã tẩy chay Quốc hội, và những đại diện Đài Loan đã không được trúng cử. Hiến pháp bắt đầu có hiệu lực ngày 25 tháng 12 năm 1947.

Đài Loan tiếp tục trải qua giai đoạn thiết quân luật từ 1948 tới tận năm 1987 và đa phần hiến pháp không có hiệu lực. Các cải cách chính trị bắt đầu từ cuối thập niên 1970 và tiếp tục trong suốt thập niên 1990 đã tự do hóa Trung Hoa Dân Quốc từ một nhà nước độc tài độc đảng trở thành một chế độ dân chủ đa đảng. Từ khi thiết quân luật được bãi bỏ, Trung Hoa Dân Quốc đã dân chủ hóa và cải cách, xóa bỏ những cơ quan trước kia đồng nghĩa với việc quản lý toàn bộ lục địa Trung Hoa. Nhiều thành cơ quan vẫn còn tồn tại nhưng không hoạt động. Quá trình sửa đổi này vẫn đang tiếp diễn. Năm 2000, thế độc quyền chính trị của Quốc Dân Đảng chấm dứt sau khi Đảng Dân Tiến chiến thắng chức Tổng thống. Tháng 5 năm 2005, một quốc hội mới được bầu ra để giảm số lượng ghế nghị viện và áp dụng nhiều cải cách hiến pháp. Những cải cách này đã được thông qua; Quốc hội đã bỏ phiếu tự giải tán và chuyển quyền cải cách hiến pháp cho nhân dân thông qua trưng cầu dân ý[34].

Hiện tại

Các phe phái chính

Vũ đài chính trị Trung Hoa Dân Quốc được chia thành hai phe, với đảng trung tả ủng hộ thống nhất Quốc Dân Đảng, Đảng Thân dânTân Đảng là Liên minh Phiếm Lam (泛藍), và đảng trung tả ủng hộ độc lập Đảng Dân chủ Tiến bộ, gọi tắt là Đảng Dân Tiến cùng đảng trung dung Liên đoàn Đoàn kết Đài Loan, gọi tắt là Đài Liên hoặc Đài Liên Đảng là Liên minh Phiếm Lục (泛綠).

Phiếm Lục thường muốn nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là một quốc gia riêng biệt khỏi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiều người ủng hộ Phiếm Lục tìm cách chính thức tuyên bố nền độc lập của Đài Loan và bỏ tên hiệu Trung Hoa Dân Quốc. Nhiều thành viên của liên minh đã trung lập hóa quan điểm của mình và cho rằng không cần thiết phải tuyên bố độc lập vì Đài Loan đã là "một quốc gia độc lập, có chủ quyền" và Trung Hoa Dân quốc cũng là Đài Loan. Một thiểu số nhỏ cho rằng Trung Hoa Dân quốc không tồn tại và kêu gọi thành lập một nhà nước Cộng hòa Đài Loan độc lập. Những người ủng hộ ý tưởng này đã đưa ra những "hộ chiếu" tự làm cho nước Cộng hòa Đài Loan của họ. Tuy nhiên, những nỗ lực để đưa loại hộ chiếu này vào sử dụng hiện tại đã bị ngừng lại bởi các quan chức tại Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan.

Một số thành viên Phiếm Lam, đặc biệt là các vị lãnh đạo thuộc thế hệ trước, ủng hộ ý tưởng Trung Hoa Dân quốc, vốn vẫn là một biểu tượng quan trọng về sự kết nối của họ với Trung Quốc. Trong chuyến thăm lục địa Trung Quốc tháng 4 năm 2005, Cựu Chủ tịch Quốc Dân Đảng Liên Chiến lặp lại lòng tin của đảng ông vào chính sách một nước Trung Quốc, nói rằng chỉ có một nhà nước Trung Hoa nằm dưới quyền quản lý của hai chính phủ và rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Chủ tịch Đảng Thân dân Tống Sở Du cũng đã phát biểu tương tự trong chuyến thăm của ông vào tháng 5. Lập trường chính thống hơn của liên minh Phiếm Lam là bãi bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và theo đuổi các cuộc thảo luận với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để ngay lập tức thiết lập những đường vận tải trực tiếp giữa hai bên. Về vấn đề độc lập, tư tưởng chủ yếu của Phiếm Lam là giữ nguyên trạng, trong khi vẫn để ngỏ khả năng đàm phán thống nhất đất nước.

Các vấn đề chính trị hiện tại

Vấn đề chính trị lớn nhất tại Trung Hoa Dân Quốc hiện là mối quan hệ của nước này với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Một số người dân Trung Hoa Dân Quốc hy vọng việc mở các tuyến đường vận tải trực tiếp với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, gồm cả những đường bay trực tiếp sẽ diễn ra. Việc này giúp nhiều thương nhân Trung Hoa Dân Quốc đã mở công ty hay chi nhánh tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính quyền của Đảng Dân chủ Tiến bộ hiện nay sợ rằng những tuyến đường như vậy sẽ dẫn tới sự tích hợp sâu hơn nữa về kinh tế và chính trị với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và trong bài phát biểu nhân dịp năm mới âm lịch 2006, Tổng thống Trần Thủy Biển đã kêu gọi xem xét việc mở những con đường như vậy.

Những vấn đề chính trị quan trọng khác gồm việc thông qua một dự án mua vũ khí đã được Hoa Kỳ cho phép từ năm 2001, và việc thành lập Ủy ban Viễn thông Quốc gia để tiếp quản Văn phòng Thông tin Chính phủ, là cơ quan nắm ảnh hưởng lớn tới truyền thông Trung Hoa Dân Quốc.

Cải cách ngân hàng, gồm hạn chế chi tiêu cá nhân (giới hạn các tỷ lệ trên thẻ tín dụng) và hợp nhất các ngân hàng, là một vấn đề lớn khác. Khu vực tài chính Trung Hoa Dân Quốc rất đa dạng, với hơn bốn mươi tám ngân hàng, và không một ngân hàng nào có thị phần vượt quá 10%[cần dẫn nguồn]. Chính phủ kiểm soát 50% tới 60% tài sản ngân hàng Đài Loan[cần dẫn nguồn]. Mục tiêu cơ bản là để tạo ra các định chế tài chính lớn có khả năng cạnh tranh quốc tế.

Chính trị gia và các đảng phái của họ cũng là một vấn đề chính trị. Tình trạng tham nhũng trong một số quan chức Đảng Tiến bộ Dân chủ đã bị phát hiện. Quốc Dân Đảng từng một thời là đảng chính trị giàu nhất thế giới[cần dẫn nguồn] và tài sản của Quốc Dân Đảng tiếp tục là một vấn đề. Đầu năm 2006, Tổng thống Trần Thủy Biển đã bị cáo buộc liên quan tới một vụ việc nghi ngờ tham nhũng. Ảnh hưởng chính trị của vụ việc với Tổng thống Trần Thủy Biển rất lớn, gây ra sự chia rẽ trong giới lãnh đạo và những người ủng hộ Đảng Dân chủ Tiến bộ. Cuối cùng vụ việc đã dẫn tới việc thành lập Liên minh Phiếm Hồng do cựu lãnh đạo Đảng Dân chủ Tiến bộ Thi Minh Đức cầm đầu, cho rằng Tổng thống nên từ chức thay vì cố bấu víu chức vị; hình thành lên thế liên minh ba bên. Gần cuối năm 2006, chủ tịch Quốc Dân Đảng (sau này là Tổng thống) Mã Anh Cửu cũng gặp phải một vụ scandal liên quan tới tham nhũng.

