Chính sách thị thực của Qatar

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Du khách đến Qatar cần thị thực trừ khi:

  • họ là công dân của một trong những quốc gia GCC.
  • họ là công dân của một trong các quốc gia được bãi bỏ thị thực.

Thị thực Qatar có thể được xin trực tuyến đối với người cần thị thực, từ trang web chính, hoặc trang web của Qatar Airways mà bay với hãng này.[1]

Tất cả du khách, trừ công dân GCC, phải có hộ chiếu có hiệu lực ít nhất 6 tháng từ ngày nhập cảnh. Công dân GCC được phép sử dụng thẻ căn cước để vào Qatar, tuy nhiên chính phủ Bahrain, Ả Rập SaudiCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã cấm công dân của họ đến Qatar.[2][3]

Bản đồ chính sách thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sách thị thực Qatar
  Qatar
  Đi lại tự do
  Giấy miễn thị thực tại cửa khẩu (90 ngày)
  Giấy miễn thị thực tại cửa khẩu (30 ngày)
  Thị thực điện tử
  Cần thị thực

Đi lại tự do[sửa | sửa mã nguồn]

Công dân các quốc gia Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh được hưởng chính sách đi lại tự do tại Qatar và không cần thị thực để vào Qatar trong bất cứ trường hợp nào:[4]

Miễn thị thực[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 9 tháng 8 năm 2017, chính phủ Qatar thông báo sẽ miễn thị thực cho 80 quốc gia, có hiệu lực ngay lập tức. Công dân của các quốc gia này sẽ không phải xin thị thực; thay và đó có một giấy miễn thị thực nhập cảnh nhiều lần được cấp miễn phí tại điểm nhập cảnh, phải có mặt với hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu tháng và vé máy bay chuyến tiếp theo. Giấy miễn thị thực có thể xin tại sân bay quốc tế Hamad.[4][5]

Công dân của 35 quốc gia dưới đây có thể xin giấy miễn thị thực tại cửa khẩu có hiệu lực 180 ngày kể từ ngày cấp và có thể ở Qatar lên đến 90 ngày bất kể nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.[4]

Công dân của 46 quốc gia dưới đây có thể được miễn xin giấy miễn thị thực tại cửa khẩu có hiệu lực 30 ngày kể từ ngày cấp và cho phép và người sở hữu nó được ở lại Qatar 30 ngày, bất kể nhập cảnh nhiều lần hay một lần.

Giấy miễn thị thực này có thể gia hạn thêm 30 ngày nữa.[4]

Thị thực trực tuyến[sửa | sửa mã nguồn]

Qatar giới thiệu hệ thống thị thực trực tuyến ngày 23 tháng 6 năm 2017. Người nước ngoài đến từ bất cứ quốc gia nào muốn đến Qatar đều có thể xin thị thực trực tuyến (trừ công dân Ai Cập và Israel).[6] Thị thực được cấp trong vòng 4 ngày làm việc nếu tất cả giấy tờ được nộp và có hiệu lực để ở lại Qatar lên đến 30 ngày.[7]

Thống kê du khách[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết du khách đến Qatar đều đến từ các quốc gia sau:[8][9]

Quốc gia 2016 2015
 Ả Rập Saudi 949.145 855.555
 Ấn Độ 340.104 375.910
 Bahrain 135.202 132.913
 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất 134,578 117,575
 Vương quốc Anh 132.301 135.645
 Hoa Kỳ 102.774 93.174
 Oman 98.617 102.332
 Kuwait 93.115 91.843
 Ai Cập 81.283 92.036
 Pakistan 49.012 86.670
Tổng 2.938.096 2.929.630

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Qatar Visa Online”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  2. ^ “مصدر قانوني يرجح سحب جواز من يزور قطر”. Truy cập 28 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “البحرين تهدد مواطنيها بسحب جواز سفر من يزور قطر”. RT Arabic. Truy cập 28 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ a b c d “Visas for Visitors”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ Qatar offers visa-free entry to citizens of 80 countries
  6. ^ “Qatar visas”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  8. ^ “Annual Tourism Performance Report 2015” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  9. ^ “2016 Annual Tourism Performance Report” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]