Chính sách thị thực của Ấn Độ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dấu nhập cảnh
Dấu xuất cảnh
Dấu hộ chiếu nhập và xuất cảnh được cấp cho một công dân Đức ở sân bay Delhi

Du  khách đến Ấn Độ phải xin thị thực từ một trong những phái vụ ngoại giao Ấn Độ trừ khi họ đến từ một trong những quốc gia được miễn thị thực hoặc có thể xin thị thực qua mạng.[1]

Bản đồ chính sách thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách thị thực của Ấn Độ
  Ấn Độ
  Đi lại tự do
  Miễn thị thực
  Thị thực điện tử
  Thị thực tại cửa khẩu
  Cần xin thị thực
  Cần chính phủ cho phép từ trước

Miễn thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của các nước sau không cần thị thực để đến Ấn Độ (trừ khi đi từ Trung Quốc đại lục), mà họ có thể ở lại không giới hạn (trừ khi có chú thích):[1]

Công dân nước ngoài sở hữu chứng nhận công dân hải ngoại Ấn Độ cũng được miễn thị thực. Công dân của Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc đại lục, Nepal, Pakistan, hoặc Sri Lanka thường không có quyền công dân Ấn Độ hải ngoại.

Thị thực tại cửa khẩu[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của  Nhật Bản có thể xin thị thực tại cửa khẩu ở Bengaluru, Chennai, Delhi, Hyderabad, Kolkata hoặc Mumbai từ ngày 1 tháng 3 năm 2016. Thị thực được cấp cho công tác, du lịch, y tế và hội họp, có hiệu lực 30 ngày.[2] Phí là 2.000 Rs. Thị thực tại cửa khẩu chỉ có thể được thực hiện không quá 2 lần một năm.[3]

Thị thực du lịch điện tử[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 27 tháng 11 năm 2014, sự cấp phép chuyến đi điên tử (ETA) đi vào hoạt động đối với công dân của 40 quốc gia, bao gồm những quốc gia có thể làm thị thực tại cửa khẩu. Danh sách này sau đó được mở rộng thành 113 quốc gia trong tháng 8 năm 2015 (xem dnah sách bên dưới).[4] ETA được cấp cho du lịch, thăm bạn bè và gia đình, điều trị y tế ngắn hạn và công tác. Hệ thống nào sau đó được đổi tên thành thị thực du lịch điện tử (eTV) vào ngày 15 tháng 4 năm 2015.[5]

Việc xin thị thực du lịch điện tử phải được thực hiện ít nhất 4 ngày trước ngày đến nơi. Thị thực này có hiệu lực cho một lần nhập cảnh với số ngày ở lại tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, và có thể được xin 2 lần 1 năm. Quãng thời gian ở lại không thể được gia hạn. Phí thị thực du lịch điện tử được chia thành bốn loại: miễn phí, 25 đô la Mỹ, 48 đô la Mỹ và 60 đô la Mỹ, tuỳ thuộc vào quốc gia (dựa trên chính sách qua lại), cộng với phí ngân hàng là 2,5% của phí thị thực.[6]

Thị thực du lịch điện tử cho phép đến tại 16 sân bay sau:[7]

Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau có hộ chiếu phổ thông có thể xin thị thực du lịch điện tử (trừ khi công dân đó có nguồn gốc Pakistan):[8][9][10]

Chú thích: Từ ngày 3 tháng 11 năm 2015, phí thị thực cho công dân của

  • quốc gia với số "1" là 60 đô la Mỹ
  • quốc gia với số "2" là 25 đô la Mỹ
  • quốc gia với số "3" là miễn phí
  • quốc gia không có số là 48 đô la Mỹ

Thống kê du khách[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết du khách đến Ấn Độ đều đến từ các quốc gia sau:[11]

Quốc gia 2016 2015 2014 2013
 Bangladesh Tăng 1.380.409 Tăng 1.133.879 Tăng 942.562 Tăng 524.923
 Hoa Kỳ Tăng 1,296,939 Tăng 1.213.624 Tăng 1.118.983 Tăng 1.085.309
 Anh Quốc Tăng 941.883 Tăng 867.601 Tăng 838.860 Tăng 809.444
 Canada Tăng 317.239 Tăng 281.306 Tăng 268.485 Giảm 255.222
 Malaysia Tăng 301.961 Tăng 272.941 Giảm 262.026 Tăng 242.649
 Sri Lanka Giảm 297.418 Giảm 299.513 Tăng 301.601 Giảm 262.345
 Úc Tăng 293.625 Tăng 263.101 Tăng 239.762 Tăng 218.967
 Đức Tăng 265.928 Tăng 248.314 Giảm 239.106 Giảm 252.003
 Trung Quốc Tăng 251.313 Tăng 206.322 Tăng 181.020 Tăng 174.712
 Pháp Tăng 238.707 Giảm 230.854 Giảm 246.101 Tăng 248.379
 Nga Tăng 227.749 Giảm 172.419 Tăng 269.832 Tăng 259.120
 Nhật Bản Tăng 208.847 Giảm 207.415 Giảm 219.106 Tăng 220.283
Tổng Tăng 8.804.411 Tăng 8.027.133 Tăng 7.679.099 Tăng 6.967.601

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Visa Information - India”. Timatic. IATA. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2016.
  2. ^ “Visa-on-arrival for Japanese citizens from tomorrow”. The Times of India. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ “Visa-on-arrival for Japanese citizens” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ E-visa notification
  5. ^ Government Changes Name of Visa on Arrival Scheme to E-Tourist Visa
  6. ^ “Country/Territory Wise e-Tourist Visa Fee” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  7. ^ Instructions for e-Tourist Visa
  8. ^ Ministry of Home Affairs, Government of India. “e-TOURIST VISA (eTV)”. India: National Informatics Centre. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2016.
  9. ^ “Press Note - Extension of e-Tourist Visa scheme to 36 more countries and 7 more airports from ngày 15 tháng 8 năm 2015” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2017.
  10. ^ E-tourist visa extended to 37 more nations
  11. ^ [1]