Việc sáp nhập Quốc Dân Đảng và Đảng Thân dân từng được cho là sẽ chắc chắn xảy ra, nhưng một loạt các vụ rời bỏ đảng từ Đảng Thân dân sang Quốc Dân Đảng đã làm gia tăng căng thẳng trong liên minh Phiếm Lam. Đã có những cuộc thảo luận từ cả hai phe nhằm sửa đổi hiến pháp để giải quyết vấn đề liệu Trung Hoa Dân Quốc nên là một nhà nước theo hệ thống tổng thống hay hệ thống nghị viện.

Tỷ lệ phần trăm người dân Đài Loan tự nhận mình là người Đài Loan, người Trung Quốc hay người Đài Loan lẫn Trung Quốc theo nhiều cuộc điều tra khác nhau.
Cuộc điều tra Người Đài Loan Người Trung Quốc Người Đài Loan và Trung Quốc
Uỷ ban Nghiên cứu, Phát triển và Đánh giá, Executive Yuan (Tháng 4 năm 2008)[35] 67.1% 13.6% 15.2%
Common Wealth Magazine (Tháng 12 năm 2009)[36] 62% 8% 22%
National Chengchi University (Tháng 6 năm 2012)[37] 53.6% 3.1% 39.6%
TVBS Poll Center (Tháng 10 năm 2012)[38][39] 75% 15% (không phải sự lựa chọn cho câu hỏi này)
TVBS Poll Center (Tháng 10 năm 2012)[38][40] 55% 3% 37%

Quan hệ đối ngoại

1911–1948

Thống chế Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill gặp gỡ tại Hội nghị Cairo năm 1943 trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Quan hệ nước ngoài của Cộng hòa Trung Hoa phức tạp vì thiếu một sự thống nhất bên trong. Các trung tâm quyền lực trong nước ganh đua lẫn nhau và đều tuyên bố mình là đại diện hợp pháp. Ngoài ra còn có sự can thiệp và xâm lược từ bên ngoài. Nhật Bản, Anh Quốc, Pháp, Italia, Đức, Nga, và các cường quốc khác đều tuyên bố chủ quyền với nhiều vùng lãnh thổ Trung Quốc trong thời gian này. Trong những năm đầu tiên của nền Cộng hòa, hầu như tất cả các cường quốc nước ngoài đều công nhận chính phủ "lãnh chúa" do Viên Thế Khải kiểm soát tại Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Để đổi lấy sự công nhận, nhà nước Cộng hòa phải nhượng quyền kiểm soát Ngoại Mông và Tây Tạng. Trung Quốc vẫn là một nước bá chủ, nhưng Nga được phép thực hiện ảnh hưởng tại Mông Cổ trong khi Anh tự do hoạt động ở Tây Tạng. Cũng chính chính phủ này đã gửi các đại diện tới ký kết Hiệp ước Versailles về những hành động phản kháng của sinh viên trong Phong trào Ngũ Tứ.

Sau khi Quốc Dân Đảng (những người theo phái Quốc gia) đánh bại chính phủ Bắc Dương tại Bắc Kinh và thanh trừng những người Cộng sản khỏi đảng, Chính phủ Quốc gia Nam Kinh 1928 được công nhận rộng rãi về ngoại giao. Sự công nhận này kéo dài trong suốt cuộc Nội chiến Trung Quốc và Chiến tranh thế giới thứ hai (dù Nhật Bản đã dựng lên một chính phủ bù nhìn đối lập trong cuộc xâm lược của họ và chính phủ này đã được một số quốc gia Phe Trục công nhận.) Từng chiến đấu trong phe Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Hoa Dân Quốc đã trở thành một trong những quốc gia sáng lập Liên hiệp quốc và giữ một trong năm ghế thường trực trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.

Dù Tưởng Giới Thạch không thể trở thành một nhà cầm quyền hay một nhà chiến lược quân sự thành công, hiện nay ông vẫn được công nhận là một nhà ngoại giao có tài. Trong thập niên 1930, ông đã kìm chế được những hành động thù địch từ phía Nhật Bản bằng cách đàm phán hỗ trợ từ phía Đức Phát Xít. Ngay trước Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đã điều đình được viện trợ từ phía những người bảo trợ cũ của mình, người Xô viết. Trong chiến tranh và ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông đã có được nhiều khoản viện trợ to lớn của Hoa Kỳ, gồm cả những khoản viện trợ lend-lease. Những khoản viện trợ quân sự, trang thiết bị, cố vấn và tiền mặt to lớn vẫn tiếp tục đổ sang Trung Hoa Dân Quốc ngay cả khi ông đã phải đưa Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan.[41][42]

1949–hiện tại

Bản đồ thế giới thể hiện các quốc gia có quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc. Chỉ một vài nước nhỏ công nhận Trung Hoa Dân Quốc, chủ yếu ở Trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi.
Các quốc gia duy trì quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc
  quan hệ ngoại giao và Đại sứ quánĐài Bắc
  quan hệ không chính thức (xem văn bản)

Sau khi Quốc Dân Đảng rút về Đài Loan, đa số các nước, đáng chú ý nhất là những nước thuộc khối Phương Tây, vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Trung Hoa Dân Quốc. Vì áp lực ngoại giao, sự công nhận này ngày một giảm sút và nhiều nước đã quay sang công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong thập niên 1970. Hiện chỉ có hai mươi bốn nước[43] vẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Hoa Dân Quốc.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với bất kỳ nước nào công nhận Trung Hoa Dân Quốc, và yêu cầu mọi quốc gia có quan hệ ngoại giao với mình đưa ra tuyên bố công nhận tuyên bố chủ quyền của họ với Đài Loan. Trên thực tế, hầu hết các nước lớn đều duy trì quan hệ không chính thức với Trung Hoa Dân Quốc và những lời tuyên bố công nhận quan điểm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chỉ là hình thức. Trung Hoa Dân Quốc duy trì quan hệ ngoại giao không chính thức thông qua các Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, gọi tắt là "Văn phòng Đại diện Đài Bắc" với hầu hết các chức năng của một đại sứ quán chính thức, như cấp thị thực nhập cảnh. Tương tự, hầu hết các nước vẫn duy trì các "văn phòng thương mại và kinh tế" tương tự tại Trung Hoa Dân Quốc, như Hiệp hội Mỹ tại Đài Loan, trên thực tế là Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Hoa Dân Quốc.

