Mệt mỏi vì đại dịch
Mệt mỏi vì đại dịch là tình trạng mệt mỏi trước các biện pháp hạn chế và phòng ngừa đại dịch, thường là do các hạn chế được áp dụng trong thời gian dài và thiếu các hoạt động để tham gia trong thời gian dịch bệnh, dẫn đến chán nản, u sầu, tê liệt cảm xúc và các vấn đề khác, từ đó có thể khiến mọi người không quan tâm tới các biện pháp phòng ngừa và rủi ro nhiễm bệnh.[1] Tình trạng mệt mỏi vì đại dịch có thể là nguyên nhân của việc tăng số ca nhiễm bệnh.[2]
Nguyên nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Chuẩn mực xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Các chuẩn mực xã hội có thể có những ảnh hưởng tới tình trạng mệt mỏi vì đại dịch.[3]
Mất niềm tin chính trị
[sửa | sửa mã nguồn]Sự mất lòng tin chính trị của người dân cũng ảnh hưởng tới tâm lý mệt mỏi trong đại dịch. "Sự mệt mỏi trong khủng hoảng" là tình trạng công chủng đã miễn nhiễm trước những cảnh báo của các chính trị gia và mất sự tin tưởng vào những tuyên bố của họ.[4] Thế giới đã phải chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng y tế trong hai thập niên trở lại đây, trong đó có dịch SARS vào năm 2003, cúm gia cầm vào năm 2005, cúm lợn vào năm 2009, MERS vào năm 2012, Ebola vào năm 2014 và hiện tại là COVID-19 vào các năm 2020-2021.[5] Do đó, một số người cảm thấy khó có thể tin tưởng vào các quan chức và những khuyến cáo của họ về cách điều trị và kiểm soát COVID-19.[6]
Phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]Nhà dịch tễ học Julia Marcus đã viết rằng việc tạm dừng vô thời hạn tất cả các tiếp xúc xã hội không phải là cách khống chế đại dịch mang tính bền vững. Rút kinh nghiệm trong phòng ngừa HIV/AIDS, bà đề xuất áp dụng nguyên lý giảm thiểu tác hại thay vì dùng một "cách tiếp cận mang tính tuyệt đối" trong kiểm soát đại dịch COVID-19.[7]
Phong tỏa
[sửa | sửa mã nguồn]Với việc nhiều nước đang chứng kiến số ca nhiễm các biến chủng của SARS-CoV-2 gia tăng, nhiều lệnh phong tỏa tiếp tục được áp đặt. Một số nước như Anh Quốc đã quay trở lại áp dụng các lệnh phong tỏa, khiến nhiều người dân luôn trong trạng thái mệt mỏi và kiệt sức. Các nghiên cứu cho thấy nhiều người đang càng ngày càng khó giữ thái độ tích cực: 60% người dân Anh cho biết mình khó giữ cảm xúc tích cực hàng ngày hơn so với trước khi xảy ra đại dịch – tương đương với mức tăng 8%.[8]
Biện pháp đối phó
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong những cách thức chính để đối phó với sự mệt mỏi mùa dịch là giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử. Justin Ross, một nhà tâm lý học nghiên cứu về tác động của tình trạng mệt mỏi vì đại dịch, nói rằng "Hành động doomscrolling, hay theo dõi quá mức tới các tin tức tiêu cực trên truyền hình hoặc mạng xã hội, làm tăng cảm giác sợ hãi, không chắc chắn, lo âu và mệt mỏi."[9] Một phương pháp khác được cho là rất hữu dụng trong nghiên cứu của Ross đó là luôn luôn hoạt động: "Nếu bạn đã ưu tiên cho việc hoạt động thể chất thì bạn sẽ tự tìm cách để điều đó xảy ra. Hãy ưu tiên thời gian cho việc tập luyện và thiền bằng cách đưa chúng vào thời gian biểu của bạn và bảo vệ khoảng thời gian đó, điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn cho sức khỏe tâm thần của bạn". Các biện pháp khác bao gồm thiền và dành thời gian phản chiếu bản thân.
