Tỉnh thành Việt Nam
Tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương là cấp hành chính địa phương cao nhất ở Việt Nam. Hiện Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương.
Bản đồ hành chính Việt Nam. |
Mục lục
Chính quyền địa phương[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, mỗi tỉnh thành Việt Nam đều nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng Nhân dân (HĐND) do dân bầu. Hội đồng Nhân dân bầu ra Ủy ban Nhân dân (UBND) - đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh. Bộ máy như vậy cũng tương ứng với cấu trúc chính quyền trung ương. Các chính quyền tỉnh trực thuộc Chính phủ. Ngày 22 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính các cấp. Sắc lệnh quy định cách thức tổ chức chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước. Chính quyền ở mỗi địa phương sẽ có hai cơ quan: thay mặt cho dân là Hội đồng Nhân dân, do phổ thông đầu phiếu bầu ra, và vừa thay mặt cho dân, vừa đại diện cho Chính phủ là Ủy ban hành chính, do Hội đồng Nhân dân đề cử. Sắc lệnh quy định nhiệm vụ quyền hạn của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban hành chính mỗi cấp. Từ năm 1976, Ủy ban hành chính đổi tên là Ủy ban Nhân dân.
Hội đồng Nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]
Mỗi hội đồng Nhân dân có Thường trực Hội đồng Nhân dân gồm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và những người được ủy quyền được chọn trong những đại biểu trong Hội đồng nhân dân, thường là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân. Thường trực có nhiều nhiệm vụ, trong đó có việc đại diện Hội đồng khi không có kỳ họp. Hội đồng có một số ban có những nhiệm vụ chuyên biệt. Mỗi tỉnh đều có một Ban Kinh tế và Ngân sách, một Ban Văn hóa Xã hội và một Ban Pháp chế. Nếu một tỉnh có thành phần thiểu số không phải người Việt đông thì thường tỉnh đó cũng có một Ban Dân tộc.
Người dân được quyền bầu trong các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân khi được 18 tuổi, và được quyền ra ứng cử khi đủ 21 tuổi. Để ứng cử, một ứng cử viên phải được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu hoặc tự ứng cử. Những ứng cử viên này được bầu tại các hội nghị hiệp thương do Mặt trận Tổ quốc tổ chức. Những người tham dự hội nghị quyết định các ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn theo Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân hay không bằng cách giơ tay biểu quyết hoặc bầu kín. Các ứng cử viên không được hội nghị tín nhiệm sẽ không được đưa vào danh sách ứng cử. Số ứng cử viên được bầu cho mỗi huyện là từ một đến ba. Số ứng cử viên cho mỗi huyện phải nhiều hơn số ghế được bầu.
Ủy ban Nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]
Ủy ban Nhân dân, như đã nói trên, là đơn vị hành pháp của chính quyền tỉnh, có nhiệm vụ định đoạt và thi hành các chính sách. Ủy ban được xem như là một nội các. Ủy ban Nhân dân các cấp làm việc theo nguyên tắc tập thể. Chủ tịch là người đứng đầu Uỷ ban Nhân dân chỉ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp của mình. Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng Nhân dân, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cùng cấp. Ủy ban Nhân dân có một Chủ tịch và ít nhất ba Phó Chủ tịch, tối đa là 5 Phó Chủ tịch (Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh), và có từ 4 đến 7 ủy viên(tuỳ theo diện tích và số dân). Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phải là đại biểu của HĐND cùng cấp, do HĐND bầu và Thủ tướng chuẩn y. Các thành viên khác của Ủy ban nhân dân không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo định kỳ trước HĐND và Thủ tướng về các hoạt động kinh tế-xã hội trong phạm vi tỉnh.
Đảng bộ địa phương[sửa | sửa mã nguồn]
Vì Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền duy nhất ở Việt Nam nên cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi địa phương là Đại hội Đại biểu Đảng bộ của địa phương đó, phân cấp địa phương của tổ chức Đảng. Đại hội Đại biểu Đảng bộ sẽ họp 5 năm 1 lần để bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ. Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố trực thuộc Trung ương, hay thường được gọi tắt là Tỉnh ủy/Thành ủy, là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sở tại giữa hai kỳ Đại hội, nhiệm kỳ 5 năm.
