Trâu rừng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bubalus arnee
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Bovidae
Phân họ (subfamilia)Bovinae
Tông (tribus)Bovini
Chi (genus)Bubalus
Loài (species)B. arnee
Danh pháp hai phần
Bubalus arnee
(Kerr, 1792)

Trâu rừng[2] (danh pháp: Bubalus arnee) là loài trâu lớn, bản địa của Đông Nam Á. Loài này được coi là bị đe dọa, trong sách đỏ IUCN từ năm 1986 với tổng số lượng còn lại khoảng 4.000 con, trong đó ước tính có gần 2.500 cá thể trưởng thành.[1]

Hiện tổng số trâu rừng vào khoảng 3.400 cá thể, trong đó 3.100 con (91 %) sống ở Ấn Độ, chủ yếu ở bang Assam.[3]

Trâu rừng là loài tổ tiên của trâu nhà, và là loài trâu bò hoang dã lớn thứ hai sau bò tót

Vấn đề định danh[sửa | sửa mã nguồn]

Sự phân loại của B. arnee/B. bubalis vẫn chưa rõ ràng. Một số nhà động vật học chia B. arnee thành hai loài khác nhau, trong khi một số nhà khoa học khác coi nó có hai phân loàitrâu sông (B. arnee bubalis) và trâu đầm lầy (B. arnee carabanesis). Ngoài ra, ITIS chỉ chấp nhận tên gọi B. bubalis, trong khi CITES trong phụ lục I, II, III có hiệu lực từ ngày 23 tháng 6 năm 2005 gọi trâu rừng là B. arnee còn trâu nhà (trâu rừng đã thuần hóa) là B. bubalis.

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Kaziranga nơi có đàn trâu rừng sinh sống

Trâu rừng sống ở Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Thái LanCampuchia, Myanmar, Pakistan, Bangladesh, LàoViệt Nam.[1][3] Trâu rừng ưa sống tại các đồng cỏ ẩm ướt, đầm lầy và các thung lũng rậm rạp ven sông.[4]

Thiên địch[sửa | sửa mã nguồn]

Trâu rừng vốn rất kị với hổ và bản tính thì trâu rừng vốn ghét hổ nên hễ thấy mùi hổ là trâu liền giậm chân, lồng lộn lên và cuồng loạn lạ thường đồng thời khi trâu rừng đánh hơi được chỗ hổ đang rình rập thì lao tới. Hai chú trâu rừng khỏe mạnh có thể dễ dàng hạ được một con hổ.[5] Mặc dù vậy, hổ vẫn là loài đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh tồn của loài trâu rừng, một con hổ có thể đánh hạ được một con trâu rừng trưởng thành.[6]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Hedges, S., Sagar Baral, H., Timmins, R.J., Duckworth, J.W. (2008). “Bubalus arnee”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2010.4. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ “Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp” (Thông cáo báo chí). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2016. Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập=|access-date= (trợ giúp)
  3. ^ a b Choudhury, A. (2010) The vanishing herds: the wild water buffalo. Gibbon Books, Rhino Foundation, CEPF & COA, Taiwan, Guwahati, India.
  4. ^ Nowak, R. M. (1999) Walker's Mammals of the World. Volume 1. The Johns Hopkins University Press, Baltimore, USA and London, UK
  5. ^ “Bí mật sau chiếc sọ cọp cái ba chân ở chùa Diêu Quang”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2013. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ Humphrey, S. R., Bain, J. R. (1990). Endangered animals of Thailand. Issue 6 of Flora & Fauna handbook. Sandhill Crane Press. ISBN 1-ngày 84 tháng 5 năm 7743

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]