Trung Hoa Dân Quốc là một thành viên sáng lập của Liên hiệp quốc và giữ ghế của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an cho tới tận năm 1971, khi họ bị trục xuất theo Nghị quyết số 2758 Đại hội đồng Liên hiệp quốc và được thay thế trong mọi cơ quan của Liên hiệp quốc bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhiều nỗ lực của Trung Hoa Dân Quốc nhằm tái gia nhập Liên hiệp quốc chưa mang lại thành công. (Xem Trung Quốc và Liên hiệp quốc)

Bên cạnh những tranh cãi với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lục địa, Trung Hoa Dân Quốc còn có quan hệ gây nhiều tranh cãi với Mông Cổ. Cho tới năm 1945, Trung Hoa Dân Quốc vẫn tuyên bố quyền tài phán với Đại Mông Cổ, nhưng dưới sức ép của Xô viết, họ đã công nhận nền độc lập của Mông Cổ. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Trung Hoa Dân Quốc đã từ bỏ sự công nhận này và tiếp tục tuyên bố quyền tài phán với Mông Cổ cho tới tận gần đây. Từ cuối thập niên 1990, quan hệ với Mông Cổ đã trở thành một chủ đề gây nhiều tranh cãi. Bất cứ động thái nào liên quan tới việc từ bỏ chủ quyền với Mông Cổ đều là vấn đề gây tranh cãi bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố đó sẽ là sự mở đầu của nền độc lập Đài Loan.

Trung Hoa Dân Quốc bị buộc phải sử dụng cái tên "trung lập" "Trung Hoa Đài Bắc" trong nhiều bối cảnh, vì các áp lực ngoại giao từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong nỗ lực của họ nhằm thi hành Chính sách một Trung Quốc. Trong số các tổ chức yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc sử dụng cái tên này có các tổ chức thể thao quốc tế, gồm cả Ủy ban Olympic Quốc tế.

Quân đội

1911–1949

Nhiều đội quân gắn liền với thời kỳ này, gồm cả những đội quân của nhiều vị lãnh chúa, Quốc Dân Đảng, và Đảng cộng sản Trung Quốc. Có hai đội quân lớn được coi là "quân đội quốc gia": quân của chính phủ quân phiệt Bắc Dương và sau này là Quân đội Cách mạng Quốc dân của chính phủ quốc dân.

Nhà nước Cộng hòa ra đời một phần nhờ cuộc nổi dậy bên trong Tân quân của nhà Thanh. Khi Viên Thế Khải lên nắm quyền tổng thống, ông đã chỉ huy Bắc Dương Quân, đội quân kiểm soát miền Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Viên Thế Khải chết năm 1916, nhiều phe phái bên trong Bắc Dương Quân chia rẽ, và các tướng lĩnh trong Bắc Dương quân trở thành các vị lãnh chúa, kiểm soát những vùng đất to lớn trong thập kỷ tiếp sau đó. Quân nhân trong những đội quân đó thường không mặc đồng phục và sự khác biệt giữa những quân nhân và kẻ cướp thường không rõ rệt lắm.

Với sự trợ giúp của Quốc tế Cộng sản III, Tôn Trung Sơn đã thành lập Quân đội Cách mạng Quốc dân năm 1925 tại Quảng Đông với mục tiêu thống nhất Trung Quốc dưới quyền quản lý của Quốc Dân Đảng. Để thực hiện mục tiêu, ban đầu đội quân này chiến đấu với những vị lãnh chúa từng làm chia rẽ Trung Quốc, thống nhất đất nước, và sau này sẽ chống lại Hồng quân công nông của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một cuộc xung đột Xô-Trung nhỏ xảy ra năm 1929 liên quan tới việc kiểm soát tuyến Đường sắt Đông Mãn Châu Trung Quốc. Quân đội Cách mạng Quốc dân cũng đã chiến đấu chống cuộc xâm lược Nhật Bản trong Chiến tranh Trung-Nhật lần hai (1931 và 1937–45), đã trở thành một phần của Thế chiến II rộng lớn hơn. Quyền lãnh đạo quân đội trong thời kỳ này đã lấn át quyền chính trị. Theo những nguyên tắc của Chủ nghĩa Lênin sự phân biệt giữa đảng, nhà nước, và quân đội bị xóa bỏ.

Khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc giành thắng lợi trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, đa phần Quân đội Cách mạng Quốc dân rút lui về Đài Loan cùng với chính phủ. Sau này đội quân đó được cải tổ trở thành Quốc quân Trung Hoa Dân Quốc (中華民國國軍). Các đơn vị đầu hàng và ở lại Trung Quốc hoặc được giải giáp hoặc được sáp nhập vào Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Hiện tại

Diễn tập chống khủng bố: Đội Đặc cần đổ bộ từ máy bay trực thăng UH-1H. Hành động này là một phần của "Cuộc diễn tập Vạn An số 28" với sự tham gia của Đội Đặc cần Hiến binh và Lữ đoàn Không kỵ 602.

Ngày nay, Trung Hoa Dân quốc duy trì một đội quân lớn và hiện đại, chủ yếu để phòng vệ chống lại nguy cơ một cuộc xâm lược từ phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo Luật chống ly khai của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[44] Từ năm 1949 tới thập niên 1970 nhiệm vụ chủ yếu của quân đội là "tái chiếm lục địa." Khi nhiệm vụ này được rút gọn chỉ còn phòng thủ, quân đội Trung Hoa Dân quốc đã bắt đầu chuyển những ưu tiên của bộ binh truyền thống sang cho không quânhải quân. Quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang cũng đã được chuyển vào tay các quan chức dân sự trong chính phủ. Bởi quân đội Trung Hoa Dân quốc có cùng nguồn gốc với Quốc Dân Đảng, thế hệ các sĩ quan cấp cao cũ trong quân đội thường có cảm tình với liên minh Phiếm Lam.[45] Tuy nhiên, nhiều người đã nghỉ hưu và hiện có nhiều sĩ quan không phải người lục địa đang nắm quyền trong các lực lượng vũ trang, vì thế xu hướng chính trị trong quân đội đã chuyển sang gần với xu hướng chung của nhân dân.

Các lực lượng vũ trang Trung Hoa Dân Quốc xấp xỉ 300.000 người, với số quân dự bị danh nghĩa lên tới 3.870.000 người. Trung Hoa Dân Quốc đã bắt đầu tiến hành một chương trình giảm quy mô nhằm giảm số quân từ mức 430.000 người trong thập niên 1990 xuống mức thấp hơn vào năm 2005. Chế độ nghĩa vụ quân sự vẫn đang được áp dụng cho nam giới ở độ tuổi 18, nhưng như một phần trong chương trình giảm quy mô quân đội, nhiều người được cho phép thực hiện nghĩa vụ bằng các dịch vụ tương đương và được định hướng làm việc tại các cơ quan chính phủ hay các ngành công nghiệp liên quan tới quốc phòng. Các kế hoạch hiện tại có mục tiêu chuyển quân đội sang tiêu chuẩn hầu như chuyên nghiệp trong thập niên tới. Thời kỳ nghĩa vụ quân sự cũng sẽ được giảm bớt hai tháng cho mỗi năm, và kết quả cuối cùng là ba tháng.