Sau mỗi Đại hội Đại biểu Đảng bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sẽ tổ chức họp Hội nghị Đảng bộ lần thứ nhất để bầu ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy/Thành ủy, Thường trực Tỉnh ủy/Thành ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy/Thành ủy và các chức danh lãnh đạo; tất cả đều theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Đảng bộ trực thuộc.
Đứng đầu Đảng bộ Tỉnh/Thành phố là Bí thư Tỉnh ủy/Thành ủy, do chính Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh/Thành phố sở tại bầu lên, và phần lớn ở các tỉnh thành đều là Ủy viên Trung ương Đảng. Riêng Bí thư Thành ủy Hà Nội và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh do tầm quan trọng đặc biệt của hai thành phố nên bắt buộc phải là Ủy viên Bộ Chính trị, do Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm mà không phải do Ban Chấp hành Đảng bộ bầu ra.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Tỉnh Việt Nam đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]
Khái niệm "Tỉnh" lần đầu tiên được dùng để chỉ loại đơn vị hành chính địa phương cấp cao nhất ở Việt Nam là vào năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Trước đó, hành chính Đàng Trong và Đàng Ngoài nhà Lê trung hưng, hành chính nhà Tây Sơn, và hành chính thời đầu nhà Nguyễn (thời vua Gia Long, Minh Mạng), thì khái niệm tương đương và là tiền thân của "Tỉnh" được gọi là Trấn. Thời kỳ đầu nhà Nguyễn, trên cấp trấn còn có cấp Tổng trấn, với 2 tổng trấn ở hai đầu đất nước là Bắc Thành và Gia Định Thành (quản lý hành chính được phân quyền bớt cho các tổng trấn ở xa triều đình trung ương), tuy nhiên các tỉnh ở miền trung thì thuộc trực tiếp triều đình Huế quản lý. Từ năm 1831 trở đi, giống như nhà Thanh Trung Quốc, nhà Nguyễn đặt ra tỉnh thay cho trấn (với 30 tỉnh trên cả nước vào thời kỳ nhà Nguyễn độc lập, kể cả kinh đô Thừa Thiên), nhưng vẫn ghép từ 2 đến 3 tỉnh lại đặt dưới sự quản hạt của một viên quan Tổng đốc. Ban đầu, 17 tỉnh đầu tiên được lập ở Bắc Thành cũ vào tháng 10 (âm lịch) năm 1831 gồm: Hưng Hóa, Sơn Tây, Hà Tuyên, Bắc Thái, Bắc Ninh, Cao Lạng, Hải Dương, Quảng Yên, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.[1] Một năm sau, 12 tỉnh còn lại được lập ở Gia Định Thành cũ vào tháng 10 (âm lịch) năm 1832 gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bình Thuận, Khánh Hòa, Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên.[2] Ngoài ra còn có phủ Thừa Thiên đặt Kinh đô, được xem là tương đương hàng tỉnh. Nhiều tỉnh Việt Nam ngày nay còn giữ nguyên tên gọi và ngày thành lập từ lần lập tỉnh đầu tiên các năm 1831-1832 trong cuộc cải cách hành chính thời Nguyễn triều Minh Mạng. Một vài tỉnh trong số đó còn hầu như ít thay đổi địa giới so với thời đó, như tỉnh Thanh Hóa.
Danh sách và thống kê[sửa | sửa mã nguồn]
(Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009) Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 [3], dân số Việt Nam là 85.846.997 người, tính đến tháng 10/2013 là gần 90 triêu người. Đơn vị tỉnh thành đông dân nhất là Thành phố Hồ Chí Minh có 7.162.864 người, xếp thứ 2 là thủ đô Hà Nội (vừa được mở rộng năm 2008) với dân số 6.451.909 người, tiếp đến là Thanh Hóa là 3.400.595 người, Nghệ An là 2.912.041 người, và Đồng Nai là 2.486.154 người. Tỉnh ít dân nhất là Bắc Kạn 293.826 người [3], kế đến là các tỉnh Lai Châu, Kon Tum. Tính theo diện tích, tỉnh lớn nhất là tỉnh Nghệ An. Tỉnh nhỏ nhất là tỉnh Bắc Ninh.
