Bước tới nội dung

Thảo luận Thành viên:Sholokhov

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 8 tháng trước bởi Chó Vàng Hài Hước trong đề tài Đề nghị xóa nhanh Các nhân vật trong Hisutorie
Wikipedia:Quyền tác giả
Thư mời tham gia dự án Truyện tranh:
Thân chào bạn, Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng Dự án Truyện tranh của Wikipedia tiếng Việt với một hệ thống hướng dẫn cụ thể và tổng quát đối với các loạt bài thuộc các lĩnh vực Truyện tranh, Phim hoạt hình,... Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía bạn đối với trang dự án. Ngay bây giờ, bạn có thể đăng ký làm thành viên mới hoặc góp ý đề xuất trực tiếp tại trang thảo luận. Hân hoan đón chào bạn tại Dự án!

Để biết thêm chi tiết, mời bạn vào trang nhà của dự án hay hỏi trực tiếp các thành viên khác.

Nghị sĩ thụi nhau

[sửa mã nguồn]

Cái đó còn tùy luật pháp từng nước. Trước hết, người ta "cách ly" những nghị sĩ dùng bạo lực. Sau đó, tùy theo ý kiến của các bên mà xử lý. Nếu một trong hai bên thưa kiện ra tòa hình sự vì tội cố ý gây thương tích thì tòa hình sự sẽ vào cuộc. Còn nếu Tổng thống ra kiến nghị truy tố và được Toàn án hiến pháp chấp thuận hoặc Toà án hiến pháp trực tiếp ra trát truy tố về tội gây rối trật tự công cộng thì những người này sẽ bị truy tố về tội gây rối trật tự công công. Hình phạt chủ yếu đối với các nghị sĩ thường là phạt tiền vì nghị sĩ thường được pháp luật quy định có quyền ưu đãi miễn trừ về thân thể hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với một số tội nhẹ trong luật hình sự. Muốn bắt nghị sĩ phải được Tòa án hiến pháp, Toà thượng thẩm, Tối cao pháp viện... (tùy theo tên gọi từng nước) cho phép. --Двина-C75MT 05:51, ngày 28 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đương nhiên là tiếng Ukraina rồi. Nhưng nó giống tiếng Nga đến 95%, chỉ khác nhau ở vài tiểu tiết, phát âm và thêm một cách. Mình có nghe thấy vài từ không được lịch sự lắm. Khov yên tâm, người Nga, Ukraina (Tiểu Nga), Byelorussia (Bạch Nga) nói chung rất thẳng thắn, bộc trực và không để bụng, thù dai. Có thể họ choảng nhau khi đó nhưng đến tối lại rủ nhau đi uống Vodka ngay đấy mà. Lúc đó, coi như huề, xí xóa chuyện vừa xảy ra.--Двина-C75MT 11:33, ngày 28 tháng 3 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Chuyện nhà Nguyễn Ánh

[sửa mã nguồn]

Ngày ra thăm Côn Đảo mấy năm trước tôi đã nghe người trên đảo nói chuyện này, đặc biệt tại đền thờ bà Hoàng Phi Yến. Người ta cũng lý giải rằng đây là một chuyện xấu của Nguyễn Ánh nên sử gia nhà Nguyễn không được chép và đời sau không tìm thấy chuyện này trong chính sử.

Không có gì là lạ và phi logic về hành động này ở một người tàn bạo như Nguyễn Ánh. Thực tế là cách nhìn nhận nhân vật này có xu hướng hơi cực đoan: trước kia khi không thích thì hạ quá thấp nhưng gần đây khi có phong trào "nhìn nhận lại" thì tâng quá cao, "thanh minh hộ" quá nhiều tới mức vô lý (đại loại "vì ý chí báo thù lớn quá nên mới rước người ngoài, hãy thông cảm"?!). Cách nghĩ đồng tình với "ý chí báo thù lớn quá nên phải bất chấp hết thôi" thì sẽ coi việc "ném Cải giam Răm" là bình thường vì "tội" ngăn cản thực hiện "ý chí nóng bỏng". Thế mới biết, sự nhận thức và lời trăng trối của Mạc Ngọc Liễn là cực kỳ hiếm có trong lịch sử, khiến các sử gia đối lập cũng phải ngả mũ - ai muốn phân bua cho "ý chí gì gì" cứ đọc lại lời Ngọc Liễn là đủ.--Trungda (thảo luận) 12:02, ngày 28 tháng 4 năm 2013 (UTC)Trả lời

Quốc huy

[sửa mã nguồn]

Cái quốc huy Áo năm 1919 là sản phẩm của một sự thỏa hiệp cải lương sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ở Áo. Còn nhớ, Sau CTTG thứ nhất, khối liên minh Đức, Áo-Hung thất bại. Đế quốc Áo-Hung tan rã. Phong trào xã hội chủ nghĩa lan rộng ở Trung và Đông Âu và ảnh hưởng lớn đến các chính giới. Ở Nga, những người Bolshevich lập chính quyền Xô Viết. Những người XHCN cánh tả ở Hungary cũng lập chính quyền Xô Viết, mặc dù chỉ tồn tại được không quá một năm. Ở Đức, Karl Lipnech và Roza Luxamburg cũng lập chính quyền công nông nhưng thất bại ngay. Ở Áo, các nhà cách mạng XHCN cải lương (Đệ nhị Quốc tế), tiêu biểu là Karl Renner, người mà Sholokhov đã biết tới trong Chiến dịch Viên, cũng lập ra nền Cộng hòa Áo lần thứ nhất với xu hướng thiên tả. Tuy nhiên, cũng như ở Đức và Hung, những người XHCN do không chuẩn bị tốt lực lượng nên bị các thế lực cánh hữu phản công. Những người theo CNXH (cánh tả) ở Đức và Hungary bị đàn áp, bỏ tù hoặc xử tử. Karl Renner không thuộc cánh tả hay cánh hữu, ông thuộc phái trung dung, cải lương (Đệ nhị rưỡi) nên vẫn đứng trong chính quyền. Cái Quốc huy này của Cộng hòa Áo năm 1918 bị bãi bỏ. Và cái quốc huy con đại bàng Áo cầm búa và liềm ra đời nhwu một sự thỏa hiệp cải lương. So sánh biểu tượng của xưởng Mosfilm (lấy nguyên mẫu bức tượng của Triển lãm Công nông Liên Xô năm 1935) và Quóc huy Áo 1919 thì thấy ngay: Ở biểu tượng của xưởng Mosfilm, công nhân, nông dân (và những người lao động nói chung) là những người chủ. Còn ở Quốc huy Áo 1919, nông nghiệp và công nghiệp (và do đó, nông dân và công nhân) là công cụ. --Двина-C75MT 05:36, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Theo suốt cả dòng lịch sử từ thời cổ đại đến nay thì ở Châu Âu và Bắc Mỹ, "Đại bàng" là biểu tượng cho sức mạnh, sự tự do và ước mơ bay bổng. Nếu Sholokhov nghe bài này sẽ hiểu. --Двина-C75MT 06:08, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Gậy gộc, kiếm báu, vương miện, quyền trượng, hộp báu vật... cũng đều là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực cả. Vì nó đã đi vào lịch sử của nhiều nước Châu Âu nên trở thành di sản văn hóa mà thôi, chứ ảnh hưởng của nó đến tư duy của người châu Âu - Bắc Mỹ thì không đến mức làm cho người Châu Âu - Bắc Mỹ phải quay lại với tư duy cũ. Khi mình tiếp xúc với mấy phi công Hoa Kỳ (đã già) sang Việt Nam du lịch và gặp lại các đối thủ cũ thì họ trò chuyện rất cởi mở. Khi mình hỏi cái biểu tượng của của Không quân chiến lược Hoa Kỳ (SAC) có ý nghĩa gì thì có ông trả lời: nắm đấm sắt tượng trưng cho sự gắn kết chặt chẽ của 6 thành viên trên chiếc B-52, tia sét tượng trưng cho đòn đánh mạnh mẽ, cành lá tượng trưng cho chiến thắng. Nhưng cũng có ông trả lời vui rằng đấy là do mấy anh họa sĩ nghĩ ra thế thôi chứ bản thân ông ta không hiểu cái năm đấm lẫn cành lá và cái tia loằng ngoằng kia có nghĩa gì.:D --Двина-C75MT 08:05, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Đó là một hiệu ứng mà Lenin đã tổng kết: "Một bước tiến, hai bước lùi". --Двина-C75MT 08:22, ngày 1 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cách mạng KHKT

[sửa mã nguồn]
1- "Cách mạng khoa học kỹ thuật" còn được gọi là "Cách mạng khoa học và công nghệ" do cả "kỹ thuật" và "công nghệ" đều có chung một từ tiếng Anh: "Technical". Đây là vấn đề ở tầm siêu vĩ mô (toàn cầu) và rất phức tạp nên không phải ai cũng viết được nếu không nghiên cứu sâu về nó. Tra cụm từ "Scientific and technical revolution" thì thấy en:wiki có bài "Scientific revolution". Tại địa chỉ này có bài "The "Scientific-Technological Revolution" and Soviet Foreign Policy". Tại địa chỉ này có bài "Scientific and Technological Revolution". Tạp chí World Politics của Đại học Cambridge cũng có danh mục các bài đề cập đến "Cách mạng KHKT của Liên Xô" do Erik P. Hoffmann tập hợp. Tại địa chỉ này có tài liệu "Tại sao cách mạng khoa học và công nghệ không diễn ra ở Trung Quốc...". Còn tại Bách khoa toàn thư của đại học Stanford có loạt bài về "Cách mạng khoa học" và ở địa chỉ này có cuốn sách "Technological Revolutions: Ethics and Policy in the Dark". Còn đây là cuốn sách The scientific revolution của Steven Shapin]. Nói chung tài liệu thì không thiếu và quan điểm chung là công nhận cả cách mạng khoa học lẫn cách mang công nghệ đều hiện hữu nhưng quan điểm nghiên cứu của các bên thì có một số nhận thức khác nhau.
2- Khác nhau giữa "cổ điển lý thuyết", "hiện đại thực dụng" và "biện chứng":
  • Quan niệm cổ điển lý thuyết cho rằng khoa học phát triển độc lập với kỹ thuật do tính siêu hình của đối tượng nghiên cứu, do đó phái này tách rời "cách mạng khoa học" và "cách mạng kỹ thuật" (hay "cách mạng công nghệ"). Có nghiên cứu chỉ dừng lại ở lý thuyết, mặc dù xét về logic học là đúng đắn và khách quan nhưng không hoặc chưa có điều kiện để ứng dụng.
  • Quan điểm hiện đại thực dụng cho rằng cách mạng khoa học phải gắn với cách mạng công nghệ, cách mạng khoa học phải giải quyết những vấn đề mà công nghệ đòi hỏi, tháo gỡ bế tắc trong công nghệ và là khởi nguồn của cách mạng công nghệ.
  • Quan điểm biện chứng cho rằng "Cách mang khoa học và cách mạng công nghệ" luôn gắn bó với nhau nên co thể gộp chung thành khái niệm "Cách mạng khoa học và công nghệ". Hệ thống này vận hành theo cách thức: "Cách mạng khoa học khai sáng cho công nghệ, còng cách mạng công nghệ là động lực để thúc đẩy cách mạng khoa học".
3- Khác nhau về quan hệ giữa khoa học kỹ thuật và chính trị xã hội:
  • Lý thuyết của Phương Tây cho rằng cách mạng khoa học và công nghệ không phải là cách mạng xã hội và không gắn với chính trị xã hội. Khoa học và công nghệ có con đường riêng và không phụ thuộc hay liên quan đến chính trị xã hội.
  • Lý thuyết của khối xã hội chủ nghĩa cũ (trước năm 1980) cho rằng Cách mạng khoa học kỹ thuật là bộ phận của cách mạng xã hội và là một trong những động lực của cách mạng xã hội. Cách mạng khoa học công nghệ trước hết ứng dụng kết quả của nó vào kinh tế và sau một độ trễ thời gian nhất định, tác động đến xã hội thông qua hệ thống chính trị xã hội.
  • Lý thuyết thứ ba cho rằng cách mạng khoa học và công nghệ là một dạng thức của cách mạng xã hội nhưng có vị trí độc lập tương đối, không nhất thiết phải gắn liền làm một với cách mạng xã hội nhưng có tác động tương hỗ đối với cách mạng xã hội.
4- Khác nhau về tiến trình lịch sử của cách mạng khoa học kỹ thuật:
  • Khối XHCN cho rằng đã có đến 5 cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật diễn ra kể từ thời kỳ Phục hưng đến nay. Một số dấu mốc lịch sử đáng chú ý như phát kiến thiên văn của Galile và nhiều nhà vũ trụ học khác, phát kiến về lực hấp dẫn của Newton và một loạt phát kiến công nghệ thời tiền tư bản, thuyết lượng tử và thuyết tương đối liên quan đến các dạng năng lượng, một loạt phát kiến về điều khiển học, tự động hóa, sinh học sau CTTG II và bây giờ là công nghệ thông tin.
  • Phương Tây cho rằng chỉ có một cuộc cách mạng khoa học thời kỳ Phục hưng trên cơ sở xác lập chủ nghĩa duy vật trong khoa học, tách khoa học ra khỏi tôn giáo và dối lập với chủ nghĩa duy tâm. Tất cả các dấu ấn khác trong lịch sử loài người đều là cách mạng công nghệ, từ việc phát minh ra giấy và nghề in, thuốc nổ, la bàn, bàn tính của người Trung Quốc cổ đại đến việc phát minh ra năng lượng hạt nhân, vi mạch điện tử, computer, điện thoại di động cho đến tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo đều chỉ là Cách mạng công nghệ. Tất cả đều dựa trên nguyên lý khoa học cơ bản đã được nghiên cứu từ trước đó rất lâu.
  • Trường phái thứ ba cho rằng không có cách mạng khoa học. Khoa học phát triển theo con đường tuần tự, tiệm tiến, khi tích lũy đủ kết quả nghiên cứu làm thế năng, kết hợp với nhu cầu kinh tế xã hội làm động năng sẽ tạo ra cuộc cách mạng công nghệ.

Theo mình thì khi chưa giải quyết dứt khoát các khái niệm: "Cách mạng khoa học", "Cách mạng công nghệ", Cách mạng khoa học-kỹ thuật" và mối quan hệ giữa chúng thì chưa thể nói đến việc xem xét mối liên quan của nó đối với toàn cầu hay một quốc gia, toàn bộ lịch sử hay một thời kỳ lịch sử nhất định. Đó là do trong nghiên cứu khoa học về lý thuyết, cái tổng thể và cái chung sẽ chi phối cái cục bộ và cái riêng (ngược lại với nghiên cứu ứng dụng). Nhưng nếu thu thập đủ tài liệu vè các quan điểm, trường phái thì bài viết sẽ rất phong phú và hấp dẫn, dễ đạt được tính trung lập và bài có thể đạt được chất lượng cao. --Двина-C75MT 05:38, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Quan điểm hiện đại thực dụng và cách mạng khoa học và công nghệ không thấy được sự độc lập tương đối giữa hai thành phần khoa học và công nghệ và lẫn lộn về nhận thức giữa khoa học với lý thuyết, giữa ứng dụng với công nghệ. Bởi lý thuyết và ứng dụng đều là sản phẩm của khoa học và hiện thực hóa dưới dạng công nghệ (hay kỹ thuật cũng vậy). Ngoài ra, do ngôn ngữ Việt Nam vay mượn nhiều nên cũng hay có khái niệm hẹp: Ví dụ có thời kỳ người ta cho rằng công nghệ chỉ gắn với công nghiệp, có lúc kỹ thuật bị đánh đồng với kỹ năng, kỹ xảo. Viết tài liệu về những khái niệm này nhiều lúc tức anh ách. --Двина-C75MT 06:00, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ở Lib.ru có chủ đề khoa học và công nghệ. Nhưng tranh cãi cũng khá nhiều vì người Nga đang đổi mới tư duy. --Двина-C75MT 06:02, ngày 24 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Sách cũ của khối XHCN về Cách mạng KHKT rất rất ít có trên mạng vì từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, người ta đã coi chúng như đồ bỏ đi. Chỉ còn mỗi cách dẫn sách in thôi. Nhưng mục tiêu của tôi vẫn là hoàn thành CTTG II đúng hẹn năm 2015, dù cho "phỉ" có quấy rối hậu phương thế nào thì cũng sẽ huy động NKVD và SHMESH trừng trị. Sholohov cứ viết đi, nếu bạn dùng tài liệu Nga, tôi sẽ dịch giúp. Mà hôm nọ Shokhov đã có một số địa chỉ Nga rồi đấy. Cứ dùng Google dịch cụm từ là truy cập được mà. --Двина-C75MT 16:19, ngày 25 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Hy tần Trương thị

[sửa mã nguồn]

Khov ơi, mình đang sửa chữa lại bài. Thời gian eo hẹp nên mình sẽ cố sửa dần dần. Khov chờ mình hoàn chỉnh xong rồi góp ý nhé. Thái Nhi (thảo luận) 11:24, ngày 26 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng là như vậy Khov ạ. Định viết câu ấy từ lần thảo luận tối qua, nghĩ thế nào lại thôi. Cuối cùng vẫn phải viết ra. Hungda (thảo luận) 07:36, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tất nhiên mình hiểu mà, và mình cũng có ý xuyên tạc hay chụp mũ đâu. Tên tài khoản mình trích từ Luận ngữ đấy thôi. Học để bảo tồn văn hóa cổ truyền, nhưng cũng cần cởi mở để tiếp thu cái hiện đại mà bớt lệ thuộc vào một chuẩn cứng nhắc. Như Lai từng dạy đệ tử hãy nhìn theo hướng ngón tay của Ngài chứ đừng nhìn ngón tay của Ngài cơ mà. Thái Nhi (thảo luận) 10:54, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
Các tôn giáo lớn trên thế giới, sở dĩ có lượng tín đồ đông đảo vì những bậc hiền minh của tôn giáo đấy hệ thống những điều răn dạy thành một triết lý sống tốt, phù hợp với quảng đại quần chúng. Chỉ là trong những thời điểm, có những lãnh đạo cao cấp, bị cái sân si che mờ mà dẫn tín đồ đi sai con đường đạo, gây ra những xung đột tôn giáo đẫm máu. Trở lại vấn đề phiên âm, mình muốn nhấn mạnh là không phải vì chuộng ngoại mà là dùng phiên âm trực tiếp sẽ tiện lợi trong tra cứu tìm kiếm đa ngôn ngữ. Một bạn Hàn Quốc (khá nổi tiếng trên FB với tên Tuấn Jeon) từng phiên âm "Sài Gòn" của chúng ta là 사이공 (đọc là sa-i-gong). Hãn hữu lắm họ mới dùng 柴棍 (đọc là si-gon) vì dễ đọc sai (thành chea-gon) và hiểu nghĩa sai (là sài côn hay trại côn). Mặc dù Quốc chữ Triều Tiên ngoằn ngoèo, nhưng nó lại giống Quốc ngữ ta là ký tự biểu âm đấy. Thái Nhi (thảo luận) 11:40, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
  1. Mình cũng tán thành với Khov là nền giáo dục Việt Nam nên có duy trì giảng dạy chữ Hán như một phần văn hóa của chúng ta, nhằm bảo tồn văn hóa cổ xưa đang ngày bị mai một (mình học một ít chữ Hán là vì thế). Chỉ có một số ít hay xuyên tạc, chụp mũ việc học chữ Hán là đầu hàng Trung Quốc.
  2. Tôn giáo khởi đầu là một hệ thống triết lý sống, cũng có những thời điểm nó bị lợi dụng như một công cụ chính trị cực đoan. Và theo quy luật sinh tồn, chỉ những gì hòa hợp với tự nhiên, với quy luật của sự sống mới có thể tồn tại lâu dài. Trung Hoa ngày xưa cũng tự xem mình là "cái rún" của dzũ trụ, gọi các dân tộc xung quanh là Nhung Địch Man Di. Ngày nay, máu chauvinism Trung Hoa dù chưa mất hẳn, nhưng cũng đã giảm đi ít nhiều rồi. Thái Nhi (thảo luận) 12:25, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời
"Khi người ta trẻ"... Ngày xưa mình cũng hay thế. Thái Nhi (thảo luận) 13:26, ngày 27 tháng 5 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đúng là bác ấy đấy. Một nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng như thế mà trên wiki không có bài nào --Двина-C75MT 05:54, ngày 28 tháng 5 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Re:Sarah Palin

[sửa mã nguồn]

Từ khi được nổi lên trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, bà Palin đã bị nhiều người chế giễu, kể từ cánh tả lẫn cánh hữu. Bà được phe Tea Party ủng hộ cho nên phe giữ quyền trong đảng Cộng hòa cũng không mặn mà gì với bà. Sự kiện được cho là thảm họa đối với hình ảnh của bà là cuộc phỏng vấn với Katie Couric, trong đó bà dùng những từ ngữ rất "bình dân" và "màu sắc" và tạo cảm giác là bà không có học thức, rồi khi Couric hỏi Palin thích đọc báo chí nào, bà nói bà đọc "hết tất cả" nhưng không thể nêu cụ thể tên tờ báo nào khi được hỏi cụ thể hơn. Thêm vào đó, diễn xuất của Tina Fey trong vai Sarah Palin trên chương trình hài Saturday Night Live đã góp phần tạo một hình ảnh không tốt đẹp về Sarah Palin trong văn hóa đại chúng ("I can see Russia from here!"). NHD (thảo luận) 17:09, ngày 19 tháng 6 năm 2013 (UTC)Trả lời

22 tháng 6

[sửa mã nguồn]

Ngày này năm xưa và hồi đó Cha ông chúng ta ra trận. --Двина-C75MT 05:29, ngày 22 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Và số còn lại thì có kết cục như thế này. --Двина-C75MT 06:08, ngày 22 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Cứ như anh Nhật Bản là hay nhất. Biết mình sai, cứ lẳng lặng sửa sai. Rồi trước sau thì thế giới cũng quay lại với mình. Còn ở Đức bây giờ thì hình như vẫn duy trì đạo luật cấm tuyên truyền các biểu tượng của chế độ Quốc xã thì phải. Ở Nam Mỹ và đâu đó vẫn còn một số thành viên của chế độ Quốc xã thay tên đổi họ, nhưng phần lớn đã già rồi, chẳng còn mấy ảnh hưởng. Chỉ có một số người trẻ cực đoan thôi và đúng là có người đã truyền lại những huyền thoại hoang đường về chế độ Quốc xã cho chúng. Khi đọc lại cuốn "17 khoảnh khắc của mùa xuân", mình thấy trùm Gestapo Henrich Muller nhận xét đúng (không loại trừ đây là ý tưởng về một kế hoạch hậu chiến của đảng Quốc xã) khi tâm sự với Von Stirlits: "Những đứa trẻ hiện trên 10 tuổi sẽ căm thù chúng ta vì chúng ta đẩy chúng vào vòng bom rơi đạn nổ, vào sự đói rét cơ hàn. Nhưng những đứa trẻ mới đẻ thì sau này mới nhớ đến chúng ta vì chúng chưa nhận thức được gì xảy ra quanh chúng hôm nay. Ngày mai, ngày kia hay tháng sau, khi tiếng đại bác Nga gầm vang trên đường phố Berlin; khi đó, chúng ta rời ngôi nhà của mình mà không cần phải khép cửa. 20 năm sau, có lẽ tôi không sống được đến ngày đó nhưng anh (chỉ Stirlits) thì có thể, anh mới 45 tuổi. Đến ngày đó, anh sẽ thấy bọn trẻ 20 tuổi kể cho nhau về cái huyền thoại của chúng ta như thế nào. Cần phải có người truyền lại cái huyện thoại ấy cho chúng. Và người đó là anh". Đáng tiếc là Muller đã chọn nhầm người để "truyền cái huyền thoại đó". Nhưng không loại trừ nhiều thành viên khác của đảng Quốc xã hoặc những người còn "mến mộ" chế độ Quốc xã đã làm đúng như Muller nói. --Двина-C75MT 07:36, ngày 22 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ừ! Đúng thế. Không biết CNBH nhìn nhận việc này thế nào nhỉ khi hiện nay, "Chú Khách" đang bị nhiều nước láng giềng lên án là "tham vọng bành trướng không giới hạn". --Двина-C75MT 07:55, ngày 22 tháng 6 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Giang hồ

[sửa mã nguồn]

Việc đó vừa đúng và vừa sai. Đúng vì thời xưa dân còn ít và thưa, đất hoang nhiều nên các cao thủ võ lâm có nhiều đất dụng võ. Nhưng cũng có lúc sai vì nhiều khi "tung chưởng" trong đô thị mà không có "nhà chức trách" nào can thiệp. Còn nữa, nhiều khi họ ra vào các phủ quan lớn làm việc ám muội như vào chỗ không người. Dùng khinh công di chuyển với tốc độ lớn, "xách" theo một người thường không biết võ cùng "bay"... Chúng ta không khỏi thắc mắc: giá như triều đình trọng dụng được họ làm tướng, thì 1 đội của họ có thể địch được cả đạo quân ngoại bang, việc gì để họ phải mai danh ẩn tích cả đời...

Cứ xem Thủy hử và nhất là Hậu Thủy hử có thể thấy: 108 anh hùng tài ngang dọc là thế, mà cái chết của họ có nhiều người thật... lãng xẹt không khác hơn, không oai hùng hơn gì người thường: bị rắn cắn, bị bỏng vì vướng vào cành cây cháy, bị chết đuối...--Trungda (thảo luận) 09:50, ngày 16 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhà Tống

[sửa mã nguồn]

Có một thực tế không thể trách nhà Tống là: từ trước đó các dân tộc xung quanh đã lớn mạnh và tự phát triển thành những quốc gia có thực lực: bắc là người Khiết Đan, nam thì người Việt, tây bắc thì người Đảng Hạng. Có những sử gia TQ quy trách nhiệm "làm khó" nhà Tống cho Thạch Kính Đường khi ông này cắt nhiều đất phía bắc cho người Khiết Đan trước đó mấy chục năm khiến nước Liêu trở thành nước lớn trên đầu Tống. Nhưng nếu truy về cội nguồn thì phải thấy rằng những dân tộc xung quanh đã thay nhau lớn mạnh khi Trung Quốc suy yếu và chia cắt, sớm nhất phải kể tới phiên trấn cát cứ từ sau loạn An Sử. Ngũ Đại Thập Quốc là hậu quả công khai hóa của các phiên trấn thành các nước - quá trình này kéo dài từ giữa thế kỷ 8, người TQ tranh giành nội bộ và tự làm yếu thực lực. Hơn 200 năm chia cắt và nội chiến (dù không phải là đánh nhau liên miên nhưng chia cắt là thực tế), tới khi nhà Tống thống nhất trở lại thì sức mạnh không còn tương đương như Hán, Đường trước đây được nữa.

Việc thống nhất quốc gia của Triệu Tống có nguyên nhân thừa hưởng cơ nghiệp của Sài Vinh rất nhiều. Thực tế sau này cho thấy rằng Tống cũng chỉ đủ thực lực "bắt nạt người nhà" chứ không làm gì được người ngoài.

Phòng ngự thụ động bởi không đủ thực lực để đánh vỗ mặt. Trước đây Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông có thể xua quân đánh Hung Nô, Đột Quyết, dẫu tổn hại không ít nhưng vẫn có thể lấn đất lên phía bắc và chứng tỏ được thực lực. Tới Tống Thái Tông thì thân chinh đánh Liêu một trận đã bị thua chạy ù té không dám quay lại biên giới nữa, phía nam bị Lê Hoàn "dạy bài học" giết tướng này bắt tướng kia khiến Quang Nghĩa phải chùn lại; sau này còn mấy lần "giỡn mặt" thiên triều mà thiên triều đành cho qua. Một viên tù trưởng "mặt búng sữa" như Nùng Trí Cao, từng bị Lý Thái Tông đã bắt rồi thả vài lần, thế mà có thể làm "thiên triều" bị xáo tung vùng nam cương, hớt hải phải chìa tới át chủ bài tướng số 1 Địch Thanh ra mới khống chế được. Hàng năm phải cống Liêu để đổi lấy hòa bình, lại có người bàn "đánh Nam (Đại Việt) để lên cót tinh thần với Bắc (Liêu)" đủ biết người Tống sợ Liêu tới mức nào. Đến khi Liêu mất, tưởng tránh được vỏ dưa Liêu thì gặp vỏ dừa Kim còn rắn hơn. Người Nữ Chân đưa nhà Tống đến vực sâu của sự nhục nhã với việc bắt cha già (Huy Tông) và anh trưởng (Khâm Tông), đuổi anh thứ (Cao Tông) chạy hớt hải không dám ngoái đầu lại.

Đấy là lúc người TQ bị chạm tự ái nhiều nhất, bị dồn nén đến chân tường về lòng tự trọng, nên mới có những người như Nhạc Phi, Hàn Thế Trung vùng dậy căm phẫn tỏ ý chí. Ấy thế mà, đất bắc bị mất cho "bọn mọi" còn lớn hơn các đời trước, không thể khôi phục. Cũng bởi anh thứ không muốn đưa cha và anh trưởng về, mình sẽ mất chỗ. Một lần nữa, chuyện nội bộ lại trở thành nguyên nhân, mà phạm vi thu hẹp lại: trong phạm vi 1 nhà. Chấp nhận cống nạp cầu hòa, "thiên triều" rất đỗi tủi nhục. Cũng may mà lúc đó ở phía nam, nhà Lý không còn những vua xuất sắc như Thái Tông, Thánh Tông nên không ai còn ý tưởng "xé đất bắc" nữa. Nếu không thì Nam Tống không biết còn tàn tạ đến thế nào? Có người đã tiếc cơ hội này cho nhà Lý.

Một điểm yếu nữa trong sự suy vong của Triệu Tống là sai lầm chiến lược. Họ luôn dồn mối căm hờn vào những cái chão rách, chỉ nhìn thấy cái gần mà không nhìn được cái xa. Ghét Liêu nên bắt tay với Kim diệt Liêu, sau mất cả trung nguyên cho Kim đã rõ. Lại căm Kim nên bắt tay với Mông diệt Kim, sau mất cả tính mạng về tay Mông ai cũng biết.