Đại dịch COVID-19
[sửa | sửa mã nguồn]Một phần của một loạt bài về |
Đại dịch COVID-19 |
---|
|
|
Các vấn đề Các vấn đề và hạn chế
Ảnh hưởng kinh tế – xã hội |
Bệnh virus corona 2019 |
Mệt mỏi vì COVID là tình trạng chán nản trước các biện pháp phòng ngừa và nguy cơ từ COVID-19. Nỗi lo sợ trước nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực về mặt kinh tế và lây nhiễm bệnh là yếu tố chính trong cảm giác mệt mỏi của mọi người trong đại dịch. Cảm giác mệt mỏi do COVID đã khiến nhiều người không tuân thủ các biện pháp phòng chống, làm tăng rủi ro nhiễm virus.[10] Nhiều người cảm thấy mệt mỏi trước các lệnh phong tỏa, khiến cuộc sống thường ngày của họ bị đảo lộn.[11][12] Lượng sử dụng rượu bia và thuốc gia tăng cũng góp phần vào cảm giác mệt mỏi này.[13]
Khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ ở nhiều nơi trên thế giới, một số người bắt đầu phớt lờ các lệnh yêu cầu ở yên trong nhà. Nhiều người đi tới các quán bar và nhà hàng và khiến dịch bệnh lây lan nhanh hơn.[14]
Mệt mỏi vì Zoom
[sửa | sửa mã nguồn]Mệt mỏi vì Zoom được mô tả là sự mệt mỏi hoặc lo âu do sử dụng quá nhiều các nền tảng họp trực tuyến.[15] Các bằng chứng cho thấy việc gọi điện qua Zoom làm giới hạn số lượng các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ mà não thu được so với việc giao tiếp mặt đối mặt. Thiếu đi những tín hiệu này khiến não tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến chúng ta khó chịu và kiệt sức hơn sau khi thực hiện xong cuộc gọi. Một vấn đề khác phát sinh từ Zoom đó là cảm giác khi phải nhìn vào màn hình với những khuôn mặt chỉ cách chúng ta vài chục centimet. Điều đó khiến não có cảm giác hiện diện mối nguy và luôn ở tình trạng cảnh giác cao, mặc dù cơ thể ta biết rằng mình đang ở một nơi an toàn.[15] Việc xử lý cảm giác mệt mỏi vì Zoom khá dễ dàng. Những công nghệ giúp chúng ta kết nối với bạn bè và người thân, đồng thời hỗ trợ truyền các tín hiệu giao tiếp phi ngôn ngữ (ví dụ như VR) có thể giúp ích. VR cho phép các "avatar" tương tác với nhau và tạo cho người dùng cảm giác đang thật sự ở trong đó, trong khi vẫn tuân thủ khoảng cách an toàn.[cần dẫn nguồn]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Barnett, Stacy Meichtry, Joanna Sugden and Andrew (ngày 26 tháng 10 năm 2020). “Pandemic Fatigue Is Real—And It's Spreading”. Wall Street Journal – qua www.wsj.com.
- ^ “U.S. Surgeon General Blames 'Pandemic Fatigue' For Recent COVID-19 Surge”. NPR.org.
- ^ Maddock, Jay. “Has pandemic fatigue set in? Here's why you might have it”. CNN. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2021.
- ^ “Coronavirus and the politics of crisis fatigue | The Conversation”.
- ^ “WHO | Disease outbreaks by year”. WHO. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
- ^ Kriner, Sarah Kreps and Douglas L. (ngày 30 tháng 10 năm 2020). “Will Americans trust a COVID-19 vaccine? Not if politicians tell them to”. Brookings (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2021.
- ^ Marcus, Julia (ngày 11 tháng 5 năm 2020). “Quarantine Fatigue Is Real”. The Atlantic. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “'Pandemic burnout' on rise as latest Covid lockdowns take toll | The Guardian”. ngày 5 tháng 2 năm 2021.
- ^ “Are you feeling exhausted, anxious or sad? 5 tips for handling 'pandemic fatigue.' | uchealth”. ngày 30 tháng 10 năm 2020.
- ^ “'COVID Fatigue' and How to Fight It | AMITA Health Blog”. www.amitahealth.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ Koplon, Savannah. “How to overcome COVID-19 fatigue”. UAB News. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ Marketing, UC Davis Health, Public Affairs and. “"COVID fatigue" is hitting hard. Fighting it is hard, too, says UC Davis Health psychologist”. health.ucdavis.edu (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ Authority, University of Wisconsin Hospitals and Clinics. “Managing COVID Fatigue is Crucial to Our Health and Wellbeing During the Pandemic”. UW Health (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ “How to fight 'Covid fatigue' as America heads for a deadly winter”. the Guardian (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2020.
- ^ a b Wiederhold, Brenda K. (ngày 18 tháng 6 năm 2020). “Connecting Through Technology During the Coronavirus Disease 2019 Pandemic: Avoiding "Zoom Fatigue" | Cyberpsychology”. Cyberpsychology, Behavior, and Social Networking. 23 (7): 437–438. doi:10.1089/cyber.2020.29188.bkw. PMID 32551981. S2CID 219920279.