Danh sách các tỉnh[sửa | sửa mã nguồn]
Lưu ý:
In đậm | Thành phố trực thuộc Trung ương |
STT | Tỉnh | Tỉnh lỵ/Nơi đặt trụ sở ủy ban nhân dân Thành phố | Vùng | Dân số 2012 (người)[4] |
Diện tích 2012 (km²)[4] |
Mật độ dân số 2012 (người/km²)[4] |
Số đơn vị cấp huyện (31/12/2012)[5] |
Số đại biểu Quốc hội (2011-2016)[6] |
Biển số xe | Mã điện thoại |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | An Giang | Thành phố Long Xuyên | Đồng bằng sông Cửu Long | 2.153.701 | 3.536,7 | 609 | 10 | 10 | 67 | 296 |
2 | Bà Rịa - Vũng Tàu | Thành phố Bà Rịa | Đông Nam Bộ | 1.039.200 | 1.989,5 | 522 | 8 | 6 | 72 | 254 |
3 | Bạc Liêu | Thành phố Bạc Liêu | Đồng bằng sông Cửu Long | 873.400 | 2.468,7 | 354 | 7 | 6 | 94 | 291 |
4 | Bắc Kạn | Thành phố Bắc Kạn | Trung du và miền núi phía Bắc | 301.000 | 4.859,4 | 62 | 8 | 6 | 97 | 209 |
5 | Bắc Giang | Thành phố Bắc Giang | Trung du và miền núi phía Bắc | 1.588.500 | 3.848,9 | 413 | 10 | 8 | 98, 13 | 204 |
6 | Bắc Ninh | Thành phố Bắc Ninh | Đồng bằng sông Hồng | 1.079.900 | 822,7 | 1.313 | 8 | 6 | 99, 13 | 222 |
7 | Bến Tre | Thành phố Bến Tre | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.258.500 | 2.357,7 | 534 | 9 | 7 | 71 | 275 |
8 | Bình Dương | Thành phố Thủ Dầu Một | Đông Nam Bộ | 1.748.000 | 2.694,4 | 649 | 9 | 8 | 61 | 274 |
9 | Bình Định | Thành phố Quy Nhơn | Duyên hải Nam Trung Bộ | 1.501.800[7] | 6.050,6 | 297 | 11 | 8 | 77 | 256 |
10 | Bình Phước | Thị xã Đồng Xoài | Đông Nam Bộ | 912.700 | 6.871,5 | 133 | 10 | 6 | 93 | 271 |
11 | Bình Thuận | Thành phố Phan Thiết | Duyên hải Nam Trung Bộ | 1.193.500 | 7.812,8 | 153 | 10 | 7 | 86 | 252 |
12 | Cà Mau | Thành phố Cà Mau | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.217.100 | 5.294,9 | 230 | 9 | 7 | 69 | 290 |
13 | Cao Bằng | Thành phố Cao Bằng | Trung du và miền núi phía Bắc | 515.200 | 6.707,9 | 77 | 13 | 6 | 11 | 206 |
14 | Cần Thơ | Quận Ninh Kiều | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.214.100 | 1.409,0 | 862 | 9 | 7 | 65 | 292 |
15 | Đà Nẵng | Quận Hải Châu | Duyên hải Nam Trung Bộ | 973.800 | 1.285,4 | 758 | 8 | 6 | 43 | 236 |
16 | Đắk Lắk | Thành phố Buôn Ma Thuột | Tây Nguyên | 1.796.700 | 13.125,4 | 137 | 15 | 9 | 47 | 262 |
17 | Đắk Nông | Thị xã Gia Nghĩa | Tây Nguyên | 543.200 | 6.515,6 | 83 | 8 | 6 | 48 | 261 |
18 | Đồng Nai | Thành phố Biên Hòa | Đông Nam Bộ | 2.720.800 | 5.907,2 | 461 | 11 | 11 | 60, 39 | 251 |
19 | Đồng Tháp | Thành phố Cao Lãnh | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.676.300 | 3.377,0 | 496 | 12 | 8 | 66 | 277 |
