Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam)”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Việt hóa chú thích
Dòng 21: Dòng 21:
}}
}}


[[File:Nguyễn Ngọc Thiện (2019).jpg|thumb|Nguyễn Ngọc Thiện, Minister of Culture, Sports and Tourism of Vietnam at the ASEAN Tourism Forum 2019 in Ha Long Bay, Viet Nam; organised by TTG Events, Singapore]]
[[File:Nguyễn Ngọc Thiện (2019).jpg|thumb|Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao Du lịch Việt Nam tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 tổ chức Hạ Long, Việt Nam]]
'''Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch''' là một bộ thuộc [[Chính phủ Việt Nam]]. Ngày [[31 tháng 7]] năm [[2007]], [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] [[quốc hội Việt Nam khóa XII|khóa 12]] ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập [[Tổng cục Thể dục Thể thao (Việt Nam)|Ủy ban Thể dục Thể thao]], Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam.
'''Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch''' là một bộ thuộc [[Chính phủ Việt Nam]]. Ngày [[31 tháng 7]] năm [[2007]], [[Quốc hội Việt Nam|Quốc hội]] [[quốc hội Việt Nam khóa XII|khóa 12]] ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập [[Tổng cục Thể dục Thể thao (Việt Nam)|Ủy ban Thể dục Thể thao]], Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam.



Phiên bản lúc 12:16, ngày 28 tháng 5 năm 2019

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chính phủ Việt Nam

Bộ trưởng đương nhiệm
Nguyễn Ngọc Thiện
từ 9 tháng 4 năm 2016

Thành lập31 tháng 7 năm 2007; 16 năm trước (2007-07-31)
Bộ trưởng đầu tiênTrần Huy Liệu
Ngân sách20182.941.166 triệu đồng[1]
Thứ trưởngLê Khánh Hải
Lê Quang Tùng
Trịnh Thị Thủy
Tạ Quang Đông
Địa chỉ51, Ngô Quyền, Hà Nội
Websitewww.bvhttdl.gov.vn
Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 tổ chức ở Hạ Long, Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là một bộ thuộc Chính phủ Việt Nam. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam.

Lịch sử

Bộ Thông tin, Tuyên truyền

Bộ Thông tin, Tuyên truyền là một trong 12 bộ nội các đầu tiên được thành lập trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[2]. Bộ trưởng đầu tiên là ông Trần Huy Liệu, đại diện cho Bộ ra mắt trước quốc dân tại Lễ Độc lập.

Bộ Tuyên truyền và Cổ động

Ngày 1 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ lâm thời (chỉ gồm các thành viên Việt Minh), có thêm một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Một Bộ mới được thành lập với tên gọi Bộ Tuyên truyền và Cổ động và ông Trần Huy Liệu vẫn tiếp tục giữ chức Bộ trưởng của Bộ này.[3]

Nha Tổng giám đốc Thông tin, Tuyên truyền

Ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khóa I tại Hà Nội, là sự mở rộng thành phần nội các của Chính phủ liên hiệp lâm thời. Tuy vậy, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến không thành lập một bộ có chức năng như Bộ Tuyên truyền và Cổ động trước kia. Thay vào đó, ngày 13 tháng 5 năm 1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng ra Nghị định ấn định hệ thống tổ chức thông tin, tuyên truyền trong cả nước là Nha Tổng giám đốc Thông tin, Tuyên truyền, dưới quyền chỉ huy và kiểm soát trực tiếp của Bộ Nội vụ.[4]. Ông Nguyễn Tấn Gi Trọng được cử làm Tổng giám đốc Nha.

Nha Thông tin

Ngày 27 tháng 11 năm 1946, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 224/SL, đổi tên Nha Tổng giám đốc Thông tin, Tuyên truyền thành Nha Thông tin[5]. Ông Nguyễn Tấn Gi Trọng vẫn được lưu nhiệm làm làm Giám đốc Nha.

Ngày 10 tháng 7 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 36/SL, chuyển Nha Thông tin từ Bộ Nội vụ sang Thủ tướng phủ quản lý[6][7]. Ông Trần Văn Giàu được bổ nhiệm làm Giám đốc Nha.

Nha Tuyên truyền và Văn nghệ

Bảy tháng sau, ngày 24 tháng 2 năm 1952, Sắc lệnh số 83/SL đã sáp nhập Nha Thông tin thuộc Thủ tướng phủ và Vụ Văn học, nghệ thuật thuộc Bộ Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Thủ tướng phủ[8][9]. Tân Giám đốc Nha là ông Tố Hữu.

