Đảng ủy Bộ Tài chính Đảng Cộng sản Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đảng ủy Bộ Tài chính


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XXV
(2020 - 2025)
Cơ cấu Đảng ủy
Bí thư Cao Anh Tuấn
Phó Bí thư (2) Nguyễn Hữu Thân
Phạm Đức Thắng
Ủy viên Ban Thường vụ (10) Ban Thường vụ Đảng ủy
Đảng ủy viên (27) Ban Chấp hành Đảng bộ
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại Bộ Tài chính
Cấp hành chính Cấp Bộ
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ 28, Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lịch sử
Thành lập 1946

Đảng ủy Bộ Tài chính hay còn được gọi là Ban chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính là cấp ủy trực thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Bộ Tài chính giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành, của cơ quan đơn vị. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong cơ quan Bộ Tài chính vững mạnh.[1][2][3][4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng bộ Bộ Tài chính được thành lập theo Quyết định 805-QĐ/ ĐUK ngày 14/5/2009 của Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương, là đảng bộ cấp trên cơ sở.[5]

Đảng bộ Bộ Tài chính hiện nay bao gồm 48 đảng bộ, chi bộ đầu mối; với 13 đảng bộ cơ sở, trong đó có 06 đảng bộ được giao một số quyền của đảng bộ cấp trên cơ sở; 02 đảng bộ bộ phận; 21 chi bộ trực thuộc; 13 chi bộ cơ sở; 28 tổ chức Đảng là đơn vị hành chính nhà nước; 06 tổ chức Đảng là đơn vị sự nghiệp; 08 tổ chức Đảng là doanh nghiệp Nhà nước; 05 công ty cổ phần; 01 hiệp hội, với tổng số gần 3.500 đảng viên. Các tổ chức đảng trực thuộc tập trung chủ yếu ở Thành phố Hà Nội, ngoài ra còn ở một số tỉnh, thành trong cả nước. Đảng bộ có số lượng đảng viên đông nhất là 846; chi bộ có số lượng đảng viên ít nhất là 4.[5]

Chức năng nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Đảng bộ Bộ Tài chính trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương có chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị vững mạnh.[5]

Đảng bộ Bộ Tài chính có nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; Lãnh đạo công tác chính trị, tư tưởng; Tham gia công tác tổ chức, cán bộ; Xây dựng tổ chức đảng; Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng;[5]

Đảng bộ Bộ Tài chính được thực hiện các quyền của cấp ủy cấp trên trực tiếp tổ chức cơ sở đảng theo quy định của Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương; được quyết định thành lập, giải thể, chia tách, sáp nhập, kiện toàn các tổ chức đảng trực thuộc; chỉ định, chuẩn y cấp ủy, ủy ban kiểm tra; phát thẻ, quản lý thẻ đảng viên, công nhận đảng viên chính thức; quyết định kết nạp lại đảng viên sau khi được Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đồng ý bằng văn bản; ủy quyền cho đảng ủy cơ sở quyết định kết nạp, khai trừ đảng viên khi có đủ điều kiện; quyết định về khen thưởng, kỷ luật đảng viên theo quy định[5]

Tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

  • Văn phòng
  • Ban Tổ chức
  • Ban Tuyên giáo
  • Ban Dân vận
  • Uỷ ban Kiểm tra
  • Các Đảng ủy, chi ủy trực thuộc

Đảng ủy hiện nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Thường vụ Đảng bộ ủy Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam[6]
Đại hội Đảng bộ Bộ Tài chính khóa XXV, nhiệm kỳ 2020-2025
Thứ tự Tên Chức vụ Đảng Chức vụ Nhà nước Ghi chú
1 Cao Anh Tuấn
  • Bí thư Đảng ủy
  • Ủy viên Ban Cán sự
Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách chung
2 Nguyễn Hữu Thân
  • Phó Bí thư thường trực Đảng ủy
  • Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy Bộ
phụ trách Công đoàn Bộ, Hội cựu chiến binh

Đoàn thanh niên cơ quan Bộ.

3 Phạm Đức Thắng
  • Phó Bí thư Đảng ủy
  • Ủy viên Ban cán sự
  • Trưởng ban Tổ chức Đảng ủy Bộ
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phụ trách Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ
4 Phan Thị Thu Hiền
  • Ủy viên Ban thường vụ
Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính phụ trách Đảng bộ cơ quan Kho bạc Nhà nước
6 Trần Huy Trường
  • Ủy viên Ban thường vụ
  • Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính phụ trách Đảng bộ Thanh tra Bộ
7 Nguyễn Trọng Cơ
  • Ủy viên Ban thường vụ
  • Bí thư Đảng uỷ Học viện Tài chính
Giám đốc Học viện Tài chính phụ trách Đảng bộ Học viện Tài chính

Chi bộ Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính

8 Đỗ Việt Đức
  • Ủy viên Ban thường vụ
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước
9 Nguyễn Văn Cẩn
  • Ủy viên Ban thường vụ
  • Bí thư Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phụ trách Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan
10 Trần Quân
  • Ủy viên Ban thường vụ
  • Bí thư Đảng bộ bộ phận Văn phòng Bộ
Chánh Văn phòng Bộ Tài chính phụ trách Đảng bộ bộ phận Văn phòng bộ

Đảng ủy qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Giới thiệu Đảng bộ Bộ Tài chính”.
  2. ^ “Nỗ lực hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị năm 2016”.
  3. ^ “Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tài chính lần thứ XXIV: Thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ công tác đảng”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “Đảng ủy Bộ Tài chính sơ kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm”.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b c d e “Giới thiệu về chức năng nhiệm vụ của Đảng bộ Bộ Tài chính”.
  6. ^ “Giới thiệu về Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ Bộ Tài chính nhiệm kỳ 2015 – 2020”.