20 | Điện Biên | Thành phố Điện Biên Phủ | Trung du và miền núi phía Bắc | 519.300 | 9.562,9 | 54 | 10 | 6 | 27 | 215 |
21 | Gia Lai | Thành phố Pleiku | Tây Nguyên | 1.342.700 | 15.536,9 | 86 | 17 | 7 | 81 | 269 |
22 | Hà Giang | Thành phố Hà Giang | Trung du và miền núi phía Bắc | 758.000 | 7.914,9 | 96 | 11 | 6 | 23 | 219 |
23 | Hà Nam | Thành phố Phủ Lý | Đồng bằng sông Hồng | 790.000 | 860,5 | 918 | 6 | 6 | 90 | 226 |
24 | Hà Nội | Quận Hoàn Kiếm | Đồng bằng sông Hồng | 6.844.100 | 3.323,6 | 2.059 | 30 | 30 | 29–33,40 | 24 |
25 | Hà Tĩnh | Thành phố Hà Tĩnh | Bắc Trung Bộ | 1.230.500 | 5.997,8 | 205 | 12 | 7 | 38 | 239 |
26 | Hải Dương | Thành phố Hải Dương | Đồng bằng sông Hồng | 1.735.100 | 1.656,0 | 1.048 | 12 | 9 | 34 | 220 |
27 | Hải Phòng | Quận Hồng Bàng | Duyên hải Bắc Bộ | 1.904.100 | 1.523,9 | 1.250 | 15 | 9 | 15, 16 | 225 |
28 | Hòa Bình | Thành phố Hòa Bình | Trung du và miền núi phía Bắc | 806.100 | 4.608,7 | 175 | 11 | 6 | 28 | 218 |
29 | Hậu Giang | Thành phố Vị Thanh | Đồng bằng sông Cửu Long | 769.700 | 1.602,5 | 480 | 7 | 6 | 95 | 293 |
30 | Hưng Yên | Thành phố Hưng Yên | Đồng bằng sông Hồng | 1.145.600 | 926,0 | 1.237 | 10 | 7 | 89 | 221 |
31 | Thành phố Hồ Chí Minh | Quận 1 | Đông Nam Bộ | 7.681.700 | 2.095,6 | 3.666 | 24 | 30 | 50–59,41 | 28 |
32 | Khánh Hòa | Thành phố Nha Trang | Duyên hải Nam Trung Bộ | 1.183.000 | 5.217,7 | 227 | 9 | 7 | 79 | 258 |
33 | Kiên Giang | Thành phố Rạch Giá | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.726.200 | 6.348,5 | 272 | 15 | 9 | 68 | 297 |
34 | Kon Tum | Thành phố Kon Tum | Tây Nguyên | 462.400 | 9.689,6 | 48 | 9 | 6 | 82 | 260 |
35 | Lai Châu | Thành phố Lai Châu | Trung du và miền núi phía Bắc | 397.500 | 9.068,8 | 44 | 8 | 6 | 25 | 213 |
36 | Lào Cai | Thành phố Lào Cai | Trung du và miền núi phía Bắc | 646.800 | 6.383,9 | 101 | 9 | 6 | 24 | 214 |
37 | Lạng Sơn | Thành phố Lạng Sơn | Trung du và miền núi phía Bắc | 744.100 | 8.320,8 | 89 | 11 | 6 | 12 | 205 |
38 | Lâm Đồng | Thành phố Đà Lạt | Tây Nguyên | 1.234.600 | 9.773,5 | 126 | 12 | 7 | 49 | 263 |
39 | Long An | Thành phố Tân An | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.458.200 | 4.492,4 | 325 | 15 | 8 | 62 | 272 |
40 | Nam Định | Thành phố Nam Định | Đồng bằng sông Hồng | 1.836.900 | 1.652,6 | 1.112 | 10 | 9 | 18 | 228 |
41 | Nghệ An | Thành phố Vinh | Bắc Trung Bộ | 2.952.000 | 16.490,9 | 179 | 21 | 13 | 37 | 238 |
42 | Ninh Bình | Thành phố Ninh Bình | Đồng bằng sông Hồng | 915.900 | 1.376,7 | 665 | 8 | 6 | 35 | 229 |