Bộ Tuyên truyền

Sau Hiệp định Genève, 1954, để chuẩn bị cho việc tiếp quản miền Bắc, tháng 8 năm 1954, Hội đồng Chính phủ họp kỳ trung tuần tháng 8 năm 1954, và ra Thông cáo thành Bộ Tuyên truyền[10]. Ông Hoàng Minh Giám được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và ông Tố Hữu làm Thứ trưởng.

Bộ Văn hóa (miền Bắc) và Bộ Thông tin - Văn hóa (miền Nam)

Ngày 20 tháng 9 năm 1955, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ V đã thông qua việc đổi tên Bộ Tuyên truyền thành Bộ Văn hóa[11][12]. Ông Hoàng Minh Giám tiếp tục được lưu nhiệm làm Bộ trưởng và giữ chức vụ này trong gần 22 năm.

Ngày 6 tháng 6 năm 1969, Bộ Thông tin - Văn hóa là một trong 8 bộ nội các Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Ông Lưu Hữu Phước được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

Bộ Văn hóa và Thông tin

Ngày 13 tháng 7 năm 1977, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa VI ra Quyết định số 96 NQ/QHK6 phê chuẩn việc hợp nhất Tổng cục Thông tin và Bộ Văn hóa thành Bộ Văn hóa và Thông tin[13]. Ông Nguyễn Văn Hiếu được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

Bộ Văn hóa (lần 2)

Ngày 24 tháng 6 năm 1981, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VII kỳ họp thứ Nhất từ ngày 24 tháng 6 đến 4 tháng 7 năm 1981 tách Bộ Văn hóa và Thông tin thành Bộ Văn hóavà Bộ Thông tin.[14]. Ông Nguyễn Văn Hiếu tiếp tục được lưu nhiệm làm Bộ trưởng.

Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch

Ngày 31 tháng 3 năm 1990, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị quyết số 244 NQ/NN thành lập Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch, trên cơ sở sáp nhập Bộ Văn hóa, Bộ Thông tin, Tổng cục Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch. Ông Trần Hoàn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng.

Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao

Ngày 27 tháng 7 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 9 đổi thành Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao.

Bộ Văn hóa - Thông tin

Đến ngày 30 tháng 9 năm 1992, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ Nhất lại quyết định đổi thành Bộ Văn hóa - Thông tin. Hai Tổng cục Thể dục Thể thaoTổng cục Du lịch cũng được tái thành lập trực thuộc Chính phủ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa 12 ra Nghị quyết quyết định thành lập Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam. Bộ trưởng đầu tiên là Hoàng Tuấn Anh.

Lãnh đạo Bộ

Bộ trưởng

Các thứ trưởng

Cơ cấu tổ chức

  1. Vụ Thư viện.
  2. Vụ Văn hóa dân tộc.
  3. Vụ Gia đình.
  4. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
  5. Vụ Kế hoạch, Tài chính.
  6. Vụ Tổ chức cán bộ.
  7. Vụ Thi đua, Khen thưởng.
  8. Vụ Đào tạo.
  9. Vụ Pháp chế.
  10. Thanh tra Bộ.
  11. Văn phòng Bộ (có đại diện của Văn phòng Bộ tại thành phố Đà Nẵng).
  12. Cục Công tác phía Nam.
  13. Cục Di sản văn hóa.
  14. Cục Nghệ thuật biểu diễn.
  15. Cục Điện ảnh.
  16. Cục Bản quyền tác giả.
  17. Cục Văn hóa cơ sở.
  18. Cục Hợp tác quốc tế.
  19. Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm.
  20. Tổng cục Thể dục Thể thao
  21. Tổng cục Du lịch.
  22. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
  23. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
  24. Báo Văn hóa.
  25. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật.
  26. Trung tâm Công nghệ thông tin.
  27. Trường Cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch.
  28. Viện bảo tồn di tích [16]