Lo ngại hàng đầu của các lực lượng vũ trang hiện nay là khả năng một cuộc tấn công của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, gồm việc phong tỏa đường biển, tấn công và ném bom bằng hàng không/tên lửa. Bốn tàu khu trục lớp Kidd cải tiến hiện đang được mua từ Hoa Kỳ, làm gia tăng đáng kể khả năng phòng vệ và săn tàu ngầm của Đài Loan.[46] Bộ quốc phòng đã có kế hoạch mua các tàu ngầm chạy diesel và các đơn vị chống tên lửa Patriot từ Hoa Kỳ, nhưng ngân sách cho kế hoạch này đã nhiều lần bị đình hoãn vì Liên minh Phiếm Lam hiện nắm quyền chi phối trong cơ quan lập pháp. Gói quốc phòng đã bị đình hoãn từ năm 2001 và hiện có tranh cãi về sự thích hợp của những chiếc tàu ngầm cùng những trang thiết bị khác nhau sẽ được mua. Một lượng khí tài quân sự đáng kể đã được mua về từ Hoa Kỳ, và tiếp tục được Hoa Kỳ đảm bảo về pháp lý theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan.[5] Trong quá khứ, Trung Hoa Dân Quốc cũng đã mua các khí tài quân sự từ PhápHà Lan.

Giới tuyến phòng vệ đầu tiên chống lại cuộc xâm lược của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính là các lực lượng vũ trang Trung Hoa Dân Quốc. Học thuyết quân sự hiện tại của Trung Hoa Dân Quốc là kiên trì chống lại một cuộc xâm lược hay phong tỏa cho tới khi quân đội Hoa Kỳ kịp phản ứng, dù học thuyết này đang thay đổi bởi những quan điểm của chính quyền hiện tại về việc phát triển loại hỏa tiễn Hùng Phong III mới có tầm bắn đạt tới lục địa Trung Hoa. Một hiệp ước quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản ký năm 2005 ngụ ý rằng Nhật Bản sẽ tham dự vào bất kỳ phản ứng nào.[47] Một số đồng minh khác của Hoa Kỳ như Australia trên lý thuyết cũng có thể tham dự, nhưng điều này khó lòng mà xảy ra trên thực tế.[48] Cũng cần lưu ý rằng không hề có sự đảm bảo trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan hay bất kỳ hiệp ước nào rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thậm chí trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược.[49]

Kinh tế

1912–1949

Phiếu nợ Tôn Dật Tiên đã sử dụng để gây quỹ cho sự nghiệp cách mạng. (Dòng chữ Hán, in ngược có nghĩa "Kim tệ Trung Hoa Dân Quốc")

Trong nửa đầu thế kỷ hai mươi kinh tế Trung Hoa Dân Quốc chủ yếu là tư bản, với rất nhiều sự can thiệp. Những nỗ lực cải cách luôn bị ngắt quãng bởi các cuộc chiến tranh liên miên và những tranh giành nội bộ cũng như từ bên ngoài.

Chính phủ quốc gia yếu đuối đã đưa ra một số nỗ lực nhằm khuyến khích các hoạt động kinh tế, như thành lập Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ ít kiểm soát nền kinh tế, mà chỉ quan tâm tới việc in tiền chi phí cho các cuộc chiến tranh với Nhật Bản và những người Cộng sản gây ra tình trạng lạm phát phi mã. Những khoản nợ nước ngoài cũng khiến chính phủ quốc gia phải chịu nhiều sức ép từ bên ngoài. Những người theo chủ nghĩa Quốc gia, như Viên Thế Khải, tìm cách duy trì chính phủ bằng những khoản vay nợ kinh tế lớn từ Hoa Kỳ.

Khi ấy Trung Quốc chủ yếu vẫn ở tình trạng nền kinh tế trồng trọt, và vì thế sự giàu có tập trung trên một cấu trúc kim tự tháp to lớn. Đa phần ruộng đất thuộc sở hữu của một số rất ít chủ đất giàu có; đại đa số dân chúng là những nông dân làm thuê vì không có ruộng đất. Những người thành lập cả nhà nước Trung Hoa Dân Quốc và Đảng Cộng sản đều có mục tiêu giải quyết sự bất bình đẳng này. Nạn đói Hà Nam (1943–1944) đã làm chính phủ cộng hòa sụp đổ. Các liên minh công nhân từng bị tiêu diệt trong cuộc thanh trừng những người Cộng sản của Quốc Dân Đảng, càng làm sự bất bình đẳng trầm trọng hơn. Nhiều chủ đất và các nhà buôn giàu có cũng là các bộ trưởng và quan chức chính phủ và thường là tham nhũng, khiến các biện pháp có hiệu quả không thể được áp dụng.

Điều kỳ diệu Đài Loan

Photo of a high tower against a blue sky.
Đài Bắc 101 từng là toà nhà cao nhất thế giới từ khi mở cửa vào năm 2004 cho đến 2010.

Quá trình công nghiệp hóa và phát triển nhanh chóng của Đài Loan để trở thành một nước phát triển công nghệ cao trong nửa sau thế kỷ hai mươi, đã được gọi là "Kỳ tích Đài Loan" (台灣奇蹟) hay "Kỳ tích kinh tế Đài Loan". Bởi nước này đã phát triển cùng Singapore, Hàn QuốcHồng Kông để trở thành bốn nước công nghiệp hóa phát triển được gọi là "Bốn con hổ châu Á".

Thời kỳ cai trị Nhật Bản trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại nhiều thay đổi trong các lĩnh vực công cộng và tư nhân của nền kinh tế, đáng chú ý nhất là hạ tầng công cộng, cho phép các hoạt động viễn thông và giao thông vận tải diễn ra dễ dàng trên khắp hòn đảo. Người Nhật cũng đã cải tiến hệ thống giáo dục công và giáo dục đã trở thành bắt buộc đối với mọi công dân Trung Hoa Dân Quốc trong thời gian đó.