Từ khi về Nam, các vua Triệu Tống phần lớn an phận hưởng lạc. Lâm An của Nam Tống trở thành nơi tráng lệ. Trong môi trường võ ít văn nhiều, không lấy gì làm khó hiểu là văn hóa có đất phát.--Trungda (thảo luận) 09:37, ngày 17 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Chuyện "xé" hay không và hậu quả của nó, ngoài chính sách còn do thực lực. Người "khai tử" các vương triều người Hán chẳng phải Nữ Chân đó sao? Tôi không nhớ đã trao đổi về điều đó khi nào, nhưng việc này có liên quan đến quá trình tự Hán hóa của các triều đại "ngoại tộc" tiến vào cai trị trung nguyên.
Lật lại thời Đông Tấn Nam Bắc triều thì xem ra hoạt động quân sự còn hăng hơn Nam Tống. Nam Tống sau khi hòa ước với Kim Tuyên Tông thì trong 100 năm chỉ một vài lần gây chiến trở lại, còn Nam triều thì tranh chiến liên miên với Bắc triều, bởi vậy chiến sự thời này so với thời Nam Tống tốn giấy mực hơn hẳn.--Trungda (thảo luận) 03:45, ngày 19 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời
Xưa kia nhân lực và vật lực quyết định cán cân sức mạnh quân sự, vì thế nhiều nước hay bộ tộc đi đánh phá vùng biên của đối phương, không cốt chiếm đất mà chỉ để "lùa" vài ngàn dân về là đã thắng lợi. Trong vụ hợp tác với Kim đánh Liêu, Tống cũng chỉ được Kim bàn giao đúng mấy thành mà Tống cần theo thỏa ước, nhưng chỉ là những thành không, còn dân thì lôi đi hết, và vụ này Tống coi như bị hố. Thời Tam Quốc, Thục cũng là nước ít dân nhất, ít nhân tài nhất và mất trước tiên...--Trungda (thảo luận) 15:52, ngày 20 tháng 7 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đến Kunshevo

[sửa mã nguồn]

Nhất trí. Tổng tư lệnh tối cao hay thết đãi chúng mình món súp bắp cải và khoai tây nấu với nhiều thịt hầm nhừ. Nhưng cái mà mình quan tâm nhất mà chưa có điều kiện thưởng thức; ấy là cái chai rất đẹp chứa một chất lỏng không màu gì đó mà Stalin hay rót vào cốc rượu của ông. Nó nằm ngay bên tay trái của Tổng tư lệnh trên bàn ăn. Chắc là một thứ rượu mạnh nào đó cho thêm đậm. Tối nay mình sẽ thử xem. Nếu có cơ hội. --Двина-C75MT 16:07, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Mình hiểu chứ. Có mấy khi mà Stalin vui đến thế đâu ? Ông nói nhỏ vào tai mình: "Thế nào ? Có đậm không ?". Mình chẳng nói gì được nữa. Nhưng mình để ý thấy Mekhlik hằn học nhìn mình. Thế đấy! --Двина-C75MT 16:24, ngày 7 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Trong "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại", mỗi quân nhân Liên Xô, bất kể là binh nhì hay nguyên soái đều được phát khẩu phần 100 đến 150 gam Vodka/ngày để chống rét. Đây là khẩu phần bắt buộc. Không thích cũng phải uống. Còn Mekhlik thì cứ nghĩ rằng mình được Stalin đãi loại rượu hảo hạng nào đó trong các bình nước lọc kia. --Двина-C75MT 05:24, ngày 8 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ban nhạc cũ

[sửa mã nguồn]

Vì mình đang có chuyện ngoài đời nên không thể dành một số thời gian, dù là ít ỏi cho wiki. Nhưng qua đây, có thể thấy:

1- Biên độ giới hạn vẫn là Chiến tranh Xô-Đức.

2- Cái ban nhạc ấy cũng có thể giống như Beegees, Eagels, ABBA, BoneyM, Model Talking... và một số các bạn nhạc khác. Họ có thể tụ họp lại rồi tan rã. Cái quan trọng là sau một thời gian nhất định, khi tuổi đã già, sức lực không còn như xưa, nhưng nhiệt huyết thì vẫn còn nguyên đó. Họ lại tụ tập nhau lại để nhớ lại thời hoàng kim. Điều quan trọng nhất là khi ấy, mục đích của họ đã khác. Họ không cần phải kiếm thêm thu nhập nũa, cũng không còn phải lo lắng đến việc mình có nổi tiếng hay không. Cái duy nhất còn lại là nhiệt huyết của họ vẫn y nguyên như xưa. Chỉ có điều, chúng ta nghe cái nhiệt huyết ấy không phải bằng giọng hát trong trẻo, đầy kỹ năng, những xử lý luyến, láy, nuốt âm sành điệu; mà là những lời hát mộc mạc nhất, chân thành nhất từ trái tim họ, từ chính tâm hồn của họ. Điều đó có giá trị nghệ thuật rất đặc sắc. Đấy là cái còn lại của những ngôi sao đã tắt. Chúng sẽ đọng lại mãi trong tâm hồn chúng ta còn hơn cả những phút giây huy hoàng nhất của những ngôi sao ấy. Nếu Khov chịu khó nghiên cứu về thiên văn học và vũ trụ học. Khov sẽ hiểu những ngôi sao được khai sinh, phát sáng, tàn lụi đibừng sáng trở lại như thế nào. Khov sẽ hiểu điều đó và dé phân biệt được đâu là Sao thật, đâu là Giả sao --Двина-C75MT 07:14, ngày 15 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Xe tăng

[sửa mã nguồn]

Có đấy. Cuốn Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân (Lê Huy Hòa chủ biên). NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội. 2003. trang 338 - 339 (Chương "Lịch sử kỹ thuật quân sự - Vũ khí, trang bị quân sự; Mục V: Vũ khí trang bị quân sự thế kỷ XX; Tiểu mục 2: Xe tăng, thiết giáp.) Trong đó có hai vấn đề quan trọng: 1- Xe tăng trở thành lực lượng đột kích tấn công chủ yếu trong Chiến tranh thế giới thứ hai thay chọ kỵ binh vốn là lực lượng đột kích chủ yếu trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (trang 338) 2- Xe tăng vẫn đóng vai trò là một trong các phương tiện hỏa lực đột kích chủ yếu trong tác chiến trên bộ (trang 339)

Mình sẽ tìm mấy cuốn chuyên khảo về xe tăng. --Двина-C75MT 11:20, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời
Tiếp: Chưa tìm thấy chuyên khảo, nhưng trong cuốn "Vũ khí xưa và nay". (Nguyễn Hữu Thăng chủ biên). NXB Khoa học kỹ thuật. Hà Nội. 2002 cũng có chủ đề xe tăng. Từ trang 117 đến trang 162 là chuyên mục về xe tăng. Trong 117-118 của sách này có nói đến trận đánh bằng xe tăng (49 chiếc) đầu tiên trong chiến tranh do quân Anh tung ra ngày 15 tháng 9 năm 1916 trên bờ sông Sen. Tuy chỉ với tốc độ 6 km/h nhưng đến 10 giờ sáng, 49 xe này đã hoàn toàn phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức sâu đến 5 km và quân Anh chịu rất ít thương vong. Sách này cũng nhận định rằng sau trận đó, xe tăng đã chính thức bước lên vũ đài quân sự với tư cách là một lực lượng đột kích chủ yếu. --Двина-C75MT 11:32, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ngoài ra ở milirary.lib.ru có cuốn chuyên khảo về xe tăng của P. A. Rotmistrov bằng tiếng Nga nhưng mình chưa có điều kiện để đọc toàn bộ và dịch nó. --Двина-C75MT 11:34, ngày 17 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Ngay cả bên En, người ta cũng dùng "The town" để nói đây là một "thị trấn" đấy thôi. và từ này được rất nhiều báo chí trong nước và quốc tế nói đến bạn không thấy sao. Hầu hết các ngôn ngữ khác đều nói như vậy, hầu hết là do tôi không biết một số ngôn ngữ khác mà chỉ dùng google dịch và đều thấy từ thành phố hay thị trấn như vậy ĐHĐ ®, thảo luận ©_ 00:31, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Здравствуй, песня! - Синяя Песня

[sửa mã nguồn]

POP music ở Liên Xô bùng nổ sau Đông Âu cả chục năm. Vào cuối những năm 60 đầu những năm 70 của thế kỷ trước, khi ở Bulgaria đã có Lili Ivanova, ở Tiệp Khắc đã có Karel Goth... thì ở Nga vẫn phổ biến là dân ca hiện đại hóa mà người tha thường gọi là nhạc nhẹ. Phải đến cuối những năm 1970 đầu những năm 1980, khi các ban nhạc ABBA, Boney'M và nhiều ban nhạc khác đã chiếm lĩnh sân khấu nhạc POP thế giới và sang Moskva biểu diễn thì POP Nga mới bắt đầu thức tỉnh. Bài hát của ban nhạc này nhái theo âm điệu một bài hát của Boney'M. Nó ra đời vào cuối những năm '80 của thế kỷ trước, khi Liên Xô sắp tan rã. Tuy nhiên, nó mềm mại hơn và pha chút phong cách dân gian Nga "hồn nhiên" hơn. Cái mà Khov gọi là "nhí nhảnh" là thế đấy. Dù không nổi tiếng lắm, POP Nga cũng vẫn có những sắc thái riêng của nó. --Двина-C75MT 01:31, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Nhắc đến Boney M và nước Nga thì phải nói đến bài này :). NHD (thảo luận) 01:40, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Hai mươi năm sau, người Nga vẫn còn phát cuồng gì . Thái Nhi (thảo luận) 03:07, ngày 19 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mình rất bận nhưng nếu có điều kiện gặp Khov thì phải trả lời ngay. Người Nga có cách tiếp biến văn hóa của thé giới đến với họ. Cũng như người Việt, có cách tiếp biến văn hóa phương Tây đến với mình. Thực ra thì người Nga không bao giờ phát cuòng lên với ai cả đâu. Họ cứ lẳng lặng lắng nghe và dần dần biến cái sẵn có ở phương Tây thành cái của mình. Những ai đã ăn kem Smetana của Nga đều biết vì sao kem Smetana tuy đơn giản nhưng lại có giá trị đặc sắc rất riêng của nó ? --Двина-C75MT 15:02, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

T-80

[sửa mã nguồn]

Việc này khá bình thường khi phải tiết kiệm ngân sách giống như ekranoplan không khéo sau này đến F-xx. Có lẽ công nghệ sẽ được tích hợp vào các dòng tăng sau. Coi thiết kế APC này coi bộ cũng khá lạ không biết chiếc Armata có theo hướng đó không nhỉ nếu thế chắc sẽ trông giống Ba Lan. Dù sao thì xem quảng cáo tý cho vui Colt cho pro-USAIzhmash cho pro-RUS.Tnt1984 (thảo luận) 05:57, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Hàng xuất khẩu mà. Không biết chiếc APC Boomerang của Nga sẽ trông như thế nào nhỉ. Dù sao thì gần đây Nga cũng có một số loại xe trông cũng thú vị như chiếc Ansyr này.Tnt1984 (thảo luận) 09:57, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Mấy tin này nghe nhiều rồi nên cứ chờ cho đến khi xảy ra rồi bàn tiếp cứ xử lý 17 triệu khẩu trong kho cái đã và để thay thế một huyền thoại thì thứ thay thế cũng phải là một huyền thoại nên nếu thật sự xảy ra thì khẩu súng dùng để thay thế chắc phải có các tính năng rất đáng chú ý. Cái top ten xe tăng này chắc xem rồi bây giờ cũng có thể đã có thay đổi tý dù sao thì đố biết xe tăng băng qua đường này thuộc loại nào.Tnt1984 (thảo luận) 04:59, ngày 25 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nói thật thì tôi cũng chẳng nắm số của hai loại này mà khi chưa nắm rõ thì tôi sẽ không nói nhiều về việc so sánh chúng. Về so sánh hiệu năng thì có lẽ nên dành cho ai đó đã dùng rồi (đừng bắt dịch ra nhé do chưa xong cái kia để lo cái này). Nơi chế tạo một phần của phiên bản T-80 mới nhất dúng là nằm ở UK từ năm 1985. T-90 có một khả năng là nâng cấp hàng loạt từ chuẩn T-72 giúp tiết kiệm nhiều chi phí thay vì đóng mới cũng như có cơ sở bảo trì đầy đủ.Tnt1984 (thảo luận) 03:36, ngày 4 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái này có lẽ miễn bình luận. Các hạng mục quốc phòng đều thuộc dạng bí mật nên trừ khi chính bộ quốc phòng công bố tài liệu (thấy không quan trọng lắm) còn không thì chỉ nghe ngóng cho vui hoặc tự vác cái thân đến thao trường (vào quân đội) là biết (nhưng cũng cần tham gia đúng quân chủng).Tnt1984 (thảo luận) 05:23, ngày 20 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

POP, ROCK Nga và T-99

[sửa mã nguồn]
1- Chủ trương của Brezhnev cũng không có gì lạ vì mỗi dân tộc đều muốn bảo vệ những bản sắc riêng của mình. Trong tất cả các cuộc xâm lăng thì cuộc xâm lăng về văn hóa là cuộc xâm lăng đáng sợ nhất và tệ hại nhất chứ không phải là những cuộc xâm lăng quân sự. Bởi một lẽ đơn giản là các cuộc xâm lăng về quân sự thì cũng lăm chỉ có thể làm chủ thể xác con người chứ không thể làm chủ tâm hồn con người. Còn những cuộc xâm lăng về văn hóa thì hoàn toàn có khả năng đạt được điều đó nếu kẻ bị xâm lăng không biết cách chống lại nó. Xâm lăng về văn hóa luôn là những cuộc xâm lăng nguy hiểm nhất đối với bất kỳ dân tộc nào ở mọi thời đại. Nó được ngụy trang rất khéo léo. Thường là dưới khẩu hiệu "khai hóa văn minh", "đức tin lành mạnh" hay cao hơn nữa là "dân chủ và nhân quyền"...
Xin lỗi đã chen vào, mình tưởng các bạn bàn chuyện nhạc Nga. Ai ngờ! Bạn Minh Tâm nhớ là đừng nên dùng những lối ngụy biện xưa cũ nữa. Nhân quyền là những giá trị chung cho cả thế giới. Còn cái bạn chê dân chủ là văn hóa ngoại để binh vực cho chế độ độc tài, thì thử hỏi là tại sao đảng Cộng sản Việt Nam hơn 80 năm nay vẫn bám theo cái gọi "đỉnh cao của trí tuệ loài người", cái văn hóa lầm lẫn của phương Tây, mà họ đã từ bỏ rồi? DanGong (thảo luận) 21:28, ngày 25 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
Thái độ vô duyên, kiến thức dốt đặc. Không phân biệt nổi giữa cái thật và cái nhãn hiệu chiêu bài xâm lăng văn hóa chính trị, giữa chữ có ngoặc kép và chữ không ngoặc kép. Nhân quyền có thể có những cách nhìn khác nhau nhưng tuyệt đối không phải là thế này hay thế này. Kẻ giết người vô số khắp thế giới mà mở mồm ra là "nhân quyền" thì nên thấy nhục mới phải. Diệt giặc dốt (thảo luận) 02:37, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời
2- Mọi loại vũ khí chỉ có thể tự chứng minh đầy đủ tính ưu việt của nó khi nó cùng với những người sử dụng nó giáp trận thực sự, tham gia một cuộc chiến thực sự, một trận đánh thực sự. Còn lại tất cả chỉ là trò PR của các lái buôn vũ khí. Khov nên nhớ rằng mọi quảng cáo về tính ưu việt của bất kỳ một thứ vũ khí nào đó chỉ cho ta biết tiềm năng của nó. Còn cái tiềm năng ấy có thành hiện thực hay không thì lại là chuyện hoàn toàn khác. --Двина-C75MT 15:31, ngày 24 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Khov đã hỏi thì tôi xin nói rõ thế này:

A- Về DC mà nói thì ngay từ những năm 1970, người Pháp đã có tác phẩm: "Sự tự sát của các nền dân chủ". Nói trắng ra là chẳng có nước nào trên thế giới có thứ DC như quan niệm của các "nhà DC" mà Khov kể ra cả. Kể cả Mỹ. Tất cả những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quan sự, quốc phòng, an ninh quan trọng nhất của Mỹ đều do sự điều khiển của các nhà tài phiệt hàng đầu của nước Mỹ. Họ nằm trong số 65 tập đoàn, công ty hàng đầu của Mỹ được xem xét đến để tính toán chỉ số Dow Jones. Tóm lại là nền chính trị Mỹ dược điều hành từ phố Wall. Nhà trắng và điện Capitol chỉ là nơi thi hành các mệnh lệnh phát ra từ phố Wall. Ngay vừa đây, vì trì hoãn cuộc tấn công Syri mà chính phủ của Obama bị đe dọa "cúp tiền". Còn cái mà các "nhà DC" kia vẫn khua chiêng gióng trống chỉ là thủ đoạn chính trị, là ngón nghề của họ chứ chẳng có anh nào vì dân hết. Nhìn sang cuộc bầu cử ở CPC thì biết ngay. Nó chẳng khác gì những diễn biến của những vụ "áo đỏ - áo vàng" ở Thái Lan, "cách mạng da cam" ở Ukraina, "cách mạng màu" ở Srbia, "cách mạng nhung" ở Gruzia .v.v... Cứ bị thất cử là hô lên "có gian lận" và tổ chức biểu tình gây sức ép. Đó là công nghệ "bầu cử + biểu tình". Chiêu trò này ban đầu cò mới thì ít người để ý. Đến bây giờ thì người ta đã biết tỏng tòng tong cả rồi. Và muốn sử dụng công nghệ này để đoạt chính quyền thì phải có điều kiện tiên quyết là chế dộ đa đảng đối lập. Chẳng ai dại gì mà mắc hợm với mấy "nhà DC" đó nữa, ngoại trừ những người ngây thơ, cả tin.
B- Về quốc phòng Nga thì chính vì để tham nhũng xảy ra gây thất thoát lớn trong công nghiệp quốc phòng và mua sắm vũ khí nên Serdyukov mới bị Putin cho "bay" khỏi ghế Bộ trưởng quốc phòng Nga và Soygu (nguyên Bộ trưởng về tình trạng khẩn cấp) lên thay. Bây giờ thì tình hình khá lên nhiều rồi bởi cả đối nội và đối ngoại, Putin đều già giơ hơn Medvedyev. Vì thế mà phương Tây ghét cay ghét đắng khi thấy ông này lại được tái cử. --Двина-C75MT 04:38, ngày 25 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Các bạn nên thảo luận về bài viết hơn. Đa nguyên là chuyện bình thường nên các bạn muốn tranh luận về dân chủ thì ta nên họp mặt ở ngoài thì tốt hơn. Namnguyenvn (thảo luận) 03:43, ngày 26 tháng 9 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi đang nói chuyện với Khov. Mắc gì đến các người mà xen vô đây ? Vô duyên. --Двина-C75MT 03:57, ngày 27 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Brum, BFriend, Bolocom

[sửa mã nguồn]

Mình thấy rằng ở nước ngoài, người ta cũng có sự đối lập trong chính trường. Nhưng điều quan trọng đối với họ là đối lập chứ không phải là chống đối, là thỏa thuận chứ không phải đối đầu, là bất đồng chứ không phải đối kháng. Những "nhà dân chủ" ấy khoe rằng họ đã từng đi nước này, nước nọ nhưng thực ra họ chẳng học được cái gì cả. Mà có học thì cũng không học cho đến nơi đến chốn để rồi luôn "nhìn đời qua cặp kính đen". (Dĩ nhiên kính hồng cũng không hẳn là tốt). Cứ thử cho những người này lên vùng cao mà những trẻ em dân tộc ít người đang sống, để thưởng thức một tháng liền những bữa cơm không có thịt, để đi chân trần đến trường qua những vách đá sắc nhọn đến toạc bàn chân, để đội những cơn mưa rừng xối xả... May ra khi ấy, họ mới nhận thức được dân chủ đích thực là dân chủ do ai, vì ai và của ai. --Двина-C75MT 05:18, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Tất cả chỉ có một đáp án: "Lòng hận thù". Mà Khov biết rồi đấy. Lòng hận thù địch thủ của những người đó thì chỉ có thể là "có tao, không mày" chứ không có chuyện chung sống với nhau được. Cái lòng hận thù đó xuất phát từ động cơ cá nhân của chính họ chứ chẳng bao giờ vì ai cả. Chính họ chứ không phải ai khác đã làm xấu hình ảnh người Việt chúng ta trong con mắt bạn bè quốc tế. Cách hành xử của họ đã làm cho cả DB trước đây lẫn CIA hiện nay cũng phải kinh tởm và khinh bỉ. --Двина-C75MT 06:00, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Vín đề là hắn có chết đâu =)) Tmp (thảo luận) 05:33, ngày 4 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Поющие гитары

[sửa mã nguồn]
1- Mình đã nghe đĩa "Песня — это главное, друзья!" của "Поющие гитары" do hãng "Мелодия" xuất bản từ năm 1970 (đĩa than) khi cha mình mua từ Moskva mang về. Hiện nay, lác đác vẫn có vài bản CD (lậu) in hơn 20 bản nhạc do ban nhạc này trình tấu. Đáng chú ý nhất có đĩa đơn mang nhãn "The Shadows" (đĩa này đề tên như thế nhưng có bài vẫn do "Поющие гитары" chơi) và đĩa MP3 "Guitar Russia".
2- Vào cuối những năm 1960 và nửa đầu những năm 1970, Liên Xô khi đó chưa có khái niệm pháp lý về bản quyền. Khái niệm này chỉ mới được đưa vào hệ thống luật pháp của USSR từ những năm 1980. Hơn nữa, đó là thời kỳ "chiến tranh lạnh" nên cũng không thể đưa nhau ra tòa quốc tế như hiện nau. Vì vậy, có nhiều bản nhạc của đã lưu hành ở Hoa Kỳ và Châu Mỹ được ban nhạc này trình tấu. Ví dụ: "Апачи", "Индейская резервация"... Ngày đó, cả hai bên đều muốn đem văn hóa của mình "xuyên qua bức màn sắt" nên chuyện bản quyền bị xếp xuống thứ yếu.
3- Phần ghi chú có
- Những cây đàn ghi ta hát, trực tuyến VIA những năm '60 đến '80.
- VIA "Những cây đàn ghi ta hát"
- Tình yêu của Mona Lisa và Aramis.
- Các chuyến lưu diễn của ban nhạc.
- "Những cây ghi ta hát": Lịch sử hình thành ban nhạc.
- "ARGONAUTS" (tên một nhóm nhạc của Litva): Trích từ trang web "Rock and Roll Nga"

Vào tháng Giêng năm 1970, một buổi tối của Ngày sinh viên, "ARGONAUTS" đã lấn đầu tiên thực hiện bài hát "Salaspils" - một trong những bái hát nổi tiếng nhất trong lịch sử Ban nhạc này. Bài hát nói về số phận bi thảm của một ngôi làng ở Litva, nơi mà trong Chiến tranh thế giới thứ II đã trở thành một trại tập trung của Đức Quốc xã cho trẻ em. Bài hát do Tymoshenko viết nhạc và Bolshakov viết lời. Nó nhanh chóng lan truyền qua các thành phố, đã được nhiều ban nhạc khác nhau biểu diễn. Vài năm sau đó, đến lượt nhóm "Những cây đàn Guitar hát" trình diễn. Cây Organ Eduard Kuziner đã viết thêm phần trình tấu của riêng mình. Còn nhà nhà thơ Jaroslav Golyakov đã sửa lại lời bài hát. Tuy nhiên, khi thấy ban nhạc "Những cây đàn Ghi ta hát" trình tấu bài này thì ban nhạc Argonauts đã tuyên bố bản quyền đối với bài hát đó và cho rằng họ cần phải được bảo vệ tác quyền. Vì trước đó, hãng đĩa hát "Melodiya" đã in rõ tên các đồng tác giả là Tymoshenko và Kuziner trên vỏ đĩa cũng như nhãn ở lõi đĩa. Đây có lẽ là trường hợp đầu tiên, việc bảo vệ bản quyền được thực hiện thành công cũng trong một cuộc tranh chấp bản quyền lần đầu tiên ở Liên Xô

- Thông tin tư liệu về bài hát ("Làn sương xanh")
- Tại đây và tiếp tục - Theo: Blog âm nhạc của Perepevki.
- Vào thời gian đó, từ "Carlsson" được viết với 2 chữ "s"
- Bách khoa toàn thư Rock and Roll
- VIA - "Những cây đàn Guitar hát". Đĩa hát (phiên bản 22 tháng 1 năm 2003)
- Trích đoạn về một huyền thoại.

Bài mà mình thích nhất vãn là bài "Синяя птица". Nó nằm ở ngay đầu chiếc đĩa than của Melodiya phát hành năm 1968. --Двина-C75MT 07:34, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Thân tặng Sholokhov bản "Apache" do "Поющие гитары" trình tấu được in trên đĩa than. --Двина-C75MT 07:53, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Gửi tới Khov bài "Peace Pipe" của "The Shadows" để Khov có thể so sánh phong cách của hai ban nhạc The Shadows và Поющие гитары. --Двина-C75MT 08:29, ngày 29 tháng 9 năm 2013 (UTC)--Trả lời

Xe

[sửa mã nguồn]

Đương nhiên xe thì tiện ích hơn kiệu nhiều, đi xa nếu không trực tiếp cưỡi ngựa thì chỉ có xe mới nhanh và đỡ mất sức người phục vụ. Ở TQ hay VN cũng như nhau thôi. Phim ảnh thường thực hiện có tính ước lệ, không hoàn toàn chính xác. Mà tôi xem cũng thường thấy người ta đi xa bằng xe ngựa nhiều đấy chứ. Nếu có những cảnh kiệu khiêng đi qua rừng, thì cũng rất có thể là ngày xưa đô thị hóa ít, từ nơi này sang nơi kia vài cây số có khi cũng phải băng qua rừng. Ra ngoài thành khác trong thành nhiều lắm.--Trungda (thảo luận) 03:35, ngày 1 tháng 10 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nóng - Lạnh

[sửa mã nguồn]

Mượn đỡ câu "Văn hóa Trung Hoa làm hại chúng ta" để gửi cho Khov lời thánh nhân.

Đại học chi đạo, tại minh minh đức 
Tại thân dân, tại chỉ vu chí thiện 
Tri chi nhi hậu hữu định 
Định nhi hậu năng tĩnh 
Tĩnh nhi hậu năng an 
An nhi hậu năng lự 
Lự nhi hậu năng đắc.

Phóng dịch

Đạo học mênh mông, ở đức sáng rỡ
Gần gũi với dân, đạt đến chí thiện.
Có hiểu biết rồi mới xác định,
Có xác định rồi mới bình tĩnh.
Có bình tĩnh tâm trí sẽ an.
Tâm có an sau đó mới suy ngẫm.
Suy ngẫm rồi thì mới ngộ ra.

