Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hạ Long”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 185: Dòng 185:
Các sông chính chảy qua địa phận [[Thành phố (Việt Nam)|thành phố]] gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới. Cả bốn sông này đều đổ vào [[vịnh Cửa Lục]] rồi chảy ra [[vịnh Hạ Long]]. Riêng sông Míp đổ vào [[hồ Yên Lập]]. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Các sông chính chảy qua địa phận [[Thành phố (Việt Nam)|thành phố]] gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới. Cả bốn sông này đều đổ vào [[vịnh Cửa Lục]] rồi chảy ra [[vịnh Hạ Long]]. Riêng sông Míp đổ vào [[hồ Yên Lập]]. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.


Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng 7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là 2,16% (vào tháng 7) cao nhất là 3,24% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).


=== Tài nguyên thiên nhiên ===
=== Tài nguyên thiên nhiên ===

Phiên bản lúc 23:30, ngày 31 tháng 12 năm 2019

Hạ Long là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Thành phố Hạ Long được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai[2]. Ngày 10 tháng 10 năm 2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I.[1]

Địa lý

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí địa lý:

Thành phố nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long với chiều dài khoảng 50 km, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 70 km về phía đông bắc và cách thành phố cửa khẩu Móng Cái 184 km về phía tây nam, phía nam thông ra Biển Đông.[4]

Sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long có diện tích 1.119,12 km², dân số là 300.267 người, mật độ dân số đạt 268 người/km². Như vậy, hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, lớn hơn diện tích 3 tỉnh nhỏ nhất là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên.

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng là vùng hải đảo.

Trong đó, vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, với độ cao trung bình từ 150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 mét. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. thứ hai là vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5 mét. cuối cùng là vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm², thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.

Khí hậu

Bãi tắm và bến tàu trên đảo Ti Tốp

Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đôngmùa hè.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.7 °C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.7 °C rét nhất là 5 °C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.6 °C, nóng nhất có thể lên đến 38 °C.

Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.

Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có hai loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.[5]

Dữ liệu khí hậu của Hạ Long
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 28.8 29.5 32.0 34.6 36.1 37.0 37.9 36.5 36.3 33.6 33.8 29.7 37,9
Trung bình cao °C (°F) 19.4 19.3 21.8 25.9 30.0 31.3 31.6 31.2 30.6 28.5 25.3 21.9 26,4
Trung bình ngày, °C (°F) 16.1 16.6 19.3 23.1 26.8 28.2 28.6 27.9 27.0 24.7 21.2 17.8 23,1
Trung bình thấp, °C (°F) 13.9 14.8 17.5 21.2 24.4 25.8 26.1 25.2 24.2 21.9 18.4 15.1 20,7
Thấp kỉ lục, °C (°F) 5.0 5.3 7.1 11.4 15.9 18.4 21.4 21.1 16.6 14.0 9.0 1.7 1,7
Giáng thủy mm (inch) 23
(0.91)
25
(0.98)
41
(1.61)
91
(3.58)
170
(6.69)
299
(11.77)
327
(12.87)
445
(17.52)
282
(11.1)
159
(6.26)
37
(1.46)
19
(0.75)
1.918
(75,51)
Độ ẩm 80.2 84.6 87.6 86.7 83.0 83.6 83.4 85.6 82.3 78.5 75.9 76.5 82,3
Số ngày giáng thủy TB 7.7 11.0 13.8 11.6 11.4 15.6 15.6 18.6 14.1 10.1 5.7 5.2 140,3
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 87 48 47 89 190 173 200 173 188 189 164 143 1.690
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[6]

Sông ngòi và chế độ thủy triều

Các sông chính chảy qua địa phận thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới. Cả bốn sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.

Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 18 độ C đến 30.8 độ C, độ mặn nước biển trung bình là 2,16% (vào tháng 7) cao nhất là 3,24% (vào tháng 2 và 3 hằng năm).

Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở của hang hay khe đá. Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bàn thành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/tổng diện tích thành phố là 27.153,40 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 %. Trong đó rừng trồng 5.445,69ha và rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừng ngập mặn 371,14ha).