Khi chính phủ Quốc Dân Đảng bỏ chạy tới Đài Loan, họ mang theo toàn bộ kho dự trữ vàng và ngoại tệ của Trung Hoa Lục địa tới đây, giúp làm ổn định giá cả và giảm mức siêu lạm phát. Quan trọng hơn, như một phần trong cuộc rút lui về Đài Loan, Quốc Dân Đảng đã mang theo cùng họ giới thương nhân và trí thức hàng đầu từ Hoa lục.[cần dẫn nguồn] Dòng tiền tệ và nhân lực bất ngờ này đã trở thành nền tảng cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của Đài Loan sau đó. Chính phủ Quốc Dân Đảng đã đưa ra nhiều bộ luật và cải cách ruộng đất mà họ chưa từng thực thi một cách có hiệu quả tại lục địa. Chính phủ cũng áp dụng chính sách thay thế nhập khẩu, tìm cách chế tạo các hàng hóa phải nhập khẩu ngay trong nước. Đa số các chương trình này đã được thực hiện với sự trợ giúp kinh tế từ Hoa Kỳ, sự bao cấp với những mặt hàng sản xuất trong nước với giá đắt. Những người Đài Loan bản xứ đã bị trục xuất khỏi chính phủ đa số của người lục địa, vì thế nhiều người đã chuyển sang lĩnh vực kinh doanh.[cần dẫn nguồn]

Năm 1962, Tổng sản phẩm quốc nội (GNP) trên đầu người của Đài Loan là 170$, và nền kinh tế của hòn đảo này chỉ ở trong khoảng giữa Zaire và Congo. Tới năm 2005 GNP trên đầu người của Đài Loan, tính theo sức mua tương đương (PPP), đã lên tới 29.000$ (ước tính 2006), khiến nước này có Chỉ số Phát triển Con người tương đương với các quốc gia Châu Âu như Hy Lạp.

Theo nhà kinh tế Paul Krugman, sự phát triển nhanh chóng đã có thể diễn ra nhờ nguồn vốn và nhân lực, chứ không phải sự gia tăng hiệu năng. Nói cách khác, tỷ lệ tiết kiệm gia tăng, và giờ làm việc kéo dài và thêm nhiều người, như phụ nữ, phải gia nhập nguồn nhân lực.[50]

Dwight Perkins và những người khác đã chỉ ra một số sai lầm trong phương pháp nghiên cứu của Krugman (và Alwyn Young), và cho rằng đa phần tăng trưởng của Đài Loan có thể quy cho sự gia tăng trong khả năng sản xuất. Khả năng sản xuất gia tăng nhờ việc cải cách ruộng đất, thay đổi cơ cấu (đô thị hóa và công nghiệp hóa), cùng một chính sách khuyến khích xuất khẩu chứ không phải việc thay thế nhập khẩu.

Hiện tại

Two THSR 700T trains
Đường sắt cao tốc Đài Loan, tàu chạy trên 300 km/h, kết nối Đài Bắc và thành phố cảng miền nam Cao Hùng chỉ trong 90 phút.

Hiện nay Trung Hoa Dân Quốc có một nền kinh tế tư bản năng động, hướng tới xuất khẩu với sự can thiệp ngày càng ít từ phía chính phủ trong đầu tư và thương mại với nước ngoài. Để giữ vững khuynh hướng này, một số ngân hàng lớn thuộc sở hữu nhà nước và các công ty công nghiệp đang được tư nhân hóa. Tăng trưởng thực của Tổng sản phẩm quốc nội đạt mức trung bình khoảng 8% trong ba thập kỷ qua. Xuất khẩu là nguồn sống chính của quá trình công nghiệp hóa. Thặng dư thương mại rất lớn, và dự trữ ngoại tệ hiện đứng hàng thứ ba thế giới.[51] GDP của Trung Hoa Dân Quốc (theo sức mua tương đương) ngang bằng với mức trung bình các nước EU.

Trung Hoa Dân Quốc có đồng tiền tệ quốc gia của riêng mình: đồng Tân Đài tệ.

Ruộng lúa ở huyện Nghi Lan

Nông nghiệp chỉ chiếm 2% GDP, giảm từ mức 35% năm 1952. Các ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực truyền thống dần được chuyển ra nước ngoài, thay thế bằng những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều vốn và công nghệ. Trung Hoa Dân Quốc đã trở thành một nhà đầu tư nước ngoài lớn tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, và Việt Nam. Ước tính khoảng 50.000 công ty Đài Loan và 1.000.000 doanh nhân Đài Loan cũng gia đình họ đang hoạt động tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[cần dẫn nguồn]

Nhờ cách tiếp cận tài chính mang tính bảo thủ và sức mạnh giới doanh nhân của mình, Trung Hoa Dân Quốc đã bị ảnh hưởng ít so với nhiều quốc gia láng giềng khác trong cuộc Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1998–1999. Không như những nước láng giềng là Hàn Quốc và Nhật Bản, kinh tế Đài Loan chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhỏ và trung bình, chứ không phải các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, sự giảm sút kinh tế toàn cầu, cộng với chính sách điều phối kém của chính phủ mới cùng các khoản nợ xấu ngày càng gia tăng trong hệ thống ngân hàng, đã đẩy Đài Loan vào một thời kỳ giảm phát năm 2001, năm tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1947. Vì quá trình di chuyển đặt nhiều ngành sản xuất đòi hòi nhiều nhân công tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tình trạng thất nghiệp cũng đã tăng tới mức kỷ lục từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970. Đây đã trở thành vấn đề chủ chốt của cuộc bầu cử tổng thống năm 2004. Tăng trưởng bình quân ở mức hơn 4% giai đoạn 2002-2006 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4%.

Trung Hoa Dân Quốc thường gây áp lực để gia nhập các tổ chức quốc tế dưới một tên gọi "trung lập" về chính trị. Trung Hoa Dân Quốc là một thành viên của các tổ chức thương mại cấp chính phủ như Tổ chức Thương mại Thế giới với tên gọi "Lãnh thổ thuế quan riêng biệt Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn và Mã Tổ."

Giáo dục

Trung Hoa Dân Quốc có một hệ thống giáo dục toàn diện hai mươi hai năm với ảnh hưởng từ kiểu hệ thống giáo dục Nhật Bản. Hệ thống này đã chứng tỏ thành công với việc các học sinh Trung Hoa Dân Quốc đã đạt một số điểm cao nhất trong những bài thi thế giới, đặc biệt trong toán họckhoa học[cần dẫn nguồn]; tuy nhiên, hệ thống này cũng bị chỉ trích do đặt quá nhiều sức ép lên các học sinh và ít tính sáng tạo do đề cao cách học ghi chép. Những cải cách giáo dục gần đây với mục tiêu sửa đổi những yếu kém đó hiện là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận.[cần dẫn nguồn]

Tỷ lệ biết chữ năm 2003 là 96.1%.[52]

Nhân khẩu

Ở thời điểm tháng 7 năm 2006, dân số tại các vùng dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc được ước tính khoảng 23.036.087 người[53] sống trên tổng diện tích đất liền khoảng 35.980 km² khiến nước này trở thành nước có mật độ dân số lớn thứ 12 trên thế giới với mật độ 640 người trên km². 98% dân số Đài Loanngười Hán trong khi chỉ 2% là người bản xứ. Đại đa số, 94% dân số theo một sự pha tạp Phật giáo, Đạo giáo, và Khổng giáo trong khi chưa tới 4.5% dân số theo Thiên chúa giáoHồi giáo. Đài Loan đang trải qua giai đoạn giảm sinh với tăng trưởng dân số chỉ 0.61% trong năm 2006. Ngôn ngữ chính thức của Đài Loan là tiếng Phổ thông dù đa số dân cũng sử dụng tiếng Đài Loan (xuất xứ từ phương ngữ Mân Nam của tỉnh Phúc Kiến) và Khách Gia. Những người nói tiếng Nhật Bản ngày càng hiếm bởi thế hệ người già từng sống dưới thời Nhật trị đang chết đi. Các ngôn ngữ bản xứ đang trên đà biến mất bởi người bản xứ đã bị Hán hóa và chính phủ Trung Hoa Dân Quốc không gìn giữ các ngôn ngữ bản địa Đài Loan.

