Chính sách thị thực của Nepal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nepal cho phép hầu hết mọi quốc gia xin thị thực tại cửa khẩu.

Vào tháng 1 năm 2014 Nepal giới thiệu hệ thống thị thực trực tuyến.[1][2]

Tất cả du khách được cho phép ở lại tối đa 150 ngày.[3]

Bản đồ chính sách thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách thị thực của Nepal
  Nepal
  Đi lại tự do
  Thị thực tại cửa khẩu miễn phí
  Thị thực tại cửa khẩu miễn phí với khách du lịch
  Thị thực tại cửa khẩu phải trả phí
  Phải xin thị thực từ trước

Di chuyển tự do[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của  Ấn Độ không cần thị thực để đến Nepal, và có thể định cư vĩnh viễn như công dân Nepal mà không có giới hạn nào.

Công dân ấn độ có thể sử dụng bất cứ giấy tờ được cho phép nào dưới đây để vào Nepal:[4]

  • Hộ chiếu Ấn Độ
  • Bằng lái xe Ấn Độ với ảnh
  • Chứng minh thư cấp bởi cơ quan chính phủ Ấn Độ
  • Thẻ phân phối với ảnh
  • Thẻ bầu cử với ảnh
  • Chứng nhận đăng ký bởi đại sứ quán Ấn Độ cấp cho công dân Ấn Độ định cư tại Nepal
  • Chứng minh thư tạm thời cấp bởi Đại sứ quán Ấn Độ cho công dân Ấn Độ trong trường hợp khẩn cấp
  • Bất cứ giấy tờ này với ảnh và có bằng chứng nhân thân cấp bởi quan tòa hoặc cơ quan nào bên trên.

Thị thực tại cửa khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Với trường hợp ngoại trừ công dân các quốc gia đề cập ở phần dưới và người có giấy tờ du hành tị nạn, bất cứ công dân nước ngoài nào đều có thể xin thị thực tại cửa khẩu. Thị thực nhập cảnh nhiều lần có thể được cấp cho các khoảng thời gian ở lại 15, 30 hoặc 90 ngày. Người có hộ chiếu tạm thời không thích hợp trừ khi họ có hộ chiếu tạm thời cấp bởi một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu.[3]

Yêu cầu thị thực từ trước[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của các quốc gia sau cần xin thị thực trước khi đến Nepal:[4]

Bãi bỏ phí thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của các quốc gia thành viên SAARC có thể nhận được thị thực du lịch miễn phí cho khoảng thời gian 30 ngày không mất phí:[5]

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, người sở hữu hộ chiếu cấp bởi các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sau được bãi bỏ phí thị thực nếu họ là du khách:[6][7]

Hộ chiếu không phổ thông[sửa | sửa mã nguồn]

Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của các quốc gia sau không cần thị thực.[3]

Thống kê[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết du khách đến Nepal với mục đích du lịch đều đến từ các quốc gia sau (bao gồm Ấn Độ India):[8]

Quốc gia 2016 2015
 Trung Quốc 66.984 123.805
 Sri Lanka 44.367 37.546
 Hoa Kỳ 42.687 49.830
 Thái Lan 30.953 33.422
 Vương quốc Anh 29.730 36.759
 Úc 18.619 24.516
 Hàn Quốc 18.112 23.205
 Nhật Bản 17.613 25.829
 Pháp 16.405 24.097
 Đức 16.405 18.028
Tổng 538.970 790.118

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Foreigners can apply for Nepali visa with Online Application System
  2. ^ [1]
  3. ^ a b c “Thông tin thị thực và sức khỏe”. Timatic. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thông qua Gulf Air. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  4. ^ a b “Important Information to Visitors”. Department of Immigration, Ministry of Home Affairs, Government of Nepal. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ “Provisional Visa Arrangements And Fee”. Department of Immigration, Ministry of Home Affairs, Government of Nepal. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2016.
  6. ^ 西藏商报. “昨起 中国赴尼游客出签免费”. 搜狐新闻.
  7. ^ “Nepal waives visa fees for Chinese tourists”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]