Tài nguyên khoáng sản

Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lượng than đá đã thăm dò được đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phố trên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yên và Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản). Loại than chủ yếu là than Antraxit và bán Antraxit. Bên cạnh đó là trữ lượng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại vùng Giếng Đáy, theo đánh giá triển vọng trữ lượng hiện có khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phường Hà Phong và khu vực Đại Yên, theo đánh giá trữ lượng hiện còn khoảng trên 15 triệu tấn có thể khai thác được. Bên cạnh đó, còn có các khu vực có thể khai thác cát xây dựng tại ven biển phường Hà Phong, Hà Khánh, khu vực sông Trới tiếp giáp Hà Khẩu, Việt Hưng… tuy nhiên trữ lượng là không đáng để (đến nay chưa có đánh giá thống kê cụ thể).

Tài nguyên biển

Do lợi thế có vịnh Hạ Long 2 lần được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Với tổng diện tích 1.553 km² bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Vùng Di sản được Thế giới công nhận có diện tích 434 km² bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông). Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là một trong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới… Bên cạnh đó, vùng biển Hạ Long cũng rất phong phú về các loại động vật và thực vật dưới nước. Theo nghiên cứu có 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nhụ, cá song, cá hồi, cá tráp, cá chim và tôm, cua, mực, ngọc trai, bào ngư, sò huyết… 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.

Tài nguyên nước: Tài nguyên nước mặt tại thành phố Hạ Long tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hưng, Hoành Bồ khoảng 107.200.000 m3 (thời điểm đo trong tháng 8/2010)), Hồ Khe Cá tại phường Hà Tu… đây là nguồn cung cấp lớn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho thành phố như: Yết Kiêu, Ao Cá, Kênh Đồng …

Lịch sử

Người tiền sử đã xuất hiện trên Vịnh Hạ Long từ rất lâu. Qua nhiều năm khảo cổ, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong suốt tiến trình sơ sử, ba nền văn hóa mang tên Soi Nhụ-Cái Bèo-Hạ Long trên khu vực vịnh cho thấy vịnh Hạ Long và khu vực lân cận một thời từng là cái nôi văn hóa của nhân loại.

Vùng đất trung tâm của thành phố Hạ Long ngày nay, xưa kia chỉ là một làng chài ven biển, có tên là Bãi Hàu.

Đến đầu thời Nguyễn được đổi tên thành xã Mẫu Lệ. Về sau, hình thành thêm các xã Hà Lầm, Lũng Phong, Giang Võng và Trúc Võng. Các xã phường phía Đông và phía Tây của thành phố hiện nay, trước đó đều thuộc huyện Hoành Bồ.

Năm 1883, Pháp chiếm vùng vịnh Hạ Long, họ tiến hành khai thác than ở các mỏ trên bờ vịnh. Có ý kiến cho rằng do trên các đảo ở đây có nhiều cây gai nên người Pháp gọi là lle des brouilles, phiên âm là Hon Gai hay Hon Gay, sau đổi thành Hòn Gai. Còn theo các nhà nghiên cứu thì Hòn Gai là cách gọi lệch của người Pháp từ địa danh Hồng Hải lúc bấy giờ. Do tiếng Pháp âm H là âm câm. Nên đọc là Hongay hay Hòn Gai sau này. Lúc bấy giờ, Hòn Gai là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thị xã Hồng Gai trở thành thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai.

Sau hiệp định Genève 1954, thị xã Hồng Gai lại là thủ phủ của khu Hồng Quảng.

Ngày 17 tháng 6 năm 1958, xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào thị xã Hòn Gai.[7]

Ngày 30 tháng 10 năm 1963, tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hồng Gai trở thành thủ phủ của Quảng Ninh[8].

