Chính sách thị thực của Ireland

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Chính sách thị thực Ireland)
Dấu nhập cảnh Ireland

Chính sách thị thực của Ireland được đưa ra bởi Chính phủ Ireland và quyết định về những yêu cầu để xin thị thực với người nước ngoài. Nếu một người không phải công dân Liên minh Châu Âu, Khối Kinh tế Châu Âu, hoặc Thụy Sĩ muốn nhập cảnh Ireland, họ phải là công dân của quốc gia được miễn thị thực hoặc có thị thực Ireland có hiệu lực được cấp bởi một trong những phái bộ ngoại giao của Cộng hòa Ireland trên thế giới.

Chính sách thị thực của Ireland giống với chính sách thị thực Khối Schenhen. Nó miễn thị thực với tất cả các quốc gia trong Phụ lục II của khối Annex II, ngoại trừ Albania, Bosna và Hercegovina, Colombia, Gruzia, Macedonia, Quần đảo Marshall, Mauritius, Micronesia, Moldova, Montenegro, Palau, Peru, Serbia, Đông Timor, UkrainaVenezuela. Ireland cũng miễn thị thực thêm với một số quốc gia – Belize, Bolivia, Botswana, Fiji, Guyana, Lesotho, Maldives, Nauru, Nam PhiSwaziland.

Bản đồ chính sách thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách thị thực của Ireland
  Cộng hòa Ireland
  Đi lại tự do (công dân EU/EEA/CH)
  Miễn thị thực 90 ngày
  Cần xin thị thực, miễn thị thực quá cảnh
  Cần xin thị thực cả nhập cảnh và quá cảnh

Miễn thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ sau có thể nhập cảnh Ireland không cần thị thực:[1][2]

Theo luật
Miễn thị thực

Chương trình bãi bỏ thị thực ở lại ngắn hạn

Chương trình bão bỏ thị thực ở lại ngắn hạn được đưa ra vào tháng 7 năm 2011 và cho phép công dân của 18 quốc gia dưới đây đến Ireland nếu họ sở hữu thị thực 'C' của Anh Quốc (thị thực ngắn hạn). Chương trình này không áp dụng với những người là "Du khách quá cảnh" và "Du khách muốn nhập cảnh với mục đích kết hôn hoặc kết hợp dân sự". Chương trình bãi bỏ thị thực chỉ áp dụng với những người đã kiểm tra nhập cảnh tại Anh Quốc và có quyền được phép quay lại Anh trong vòng lên đến 180 ngày. Người được áp dụng có thể vào Ireland không cần thị thực tối đa 90 ngày và hoặc tối đa là thời gian thị thực hết hạn, trường hợp nào ngắn hơn sẽ được áp dụng. Họ có thể đến Ireland từ một quốc gia khác không phải Anh Quốc miễn là thị thực và quyền quay lại Anh Quốc vẫn chưa hết hạn.[6] Chính sách này cũng áp dụng với công dân Kuwait, Oman, Qatar và UAE đã nhập cảnh Anh Quốc với Giấy miễn thị thực điện tử Miễn là họ phải đến Ireland trực tiếp từ Anh. Chính sách này ban đầu được thiết lập để áp dụng tới ngày 31 tháng 10 năm 2012 nhưng được gia hạn lại tới ngày 31 tháng 10 năm 2016. Nó được gia hạn thêm 1 lần tới ngày 31 tháng 10 năm 2021.[7]

Công dân của 18 quốc gia trên có thị thực Anh Quốc hoặc Schengen dài hạn hoặc giấy phép cư trú vẫn phải xin thị thực Ireland, nhưng sẽ được miễn phí.

Thị thực quá cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Thông thường, một hành khách quá cảnh tại sân bay Ireland để đến một địa điểm tại quốc gia khác và không rời khỏi sân bay khi quá cảnh được miễn thị thực.[8]

Tuy nhiên, công dân của 17 quốc gia sau phải xin thị thực quá cảnh từ trước với phí €25 tại đại sứ quán hoặc lãnh sự Ireland:

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Thông tin thị thực và sức khỏe”. Timatic. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thông qua Gulf Air. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2017.
  2. ^ “Visa requirements for entering Ireland”. Citizens' Information Board. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2011. “Do I need a Visa to come to Ireland?”. Irish Department for Foreign Affairs. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011. Bản mẫu:Cite irish legislation
  3. ^ Persons holding a Hong Kong Special Administrative Region passport. See also British National (Overseas) for persons residing in Hong Kong holding a form of British nationality.
  4. ^ Persons holding a Macau Special Administrative Region passport.
  5. ^ http://www.inis.gov.ie/en/INIS/Pages/Convention%20travel%20documents
  6. ^ “The Irish Short-Stay Visa Waiver Programme” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Visitors to Ireland from 18 countries get further visa waiver
  8. ^ “Transit”. Irish Naturalisation and Immigration Service. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2016.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]