Làm người biết cân nhắc, suy nghĩ, chọn lọc, biết học cái hay, biết bỏ cái dở. Chỉ có "gần gũi với dân, đạt đến chí thiện", còn những kẻ mồm ra rả đại diện cho dân, cho cộng đồng, nhưng lại chỉ chỗ này, trích chỗ kia, đặt mình quyền dạy bảo mọi người, thực mình không thiện cảm chút nào. Thái Nhi (thảo luận) 11:38, ngày 7 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

☑Y Like. Tuấn Út Thảo luận 11:45, ngày 7 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Bia 10 chai chứ Vodka thì 1 chai là ngã ngựa:D Tuấn Út Thảo luận 05:39, ngày 8 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Cám-ơn

[sửa mã nguồn]

Cám-ơn Bác thăm hỏi. Tôi sinh-hoạt cũng bình-thường. Dạo này bên đây giáp lễ Giáng-sinh nên bớt bận, đâm ra có nhiều thì-giờ hơn nên ngồi viết thêm cho wiki. Năm ngoái tôi về Hà-nội cũng dịp này, bất-chợt mới biết là trong nước không nghỉ Giáng-sinh... mà cũng không nghỉ Phật-đản nhỉ. Thời buổi thông-tin vù-vù mà lắm chuyện chỉ đến xem tận mắt mới vỡ lẽ! Chúc Bác mãi hăng-say đóng góp, may ra can-gián những người chỉ toan công-kích nhau và mong ngày đất nước chấn-phấn, dân-tình hưng-thịnh để wiki đây cũng "vui-vẻ cả làng"! Duyệt-phố (thảo luận) 08:11, ngày 15 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Re: Luật Buffett

[sửa mã nguồn]

Đề nghị này theo tôi chỉ được đề xuất cho có lệ thôi, chứ bất cứ ai đề xuất đều hiểu rõ Đảng Cộng hòa sẽ không bao giờ ủng hộ điều này và sẽ chống đối đến cùng. Khi mà Đảng Cộng hòa có trên 40 thượng nghị sĩ trong Thượng viện thì họ sẽ không bao giờ để luật này được đưa ra để được biểu quyết (dùng filibuster). NHD (thảo luận) 09:03, ngày 15 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Phong trào "Occupy" đã "doomed to fail" từ ban đầu vì không có mục tiêu cụ thể gì và không có nhà lãnh đạo nào. NHD (thảo luận) 18:56, ngày 16 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Mùa Noel

[sửa mã nguồn]

Sao xứ vô thần mà vẫn ăn mừng sinh nhật chúa à? Bác mà còn sống thì niềm tin vào chủ nghĩa sẽ không đến nỗi xuống thấp như vậy. Chỉ dỡn chơi, chẳng qua là vì bạn nhắc đến chúa. Mình chẳng biết là người Đức chuẩn bị gì, nhưng chắc là nhiều người chuẩn bị cho những dự định sau khi ngày Giáng sinh trôi qua. Bởi vì nhiều người cũng như mình, nếu hên làm cho các hãng lớn, hoặc là học sinh, sinh viên thì được nghỉ cả hai tuần. Cho nên chuyện rất thường là ở đây nhiều người đi nghỉ mát cả 2 mùa, hoặc cả 3, 4 nếu có tiền và thời giờ. Năm nay chả hiểu sao mình hay đi ra phố. Bây giờ thì luôn đông nghẹt ở khu đi bộ vì không biết bọn nó quảng cáo du lịch làm sao, mà du khách thích tới, bởi vì không phải nước nào cũng có truyền thống chợ Noel. Đi đâu cũng thấy các quán rượu nấu (Glühwein). Chúc bạn và gia đình có nhiều dịp để chung vui trong mùa này. DanGong (thảo luận) 15:05, ngày 22 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nhân sinh nhật cụ Jesus, bàn chuyện cụ Marx/Lenin: Suy nghĩ Cộng sản của bạn là cộng sản theo kiểu của Tàu: hễ cái gì nghe hay hay, không phân biệt Khổng, Lão, Marx, thì cho vào nồi cocktail quậy lại. Còn quan điểm chính thống của Cộng Sản Marx-Lenin đây: The Marxism-Leninist worldview promotes atheism as a fundamental tenet.[33][34] Marxist-Leninist atheism has its roots in the philosophy of Ludwig Feuerbach, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Karl Marx, and V.I. Lenin.[35] Materialism, the philosophical standpoint that the universe exists independently of human consciousness consisting of only atoms and physical forces, is central to the worldview of Marxism–Leninism in the form of dialectical materialism. Vitaly Ginzburg, a Soviet physicist, wrote that the "Bolshevik communists were not merely atheists but, according to Lenin's terminology, militant atheists."[36] Therefore, many Marxist-Leninist states, historically and currently, are also atheist states.[37] Under these regimes, several religions and their adherents were targeted to be "stamped out."[38] (Marxism–Leninism từ Wiki tiếng Anh). hay là bạn thuộc nhóm "xét lại", cho Marx và Lenin là những người quá khích? DanGong (thảo luận) 12:17, ngày 23 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời
Bạn nói đúng, nhưng hễ quá khích thì không tốt. Các đạo Ki tô ngày xưa cũng quá khích quá, đánh nhau chết như rạ, rồi rút kinh nghiệm nên dần dần bớt đi. Quay lại mùa giáng sinh, hồi xưa coi một đoạn phim, Liên xô không theo lễ tục nhà thờ, nhưng lại bắt chước, chế ra một ông già Noel vô sản, xem tức cười lắm, không hiểu bây giờ có còn không, bạn rành về Liên Xô chắc biết chuyện này. DanGong (thảo luận) 13:06, ngày 23 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Nga theo chính thống giáo Đông Phương nên chắc là không "xài" ông già Noel. Tuy nhiên họ có nhân vật Ded Moroz. Có thể bạn thấy trong phim là ông này. Xem thêm en:Ded Moroz. Bản thân Santa Claus cũng không chính thống mà, chỉ là lai với thần thoại của Bắc Âu mà ra. Chúc khov Giáng sinh và Năm mới an lành hạnh phúc! majjhimā paṭipadā Diskussion 15:59, ngày 24 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Gởi bạn bài này, rất ngắn, MÙA GIÁNG SINH ĐẦU TIÊN, cũng người Hà Nội viết, đọc cho vui. DanGong (thảo luận) 09:58, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Girls' Generation

[sửa mã nguồn]

Khov nên xem lại các bìa của các album của band này xem nó ghi tên band là gì trước khi chuyển đổi tên bài viết. Tất cả các wiki của ngôn ngữ khác sử dụng latin đều ghi là như thế chỉ mỗi tiếng Việt là thích chơi trội. Nếu không ý kiến gì thêm thì tôi sẽ đề nghị đổi lại tên bài. majjhimā paṭipadā Diskussion 12:45, ngày 29 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Tôi chả cần quan tâm nó tiên hay tàu, tôi mua cái đĩa và cái đĩa ấy ghi Girls Generation thì tôi biết tên nó là vậy thôi cậu ạ. Tôi sẽ đề nghị xóa tên kia vào chuyển hướng lại cho đúng. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:13, ngày 29 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời
Cuồng hay bài thì là tùy cậu, tôi không care và cũng không có tư cách phán xét. majjhimā paṭipadā Diskussion 13:20, ngày 29 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời
Tôi không thích dây dưa vào những chuyện như vậy nữa nên xóa, và rằng cũng bởi cái tính thích nói của tôi nên mới phọt ra. Phọt xong thì lại thấy mệt nên xóa cho nó lành :) Ở đây thì ai thích chửi cái gì cũng đc, thằng mỹ thằng tàu thằng pháp, chúa phật trời... nhưng xin chừa người Việt ra là sẽ ổn. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:26, ngày 30 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời
Uhm, vậy thì câu phọt của tôi đã hoàn thành sứ mệnh của nó rồi, tôi không chắc những người khác đọc vào sẽ nóng đầu hay lạnh đầu, thôi thì xóa cho nó "vui cả làng" và tôi cũng tránh phải dấn sâu vào. Bạn tiếp thu được thì tôi cảm ơn vậy. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:36, ngày 30 tháng 12 năm 2013 (UTC)Trả lời

Đường trung bình

[sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh có khái niệm gần tương ứng (không chỉ cho tam giác) là bisector. NHD (thảo luận) 16:16, ngày 5 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ trong tiếng Anh có từ riêng cho khái niệm này (tương tự như cho khái niệm cơm, gạo, thóc, xôi, chú, thím, dì, dượng, cậu, mợ, cô, chú, bác, v.v.). Tôi thấy mấy trang nhắc đến khái niệm này chỉ miêu tả rằng nó là "line segment connecting the midpoints"; tôi cũng có thấy trang dùng từ "midsegment". NHD (thảo luận) 08:57, ngày 9 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhức đầu

[sửa mã nguồn]

Hai cái lưỡi chồng cạnh trứng vịt

Hai ông làm xiếc bên trứng gà

Đục sườn núi rồi chống cái cột

Quả trứng chim bên quả núi to

nhức đầu quá @~o Earthshaker (thảo luận) 14:51, ngày 14 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mời cao nhân giảng thơ giúp, tại hạ quả thật tài hèn sức mọn không hiểu cao nhân viết cái chi? Earthshaker (thảo luận) 14:59, ngày 14 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thưa cái bài trên chỉ chiết tự đơn giản thế này thôi ạ

Hai cái lưỡi (:D) chồng cạnh trứng vịt (ов)

Hai ông làm xiếc bên trứng gà (ох - hai ông đấu đầu vào nhau)

Đục sườn núi rồi chống cái cột (л)

Quả trứng chim bên quả núi to (Шо, Ш hoa)

Earthshaker (thảo luận) 15:07, ngày 14 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khó hiểu?

[sửa mã nguồn]
Mượn tạm một cột trụ của Wikipedia để giúp Khov hình dung vậy. Trong đấy có nói: Trong những bài viết so sánh các quan điểm, các quan điểm thiểu số hơn không nên được miêu tả nhiều bằng hoặc chi tiết bằng các quan điểm phổ biến hơn, và các bài này thường không nhắc đến các quan điểm quá thiểu số. Trong trường hợp này, "khó hiểu" của Khov tuy chi tiết hơn nhưng là thiểu số so với quan điểm phổ biến hơn là "trời sinh ra thế", vì vậy chúng ta sẽ không nhắc đến nó chi cho nhức đầu :-D. Thái Nhi (thảo luận) 13:28, ngày 15 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re

[sửa mã nguồn]

Một số người cho như vậy thì chỉ là thiểu số nhưng tên phiên âm phải tuân theo NXB Kim Đồng và Trí Việt Media. Về bản quyền truyện tranh thì tên gốc Đôrêmon được đổi thành Doraemon khi ông Nguyễn Thắng Vu còn sống, tên đó được đổi trước khi ông qua đời không được bao lâu. Hachi_ft_Somo (thảo luận) 13:48, ngày 15 tháng 1 năm 2014 (UTC

Nếu xét theo cách dịch thì bản mới dịch sát so với bản gốc (tiếng Nhật) với mức độ chính xác về nghĩa là khoảng 90%. Hachi_ft_Somo (thảo luận) 05:53, ngày 16 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lưu Bá Ôn

[sửa mã nguồn]

Xuất phát điểm của những người lớn lên trong dưới đại cũ, nhất là giới trí thức như Lưu Bá Ôn, thì việc ông trung thành với nhà Nguyên là lẽ tự nhiên. Họ được giáo dục tư tưởng "trung quân ái quốc". Chỉ khi gặp chuyện bất mãn trong con đường hoạn lộ, họ mới bắt đầu có tư tưởng chống lại. Việc Chu Nguyên Chương mời được Lưu Bá Ôn phụ thuộc vào sức "hấp dẫn" của họ Chu đối với họ Lưu, vì khi đó có nhiều thủ lĩnh chống Nguyên (có phải "chân mạng..." hay không, nhìn có "tương lai" không?...). Bề tôi chọn chủ, nên thời gian suy nghĩ cân nhắc hẳn phải có. Kẻ không vội vã theo thì khi theo sẽ một lòng (như Chương Hàm hàng Hạng Vũ), kẻ dễ mang suy nghĩ đổi chủ thì phản lại cũng chóng (như Đổng Ế hay Tư Mã Hân). Vả lại việc Lưu Bá Ôn cân nhắc có thể còn do ông muốn tỏ ra "cao giá" nữa...--Trungda (thảo luận) 09:34, ngày 20 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Kẻ sĩ thời nào cũng vậy. Trường hợp Gia Cát tiên sinh còn nhiều sách nói xuôi ngược khác nhau (một đằng nói "chúa công" phải khổ sở đến tìm nhiều lần, đằng kia lại nói "học trò thất nghiệp" tự tìm đến xin việc...--Trungda (thảo luận) 04:29, ngày 25 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

DFS

[sửa mã nguồn]

Coi bộ khó nuốt. Cuối tuần sẽ cố gắng đọc qua. DanGong (thảo luận) 11:35, ngày 24 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chúc xuân

[sửa mã nguồn]

Chúc Bác năm mới, thêm phấn-khởi, làm việc hăng say để đạt mọi điều như ước vọng. Duyệt-phố (thảo luận) 00:20, ngày 31 tháng 1 năm 2014 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Chống phá hoại
Thân tặng bạn vì những đóng góp đặc biệt của bạn trong công tác bảo vệ bài viết và lùi sửa phá hoại tại Wikipedia. Chúc sức khỏe. Thân mến Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 09:43, ngày 3 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re Bản mẫu:Hộp thông tin khối Unicode

[sửa mã nguồn]

☑Y Đã sửa, thiếu Bản mẫu:Hex2dec nên ra lỗi. Khov dịch thêm các nhãn bằng tiếng Anh nhé.  TemplateExpert  Talk - Help 01:47, ngày 9 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xử lí lách luật

[sửa mã nguồn]

Để trả lời câu hỏi này, theo tôi nên hợp thức hóa biểu quyết mà Violet đã đưa ra (coi link tại Biểu quyết bất tín nhiệm TuanUt), cho phép BQV quyền "xử lí hành vi" với các tài khoản của Brum, thấy hành vi giống (như Motoro chẳng hạn) trong thời gian tài khoản chính đang bị cấm là có thể cấm ngay vì con rối, không cần đưa ra check IP (mà check IP giờ cũng có tác dụng nữa đâu). Earthshaker (thảo luận) 11:42, ngày 10 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Theo quy định về Xác định và xử lý các tài khoản thay thế không thích hợp thì: "Các tài khoản thay thế được sử dụng không theo quy định này hoặc được sử dụng một cách không thích hợp có thể bị cấm vì lí do "tài khoản thay thế không thích hợp". Có thể sử dụng đồng thuận để xác định một tài khoản thuộc diện tài khoản thay thế không thích hợp. Việc khóa tài khoản hoặc các biện pháp khác đối với một tài khoản thay thế không thích hợp có thể được quyết định bằng đồng thuận hoặc do một quản lý tự quyết định.". Các hướng dẫn về "Đạt đồng thuận" cũng có ghi: "Có một số cách đạt đồng thuận. Một trong các cách này là đăng yêu cầu tại tin nhắn cho người quản lý. Việc trưng cầu ý kiến nên kéo dài ít nhất 5 ngày, và khi kết thúc, một quản lý cần dùng tiêu bản đóng lại.", hoặc "Các yếu tố xác định một tài khoản thay thế": "Mặc dù thời gian xen kẽ là cách duy nhất để xác định xem 2 tài khoản có phải các tài khoản thay thế hay không, có thể dùng đồng thuận để quyết định xem hai tài khoản có phải tài khoản thay thế hay không, kể cả trong trường hợp chúng không có lịch sử đóng góp xen kẽ nhau. Ví dụ, có thể có một mối quan hệ sử dụng giữa 2 hoặc nhiều tài khoản khi chúng thể hiện một trạng thái liên tục. Chính hành động của người dùng, chứ không phải tên của tài khoản, là cái cho thấy rằng hai hoặc nhiều tài khoản là của một người đó.".
Không phải tất cả mọi thứ đều phải cứng nhắc theo quy định (vì quy định không phải lúc nào cũng bao quát hết), nhưng khi tranh chấp thì phải chiếu theo quy định để hành xử (điều vạn bất đắc dĩ). Thái Nhi (thảo luận) 13:24, ngày 10 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bộ thủ

[sửa mã nguồn]

Tôi cho rằng cách người Việt học chữ Hán qua 1000 năm hơn đã có phần xa cái gốc nguyên-thủy ở bên Tàu nên có nhiều ngữ-nghĩa đã khác cách hiểu của họ. Các cụ ta ắt đã tự đặt ra một quy-thức cho nó "nhập gia tùy tục" chăng... Nhiều chữ ta dùng họ đã thải, nhiều chữ họ dùng, ta cho là lạ tai tuy cả hai đều rút từ một cái kho chữ Hán. Việt, Hoa, Hàn, Nhật đều có những cách diễn-dịch theo từng quan-điểm riêng: Bác cứ xem UN Security Council mà ta gọi là Hội-đồng Bảo-an Liên-hiệp-quốc; Nhật và Hàn đều dịch là 国際連合安全保障理事会/國際聯合安全保障理事會 Quốc-tế Liên-hiệp An-toàn Bảo-chướng Lý-sự Hội; Hoa thì dịch là 联合国安全理事会 Liên-hiệp-quốc An-toàn Lý-sự Hội. Điều lạ là tuy Nhật và Hàn dịch giống nhau về âm nhưng dùng hai chữ liên khác nhau (Nhật dùng 連 "nối liền", Hàn dùng 聯 "kết hợp"). Tóm lại Bốn nước đều dùng chữ Hán mà lại dịch bốn cách khác nhau! Đó là vì ngôn-ngữ bốn nước đã rẽ thành bốn ngả hằng mấy trăm năm rồi. Trường hợp bộ thủ cũng vậy. Bộ trĩ (豸) ta hiểu là con sâu/con giun (Thiều-Chữu), nhưng theo trong liên-kết Bác đưa ra thì là badger (con lửng). Bộ á 襾 là che đậy thì họ lại cho là west (phương tây)... Thật ra tôi không biết tiếng Tàu, vả học chữ Nho theo người Việt nên khi xem báo Tàu cũng chỉ hiểu lõm-bõm vì ngữ-văn và danh-từ chúng nó dùng đối với người Việt thì lạ-lùng, xem qua vẫn không rõ nó nói gì! Duyệt-phố (thảo luận) 09:02, ngày 12 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Con chó (犭) nằm bên bờ ruộng (田) phía trên chất đống cỏ (艹) thì trở thành con mèo (猫)." Bác lầm rồi. Đây là thể hình-thanh, ghép con thú (犭) + âm "miêu" (苗). Không phải là hội-ý (con thú, ruộng, cỏ).
"Đục sườn núi (厂), rồi chui vào dùng sức (力) nâng lên ta được cuốn lịch (历)." Đúng ra chữ lịch này 历 là giản-thể chứ không phải chữ nguyên-thủy. Cuốn lịch là 曆 gồm hai chữ hòa 禾 (không phải mộc 木), có thể giải là hai mùa lúa cất trong hang. Dạng chữ mộc 木 là dị-thể. Chữ hòa 禾 mới đúng.Duyệt-phố (thảo luận) 07:42, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nghe Bác nhắc đến "thủ chỉ", tôi chợt nhớ đến điều này, không mấy thanh-tao nhưng cũng cùng trường hợp cùng là chữ Nho nhưng hai ngôn-ngữ hiểu khác nhau. 後門 người Tàu hiểu là cổng sau. Người mình thì cho là chỗ kín tống-xuất các thứ trong ruột ra bên ngoài. Đâm ra có khi phải bật cười vì trong câu 伊尋後門之入 ta thì cười thầm mà Tàu thì thản-nhiên. Duyệt-phố (thảo luận) 01:04, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Lân" theo tôi biết thuộc bộ ấp chứ không phải bộ phụ nên là chữ này 隣 là "sai". Có thể người Tàu, người Nhật dùng những dạng khác mà bên ta không dùng. Duyệt-phố (thảo luận) 02:06, ngày 9 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trộm nghĩ những điểm Bác nêu ra tôi cho là cách học "tiếng Nhật và chữ Nhật", nên không nên xem là học chữ Nho. Ngay cả ai học chữ Nho cũng không dễ mà biết tiếng Hán. Tôi có phần nệ-cổ nên nếu có biết chút đỉnh là biết chữ Nho, chứ ngay cả báo-chí tiếng Hoa tôi xem qua cũng thấy họ viết rất lạ (từ-vựng lẫn ngữ-pháp), nếu có đọc được lên âm cũng không rõ nghĩa hay bắt được cách liên-kết từ-cú của họ. Nếu tiện so-sánh thì ta xem như một người học tiếng La-tinh bỗng thấy chữ Quốc-ngữ, tuy dùng mẫu-tự La-tinh song có bao những thứ riêng-biệt mà chữ cái La-tinh nguyên-thủy hoàn-toàn không có (ă, ư, đ...). Hóa ra thông La-tinh mà nhìn thứ chữ Quốc-ngữ vẫn không nhận được nhiều chữ cái. Các bộ thủ theo tôi hiểu (qua Thiều-Chửu) là cách hiểu của người Việt mình. Hơn nữa nó đã "chết" vào đầu thế-kỷ 20 trong khi những tiếng Hoa, tiếng Nhật tiếp-tục phát-triển nên ta khó mà nắm được học-thuật của họ. Đâm ra ta hay gò chữ họ vào cái khung cổ của ta. Hay nhất là ta chấp-nhận một số dị-biệt của riêng từng ngôn-ngữ, cho là cách đặc-biệt của tiếng Việt, tiếng Nhật...
Tiện-thể cũng vấn-đề liên-quan với chữ Nho/âm Hán-Việt: Bác có dịp đọc Đường-thi thì sẽ thấy, nhiều bài thơ của người Tàu mới làm nhưng theo đúng lối cổ; lạ là khi người Việt mình đọc lên theo âm Hán-Việt thì sẽ thấy là thơ lạc vầnthất-niêm hết cả, trong khi họ thì nhất-quyết cho là chỉnh, là vào khuôn phép. Ý tôi là csi học chữ Nho của ta nó có phần như một tử-ngữ, chỉ để hiểu cái xưa, còn họ học là biết cái nay nên hai đường lối càng ngày càng cách-biệt lắm. Nghĩa, âm và dạng chữ của họ biến đổi với thời-gian còn ta thì muốn giữ nó y nguyên. Duyệt-phố (thảo luận) 19:32, ngày 10 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xét

[sửa mã nguồn]

Tất nhiên rồi. Mỗi ý kiến trong giới học thuật chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố (được định hướng, ảnh hưởng từ sách vở mới, vì mục tiêu mới có chủ định...) và dường như khoa học tự nhiên ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố "ngoài chuyên môn" hơn khoa học xã hội; nhưng tại cả 2 ngành này người ta có thể (có thể thôi) sẽ có thay đổi khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu mới.--Trungda (thảo luận) 03:37, ngày 13 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

AK

[sửa mã nguồn]

Nói chung thì Galil cũng là một phiên bản của AK tút lại vẻ ngoài và thêm một chút nâng cấp nên cũng chẳng phải là thay thế huyền thoại mà là thay thế nhà thầu sản xuất huyền thoại với một vẻ ngoài và tên hơi khác tý. Có lẽ thứ thật sự muốn nhập là dây chuyền công nghệ sản xuất vũ khí theo kiểu phương Tây để thay đổi không khí và Nga sau đó sẽ "tham quan" chi tiết nó một tý. Có lẽ theo kế hoạch cả rồi bỏ thầu cho có và lấy giá thấp nhất có thể thôi vì Nga thường là hàng đổi hàng nên khá dễ làm việc dù sao thì hàng nhái AK cả thế giới đều làm đôi khi với giá rẻ hơn hàng chính hãng.Tnt1984 (thảo luận) 04:24, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tất nhiên vũ khí định hình và phát triển trong chiến tranh sẽ tốt hơn vũ khí phát triển trong thời bình đôi khi "hại điện" vì giống như chọn lọc tự nhiên thành công hay là chết trong môi trường khắc nghiệt.Tnt1984 (thảo luận) 04:37, ngày 14 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Plane (Unicode)

[sửa mã nguồn]

Tôi không có rõ phần này.  TemplateExpert  Talk - Help 11:44, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời


Tiếng nga

[sửa mã nguồn]

Nhờ chút, Bác cho em hỏi trường hợp này: "Российский Футбольный Союз" nên dịch là liên đoàn bóng đá Nga hay liên hiệp (hoặc liên minh) bóng đá Nga thì đúng hơn.Jspeed1310 (thảo luận)

Bản mẫu

[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn tạo giúp cái bản mẫu trong bài Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô với nhé.--Yakushosama (thảo luận) 17:21, ngày 24 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re: Mười mấy

[sửa mã nguồn]

Có thể dùng từ "umpteen", nhưng từ này có nghĩa rộng và informal hơn, chỉ một con số lớn, không nhất thiết là mười mấy. Trong tiếng Anh cũng có từ "twenty something", nghĩa đen là "hai mươi mấy", nhưng nghĩa bóng là thanh niên ở độ tuổi này. NHD (thảo luận) 18:05, ngày 24 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chữ thảo

[sửa mã nguồn]

Chữ thảo Hán tôi đã từng xem, còn chữ thảo Việt Nam thì chưa từng biết khái niệm này.--Trungda (thảo luận) 08:19, ngày 26 tháng 2 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhờ dịch

[sửa mã nguồn]

Tôi có một người bạn sắp tổ chức đám cưới và có người bạn khác nhờ dịch một đoạn phát biểu ra tiếng Việt. Tôi đã cố ý dịch cho trôi chảy nhưng vẫn thấy hơi lúng túng. Nhờ bạn xem lại giùm. Khi dịch, nên dịch ý chứ đừng nhất thiết dịch nghĩa.

NHD (thảo luận) 20:49, ngày 1 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn rất nhiều! Tôi còn hai đoạn nữa tôi đã dịch, mong Sholokhov giúp hiệu đính giùm:

NHD (thảo luận) 22:14, ngày 3 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Chữ cỏ"

[sửa mã nguồn]

Tôi từng xem đủ loại mẫu chữ, trong đó kiểu "chữ triện" ngay ngắn và dễ đọc nhất, còn chữ thảo thì thôi rồi. Cùng là 1 mặt chữ, nhưng nếu viết chữ triện hay kiểu khác có thể nhìn ra thì tới chữ thảo không thể "nhận dạng" luôn!--Trungda (thảo luận) 08:54, ngày 13 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhờ đánh giá bài viết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, tháng vừa qua bài viết về Gia Long vừa mới được nâng cấp rất đáng kể. Vì đây là bài viết chọn lọc và thời gian gần đây bạn có trực tuyến, nên tôi xin mạn phép nhờ bạn đọc lại và đánh giá bài viết:

  1. Liệu văn phong của nó có tốt chưa? Đọc có dễ không, có gây khó khăn khi đọc không?
  2. Việc phân chia đề mục như vậy hợp lý chưa?
  3. Việc trình bày có đẹp mắt không?
  4. Có vi phạm gì về thái độ trung lập, nghiên cứu gốc hay không?

Mong bạn bỏ chút thời gian giúp đỡ. Tôi đang hy vọng bài viết này có thể trở thành một thứ Wikipedia tiếng Việt ta có thể an tâm mà tự hào. Rất cảm ơn bạn. Xin viết thêm: hồi trước có thấy một thảo luận của bạn là bạn muốn đập vào ót của Nguyễn Ánh một cái, nên tôi rất hy vọng không giận khi tôi nhờ việc này nhé.--Conongchamchi (thảo luận) 03:57, ngày 15 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bài viết chọn lọc

[sửa mã nguồn]

Wiki ta: gần chín mươi vạn bài, bốn mươi vạn công dân

Hơn thập kỷ xây dựng, từ kẻ côi nhỏ nay lên trang anh hùng.

Bốn bể biết tiếng, nghìn phương tham khảo;

Đi đến đâu cũng nghe tiếng Wiki.

Thế nhưng gần đây cũng nhiều trục trặc.

Như bài chọn lọc rặc không ra nhiều:

Nguyên năm trước được dăm ba bảy;

Năm nay ba tháng, chỉ non có một một bài.

Trang đề cử vắng hơn Bà Đanh tự,

Nơi biểu quyết chỉ toàn tiếng ve kêu

Thiết tha kêu gọi thành viên tham dự

Góp sức nhiều, ắt hẳn lại thành công.


Xin góp sức

Tham gia chọn bài viết chọn lọc cho Wikipedia tiếng Việt

Người nhắn:--Conongchamchi (thảo luận) 14:50, ngày 16 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re

[sửa mã nguồn]