Ngày 26 tháng 9 năm 1966, chuyển xã Tân Hải về huyện Cẩm Phả quản lý.[9]

Thị xã Hồng Gai là trung tâm cung cấp than cho toàn bộ ngành công nghiệp của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là cửa ngõ nối với Trung Quốc nên trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của Mỹ trong chiến tranh. Bến phà Bãi Cháy (ngừng hoạt động năm 2007, nay được thay thế bằng cầu Bãi Cháy) đã từng là đầu mối giao thông quan trọng, bị bom Mỹ hủy diệt nhiều lần, 3 lần danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Sau năm 1975, thị xã Hồng Gai có 4 phường: Bạch Đằng, Hạ Long, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu; 5 thị trấn: Bãi Cháy, Cao Thắng, Cọc 5, Hà Lầm, Hà Tu và 3 xã: Hùng Thắng, Thành Công, Tuần Châu.

Ngày 16 tháng 1 năm 1979, chia thị trấn Bãi Cháy thành 2 thị trấn: Bãi Cháy và Giếng Đáy.[10]

Ngày 11 tháng 8 năm 1981, chia thị trấn Hà Tu thành 2 phường: Hà Tu và Hà Phong; chia thị trấn Hà Lầm thành 3 phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hà Khánh; chia thị trấn Cọc 5 thành 2 phường: Hồng Hà và Hồng Hải; chia thị trấn Cao Thắng thành 2 phường: Cao Thắng và Cao Xanh; chia thị trấn Giếng Đáy thành 2 phường: Giếng Đáy và Hà Khẩu; chuyển thị trấn Bãi Cháy thành phường Bãi Cháy.[11]

Ngày 28 tháng 5 năm 1991, sáp nhập xã Thành Công vào phường Hà Khẩu.

Ngày 27 tháng 12 năm 1993, Chính phủ bàn hành Nghị định số 102-CP, thành lập thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai.[2]

Ngày 28 tháng 10 năm 1996, phường Hạ Long được đổi tên thành phường Hồng Gai.[12]

Ngày 16 tháng 8 năm 2001, các xã Việt Hưng và Đại Yên thuộc huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào thành phố Hạ Long.[13]

Ngày 26 tháng 9 năm 2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại II.[14]

Ngày 1 tháng 10 năm 2003, chuyển 2 xã Hùng Thắng và Tuần Châu thành 2 phường có tên tương ứng.[15]

Ngày 5 tháng 2 năm 2010, chuyển 2 xã Đại Yên và Việt Hưng thành 2 phường có tên tương ứng.[16]

Ngày 10 tháng 10 năm 2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.[1]

Đến cuối năm 2018, thành phố Hạ Long có 20 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 20 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Xanh, Cao Thắng, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu.

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh[17]. Theo đó:

  • Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của huyện Hoành Bồ (gồm thị trấn Trới và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai) vào thành phố Hạ Long.
  • Thành lập phường Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Trới.

Thành phố Hạ Long có 21 phường và 12 xã như hiện nay.

Hành chính

Thành phố Hạ Long có 33 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 21 phường: Bạch Đằng, Bãi Cháy, Cao Thắng, Cao Xanh, Đại Yên, Giếng Đáy, Hà Khánh, Hà Khẩu, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Trung, Hà Tu, Hoành Bồ, Hồng Gai, Hồng Hà, Hồng Hải, Hùng Thắng, Trần Hưng Đạo, Tuần Châu, Việt Hưng, Yết Kiêu và 12 xã: Bằng Cả, Dân Chủ, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thống Nhất, Vũ Oai.

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Phường (21)
Bạch Đằng 1,8 15.400
Bãi Cháy 21,02 30.280
Cao Thắng 2,53 22.080
Cao Xanh 7,14 19.160
Đại Yên 45,12 16.100
Giếng Đáy 6,24 20.200
Hà Khánh 31,95 14.700
Hà Khẩu 8,28 18.650
Hà Lầm 4,01 17.400
Hà Phong 5,73 16.770
Hà Trung 5,68 11.310
Hà Tu 15,94 18.320
Hoành Bồ 12,24 10.858
Hồng Gai 1,72 14.780
Hồng Hà 3,81 20.000
Hồng Hải 2,78 24.900
Hùng Thắng 5,95 13.950
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)
Trần Hưng Đạo 1,05 17.820
Tuần Châu 7,1 3.340
Việt Hưng 31,82 15.430
Yết Kiêu 1,57 15.740
Xã (12)
Bằng Cả 32,32 1.428
Dân Chủ 27,27 5.215
Đồng Lâm 115,33 1.674
Đồng Sơn 127,25 2.787
Hòa Bình 79,90 912
Kỳ Thượng 98,12 504
Lê Lợi 39,99 4.690
Quảng La 31,85 2.358
Sơn Dương 71,24 4.496
Tân Dân 75,66 2.142
Thống Nhất 81,45 8.039
Vũ Oai 52,30 1.362