Sức khoẻ cộng đồng

Chăm sóc y tế tại Trung Hoa Dân Quốc do Phòng Bảo hiểm Sức khỏe Quốc gia (BNHI) quản lý.[54]

Chương trình hiện nay được áp dụng năm 1995 và được coi là một chính sách bảo hiểm xã hội. Chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ duy trì trợ cấp bảo hiểm cho người lao động, người nghèo, người thất nghiệp và những người gặp thảm họa tự nhiên với mức phí tương đương với mức thu nhập cá nhân và/hay gia đình; chính phủ cũng duy trì bảo vệ y tế cho những người không có quốc tịch nhưng lao động tại Đài Loan. Phí bảo hiểm năm 2001 cho dân số quận là US$18.88 trên người trên tháng.[55] Một phương pháp tính toán tiêu chuẩn hóa áp dụng cho tất cả mọi người và có thể được lựa chọn chi trả bởi các mức đóng góp của một người lao động hay một cá nhân.

Chi trả bảo hiểm của BNHI yêu cầu đồng chi trả cùng thời điểm phát sinh dịch vụ cho hầu hết các dịch vụ ngoại trừ trường hợp dịch vụ phòng bệnh, các gia đình có thu nhập thấp, trẻ em dưới ba tuổi, hay trong trường hợp các thảm họa dịch bệnh. Các hộ gia đình có thu nhập thấp được BNHI trả 100% phí bảo hiểm và các khoản phải đồng chi trả cũng được chiết giảm cho người tàn tật hay một số người cao tuổi.

BNHI tự đánh giá chất lượng hoạt động chăm sóc sức khỏe của mình hay qua ý kiến cộng đồng. Dữ liệu này có trên website của BNHI. Ban đầu chỉ 39% người dân ‘Hài lòng’ với chương trình, và 47% cho rằng họ ‘Không hài lòng’. Tới tháng 12 năm 2004, kết quả đã đảo ngược, chỉ 13.3% người dân không hài lòng với hệ thống chăm sóc sức khỏe và 76.6% ‘Hài lòng’.[56]

Trung Hoa Dân Quốc có Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh quốc gia của riêng mình, và trong vụ bùng phát dịch SARS tháng 3 năm 2003 347 trường hợp đã được xác nhận. Trong vụ bùng phát dịch Trung tâm kiểm soát này và các chính quyền địa phương đã thiết lập các trạm giám sát tại tất cả các địa điểm giao thông, giải trí và các điểm công cộng khác. Từ khi dịch bệnh được ngăn chặn tháng 7 năm 2003, không trường hợp mắc bệnh SARS được thông báo.[57]

Tổng cộng BNHI có 17.259 cơ sở, gồm:[58]

Số lượng Đối tượng
16.174 các cơ sở dành riêng cho bệnh nhân ngoại trú
5.701 nha khoa
2.422 Bệnh viện Đông y
1.085 Bệnh viện nội/ngoại trú
437 bệnh viện địa phương
35 Bệnh viện Đông y Trung Quốc
23 Trung tâm y tế trường đại học

Các lĩnh vực bảo hiểm gồm:

* kiểm tra sức khỏe trẻ em, chăm sóc trước khi sinh, xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe người lớn

Năm 2004 tỷ lệ tử vong trẻ em ở mức 5.3 với 15 bác sĩ và 63 giường bệnh viện cho 10.000 dân. Tuổi thọ bình quân nam giới là 73.5 và 79.7 cho nữ theo Báo cáo Sức khỏe Thế giới. Từ khi BNHI bắt đầu hoạt động năm 1995 tuổi thọ bình quân đã tăng 1.6 với nam và 2 năm với nữ, có lẽ yếu tố chủ chốt cho thành công là chương trình đã có được mức tuổi thọ bình quân khá ổn định trước khi bắt đầu hoạt động.[59]

Các chương trình liên quan tới chăm sóc sức khoẻ khác tại Đài Loan là Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnhSở sức khoẻ.

Lịch

Theo truyền thống phong kiến sử dụng niên hiệu trị vì, các tài liệu chính thức của Trung Hoa Dân Quốc sử dụng hệ thống đánh số năm Dân Quốc (chữ Hán: 民國; bính âm: míngúo; Hán Việt: {{{hv}}}) theo đó năm đầu tiên (民國元年, "Dân Quốc nguyên niên") là 1912, năm thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ví dụ, năm 2007 là "Năm Dân Quốc 96" (民國九十六年, 民國96年, hay đơn giản là 96). Bởi niên hiệu Trung Quốc theo truyền thống thường gồm hai chữ, 民國 (Dân Quốc) được dùng làm dạng viết tắt cho 中華民國 (Trung Hoa Dân Quốc).

Tháng và ngày được đánh số theo Lịch Gregory. Dựa trên Tiêu chuẩn Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc CNS 7648: Các thành phần dữ liệu và các định dạng trao đổi dữ liệu—Trao đổi thông tin—Biểu diễn ngày giờ, (tương tự như ISO 8601), cách đánh số năm có thể sử dụng hệ thống A.D. cũng như niên hiệu Trung Hoa Dân Quốc. Ví dụ, ngày 3 tháng 5 năm 2004 có thể được viết là 2004-05-03 hay R.O.C.93-05-03.

Việc đánh số thời đại Trung Hoa Dân Quốc cũng tương tự như số được dùng tại Bắc Triều Tiên bởi người thành lập nhà nước này, Kim Nhật Thành, sinh năm 1912. Những năm thuộc thời Taishō Nhật Bản (30 tháng 7 năm 1912 tới 25 tháng 12 năm 1926) cũng trùng với thời đại Trung Hoa Dân Quốc.

Việc sử dụng niên hiệu Trung Hoa Dân Quốc còn vượt qua khuôn khổ các tài liệu chính thức. Khi được dùng để ghi ngày hết hạn trên sản phẩm xuất khẩu, chúng có thể gây hiểu nhầm rằng ngày hết hạn đã tới từ 11 năm trước đó. Sự hiểu lầm càng dễ xảy ra khi tiền tố (R.O.C. hay 民國 Dân Quốc) bị bỏ qua.

Những ngày lễ truyền thống Trung Quốc như Năm mới Trung Quốc, Tết Trung Thu, và Tết Đoan Ngọ được tổ chức thường xuyên.