43 | Ninh Thuận | Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm | Duyên hải Nam Trung Bộ | 576.700 | 3.358,3 | 172 | 7 | 6 | 85 | 259 |
44 | Phú Thọ | Thành phố Việt Trì | Trung du và miền núi phía Bắc | 1.335.900 | 3.533,4 | 378 | 13 | 7 | 19 | 210 |
45 | Phú Yên | Thành phố Tuy Hòa | Duyên hải Nam Trung Bộ | 877.200 | 5.060,6 | 173 | 9 | 6 | 78 | 257 |
46 | Quảng Bình | Thành phố Đồng Hới | Bắc Trung Bộ | 857.900 | 8.065,3 | 106 | 8 | 6 | 73 | 232 |
47 | Quảng Nam | Thành phố Tam Kỳ | Duyên hải Nam Trung Bộ | 1.450.100 | 10.438,4 | 139 | 18 | 8 | 92 | 235 |
48 | Quảng Ngãi | Thành phố Quảng Ngãi | Duyên hải Nam Trung Bộ | 1.227.900 | 5.153,0 | 238 | 14 | 7 | 76 | 255 |
49 | Quảng Ninh | Thành phố Hạ Long | Trung du và miền núi phía Bắc | 1.177.200 | 6.102,3 | 193 | 14 | 7 | 14 | 203 |
50 | Quảng Trị | Thành phố Đông Hà | Bắc Trung Bộ | 608.100 | 4.739,8 | 128 | 10 | 6 | 74 | 233 |
51 | Sóc Trăng | Thành phố Sóc Trăng | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.301.900 | 3.311,6 | 393 | 11 | 7 | 83 | 299 |
52 | Sơn La | Thành phố Sơn La | Trung du và miền núi phía Bắc | 1.134.300 | 14.174,4 | 80 | 12 | 7 | 26 | 212 |
53 | Tây Ninh | Thành phố Tây Ninh | Đông Nam Bộ | 1.089.900 | 4.039,7 | 270 | 9 | 6 | 70 | 276 |
54 | Thái Bình | Thành phố Thái Bình | Đồng bằng sông Hồng | 1.868.800 | 1.570,0 | 1.190 | 8 | 9 | 17 | 227 |
55 | Thái Nguyên | Thành phố Thái Nguyên | Trung du và miền núi phía Bắc | 1.150.200 | 3.534,7 | 325 | 9 | 7 | 20 | 208 |
56 | Thanh Hóa | Thành phố Thanh Hóa | Bắc Trung Bộ | 3.426.600 | 11.132,2 | 308 | 27 | 16 | 36 | 237 |
57 | Thừa Thiên - Huế | Thành phố Huế | Bắc Trung Bộ | 1.114.500 | 5.033,2 | 221 | 9 | 7 | 75 | 234 |
58 | Tiền Giang | Thành phố Mỹ Tho | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.692.500 | 2.508,3 | 675 | 11 | 8 | 63 | 273 |
59 | Trà Vinh | Thành phố Trà Vinh | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.015.300 | 2.341,2 | 434 | 8 | 6 | 84 | 294 |
60 | Tuyên Quang | Thành phố Tuyên Quang | Trung du và miền núi phía Bắc | 738.900 | 5.867,3 | 126 | 7 | 5 | 22 | 207 |
61 | Vĩnh Long | Thành phố Vĩnh Long | Đồng bằng sông Cửu Long | 1.033.600 | 1.504,9 | 687 | 8 | 6 | 64 | 270 |
62 | Vĩnh Phúc | Thành phố Vĩnh Yên | Đồng bằng sông Hồng | 1.020.600 | 1.236,5 | 825 | 9 | 6 | 88 | 211 |
63 | Yên Bái | Thành phố Yên Bái | Trung du và miền núi phía Bắc | 764.400 | 6.886,3 | 111 | 9 | 7 | 21 | 216 |
Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]
Việt Nam có 712 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh và 50 thị xã (1 thị xã thuộc thành phố trung ương), 49 quận, 545 huyện (12 huyện đảo).
- Thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại đặc biệt: 2 (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I: 3 (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
- Thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại 1: 16 (Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh).
- Thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại 2: 23 (Pleiku, Long Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc).
- Thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại 3: 30 (Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Cao Lãnh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hội An, Phủ Lý, Sơn La, Móng Cái, Hưng Yên, Vĩnh Long, Đông Hà, Bến Tre, Tân An, Kon Tum, Bảo Lộc, Tuyên Quang, Vị Thanh, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên).
- Huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II: 1 (Phú Quốc thuộc Kiên Giang).
- Thị xã là đô thị loại 3: 13 (Chí Linh thuộc Hải Dương, Ngã Bảy thuộc Hậu Giang, Cửa Lò thuộc Nghệ An, Hà Tiên thuộc Kiên Giang, Phú Thọ thuộc Phú Thọ, Bỉm Sơn thuộc Thanh Hóa, Sơn Tây thuộc Hà Nội, Đồng Xoài thuộc Bình Phước, Gia Nghĩa thuộc Đăk Nông, Long Khánh thuộc Đồng Nai, Dĩ An và Thuận An thuộc Bình Dương, Gò Công thuộc Tiền Giang).
- Thành phố làm trung tâm tỉnh lị: 56/68 (29 thành phố trùng tên với tỉnh, 1 thành phố trùng tên với cụm từ trước của tỉnh: Bà Rịa, 2 thành phố trùng tên với cụm từ sau của tỉnh: Huế và Vũng Tàu, thành phố Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh Điện Biên).
- Thị xã làm trung tâm tỉnh lị: 2/50 (Đồng Xoài, Gia Nghĩa).
- Các huyện đảo: 12 (Cô Tô và Vân Đồn thuộc Quảng Ninh, Cát Hải và Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, Cồn Cỏ thuộc Quảng Trị, Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi, Trường Sa thuộc Khánh Hòa, Phú Quý thuộc Bình Thuận, Côn Đảo thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Hải và Phú Quốc thuộc Kiên Giang.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho biết, mạng lưới đô thị trên toàn quốc có trên 770 đô thị. Trong đó, 2 đô thị loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 44 đô thị loại III, 81 đô thị loại IV và trên 650 đô thị loại V. Ngoài ra còn có khoảng 10.000 điểm dân cư nông thôn và trên 250 khu công nghiệp tập trung sẽ là quỹ phát triển đô thị trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8 tháng 11 hàng năm là "Ngày đô thị Việt Nam" và tổ chức "Ngày đô thị Việt Nam" lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 11 năm 2008.
Danh sách các tỉnh, thành phố có thành phố (thị xã) khác trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]
Các trường hợp đặc biệt[sửa | sửa mã nguồn]
- 1 tỉnh có 4 thành phố và 2 thị xã trực thuộc là: Quảng Ninh (thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, thành phố Uông Bí, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên, thị xã Đông Triều).
- 7 tỉnh có 2 thành phố và 1 thị xã trực thuộc là: An Giang (thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu), Bà Rịa - Vũng Tàu (thành phố Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ), Khánh Hòa (thành phố Nha Trang, thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa), Đồng Tháp (thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự), Quảng Nam (thành phố Tam Kỳ,thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn), Thái Nguyên (thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên),Thanh Hóa (thành phố Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn)
- 3 tỉnh có 2 thành phố trực thuộc là: Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc), Ninh Bình (thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp), Vĩnh Phúc (thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên).
- 1 tỉnh có 1 thành phố và 4 thị xã trực thuộc là: Bình Dương (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên).
- 1 tỉnh có 1 thành phố và 3 thị xã trực thuộc là: Nghệ An (thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, thị xã Thái Hòa, thị xã Hoàng Mai).
- 6 tỉnh đều có 1 thành phố và 2 thị xã trực thuộc là: Gia Lai (thành phố Pleiku, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa), Hà Tĩnh (thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh), Hậu Giang (thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ), Thừa Thiên-Huế (thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà), Sóc Trăng (thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm), Tiền Giang (Thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công, Thị xã Cai Lậy).