Kinh tế

Cơ cấu kinh tế của thành phố được xác định là: Công nghiệp - du lịch, Dịch vụ, Thương mại, Nông - lâm nghiệp và hải sản. Năm 2014, GDP của thành phố đạt 22000 tỷ đồng chiếm 41% toàn tỉnh (trong đó Công nghiệp & xây dựng chiếm 31%, Dịch vụ & du lịch chiếm 53%), tổng thu ngân sách chiếm 69,3% toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 12%/năm.[18]

Theo quy hoạch, thành phố Hạ Long hình thành 5 vùng kinh tế:

  • Vùng 1: Thương mại, dịch vụ gồm các phường Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Hồng Gai, Bạch Đằng, Hồng Hải, Hồng Hà, Cao Xanh, Cao Thắng
  • Vùng 2: Công nghiệp, lâm nghiệp gồm các phường Hà Trung, Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Phong
  • Vùng 3: Khu công nghiệp, cảng biển gồm phường Bãi Cháy, Việt Hưng, Hà Khẩu, Giếng Đáy
  • Vùng 4: Du lịch, thương mại gồm phường Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu
  • Vùng 5: Nông, lâm, ngư nghiệp gồm phường Đại Yên và Việt Hưng

Thành phố có 1470 cơ sở sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp bao gồm các ngành khai thác chế biến than, vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến gỗ, lương thực thực phẩm, may mặc. Có 3 khu công nghiệp tập trung là Cái Lân, Việt Hưng và Hà Khánh, 4 cảng lớn là Cửa Dứa, Cái Lân, Hồng Gai, B12 và 11 cảng nhỏ.

Khai thác than được xem một thế mạnh của thành phố với nhiều mỏ lớn như Hà Tu, Hà Lầm, Tân Lập, Núi Béo, lượng than khai thác mỗi năm ước đạt trên 10 triệu tấn. Gắn liền với các mỏ là các nhà máy sàng tuyển, cơ khí các xí nghiệp vận tải và bến cảng. Hạ Long phát triển mạnh công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm hải sản. Nhà máy đóng tàu Hạ Long có thiết kế đóng tàu dưới 53.000 tấn, nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh có tổng công suất 1.200 MW. Hạ Long còn có nhiều mỏ đất sét rất tốt, với khoảng 6 nhà máy sản xuất gạch ngói chất lượng cao, cung cấp cho trong và ngoài tỉnh, có một phần xuất khẩu. Cảng quốc gia Cái Lân là cảng nước sâu của thành phố. Nhiều thương hiệu nổi tiếng trong nước như: Viglacera Hạ Long, Công ty Dầu thực vật Cái Lân (Neptune, Cái Lân), Bột mì VIMA FLOUR (Hoa Ngọc Lan), Bia Hạ Long, Hải sản Hạ Long...

Ngư nghiệp là một thế mạnh với nhiều chủng loại hải sản, và yêu cầu tiêu thụ lớn, nhất là phục vụ cho khách du lịch và cho xuất khẩu. Thành phố đã và đang đóng mới nhiều tàu thuyền lớn để chuyển ra đánh bắt tuyến ngoài khơi. Hàng xuất khẩu chủ yếu là than và hải sản, hàng nhập khẩu là xăng dầu, máy mỏ, sắt thép, phương tiện vận tải. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2002 đạt 160 triệu USD.