Theo các chuyên gia thì Thổ Nhĩ Kỳ gặp vấn đề chính trị vì Hoa Kỳ nhảy đạch đạch cứ như con cá nằm trên thớt khi nghe tin thằng nằm trong ảnh hưởng mình tính mua hàng của trục khác (như tính mua tên lửa China hiện giờ) và doạ cắt đủ thứ nhiều hơn sau đó là tài chính. Mà hiện tại cũng không quan tâm đến mấy cái đơn hàng đó Bell, Boeing, Eurocopter đều rơi đài trong vụ này cả, không mua được của Nga (cứ bịa ra một đống vấn đề để cho ra khỏi danh sách) mấy cái còn lại của phương Tây quá mắc chuyển sang mua của Ý tương đối rẻ nhưng kế hoạch từ 100 xuống còn khoảng 60.Tnt1984 (thảo luận) 09:02, ngày 16 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó thì thuộc dạng câu hỏi Tại sao chúng ta lại mua đồ nâng cấp của một mẫu cũ trong khi một mẫu mới đã định hình và gần phát triển xong? Cứ việc chờ thêm một tý là sẽ có một sản phẩm hiện đại (hay hại điện) hơn. Có lẽ sau vài vụ Ấn Độ "nghịch" với pin nhiên liệu tàu ngầm dẫn đến vài tai nạn "nhỏ" Nga hết dám cho Ấn tham gia sâu hơn vào việc thiết kế các loại vũ khí mới nên hơi giận đó mà. Cái thật sự đau là Rafael kìa sau khi thử nghiệm thành công máy bay nội địa thì nghìn lẻ một lý do hoãn thi hành thầu.Tnt1984 (thảo luận) 13:30, ngày 16 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái đó thì chưa rõ do Su-35 trông có vẻ là bước đệm có thể không đáng chú ý bằng bước lên thẳng hiện đại hoá khi thấy bước đó đã rất gần cứ như những người tính mua mẫu mới nhất của Playstation 3 cũng suy nghĩ lại khi thấy PlayStation 4 sắp ra sau đó một tháng. Tất nhiên đó là nếu như có tiền còn nếu không thì cứ chờ tiếp cho đến khi giá xuống một chút vì chắc chắn đó là chuẩn mới để đạt tới. Nhưng hiệu quả của F-35 hiện tại thì không rõ thế nào vì nó chủ yếu tập trung vào khả năng tàng hình chỉ cần phát triển một loại ra đa mới có khả năng phát hiện thì chắc chắn nó không khá hơn F-16 vì độ linh động của nó bị đánh giá thấp hơn F-16 trừ khi có đặc tính bí mật giúp nó giữ ưu thế vẫn chưa nói ra.Tnt1984 (thảo luận) 10:49, ngày 17 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Rảnh dư tiền thì tới luôn nhìn trông càng hiện đại thì người ta càng nể chắc thế dù chưa biết hiệu quả ra sao còn khi hết tiền thì lên đường cả đám.Tnt1984 (thảo luận) 11:13, ngày 17 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nga có thể cũng đã biết trước vấn đề này khi công bố T-50 sát với ngày ra mắt Su-35. Su-35 phô diễn khá ấn tượng với lời giới thiệu T-50 còn tốt hơn thì ngó bộ Su-35 chỉ là phần quảng cáo phụ cho T-50 cũng như dùng một số công nghệ thử nghiệm và dùng để thay một số máy bay cũ trong lúc chờ. Bản xuất khẩu chắc sẽ không có các công nghệ thử nghiệm mà Nga dùng mà nếu không có chúng thì đâu có khác Su-30 nâng cấp là mấy vậy chẳng thà mua Su-30 vốn đã hiểu rõ luôn cho nó gọn ít ra so với hàng sao chép đầy lỗi vẫn tốt hơn.Tnt1984 (thảo luận) 12:34, ngày 17 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trông thú vị đấy chứ hứa hẹn khả năng sóng sót sau khi ăn đạn nhưng hy vọng là cái động cơ cũng đủ mạnh để làm nó di chuyển một cách cơ động và bền chứ không như xe của ai đó cứ phải sửa chữa mỗi 200 km. Và sao không thấy ai chế thêm vài chiếc như này nhỉ? Nước nào thiếu điện chỉ việc thuê nó trong một thời gian là xong tất nhiên phải dự tính tai nạn cùng các mối nguy khác nhưng cũng chẳng khác việc thuê vũ khí là mấy.Tnt1984 (thảo luận) 12:48, ngày 18 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Người có thể biết được thiết kế nó vào lúc này chỉ là thánh hoặc siêu điệp viên. Có lẽ sẽ thiết kế tàng hình hoặc chán quá thì bỏ tàng hình đẩy nó lên mach 7 hay có thể hoạt động tầm cực cao theo như PR của Hoa Kỳ về viễn cảnh không chiến mới.Tnt1984 (thảo luận) 12:03, ngày 26 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trong chế độ bay nhanh như thế thì đố tên lửa nào rượt kịp siêu cơ động hay tàng hình làm gì cho nó mệt do bay với tốc độ đó ra đa dò tìm của tên lửa cũng có vấn đề trong việc hoạt động. Còn khi bay ở chế độ "bình thường" cho không chiến thì siêu cơ động là nghề rồi còn gì. Phần độ bền của vật liệu thì chắc phát triển song song BrahMos 2.Tnt1984 (thảo luận) 11:45, ngày 27 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sao chỉ có một chiếc thế. Tới luôn cả phi đội mới ấn tượng. Mà về các loại mẫu mã mới thì không biết mẫu trực thăng này bay bằng gì nhỉ mà cũng chả biết nó có phải trực thăng không một hình tự do của loại này có thể tìm ở đây nếu thích có thể up lên Commons.Tnt1984 (thảo luận) 12:46, ngày 28 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó thì chắc thuộc kiểu hồi sau sẽ rõ. Mấy con đó có vẻ như sắp hết viễn tưởng rồi có lẽ trông không giống lắm nhưng ai đó đang muốn lai cường kích với trực thăng dù chảng biết kết quả ra sao nhưng ý tưởng thì cũng thú vị.Tnt1984 (thảo luận) 13:31, ngày 28 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nhìn đẹp thiếu hai cái động cơ có thể quay nữa là bắt kịp ý tưởng.Tnt1984 (thảo luận) 05:05, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Rất bền nếu còn đạn thì vẫn tiếp tục. Với loại đạn này thì ai nói tăng không hiệu quả trong việc chống bộ binh?Tnt1984 (thảo luận) 06:49, ngày 4 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu tính số "kẹo" mà người anh em dùng từ khi mới cầm "công cụ" ở "bển" thì đủ mua mấy cái PlayStation 4 bay đi bay về. Còn cái này có đúng là ý nghĩa thật của shotgun wedding không nhỉ tính trốn à?Tnt1984 (thảo luận) 08:11, ngày 5 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nói chung thì mỗi nơi mỗi khác dân bên NA (có lẽ tỷ lệ không chiếm hầu hết) thì có sở thích mua hệ console hơn là máy tính để chơi có lẽ cũng là một trong các lý do để C&C online bị doom.Tnt1984 (thảo luận) 08:51, ngày 5 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hình như hầu hết các tác phẩm trong thể loại này phát triển song song giữa các hệ máy. Hiện tại thì cứ từ từ chờ xem có gì mới của dòng C&C vì hình như nó đang trong giai đoạn thoái trào như các tựa trò chơi lớn từng nổi tiếng một thời sẽ mất một thời gian để chúng ổn định lại.Tnt1984 (thảo luận) 09:29, ngày 5 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cá là trong các bản mod cũng có sự tham gia của các thành viên từng tham gia phát triển bản chính một cách nhất định trong khi hãng phát hành lại không khoái phát hành một đống bản mở rộng vì không có lợi cho doanh thu dù sao thì trông có vẻ trường hợp này cũng có lợi với việc mọi người dều sẽ có "bản mở rộng miễn phí".Tnt1984 (thảo luận) 09:52, ngày 5 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có vẻ công việc diễn ra đúng lúc các nước Ali đang sợ ly khai teo mật do khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nên cố làm sao cho việc chia tách này không gây ảnh hưởng dây chuyền. Chọn đúng thời điểm này mà thực hiện công việc là đòn khá hiểm ngó bộ kịch bản cũ mềm của phương Tây có lẽ không ngờ là đã kích hoạt kế hoạch của lấy lại khu công nghiệp quân sự quan trọng nhanh hơn dự kiến. Thiết kế do các báo nghĩ ra trông cũng được còn mấy cái tàu Mistral của Pháp dùng để trả nợ tiền khí đốt tới đâu rồi nhỉ nghe mấy ông tướng càm ràm kinh khủng sau khi nghe việc sẽ nhận loại tàu này vào hạm đội.Tnt1984 (thảo luận) 11:22, ngày 7 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Không có hàng để trả thì trả bằng tiền đơn giản thế thôi giống như các thương vụ như mọi khi. Những ai thích thiết kế độc đáo thì có lẽ không nên bỏ qua con tăng cũ kỹ này.Tnt1984 (thảo luận) 12:21, ngày 7 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái đó thì chắc chờ hơi bị lâu do những người anh em anime chiếm dụng để sửa và nâng cấp một loạt các bài viết của mình theo chuẩn cấu trúc mới với hơn 100 bài thì ngó bộ chỉ xong sau hơn 3 tháng vì chúng dài hơn các bài vũ khí nhiều.Tnt1984 (thảo luận) 10:25, ngày 12 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ cứ đợi khi ký hợp đồng cái đã rồi bàn tiếp vì đó là một phần kế hoạch hiện đại hóa đến năm 2020 tự nhiên trong khoảng đó 41 phát triển hoàn tất hay cái gì đó hay hay được công bố thì... Nên rào trước mọi trường hợp có thể xảy ra còn khi chưa rào được thì cứ đợi đến điểm không thể quay lại (đã ký) thì bắt đầu lên kế hoạch tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 12:48, ngày 18 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhìn sơ hình dáng thì hai cái trông khá giống nhau về vẻ ngoài nhưng nếu có sự phân biệt như thế thì chắc các thiết bị gắn bên trong sẽ khác. Chỉ tạm thời biết thế thôi còn người anh em chuyên về vũ khí và thử nghiệm tá lả đang lay hoay với bản thiết kế của một thứ giống như thế này có lẽ nó sẽ giúp tiết kiệm "kẹo".Tnt1984 (thảo luận) 10:12, ngày 28 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời
Lấy bối cảnh khoảng chiến tranh thế giới thứ hai thì như thế là rất hiện đại rồi còn nếu muốn vô cùng hiện đại thì có lẽ chờ bản 2. Mà cứ cái đà này thì mảng anime có lẽ sẽ câu đến 6 tháng.Tnt1984 (thảo luận) 09:57, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tùy ý mỗi người thôi nhưng quan tâm đến mảng Artpic hơn.Tnt1984 (thảo luận) 10:05, ngày 12 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hay cũng có thể hiểu thành Su-37 là phiên bản mạnh hơn Su-35 và không dùng để xuất khẩu mà dùng riêng nên tất cả thông tin sản xuất đều ở mức 0. Cũng giống như khẩu DP-64 hải quân Việt Nam có đấy (vì thấy có dùng khẩu giông giống trong huấn luyện) nhưng chả ai nói Việt Nam đã mua cả kể cả ru.Tnt1984 (thảo luận) 08:11, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó chắc nên hỏi các thánh. Với lại cũng phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người và chiến thuật chiến đấu chứ lôi thông số ra so thì ấn tượng nhất là "siêu đẳng" F bị "cục gạch" Mig nện cho một trận nên tốt nhất cứ thực địa cái đã rồi rút ra các chiến thuật phù hợp hay hơn là so thông số rồi phán.Tnt1984 (thảo luận) 11:46, ngày 18 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trông giống như máy bay hai tầng cánh quan trọng là là tổng diện tích cách có cung cấp đủ lực nâng không kìa. Nói đến nghịch tý thì chỉ mới có cháy 6 cuộn dây, 1 bảng điện và 1 ác quy và vài cảm biến vì nhồi điện quá áp thôi vì thế mảng anime tiếp tục câu ở đây cho đến khi làm lại xong hết. Có lẽ sau khi hoàn tất món đồ chơi coilgun sẽ thử chế mô hình con này.Tnt1984 (thảo luận) 09:14, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tiếc là các cực cạnh tranh nhau trên thế giới không còn chứ nếu không bây giờ chắc đang chạy đua lên sao Hỏa và có nhiều thứ chỉ có trong tưởng tượng trở nên phổ biến.Tnt1984 (thảo luận) 09:33, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nói chung thì chỉ là một trong nhiều bản năng tự nhiên thôi giống như châu Âu thời mở rộng thuộc địa chạy đua chết bỏ dân chết đói cả đống cách mạng ỳ xèo nhưng các thành quả của nó giúp sau này phát triển vượt bậc. Cứ như hàng ngàn người chết để hàng triệu người khác được sinh ra có lẽ nghe hơi ác và phản cảm nhưng nếu như tay bác sỹ không sẵn sàng hy sinh mạng sống của một cậu bé để tìm ra vác xin đậu mùa thì bây giờ chắc còn nhiều người chết nếu như không kịp tiến hóa để thích nghi.Tnt1984 (thảo luận) 10:00, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ chỉ là mới khởi động thôi chứ chưa vào phần thi đấu. Còn về cái vụ giàn khoan thì ngó bộ nó còn nằm ở đó cho đến khi "khủng bố" bị dẹp xong một cách thu hút sự chú ý ra khỏi đất nước chứ chưa phải là cố sống cố chết. Dân đông đối nội hơn hẳn đối ngoại nên cứ ý kiến để biết là khôn nhường nhưng ý kiến càng tiêu cực kích động thì càng đúng ý. Muốn thọc cho tức lên thì chỉ việc "high light" các vụ khủng bố lên là có người nhảy tưng tưng chứ gì.Tnt1984 (thảo luận) 10:15, ngày 24 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Một trong những trò chơi nổi tiếng thời xưa nếu có dịp chơi lại thì tuyệt chỉ có đều là máy tính cấu hình cực khủng màn hình rộng đang xài trở nên vô cùng hiện đại. Các chơi sát thủ phần cứng chỉ là chuyện nhỏ còn các trò chơi kinh điển như Metal Gear Solid bị đá ra cái một. Hiện tại thì đang "ngâm dấm" một số trò do còn trợ giúp người anh em làm món đồ chơi coilgun nên chưa thử qua trò mới được.Tnt1984 (thảo luận) 14:32, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu so nó với súng hơi nhồi khí quá áp và nạp đạn bi sắt thì chưa biết cái nào mạnh hơn đâu.Tnt1984 (thảo luận) 14:47, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nói chung thì coilgun chỉ dùng để thử nghiệm cho vui thôi vì nó khá phức tạp chưa kể có thể phát cháy vì dùng điện không đúng và hỏng hóc chả biết tại sao nên cứ để trong nhà là tốt nhất. Chứ với súng hơi đơn giản chỉ cần nạp khoảng 200 PSI là đủ bắn xuyên lon đồ hộp cùng thứ gì đó đứng ngay sau nó.Tnt1984 (thảo luận) 15:01, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ hiện tại là thế. Dù sao thì sau khi thực hiện một vài thí nghiệm trước khi nó phát cháy (và đang phải làm lại) thì thấy có một đặc điểm của coilgun là nó không hiệu quả khi dùng đạn bi hay quá ngắn.Tnt1984 (thảo luận) 15:18, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cứ để cho các hội tám "bàn" với nhau còn "hội" những người lên kế hoạch bỏ tiền ra mua mới quan trọng. Mà hình như Mig đang trong giai đoạn tập trung nguồn lực phát triển và chế tạo "vũ khí bí mật" "ngoài hợp đồng" còn các hợp đồng chính thống ký lúc này chỉ tổ làm hãng này bực mình thêm (nhưng không ký thì không giải thích được nguồn vốn hoạt động) kết quả là lấy thẳng từ đống đồ cũ ráp lại chứ chả thèm mướn nhân công làm cái mới, hình như nghe càm ràm thiếu phụ tùng để bảo dưỡng dữ lắm mà còn đủ đồ cũ để ráp thành 15 chiếc trong một năm thì khỏi nói (đó là một ý kiến).Tnt1984 (thảo luận) 07:10, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hù chơi cho vui chứ các nước thuộc khu vực này mà thấy mua cái gì ảnh hưởng mạnh đến năng lực quốc phòng thì hợp đồng có ma biết.Tnt1984 (thảo luận) 14:55, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vô cùng nhiều lý do từ chính trị cho đến kinh tế cho tha hồ lựa. Nhưng dù sao một trong các lý do có lẽ là Ấn bắt đầu tìm các nguồn cung mới cho trông thấy nó lạ lạ dù không biết kết quả có như C-130 mới có mấy tháng đã đâm đầu xuống đất hay không (hình như rơi máy bay ở Ấn là chuyện thường), Nga cũng bắt đầu tìm nguồn tiêu thụ mới chứ dính luôn ở một thị trường là không tốt (đó là nhìn về mặt kinh tế).Tnt1984 (thảo luận) 12:08, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hình như Pa không cần mua tiêm kích (tự chế được rồi cùng lắm chỉ cần động cơ của nó), các khoản để "hù nhau" thì thấy chú ý đến trực thăng hơn còn các khoản "đi đêm" thì có lẽ chờ chục năm nữa sẽ biết.Tnt1984 (thảo luận) 14:59, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ chơi trò đoán mò đủ chán rồi cứ cho là Nga cung cấp Pa vũ khí tối tân để thay mình "chống khủng bố" tại khu vực này đi còn dùng chúng thế nào thì chưa rõ. Còn cả Ấn và Pa đều đã mua vũ khí của US nếu chưa nói US là người cung cấp vũ khí truyền thống cho Pa.Tnt1984 (thảo luận) 16:15, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chuyện bình thường thôi động cơ T-50 thì bị cháy còn động cơ F-35 chỉ bị nổ tung thôi còn J-20 giấu ghê quá chưa biết thế nào nên không thành vấn đề. Khi thử nghiện thì cháy, nổ, đâm đầu xuống đất... là chuyện thường không ảnh hưởng lắm đến việc phát triển máy bay chỉ khi đã bắt đầu bán hay sử dụng mà vẫn thế thì mới có vấn đề. Hình như mẫu thử nghiệm Y-20 (khi đó nó được biết là Y-2, J-2 hay cái gì đó tương tự) cũng đâm đầu xuống đất ở gần đường làm chết toàn bộ nhóm thử nghiệm nhưng vẫn ali tiếp đó thôi. Lần trước sao người anh em quên cái vụ có người "đốt pháo" ở Thiên An môn nhỉ, nhưng không thành vấn đề chắc sẽ không lâu để quăng nó lên đây.Tnt1984 (thảo luận) 05:49, ngày 13 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mới có sơ sơ thôi chưa bị rơi 2/3 quân số giống như M-346 khi thử nhưng vẫn tìm được người mua. Cứ xem thử có gì hay không biết đâu lại nhảy ra thứ gì đó giống máy bay Iran? Chỉ sợ giống mấy chiếc tàu ngầm thôi.Tnt1984 (thảo luận) 15:06, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói chung thì vì tiền cả. Còn chửi ư? Ai quan tâm chứ đặc biệt là với mấy chính trị gia, càng chửi các ổng càng sướng vì nó tương đương sự lấn áp tuyệt đối của mình đối với người chửi chả làm gì được nên chỉ chửi cho đỡ tức. Nếu tý đã nhảy dựng hay sung sướng thì việc tự xem mình là chính trị gia thì có lẽ nên xem lại vì chỉ là con cờ để dùng dài dài. Không biết mọi người nghĩ sao chứ với tôi thì các bài yêu nước thì phải làm máu sôi lên ví dụ nghe bản nhạc này, hay chọc cười thì chí ít cũng phải cỡ một góc tư như thế này chứ cứ la-la land mất hết cảm hứng thì lính chưa đào ngũ hết là còn may chán.Tnt1984 (thảo luận) 10:05, ngày 20 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói chung thì không có ý kiến gì trong trường hợp này. Giống như khi lần đầu chiếu Naruto, Dragon Ball hay các phim hoạt hình hành động thì bị la bạo lực không thích hợp kết quả thì nói vẫn nói chiếu vẫn chiếu. Choảng nhau và nhảm chắc chưa bằng phim kiếm hiệp mà "trẻ em" cũng xem ì xèo (ví dụ thôi). Mà chủ đề là một ông anh chạy hết ga để cố giúp cô em của mình đạt được ước mơ dù đầu óc hơi "đen tối" tý, kết thúc thì cũng chẳng cưới nhau gì cả chỉ đóng cho cô em vui thì đâu có gọi là loạn luân nhỉ? Bên nước ngoài đánh giá là PG-13 tức 13 tuổi trở lên chưa ai nói gì còn bên VN chưa có chuẩn xếp loại chẳng thèm xem cảnh báo cũng như coi kỹ nội dung mà đã la làng thì nói nhiều làm gì?Tnt1984 (thảo luận) 16:48, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nói chung thì mấy người làm báo đang cố "thám hiểm" mảng anime khá mới này (với họ) nên nắm rõ nội dung chương trình trước khi phán để khỏi mất công xin lỗi sau đó (chưa bị kiện là còn may chán).Tnt1984 (thảo luận) 05:35, ngày 27 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
If IT exists there is porn of IT.Tnt1984 (thảo luận) 09:55, ngày 27 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Look like hikikomori in somewhere.Tnt1984 (thảo luận) 10:48, ngày 27 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Một trong các con đường của tiến hóa. Nhiều quá đến mức bão hòa thì tìm nguồn DNA mới, nếu như bỏ hàng rào các cực chính trị đi thì cũng cá là có nhiều nước thân phương Tây mua hàng phương Đông và ngược lại.Tnt1984 (thảo luận) 06:06, ngày 1 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có vẻ như công nghệ vật liệu bắt kịp tiến độ rồi nhỉ? Nhưng nếu thật sự phát triển tiếp con này thì hình như RUS chọn phát triển tốc độ và cơ động chứ không phải tàng hình. Nhưng loại thật sự sẽ xuất xưởng trông như thế nào thì chưa biết.Tnt1984 (thảo luận) 09:15, ngày 12 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nhìn mấy con F tàng hình mới bay nhanh tý hay thời tiết "khó chịu" thì đã trầy da tróc vẩy rồi. Dù vậy xét về lý thuyết mọi thứ đều có thể nhưng sẽ cần thời gian giống như chính con Su-47 cần công nghệ vật liệu bắt kịp tiến độ vậy. Về mảng tàng hình thì plasma tới đâu rồi nhỉ? Hay tính làm hai lớp vỏ giống như tàu ngầm rồi làm plasma giữa hai lớp đó giống bóng đèn neon? (đó là một lý thuyết).Tnt1984 (thảo luận) 03:38, ngày 13 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói chung thì cứ để cho mọi việc tiến triển đi chưa có gì hết mà. Vật liệu khỏe thì chắc có rồi vì trông thấy có một con có thể bay mà chưa rớt (hình như khu Area 51 nghe "đĩa bay" rớt nhiều lắm không biết có chỗ nào khác giống giống thế không nhỉ) nhưng rẻ thì chưa chắc nên cứ chờ xem có gì mới trong "cuộc đua não mới" giữa Su và Mig. Dù sao thì nghe bản nhạc nghe-quen-quen cho thư thái còn đây là bản gốc.Tnt1984 (thảo luận) 13:13, ngày 13 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói chung thì cứ từ từ chờ xem các thiết kế mới như thế nào vì chả phải cả hai đều đang muốn phát triển một loại máy bay mới sao? Một để xuất khẩu còn một để làm gì thì chưa biết việc này trông thú vị đấy cứ như chờ bản mới của C&C. Bài này cứ làm liên tưởng đến Silent Hill dù chưa nghe thấy nó trong bản nào của trò chơi cả.Tnt1984 (thảo luận) 13:28, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Giãn nở vs Phình to vs Lạm phát

[sửa mã nguồn]

À cái đó tôi dịch theo văn cảnh nên cũng không rõ cái nào phổ biến hơn. Nhưng khi hỏi thầy Gúc thì tôi thấy vầy:

  • "giãn nở vũ trụ" About 56,500 results (0.29 seconds)
  • "lạm phát vũ trụ" About 17,100 results (0.16 seconds)
  • "vũ trụ phình to" About 3,560 results (0.31 seconds)

Vậy tôi sẽ sửa lại là giãn nở vũ trụ cho nó phổ thông.--Conongchamchi (thảo luận) 05:56, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khov cứ tiếp tục cho ý kiến, từ từ chứ không cần vội. Nếu Khov có link tới cuộc tranh luận kia thì hay quá.--Conongchamchi (thảo luận) 05:58, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời
À, câu kia là tôi bông đùa; đừng suy nghĩ nhiều. Nhưng thực sự mà nói, tôi bỏ công nâng cấp bài viết một phần cũng vì thấy Khov đề cập vấn đề đó, phần khác là tôi lang thang ở các diễn đàn khi nổ ra tranh luận Nguyễn Ánh-Nguyễn Huệ thì kiến thức từ Wikipedia họ trích dẫn có vẻ thiếu so với các nguồn tài liệu chiếu dẫn khác. Tôi hy vọng mình bỏ công ra có thể giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.--Conongchamchi (thảo luận) 08:45, ngày 19 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re: Thảo thư

[sửa mã nguồn]

Tôi đã trả lời ở trang đề cử. NHD (thảo luận) 03:37, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia tiếng Anh cần người

[sửa mã nguồn]

Bài en:Johnson South Reef Skirmish này quan trọng mà không ai bên Wikipedia tiếng Việt quan tâm hết nên bias kinh khủng. Nếu Khov có biết ai thực giỏi tiếng Anh xin nhờ giúp đỡ coi giùm mấy bài kiểu này, bổ sung quan điểm của Việt Nam nhé. Tôi trình độ có hạn, ngồi nặn mãi được một đoạn nhìn cho nó cân bằng.--Conongchamchi (thảo luận) 04:55, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhận định cá nhân của tôi thì, thường là lười và ham cãi lẫn nhau thôi chứ người trình độ đủ thì tôi nghĩ "không bao giờ thiếu". Đụng nước ngoài thường lại bớt hăng hái mấy phần. Tôi để ý vụ này trên qua các dân mình nói chuyện ở mấy diễn đàn quốc tế kiểu defense.pk đó.--Conongchamchi (thảo luận) 05:10, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

PicoDragon

[sửa mã nguồn]

Mình thấy các bài tiếng Việt đều viết dính liền.DanGong (thảo luận) 10:10, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vua Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Nhờ chú báo cho tv Trungda để qua trang thảo luận vua VN để thảo luận với tôi về cách giải quyết nội dung trùng làm mất trọng tâm bài. Tôi IP không gửi tin nhắn trực tiếp cho Trungda được. Mời Trungda vô đây.75.168.138.200 (thảo luận) 10:39, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thỉnh bút

[sửa mã nguồn]

Tôi đang tìm kiếm một bài để thay thế một thông tin liên quan tới Mỹ ở ngày này năm xưa ngày 4 tháng 4. Vì vậy tôi xin thỉnh bút bạn viết bài Luận cương tháng Tư của Lê Nin. Với vai trò lịch sử của bản luận cương, tôi nghĩ nó hoàn toàn đủ phù hợp. Xin cảm ơn bạn.--Conongchamchi (thảo luận) 19:38, ngày 20 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cảm ơn Khov, hy vọng viết dài dài có nguồn được thì có thể lên BCB hoặc vào ngày này năm xưa với tư cách bài chính.--Conongchamchi (thảo luận) 07:14, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ủa, sao tôi nhờ cậu giúp dùm một chuyện chuyển tin nhắn dùm cho Trungda, cậu cũng không chịu làm dùm tôi là sao? Hay là cậu nghĩ tôi cố định kiếm chuyện troll? Tôi muốn thảo luận đang hoàng để giải quyết vấn đề bài bị mất trọng tâm do tràn lan thông tin không đúng chỗ.204.169.28.98 (thảo luận) 17:32, ngày 21 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xin lỗi, tôi bị quên, cảm ơn đã nhắc. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:46, ngày 22 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

[sửa mã nguồn]

Âm phiên-thiết là "sung"

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết PicoDragon mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 08:53, ngày 24 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

re

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã giúp mình hiểu thêm cách viết tên người Nhật trên Wiki. Mình sẽ cẩn thận kiểm tra lại. DoraMoon (thảo luận) 8:20 ngày 26 tháng 3, 2014 (UTC)

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Battle Cry of Freedom mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 12:19, ngày 31 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi tin rằng nếu "ông vua 99 ngày" của Đức có trị vì lâu hơn thì chưa chắc nước Đức đã tự do hóa nhưng nhiều khả năng sẽ chính sách đối ngoại của Đức sẽ hiếu hòa hơn và thảm họa 1914 là khó xảy ra hơn.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:05, ngày 31 tháng 3 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vương Tiễn

[sửa mã nguồn]

Cách hiểu của bạn hoàn toàn đúng. Tự hạ thấp mình bằng những dục vọng tầm thường khiến chủ yên tâm đáp ứng. Giá phỏng nhà Tần còn dùng chính sách phong chư hầu để thưởng công thì cha con họ Vương xứng đáng làm Sở vương, Tề vương => lại mọc ra mối lo không dứt cho vua Tần. Thực tế cho thấy dù không được mảnh đất nào làm huyện lệnh hay quận thú, 2 họ công thần bậc nhất là Vương và Mông vẫn trung thành với nhà Tần. Sự tàn nhẫn của Lưu Bang khiến người ta rất hay ca tụng Trương Lương "tỉnh táo", nhưng trước đó việc Vương Tiễn đã làm thì ít được nhắc tới.--Trungda (thảo luận) 10:05, ngày 13 tháng 4 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tên bài Sự kiện giàn khoan HD-981

[sửa mã nguồn]

Với những bài được nhiều người quan tâm như thế này bạn nên thảo luận trước khi có thay đổi lớn. Mời bạn tham gia thảo luận ở đây: Thảo luận:Sự kiện giàn khoan HD-981#Tên bài. Trân trọng! --ngọcminh.oss (thảo luận) 10:44, ngày 11 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

[sửa mã nguồn]

Theo tôi hiểu thì cả ba chữ "tải" đều là một: 載. Duyệt-phố (thảo luận) 17:20, ngày 15 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Sholokhov. Bạn có tin nhắn mới tại Wikipedia:Thảo luận#Vấn đề xử lý các bài đổi hướng.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.

Mời tham gia

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tiếp tục tham gia vào, có thể nó hơi dài; nhưng mọi ý kiến của các thành viên khác đều là sự cần thiết nếu chúng ta muốn xây dựng một đồng thuận chung cho vấn đề này.--115.72.101.52 (thảo luận) 09:00, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi không hiểu, cái vấn đề bé như con kiến mà sao trang thảo luận cứ ngày một dài ra ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:34, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi vẫn phạm sai lầm là lúc nào cuồng nhiệt quá trong thảo luận. Gây ác cảm đối với các thành viên khác, tôi cho là vậy. Hôm nay đã tự tìm cách hạ nhiệt bớt rồi nhưng đã muộn.--115.72.101.52 (thảo luận) 09:41, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Religulous

[sửa mã nguồn]

Tài liệu nào nói nó đứng thứ 2-3, và cái nào thứ nhất? NHD (thảo luận) 18:21, ngày 25 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy nguồn box office mojo là uy tín nhất. Sự khác biệt là các nguồn kia có coi hai phim kia là phim tài liệu hay không. Hannah Montana là phim chiếu cảnh Miley Cyrus biểu diễn còn phim Sea Monster tôi thấy càng không phải là phim tài liệu. NHD (thảo luận) 09:13, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn cứ đưa ra đề cử rồi tôi sẽ xét nguồn có thông tin này không. NHD (thảo luận) 16:56, ngày 26 tháng 5 năm 2014 (UTC

Quan trọng là ...

[sửa mã nguồn]

Tôi lục lọi trên Internet nhưng không thấy nguồn nào viết giống vậy, vì vậy tôi muốn biết số phút để tra qua cái phim tài liệu kia thử. Nhưng Sholokhov xem cách Saruman "lam việc" đó.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 17:50, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mấy trang tôi tìm ra toàn từ Wikipedia mà ra. Đấy là vấn đề, còn tìm phim kia thì có thể tìm được.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 18:12, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tôi cho rằng en:Template:Request quotation, thảo luận thì cũng vậy (I would like to have a quotation for verification...).--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 18:23, ngày 30 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chắc sẽ tốn chừng vài năm chờ đợi.--Gandalf Tóc Trắng (thảo luận) 01:40, ngày 31 tháng 5 năm 2014 (UTC)Trả lời

Người quen cũ

[sửa mã nguồn]

Chào bạn thân! Dù ngoài đời bây giờ tôi cực kỳ bận nhưng ngó qua mấy lời chào mừng trở lại thì thấy Moroto. Tôi thấy tay này rất giống "những" "người quen cũ". Hơi tý là dọa đưa nhau ra BQV. Khov có thấy thế không ? --Двина-C75MT 08:22, ngày 1 tháng 6 năm 2014 (UTC)--Trả lời

Bạn có biết

[sửa mã nguồn]
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Religulous mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 02:01, ngày 2 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re: Thơ thần

[sửa mã nguồn]

Tôi chưa từng nghe qua cụm từ này cho nên lấy làm ngạc nhiên. Trên nguyên tắc, tôi không đồng ý sử dụng những từ ngữ có ý nghĩa tâng bốc trong nội dung bách khoa, cho nên tôi hỏi để biết ý nghĩa của từ này vì nó nghe giống tâng bốc quá. NHD (thảo luận) 15:46, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sử dụng phổ biến đâu có nghĩa là không tâng bốc. Ý nghĩa của từ mới là điều cho biết nó tâng bốc hay không. NHD (thảo luận) 16:05, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Một tô phở cho bạn!