Cựu Lãnh đạo Bộ

Các đời bộ trưởng

Thứ tự Tên Từ Đến Thời gian tại nhiệm Chức vụ
1 Trần Huy Liệu 28 tháng 8 năm 1945 31 tháng 12, 1945 186 ngày Bộ trưởng Bộ Thông tin, Tuyên truyền
1 tháng 1 năm 1946 2 tháng 3, 1946 Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và cổ động
2 Nguyễn Tấn Gi Trọng 13 tháng 5 năm 1946 26 tháng 11 năm 1946 5 năm, 57 ngày Tổng giám đốc Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Tuyên truyền
27 tháng 11 năm 1946 9 tháng 7 năm 1951 Tổng giám đốc Nha Thông tin
3 Trần Văn Giàu 10 tháng 7 năm 1951 23 tháng 2 năm 1952 228 ngày Tổng giám đốc Nha Thông tin
4 Tố Hữu 24 tháng 2, 1952 15 tháng 8 năm 1954 2 năm, 172 ngày Tổng giám đốc Nha Tuyên truyền và Văn nghệ
5 Hoàng Minh Giám 15 tháng 8 năm 1954 19 tháng 9 năm 1955 21 năm, 313 ngày Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền
20 tháng 9 năm 1955 23 tháng 6 năm 1976 Bộ trưởng Bộ Văn hóa
Lưu Hữu Phước 6 tháng 6 năm 1969 23 tháng 6 năm 1976 7 năm, 17 ngày Bộ trưởng Bộ Thông tin - Văn hóa
6 Nguyễn Văn Hiếu 24 tháng 6 năm 1976 12 tháng 7 năm 1977 10 năm, 6 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa
12 tháng 7 năm 1977 23 tháng 6 năm 1981 Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Thông tin
23 tháng 6 năm 1981 30 tháng 6 năm 1986 Bộ trưởng Bộ Văn hóa
7 Trần Văn Phác 1 tháng 7 năm 1986 30 tháng 3 năm 1990 3 năm, 272 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa
8 Trần Hoàn 31 tháng 3 năm 1990 26 tháng 7 năm 1991 6 năm, 220 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch
27 tháng 7 năm 1991 29 tháng 9 năm 1992 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao
30 tháng 9 năm 1992 6 tháng 11 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
9 Nguyễn Khoa Điềm 7 tháng 11 năm 1996 27 tháng 6 năm 2001 4 năm, 232 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
10 Phạm Quang Nghị 28 tháng 6 năm 2001 27 tháng 6 năm 2006 4 năm, 364 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
11 Lê Doãn Hợp 28 tháng 6 năm 2006 2 tháng 8 năm 2007 1 năm, 35 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin
12 Hoàng Tuấn Anh 3 tháng 8 năm 2007 9 tháng 4 năm 2016 8 năm, 250 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
13 Nguyễn Ngọc Thiện 9 tháng 4 năm 2016 nay 8 năm, 25 ngày Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Đặng Thị Bích Liên - nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 11 năm 2018
  • Vương Duy Biên - nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 09 năm 2018
  • Huỳnh Vĩnh Ái - nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 12 năm 2017
  • Lê Tiến Thọ - nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 06 năm 2011
  • Trần Chiến Thắng hiện là Phó Tổng Biên tập Thời báo Kinh tế Việt Nam
  • Nguyễn Danh Thái
  • Nguyễn Trọng Hỷ
  • Phan Khắc Hải
  • Hồ Anh Tuấn
  • Vi Trọng Toán
  • Lưu Trần Tiêu
  • Đinh Quang Ngữ hiện là Chủ tịch Hiệp hội Quảng cáo.
  • Đình Quang
  • Lê Thành Công
  • Nguyễn Trung Kiên
  • Phan Hiền
  • Mai Vy
  • Nguyễn Đức Quỳ
  • Nông Quốc Chấn
  • Hà Huy Giáp
  • Lê Liêm

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Số liệu ngân sách nhà nước”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.
  2. ^ Tuyên cáo của Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 28 tháng 8 năm 1945, đăng tải trên Việt Nam Dân quốc Công báo số l ngày 29 tháng 9 năm 1945).
  3. ^ Việt Nam Dân Quốc Công báo ngày 5 tháng 1 năm 1946
  4. ^ Việt Nam Dân quốc Công báo ngày 25 thánng 5 năm 1946.
  5. ^ Sắc lệnh 224/SL năm 1946
  6. ^ Công báo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 7 ngày 15 tháng 8 năm 1951, trang l08
  7. ^ Sắc lệnh 36/SL năm 1951
  8. ^ Công báo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa số 2 năm 1952, trang 10
  9. ^ Sắc lệnh 83/SL năm 1952
  10. ^ Công báo số 9 năm 1954, trang 88.
  11. ^ Công báo số 14 năm 1955, trang 192.
  12. ^ Lịch sử Quốc hội Việt Nam giai đoạn 1954-1975
  13. ^ Công báo số 13 năm 1977, trang 153
  14. ^ Công báo số 19, tháng 10 năm 1981, trang 393
  15. ^ “Thủ tướng bổ nhiệm 2 Thứ trưởng”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  16. ^ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/07/2013

Liên kết ngoài