Năm 2018 thu ngân sách của thành phố là 36.802 tỷ đồng, và thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là 6.120 USD/năm, bằng 2,5 lần so với cả nước.[19]

Cầu Bãi Cháy, nối liền hai bờ Hạ Long và đường 18

Giao thông vận tải

Với lợi thế là đầu mối giao thông quan trọng, đường bộ, đường thủy, đường sắt, cảng biển, trải qua suốt lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm, TP Hạ Long luôn khẳng định vị trí chiến lược quan trọng khu vực vùng duyên hải Bắc Bộ.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn TP Hạ Long về đối ngoại và đối nội gồm các loại hình: Giao thông đường bộ, đường biển, đường sắt, đường sông và đường hàng không (thủy phi cơ). Theo đánh giá tại Đồ án điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì các tuyến đường sắt, luồng đường thủy hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vận tải.

Đường bộ

Hiện nay mạng lưới giao thông đến thành phố Hạ Long chủ yếu gồm 3 tuyến đường QL18, QL 279, đường tỉnh 337 với tổng chiều dài trên 50 km. Mạng lưới giao thông nội thị của TP Hạ Long có tổng chiều dài trên 380 km, trong đó gồm các đường trục chính, phố chính và các đường ngõ.[20]

Hệ thống đường đối ngoại

Hạ Long nằm chính giữa QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài tới cửa khẩu Móng Cái đã và đang liên tục được nâng cấp, mở rộng do nhu cầu đi lại tăng rất nhanh. Điểm đầu của tuyến QL 279 nằm tại Ngã tư Ao Cá thuộc thành phố Hạ Long.

Hiện thành phố đã xây dựng xong các tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, Hạ Long - Vân Đồn, Hạ Long - Nội Bài (Hà Nội); nâng cấp và mở rộng QL 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương.

Cùng với đó, TP Hạ Long đầu tư xây dựng mới cầu nối khu Hà Khánh với tỉnh lộ 328, nằm trên tuyến đường trục chính Hà Tu - Hoành Bồ và tuyến đường trục chính Hà Tu - Hoành Bồ để kết nối tuyến đường vành đai tỉnh lộ 328; nghiên cứu, đầu tư xây dựng tuyến đường bao biển kết nối Hạ Long với Cẩm Phả; nâng cấp QL18 đoạn từ nút giao với đường cao tốc đến ngã 3 Hùng Thắng từ 4 làn xe lên 8 làn xe; triển khai giai đoạn 2 tuyến đường nối từ Khu công nghiệp Việt Hưng với QL 18 đi qua kho xăng dầu B12; đầu tư xây dựng cải tạo nút, mở rộng giao thông tại ngã 3 Hà Khẩu nhằm đảm bảo an toàn giao thông khu vực và tránh ùn tắc giao thông.

Hệ thống đường nội thành

Hiện nay TP Hạ Long đã hoàn thiện nút giao thông Cái Dăm (Ngã 5 giữa các trục đường lớn là đường Hạ Long - Bãi Cháy - Hoàng Quốc Việt); đường vào khu công nghiệp Việt Hưng; hoàn thiện dự án Cải tạo nâng cấp đường Trần Phú (336); đang triển khai việc mở rộng nâng cấp nút giao thông Loong Toòng; mở rộng đường Trần Hưng Đạo; nghiên cứu cải tạo nút giao thông Kênh Liêm và đường Kênh Liêm…

Đường thủy

Thành phố có tiềm năng rất lớn để phát triển giao thông thuỷ. Cảng Cái Lân có khả năng tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá mỗi năm. Cảng xăng dầu B12 là cảng chuyên dùng (xăng, dầu) công suất khoảng 1 triệu tấn/năm, độ sâu bến 7-9m cho tàu 1 vạn tấn. Hệ thống đường ống dẫn dầu đi từ cảng B12 là hệ thống giao thông đường ống lớn nhất và duy nhất ở nước ta. Cảng Hòn Gai có thể đón tàu 1 vạn tấn vào sát bờ, các tàu lớn hơn có thể chuyển tải từ vùng cảng nổi trong vịnh.