[sửa mã nguồn]
tặng Khov 1 tô phở =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:48, ngày 5 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tô Hải

[sửa mã nguồn]

Có lẽ bạn đã biết cách này: vào google, tìm bằng từ khóa "Tô Hải" "Công giáo" (sử dụng ngoặc kép cho mỗi từ để lọc kết quả). Thân chào.-- Trình Thế Vânthảo luận 10:35, ngày 6 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Khov ghét tôi quá nhỉ! Khov ghét tôi nhưng con cháu Khov sẽ biết ơn tôi vì nhờ có tôi chúng sẽ khôn ngoan và trưởng thành hơn ông nội, ông ngoại của chúng.Motoro (thảo luận) 19:26, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Sr phải comment, đến phì cười. =]]  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 22:40, ngày 14 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Rảnh thì Mikhail Sholokhov ghé qua xem Putin khuilo! người ta viết gì về nước Nga nhé.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:11, ngày 17 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu nhiều nguồn thứ cấp nói đến nó mà dạng nguồn thứ cấp lại đa dạng, tức là báo Anh, Pháp, Mỹ, Trung, Việt, Nhật đều có nhắc. Theo Khov có nổi bật không?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 23:32, ngày 17 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re

[sửa mã nguồn]
Cứ bình tĩnh (có lẽ nói câu đó lúc này là thừa) đời là thế mà nói chung chính vì thế nên chúng ta không sợ bom đặc trên xe buýt như các nước khác vì chỉ mới để đó quay tới quay lui là túi bom "bốc hơi" rồi (hình như khi nổ thường là chỗ trú ẩn ít người) cứ xem như số tiền tên trộm "móc" được là để trả cho cái mạng đó đi. Còn cái của tôi đến 3 TB kìa.Tnt1984 (thảo luận) 05:45, ngày 23 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Seagate Expansion 3 TB cũng tốt chỉ có điều nó đòi dây cắm điện riêng. Đang tính mua cái nữa vì sắp tràn ổ đĩa mặc dù máy ổ cứng cũng cỡ 3 TB.Tnt1984 (thảo luận) 06:50, ngày 23 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đau họng luôn rồi!
P/s: Hehe, bạn tớ đang bán 1 cái Seagate Expansion 3 TB. Ai có nhu cầu thì PM nhé (quảng cáo!). Thái Nhi (thảo luận) 00:32, ngày 28 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Do chưa xem loạt này bao giờ nên cũng chưa biết nội dung nhưng nhìn tên thì chắc là kêu gọi bảo vệ trái đất? Nhưng có lẽ sẽ không thể xem được tác phẩm này trong thời gian gần do còn nhiều tác phẩm khác đang ở trong danh sách kế hoạch cùng một mớ phân tích thử nghiệm trông có vẻ sẽ ngày càng nhiều. Dù sao thì nghe một trong rất nhiềi bài hát cùng chủ đề cho vui.Tnt1984 (thảo luận) 10:31, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Dính chấu nhỉ? Đúng là không nên đánh giá cuốn sách qua cái bìa.Tnt1984 (thảo luận) 11:03, ngày 10 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Đang dịch"

[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn đã gắn giúp mình. --ngọcminh.oss (thảo luận) 18:06, ngày 24 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên

[sửa mã nguồn]
Dù biết bạn bận nhiều việc, nhưng mình vẫn "tham lam" và mong muốn bạn tham gia nhóm này. Nếu bạn chấp nhận mình xin trân trọng đề cử và hết lòng ủng hộ bạn. Thân mến.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 05:44, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bạn xem Wikipedia:Hướng dẫn dành cho điều phối viên để biết rõ hơn. Nói tóm lại điều phối viên có mọi quyền trên một trang bài.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:22, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Điốt phát quang hữu cơ mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 15:43, ngày 30 tháng 6 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đổi tên bài

[sửa mã nguồn]

Không đổi Interlink à?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:50, ngày 1 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cũng có tự đổi, lâu lâu nó không đổi được.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:55, ngày 1 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Die Linke

[sửa mã nguồn]

Trước đây thì SPD là phe tả, CDU phe hữu. Nhưng dần rồi đảng nào nắm quyền thì phải thực hiện đường lối chính giữa, để giải quyết các vấn đề một cách thực tiễn không giáo điều. Hiện thời 2 đảng lớn đang nắm quyền, tha hồ muốn làm gì thì làm. Chính quyền mà mạnh quá thì cũng có thể đe dọa nền dân chủ. Đó là vấn đề hiện thời của 2 đảng die Linke, và đảng Xanh trên chính trường chính trị Đức, không đủ sức mạnh cho phe đối lập. Đảng FDP của ông Rösler thì hiện thời không có tiếng nói trong quốc hội. Thiệt ra đảng die Linke chỉ làm cho SPD khó chịu vì sợ bị dành phiếu. Còn die Linke càng quậy chừng nào thì CDU càng có thể được phiếu của những người đứng giữa mà lưỡng lự không biết bầu cho CDU hay SPD. Vấn đề của đảng die Linke là họ chỉ đại diện cho những người theo phe tả quá khích, hoặc nhóm người nghèo, không có nhiều những thành phần trung lưu như bên đảng Xanh. Chừng nào họ không thành công trong việc tham dự vào các chính quyền tiểu bang ở Tây Đức cũ, thì chỉ đóng vai trò đối lập. Khi nào nước Đức còn ổn định về vấn đề kinh tế thì vai trò của họ rất mờ nhạt. DanGong (thảo luận) 10:51, ngày 3 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Màu tượng trưng cho CDU là màu đen. Thường thì Đen thích lập chính phủ chung với Vàng (FDP) (thân hữu) còn SPD (Đỏ) thì với Xanh (die Grüne) (thân tả). Tuy nhiên lâu lâu cái thế bắt buộc khiến 2 đảng lớn Đen và Đỏ phải làm việc với nhau. DanGong (thảo luận) 12:55, ngày 3 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
Hiện tại đảng cánh Tả đang liên hiệp với SPD và đảng Xanh lập chánh phủ ở một bang bên vùng Đông Đức cũ, Thüringen. Đây là lần đầu tiên có thủ hiến một bang thuộc đảng cánh Tả. Năm 2011, đảng Xanh cũng làm được việc này ở Baden-Würtemberg. Chỉ có sự khác biệt là BW là một bang giầu nhất và ít thất nghiệp nhất. DanGong (thảo luận) 13:47, ngày 8 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
1. Việc Phổ là tinh hoa của đất nước Đức là chuyện quá khứ. Hiện tại những cơ sở kinh tế, kỹ nghệ của Đức tập trung ở miền Nam, trước đây là những vùng nông nghiệp như ở Bayern và Baden-Würtemberg. Ở miền Bắc giàu có thì có bang Hamburg nhờ việc thương mại lâu đời. Berlin chỉ còn có thể gọi là trung tâm văn hóa. Được việc này cũng nhờ các bang đồng ý chuyển thủ đô về đây. Có lẽ vì tinh thần hòa hợp, đoàn kết với những bang ở Đông Đức. Thành phố này luôn thiếu nợ, có xây một phi trường mà xây hoài không xong, đang làm trò cười cho cả nước Đức. Chị Merkel tuy lớn lên ở Brandenburg, nhưng sinh ra ở Hamburg trong một gia đình mẹ là giáo viên, cha là mục sư Tin lành. Vùng Brandenburg hiện cũng là một vùng nghèo và có số thất nghiệp cao. Ở Đông Đức có khả năng vương lên là vùng Sachsen (Dresden, Leipzig).
2. Chuyện chính trị nhiều khi có những hậu quả oái oăm. Martin Luther tuy có tạo ra tinh thần đoàn kết giữa người Đức do việc dịch kinh thánh ra tiếng Đức, đưa tới việc nước Đức dần dần có chữ viết phổ thông chung. Nhưng đạo Tin lành của ông mà nhiều người theo, đã gây sự chia rẽ giữa các công tước Đức trộn thêm ảnh hưởng của các nước chung quanh đưa đến một cuộc chiến 30 năm mà dân chết gần 45% dân số. Ngược lại Napoleon tuy đánh phá Đức, nhưng lại đưa đến tinh thần đoàn kết tạo ra một nước Đức mà chỉ tồn tại từ năm 1871. Tuy nhiên chuyện Đức giàu mạnh không phải tự nhiên. Nền kỹ thuật của nó đã phát triển rất cao và bắt đầu vượt qua các nước khác trước đệ nhị thế chiến. Kỹ thuật Hoa Kỳ phát triển trong WWII cũng nhờ rất nhiều vào các khoa học gia Do Thái từ Đức di cư. Sau chiến tranh, các khoa học gia Đức di dân sang Hoa kỳ và cả Liên Xô cũng giúp 2 nước này rất nhiều trong cuộc chạy đua kỹ thuật. DanGong (thảo luận) 14:40, ngày 8 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

ABC

[sửa mã nguồn]

Tôi thấy Khov ở Wiki này lâu như vậy nhưng có 1 đặc điểm rất giống Motoro (thảo luận · đóng góp) là hay mất bình tĩnh trong thảo luận, nhất là chủ đề nóng. Chán hai bạn quá.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:36, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu tính nó vậy thì hạn chế thôi, tôi gặp Khov thì tôi rút trước chứ sao.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:44, ngày 5 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Tổng tuyển cử Pakistan 1970 mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 01:20, ngày 7 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời


Nhờ

[sửa mã nguồn]

Bạn bổ sung Luật Đất đai (Việt Nam) nếu có thể.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 09:29, ngày 8 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re: Chụp mũ

[sửa mã nguồn]

Hiện tượng chụp mũ đã có từ thời en:Red Scare và trước đó; nó lớn mạnh vào thời Thượng nghị sĩ McCarthy ("Cộng sản đã xâm nhập vào bộ máy chính quyền"). Bây giờ không còn mạnh nữa. NHD (thảo luận) 22:09, ngày 8 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nhờ góp ý

[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn góp ý cho tôi ở đây: Wikipedia:Thảo luận#Chốt các thông điệp đưa lên trang chính. Cảm ơn bạn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 12:32, ngày 9 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Rumours

[sửa mã nguồn]

Wow, tôi thấy bác có viết (tạm dịch, blablabla) vào bài. Phần bác viết, thứ nhất là không đúng quy ước trình bày về nhan đề album, thứ hai là dịch cũng chưa sát nghĩa (số nhiều). Tôi đang phản đối mà bác chèn vô, chân thành "cám ơn" vì sự quan tâm (và "ủng hộ"). DangTungDuong (thảo luận) 23:26, ngày 11 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có biết

[sửa mã nguồn]

Cuối tuần này tôi có việc bận cho nên không thể cập nhật được trang Bạn có biết trong vòng 4 tuần, đến đầu tháng 8 mới có thể sửa được (tôi bận công tác tuần sau rồi du lịch 2 tuần sau đó). Nhờ Sholokhov và các thành viên tích cực khác giúp cập nhật trang này trong lúc tôi vắng mặt. Cảm ơn nhiều! NHD (thảo luận) 05:07, ngày 12 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết El Santo mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 02:13, ngày 14 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

BVT

[sửa mã nguồn]

Hiện có đề cử tại Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt, mong bác vào đóng góp ý kiến, thời hạn cũng sắp hết rồi. DangTungDuong (thảo luận) 21:09, ngày 15 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mời biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Biểu quyết về việc sử dụng Roma/La Mã cho các ngữ cảnh cổ đại

Chào bạn, hiện đang có biểu quyết về việc sử dụng Roma/La Mã ở ngữ cảnh cổ đại cho các bài viết trên Wikipedia tiếng Việt. Mời bạn vào đây để cho ý kiến của mình về biểu quyết. Michel Djerzinski (thảo luận) 07:44, ngày 16 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xin chào, có bạn đã di chuyển sang mục Biểu quyết. Xin xem ở đây

Tần

[sửa mã nguồn]

Cả 2 vế đều đúng. Khi Nho giáo đắc thời thì họ có quyền lên tiếng tố khổ và lên án mạnh mẽ kẻ đã sát hại tới 460 người (thực ra chỉ bằng trên 0,1% nạn nhân của thảm sát Trường Bình) tiền bối. Nhưng quay lại nhìn nước Tần từ khi phát triển tới khi thâu tóm thiên hạ thì "án" không oan sai. Cái tàn bạo từ nước Tần tới nhà Tần chỉ là sự kế tiếp nhau trong 1 "truyền thống lâu đời". Trong lãnh thổ Tần thì chuyện đó là bình thường, nhưng khi Tần ngày càng phình ra mà áp nó vào tất cả lãnh thổ chiếm đóng thì tất cả đều sốc trước hệ thống cai trị của cái chính quyền mà đời cha ông họ mới chỉ ở một góc và đã được mệnh danh là "nước lang sói".--Trungda (thảo luận) 16:59, ngày 20 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Diễn văn ngày 11 tháng 8 của Muhammad Ali Jinnah mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

ALittleQuenhi (thảo luận) 11:22, ngày 21 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bắc Yên

[sửa mã nguồn]

Bắc Yên là do Bắc Ngụy diệt. Chỉ mỗi Phùng Hoằng bị người Cao Cú Ly giết thôi. Thái Nhi (thảo luận) 02:11, ngày 22 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mối quan hệ Bắc Yên và - Cao Cú Ly đại thể về danh nghĩa là đại quốc và chư hầu. Tuy nhiên trên thực tế thì chư hầu Cao Cú Ly đang thời cường thịnh, nhiều lần xuất binh việc trợ Bắc Yên chống Bắc Ngụy. Trước khi bị Bắc Ngụy diệt, Phùng Hoằng đã yêu cầu Cao Cú Ly đưa quân sang hộ tống. Nhân dịp này, quân Cao Cú Ly trang sang cướp phá phần còn lại của Bắc Yên, sau đó rút về, đưa cả triều đình và một phần dân Bắc Yên qua. Đây chính là lý do đoạn diễn giải tiếng Anh như trên. Sau khi Bắc Yên hoàn toàn diệt vong, Phùng Hoằng tuy tỵ nạn ở Cao Cú Ly, nhưng vẫn tự xem mình là quân chủ, mục hạ vô nhân đối với triều đình Cao Cú Ly. Điều này dẫn đến cái chết của ông ta. Một nước không có 2 vua, nhất là khi Thiên vương Phùng Hoằng chỉ là ông vua mất nước so với Trường Thọ vương Koryon là một ông vua chiến binh. Thái Nhi (thảo luận) 03:45, ngày 22 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cảm ơn Thái Nhi đã trả lời sớm. Đây chính là tình cảnh của anh em Viên Thượng, Viên Hy khi tất tả vào đất Công Tôn Khang. Đất đai cơ nghiệp mất về tay người này, thân chết về tay người khác. Tương tự, đất đai Tiền Tần bị Hậu Tần chiếm nhưng vua cuối Phù Sùng thì bị Tây Tần giết; vua Hạ là Hách Liên Định bị Bắc Ngụy chiếm nước nhưng thân lại chết về tay Thổ Cốc Hồn; nói gần nữa thì Nùng Trí Cao bị Tống đánh thua nhưng lại bị Đại Lý giết.--Trungda (thảo luận) 07:24, ngày 22 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

NNNX

[sửa mã nguồn]

Sau khi anh sửa mục Chiến dịch Campuchia thì nó dài 3 dòng trên màn hình rộng, màn hình nhỏ thì thành 5 dòng. Và hình như ngoài quân Giải phóng MN còn có quân đội ND nữa mà.--CNBH (thảo luận) 09:13, ngày 22 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re: Maharaja Holkar

[sửa mã nguồn]

Uhm, nếu ko chết sớm như vậy thì có khả năng ông sẽ "đi trước thời đại", giành độc lập cho Ấn Độ khỏi thực dân Anh rồi. Có điều mấy bài wikipedia tiếng Anh viết về vua Ấn văn phong thường hơi lủng củng và khó đọc.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:30, ngày 22 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Mời tham gia BQ

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia BQ Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc thống nhất sử dụng tên gọi Roma hay La Mã.Nguyentrongphu (thảo luận) 08:52, ngày 26 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Xây dựng dự án

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia xây dựng dự án Ngôn ngữ בנימין (thảo luận) 10:27, ngày 27 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Đê nhà Nguyễn

[sửa mã nguồn]

Tôi chưa đi sâu về vấn đề này nên khó nói rõ nguyên nhân thực sự. Có 1 nguyên nhân vì có thể vì thiên nhiên hung dữ hơn hoặc đã đến thời điểm biến đổi sau một thời gian dài ở trạng thái cũ, mà con người thời đó chưa kịp thời nhận ra để có biện pháp khoa học (cái đó phải ở trời Tây) nào chỉ ra và chống đỡ.--Trungda (thảo luận) 06:51, ngày 31 tháng 7 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tôi thấy quân đội nhà Nguyễn có một đặc điểm rất hay khi họ không dùng kỵ binh tham chiến, trái ngược với đội quân "đi trước thời đại" của Phú Lang Sa đã thả kỵ binh phơi thây trên các chiến trường Woerth, Mars-la-Tour, Sedan...--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:40, ngày 2 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có tin nhắn mới
Bạn có tin nhắn mới
Xin chào, Sholokhov. Bạn có tin nhắn mới tại Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2014/Tuần 31#Không ai cập nhật cả.
Bạn có thể xóa thông báo này bằng cách xóa bỏ bản mẫu {{Hồi âm}} hoặc {{ha}}.
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Sikorsky CH-53E Super Stallion mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết ở Wikipedia:Biểu quyết/Biểu quyết về việc đưa thông điệp kêu gọi tham gia lên trang chính. Xin cảm ơn! --ngọcminh.oss (thảo luận) 13:40, ngày 18 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Re

[sửa mã nguồn]

Bộ này chưa xem nên cũng chẳng biết cái kết ra sao nữa.Tnt1984 (thảo luận) 14:06, ngày 27 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nếu đang thiếu ý tưởng để "ngoáy bút" thì có một công nghệ "viễn tưởng" của thế kỷ trước để tham khảo. Có lẽ đến thế kỷ này dù nước nào thật sự hoàn thiện nó cũng chưa dám công bố vì tính cực độc trong việc có thể thu thập dữ liệu tình báo.Tnt1984 (thảo luận) 14:31, ngày 27 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bộ đó chưa kết thúc nên chưa chắc sẽ như thế nào. Nhưng công nghệ này không phải tạo zombie mà là hồi sinh nên nếu hoàn thiện và công bố đảm bảo sẽ có người nhảy tưng tưng lên về "quyền được chết", "ngược ý chúa" hay những thứ gì đó tương tự.Tnt1984 (thảo luận) 05:04, ngày 28 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ không cần lo mấy nhà khoa học chắc chắn tính tới nó rồi vì nó đã có gần cả thế kỷ để phát triển. Chỉ là những người phát triển thấy xã hội chưa sẵn sàng để tiếp nhận nó hay có vài "ứng dụng độc đáo" hoặc moi tiền của mấy tay giàu sụ khi ít người làm được nên chưa "bình dân" chứ những người trong giới chắc biết cả rồi. Cứ như mấy hãng thuốc lớn cố bóp thuốc hiệu qua giá rẻ để thuốc "cắt cổ" kém hiệu quả của mình bán được vậy (một ví dụ là Tamiflu) chứ trong quân đội nếu bị cảm quân y đưa có ba viên uống xong hết ngày là hết bệnh chứ có phải uống cả chục viên cả tuần như mua ở hiệu thuốc đâu.Tnt1984 (thảo luận) 04:02, ngày 29 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Dịch vụ niềm tin" thì có lẽ thế nhưng niềm tin thật sự thì vẫn cần thiết đấy dù khoa học tiến bộ cỡ nào đi nữa. Mấy người nổ tiếng và thành công trong cuộc sống mê tín khủng bố đấy nhé cả mấy ông khoa học cũng thế.Tnt1984 (thảo luận) 06:40, ngày 29 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái đó thì giống như tồn tại hay không tồn tại vậy. Nội việc Superman và Batman hay Superman và Supersaiyan biết tỏng chả ai tồn tại nhưng việc ai hơn ai các fan cũng choảng nhau cho đến tết rồi.Tnt1984 (thảo luận) 13:39, ngày 29 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tương tự là điều gì đến sẽ đến. Hình như đang trong kỳ nghỉ lễ thì phải tặng bạn để thư giãn đường trường này có lẽ nên nghe bài ở khoảng 20:40.Tnt1984 (thảo luận) 13:39, ngày 31 tháng 8 năm 2014 (UTC)Trả lời

A những bài hát nổi tiếng từ những thập niên trước gợi nhớ lại những kỷ niệm xưa như bài này.Tnt1984 (thảo luận) 14:00, ngày 1 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Những bài hát này nghe cả từ rất lâu rồi cũng hay nhưng chỉ có đều là không biết tên. Thời đó biết được tên là cũng hay lắm đấy vì chẳng có mạng đâu mà tìm hiểu. Còn hiện tại thì có cả đống thứ để quan tâm nên chỉ nghe tạm các bộ sưu tập của hai người anh em game và anime và thấy chúng cũng được đầu tư rất kỹ chỉ có đều ít được biết tới hơn.Tnt1984 (thảo luận) 12:49, ngày 4 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bây giờ mới nhớ ra tên bài này không biết bạn nghe chưa nhưng nó thuộc ngôn ngữ chắc chưa nghe bao giờ nhưng giai điệu cũng êm ái.Tnt1984 (thảo luận) 13:10, ngày 4 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Bài đó thì chưa nghe bao giờ. Hình như cuối tuần rồi thì phải tặng bạn bản ghita này.Tnt1984 (thảo luận) 11:07, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hình như bài đó "đính kèm" với bài kia thì phải? Dù sao thì người anh em đang "ôn lại" bộ Samurai 7 nên cũng nghía một tý.Tnt1984 (thảo luận) 12:46, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Nói chung thì chưa đọc tác phẩm của tác giả này.Tnt1984 (thảo luận) 14:50, ngày 5 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Trên có thế giới có rất nhiều bản nhạc dân ca khác nhau nhưng có lẽ chưa cần biến trang thảo luận thành kênh chia sẻ nhạc quá mạng đâu nhỉ vì vốn không phải là thành viên trong dự án âm nhạc. Dù sao thì có lẽ chẳng cần dông dài làm gì.Tnt1984 (thảo luận) 15:17, ngày 10 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đang tự hỏi khẩu này tên gì. Cứ đợi đến mai là biết kết quả kiểm phiếu thôi mà không cần phải vội.Tnt1984 (thảo luận) 14:49, ngày 18 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lý do thì đợi vài ngày nữa chắc là các báo sẽ có một đống phân tích từ các "chuyên gia" thôi. Có lẽ điểm đến tiếp theo là Catalan dù kết quả bên này thế nào thì bên đó vẫn muốn thử.Tnt1984 (thảo luận) 07:28, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ phần Scotland thì cứ cho tự xử đi dù tỷ số quá bán nhưng cũng cho thấy có sự chia rẽ lớn tại khu này.Tnt1984 (thảo luận) 11:07, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Muốn biết rõ hơn thì có lẽ cần tìm hiểu kỹ hơn về mảng "các trò chơi chính trị". Nội việc nói một cuộc bỏ phiếu ly khai là hợp pháp thì thấy nghi rồi (có thể đoán trước kết quả trừ khi có gì quá bất ngờ) đã vậy lại còn diễn ra sau một thời gian định trước nữa đảm bảo là mấy ông nghị đã rào trước chắn sau hết cả rồi (cách nào thì chỉ có mấy ổng biết) mới dám nói thế còn lại là bất hợp pháp. Dù sao thì cũng khen thủ tướng Anh và bộ nội vụ có cách hay ngăn việc nghe càm ràm đòi độc lập hay choảng nhau thêm vài chục năm tới.Tnt1984 (thảo luận) 12:28, ngày 19 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Lý do thì cứ cho tha hồ đoán hay đợi dài cổ để tác giả nói như trong Sakigake!! Kuromati Kōkō.Tnt1984 (thảo luận) 05:57, ngày 25 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Kế hoạch tiếp theo là TKB-022 nhưng với việc con bot up hình commons có vẻ được đặt 6 tháng up một lần và lần gần nhất là tháng 6. Như thế có lẽ đủ để đoán được khi nào thì mảng vũ khí được tiếp tục. Có vẽ người anh em cũng không bận tâm lắm đến quãng thời gian này khi đang bận "nhồi sọ" "trẻ thơ" với một đống thí nghiệm.Tnt1984 (thảo luận) 11:02, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Cái đó thì không rõ do chưa đụng đến loại này bao giờ. Nhưng có thông tin để tham khảo tý về "trục trặc nhỏ".Tnt1984 (thảo luận) 06:26, ngày 17 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó thì chắc tùy cách hiểu của mỗi người (hay được dạy như thế) vì trong các loại súng nạp đạn bằng bộ giật lùi nòng ngắn thì khi nòng súng lùi một đoạn nó sẽ vào bộ phận "khóa" tức một cái gờ hay cái gì đó sẽ giữ nòng đứng yên không nhúc nhích cho đến khi các bộ phận khác hoàn tất chu kỳ chuyển động với tôi thì đó mới là bệ khóa nòng còn với người khác hiểu thế nào thì không rõ.Tnt1984 (thảo luận) 05:43, ngày 5 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Chỉ cần để ý đến những thông tin có thể dùng được là được có vẻ như BQP cho phép "rò" vài thông tin về trang bị ra ngoài sau khi ai đó bị "sờ gáy" trên Youtube vì cái tội tự sướng khi đang học, còn cứ để cho các thánh phán với nhau. Đăng tài liệu dạy học của quân khu lên thì cá là lại nói là dài dòng và vớ vẩn?Tnt1984 (thảo luận) 12:14, ngày 11 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đâu ai nói phải chú thích đâu nào? Chỉ cần nguồn thôi là đủ.Tnt1984 (thảo luận) 06:08, ngày 17 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Vẫn lăng tăng với cái "khóa nòng" gì đó à? Có lẽ bạn nên chơi thử trò này người anh em đóng góp một tý.Tnt1984 (thảo luận) 11:52, ngày 2 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Nếu muốn hiểu kỹ cái bệ với cái chốt hoạt động thế nào rõ hơn thì có lẽ là xem AK-47.Tnt1984 (thảo luận) 12:17, ngày 2 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Trực quan sinh động vẫn không hiểu à? Có lẽ do chưa quen cơ khí nên chưa hiểu ngay. Gợi ý nhé trong bệ có rãnh xoắn còn chốt có gờ khi bệ lùi chốt đang khóa sẽ đứng yên nhưng gờ sẽ khiến chốt xoay theo rãnh đến vị trí mở khóa và kéo ra. Cứ ngâm dấm theo hướng đó đi từ từ sẽ hiểu.Tnt1984 (thảo luận) 15:12, ngày 2 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Tương tự hay không?Tnt1984 (thảo luận) 16:03, ngày 6 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Xin lỗi nhưng có vẻ loại này không nằm trong danh sách cần quan tâm phát triển do cấu tạo giống như AK mà cấu tạo của AK thì quen chán rồi nên có lẽ cứ để như thế trừ khi ai đó muốn hệ đo lường Anh-Mỹ bị dọn sạch khỏi bài.Tnt1984 (thảo luận) 10:58, ngày 19 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Không dính gì cả nhưng cứ để ý đến việc đó đi.Tnt1984 (thảo luận) 11:02, ngày 19 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Làm sao biết được mấy ông thiết kế tính gì trong đầu chỉ biết là làm sạch hai khẩu này là ác mộng còn may là độ tin cậy cao nên lâu lâu mới phải làm.Tnt1984 (thảo luận) 04:46, ngày 20 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Cái đó thì có lẽ bạn nên hỏi các thành viên chuyên về mảng này hay tìm sách để đọc (về mảng này thì chắc chỉ khoảng... 700 trang mỗi cuốn nếu chi tiết thôi) chứ tôi thì có lẽ chịu.Tnt1984 (thảo luận) 09:17, ngày 13 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Còn ai đó muốn đi hướng chuyên đề radar thì có lẽ thử lướt qua qua phần "cơ bản" xem có hiểu gì không rồi hãy đi tiếp.Tnt1984 (thảo luận) 12:22, ngày 13 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Theo tôi thấy thì cách gọi đó giống với loại này hơn.Tnt1984 (thảo luận) 05:51, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Sai hay đúng thì cứ đưa cái nguồn nói nó thế cái đã nào giải thích chi cho dài dòng.Tnt1984 (thảo luận) 05:59, ngày 13 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thì đúng rồi còn gì vì trông có vẻ Nga xếp dòng AK vào dòng tiểu liên.Tnt1984 (thảo luận) 03:10, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tất nhiên AK không dùng đạn súng ngắn nhưng Nga xếp nó vào loại này cũng như KS-23 là súng các bin nhưng dùng đạn shotgun.Tnt1984 (thảo luận) 03:17, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Xếp loại ban đầu nó thế nên sai hay đúng thì cứ việc càm ràm với bộ phận phân loại ban đầu của Nga hay chấu Âu phương Tây (not me).Tnt1984 (thảo luận) 03:25, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có chắc là mấy cha nội buôn vũ khí sẽ gọi theo không?Tnt1984 (thảo luận) 04:57, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Colt still called these Submachine-guns?Tnt1984 (thảo luận) 05:14, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Có chính phủ Nga và chính phủ Hoa Kỳ như nguồn ở trên?Tnt1984 (thảo luận) 05:09, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Và đã nói rồi xếp loại sau này thì chưa biết nhưng xếp loại ban đầu nó thế và cách gọi trong tiếng Việt là từ xếp loại ban đầu nên cố cãi ở đây làm gì đi cãi với chính phủ các nước ấy.Tnt1984 (thảo luận) 05:22, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Kết lại vẫn như cũ chỉ thêm AK-47, M16 được gọi là tiểu liên lúc đầu. Xong.Tnt1984 (thảo luận) 05:25, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Thì AK cũng có dùng pítol's ammo đâu mà vẫn gọi là submachine gun thế nhé.Tnt1984 (thảo luận) 05:27, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Nó đúng trong thời kỳ trước nhưng thời kỳ sau thì nên xem lại vì như cây mọc ra nhiều nhánh theo thời gian.Tnt1984 (thảo luận) 05:35, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thì ai đó rảnh thì dọn sạch bài tiểu liên theo "thời kỳ mới" đi vì tôi thấy từ diển Lạc Việt nó nói thế.Tnt1984 (thảo luận) 05:55, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chọn nào đã có trước trên đây như cách viết bài mọi khi trên đây thôi.Tnt1984 (thảo luận) 06:27, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Chuyện thường ngày ở huyện trên wiki thôi mà. Nhồi cả hai cuốn từ diển vào bài đi bàn cho nhiều mà cũng chẳng thêm được một chữ. Có ai có hình của loại này không?Tnt1984 (thảo luận) 06:57, ngày 14 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Xa xôi ngàn dặm hay sát bên nhưng chưa ai muốn đi hoặc đầu tư đường đó. Lý do cho tha hồ chọn.Tnt1984 (thảo luận) 06:32, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đúng là trong "khoảng" 1000 nữa tính từ đây là sẽ chế ra. Còn súng laser thì cần gì điện nhỉ vẫn nạp đạn như bình thường sau mỗi lần bắn.Tnt1984 (thảo luận) 11:57, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
PS vẫn như mọi khi.Tnt1984 (thảo luận) 10:28, ngày 16 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thích thứ này hơn nhưng với thể chất người Việt thì hình như nó hơi nặng và to.Tnt1984 (thảo luận) 06:46, ngày 23 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vẫn như mọi khi với việc cho nguồn-nói-thế trước khi sửa bạn nhé.Tnt1984 (thảo luận) 10:05, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Còn tôi sau khi xem qua sự phát triển của các dòng thì thấy chúng gần như là một đấy chứ.Tnt1984 (thảo luận) 11:57, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có lẽ không cần giải thích nhiều nữa vì đã giải trong thảo luận rồi. Cái gì đúng ý mình thì là cơm là ngọc còn cái gì trái ý thì là cám là trấu mọi thứ diễn ra bình thường như nó vẫn thế.Tnt1984 (thảo luận) 12:11, ngày 26 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bạn cứ lo nguồn đi nếu sau 7 ngày không có thì nó sẽ có tên đó rồi mọi người "bàn luận" dùng thứ tiếng nào sau. Và bài SMG mà bạn đang cố tạo tên mới có thể mang tên maschinenpistole (muốn tên tiếng Việt thì cứ có nguồn sách)... Rất tuyệt khi trở lại tên cội nguồn chỉ tiếc là Ba Lan (ý lộn Ý chứ nhỉ) lại xếp khẩu tiểu liên đầu tiên vào loại khác nếu không nó sẽ có tiếng Ý (Pistola mitragliatrice). Cũng như phần dưới của bài tiểu liên trông có vẻ có thể bay được rồi vì nó không có ghi trong từ điển bách khoa. Có lẽ kế hoạch thực của bạn là gắn tên tiếng Việt bạn muốn vào các định nghĩa còn người anh em thì chẳng cần biết SMG là gì gì cả nhưng bạn lại đang làm cho "công việc khác" tiến triển nhanh hơn kế hoạch nên cứ theo cho vui.Tnt1984 (thảo luận) 09:51, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bắn trúng tim đen rồi à? Đừng lo sẽ còn vui (theo kế hoạch) dài dài mà. Có lẽ cũng giải trí với pháo hoa tý đi.Tnt1984 (thảo luận) 12:07, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Tên thì cứ có nguồn. Cứ thế bạn nhé.Tnt1984 (thảo luận) 12:16, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Đúng thế có lẽ sẽ cần các nhà xuất bản phát hành nhiều sách hơn nữa (và có ghi là mình xuất bản trên trang mạng). Và ngày mai tiếp tục theo kế hoạch như mọi khi chứ nhỉ.Tnt1984 (thảo luận) 12:53, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Không, tiếp tục lùi sửa chứ vì còn khoảng ngàn bài cần dọn và cái biểu quyết kia chưa xong ít nhất là cho đến tháng sau nếu như nó hợp lệ. Breechlock là khóa nòng rồi không thành vấn đề còn không thích thì nó thành bolt nhé rất đơn giản.Tnt1984 (thảo luận) 13:12, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cực kỳ ưu tiên gần như làm trung tâm của vũ trụ... khi có nguồn.Tnt1984 (thảo luận) 10:19, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Quan tâm đến sách khẳng định Bolt = khoá nòng không phải ghi "khoá nòng của súng XXX" hơn. Mà nó có cần thành bolt không mà thích nhắc thế lo cái battle rifle đi.Tnt1984 (thảo luận) 13:23, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re: Cánh hữu - cánh tả