Xếp hạng quốc tế

Phạm vi Tổ chức Hạng Năm Nguồn
Tổng sản phẩm quốc nội (tính theo sức mua tương đương) Quỹ Tiền tệ Quốc tế / Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ 16/181 (IMF)
16/227 (CIA)
2006 IMF
CIA
GDP bình quân đầu người(sức mua tương đương) Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ / CIA 23/181 (IMF)
35/227 (CIA)
2006 IMF
CIA
Chỉ số tự do báo chí Nhà báo không biên giới 43/168 2006 [2]
Chỉ số tự do kinh tế The Wall Street JournalHeritage Foundation 26/162 2007 [3]
Chỉ số tự do kinh tế thế giới Viện Fraser 24/130 2004 [4]
Chỉ số mức độ thuận lợi trong kinh doanh Ngân hàng Thế giới 47/175 2006 [5]
Báo cáo Cạnh tranh Quốc tế Diễn đàn Kinh tế Thế giới 13/125 2006 - 2007 [6]
Chỉ số Cạnh tranh Kinh doanh Diễn đàn Kinh tế Thế giới 21/121 2006 [7]
Worldwide quality-of-life index The Economist 21/111 2005 [8]
Global e-Government Study Brown University 2/198 2006 [9]
Richard Lynn and Tatu
Vanhanen IQ and Global Inequality
Dr. Richard Lynn, Giáo sư Tâm lý học danh dự Đại học Ulster 5/185 2006 [10]
World Competitiveness Yearbook Học viện Quản lý Phát triển Quốc tế 18/55 2007 [11]
Network Readiness Index Diễn đàn Kinh tế Thế giới 13/122 2006 - 2007 [12]
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng Tổ chức Minh bạch Quốc tế 34/163 2006 [13]
Chỉ số cạnh tranh du lịch và lữ hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới 30/124 2007 [14]
Tự do báo chí Freedom House 20/194 2007 [15]

Xem thêm

Đọc thêm

  • Bush, R. & O'Hanlon, M. (2007). A War Like No Other: The Truth About China's Challenge to America. Wiley. ISBN 0-471-98677-1
  • Bush, R. (2006). Untying the Knot: Making Peace in the Taiwan Strait. Brookings Institution Press. ISBN 0815712901
  • Carpenter, T. (2006). America's Coming War with China: A Collision Course over Taiwan. Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-6841-1
  • Cole, B. (2006). Taiwan's Security: History and Prospects. Routledge. ISBN 0-415-36581-3
  • Copper, J. (2006). Playing with Fire: The Looming War with China over Taiwan. Praeger Security International General Interest. ISBN 0-275-98888-0
  • Federation of American Scientists et al. (2006). Chinese Nuclear Forces and U.S. Nuclear War Planning
  • Gill, B. (2007). Rising Star: China's New Security Diplomacy. Brookings Institution Press. ISBN 0-8157-3146-9
  • Shirk, S. (2007). China: Fragile Superpower: How China's Internal Politics Could Derail Its Peaceful Rise. Oxford University Press. ISBN 0-19-530609-0
  • Tsang, S. (2006). If China Attacks Taiwan: Military Strategy, Politics and Economics. Routledge. ISBN 0-415-40785-0
  • Tucker, N.B. (2005). Dangerous Strait: the U.S.-Taiwan-China Crisis. Columbia University Press. ISBN 0-231-13564-5