Ông Đào Hồng Tuyển đã xây dựng xong các Cảng tàu du lịch quốc tế trên đảo Tuần Châu cùng với bến phà nối Tuần Châu - Cát Bà.

Việc phát triển về giao thông đường thủy cũng giúp giảm tải đối với giao thông đường bộ, vì vậy thành phố đang nghiên cứu đầu tư xây dựng một số cảng, bến du lịch trên địa bàn gồm: Huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cảng Quốc tế và cảng tàu du lịch Hồng Gai để tăng cường vận tải đường biển, thu hút nhiều du khách của các nước trên thế giới; đầu tư, xây mới, cảng tàu khách du lịch Bến Đoan để khai thác tiềm năng du lịch và giữ chân du khách lưu trú lại thành phố; đầu tư hệ thống bến thuyền phục vụ du lịch…

Đường hàng không

Thành phố có những bãi đỗ cho sân bay trực thăng và thuỷ phi cơ. Hiện nay có máy bay trực thăng hàng tuần đưa khách đi du lịch từ Hà Nội tới Bãi Cháy và cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Từ tháng 9/2014, Hàng không Hải Âu bắt đầu cung cấp dịch vụ bay thủy phi cơ bay 45 phút từ bến cảng Tuần Châu đến sân bay Nội Bài. Mới đây đã có Sân bay quốc tế Vân Đồn đáp ứng nhu cầu cho người dân thành phố.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Quốc gia nối Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long - Cái Lân đã và đang được nâng cấp xây dựng để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa từ Hà Nội tới Hạ Long và cảng Cái Lân.

Cảng tàu du lịch, bến du thuyền Nam Tuần Châu

Đường phố

Các nút giao thông

Xã hội

Dân cư

Năm 2016, thành phố Hạ Long ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 15 dân tộc khác gồm: Tày, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Mường, Thái, Nùng, Hán, Thổ, PaKo, Sán Chỉ, Thanh Y, Thái Thổ, H Mông với 830 nhân khẩu sống chủ yếu ở các phường Hà Phong, Đại Yên, Việt Hưng, Hà Khánh.[21] Dân số toàn thành phố năm 2018 là 274.000-305.000 người.

Giáo dục

Thành phố có các trường đào tạo hệ cao đẳng, đại học là: Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, Đại học Hạ Long cơ sở 2, Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm và 4 trường Trung cấp dạy nghề, 12 trường THPT (Cả các trường liên cấp), 38 trường Trung học cơ sở, PTCS và Tiểu học. Năm 2002, thành phố được công nhận phổ cập Trung học cơ sở.

Tôn giáo

Đạo Phật ở Hạ Long có khoảng 5032 phật tử với hơn 5 chùa, trong đó có 3 chùa nổi tiếng là chùa Long Tiên tọa lạc tại phường Hồng Gai, chùa Lôi Âm ở phường Đại Yên và chùa Quang Nghiêm ở phường Hà Tu. Công giáo ở đây có khoảng 1759 tín đồ với 1 nhà thờ. Ngoài ra ở phố Bến Đoan có đền thờ Trần Quốc Nghiễn và bốn miếu nhỏ, trong đó 2 miếu thờ Thành Hoàng đã bị bom Mỹ san bằng.

Thông tin liên lạc

Thành phố vẫn tiếp tục thực hiện theo quy hoạch: mở rộng hệ thống bưu điện và các dịch vụ bưu điện, điện thoại tới các phường, xã, hải đảo, khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng, đầu tư phát triển mạng điện thoại, bưu điện phục vụ sản xuất kinh doanh và sinh hoạt.