[sửa mã nguồn]

Đó là Jamaica. Đảng cánh tả là en:People's National Party còn đảng cánh hữu là en:Jamaica Labour Party. NHD (thảo luận) 16:01, ngày 1 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Motoro nói không đúng, nếu nói dân chúng dốt nát là đánh đồng cả dân tộc, bảo sao ngừoi ta không ưa.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:41, ngày 3 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời
Tìm người có cùng suy nghĩ với tôi có lẽ khó, Khov với Motoro không ai phù hợp. Xin lỗi Khov đi ở đây. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:07, ngày 3 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên

[sửa mã nguồn]

Mời bạn vào đây cho ý kiến về các đề cử.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 07:33, ngày 21 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Ngày xưa bạn mạnh mẽ lắm mà? Hi vọng bạn còn giữ cái mạnh mẽ ấy.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 08:51, ngày 25 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Vậy chúc bạn mau khỏe, đóng góp nhiều cho Wikipedia.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:40, ngày 29 tháng 9 năm 2014 (UTC)Trả lời

Winner

[sửa mã nguồn]

Tôi biết người thắng trong các cuộc đấu trí là những người có khá nhiều phẩm chất ưu việt. Tuy nhiên, nếu thông tin về người đó không có một mốc xác lập cụ thể nào (so sánh nhất, đầu tiên, duy nhất, nhiều nhất, trẻ nhất, già nhất, duy nhất thắng tất cả các giải trong 1 năm nào đó...) để đưa vào câu đề cử thì khó diễn đạt sao để thuyết phục người đọc (câu đại loại như "đã đoạt nhiều giải" không có gì cụ thể để nêu bật gây chú ý được).--Trungda (thảo luận) 10:29, ngày 7 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bạn có thể tìm một cách diễn đạt câu để nêu rõ điều đó.--Trungda (thảo luận) 04:12, ngày 9 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thảo luận:Hòa giải và hòa hợp dân tộc ở Việt Nam

[sửa mã nguồn]

Bạn vào luôn đi cho nó xôm tụ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 15:44, ngày 9 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Học viện chính trị Công an nhân dân

[sửa mã nguồn]

Bạn viết hộ mấy câu với, kiếm người am hiểu thì ẩn dật ở Wiki này rồi. Có người nhờ tôi viết bài này.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 19:14, ngày 10 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Hòa giải

[sửa mã nguồn]

Cả Nga lẫn Hoa Kỳ đều còn đang tranh chấp dành ảnh hưởng nhất là ở Âu Châu, cho nên cho dù có hòa giải rồi thì vẫn có những xung đột mới. Tuy nhiên một thời gian dân chúng hai bên được đi lại, làm ăn tương đối là rất thoải mái, ngoại trừ những thành phần bị cấm vận. Về việc xóa bỏ hận thù thì nước Đức làm rất tốt, ta nên làm gương. Làm được thì chỉ có lợi cho mình về lâu về dài. Bạn cứ tìm hiểu quan hệ của Đức với nước Do Thái và quan hệ của Nhật Bản với Hàn Quốc. Người Đức không dấu diếm về những tội phạm của cha ông mình trong quá khứ và tìm cách hàn gắn. Liên Minh Âu Châu cũng cho thấy tại sao nước Pháp và Đức là hai kẻ thù truyền kiếp đánh nhau cả mấy trăm năm nay, cả trước thời Napoleon, mà bây giờ có thể bắt tay làm việc chung. Đó là do nỗ lực của đôi bên, sau khi thấy hậu quả của thế chiến thứ Hai. Dĩ nhiên là một phần nào thành kiến vẫn còn đó, và còn tùy theo quan điểm của mỗi người thủ cựu hay cởi mở, hướng tới tương lai hay cứ nghĩ tới quá khứ. DanGong (thảo luận) 13:19, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Thấy Khov căng thẳng quá. Xem phim này giải trí nha.

http://www.youtube.com/watch?v=RAAo-ievY5g

Rotave (thảo luận) 13:40, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có comment ở dưới kêu phim này là xờ nờ, ba que xỏ ná =)) Dẹp cái phim ba que xỏ ná ấy đi, xem cái này: http://www.youtube.com/watch?v=1BItSoe-FyQ  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:43, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Mình lúc trước không rành về liên hệ giữa 2 nước này. Nhưng khi tìm hiểu về Phong trào sinh viên Hoa Hướng Dương thì thấy là Đài Loan và Trung Quốc đã có nhiều cố gắng mở rộng những quan hệ về giao thông, kinh tế và viễn thông, đến nỗi nhiều người ở Đài Loan lo sợ sẽ bị lệ thuộc quá mức vào Trung Quốc làm ảnh hưởng không tốt tới lối sống tự do kiểu Tây phương và những quyền lợi công dân dân chủ mà họ đang được hưởng. Mà ai ở Đài Loan đã chủ trương xích lại gần Trung Quốc? Đó chính là những người trong đảng KMT mà đã cầm quyền trở lại từ năm 2008. Có lẽ 2 bên đặt nặng vấn đề lợi ích kinh tế lên trên ý thức hệ, miễn là vị thế chính trị của họ không bị thương tổn. DanGong (thảo luận) 15:16, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Chắc bạn cũng biết có lúc 2 nước này cố làm căng thẳng để ông Mỹ phải đầu tư vũ khí vào Đài Loan để nước này hưởng lợi sau đó đem lợi ích cho chia bớt cho TQ. Điều quan trọng nhất vẫn là người dân, người ta quen sống thế nào thì không dễ để thay đổi cái đó.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:05, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
@ A l p h a m a , Hoa Kỳ bán được nhiều vũ khí ở Á Châu cũng là nhờ thói hung hăng của anh Tàu Đỏ. DanGong (thảo luận) 06:57, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Thì thua chịu chấp nhận đi, người ta bảo thua làm giặc mà, giờ Ve phải nhận thua tất cả từ A -> Z còn phải nhận Khov đúng từ A -> Z thì may ra 2 bạn được hòa giải. =)) Mấy cô gái Nga trong đây [1] đẹp tuyệt. =]]  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:12, ngày 12 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời
Đơn giản là người chiến thắng luôn cho mình cái gì cũng đúng, đúng tuyệt đối, đúng từ A -> Z vì tôi chiến thắng mà. Bạn có hiểu không, tôi thắng tôi có quyền. =))  A l p h a m a  Talk - Bot - Page
Bên Âu Châu cũng vậy, Pháp và Đồng minh thắng Đức trong Đệ Nhất Thế chiến, rồi đòi hỏi quá mức, anh Đức đâm ra thù chờ cơ hội phục hận, sinh ra Thế chiến thứ Hai. Sau đó mọi phía sáng mắt ra bớt đòi bồi thường, và chịu làm ăn chung. DanGong (thảo luận) 07:04, ngày 13 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

DYK

[sửa mã nguồn]

Cuối tuần này và tuần sau tôi có việc phải đi xa cho nên không thể cập nhật trang BCB được. Nhờ Sholokhov và các thành viên tích cực giúp cập nhật. Cảm ơn nhiều! NHD (thảo luận) 01:49, ngày 22 tháng 10 năm 2014 (UTC)Trả lời

WWI

[sửa mã nguồn]

Sholokhov từng nói Đức có nhiều tướng giỏi nhất trong CTTG1. Nhưng có lẽ tướng tệ nhất trong cuộc chiến cũng là của Đức: Moltke.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:08, ngày 29 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời

Cái đó thì chuẩn rồi =)) Nhưng nói CTTG1 là chiến tranh giữa "đế quốc trẻ" và "đế quốc già" thì có đúng ko nhỉ vì những đế quốc trẻ như Ý và Nhật đứng về phe Anh-Pháp trong khi đế quốc "siêu già" của nhà Habsburg đứng về phe Đức? Vả lại những thắng lợi của Bismarck thật ra cũng ko phải quá dễ như người ta thường nghĩ, vì một số cuộc tấn công của quân Phổ bị đẩy lui với thương vong lớn như ở Mars-la-Tour và Gravelotte, và những trận đánh dai dẳng sau Sedan. Mà, theo Sholokhov thì nếu những danh tướng tài ba mà bạn nêu ra đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Đức trong chiến dịch Bỉ và Pháp năm 1914, chứ ko phải là Moltke, thì Đức có thắng ở sông Marne ko?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:53, ngày 30 tháng 11 năm 2014 (UTC)Trả lời
Theo mình thì với tình trạng chiến tranh 2 mặt trận, lại bị "ghim vào 1 thây ma" của 1 đồng minh cùi bắp như vậy thì Đức đằng nào cũng ko thắng nổi. Nếu người tổng chỉ huy năm 1914 giỏi hơn thì diễn biến có thể thuận lợi hơn và thậm chí kế hoạch Schlieffen có thể thành công, nhưng thành quả của nó khó mà giữ được lâu. À, còn thế tử Rupprecht thì có chiến công gì nổi bật ko bạn? ông này cũng đóng góp vào thất bại Marne bằng việc tiến hành các cuộc phản công ở Nancy, đổ 1 mớ quân Đức vào đây thay vì hỗ trợ mũi tấn công quyết định của Kluck và Bulow.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:42, ngày 8 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời
Có bắt nạt đc Serbia đâu, bị Serbia đánh cho bờm đầu vào cuối năm 1914, phải đến cuối năm 1915 khi Đức và Bulgaria đến giúp thì Áo mới chiếm đc Serbia. Ngòai ra trong số các tướng giỏi của Đức thời WWI có thể liệt kê thêm tướng Bruno von Mudra chỉ huy các trận rừng Argonne 1915 và thân phụ của viên tướng chỉ huy tập đoàn quân xe tăng 1 trong trận Kharkov lần thứ ba. Nhưng nếu tôi ko nhầm thì... hình như hầu hết mọi viên tướng còn lại đều ít nhất là thuộc dạng "cũng được".--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 00:38, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Có lẽ do năm 1866 họ thua vì vũ khí lạc hậu hơn Phổ nên người Áo chú trọng về chế tạo và sản xuất vũ khí như vậy. Pháo binh Áo trong WWI cũng tân tiến và quân Đức đã sử dụng rất thành công một số khẩu pháo mượn từ Áo trong trận Liege 1914 và Gorlice-Tarnow 1915. Có điều là vì tình hình trong nước bất ổn và quân đội được huấn luyện kém nên Áo-Hung vẫn không khá gì hơn. Còn Nga thì... thật ra họ cũng ko quá tồi tệ như 1 số người thường nghĩ đâu (phải chăng vì Anh-Pháp muốn cướp công cho riêng mình và sợ Nga đòi hỏi quyền lợi ở hòa ước Versailles?). Họ đẩy lui 1 số cuộc tấn công của Đức vào Ba Lan thuộc Nga cuối năm 1914 và chặn được cuộc tấn công của Đức trên mạn Kurland cuối năm 1915. Hơn nữa, Nga đánh bại được tất cả các kẻ thù ngoài Đức, và riêng về việc đánh nhau với quân Thổ thì rõ ràng họ làm tốt hơn quân Anh.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:44, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

hình như WWII có nhiều danh tướng thuộc chòm sao Thiên Yết (Rommel, Patton, Montgomery, De Gaulle...) và Nhân Mã (Zhukov, Valutin, Manstein, Kesselring, Juin...) nhỉ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:04, ngày 16 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Stg 44

[sửa mã nguồn]

Stg 44 là súng trường tấn công (assault rifle), một vũ khí kết hợp giữa súng trường (rifle) và tiểu liên (sub-machine gun). Trong quyển "50 Vũ Khí Làm Thay Đổi Cục Diện Chiến Tranh" có nói về nguồn gốc và quá trình phát triển của loại vũ khí này.--Prof MK (thảo luận) 03:42, ngày 2 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bữa giờ mình có việc bận nên không lên wiki. Tên chính thức của khẩu Stg44 là Sturmgewehr 44, tức là súng trường tấn công kiểu 44 và cái tên này theo nhiều nguồn tài liệu là do chính Quốc Trưởng Hitler chọn. Mình thực sự gần như không có kiến thức gì về súng, trừ lịch sử phát triển, nên không thể trả lời được câu hỏi của bạn về M16 nhé.--Prof MK (thảo luận) 08:11, ngày 8 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

"Xét lại"

[sửa mã nguồn]

Cái gì thái quá đều không tốt. Việc bạn nói cũng như vị thế của người đang có tiếng tốt, tự dưng bị lộ ra một (chỉ 1) việc "mất điểm" thì tự nhiên trở thành xấu hơn trong mắt mọi người, so với một người vốn có tiếng xấu nhưng tự dưng được biết đến 1 (chỉ 1) việc làm tốt <=> đội mới ghi bàn gỡ hòa thường có tâm lý "bốc" hơn đội mới bị gỡ hòa. Người ta có thể chỉ nhìn cái xấu không nhìn cái gì tốt, rồi lại nhìn vào một vài cái tốt "mới được móc ra" và vội nghĩ rằng chủ thể được xem xét đã hoàn toàn lột xác "trở thành tốt không có gì xấu" => cách nào cũng chứa đựng sai lầm; nhưng cách sau nguy hiểm hơn, vì vốn dĩ mặt trái đã được kiểm chứng trong quá khứ, còn mặt phải chỉ có tính chất bổ sung không làm thay đổi toàn cục được. Như La Quán Trung để cho Gia Cát Lượng ví von với Quan Vũ: "nàng Tây Thi nước Việt, dù ai khéo chê tới đâu cũng không chìm được vẻ đẹp; nàng Vô Diệm nước Tề, dù ai khéo khen thế nào cũng không lấp được vẻ xấu".--Trungda (thảo luận) 09:12, ngày 4 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

WWIII

[sửa mã nguồn]

Âu châu dù mạnh hay yếu sẽ tránh trường hợp góp phần đưa tới chiến tranh. Trên thực tế những quan hệ Nga, Tàu, Ấn rất lỏng lẻo, có xít lại gần nhau thì cũng chỉ được như VN với Tàu, chỉ có "đồng chí chứ không là đồng minh", cho nên sẽ không có vụ thế chiến. Nga hiện đang tự cô lập mình ở Âu châu, hoàn cảnh còn tệ hơn thời đế quốc Đức sau Bismarck. Putin vẫn còn đang sống trong một thời đại, mà đã quá lỗi thời. Anh ta lo giữ chư hầu, ủng hộ các chính phủ chuyên chế, tương tự như Hoa Kỳ trong thập niên 1970, thay vì tìm cách hòa nhập với EU. Trong khi mô hình EU thì lôi cuốn, vì vậy Nga càng ngày càng mất ảnh hưởng với các nước chung quanh, đưa tới việc Putin làm càng, tuy được vài mảnh đất nhưng tự đi vào ngõ cụt. Ở nước Đức đã có kiến nghị của những nhân vật nổi tiếng kêu gọi tìm cách giải hòa với Nga, vì lo sợ chiến tranh, khủng hoảng và lợi ích đôi bên. Tuy nhiên chỉ có Nga mới giải quyết được vấn đề Ukraina, Đức không thể nào đi được con đường riêng vì những tiêu chuẩn quốc tế. Ngay cả những nước Âu châu thực ra cũng không muốn có cuộc xung đột, vì chính họ phải chịu thiệt hại khi quan hệ với Nga trở nên xấu đi, và giúp anh Ukraina thì chỉ tốn tiền, nhưng họ đang bị đưa vào thế bắt buộc không thể làm khác. Mình nghĩ nếu Putin giải quyết ổn thỏa với Ukraina về vấn đề Đông Ukraina, thì các nước Âu châu khác có thể không công nhận bán đảo Krim thuộc Nga, nhưng có thể lờ đi không đề cập tới nữa. DanGong (thảo luận) 11:39, ngày 9 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Bọ Lập

[sửa mã nguồn]

Khov biết lý do vì sao ông này bị bắt không, tôi đọc bài mà không hiểu lý do chính xác là gì, quá chung chung?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:56, ngày 18 tháng 12 năm 2014 (UTC)Trả lời

Văn minh

[sửa mã nguồn]

Nhắc lần 1, đề nghị bạn thảo luận văn minh hơn một chút tại trang thảo luận của Dan Gong.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 23:18, ngày 1 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Global account

[sửa mã nguồn]

Hi Sholokhov! As a Steward I'm involved in the upcoming unification of all accounts organized by the Wikimedia Foundation (see m:Single User Login finalisation announcement). By looking at your account, I realized that you don't have a global account yet. In order to secure your name, I recommend you to create such account on your own by submitting your password on Special:MergeAccount and unifying your local accounts. If you have any problems with doing that or further questions, please don't hesitate to contact me on my talk page. Cheers, DerHexer (thảo luận) 12:14, ngày 17 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re: Battle Hymn

[sửa mã nguồn]

Đại ý của bài hát là phe Republic có Trời phù hộ vì là chính nghĩa. Bài này hát theo nhịp của bài John Brown's Body, có nội dung thật sự chống chủ nghĩa nô lệ hơn. NHD (thảo luận) 15:33, ngày 20 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Báo chí Mỹ đâu phải được một bộ tuyên truyền nào đó chỉ đạo cho nên làm sao có ý kiến đồng nhất được? Báo bảo thủ thì có quan điểm thế này, báo cấp tiến thì có quan điểm thế kia, vậy thôi. Các báo chí vẫn đăng tải về những ý kiến cho rằng làm việc này làm hại môi trường hay việc này đã khiến nước Mỹ ít phụ thuộc vào dầu mõ Trung Đông và làm giá dầu thô giảm xuống. Tôi nghĩ đối với đa số người Mỹ, trong thời buổi kinh tế khó khăn, một ngành công nghiệp tạo công ăn việc làm là một điều đáng phấn khởi. NHD (thảo luận) 05:01, ngày 21 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời
Đá phiến dầu xưa kia không thịnh hành vì tốn nhiều công sức để lấy ra, cho nên giá bán cũng cao. Ngày nay công nghệ tiên tiến, cộng thêm giá dầu thô cũng đã lên cao cho nên đá phiên dầu mới có thể cạnh tranh nổi. NHD (thảo luận) 08:09, ngày 21 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

BCB

[sửa mã nguồn]

Cuối tuần này tôi có việc bận nên không cập nhật trang Bạn có biết được, mong Sholokhov và các thành viên tích cực khác giúp cập nhật giùm. Cảm ơn! NHD (thảo luận) 23:36, ngày 23 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chân dung quyền lực

[sửa mã nguồn]

Theo bạn bài này có nổi bật không, cho ý kiến trang thảo luận với.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:29, ngày 30 tháng 1 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thông báo cấm

[sửa mã nguồn]
Bạn đã bị cấm sửa đổi trong 48 giờ vì vi phạm thái độ văn minh. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm. Tuấn Út Thảo luận 12:54, ngày 4 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Trò chuyện

[sửa mã nguồn]

Chào Khov! Tôi tôn trọng Khov nhưng với những lời lẽ bạn dùng tại trang Thảo luận Thành viên:DanGong đã vi phạm thái độ văn minh nên tôi đã tạm cấm bạn với thời hạn 48 giờ. Khi hết hạn cấm rất mong bạn tiếp tục sửa đổi. Cám ơn Tuấn Út Thảo luận 12:58, ngày 4 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

DYK

[sửa mã nguồn]

Cuối tuần này tôi có việc bận không có nhà cho nên không thể cập nhật trang BCB được, mong Sholokhov và các thành viên tích cực khác giúp cập nhật giùm. NHD (thảo luận) 01:05, ngày 14 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

= Cảnh báo

[sửa mã nguồn]

Ngoài ra, Các bạn nên bình tĩnh và đọc lại Wikipedia:Không tấn công cá nhân để biết rõ hơn về cách ứng xử tại Wikipedia. Nếu các cuộc thảo luận tương tự nếu còn tiếp tục, thì tôi e rằng các bạn có thể sẽ bị cấm dài hạn. Thân ái. Tuấn Út Thảo luận 12:20, ngày 15 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chúc Khov năm mới An Khang Thịnh Vượng. Tôi không cùng phe với đám rận chủ, không thích gia nhập phe nào hết. Vì thế sang năm đừng có chửi tôi nữa nhé. Lotye (thảo luận) 14:00, ngày 18 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

LOL.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 18:55, ngày 18 tháng 2 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re: Ý

[sửa mã nguồn]

Uhm, chơi thế thì tạo ra một bộ phận binh lính vừa kém kinh nghiệm chiến đấu, vừa cảm thấy bất mãn vì là nạn nhân của sự bất công bằng trong xã hội. Có lẽ vì điều đó cộng thêm cách chọn địa hình tồi tệ và kỷ luật quá hà khắc của Cadorna mà 11 trận Isonzo diễn ra bất lợi như vậy. Trong cả 2 cuộc thế chiến, binh sĩ Ý chiến đấu giỏi nhưng vì sự yếu kém của tướng lĩnh và trang bị lạc hậu nên toàn ăn no đòn.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:17, ngày 1 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tuy thế nhưng Nga còn xử đẹp được những kẻ thù nhược tiểu như Thổ và Áo-Hung trong cuộc chiến 1877-78 và CTTG1. Chứ Áo-Hung thời CTTG1 và Ý thời CTTG2 toàn làm trò hề khi xâm lược những nước có tiềm lực yếu hơn là Serbia năm 1914 và Hy Lạp năm 1941. Cả hai cuộc xâm lược này đều bị dến cho tơi bời và chỉ thành công nhờ "đại ca" Đức hỗ trợ. Năm 1914-1917 Nga có nhiều chiến thắng vang dội chứ, ghi được nhiều bàn thắng đẹp chứ, đâu như Ý thời CTTG2 không có gì nên đành phải lấy cái trận phòng thủ này làm một "trang sử vẻ vang" hiếm có. Người Ý thời 1848-1945 hay vỗ ngực xưng là ta đây có "truyền thống quân sự lâu đời" nhưng đánh đâu thua đó: năm 1848-49 bị quân Áo của Radetzky xơi tái, năm 1859 phải dựa hơi quân Pháp mới thắng đc (trận Solferino quân Áo bẻ gãy mọi đợt tấn công của Ý nhưng phải rút lui vì chủ lực của họ đã bị quân Pháp đánh nhừ đòn), năm 1866 lại thua và nhờ chiến thắng của Phổ nên mới lấy được Venezia, rồi năm 1896 mò mặt sang châu Phi cũng bị quân Ethiopia quất cho điếng đòn. Hai CTTG thì ta đã biết. Mình ko nghiên cứu kỹ tất cả những lần đó nhưng gần như nguyên nhân lần nào cũng do chỉ huy mà ra..--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 07:46, ngày 2 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
  • Như mình nhớ ko nhầm thì một phần của "truyền thống" đó cũng nằm ở đạo quân chư hầu Ý từng căng sức chiến đấu cho Napoleon và đc hoàng đế Pháp tấm tắc khen ngợi sau 1 trận đánh nào đó ở Nga 1812. Sang trận Solferino, truyền thống ấy đã thúc đẩy các tướng Ý bỏ mặc pháo binh và vua Ý phô diễn sự tà lanh/nhiệt tình mà thiếu hiểu biết của mình, có thể xem ở đây: https://books.google.com.vn/books?id=rDQbi3sYBVIC&q=%22At+solferino%22#v=snippet&q=%22At%20solferino%22&f=false
  • Trong nhóm Tây Bồ Hy Lạp Đông Âu Khov nói tất yếu không thể có Nga. Tuy bị khủng hoảng về nhiều mặt có có phần tụt hậu so với Anh, Pháp, Đức nhưng Nga vẫn là 2 thế lực lớn có sức mạnh khống chế tụi loàng xoàng kia.
  • Còn với Thổ thì... ko biết 2 bên có ý định tận diệt nhau ko hay chỉ giành giật của cải thôi... nhưng lần nào tay bo với Thổ, Venezia và Genova cũng thua đau. Chỉ sau khi các liên minh thần thánh do Tây-Bồ và Áo dẫn đầu xẻo thịt quân Thổ ở Lepanto (1570) và Viên (1680) thì Venezia mới dám đánh hùa theo mà thắng. Ngay cả năm 1716 anh Thổ đã bị Áo, Nga nện cho no đòn rồi nhưng vẫn thắng đc Venezia, khiến Venezia phải cầu cứu Áo nhảy vào cuộc chơi 1 lần nữa. Nhưng đâu phải lúc nào đc Tây Bồ hoặc Áo giúp thì Venezia và Genova cũng thắng đâu: diễn biến của trận Preveza 1538 vẫn còn nằm rành rành trong sử sách kia mà!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 14:18, ngày 4 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ngoài ra còn 1 sự kiện nữa Nga tác động đến tình hình Ý, đó là Chiến dịch Brusilov 1916. Lúc đó quân Áo đang đánh cho quân Ý bầm dập ở Asiago, và mặc dù Nga đã đánh bờm đầu quân Áo tại Galicia buộc bộ chỉ huy Áo phải chấm dứt chiến dịch Asiago để tập trung lực lượng ở Đông Âu, điều này vẫn không ngăn đc sự đổ nhào của ghế thủ tướng Salandra. Nếu Nga mà ko ra tay thì tình hình chắc còn thê lương hơn nữa. Ngoài ra, sách nghiên cứu và hồi ký tướng lĩnh Nga-Xô thời CTTG2 có ghi chép gì về hoạt động của quân Ý trong Chiến tranh Xô-Đức ko Khov nhỉ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:17, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời


Re: Nga

[sửa mã nguồn]

Vì xàm ba láp như thế nên đế quốc Nga mới thua Nhật năm 1904-1905. Sau này khi Nga có các tướng soái tài ba như Zhukov và Vasilyevsky dẫn dắt, Nhật lần nào tái chiến cũng bị Nga thọi cho xịt máu mũi và gãy toàn bộ hàm răng.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:05, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