- 17 tỉnh đều có 1 thành phố và 1 thị xã trực thuộc là: Bạc Liêu (thành phố Bạc Liêu, thị xã Giá Rai), Bắc Ninh (thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn), Bình Định (thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn), Bình Thuận (thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi), Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ), Điện Biên (thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay), Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh), Hải Dương (thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh), Kiên Giang (thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên), Long An (thành phố Tân An, thị xã Kiến Tường), Phú Thọ (thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ), Phú Yên (thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu), Quảng Bình (thành phố Đồng Hới, thị xã Ba Đồn), Quảng Trị (thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị), Trà Vinh (thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải), Vĩnh Long (thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh), Yên Bái (thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ).
- 20 tỉnh có 1 thành phố trực thuộc làm trung tâm là: Bắc Kạn (thành phố Bắc Kạn), Bắc Giang (thành phố Bắc Giang), Bến Tre (thành phố Bến Tre), Cà Mau (thành phố Cà Mau), Cao Bằng (thành phố Cao Bằng), Hà Giang (thành phố Hà Giang), Hà Nam (thành phố Phủ Lý), Hòa Bình (thành phố Hòa Bình), Hưng Yên (thành phố Hưng Yên), Kon Tum (thành phố Kon Tum), Lai Châu (thành phố Lai Châu), Lạng Sơn (thành phố Lạng Sơn), Lào Cai (thành phố Lào Cai), Nam Định (thành phố Nam Định), Ninh Thuận (thành phố Phan Rang - Tháp Chàm), Quảng Ngãi (thành phố Quảng Ngãi), Sơn La (thành phố Sơn La), Tây Ninh (thành phố Tây Ninh),Thái Bình (thành phố Thái Bình), Tuyên Quang (thành phố Tuyên Quang).
- 1 tỉnh có 3 thị xã trực thuộc là: Bình Phước (thị xã Đồng Xoài, thị xã Bình Long, thị xã Phước Long).
- 1 tỉnh chỉ có duy nhất 1 thị xã trực thuộc làm trung tâm: Đắk Nông (thị xã Gia Nghĩa).
- 5 thành phố trực thuộc trung ương có 49 quận, gồm:
- Cần Thơ: 5 quận (Bình Thủy, Cái Răng, Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt).
- Đà Nẵng: 6 quận (Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê).
- Hà Nội: 12 quận (Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân)
- Hải Phòng: 7 quận (Dương Kinh, Đồ Sơn, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền).
- Thành phố Hồ Chí Minh: 19 quận (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức).
- 1 thành phố trung ương có 1 thị xã trực thuộc là thủ đô Hà Nội (thị xã Sơn Tây).
Việt Nam có 713 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh và 50 thị xã (1 thị xã thuộc thành phố trung ương), 49 quận, 546 huyện (12 huyện đảo).
Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]
- Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo diện tích
- Phân cấp hành chính Việt Nam
- Thành phố (Việt Nam)
- Thành phố trực thuộc trung ương (Việt Nam)
- Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện của Việt Nam
- Quận (Việt Nam)
- Thành phố trực thuộc tỉnh (Việt Nam)
- Thị xã (Việt Nam)
- Huyện (Việt Nam)
- Phường (Việt Nam)
- Danh sách thị trấn tại Việt Nam
- Thị trấn (Việt Nam)
- Thị trấn nông trường
- Xã (Việt Nam)
Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ nhị kỷ - quyển LXVII.
- ^ Đại Nam thực lục Chính biên, Đệ nhị kỷ - quyển LXXXV.
- ^ a ă Tong Cuc Thong Ke
- ^ a ă â . Tổng cục Thống kê Việt Nam idmid=3 ItemID=14632 “Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo địa phương”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013.
- ^ . Tổng cục Thống kê Việt Nam idmid=3 ItemID=14154 “Số đơn vị hành chính có đến 31/12/2012 phân theo địa phương”. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013.
- ^ “anh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII - Tỉnh/Thành phố”. Văn phòng Quốc hội. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2013.
- ^ “tổng cục thống kê”.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
![]() |
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tỉnh thành Việt Nam |
|