Tham khảo

  1. ^ “Taiwan (self-governing island, Asia)” (bằng tiếng Anh). Britannica Online Encyclopedia. ngày 5 tháng 4 năm 1975. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2009.
  2. ^ a b c d “Republic of China (Taiwan)”. International Monetary Fund. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ “The One-China Principle and the Taiwan Issue”. PRC Taiwan Affairs Office and the Information Office of the State Council. 2005. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2006. Section 1: "Since the KMT ruling clique retreated to Taiwan, although its regime has continued to use the designations "Republic of China" and "government of the Republic of China," it has long since completely forfeited its right to exercise state sovereignty on behalf of mainland China and, in reality, has always remained only a separate country on the island of Taiwan."
  4. ^ “2004 National Defense Report” (PDF). ROC Ministry of National Defense. 2004. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006. pages 89-90: "The PRC refusal to renounce using military power against Taiwan, its current emphasis on 'enhancing preparation for military struggle,' its obvious intention of preparing a war against Taiwan reflected in operational deployment, readiness efforts, and annual military exercises in the Southeast China coastal region, and its progress in aerospace operations, information warfare, paralyzation warfare, and non-conventional warfare, all of these factors work together so that the ROC Armed Forces face an increasingly complicated and difficult situation in terms of self-defense and counterattack. These multiple daunting challenges are testing our defense security."
  5. ^ a b “Executive Summary of Report to Congress on implementation of the Taiwan Relations Act”. Report to Congress Pursuant to Public Law 106-113. U.S. Department of Defense. 2000. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2005.
  6. ^ a b “Overview of U.S. Policy Towards Taiwan” (Thông cáo báo chí). U.S. Department of State. ngày 21 tháng 4 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2004.
  7. ^ “The World Factbook”. CIA. ngày 3 tháng 5 năm 2006.
  8. ^ “TECRO Profile & Mission”. TECRO in the United States. ngày 3 tháng 5 năm 2006.
  9. ^ “WHO application: a question of health or politics?”. The Taipei Times. ngày 19 tháng 5 năm 2004.
  10. ^ “Taiwan flags in S.L. ruffle a few feelings”. The Deseret News. ngày 10 tháng 2 năm 2002.
  11. ^ “The Official Position of the Republic of China on the People's Republic of China's Passing of the Anti-secession (Anti-Separation) Law” (Thông cáo báo chí). Mainland Affairs Council, ROC Executive Yuan. ngày 29 tháng 3 năm 2005. Section II-2: "'The Republic of China is an independent and sovereign state. Taiwan’s sovereignty belongs to the 23 million people of Taiwan. Only the 23 million citizens of Taiwan may decide on the future of Taiwan.' This statement represents the greatest consensus within Taiwan's society today concerning the issues of national sovereignty and the future of Taiwan. It is also a common position shared by both the ruling and opposition parties in Taiwan. A recent opinion poll shows that more than 90% of the people of Taiwan agree with this position."
  12. ^ Swaine, Michael. “3”. Taiwan's Foreign and Defense Policies: Features and Determinants (PDF) (bằng tiếng Anh). RAND Corporation. tr. 30. ISBN 0-8330-3094-9. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006. Efforts to accurately measure and assess public and group views and interests on these and other issues are fraught with problems, however, such as political bias and the use of unscientific methodologies. A significant number of opinion polls are conducted each year by Taiwan’s political parties, newspapers, and various politically-oriented private groups or foundations on a wide range of subjects. Many such polls arguably produce inaccurate results, either as a result of sampling errors, biased questions, or a subject’s awareness of the highly partisan nature of the polling agency. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  13. ^ Encyclopedia Britainica
  14. ^ P. 235. Fairbank and Goldman. China.
  15. ^ 邱曉嘉 (2000年9月31日). “產業外移的危機與轉機” (HTML). 財團法人國家政策研究基金會. Truy cập 2007年10月1日. Kiểm tra giá trị |archiveurl= (trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate=|date= (trợ giúp)
  16. ^ 馬英九連任是兩岸政策公投的勝利 - 明報 2012.01.15
  17. ^ 內政部戶政司 02縣市人口性比例及人口密度 101年資料
  18. ^ a b c 臺灣五大地形
  19. ^ 濁水溪之最
  20. ^ 國中地理科主題統整 水文
  21. ^ 靜浦北迴歸線界標
  22. ^ 臺灣地區水資源特性
  23. ^ 參見 《臺灣省政府功能業務與組織調整暫行條例》
  24. ^ 《中國通史》第十一卷 近代前編(上冊)•第四節 北洋政府的政權機構
  25. ^ 歷史上的今天 1946年1月3日 国民政府承认外蒙独立
  26. ^ Rossabi, Morris (2005). “Sino-Mongolian Relations”. Modern Mongolia: From Khans to Commissars to Capitalists. University of California Press. tr. 226-228, 232, 242.
  27. ^ 北縣臺中高雄 升格過關[liên kết hỏng]
  28. ^ 文化古都/臺南縣市 火速升格[liên kết hỏng]
  29. ^ 蔡佩芳 (ngày 25 tháng 12 năm 2010). “未來臺灣:三大生活圈、七大區域”. 聯合晚報.[liên kết hỏng]
  30. ^ “World: Asia-Pacific Analysis: Flashpoint Spratly”. BBC. 14 tháng 2 năm 1999.
  31. ^ “Greet the New High Tide of the Chinese Revolution”. Selected Works of Mao Tse-tung. Marxists.org. 2005. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2006.
  32. ^ Chang, Y.F. Bradford. “The Flood of Political Ideas in China During the 1920s”. City University of Hong Kong. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  33. ^ “The Formal Establishment of an Anti-Japanese National United Front”. PLA Daily. 1 tháng 8 năm 2005.
  34. ^ “Taiwan assembly passes changes”. BBC. ngày 7 tháng 6 năm 2005.
  35. ^ “附表十二:民眾對自我認同的看法” (PDF) (bằng tiếng Traditional Chinese). Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2010.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  36. ^ 天下雜誌民調顯示:6成1民眾擔心經濟傾中 7成5年輕人自認台灣人 (bằng tiếng Chinese).Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  37. ^ “資料庫─台灣民眾 台灣人/中國人認同趨勢分布” (bằng tiếng Traditional Chinese). National Chengchi University. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  38. ^ a b “資料Frank Hsieh's Mainland Visit and Nationality Identification” (PDF) (bằng tiếng Traditional Chinese). TVBS Poll Center. 2012. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  39. ^ Quote: "Table 12: In Taiwan, some people identify themselves as Chinese, some identify themselves as Taiwan (sic). Do you identify yourself as Taiwanese or Chinese? (Do not prompt both Taiwanese and Chinese)"
  40. ^ Quote: "Table 13: In Taiwan, some people identify themselves as Chinese, some identify themselves as Taiwan (sic). Do you identify yourself as Taiwanese, Chinese or both Taiwanese and Chinese?"
  41. ^ U.S. Department of Defense (1950). “Classified Teletype Conference, dated ngày 27 tháng 6 năm 1950, between the Pentagon and General Douglas MacArthur regarding authorization to use naval and air forces in support of South Korea. Papers of Harry S. Truman: Naval Aide Files”. Truman Presidential Library and Museum. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp) Page 1: "In addition 7th Fleet will take station so as to prevent invasion of Formosa and to insure that Formosa not be used as base of operations against Chinese mainland." Page 4: "Seventh Fleet is hereby assigned to operational control CINCFE for employment in following task hereby assigned CINCFE: By naval and air action prevent any attack on Formosa, or any air or sea offensive from Formosa against mainland of China."
  42. ^ Fairbank and Goldman, 330–37.
  43. ^ BBC (ngày 6 tháng 6 năm 2007). “Costa Rica forges new China ties”. British Broadcasting Corporation. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.
  44. ^ “2004 National Defense Report” (PDF). ROC Ministry of National Defense. 2004. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006. Pages 89-90: "The PRC refusal to renounce using military power against Taiwan, its current emphasis on "enhancing preparation for military struggle," its obvious intention of preparing a war against Taiwan reflected in operational deployment, readiness efforts, and annual military exercises in the Southeast China coastal region, and its progress in aerospace operations, information warfare, paralyzation warfare, and non-conventional warfare, all of these factors work together so that the ROC Armed Forces face an increasingly complicated and difficult situation in terms of self-defense and counterattack. These multiple daunting challenges are testing our defense security."
  45. ^ Swaine, Michael. Tawian's Foreign and Defense Policies: Features and Determinants (PDF) (bằng tiếng Anh). RAND Corporation. ISBN 0-8330-3094-9. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  46. ^ “Kidd-class warships set sail for Taiwan”. The Taipei Times. 31 tháng 10 năm 2005.
  47. ^ Swaine, Michael D.; Mulvenon, James C. (2001) [2001]. Taiwan's Foreign and Defense Policies: Features and Determinants (PDF). RAND Corporation. ISBN 0-8330-3094-9. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2006.
  48. ^ Tow, William (2005). “ANZUS: Regional versus Global Security in Asia?”. International Relations in the Asia-Pacific. 5 (2): 197.
  49. ^ “China Threat to Attack Taiwan Alarms Asia”. Associated Press. 14 tháng 3 năm 2005.
  50. ^ “Paul Krugman”. The Myth of Asia's Miracle: A Cautionary Fable. 2006. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2006.
  51. ^ CIA The world factbook
  52. ^ “Taiwan”. CIA - The World Factbook. ngày 10 tháng 12 năm 2006.
  53. ^ “Taiwan”. CIA - The World Factbook. ngày 14 tháng 11 năm 2006.
  54. ^ “Bureau of National Health Insurance”. Taiwan BNHI. 18 tháng 7 năm 2006.
  55. ^ “Bureau of National Health Insurance faq”. Taiwan BNHI. 18 tháng 7 năm 2006.
  56. ^ “Bureau of National Health Insurance Evaluation”. Taiwan BNHI. 18 tháng 7 năm 2006.
  57. ^ “Center for Disease Control”. Taiwan CDC. 18 tháng 7 năm 2006.
  58. ^ “Bureau of National Health Insurance Full Summary” (PDF). Taiwan BNHI. July 18 2006. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  59. ^ “Taiwan Department of Health Full Summary” (PDF). Taiwan Department of Health. 18 tháng 7 năm 2006.
  1. Feuerwerker, Albert. 1968. The Chinese Economy, 1912-1949. Ann Arbor: University of Michigan Press.

Liên kết ngoài

Chính phủ
Tổng quan
Khác