  • Uhm, do nền tảng của đế quốc Nhật là liên minh giữa quý tộc võ sĩ với tư sản nên tàn dư của tầng lớp quý tộc cũ vẫn còn tồn tại và chi phối nhiều mặt, làm cho thành tựu hiện đại hóa của công cuộc duy tân bị hạn chế. Năm 1904-1905 lục quân Nhật hao tổn nhiều chính là do tinh thần võ sĩ đạo cuồng tín mà Khov nói, nó kích động bộ binh Nhật nhắm mắt nhắm mũi lao vào phòng tuyến địch mà ko có phối hợp với pháo binh. Báo cáo của Lữ đoàn Nambu trong trận Phụng Thiên cho biết 90% tổn thất của họ là do pháo binh Nga gây ra.
  • Nhưng cũng ko thể quy hết trách nhiệm cho giới quân sự Nhật đầu thế kỷ 20, vì tình hình chung ở châu Âu khi ấy cũng ko khá hơn là bao. Những khái niệm về tinh thần thượng võ khùng điên đã dẫn đến việc quân Pháp bị thảm sát hàng loạt trong các cuộc tấn công của họ tại biên giới Bắc Pháp, Marne, Champagne, Artois... trong CTTG1, và quân Đức cũng gặp điều tương tự trong các trận như Liège, Ypres, Verdun...
  • Nhưng vấn đề là sao giới quân phiệt Nhật ko rút kinh nghiệm từ thương vong ghê gớm của các quân đội châu Âu trong CTTG1 để cải thiện tư duy quân sự của mình nhỉ? Trong khi Đức và Nga đã rút ra đc rất nhiều kinh nghiệm từ cuộc đổ máu trc để xây dựng các học thuyết quân sự đầy tính đột phá thì... ko hiểu người Nhật nghĩ sao về sự liên hệ giữa thời đại với "truyền thống hào hùng" của họ nhỉ? Họ đã ko thay đổi thì thôi mà còn phát triển lối đánh cuồng điên bandai gì đó nữa kia. Tất nhiên việc duy tân quân sự ở nc nào cũng có phe bảo thủ đối kháng chứ (ví dụ như ở Đức nửa cuối thế kỷ 19, học thuyết chú trọng đánh ngang hông cũng vấp phải sự phản đối của 1 số tướng lĩnh ưu tiên tấn công trực diện, ngoài ra nhiều tướng lĩnh cũng xem rất nhẹ vai trò của pháo binh và điều này khiến quân Đức bị tổn thất lớn trong nhiều trận đánh tháng 8/1914), nhưng có lẽ phe bảo thủ ở Nhật là mạnh nhất và lì lợm nhất, mặc dù bằng chứng về sự lạc hậu của các chiến thuật của họ đã rành rành rồi. --The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:18, ngày 5 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời


Thạch cơ điểu thương

[sửa mã nguồn]

Khov từng nói ở thảo luận Thành viên:Trungda rằng quân triều Nguyễn sử dụng súng mồi cò và gươm giáo khi giặc Pháp đánh Đà Nẵng và Nam Kỳ trong các năm 1858-62. Mình ko phân biệt được rõ các loại hỏa khí cổ nhưng theo mình biết thì thạch cơ điểu thương (flintlock musket - hỏa mai đánh lửa bằng đá) đã hiện hữu trong các lực lượng quân sự VN từ thời Tây Sơn với chúa Nguyễn quất nhau rồi mà. còn súng tay của thực dân Pháp trong cuộc xâm lược 1858 là 1 dạng súng trường sơ khai vẫn còn nạp từ đằng trước thì phải :-?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 10:32, ngày 14 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Vậy ý Khov thì súng nạp trước dùng đá đánh lửa hoặc hạt nổ thì gọi là gì? súng trường sơ khai hay điểu thương, và phải chăng cái này mới thật sự là hỏa mai?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 08:52, ngày 17 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Uhm, thường 1 thất bại nặng nề như vậy ko chỉ phản ảnh chất lượng súng ống mà còn nói lên 1 tình hình chính trị, kinh tế, xã hội khủng hoảng nữa. Vì "bế quan tỏa cảng" và xem thường khoa học-công nghệ như Khov nói nên đất nước nghèo túng, khởi nghĩa dấy lên khắp nơi và gây tác động đến sự đoàn kết dân tộc khi có giặc xâm lược. Vả lại, cũng chính do kinh tế điêu đứng nên quân đội được trạng bị ít súng, 1 năm chỉ được bắn 6 viên đạn (nếu bắn nhiều hơn 6 viên thì... phải đền bù). Tương tự như vậy, theo 1 số tài liệu thì năm 1859 Áo có súng trường tân tiến hơn Pháp nhưng vì quân Áo được tổ chức và huấn luyện kém nên bị pháo binh và lưỡi lê quân Pháp xơi thịt.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:41, ngày 18 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ý "Pháp là xứ lạc hậu về công nghệ so với Đức + Đông Âu" là Khov nghe từ... Huy Phúc đúng ko? :D Bác ấy từng phản ảnh nhiều về những mặt tiêu cực của cách mạng tư sản Pháp mà truyền thông chính thức ít nhắc đến.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 09:11, ngày 18 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời
Vậy nhưng Pháp lại hay vỗ ngực tự hào về tinh hoa văn hóa của họ, thái độ của họ với châu Âu cũng bá đạo giống như Tàu Khứa đối với Đông Á và Đông Nam Á vậy. Có lẽ quý tộc Nga cũng bị nó đầu độc bằng cái này nên mới nảy sinh thiện cảm với nó và xé bỏ liên minh với đế quốc Đức.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 11:05, ngày 18 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời


Zhukov

[sửa mã nguồn]

Thú thật các bài viết của PC về khía cạnh quân khí thì quá chuẩn :)) nhưng về mặt lịch sử có nhiều cái mình ko tin lắm :-? Mà, uhm, nói theo bác này thì Zhukov đã tiếp tay cho Khruschchyov thiết lập bộ máy độc tài quân sự sau khi Stalin mất và trù dập những thành tựu khoa học-kỹ thuật của Nga-Xô. Mình ko nắm rõ lịch sử LX lắm, nhưng ko rõ thực hư là Zhukov có nhúng tay vào mấy vụ này ko?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:57, ngày 19 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hàn Phi

[sửa mã nguồn]

Tôi cũng nghĩ vậy, nên Hàn Phi mới chủ trương dùng pháp trị.--Trungda (thảo luận) 03:38, ngày 26 tháng 3 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôi chưa rõ điều bạn dẫn được nêu ra ở đâu. Tôi hơi băn khoăn tí, vì quân chủ chuyên chế cao độ sẽ là biểu hiện như thời Tần trở đi, hay chí ít là nhà Chu thời kỳ đầu (khi vua có thực quyền), chứ không phải như thời Đông Chu, trong khi đó thì Hàn Phi Tử lại nói nhiều về thời kỳ khi nhà Chu đã suy. Ngoài Hàn Phi Tử ra tôi không biết tác phẩm nào khác của Hàn Phi.--Trungda (thảo luận) 10:02, ngày 6 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Già - trẻ

[sửa mã nguồn]

Sử không nói rõ tuổi mẹ vua Tần, nhưng việc đó xảy ra khi vua Tần còn trẻ, nên việc Tuyên Thái hậu và vua Nghĩa Cừ không phải là kỳ quái. Như công chúa Giải Ưu nhà Hán sau này lấy mấy đời vua Ô Tôn, tới 57 tuổi vẫn sinh con. Còn kỷ lục sinh con của thế giới dường như cao hơn.--Trungda (thảo luận) 10:37, ngày 13 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Bách khoa quân sự

[sửa mã nguồn]

Bạn có hoặc bạn quen ai có cuốn sách Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam không?Taitamtinh (thảo luận) 01:52, ngày 25 tháng 4 năm 2015 (UTC)Trả lời

Mới thảo luận về quy định biểu quyết xóa bài

[sửa mã nguồn]

Nếu có thời gian, mời bạn thảo luận thêm về vấn đề này [2]. Đại khái là nếu có 4 phiếu thuận, 1 phiếu trắng, 0 chống thì bài được giữ hay không và một vài quy định khác. Trân trọng.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:42, ngày 22 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Re:Thảo luận StG

[sửa mã nguồn]

Đúng rồi, vì tôi biết Solokhov đã lâu, biết những đóng góp không ngừng của bạn cho cộng đồng trên không gian này, thực sự sẽ rất bất ngờ nếu đó là những lời của bạn. Không thể được!

Sáng nay tôi định tham gia thảo luận trên trang đó, một đoạn khá dài, nhưng hơi theo lối trữ tình ngoại đề. Đang phân vân ko biết có nên nhấn lưu ko thì có việc phải rời đi (bác sĩ đến giúp tôi phục hồi chức năng), trẻ con động vào máy làm sạch bách luôn. Việt Hà (thảo luận) 10:10, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

À cái này bị lâu rồi, từ năm ngoái cơ.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:56, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời
Chúng ta có quy định về giải quyết bất đồng biên tập rồi. Trường hợp tranh cãi ở thông tin quan trọng thì có thể yêu cầu trưng cầu 2 nguồn hàn lâm kia mà? Không cần phải nóng nảy. Thái Nhi (thảo luận) 10:35, ngày 27 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

{

TuanUt đã xóa thảo luận này của Tomorono vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 14:31, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết chọn điều phối viên mới.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 16:56, ngày 30 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Súng

[sửa mã nguồn]

Tiếc quá, súng là lĩnh vực sở đoản của tôi. Dạo này tôi bận nên không có đủ thời gian mở rộng "phạm vi phủ sóng" ra ngoài khu vực hay hoạt động.--Trungda (thảo luận) 17:05, ngày 31 tháng 5 năm 2015 (UTC)Trả lời

Pháp thuộc mời Khov bổ sung tội ác của thực dân Pháp đối với ta. Yeuem123 (thảo luận) 12:45, ngày 7 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Tôn giáo của Zhukov

[sửa mã nguồn]

Trong bài Zhukov có thể loại:Tín hữu Chính Thống giáo Nga. Điều đó làm mình thấy thắc mắc vì nhà nước Liên Xô có chủ trương hạn chế ảnh hưởng của tôn giáogiáo hội, vậy làm sao một nguyên soái như Zhukov lại có thể là tín đồ Chính Thống giáo? Thực hư chuyện này là thế nào Khov nhỉ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 02:24, ngày 10 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có lẽ chính truyền thống đó của các giáo hội Chính Thống Nga đã khiến chính quyền Xô viết e ngại về họ, vì họ từng gắn liền với quyền lợi của chế độ Nga hoàng và là công cụ thống trị của các triều đại Nga. Đã trung thành với Nga hoàng như vậy rồi thì họ khó lòng "tâm phục khẩu phục" với chế độ Xô viết. Vậy mà họ đã đóng góp tích cực cho nỗ lực chiến tranh của Liên Xô thì quả là khó tin.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:51, ngày 12 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời


  • Theo mình thì trong quá trình xây dựng và bảo vệ 1 đất nước, ko có 1 nước nào, 1 tổ chức nào là giặc cố định cả. Có thể có thời nước này là giặc, nước kia là kẻ xâm lược, nhưng cũng có thời họ trở thành đồng minh ở 1 mức độ nhất định nào đó. Và ko nhất thiết là người chống đối, nói xấu chế độ là gắn bó với quyền lợi của các thế lực ngoại bang đó. Nhiều khi họ chỉ là những người bất mãn mà thôi và các thế lực nước ngoài cũng chẳng hơi đâu đi giúp họ.
  • Nhưng các danh nhân, các danh tướng các anh hùng liệt sĩ và các chiến công của dân tộc thì luôn luôn phải được ghi nhớ và tôn vinh!

--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 04:45, ngày 13 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có lẽ người ta cần tìm thông tin mới và lạ hơn những cái đã thấm nhuần mất chục năm nay. Lý do khác Wikipedia thuận tiện tra cứu hơn khi bài viết được tổng hợp thông tin, từ đó độc giả chỉ cần chắt lọc thông tin mình cần và ưng ý.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 17:35, ngày 13 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời
Cả Wikipedia cũng thế, như nhiều người nói thế hệ quản lý cũ có vẻ làm tốt thế hệ mới, nhưng điều đó chưa chắc đúng. Những gì xảy ra gần đây đã cho thấy rõ điều đó, năng lực là theo con người, dù anh có vào Wikipedia 1 ngày hay vào Wikipedia 10 năm thì vẫn như nhau. Quan trọng là năng lực anh thế nào. Wikipedia nên cần liên tục các thành viên mới cộng với sự kinh nghiệm của thành viên cũ không ngừng thổi các làn gió đa dạng để phát triển nội dung. Việc trẻ hóa thành viên của Wikipedia làm tôi khá hài lòng, tuy có mất những thành viên kỳ cựu ở nhiều lĩnh vực, nhưng tôi tin sức trẻ + kinh nghiệm theo thời gian sẽ làm mọi thứ khá lên.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 04:04, ngày 14 tháng 6 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chim thư cưu trong Thi kinh

[sửa mã nguồn]

Về con chim thư cưu bạn hỏi trên Bàn tham khảo Trương Chi Kiệt trong bài viết "Chim thư cưu là chim gì?" đăng trên phụ san "Trung ương phó san" của "Trung ương nhật báo" (Đài Loan) năm 2004 cho rằng chim thư cưu là "bạch phúc ương kê" (白腹秧雞) (cuốc ngực trắng), tên khoa học là Amaurornis phoenicurus. Trong Thi kinh tiếng kêu của con chim thư cưu được ghi là "quan quan" (關關), trong tiếng Việt tiếng kêu của con cuốc được ghi là "cuốc cuốc". YufiYidoh (thảo luận) 04:12, ngày 8 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Ở Wiki này tôi thích Khov nhất. Khov tính cách mạnh mẽ, cách mạng kiên định, fan cuồng Stalin ... Đúng là mẫu người lý tưởng của tôi. :DHolocat (thảo luận) 07:13, ngày 9 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Qua những gì tôi quan sát thì thấy chủ Khov nên chủ động hòa giải hòa hợp dân tộc, tìm mọi cách cải thiện hình ảnh trước khi quá muộn. Chủ Khov mất hết chính nghĩa rồi, ngày càng hiện ra trong mắt dân là kẻ xấu xa, tàn bạo trong khi sự thật luôn phức tạp hơn thế nhiều. Cần thay đổi gấp!Holocat (thảo luận) 06:44, ngày 12 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Có binh pháp trong Wikipedia nào mà na ná như cái chiêu "mưa dầm thấm lâu" không nhỉ, ý ở trên có thể coi là diễn biến hòa bình không? Liệu hòa hợp có được xem là 1 con bài của diễn biến hòa bình không nhỉ?  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 12:09, ngày 14 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Diễn biến hòa bình mà ngày càng văn minh hơn thì cũng nên làm. Bác Trọng qua Mỹ là mở đường cho diễn biến hòa bình đấy thôi. :Holocat (thảo luận) 11:33, ngày 15 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết/Quy định gỡ công cụ Bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến tại biểu quyết này. Cảm ơn bạn.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 13:22, ngày 21 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia: Thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, nhờ bạn vào trang Wikipedia:Thảo luận để xem ý kiến mới của tôi về việc đưa các hạng mục khác vào mục bài viết chọn lọc ở trang chính cho đỡ thiếu và thêm hạng mục mới cho bài viết tốt.nhat 06:59, ngày 25 tháng 7 năm 2015 (UTC)

BCB

[sửa mã nguồn]
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Cò quăm mào Nhật Bản mà bạn đã viết ra hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết hoặc vừa mới được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Trần Quế Nhi (thảo luận) 02:14, ngày 27 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Thư viện cộng đồng

[sửa mã nguồn]

Mọi bạn vô Wikipedia:Thư viện Wikipedia để xem bạn có thể góp ích được gì vô trong đó không, đặc biệt là phần Wikipedia:Thư viện Wikipedia/Thư viện cộng đồng. Những thứ có ích ví dụ như: quyền truy cập các trang thông tin tốn tiền, sách, các tài liệu nghiên cứu khác, vân vân... Cảm ơn.Nguyentrongphu (thảo luận) 12:18, ngày 29 tháng 7 năm 2015 (UTC)Trả lời

Hồ Quý Ly

[sửa mã nguồn]

Tôi không rõ ở đâu nói như vậy. Về danh tiếng của HQL thì ngay sử VN cũng không ủng hộ (về tội cướp ngôi), thêm nữa sử VN còn chép sự việc chém Ngụy Thức vì Thức xui tự sát để toàn danh (tức là không muốn giữ toàn danh như Trần Quý Khoáng). Chỉ việc đó thôi thì đã thấy danh tiếng của HQL còn gì để mà phải "dìm" thêm nữa? Còn việc con làm quan to, cha bị đày là bình thường. Người TQ có truyền thống "chém Cổn dùng ", hay như Lý Nghiêm bị lưu đày mà con ông ta vẫn được Gia Cát Lượng phong làm thái thú; trong chừng mực nào đó khá phân minh, Trừng dù thương cha cũng khó mà xin được.--Trungda (thảo luận) 04:29, ngày 26 tháng 8 năm 2015 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Biên tập viên
Gửi Khov ngôi sao vì những đóng góp to lớn với Wikipedia ...  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 10:31, ngày 1 tháng 9 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chính ủy Mekhlis

[sửa mã nguồn]

Mình đọc cái đoạn công văn của Stalin mà thấy khôi hài thật. Không rõ lão Mekhlis có ý gì khi lôi tên thống chế Hindenburg thời CTTG1 vào công việc của phương diện quân ông ta??!!--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 13:37, ngày 11 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết chọn bảo quản viên mới. Thời hạn của biểu quyết này là ngày 13-11-2015. Cảm ơn bạn rất nhiều. TuanminhBot (thảo luận) 05:21, ngày 20 tháng 10 năm 2015 (UTC)Trả lời

Khov chỉ ghét tôi vì tôi xúc phạm niềm tin của Khov mà không thấy rằng cả một cộng đồng đang hưởng lợi từ những gì tôi viết trên Wiki mà tôi không nhận được chút vinh quang hay danh tiếng nào. Lenkera (thảo luận) 17:40, ngày 25 tháng 11 năm 2015 (UTC)Trả lời

Chân thành mời BQ chất lượng bài dịch GA

[sửa mã nguồn]

Mời qua Wikipedia:Biểu quyết/Chất lượng bài dịch GA từ phiên bản Anh. Quan điểm và ý kiến của bạn là đều rất cần thiết để tìm ra sự đồng thuận thật sự ở Wikipedia. Hy vọng bạn sẽ tham gia! Nguyentrongphu (thảo luận) 19:39, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chúc mừng năm mới!

[sửa mã nguồn]
#‎include‬ <iostream>
using namespace std;
bool Suc_Khoe; //Healthy
bool Binh_An; //Safe and sound
bool Hanh_Phuc; //Happy
bool May_Man; //Luck
bool Thanh_Cong; //Success

void Happy_Lunar_New_Year(bool input);

int main() {
	Happy_Lunar_New_Year(TRUE);
	return 0;
}

void Happy_Lunar_New_Year(bool input){
	Suc_Khoe = input;
	Binh_An = input;
	Hanh_Phuc = input;
	May_Man = input;
	Thanh_Cong = input;
}

Phương (thảo luận) 01:46, ngày 8 tháng 2 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dự án phát sinh thể loại bán tự động

[sửa mã nguồn]

Mời bạn cho ý kiến ở Thảo luận Wikipedia:Dự án/Phát sinh thể loại bán tự động. Cảm ơn bạn.Alphama (thảo luận · đóng góp)

Một ngôi sao dành cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Ân cần
I love you so much. Mucrime (thảo luận) 16:36, ngày 30 tháng 3 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời bạn cho nhận xét. Cám mơn ㅡ ManlyBoys 03:05, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Mời bạn tham gia biểu quyết về việc thay đổi quy định bài viết tốt tại Wikipedia:Biểu quyết/Thay đổi quy định BVT và cách viết tên tiếng Việt tại Wikipedia:Biểu quyết/Cách viết tên tiếng Việt của những người gốc Việt tại Wikipedia tiếng Việt

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Tây Âu 1941-1945

[sửa mã nguồn]

Đọc đi đọc lại mình thấy quân Anh, Pháp, Mỹ trên mặt trận Bắc Phi, Ý và Tây Âu 1941-1945 có nhiều phen phải ngậm cả rổ hành đấy chứ, trong khi quân Đức ở các hướng đó về chất và lượng đều không bằng quân Đức ở Nga. Sau trận Normandie quân Pháp, Mỹ, Anh cũng đã k thể thanh toán Đức theo cách mà Đức đã làm với họ năm 1940. Từng đó đã thấy bảo Liên Xô nướng lính là quá vô lý rồi Khov nhỉ?--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 05:11, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mình thấy hơi khó hiểu vì sao Mỹ từ là kẻ thắng trận năm 1945 lại bị thua trận trong chiến tranh Triều Tiên, trong khi hình thức chiến tranh Triều Tiên về cơ bản là chiến tranh chính quy, ít có phối hợp du kích. Chắc có sự chủ quan từ lãnh đạo rồi đây. Tài liệu phương tây khi nói vụ MacArthur bị sa thải thường xoáy vào mâu thuẫn với Truman, còn tài liệu bên khối CS cho là vì bị thua.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:12, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời


Từ thất bại của quân Đức ở Moskva, đến trận phản công Kharkov của Timoshenko, qua các chiến dịch Blau, Kursk của Đức rồi trận thất bại Arnherm của Montgomery, đến vô vàn trg hợp khác: đâu đâu cũng thấy mùi khinh địch. Quả thật Chủ quan luôn luôn là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với quân đội của 1 cường quốc trong chiến tranh.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:34, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chung quy thì trận đó cùng với các trận ở Rzhev cho thấy rằng Liên Xô lúc đó chưa thể đánh bại Đức ngay trong năm 1942. Đánh nhau với Đức hầu như nc nào cũng theo motif này: các cuộc tấn công đầu của Đức thắng về chiến thuật nhưng k đạt đc các mục tiêu chiến lược chính, bên đối phương chuyển sang phản công thì cũng phải tốn rất nhìu thời gian, công sức và máu mới có thể đánh bại hoàn toàn Đức. Chứng tỏ quân Đức trong 2 thế chiến rất mạnh nhưng không có định hướng chiến lược tốt.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 06:47, ngày 19 tháng 5 năm 2016 (UTC)Trả lời

Một ngôi sao dành cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Ngôi sao Ân cần
Love you ! Xixaxixup (thảo luận) 04:50, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời
Hay, vì 1 Wiki không biên giới. Lớp viu fo be bờ. ^^  A l p h a m a  Talk 05:55, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Nhờ có Wiki chúng ta sẽ thực hiện được điều mà phong trào Duy Tân không làm nổi. Nếu phong trào đó sống lâu hơn, có nhiều thành tựu hơn chắc hẳn lịch sử VN đã đi theo hướng khác.Xixaxixup (thảo luận) 17:49, ngày 2 tháng 6 năm 2016 (UTC)Trả lời

Mời tham gia ý kiến

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Mời bạn tham gia các thảo luận về tên thể loạiWikipedia tại dự án Phát sinh thể loại bán tự động. Ý kiến của bạn rất quan trọng đến dự án này cũng như quá trình xây dựng thể loại tự động của Wikipedia nhằm nâng cao chất lượng dự án lâu dài. Cảm ơn bạn! Bot gửi lời mời thay cho Alphama (thảo luận · đóng góp). AlphamaBot4 (thảo luận) 04:37, ngày 17 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khov cho ý kiến với. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 04:34, ngày 21 tháng 7 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dạo này sao không thấy Khov. Nhớ Khov quá. Xixaxixup (thảo luận) 16:51, ngày 11 tháng 8 năm 2016 (UTC)Trả lời

CTTG1

[sửa mã nguồn]

Mình thật bất ngờ khi được biết năm 1917 có những trận 1 mình anh Romania chấp cả 2 thằng Đức, Áo-Hung và Romania thắng lớn trong CTT1.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 15:31, ngày 10 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Chưa kể khi nó phản kích trong trận Marasti năm 1917 đã làm cho quân Áo, Đức mất nhiều lãnh thổ và còn đc coi là cuộc tấn công thành công nhất của Hiệp ước năm 1917 nữa chứ :)))) trong bối cảnh mà cả Anh, Pháp lẫn Nga đều hoặc thất bại hoặc chiếm đc ko bao nhiêu km đất mà ở cái giá cực đắt! mà cục diện chung của giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến 1918 cho thấy quân đội các nước Balkan khá mạnh mẽ hùng hồn đấy. Serbia và Romania bên phe Hiệp ước đều đem lại cho phe này nhiều vinh quang còn Bulgaria là 1 trong số ít những đồng minh có hiệu quả của Đức. Chắc nguyên nhân là nhờ tinh thần dân tộc chủ nghĩa sau hàng trăm năm bị Thổ đô hộ quá. Nhưng dù gì cũng ko ấn tượng bằng thành quả cha ông VN ta trong các cuộc kháng chiến từ thượng cổ đến chiến tranh 2 đầu biên giới cuối thập niên 1970 - 1990.--The Ultra-Monarchist (Thảo luận, đóng góp) 12:02, ngày 14 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Dạo này sao ko thấy Khov tham gia chiến tranh VN ?Xixaxixup (thảo luận) 08:14, ngày 16 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Khov dạo này viết về A ten rồi, chiến tranh k viết nữa, ngán Xixaxixup quá.  A l p h a m a  Talk 04:25, ngày 21 tháng 9 năm 2016 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận mở đầu năm 2017

[sửa mã nguồn]

Chào bạn,

Wikipedia Tiếng Việt năm 2017 có 1 số thay đổi về mặt nhân sự và quy định. Trân trọng mời bạn tham gia các biểu quyết sau:

Xin cảm ơn trước vì sự quan tâm và tham gia của bạn.

Thành thật xin lỗi nếu tin nhắn làm phiền bạn hoặc trùng lặp với các lời mời trước đó.

AlphamaBot4 (thảo luận) 13:33, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhờ

[sửa mã nguồn]

Sholokhov xem bài hệ thống hai đảng có tên vậy hợp lý chưa và nếu có thể viết thêm vài dòng cho bài. Cảm ơn.  A l p h a m a  Talk 15:21, ngày 11 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

BCB

[sửa mã nguồn]
Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Jan Žižka mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Mintu Martin (thảo luận) 08:28, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)Trả lời

Một ly trà sữa trân châu cho bạn!

[sửa mã nguồn]
Tặng bác ly trà sữa không đá xuất xứ Mỹ. jan Win (tl~đg) 04:48, ngày 11 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Chiến lược phong trào Wikipedia tiếng Việt 2017. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Re: Phân biệt vùng miền

[sửa mã nguồn]

Có thể khái niệm này là "regionalism" hay "regional discrimination". Tôi thấy có bài nói về đề tài này tại Trung Quốc; nếu bạn tìm với từ khóa này sẽ thấy một số bài nhắc đến nó ở Mỹ và Trung Quốc - tôi chưa tìm được nguồn nào nói về cách đối phó. NHD (thảo luận) 06:51, ngày 23 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Quân chủ Nga

[sửa mã nguồn]
  • Khov ơi, mình nhớ mình từng nghe 1 số tiền bối kể rằng tính người Nga sống rất vô chính phủ, nên nếu không cai trị độc đoán thì nhà nước ấy sẽ hỗn loạn. Nếu vậy thì theo Khov việc Ivan IV thành lập Oprichnina và các hoạt động của đội quân này có phải là 1 thành công hay không? và tại thời điểm đó có giải pháp nào để Ivan "nhẹ tay" hơn với các boyars chống đối hay không (vừa đánh, vừa mua chuộc chẳng hạn)? Mình thấy các nhận xét đội quân này khá là mâu thuẫn.
  • Hình như chế độ quân chủ ở Nga, Trung Âu mang bản sắc của quân chủ chuyên chế hơn là phương Đông. Ở Trung, Đông Âu các vua giỏi như Ivan Iv, Pyotr I, Friedrich II,... thường đứng ra quán xuyến, điều khiển hết mọi việc, còn ở phương Đông các thời thịnh trị thường ghi dấu ấn của 1 ông vua mạnh cùng nhiều bề tôi giỏi vây quanh. Cho nên có người nhận xét rằng nước Phổ suy vong sau Friedrich II và thua trận sau Bismack vì hai người này không chiêu mộ, trọng dụng nhân tài có thể thay thế mình.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 03:17, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Mình không biết ngày xưa nhà nước Nga với những Ivan IV, Pyotr I... họ phục vụ cho cái gì, nhưng nình cảm thấy rằng, ít nhất là trước thời Khai sáng, hình như các nhà nước Nga và châu Âu đều phục vụ quyền lợi của nhà vua, của quý tộc và của giáo hội hơn là lợi ích của quốc dân. Nhất là với châu Âu, mình thấy trước thế kỷ 19 patriotism, nationalism là cái gì đó rất xa lạ --> Bởi vậy nên khi Khov nói Ivan IV làm lợi cho quốc dân vậy mình cảm thấy hơi ngạc nhiên.
  • Ngay cả nhà nước Đức của Bismarck thế kỷ 19 vẫn còn là nhà nước phục vụ vua và quý tộc; người ta nói Bismarck có phần sai lầm vì ông ta đặt quá nhiều quyền hạn vào tay vua (mà cuối cùng chính ông cũng chết). Chính vì Bismarck "chiều" theo vua và quý tộc nên cải cách xã hội không triệt để (có chế độ phúc lợi xã hội nhưng không cải thiện giờ lao động, điều kiện lao động); cải cách của Nga năm 1861 cũng tương tự.
  • Còn nhà nước quân chủ phương Đông, việc họ làm tới đâu thì không rõ, nhưng hình như tinh thần Nho giáo đã khiến họ có cái nhìn toàn cục hơn về đất nước họ cai trị với những định hướng/danh nghĩa/chiêu bài như "vua là cha mẹ dân", "quan phụ mẫu", vua quan phải "chăn dân"... Và có lẽ cái Enlightened Absolutism đến với phương Đông sớm hơn châu Âu, Nga?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 05:16, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thì đúng là vậy rồi :)))) song mình vẫn có cảm giác các nhà nước Khổng giáo của phương Đông (không nói đến những hình thức thối nát của nó, như thời Lý Cao Tông, Trần Dụ Tông...) có nhiều sinh hoạt "gần dân", "chăn dân" hơn là nhà nước phong kiến của châu Âu đương thời. Mình đã nhiều lần tìm thấy các phiên bản của câu "trung với nước, hiếu với dân" trong thời trung đại phương Đông, nhưng châu Âu thì chưa thấy. Mà nó cũng đúng với 1 thực tế là trước cách mạng công nghiệp và thời Khai sáng, văn minh của phương Đông và Tây Á mạnh hơn châu Âu, Nga trung cổ. Và không phải lúc nào các lãnh chúa cát cứ châu Âu cũng đoàn kết nhau chống ngoại bang, điển hình là vụ Bourgogne là người Pháp như theo Anh đánh Pháp trong chiến tranh 100 năm.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 06:16, ngày 28 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trong việc giải quyết tình trạng cát cứ này, mình thấy Đức là nước giải quyết kém nhất, vì đa phần châu Âu và Nga đã thống nhất từ 1400-1500 rồi, còn Đức năm 1871 mới chấm dứt được phần nào phong kiến phân quyền và các di sản của nó. Chưa kể đế quốc Đức 1871-1918 vẫn là 1 liên bang lỏng lẻo, các bang có vua riêng, quân đội riêng, giống như nhà Chu vậy.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 04:08, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tình huống này khá giống việc nhà Chu suy yếu, chư hầu xưng bá khắp nơi để rồi cuối cùng Tần thống nhất Trung Hoa. Nhưng quả là Bismarck không thành công bằng Tần Thủy Hoàng ở chỗ là không thu phục được Áo quốc.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 07:24, ngày 31 tháng 3 năm 2017 (UTC)Trả lời
Quả thật, quyết định của Bismarck năm 1866 là không truy kích sâu vào Áo, chấm dứt chiến tranh, được xem là rất hợp lý, hợp tình, giúp nước Phổ tránh khỏi sức ép từ Nga, Pháp. Nếu lúc đó mà Phổ đánh chiếm triệt để Áo thì e là kịch bản kiểu chiến tranh Bảy năm sẽ lặp lại rồi. Tiếc là người Đức trong thời đại 1871-1918 lại không hiểu được giá trị của hòa bình, cái mà Bismarck rất quan tâm và rất dày công để giữ vững. Họ ko hiểu được rằng mấu chốt của chiến thắng chính là nhờ kế sách ngoại giao xuất sắc của Bismarck làm nước Đức không bao h phải đánh 1 lúc với từ 2 cường quốc trở lên. Thành ra cuối cùng họ lại đi theo con đường quân phiệt mù quáng và tiêu vong.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:37, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Áo là đế quốc già mà Khov? vả lại sao các nước khởi đầu cách mạng công nghiệp là Anh, Pháp bị tụt hậu nhanh nhỉ?Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:46, ngày 3 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nhược điểm của các đế quốc