Ngoài hệ thống thông tin liên lạc đường dây còn có hệ thống thông tin liên lạc không dây của Vinaphone, Mobifone, Viettel, phủ sóng khắp Thành phố và cả khu vực Vịnh Hạ Long, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân Thành phố. Thành phố có một bưu cục trung tâm, một tổng đài có hơn 80.000 số hoà mạng lưới quốc gia. Tuyến đường cáp quang nối với Hà Nội đã được xây dựng, dịch vụ internet cũng phát triển rất nhanh. Tổng số máy điện thoại cố định trên địa bàn năm 2010 đạt trên 80.000 máy, mật độ điện thoại đạt hơn 36 máy/100 dân; có hơn 43% người dân sử dụng dịch vụ Internet; trên 380.000 thuê bao di động trả trước và trả sau. Toàn thành phố có hơn 17.500 hộ thuê bao dịch vụ truyền hình cáp. Hiện tại một phần thành phố, kể cả vùng Vịnh Hạ Long đã được phủ sóng Wi-Fi miễn phí.

Ẩm thực

Chả mực - món chả được chế biến công phu và đắt tiền

Ẩm thực Hạ Long là một trong những yếu tố đặc trưng của thành phố này. Các món ăn ở đây chủ yếu được chế biến từ hải sản nhưng theo những phương pháp truyền thống của dân miền biển và bằng những loài hải sản độc đáo mà nhiều người còn chưa được nhìn thấy bao giờ. Ví dụ như ngán là một loài nhuyễn thể chỉ sống ở Quảng Ninh. Ngán rất bổ dưỡng và chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán. Mỗi món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng.

Ngoài ra còn rất nhiều đặc sản khác mà du khách không thể bỏ qua khi đến Hạ Long như: chả mực (ăn với xôi, bánh cuốn), canh , cà sáy (cà sáy là con vịt lai ngan), sam Hạ Long, sò huyết, ruốc (Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ), tu hài, tôm hùm, bề bề, sá sùng, cù kỳ (cù kỳ là một loại cua biển có hai càng rất to, chân có nhiều lông, thịt chắc và rất thơm), ghẹ, hàu, mực...

Các phố ẩm thực của Hạ Long thu hút đông người dân và du khách: phố Giếng Đồn, đường Trần Quốc Nghiễn,...

Khu đô thị

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hạ Long đã và đang hình thành một số khu đô thị cao cấp như:

  1. Mon Bay Hạ Long trên đường Trần Quốc Nghiễn. Dự án là tổ hợp gồm căn hộ chung cư cao cấp, liền kề, nhà phố thương mại.
  2. Vinhomes Dragon Bay của Tập đoàn Vingroup, nằm tại Bến Đoan. Quy mô gồm 380 căn hộ nhà phố thương mại vừa ở và kinh doanh.
  3. Times Garden tại Cột Đồng Hồ, giáp các đường lớn là Lê Thánh Tông, 25 Tháng 4.
  4. Hạ Long Marina Hùng Thắng
  5. Chung cư The Sapphire Residence Doji Hạ Long của Chủ đầu tư Doji tại Bến Đoan, bên đường Trần Quốc Nghiễn và đường bao biển. Quy mô dự án gồm 2 tòa căn hộ cao 31 tầng, 2 tầng hầm, 2 tầng trung tâm thương mại.
  6. Khu đô thị Việt Hưng.
  7. Khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh.

Ngoài các khu đô thị lớn tại Hạ Long còn hàng loạt những dự án lớn về nghỉ dưỡng như dự án FLC Grand Hotel Hạ Long (của tập đoàn FLC), hàng loạt dự án của CĐT BIM Group reen Bay Village, Green Bay Pearl Villas, Green Bay Premium), Vinpearl Hạ Long (Tập đoàn Vingroup),...

Du lịch

Hạ Long được mệnh danh là thành phố du lịch, trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Năm 2015 số du khách đến Hạ Long đạt trên 6 triệu lượt người. Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới 2 lần. Ngoài ra vào lúc 2 giờ của ngày 12 tháng 11 năm 2012 (theo giờ Việt Nam), vịnh Hạ Long được tổ chức New7Wonders tuyên bố là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Hạ Long đã được nhận Cúp quốc gia về môi trường là Thành phố xanh - sạch - đẹp.

Gắn liền với vịnh Hạ Long, các phường Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng đang là vùng phát triển các khách sạn nhà hàngxây dựng các công trình du lịch. Hạ Long có hàng trăm khách sạn lớn nhỏ với nhiều khách sạn 4, 5 sao, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách quốc tế và nội địa.

Các bãi tắm Hạ Long, Tuần Châu ngày càng được tu bổ, phát triển. Bên bờ Tây thành phố (Hòn Gai) đang dự kiến xây dựng 2 bãi tắm nhân tạo phục vụ dân cư thành phố.

Tập đoàn Sun Group đang xây dựng Công viên Sun World Ha Long Park lớn nhất Việt Nam tại Bãi Cháy và Hòn Gai. Ngoài ra còn rất nhiều các hạng mục du lịch đẳng cấp của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước như Vin Group, FLC,...

Ngoài vịnh, với gần 30 hang động đã được phát hiện, các hang động Thiên Cung, Hòn Đũa, Ðầu Gỗ, hang Sửng Sốt đã được đưa vào phục vụ du lịch nhiều năm.

Cụm di tích lịch sử và danh thắng ở trung tâm thành phố bao gồm Núi Bài Thơ, Đền Thờ Đức Ông Đông Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn, Chùa Long Tiên ở bên núi Bài Thơ. Các địa chỉ lịch sử, các sinh hoạt văn hoá và sinh cảnh, các đồi thông, các công viên thành phố đang được khai thác để đón hàng triệu khách trong những năm tới.

Hạ Long trong văn học

Hòn Cánh Buồm

[22]

[23]

Thành phố kết nghĩa

  • Việt Nam Vũng Tàu, nơi đây có con đường ven biển mang tên Hạ Long

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ a b c “Quyết định 1838/QĐ-TTg năm 2013 về việc công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  2. ^ a b c “Nghị định 102-CP năm 1993 về việc thành lập thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  3. ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  4. ^ Hạ Long- Thành phố du lịch, Sở VHTT Quảng Ninh, 2003, trang 12
  5. ^ Điều kiện tự nhiên và xã hội Hạ Long
  6. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2018.
  7. ^ “Nghị định 302-TTg năm 1958 về việc sáp nhập xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ vào thị xã Hòn Gai, khu Hồng Quảng”.
  8. ^ Nghị Quyết về việc hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng và sáp nhập xã Hữu Sản thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Hải Ninh, huyện Sơn Động, tỉnh Hà Bắc do Quốc hội ban hành
  9. ^ “Quyết định 185-CP về việc sáp nhập xã Tân Hải thuộc thị xã Hồng Gai và xã Thắng Lợi thuộc thị xã Cẩm Phả vào huyện Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”.
  10. ^ “Quyết định 17-CP năm 1979 về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn và đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  11. ^ “Quyết định 63-HĐBT năm 1981 về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh”.
  12. ^ “Nghị định 66-CP năm 1996 về việc đổi tên phường Hạ Long (thuộc thành phố Hạ Long) và giao đảo Chằn của huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) quản lý”.
  13. ^ “Nghị định 51/2001/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hoành Bồ để mở rộng thành phố Hạ Long và thành lập phường thuộc thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”.
  14. ^ “Quyết định 199/2003/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Hạ Long là đô thị loại II”.
  15. ^ “Nghị định 111/2003/NĐ-CP về việc thành lập phường, xã thuộc thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
  16. ^ “Nghị quyết số 07/NQ-CP về việc thành lập các phường thuộc thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh”.
  17. ^ “Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh”. Chú thích có tham số trống không rõ: |dead-url= (trợ giúp)
  18. ^ Số liệu từ báo cáo kinh tế của Cục thống kê Tỉnh Quảng Ninh 2002
  19. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên dsrg
  20. ^ “Đột phá hạ tầng giao thông, giúp Hạ Long vươn mình”.
  21. ^ “Dân tộc thiểu số ở Hạ Long” (PDF).
  22. ^ Trần Nhuận Minh dịch, Thơ chữ Hán Lê Thánh Tông, Viện Hán Nôm, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1994, tái bản 1996, 1998, 2002, 2004
  23. ^ Sổ vàng UBND thành phố Hạ Long