[sửa mã nguồn]
  • Theo các tài liệu mình đọc thì Bismarck ban đầu phản đối việc lập đế quốc thuộc địa Đức, lập luận rằng việc thu phục, củng cố, duy trì những lãnh thổ rộng lớn này sẽ gây nhiều tổn thất hơn là lợi ích cho nến kinh tế Đức. Phải chăng ý Bismarck là lo tập trung phát triển công nghiệp nặng trong nước sẽ tốt đẹp hơn là kiếm thuộc địa bên ngoài, lệ thuộc vào thuộc địa và làm công nghiệp lạc hậu?
  • Không những cái đế quốc thuộc địa mà ngay cả các đế quốc bành trướng như Osman, Mogul... cũng chết 1 phần vì lãnh thổ rộng quá, không thể giữ nổi. Cho thấy người Nga, người TQ rất giỏi trong việc duy trì lãnh thổ bành trướng của mình.
  • Còn nhớ hồi xưa mình vs Khov viết bài Suleiman I, đến nay mình vẫn khá tâm đắc song mình tiếc là chưa tìm thấy chỗ thích hợp để chèn vô 1 nhận định là ông này bành trướng quá lớn, làm suy yếu cơ cấu tập quyền của Thổ, đưa đến sự suy vong giống như Aurangzeb.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:48, ngày 5 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Số phận của "rợ Thổ", xem ra cũng là số phận của "rợ Thát Đát" trước họ, và Mãn Thanh sau họ. Người dân tộc thiểu số có khả năng xây dựng 1 đế quốc lớn bằng vũ lực nhưng thiếu khả năng chèo chống, duy trì nó. Và mặc dù họ khá tự do với văn hóa, tôn giáo (Mông Cổ cho tầng lớp tăng lữ, thương nhân hưởng khá nhiều đặc quyền ở các nơi bị trị) nhưng họ vẫn không giải quyết được mâu thuẫn các dân tộc bị trị.
  • Dù thời đó chiếm đất là chuyện thường nhưng hình như mình vẫn thấy cái "Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán" có tính toán và điểm dừng hơn La Mã và Thổ (thật ra là nhà nước kế tục của La Mã). Các triều đại của Tung Của bành trướng rất nhiều, nhưng dường như họ vẫn dành đủ thời gian cho việc nội trị hơn Thổ và La Mã. Có lẽ vì triết học Nho giáo của họ đặt nặng việc "chăn dân" hơn tư tưởng chủ đạo của La Mã và Thổ. Cũng có thể 1 phần nguyên nhân là vì cuộc xâm lăng của Tung Của (dù có thắng hay thua) cũng không gặp phần 1 cường quốc nào đủ mạnh để quật lại và làm đế quốc Tàu thu hẹp lãnh thổ. Còn Thổ chọi nhau với quá nhiều cường quốc (Đế quốc La Mã "Thần thánh", Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Tư...) nên không đứng vững được lâu.
  • Các kẻ thù của Suleiman ko hẳn đều là phong kiến lạc hậu đâu: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha khi đó rất mạnh, chính Tây Ban Nha đã quật cho Suleiman 1 đòn đau tại Malta năm 1565. Còn Ba Tư lúc đó tạm yếu nhưng khoảng năm 1590 nó có 1 ông vua mạnh xuất hiện và thay đổi hoàn toàn cục diện. Song cũng như ý trên, mình thấy nhà nước Ba Tư có cân bằng giữa nội trị và bành trướng hơn Thổ và La Mã.
  • Quả là lịch sử chủ nghĩa đế quốc cho thấy nếu đánh chiếm những nhà nước lỏng lẻo, bộ tộc, hoặc đang suy thoái và lạc hậu (Đông La Mã 1453, Chiêm Thành 1471, Campuchia ở thời mất Nam Bộ...) sẽ dễ ăn vĩnh viên hơn là đánh những nước có chính trị, văn hóa vững mạnh và đoàn kết.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:53, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

  • Những Alexandros Đại đế, La Mã, Thát Đát, Thổ ngày xưa có tham vọng làm bá chủ thế giới, rồi sau đó là những Anh Pháp Tây Bồ, nhưng riêng Tàu Khựa thì hình như trong mắt họ, cái lãnh thổ họ đang có đã là "thiên hạ", là trung tâm của thế giới rồi.
  • Cũng ko hẳn thằng nào suy yếu cũng bị nuốt, vì Đại Việt năm 1390 đã tàn phế nhưng vẫn đánh tan hải quân Chiêm Thành xâm lược; nhưng năm 1407, Đại Ngu ko ở thời kỳ suy vong mà vẫn bị nhà Minh làm thịt.
  • Có điều, mình thấy Thụy Điển thực hiện chính sách trung lập rất thành công, nhưng chắc hẳn phải có 1 yếu tố ngoại cảnh nào đó (vd sau khi lấy Phần Lan Nga ko còn tham vọng nào với Thụy Điển, hoặc các láng giềng của Thụy Điển ko có tham vọng đế quốc), chứ trong nhiều trường hợp khác, có những nước nhỏ cứ cặm cụi làm ăn mà vẫn bị nước lớn dòm ngó thì thật khó mà hòa bình được vậy. Mà nếu đúng vậy, thì quả thật có 1 điều thú vị đó là, mặc dù di sản của chủ nghĩa đế quốc Nga đến nay vẫn còn rất rõ (tạo nên 1 quốc gia có lãnh thổ rộng nhất thế giới), nhưng thực ra người Nga lại chưa từng muốn làm bá chủ thế giới bao giờ.

Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 12:58, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Nếu như thuýêt này là đúng thì không những rợ Mông Cổ mà cả rợ Thổ cũng góp phần đưa khoa học quân sự tân tiến của thời đại vào châu Âu!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 01:43, ngày 8 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

Katyn

[sửa mã nguồn]

Thành viên Lão Ngoan Đồng có vẻ đang bắt bẻ về chuyện nguồn hàn lâm. Tôi cung cấp cho bạn một số nguồn hàn lâm cũng có nội dung tương tự đây

https://books.google.com.vn/books?id=QaDVCQAAQBAJ&pg=PA67&dq=Katyn+furr&hl=vi&sa=X&ved=0ahUKEwi_uevs7ODTAhUIbbwKHUuuCJQQ6AEILDAB#v=onepage&q=Katyn%20furr&f=false - Chapter 5, mục Goebbel tells a lie, dịch cả đoạn có nhiều nội dung tương tự

http://libraries.ucsd.edu/speccoll/DigitalArchives/d804_r9-t78-1944/d804_r9-t78-1944.pdf - bài này cung cấp rất nhiều thông tin khác

Báo chí: http://russia-insider.com/en/us-historian-stalin-not-guilty-major-war-crime-blamed-him-katyn/ri6305 http://www.revolutionarydemocracy.org/rdv16n2/katyn.htm


Tôi không rảnh mà bắt bẻ, cái gì đúng tôi sẽ ra sức bảo vệ nó.
Như cái nguồn Google Books, nó là list một loạt nguồn chú thích của một cuốn sách, có ý nghĩa gì với bài này?
Cái nguồn ucsd.edu là một dạng báo cáo của một ủy ban gì đó, là nguồn sơ cấp KHÔNG phải nguồn hàn lâm (vốn dĩ là nguồn thứ cấp)
Tôi tuyệt đối không chấp nhận nguồn báo chí trong một bài quan trọng như thế này. Chưa kể chính bài báo gọi Furr là nhà sử học hả? Không đời nào.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:37, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời
Thực sự tôi không ưa cái kiểu 2 người nói chuyện riêng thì tự dưng người thứ 3 nhảy vào chen ngang tẹo nào, vì đây là nhà bạn khov nên nếu bạn cũng thấy khó chịu thì xóa hết mấy đoạn của ngoan dong ở trên đi nhéUtanov66 (thảo luận) 18:51, ngày 8 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn nên giữ bình tĩnh, nếu bị khóa thì ai cùng tôi tiếp tục viết bài này đâyUtanov66 (thảo luận) 08:50, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Tôi nói thật với Utanov là nhiều đoạn bạn viết tôi không đồng ý, ví dụ có đoạn bạn tự suy diễn mà thật ra không hề có trong tài liệu gốc. Và bạn đừng lấy từ những nguồn tự xuất bản như có người đã chỉ ra. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:08, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Bạn bị cấm 1 tuần vì vi phạm Wikipedia:Thái độ văn minh

[sửa mã nguồn]
  • Bạn lưu ý, đây là lần thứ 3 bạn bị cấm nên mức thời gian bạn bị cấm sẽ tăng dần.
Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì sửa đổi gây hại. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 11:28, ngày 9 tháng 5 năm 2017 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài

[sửa mã nguồn]

Hello, bạn vẫn khỏe chứ. Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết xoá bài. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

https://vi.wikipedia.org/wiki/Dân_chủ

Có bài này thì các thành phần rận chủ khỏi tán nhảm về nền dân chủ nữa Khov nhỉ !Typue (thảo luận) 03:48, ngày 2 tháng 8 năm 2017 (UTC)Trả lời

Trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

Biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên trong bài Võ Tắc Thiên

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, mời bạn tham gia biểu quyết về tên Vũ Tắc Thiên ở [3], có nên ở trong bài hay không.  A l p h a m a  Talk 08:56, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toan-van-quy-dinh-102-xu-ly-ky-luat-dang-vien-vi-pham-415271.html

Càng ngày càng sắt máu !:DRondano (thảo luận) 17:29, ngày 8 tháng 12 năm 2017 (UTC)Trả lời

Happy Lunar New Year!

[sửa mã nguồn]
Happy Lunar New Year!

Năm mới chúc Khov và gia đình dồi dào sức khoẻ và hạnh phúc nhá! :D
Năm ngoái lu bu sao mà quên luôn lên chúc tết bà con trên wiki nên năm nay chúc tết "bù"! :P
Thỉnh thoảng muốn đổi gió qua anime&manga thì hãy tạt qua bài này phụ mình nhé, mình đang dự định up 2 bài lên GA là nó với D.Gray-man. Thân! Phương (thảo luận) 18:09, ngày 15 tháng 2 năm 2018 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các hoạt động tháng 05/2018

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn vẫn khỏe chứ? Trân trọng mời bạn tham gia các hoạt động:

  1. Wikipedia:Thảo luận/Thành lập User Group
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Hugopako

Chúng tôi rất mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn. Xin cảm ơn!

Alphama (thảo luận · đóng góp)

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_c%E1%BB%99ng_s%E1%BA%A3n#Ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a_Stalin

Tôi không hâm mộ Stalin như Khov nhưng tôi hiểu Stalin còn hơn Khov. :D Những thành phần chống Cộng có gốc gác cộng sản mới nguy hiểm Khov nhỉ vì ruột gan cộng sản thế nào nó biết hết. :D Hisonan (thảo luận) 15:16, ngày 5 tháng 6 năm 2018 (UTC)Trả lời

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên. Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Dùng tên Hán Việt cho các dân tộc phi Hán, phi Việt

[sửa mã nguồn]

Có lẽ anh không hiểu tại sao người Trung Quốc phải phiên âm tên nước ngoài thành tên Hán. Đó là vì chữ viết Trung Quốc là những ký tự có sẵn, nên họ phải sử dụng những ký tự đồng âm có sẵn đó để phiên âm tiếng nước ngoài. Để ký âm từ Nurhaci (tên tiếng Jurchen), họ phải sử dụng bốn chữ 努尔哈赤, phát âm là Nu Er Ha Ji để viết ra tên có âm từa tựa. Việt Nam ta trước kia chỉ có chữ Hán, chữ Nôm nên bắt chước Trung Quốc phiên âm. Còn chữ viết Việt Nam hiện nay dựa trên bảng chữ cái La Tinh rồi, có thể dùng bảng chữ cái để viết từ Nurhaci, có thể đọc được nó thì không có lý do gì để sử dụng phiên âm theo Hán Việt cả, trừ phi tên người đó là tên chung Hán Việt như tên người Trung Quốc, người Đài Loan, người Hàn... vân vân. Mặc dù chữ Việt không có từ Trump, không ai viết Donald Trump thành Đường Nạp Xuyên Phổ cả.

Bá Đa Lộc là một chuyện khác, thứ nhất Bá Đa Lộc là nhân vật trong lịch sử Việt Nam, cái tên Bá Đa Lộc đã xuất hiện từ khi ông ta còn sống và được đặt theo âm Nôm, hay đó chính là tên Việt Nam của ông ta. Nếu phiên âm theo âm Hán phải là Bì Ni Ách 皮尼厄. Đấy là cách phiên âm hiện một số trang Wiki tiếng Việt về các nhân vật Tạng, Mông Cổ, Thổ... đang sử dụng. Sgnpkd (thảo luận) 12:12, ngày 21 tháng 1 năm 2019 (UTC)Trả lời

Mao Trạch Đông

[sửa mã nguồn]

Qua nhiều lần nc mình thấy Khov có nhiều suy nghĩ thú vị và không rập khuôn về các đề tài quốc tế. Vậy Khov có thể chia sẻ cho mình quan điểm của Khov về công và tội của Mao đối với đất nước TQ hiện đại không? Mình cám ơn.Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 11:02, ngày 24 tháng 4 năm 2019 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết các thành viên quản trị Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Ý kiến của bạn rất quan trọng với sự phát triển bền vững của dự án Wikipedia tiếng Việt. Xin cảm ơn! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia các biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, bạn khỏe không? Hiện nay có 2 biểu quyết ở Wikipedia. Trong đó biểu quyết Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi Quy chế biểu quyết có tính quan trọng, ảnh hưởng đến cách hoạt động của dự án, mong bạn bớt chút thời gian để tham gia và nêu quan điểm của bạn.

Tôi mong muốn lắng nghe ý kiến và quan điểm của bạn về các biểu quyết trên. Chúc bạn sức khỏe và nhiều niềm vui khi tham gia đóng góp tại Wikipedia. AlphamaBot2 (thảo luận) 23:24, ngày 16 tháng 6 năm 2020 (UTC)Trả lời

Quá lâu không gặp

[sửa mã nguồn]

Chào Khov, vẫn khỏe chứ? Lâu lâu trở lại WP thấy bao nhiêu "anh hào cũ" vẫn gần như đủ mặt, chỉ thiếu giọng hùng hồn của bạn nên cứ thấy trống vắng thế nào ấy. Có quay lại thì báo mình 1 tiếng nhé, Kayani nhớ Khov lắm đấy. :) ~ Violet (talk) ~ 17:09, ngày 17 tháng 7 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết nhân sự

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, Wikipedia Tiếng Việt hiện nay đã có hơn 1.2 triệu bài vì vậy cần thiết phải có đội ngũ nhân sự mới để quản lý nội dung cũng như đánh giá lại năng lực các BQV cũ. Mời bạn tham gia các biểu quyết tại:

Trân trọng! Alphama (thảo luận · đóng góp)

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên ở:

Một số lưu ý:

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt.Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 22:07, ngày 3 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia Wikipedia:Biểu quyết

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời bạn tham gia một số biểu quyết:

Một số lưu ý:

  • Bạn tham khảo quy định Wikipedia:Biểu quyết để xem cách thức bầu và xem bạn đã hợp lệ bầu cử bỏ phiếu hay chưa. Nếu chưa, bạn được hoan nghênh nêu ý kiến ở phần Ý kiến.
  • Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời.

Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 05:44, ngày 13 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia một số biểu quyết ở Wikipedia tiếng Việt

[sửa mã nguồn]
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Năm 2020, nhân dịp mọi người có thời gian rảnh rỗi hơn vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Vì vậy, xin phép mời bạn tham gia một số biểu quyết. Dẫu biết rằng có thể bạn không thích tham gia biểu quyết, tuy nhiên hiện nay dự án chúng ta có nhiều biến chuyển, tôi hi vọng lắng nghe được ý kiến của bạn để giúp dự án ngày càng phát triển hơn. Một số biểu quyết bạn có thể tham gia:

  1. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Buiquangtu
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
  3. Wikipedia:Biểu quyết/Phương án đối với quản trị viên có hai ba sửa đổi mỗi năm
  4. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Nothing I Can't

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 00:55, ngày 24 tháng 9 năm 2020 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 10/2020

[sửa mã nguồn]
Mốc 1.25 triệu bài của Wikipdia tiếng Việt

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 10/2020:

  1. Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm bảo quản viên
  2. Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên
  3. Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên
  4. Wikipedia:Biểu quyết (đang diễn ra)

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 20:45, ngày 13 tháng 10 năm 2020 (UTC)Trả lời

Wikipedia:Bình duyệt/Nhà Minh

[sửa mã nguồn]

—  Băng Tỏa  00:49, ngày 18 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia biểu quyết tháng 1 năm 2021

[sửa mã nguồn]

Chào bạn mời bạn tham gia một số biểu quyết tháng 1 năm 2021:

  1. Wikipedia:Biểu quyết/Tiêu chí áp dụng cho công cụ Content Translation 2
  2. Wikipedia:Biểu quyết/Viết hoa hay không viết hoa chữ Nhà khi gọi tên triều đại

Nếu bạn không muốn nhận thư mời này, xin xóa tên ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Mọi ý kiến của bạn đều được chào mừng và là 1 nội dung quý giá để phát triển dự án Wikipedia Tiếng Việt. Trân trọng!

Liên hệ nếu có thắc mắc: Alphama (thảo luận · đóng góp), Bot thay mặt: AlphamaBot (thảo luận) 09:34, ngày 19 tháng 1 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cố vấn

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn có hứng thú, mời bạn đăng ký trở thành cố vấn cho các thành viên mới của Wikipedia tại Wikipedia:Dự án Phát triển cộng đồng/Danh sách thành viên cố vấn. AlphamaBot (thảo luận) 16:32, ngày 13 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 11:41, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận tìm đồng thuận

[sửa mã nguồn]

Chào bạn, trân trọng mời tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 08:59, ngày 15 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thư mời tham gia các biểu quyết, thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:01, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tháng 07/2021: Thư mời tham gia các biểu quyết/thảo luận

[sửa mã nguồn]

Xin chào, mời bạn tham gia các biểu quyết/thảo luận sau:

Ý kiến của bạn hết sức quan trọng cho việc phát triển dự án Wikipedia tiếng Việt. Chúng tôi rất mong muốn bạn tham gia và cho ý kiến của mình ở các thảo luận/biểu quyết này.

Nếu bạn không muốn nhận thư mời, bạn có thể gỡ tên mình ở Thành viên:Alphama/Danh sách thư mời. Cảm ơn bạn! Bot thay mặt Alphama. AlphamaBot (thảo luận) 10:03, ngày 15 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Chủ nghĩa cấp tiến Kitô

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Chủ nghĩa cấp tiến Kitô với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Chủ nghĩa cấp tiến Kitô cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. MessiM10 16:40, ngày 4 tháng 8 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tập tin:Inuyashafulldemon.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Inuyashafulldemon.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 09:15, ngày 13 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:InuYashahuman.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:InuYashahuman.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 09:15, ngày 13 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Ngọc Tứ Hồn.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Ngọc Tứ Hồn.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 23:29, ngày 15 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Shippo.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Shippo.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 10:42, ngày 17 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Tōkijin

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Tōkijin với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tōkijin cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Feliĉan Novjaron! (thảo luận) 05:41, ngày 24 tháng 1 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Miroku (InuYasha)

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Miroku (InuYasha) với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Miroku (InuYasha) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Nghiện Wiki là dở rồi (thảo luận) 08:07, ngày 5 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Koga (Inu Yasha)

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Koga (Inu Yasha) với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Koga (Inu Yasha) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Nghiện Wiki là dở rồi (thảo luận) 11:41, ngày 5 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Kirara

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Kirara với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kirara cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Nghiện Wiki là dở rồi (thảo luận) 11:42, ngày 5 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Myōga (Inu Yasha)

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Myōga (Inu Yasha) với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Myōga (Inu Yasha) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Boros (thảo luận) 04:04, ngày 6 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Hình Sesshomarumanga.gif không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Hình Sesshomarumanga.gif. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 19:09, ngày 11 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Soryuha.png không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Soryuha.png. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 04:36, ngày 12 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Tokijin Soryuha.png không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Tokijin Soryuha.png. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 06:44, ngày 12 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Vũ khí tokijin.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Vũ khí tokijin.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 08:05, ngày 12 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa nhanh Kirara

[sửa mã nguồn]

Một bản mẫu đề nghị xóa nhanh đã được thêm vào Kirara, tác dụng của nó là yêu cầu trang này được xóa nhanh khỏi Wikipedia với lý do như sau:

Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kirara

Theo tiêu chí chung của quy định xóa nhanh, các bài viết không đáp ứng yêu cầu cơ bản của Wikipedia có thể bị xóa bất cứ lúc nào.

Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Nếu trang bị xóa và bạn muốn truy xuất nội dung đã xóa để tham khảo hoặc cải tiến trong tương lai, vui lòng liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể đặt một yêu cầu tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Kim Khánh Hoàng (thảo luận) 11:06, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kirara.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kirara.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:16, ngày 13 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kazaana.JPG không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kazaana.JPG. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 15:12, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kirarasmall.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kirarasmall.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 15:33, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Koga.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Koga.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 15:37, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:SangoMiroku.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:SangoMiroku.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 21:50, ngày 15 tháng 2 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Kagura (Inu Yasha)

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Kagura (Inu Yasha) với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kagura (Inu Yasha) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am I (thảo luận) 11:49, ngày 28 tháng 3 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Kohaku

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Kohaku với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kohaku cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am I (thảo luận) 03:09, ngày 3 tháng 4 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kagura Anime.JPG không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kagura Anime.JPG. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn. Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:20, ngày 8 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Tessaiga

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Tessaiga với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tessaiga cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Nguyenhai314 (thảo luận) 03:06, ngày 26 tháng 6 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa So'unga

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết So'unga với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/So'unga cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am ITalk! 00:43, ngày 1 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Sesshōmaru

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Sesshōmaru với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Sesshōmaru cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am ITalk! 00:44, ngày 1 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Tōtōsai

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Tōtōsai với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Tōtōsai cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am ITalk! 00:45, ngày 1 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Kohaku

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Kohaku với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Kohaku (lần 2) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am ITalk! 00:45, ngày 1 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Shippō

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Shippō với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Shippō cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. I am ITalk! 00:47, ngày 1 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kpb-symbol.png không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kpb-symbol.png. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 04:53, ngày 10 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Myoga (Inu Yasha).jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Myoga (Inu Yasha).jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 08:27, ngày 10 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề xuất xóa bài Sango (InuYasha)

[sửa mã nguồn]

Bài viết Sango (InuYasha) đã được đề xuất xóa vì những lý do sau đây:

Nhân vật trong Inu Yasha.

Mặc dù tất cả các đóng góp xây dựng cho Wikipedia được đánh giá cao, nội dung hoặc bài viết có thể bị xóa vì bất kỳ một vài lý do.

Bạn có thể ngăn chặn đề xuất xóa bằng cách xóa bỏ thông báo {{proposed deletion/dated}}, nhưng xin vui lòng giải thích lý do trong tóm lược sửa đổi của bạn hoặc trên trang thảo luận của bài viết.

Xin vui lòng xem xét cải thiện bài viết để giải quyết các vấn đề được nêu ra. Dời {{proposed deletion/dated}} sẽ dừng quy trình đề xuất xóa, nhưng các quy trình xóa khác tồn tại. Đặc biệt, quy trình xóa nhanh có thể dẫn đến việc xóa mà không cần thảo luận, và biểu quyết xóa bài cho phép thảo luận để đạt được sự đồng thuận về việc xóa. Là tôi Cần cố gắng hơn 03:04, ngày 12 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Sango (InuYasha)

[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Sango (InuYasha) với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Sango (InuYasha) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Là tôi Cần cố gắng hơn 03:05, ngày 12 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Totosai.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Totosai.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 14:05, ngày 13 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Kohakuprofile.PNG không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Kohakuprofile.PNG. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 03:32, ngày 14 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Nguclongpha.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Nguclongpha.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 03:44, ngày 18 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:So'unga.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:So'unga.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 07:44, ngày 18 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Soungasess.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Soungasess.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 07:52, ngày 18 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Tập tin:Tanphanlp.jpg không tự do nhưng không được dùng đến

[sửa mã nguồn]
⚠

Cảm ơn bạn đã tải lên Tập tin:Tanphanlp.jpg. Theo như trang mô tả tập tin thì đây là một tập tin không tự do và do đó cần phải tuân thủ tất cả các tiêu chí để sử dụng hợp lý. Một trong các tiêu chí đó là tập tin phải hiện diện trong ít nhất một bài viết, nhưng tập tin này lại đang không nằm trong bài viết nào. Nếu nó từng hiện diện trong một bài viết nào đó, bạn có thể đến đó và xem tại sao nó lại bị gỡ ra. Bạn có thể đưa nó lại vào bài nếu bạn cho rằng tập tin vẫn còn hữu ích. Tuy nhiên, nếu tập tin này có thể được thay bằng một tập tin tự do, thì ta phải ưu tiên dùng tập tin tự do đó hơn một tập tin có bản quyền (xem quy định của Wikipedia về nội dung không tự do).

Sau bảy ngày mà vẫn không được dùng trong bất kỳ bài viết nào thì tập tin này sẽ bị xóa dựa trên tiêu chí xóa nhanh của Wikipedia. Mong bạn lưu ý giúp. Cảm ơn bạn.SongVĩ.Bot (thảo luận) 08:34, ngày 18 tháng 7 năm 2022 (UTC)Trả lời

Takahashi Rumiko

[sửa mã nguồn]

Bài viết đang bị đem ra biểu quyết rút sao. Nếu anh có hoạt động thì có thể ý kiến để sửa chữa hoặc nâng cấp bài nhé. – Là tôi Cần cố gắng hơn 14:54, ngày 19 tháng 10 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa nhanh Thể loại:Các bảo bối trong Inu Yasha

[sửa mã nguồn]

Một thẻ đã được đặt trên Thể loại:Các bảo bối trong Inu Yasha yêu cầu xóa nhanh khỏi Wikipedia. Điều này đã được thực hiện theo tiêu chí xóa nhanh TL1, bởi vì thể loại này đã trống và không phải là một thể loại định hướng, một thể loại đổi hướng, một thể loại chủ đề nổi bật, dưới thảo luận tại Thể loại thảo luận hoặc một thể loại dự án đó theo bản chất của nó có thể trở nên trống rỗng đôi khi.

Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia.  孝儀純皇后 討論 00:56, ngày 4 tháng 2 năm 2024 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa nhanh Các nhân vật trong Hisutorie

[sửa mã nguồn]

Nếu đây là bài viết đầu tiên bạn tạo, bạn có thể muốn đọc hướng dẫn viết bài viết đầu tiên của bạn.

Bạn có thể muốn xem xét việc sử dụng Thuật sĩ bài viết nhầm giúp bạn tạo các bài viết.

Một bản mẫu đề nghị xóa nhanh đã được thêm vào Các nhân vật trong Hisutorie, tác dụng của nó là yêu cầu trang này được xóa nhanh khỏi Wikipedia. Điều này được thực hiện dựa trên tiêu chí BV4, bởi vì trang này rõ ràng chưa đủ độ nổi bật.

Nếu bạn nghĩ trang này không nên bị xóa vì lý do này, bạn có thể phản đối xóa nhanh bằng cách truy cập trang này và nhấp vào nút có dòng chữ "Phản đối yêu cầu xóa nhanh". Điều này sẽ cho bạn cơ hội để giải thích tại sao bạn tin rằng trang không nên bị xóa. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng một khi một trang được gắn thẻ để xóa nhanh, nó có thể bị xóa ngay lập tức. Vui lòng không tự mình xóa thẻ xóa nhanh khỏi trang, nhưng đừng ngần ngại thêm bổ sung thêm thông tin nhằm phù hợp với quy định và hướng dẫn của Wikipedia. Nếu trang bị xóa và bạn muốn truy xuất nội dung đã xóa để tham khảo hoặc cải tiến trong tương lai, vui lòng liên hệ với bảo quản viên hoặc điều phối viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể đặt một yêu cầu tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. CHÓ VÀNG HÀI HƯỚC🗿 14:05, ngày 2 tháng 3 năm 2024 (UTC)Trả lời